Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm non tân ước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 30 trang )

Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở
Trường Mầm non Tân Ước
PHỤ LỤC

Lời cảm ơn
Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo cùng các chị em
trong tổ bếp đã quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình mà tôi
nghiên cứu đề tài. Đến nay tôi đã hoàn thành song đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là
lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh.
Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng của xã hôi. Trong đó, trẻ em
nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình; là tế bào; là mầm xanh; là chủ nhân tương
lai của đất nước. Chính vì vậy để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc kết hợp
hài hòa giữa việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục là tất yếu.
Nói đến qúa trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non thì các cô
phải chăm sóc như thế nào để có được một cơ thể tốt, một sức khỏe tốt đó mới
là điều quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo và nhất là các cô
nuôi chúng tôi. Đòi hỏi các cô nuôi phải có trình độ chuyên môn về nuôi dưỡng
và phải có tinh thần yêu nghề mến trẻ, phải luôn luôn tìm tòi học hỏi những kinh
nghiệm về chế biến các món ăn để vận dụng vào công việc chăm sóc trẻ của
mình tại trường.
Để trẻ phát triển tốt về thể chất như đã nêu ở trên thì chúng ta phải cân đối
hài hoà hợp lý giữa các chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn


ngon, giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình, nhằm giúp trẻ tăng cướng


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
sức khoẻ làm cơ sở cho sự phát triển của nhiều hoạt động mà trẻ tham gia ở gia
đình cũng như ở nhà trường một cách tốt nhất, quan trọng hơn là sự phát triển về
nhân cách cho trẻ.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, hiệu phó nuôi dưỡng
cùng các cô nuôi đã thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa để đảm bảo dinh
dưỡng cho trẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hết xuất, song bên cạnh đó tôi vẫn thấy
còn một số trẻ ăn chưa ngon miệng và hết xuất của mình và còn một số trẻ
không ăn thịt, ăn rau.
Điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chế biến món ăn
cho trẻ ở trường mầm non Tân Ước”. Bên cạnh đó tôi có cơ hội tìm tòi học hỏi
nhiều hơn nữa những kinh nghiệm về chế biến món ăn để giúp trẻ có những bữa
ăn ngon miệng. Giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
• Đối tượng và phạm vi: Là các cháu nhà trẻ và mẫu giáo ăn bán trú tại
trường mầm non Tân Ước
• Thời gian thực hiện đề tài:
- Thực hiện tại trường mầm non Tân Ước từ tháng 9 năm 2015 đến hết
tháng 4 năm 2016.
- Tháng 9 năm 2015: Xây dựng đề tài, tìm tại liệu lên nội dung thực
hiện.
- Tháng 10 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016: Tiến hành thực nghiệm.
- Tháng 4 năm 2016: Viết và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ trong trường mầm non. Nuôi dưỡng đảm bảo chát lượng có tác dụng tăng



Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
cường và nảo vệ sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt tạo điều kiện để thực
hiện nội dung giáo dục toàn diện.
Muốn có chất lượng nuôi dưỡng tốt, trước hết là cô nuôi cần phải làm tốt
việc chế biến món ăn cho trẻ, thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, đặc biệt phải
luôn tìm tòi, sáng tạo để nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ.
Như chúng ta cũng đã biết con người là một thực thể sống nhưng sự sống
không thể tồn tại được nếu con người không ăn và uống. Từ đó cho chúng ta
thấy được tầm quan trọng của việc ăn và uống, đây là nhu cầu hàng ngày, một
nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể thiếu được đối với mỗi con người chúng
ta, đặc biệt là trẻ em vì trẻ em lúc này đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Vì
vậy nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tượng đầu tiên chịu
hậu quả của các bệnh về dinh dưỡng như: Suy dinh dưỡng, còi xương, gầy yếu,
sức đề kháng kém, không những vậy mà trẻ vận đọng cũng kém và sự tập trung
chú ý của trẻ cũng kém…
Bên cạnh đó căn bệnh béo phì ở trẻ em có xu hướng gia tăng ở một số đô
thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đang xảy ra ở khu vực nông thôn
chúng ta, đây cũng là mối quan tâm của nhiều gia đình và nhà trường nhất là ở
độ tuổi mẫu giáo và nhà trẻ. Vì trẻ mẫu giáo và nhà trẻ lúc này nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ rất lớn, nếu chúng ta không có khẩu phần dinh dưỡng thích hợp
thì dẫn đến bệnh béo phì ở trẻ. Hiện nay trong thời kỳ của nền kinh tế thị trường
công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta thì các vấn đề nẩy sinh do chế độ
dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn là vấn đề mà chúng ta cần phải
quan tâm và xem xét.
Bên cạnh đó, tình trạng trẻ biếng ăn cũng đang được rất nhiều các bậc
phụ huynh phàn nàn và quan tâm. Vậy chúng ta hãy tự hỏi: “Vì sao trẻ biếng
ăn”? Có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do thức ăn không phù hợp khẩu vị,
không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, hay trẻ bị ép ăn theo một chế độ cứng nhắc

tạo nên tâm lí sợ an, hay ăn uống vặt, không đúng bữa, cũng có thể do trẻ bị
nhiễm ký sinh trùng đường ruột, hay trẻ bị thiếu một số vitamin…


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người phụ thuộc vào
khẩu phần dinh dưỡng thích hợp thì mới cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh,
ngoài ra còn phụ thuộc vào các kiến thức ăn uống khoa học của mỗi người. Vì
vậy chúng ta phải có khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với
quá trình lao động….Sẽ giúp cho con người phát triển khoẻ mạnh và phòng
tránh được các bệnh.
Trong cuộc sống của chúng ta muốn được thành đạt trong công việc của
mình thì đầu tiên là chúng ta phải có sức khoẻ tốt, tinh thần thoải mái… Điều đó
đối với trẻ mầm non là rất quan trọng vì trẻ thơ là “tương lai của đất nước” là
“nền tảng”, là “lòng cốt” cho tất cả qúa trình phát triển của trẻ để trẻ có thể tham
gia vào học tập, vui chơi và tham gia vào các hoạt động khác một cách tích cực,
thoải mái và hứng thú.
Để làm được điều đó thì nền giáo dục mầm non không những quan tâm
đến vấn đề dạy dỗ trẻ những kiến thức sơ đẳng để hình thành phát triển nhân
cách đầu tiên cho trẻ mà bên cạnh đó chúng ta những người làm giáo dục cần
quan tâm hơn nữa về công tác chăm lo cho trẻ một cách phù hợp để giúp trẻ có
được một cơ thể khoẻ mạnh để giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí
tuệ.
1. THỰC TRẠNG
a. Thuận lợi
+ Ban giám hiệu nhà trường đã mua sắm đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng để
phục vụ cho công tác chế biến món ăn cho trẻ.
+ Trường tôi nằm ở khu vực nông thôn lại gần chợ nên rất thuận lợi cho
công tác chọn mua các thực phẩm sạch, tươi ngon và giá cả lại phù hợp.
+ Cứ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường lại đi kiểm tra và tìm hiểu

