Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.74 MB, 34 trang )

Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Họ và tên

: Nguyễn Thị Thu

Ngày, tháng, năm sinh : 19/3/1983
Năm vào ngành

: 2003

Chức vụ

: Hiệu trưởng

Đơn vị công tác

: Trường Mầm non Tân Ước

Trình độ chuyên môn : Đại Học Sư Phạm
Khen thưởng


: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

1


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
PHỤ LỤC
TT

Nội dung

Trang

SƠ YẾU LÝ LỊCH

Error:
Refere
nce
source
not
found

PHỤ LỤC

Error:
Refere
nce
source
not

found

BẢNG CHÚ THÍCH

3

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

4

1.

Lý do chọn đề tài

4

2.

Cơ sở lý luận

5

3.

Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài

5

Phần II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


6

I.

THỰC TRẠNG

6-7

II.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội
hóa giáo dục

8-10

2.

Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội tham gia
công tác xã hội hóa giáo dục

10-15

3.

Tăng cường công tác lãnh – chỉ đạo công tác XHHGD


15-16

8

2


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

4.

Huy động sự đóng góp về tài chính vật lực của các ban ngành
đoàn thể tại cụm dân cư và các nhà hảo tâm

16-30

III.

KẾT QUẢ, BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU

30-31

IV.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

32

1.


Kết luận

32

2.

Khuyến Nghị

33
BẢNG CHÚ THÍCH

Từ viết tắt

Diễn giải

XHHGD

Xã hội hóa giáo dục

PHHS

Phụ huynh học sinh

CB, GV, NV

Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên

CSGD


Chăm sóc giáo dục

CSVC

Cơ sở vật chất

SƠ YẾU LÝ LỊCH................................................................................................1
PHỤ LỤC..............................................................................................................2
Phần I.....................................................................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................4
2. Cơ sở lý luận.............................................................................................5
3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài.......................................................5
Phần II...................................................................................................................6
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ........................................................................................6
I. THỰC TRẠNG.........................................................................................6
II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.......................................................8
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo
dục.................................................................................................................8
2. Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội tham gia công tác xã
hội hóa giáo dục...........................................................................................10
3. Tăng cường công tác lãnh – chỉ đạo công tác XHHGD.........................16
3


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
4. Huy động sự đóng góp về tài chính vật lực của các ban ngành đoàn thể
tại cụm dân cư và các nhà hảo tâm..............................................................17
III. KẾT QUẢ, BẢNG SO SÁNH ĐỐI CHIẾU........................................31

IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................33
1. Kết luận..................................................................................................33
2. Khuyến nghị............................................................................................34

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hóa giáo dục là khái niệm chỉ sự chú ý, hưởng ứng quan tâm của
xã hội, đóng góp vật chất và tinh thần cho sự nghiệp giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục có nghĩa là nhà nước tạo ra không gian xã hội, mà ở
đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục chính là chủ trương liên quan đến đổi mới cơ chế
quản lý, xóa bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự nguyện tự quản của xã
hội.
Ngày nay XHHGD đã trở thành một nội dung quan trọng, đẩy mạnh công
tác XHHGD là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục,
đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp, giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội
nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và lao động làm nên sức
mạnh nội sinh cho dân tộc, góp phần hiện đại hóa giáo dục, đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tế ở trường mầm non Tân Ước trong những năm gần đây, công tác
XHHGD đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đã dóng góp không nhỏ cho sự
nghiệp giáo dục của địa phương, nhà trường đã có những biện pháp huy động
các nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non, tạo điều
kiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, bên cạnh những
kết quả đó thì vẫn còn những bất cập tồn tại người dân chưa thực sự quan tâm
giáo dục mầm non, công tác kết hợp giáo dục trẻ còn có nhiều hạn chế, điều kiện
4



Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ mới chỉ đảm bảo ở mức tối
thiểu và còn đơn sơ chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay. Để đạt được
mục tiêu giáo giục hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, với điều kiện CSVC còn
thiếu nhiều là rất khó khăn trong khi nguồn kinh phí nhà nước cấp còn hạn hẹp,
nếu chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước cấp thì khó có thể nhanh chóng
khắc phục về CSVC, trước tình hình trên tôi nhận thấy cần phải phát huy và làm
tốt công tác XHHGD, huy động nguồn lực khác nhau cùng chăm lo cho các
cháu, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ hoạt động đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện
nay, đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ,
lao động, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy tôi
chọn đề tài “Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại
trường Mầm non Tân Ước”
2. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
nhìn vào ta có thể khẳng định được Giáo dục Mầm non được xã hội hoá cao hơn
bất kì bậc học nào.
Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ IX của đảng chỉ rõ: Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học “Thực
hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục” coi đẩy mạnh xã hội hoá giáo
dục là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục.
Là người Hiệu trưởng phải biết xây dựng kế hoạch, biết tổ chức phối hợp
thực hiện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
Hệ thống giáo dục nói chung ngành giáo dục mầm non nói riêng đang trên
đà phát triển, song song với sự phát triển mở rộng quy mô trường lớp là nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong điều kiện hiện nay CSVC của
trường mầm non Tân Ước mới chỉ đảm bảo ở mức tối thiểu, vì vậy thực tế cho
thấy làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mầm non sẽ tạo ra động lực quyết định