các cửa hàng cung ứng thực phẩm sạch sẽ, vệ sinh để trường ký hợp đồng thực
phẩm.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
+ Bên cạnh đó ban giám hiệu nhà trường còn tổ chức các cuộc thi cô nuôi
giỏi như ngày: 20/11, 8/3…
+ Đội ngũ cô nuôi yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi học hỏi những kinh
nghiệm về chế biến các món ăn.
+ Đội ngũ cô nuôi là người địa phương nên rất hiểu về môi trường sống ở
địa phương mình điều đó giúp cho các cô có thể chăm sóc các con được tốt hơn.
+ Các cô được đào tạo chuyên môn từ trung cấp đến cao đẳng nấu ăn.
+ Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
nên thường xuyên trao đổi với các cô về tình hình ăn uống của con mình ở nhà
cũng như ở lớp. Để các cô có thể hiều hơn về tâm lý và sở thích món ăn của các
cháu từ đó làm cho công tác nuôi dưỡng của trường tôi tốt hơn.
+ Được sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu nhà trường là nguồn động
viên tinh thần giúp tôi và các chị em trong tổ bếp khắc phục những khó khăn để
hoàn thành tốt công việc của mình.
b. Khó khăn:
Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, hệ thống thông gió chưa có.
Do đó ảnh hưởng nhiều đến cường độ lao động của chị em
Trường còn nằm dải rác 4 khu nên việc vận chuyển thức ăn từ khu trung
tâm đến các khu lẻ còn khó khăn và vất vả.
+ Kiến thức chế biến món ăn cho trẻ còn hạn chế.
+ Vẫn còn một số trẻ không ăn hết suất của mình.
+ Còn một số trẻ không ăn thịt, rau, tôm, cá, cháo…

c. Khảo sát thực trạng:



Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
Từ đầu tháng 9 năm 2015 tôi đã thực nghiệm khảo sát theo dõi số trẻ mẫu
giáo của lớp 4 tuổi (B1) với tổng số trẻ là 35 trẻ và được đánh giá theo tiêu trí
sau:

Khảo sát kết quả trước khi
thực nghiệm
Stt

Tiêu chí đánh giá
Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Số trẻ ăn ngon miệng, hết suất

18/35

51,4%

2

Số trẻ không thích ăn thịt

6/35

17,1%


3

Số trẻ không thích ăn rau

4/35

11,4%

Số trẻ không thích ăn chất tanh như

4/35

11,4%

3/35

8,7%

4
5

tôm, cá…
Số trẻ không thích ăn cháo

Nhận xét: Nhìn vào bảng đánh giá các tiêu chí trên chúng ta thấy rằng mỗi
cháu có một sở thích khác nhau trong ăn uống. Đối với lớp B1 này thì chúng ta
thấy số trẻ ăn ngon miệng, hết xuất có 18 trẻ đạt 51,4% so với tổng số trẻ, có 6
trẻ không thích ăn thịt đạt 17,1% so với tổng số trẻ, có 4 trẻ không thích ăn rau
đạt 11,4% so với tổng số trẻ, có 4 trẻ không thích ăn chất tanh như tôm, cá đạt

11,4% so với tổng số trẻ, có 3 trẻ không thích ăn cháo đạt 8,7% so với tổng số
trẻ.
Từ đó chúng ta có thể đưa ra các biện pháp đẻ giải quyết những thực trạng
trên.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Như chúng ta được biết thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng
lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động,
đồng thời nó cũng cho con người một sức khởe tốt. Nhưng nếu chúng ta không
biết bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì sẽ không có kết quả như mong đợi.
Để làm tốt được công tác chăm sóc phù hợp ở trong gia đình chúng ta và đặc
biệt là ở trường mầm non thì theo tôi chúng ta phải tìm tòi các biện pháp, thường
xuyên học hỏi các biện pháp sao cho chế biến món ăn cho trẻ ăn ngon miệng,
hết xuất của mình.
* Biện pháp 1: Tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao khả năng chế biến
món ăn cho trẻ mẫu giáo và nhà trẻ.
Trong công việc chúng ta luôn phải học hỏi, tìm tòi cái mới lại để nâng
cao trình độ chuyên môn của mình, đặc biệt các cô nuôi là người trực tiếp chế
biến ra các món ăn để chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề
học cách chế biến món ăn mới cho trẻ càng quan trọng hơn. Hiểu được điều dó
tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn qua các
buổi đi kiến tập do huyện tổ chức và thường xuyên vào mạng, học hỏi qua các
sách báo dạy.
Khi ai trong chúng tôi vào mạng hay đi kiến tập ở các trường bạn về mà
thấy có cách chế biến món ăn mới là tổ bếp chúng tôi lại ngồi lại với nhau để
cùng nhau trao đổi những gì mà mình học được với mọi người ở tổ để rút ra
những bài học làm thế nào để chế biến được các món ăn ngon cho trẻ để trẻ ăn

ngon miệng và ăn hết xuất của mình.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 1: Hình ảnh sinh hoạt tổ nuôi
* Biện pháp 2: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi
mẫu giáo và nhà trẻ.
Việc lựa chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là
rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho chúng ta đặc biệt là cho các
cháu nhà trẻ và mẫu giáo trong trường mầm non. Chính vì vậy ở trường mầm
non Tân Ước chúng tôi luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu. Cứ đầu năm học ban
giám hiệu nhà trường đi tham khảo thị trường, lựa chọn nhà cung cấp thịt, rau
-củ - quả có uy tín chất lượng và có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực
phẩm…. Có ký hợp đồng và cam kết hai bên rõ ràng đúng quy định của nhà
nước.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị
trường và đời sống của chúng ta ngày càng được nâng cao nhưng xen vào đó là
các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, các thực phẩm sử dụng chất kích thích
hoặc các sản phẩm mà nhà sản xuất, chế biến đã sử dụng các chất phụ gia như :


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
phẩm mầu, đường hoá học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản
xuất bánh kẹo, chế biến những thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả…
Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Bên cạnh
đó các nhà sản xuất còn sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật, như thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, hoá chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo
quy định đã làm tồn dư các hoá chất này trong thực phẩm làm cho con người
chúng ta dư âm biết bao nhiêu loại bệnh nguy hiểm như: Ngộ độc thức ăn, ung

thư… vì vậy chúng ta phải lựa chọn những thực phẩm ở cửa hàng tin cậy để
đảm bảo sức khoẻ cho chúng ta và đặc biệt là trẻ thơ.
Do đó việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi nhà
trẻ và mẫu giáo là rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của bữa ăn có
đảm bảo vệ sinh, phù hợp với trẻ, trẻ ăn có ngon miệng không điều đó phụ thuộc
vào quá trình chúng ta lựa chọn thực phẩm như thế nào để giúp trẻ ăn ngon
miệng và hết suất của mình.
Hàng ngày tôi và chị em trong tổ bếp thực hiện nghiêm ngặt việc giao
nhận thực phẩm đối với các nhà cung cấp cho nhà trường.. Thực hiện vệ sinh an
toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến khâu chế biến, luôn theo quy trình bếp một
chiều, không để thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Chị em trong tổ bếp làm việc
đúng theo dây truyền phân công của tổ bếp, không để công việc bị chồng chéo,
làm đâu sạch đấy, gọn gàng ngăn nắp.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 2: Hình ảnh giao nhận thực phẩm
Khi nhận thực phẩm thì phải nhận các loại thực phẩm tươi ngon, không
có thuốc trừ sâu hay chất kích thích. Rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy,
không nên cắt nhỏ ngâm nước. Đối với thịt, xương cần trần qua nước sôi rồi rửa
sạch mới đem sơ chế, chế biến để giảm bớt các độc tố.
Ngoài ra dể có được những thực phẩm thực sự tươi ngon đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm , trương mầm non Tân Ước chúng tôi đã tổ chức trồng vườn
rau sạch tai khu trung tâm. Vừa để cung cấp rau sạch cho các cháu và các cô
trong trường vừa để tạo mô hình xanh, sạch phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước


Hình ảnh 3: Vườn rau sạch khu Bông Hồng
Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh cho các loại thực phẩm thì vấn đề vệ sinh
nhà bếp cũng rất là quan trọng trong việc chế biến các thực phẩm vì vậy chúng
ta nên thực hiện theo quy trình bếp một chiều và sắp xếp bếp một cách hợp lý,
thường xuyên quét dọn bếp sạch sẽ ngăn nắp. Thùng đựng rác phải có nắp đậy
và được xử lý hàng ngày. Ngoài ra các cô nuôi cũng phải đảm bảo vệ sinh trong
quá trình chế biến như: đầu tóc, quần áo phải gọn gàng sạch sẽ, phải mặc tạp dề,
đeo khẩu trang, đội mũ và đặc biệt khi sơ chế và chế biến các cô phải đi găng
tay và phải cắt móng tay ngắn, không đựoc để móng tay dài vì như vậy các vi
khuẩn trong móng tay sẽ xâm nhập vào thực phẩm làm mất vệ sinh.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 4: Hình ảnh cô nuôi chế biến thực phẩm
Từ đó mà chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc lựa chọn thực
phẩm đảm bảo vệ sinh và phù hợp với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo. Nếu chúng ta lựa
chọn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không tươi ngon thì bữa ăn của
chúng ta không mang lại giá trị dinh dưỡng cao.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 5: Lựa chọn thực phẩm
Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm
về lựa chọn thực phẩm, tôi đã áp dụng vào việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình
mình và nhà trường, để chế biến những món ăn ngon ở nhà và ở trường.
* Biện pháp 3: Cách chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo và nhà trẻ
Như chúng ta cũng đã thấy quá trình phát triển của trẻ được phân chia ra

thành nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nên việc chế biến các món ăn cho
trẻ cũng phải tuân thủ theo các thời kỳ và các giai đoạn khác nhau để phù hợp
với từng độ tuổi đảm bảo cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi
sống cơ thể, ở đây việc chế biến các món ăn cho trẻ mẫu giáo và nhà trẻ đòi
hỏi các cô nuôi phải hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của từng độ tuổi để có thể đáp
ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ một cách phù hợp, giúp trẻ phát triển về thể
chất một cách tốt nhất.
Là một nhân viên trong bếp tôi luôn phải coi trọng công tác chế biến món
ăn cho trẻ sao cho phù hợp với trẻ. Khi chế biến các thực phẩm củ, quả chúng
tôi thái hình hạt lựu để trẻ dễ ăn và nhìn dẹp mắt.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
Khi chế biến chúng ta phải chú ý thực phẩm gần chín thì chúng ta mới
được cho gia vị nếu cho sớm thì mất tác dụng của muối iốt, nếu thực phẩm mà
để chín quá cũng không tốt vì sẽ mất hết các Vitamin chứa trong rau, củ, quả,
thức ăn chín quá cũng dễ có mùi nồng làm cho trẻ khó ăn dẫn đến trẻ ăn không
ngon miệng và hết suất. Các thực phẩm rau, củ, quả, trước khi nấu chúng ta nên
xào sẽ làm cho rau, củ, quả mềm ra giúp trẻ dễ ăn hơn.
Với thực phẩm là thịt các cô nuôi chúng tôi có thể chế biến ra nhiều món
ăn khác nhau như: Thịt sào ngũ sắc, thịt rang, thịt kho trứng cút, thịt đậu sốt cà
chua…
Ví dụ: Thực đơn một ngày của trẻ ở trường tôi.
Bữa sáng: + Cơm, thịt kho tàu, trứng chim cút
+ Canh khoai tây cà rốt nấu thịt
Bữa chiều: + Bún thịt nấu chua
- Bữa sáng:
+ Để chế biến được món cơm, thịt trứng chim cút kho tàu thì tôi cần phải
sử dụng nguyên liệu sau: thịt lợn, trứng chim cút, đường kính, dầu ăn, bột canh,
nước mắm, hạt nêm…