thắng lợi mục tiêu phát triển giáo dục mầm non.
3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
Phạm vi: Trường mầm non Tân Ước
Thời gian thực hiện đề tài: tháng 9/2014 đến tháng 4/2015

5


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Phần II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG
*Đặc điểm tình hình
Trường Mầm non Tân Ước gồm có 4 khu
Tổng số nhóm lớp

: 15

Tổng số trẻ

: 461trẻ

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là: 49 người
Trong đó:
Hiệu trưởng

: 01 người


Phó hiệu trưởng : 01 người
Giáo viên

: 37 người

Nhân viên

: 10 người

* Thuận lợi
Trong những năm qua công tác XHHGD ở trường Mầm non Tân Ước đã
đạt được một số thành tựu đáng kể, xã đã bố trí đất để quy hoạch trường lớp,
trường đã huy động được các nguồn thu từ các nhà tài trợ, đã xây dựng được 8
phòng học và một số đồ dùng đồ chơi cho các cháu.
Trường đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, làm tốt công
tác chăm sóc giáo dục trẻ được PHHS tin tưởng gửi con em mình vào trường.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhân viên yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết,
luôn nhiệt tình học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cùng nâng cao trình độ chuyên
môn.
6


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
Được sự quan tâm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền địa phương và các
nhà hảo tâm...
Tỷ lệ trẻ đến trường đông
Nhận thức của PHHS ngày được nâng cao


* Khó khăn
Trường nằm trên địa bàn xã thuộc vùng chiêm trũng, dân cư tương
đối đông, 80% dân cư sống bằng nghề trồng lúa nước, nghề thủ công
truyền thống do đó nguồn thu nhập thấp, huy động đóng góp gặp nhiều
khó khăn.
Đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động đã có nhưng chưa nhiều
Các phòng học ở khu lẻ Bông Sen, Hoa mai, Hoa Lan được xây
dựng từ lâu đến nay đã xuống cấp, quá cũ kỹ, không còn phù hợp với
giáo dục mầm non hiện nay, không đạt yêu cầu về thẩm mỹ, 3/4 sân chơi
xuống cấp. khu trung tâm Bông Hồng số trẻ đông, sân chơi quá chật hẹp.
Trường chưa có các phòng chức năng, hiệu bộ.
* Khảo sát tình hình trước khi thực hiện
Cụ thể:
Khảo sát trước khi thử nghiệm
STT

Nội dung thử nghiệm
Số liệu

Tỷ lệ %

1

3/4 điểm trường chưa
Các điểm trường được xây dựng từ được gắn tấm ốp,
75%
lâu đã xuống cấp
chưa quét vôi tu sửa,
chưa có xốp dải nền


2

Sân chơi

Khu Bông Hồng sân
chơi cho trẻ diện tích 25%
hẹp, không đảm bảo

3

Môi trường học tập trong nhóm lớp

15/15 nhóm lớp, ít đồ 100%

7


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
dùng đồ chơi, chưa
đáp ứng được nhu
cầu hoạt động của trẻ
4

4/4 điểm trường chưa
100%
đẹp, chưa hấp dẫn

Cảnh quan khuôn viên trường


II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa
giáo dục
Trên thực tế CSVC của nhà trường còn nghèo, nếu nói đến
XHHGD thì mọi người hiểu là huy động nguồn kinh phí để xây dựng
CSVC cho nhà trường, đây là một tiêu chí rất quan trọng trong công tác
XHHGD, muốn làm được điều này thì phải làm tốt công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức về XHHGD về giáo dục mầm non để mọi
người cùng tham gia giáo dục và thấy được tầm quan trọng của giáo dục
mầm non đối với trẻ, tin tưởng vào nhà trường, quan tâm tự nguyện tham
gia vào các hoạt động XHHGD cùng nhà trường chăm lo cho sự nhiệp
giáo dục xã nhà.
Trước hết tôi tuyên truyền tới các đồng chí cán bộ, giáo viên trong
nhà trường, các ban ngành đoàn thể sau đó là toàn dân, tổ chức học tập
tuyên truyền các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục
và XHHGD để mọi người nắm vững chủ trương, đường lối chính sách
vào thực tiễn.
Xây dựng góc tuyên truyền ở trường, lớp; chọn một góc thuận lợi
vị trí mà mọi người dễ trông thấy tại các điểm trường làm góc tuyên
truyền cho các bậc cha mẹ học sinh. Tại đó, chúng tôi có các tài liệu,
tranh ảnh, với những nội dung thiết thực như tổ chức nuôi dạy con,
những yêu cầu mà các bậc cha mẹ, cộng đồng cần phối hợp với nhà
trường, tuyên truyền các điển hình tham gia đóng góp xây dựng giáo
dục...nội dung các tài liệu trưng bày cần được biên soạn ngắn gọn, dễ
hiểu, thiết thực, luôn thay đổi, cập nhật thông tin, hình thức hấp dần....
để các bậc phụ huynh và người dân có thể dễ xem, dễ ghi nhớ tham gia
đóng góp ý kiến với nhà trường về những vấn đề như; nội dung giáo dục
8



Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
tìm hiểu phương pháp nuôi dạy con, hay về các vấn đề cha mẹ các cháu
chưa rõ (Hình ảnh 1)

Hình ảnh 1: Góc tuyên truyền
Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: phối hợp
với đài truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong
nhân dân và cha mẹ học sinh, nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và
hành động của nhân dân trong công tác tham gia XHHGD.
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao tôi đã thực hiện và chỉ
đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên cốt cán, đã lựa chọn cách viết, cách nói
ngắn gọn, dễ hiểu đồng thời tìm cơ hội gần gũi với các vị lãnh đạo, các
tổ chức, các ban ngành đoàn thể và quần chúng nhân dân, để tranh thủ
được sự ủng hộ, vào đầu năm học khi tổ chức khai giảng năm học, tôi đã
mời toàn bộ các đồng chí trưởng cụm dân cư, các đồng chí bí thư, ban
chấp hành phụ nữ các chi hội, hội cựu chiến binh, ban chấp hành hội
người cao tuổi, PHHS...từ hoạt động này trường nhận được sự quan tâm
của các cấp, các ban ngành đoàn thể... tặng quà cho các cháu, sau buổi lễ
9


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
khai giảng là hội nghị họp mặt giữa nhà trường và các ban ngành đoàn
thể...trong hội nghị này nhà trường đã thông qua kết quả đã đạt được
trong năm qua và những tồn tại cần khắc phục, nêu ra nguyên nhân của
những tồn tại, để khắc phục những tồn tại đó thì trường cần phải có điều
kiện như thế nào về CSVC những vấn đề cần thiết liên quan đến việc
thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, gây được sự chú ý của các cấp lãnh

đạo với nhà trường, từ đó nhà trường tuyên truyền vận động, tranh thủ sự
ủng hộ của các tổ chức cá nhân những việc tôi đã làm chỉ là một trong
nhiều kênh thông tin góp phần nâng cao nhận thức của động đảo quần
chúng nhân dân về giáo dục. Trong năm qua nền giáo dục Mầm non ở
Tân Ước đã có sự thay đổi, cán bộ, nhân dân đã nhận thức được rằng chỉ
có làm tốt XHHGD mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của gia
đình, của xã hội, nhằm mục đích xây dựng con người mới phục vụ công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở mục tiêu giáo
dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng đều phải tham
gia vào một số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều kiện của
mình góp phần thiết thực vào công tác XHHGD ở địa phương mình đang
sinh sống, mọi người thấy rằng chỉ có thể làm tốt XHHGD mới có thể
tạo ra điều kiện phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo là sự nghiệp
của toàn Đảng, nhà nước và của toàn dân, kết hợp chặt chẽ ba môi
trường giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội sẽ tạo được môi trường
giáo dục lành mạnh, thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc trong từng gia đình,
từng tập thể cộng đồng và có như vậy mới có thể có kết quả giáo dục
như mong muốn
2. Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội tham gia công
tác xã hội hóa giáo dục
Như chúng ta đã biết XHHGD là huy động và tổ chức các lực
lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời
tạo điều kiện để các cháu được hưởng thụ các thành quả do hoạt động
giáo dục đem lại.
Thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ững tích cực đối với
giáo dục, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủng hộ, tham gia xây
dựng môi trường nhà trường từ cảnh quan, nề nếp CSGD trẻ, đến các
mối quan hệ bên trong nhà trường, quan hệ nhà trường với xã hội để nhà
10



Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
trường thực sự trở thành trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành
mạnh.
Để vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đắc lực có hiệu quả
vào sự nghiệp giáo dục, các hình thức phối hợp làm công tác XHHGD
cũng có những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào trình độ, sự tự nguyện,
tự giác, khả năng điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tính chất
của từng hoạt động xã hội. Để huy động sức mạnh tổng của các lực
lượng tham gia công tác XHHGD tôi quan tâm làm tốt những vấn đề sau:
Một là: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
các lực lượng xã hội trong việc tổ tham gia cùng làm giáo dục.
Để huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức
giáo dục cần phải xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và
các lực lượng xã hội. Trên thực tế còn một số PHHS còn trẻ mới có con
gửi vào trường học chưa hiểu về mục tiêu cần đạt của trẻ trong độ tuổi
mầm non, họ muốn con em mình đạt những yêu cầu cao hơn như: trẻ
phải biết viết, biết ghép những nguyên âm đôi. Rất nhiều gia đình muốn
mua thêm sách vở về dạy thêm cho trẻ ở nhà, thực ra là để trẻ tự tô, viết
thêm. PHHS quan tâm đến CSGD trẻ là dấu hiệu tốt, nhưng làm thế nào
để họ thực hiện CSGD trẻ đúng theo yêu cầu của giáo dục mầm non là
vấn đề cần được quan tâm.
Để làm được điều này tại buổi họp PHHS của từng nhóm lớp, nhà
trường đã nắm bắt được những vấn đề phụ huynh yêu cầu thắc mắc, và
tiếp thu ý kiến của phụ huynh, sau đó trường đã truyền đạt tới PHHS
mục đích, yêu cầu cần đạt đối với từng độ tuổi, cách dạy trẻ, những yêu
cầu trẻ tự phục vụ, yêu cầu về dinh dưỡng đối với trẻ....Từ đó phụ huynh
kết hợp với nhà trường CSGD trẻ tốt hơn.
VD: khi dạy bài thơ hoặc câu chuyện mới cho trẻ, chúng tôi đã chỉ

đạo cho giáo viên vi tính nội dung bài thơ, câu chuyện “Tuyên truyền
cha mẹ cùng chăm sóc giáo dục trẻ” giáo viên giới thiệu để phụ huynh
trẻ quan tâm hiểu nội dung câu chuyện, về nhà dạy trẻ giúp trẻ nhớ sâu
hơn bài học ở lớp
Ngoài ra chúng tôi còn trao đổi với PHHS dạy trẻ ôn luyện nhận
biết chữ cái, chữ số và số lượng tương ứng, sửa ngọng cho trẻ, tập cho
11


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
trẻ cách phát âm chuẩn, kết hợp dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách, giữ
gìn vệ sinh môi trường...
Khi tổ chức khám sức khỏe cho trẻ tôi đã chỉ đạo giáo viên cập
nhật các thông tin về trẻ, nghe bác sĩ tư vấn về các biện pháp khắc phục
thông báo tới PHHS về tình trạng sức khỏe của trẻ, truyền đạt cho PHHS
biện pháp khắc phục, để gia đình quan tâm kết hợp cùng nhà trường
CSGD trẻ tốt hơn, bên cạnh việc làm trên tôi dã phối hợp với hội liên
hiệp phụ nữ xã, tổ chức tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ tại thôn cụm dân cư, bằng các biện pháp đó chúng tôi đã nâng cao
kiến thức CSGD trẻ trong cộng đồng.
Đạt được mục tiêu trên chính là nhờ sự khéo léo kết hợp tổng thể
các lực lượng cùng tham gia công tác CSGD trẻ
Hai là: Tổ chức tốt các phong trào tạo động lực trong việc huy
động tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục.
Để tạo được bước đột phá trong việc huy động cộng đồng tham gia
giáo dục thì công tác tổ chức XHHGD cần hướng vào việc tổ chức các
hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày hội để cộng đồng có cơ hội
thể hiện
Sự quan tâm của mình đối với giáo dục bằng việc tổ chức các