Trước khi bắt tay vào chế biến tôi đem các thực phẩm đó rửa sạch rồi sơ
chế: Thịt thái miếng, trần qua nước sôi rồi đem rửa sạch sau đó cho vào máy xay
và xay nhỏ, tẩm ướp gia vị tử 10 đến 15 phút trươc khi nấu.
Trứng chim cút cho vào luộc chín đổ ra rổ sóc kĩ cho vỏ trứng dập ra rồi
ngâm vào chậu nước 5 – 10 phút nhấc lên để dáo nước rồi bóc. Làm như vậy
trứng không bị sát và bóc rất nhanh. Trứng bóc xong rửa sạch để ráo nước.
Lấy xoong bắc lên bếp để canh đường, cho đường vào xoong đun nhỏ lửa
và lấy đũa khuấy đều tay cho đến khi đường chuyển sang màu vàng cánh dán rồi
đổ 1 chút nước vào đun sôi là được. Sau đó cho nước hàng đã canh được vào
trứng đã bóc sạch đun sôi cho màu ngấm đều vào trứng. Thịt lợn sau khi đã


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
ngấm gia vị cho lên bếp đảo săn thịt sau đó cho trứng vào rồi đỏ thêm nước cho
săm sắp thịt và trứng, đun nhỏ lửa cho tới khi thịt chí mềm, trứng đậm đà đẹp
mắt là được.

Hình ảnh 6: Thịt kho tàu, trứng chim cút
+ Với món khoai tây, cà rốt nấu thịt: Tôi lựa chọn các thực phẩm sau:
Thịt lợn, khoai tây, cà rốt, cà chua, hành, mùi tàu.
Tôi đem những thực phẩm đã lựa chọn rửa sạch và sơ chế: thịt thái nhỏ
đem say, khoai, cà rốt thái hạt lựu với kích thước khoảng 1cm rồi đem tẩm ướp
gia vị rồi cho vào xoong sào cho khoai và cà rốt mềm và ngấm gia vị.
Cà chua thái nhỏ và đổ dầu vào đun cho lên mầu.
Cho thịt đã say vào xoong xào qua lên sau đó cho nước vào đun cho đến
sôi, chút cà chua, khoai tây và cà rốt vào nồi thịt đang đun. Và tiếp tục đun cho
đến khi thực phẩm chín, nêm gia vị cho vừa rồi bỏ hành mùi tàu vào rồi bắc ra.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước


Hình ảnh 7: Canh khoai tây, cà rốt nấu thịt
- Bữa chiều: + Bún thịt nấu chua
Với món bún thịt nấu chua thì tôi cần những nguyên liệu sau: Thịt lợn, cà
chua, me, hành, rau mùi,…Giống như các món ăn trên đầu tiên tôi đem các thực
phẩm rửa sạch. Bún thái nhỏ rồi trần nước đun sôi để ráo rồi chia bún cho các
lớp. Me cho vào luộc dằm lấy nước. Cho dầu ăn vào xoong đun cho nóng già thì
đổ cà chua vào xào cho có màu, tiếp theo đổ nước và thịt, đổ nước me đã dầm
vào rồi đun đến khi nào sôi thì nêm bột canh, hạt nêm cho vừa rồi cho hành, mùi
vào. Sau đó chúng ta chia thịt và canh cho từng lớp.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 9: Bún thịt nấu canh chua
Qua quá trình nghiên cứu đã cho tôi thấy rằng để chế biến được một món
ăn cho trẻ thì chúng ta phải trải qua biết bao nhiêu công đoạn và chúng ta phải
chế biến theo quy trình bếp một chiều từ thực phẩm sống → làm sạch → rửa →
thái nhỏ → nấu chín → chia ăn …Đây là một qúa trình chế biến nó giúp chúng
ta rút ngắn được thời gian và công sức. Bên cạnh đó còn đảm bảo an toàn vệ
sinh. Khi chế biến và chia ăn các thực phẩm xong chúng ta đậy vung lại để đảm
bảo không cho các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
Hình ảnh 10: Hình ảnh chia thức ăn chín
Làm thế nào để trẻ thích thú với giờ ăn, ăn ngon miệng, hết xuất, thì các
cô nuôi phải thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn sao cho phù hợp với
trẻ tạo cho trẻ cảm giác ngon miệng khi ăn.
*Biện pháp 4: Xây dựng thực đơn theo mùa:

Trước hết chúng ta cần hiểu thực đơn của trẻ là gì? Thực đơn của trẻ là
bảng ghi tên các món ăn được sắp xếp theo từng bữa ăn hàng ngày, hàng tuần
cho trẻ. Trong đó mỗi món ăn đều được cân đối các chất theo từng ngày cho trẻ.
Khi xây dựng thực đơn cần chọn những thực phẩm theo mùa và có sẵn ở
địa phương để tiện cho việc cung ứng thực phẩm. Chúng ta nên thay đổi thực
đơn theo mùa cho các cháu vừa là để thay đổi khẩu vị cho các cháu ăn ngon
miệng hơn vừa là để lực chọn thực phẩm tươi ngon theo mùa.
Ngoài ra ta cần lưu ý đến sự phối hợp các thực phẩm, các chất để tạo nên
một bữa ăn ngon, ta phải tận dụng sự bổ sung lẫn nhau giữa các chất để nâng
cao giá trị dinh dưỡng của các món ăn.
Chúng ta cần quan tâm đến mỗi bữa ăn của trẻ thì phải chó đủ bao nhiêu
thực phẩm và bao nhiều chất cho phù hợp và cần phải xây dựng thực đơn phù
hợp theo độ tuổi.
Một ngày thì trẻ cần đủ các chất dinh dưỡng sau: đạm, chất béo, bột
đường, vitamin…từ đó mà ta có thể xây dựng được thực đơn đầy đủ các chất
trong một ngày cho trẻ.
Dưới đây là thực đơn tuần chẵn và tuần lẻ cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo
trường tôi mà các chị em tổ bếp đã xây dựng và thực hiện trong quá trình mà tôi
nghiên cứu đề tài. Đây là thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và đạt hiệu quả cao
trong suốt một tuần.

TRƯỜNG MẦM NON TÂN ƯỚC


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
THỰC ĐƠN CỦA TRẺ TUẦN CHẴN
Thứ
Thứ 2

Thời gian


Cơm NT

Sáng

+ MG

Thứ 3

Thứ 4

- Cơm

- Cơm

- Thịt lợn, thịt bò xào

- Cá ba sa

ngũ sắc.

phi ,rim thịt

- Canh thịt nấu chua

lợn.

thả giá.

- Canh bầu


Thứ 5

nấu thịt.
- Sữa

- Sữa GOLD.

Phụ NT

- Sữa GOLD.

GOLD.

- Cơm.

NT

- Thịt lợn rim trứngvịt.

- Phở thịt

- Cơm.

- Canh bí xanh nấu thịt.

lợn rau cải.

- Thịt gà rim.
- Canh bí đỏ nấu thịt lợn.


Chiều

Phụ MG

- Xôi.

- Phở thịt

- Cháo vịt, rau củ.

- Ruốc.

lợn rau cải.
.

THỰC ĐƠN CỦA TRẺ TUẦN LẺ
Thứ
Thứ 2

Thời gian

Sáng

Cơm NT +
MG

Thứ 3

Thứ 4


- Cơm.

- Cơm.

- Cơm.

- Thịt kho tầu, trứng

-Thịt lợn, đậu phụ sốt cà

- Tôm rim thịt lợn ,cà

chim cút.

chua.

rốt, cà chua.

- Canh khoai tây, cà rốt

- rau cải nấu thịt

- Canh bí đỏ nấu thịt.

nấu thịt.

Phụ NT

- Sữa GOLD.


- Sữa GOLD.

- Sữa GOLD.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
- Cơm.

Cơm NT

- Bún thịt lợn, canh

- Thịt kho tàu.

chua.

- Canh rau ngót nấu thịt

- Bún thịt lợn, canh

- Cháo lươn.

- Phở thịt lợn rau cải.

Chiều

Phụ MG

chua.


Hình ảnh 12: Thực đơn tuần chẵn và tuần lẻ của trẻ

- Phở thịt lợn rau cải.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước
Để chế biến các món ăn trong thực đơn tôi thường xuyên trao đổi với
chị em trong tôt cùng các cô giáo trên lớp, rút ra kinh nghiệm trong chế biến có
thể thêm hoạc bớt một số các gia vị hoặc thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng
hơn. Để qúa trình chăm sóc trẻ của chúng ta đạt hiểu quả khi xây dựng thực đơn
chúng ta phải chọn những thực phẩm phù hợp với từng độ tuổi và theo mùa để
đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng và lượng calo cho trẻ trong một ngày.
Trong quá trình thực hiện chế biến món ăn trên thực đơn đã xây dựng tôi
thấy các cháu hứng thú đến giờ ăn hơn, các cháu ăn rất ngon và ăn hết xuất của
mình.
Khi xây dựng thực đơn chúng ta cần chú ý đến quá trình kết hợp các thực phẩm
và các chất với nhau sao cho phù hợp. Bên cạnh đó chúng ta cần phải làm thế
nào để cho trẻ yêu ngôi trường của mình hơn, lúc nào cũng có cảm giác muốn
đến trường để được ăn những món ăn ngon do các cô nuôi chế biến.
Từ đó tôi và các chị em trong tổ thường xuyên trao đổi với nhau về xây
dựng thực đơn như thế nào để phù hợp với trẻ để trả lơì câu hỏi trên thì tôi và
các chị em luôn tìm tòi và học hỏi nhiều hơn trong qua trình chế biến để giúp trẻ
ăn ngon miệng và hết suất, đồng thời giúp cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng
của chúng tôi đạt kết quả cao hơn.
3. Kết quả đối chứng sau khi thực hiện đề tài:
* Đối với trẻ:
Qua quá trình áp dụng và thực hiện một số biện pháp trên đã cho tôi kết
quả sau:
stt


Tiêu chí đánh giá

Khảo sát kết quả

Khảo

sát

kết

trước khi thực

quả sau khi

nghiệm

thực nghiệm


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

1

Số trẻ ăn ngon miệng, hết
suất

Số trẻ

Tỷ lệ %


Số trẻ

Tỷ lệ %

18/35

51,4%

31/35

88,5%

2

Số trẻ không thích ăn thịt

6/35

17,1%

2/35

5,7%

3

Số trẻ không thích ăn rau

4/35


11,4%

1/35

2,9%

Số trẻ không thích ăn chất

4/35

11,4%

1/35

3/35

8,7%

0

4
5

2,9%

tanh như tôm, cá…
Số trẻ không thích ăn cháo

0


Nhận xét:
Nhìn vào bảng đáng giá hiệu quả thực nghiệm đã cho thấy được kết
quả rõ rệt. Số trẻ ăn ngon miệng, hết xuất có 31 trẻ đạt 88,5%, còn 2 trẻ
không thích ăn thịt đạt 5,7%, còn 1 trẻ không thích ăn rau đạt 2,9%, còn 1
trẻ không thích ăn chất tanh như cá, tôm... đạt 2,9% so với tổng số trẻ.

• Đối với cô:
Qua kết quả đánh giá ở trên đã cho chúng ta thấy được sự thay đổi thực
trạng của trẻ rõ rệt ở đầu năm và cuối năm, điều đó chứng tỏ được khả năng chế
biến của các cô nuôi ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó cách xây dựng thực
đơn và việc thay đổi thực đơn, cách chế biến món ăn cho trẻ trở lên phong phú
đa dạng hơn giúp trẻ ăn ngon miệng hết xuất.


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 13: Trẻ ăn ngon miệng


Một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 14: Cô chăm trẻ ăn


×