phòng trào thi đua cho trẻ trong năm học như: “Hội thi bé khéo tay”,
“Đêm trung thu”, ...
Với đêm trung thu chúng tôi đã thu hút được PHHS bằng các tiết
mục múa của cô và trò, mốt thời trang được làm từ nguyên vật liệu phế
thải, 36 trẻ biểu diễn một chương trình văn nghệ với thời gian dài 90
phút đã thu hút được đông đảo các lực lượng xã hội và nhân dân trong
xã,
Để “Đêm trung thu” đạt kết quả tốt chúng tôi đã đề nghị cụm dân
cư số 2 thôn Tri lễ địa điểm gần khu trung tâm trường hỗ trợ cho mượn
nhà văn hóa thôn, liên hệ với chính quyền xã hỗ trợ bảo vệ đảm bảo an
ninh cho đêm diễn, liên hệ với các đồng chí trong ban văn hóa xã tài trợ
phụ trách loa đài, giúp trường cắt dán băng zôn khẩu hiệu, tuyên truyền
trên đài phát thanh quảng cáo chương trình văn nghệ đón Tết Trung thu
12


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
của trường, chỉ đạo cho giáo viên tại các nhóm lớp gặp gỡ PHHS trong
giờ đón trả trẻ mời PHHS tới tham dự và ủng hộ đêm diễn của các con.
36 trẻ là 36 gia đình cùng với người thân của bé háo hức mua
những trang phục đẹp, áo dài, váy các loại, những tiết mục biểu diễn đặc
sắc như: Múa “Bức họa đồng quê”, nhảy “Mùa xuân ra phố”, múa hát
“Em là công an tí hon”, đặc biệt là tiết mục trình diễn mốt thời trang,...
đã gây được sự bất ngờ cho khán giả và chính người thân của các bé về
một lớp măng non vừa có tài mềm dẻo, uyển chuyển, tình cảm khi biểu
diễn những tiết mục đậm đà bản sắc dân tộc, vừa khỏe khoắn, mạnh dạn,
tự tin khi khiêu vũ...
Trong mắt khán giả ba mẹ và người thân của bé, bé không còn là
đứa trẻ hay khóc nhè, lười ăn phải được giỗ dành mà bé thực sự là diễn

viên nhí.
Đang biểu diễn tài năng trên sân khấu và được đông đảo khán giả
cổ vũ, khâm phục. Các tiết mục dường như đã thay đổi mọi suy nghĩ bấy
lâu nay của phụ huynh “Mầm non nông thôn”. Sau đêm diễn này chúng
tôi đã xây dựng được hình tốt của nhà trường, nhân dân nhận thấy được
két quả giáo dục trên trẻ, cũng từ đó nhà trường đã nhận được nhiều
nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân. (Hình ảnh 2)

13


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 2: Các bé biểu diễn ‘Em là công an tí hon”
Bên cạnh việc tổ chức tốt các hội thi cho trẻ, Cán bộ, giáo viên,
nhân viên trường tích cực tham gia phong trào do các cấp phát động như
hội thi: “Ngày Hội Văn hóa – Thể thao”, “Tiếng hát thầy và trò”
Trong Hội thi “Ngày Hội Văn hóa – Thể thao” tôi đã mời các bậc
PHHS cùng tham dự và cổ vũ. Qua hội thi PHHS đã rất bất ngờ vì tài
năng của các cô giáo mầm non, đặc biệt là trường nhà, điều đó đã được
thể hiện trong niềm vui, nụ cười, những lời tán thưởng, những tràng
pháo tay và hò reo không ngớt. Hội thi đã để lại ấn tượng đẹp, sự tin
tưởng của PHHS về nền giáo dục phát triển của xã nhà. (Hình ảnh 3)

14


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước


Hình ảnh 3: Giáo viên trường tham dự hội thi ngày hội văn hóa thể thao
Có được sự hưởng ứng nhiệt tình của PHHS và của hội thi cùng
với sự chỉ đạo động viên của ban giám hiệu và tập thể trường, giáo viên
nhân viên đại diện cho trường dự thi như được tiếp thêm sức mạnh, cố
gắng và lỗ lực hết mình và sự lỗ lực đó đã được đáp lại bằng thành tích
hết sức vui mừng là trường đã đạt giải ba cầu lông đôi nữ, giải khuyến
khích khiêu vũ, giải ba toàn đoàn. (Hình ảnh 4)

15


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 4: Trao thưởng trường đạt giải 3 hội thi văn hóa thể thao
3. Tăng cường công tác lãnh – chỉ đạo công tác XHHGD
XHHGD là một củ trương đúng đắn, nhưng tổ chức như thế nào để
thực hiện có hiệu quả đây là một thách thức lớn đối với người quản lý,
người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, nên quá trình quản
lý chỉ đạo, triển khai thực hiện XHHGD đều cần có những biện pháp tác
động tạo động lực thu hút đầu tư. Để thực hiện công tác XHHGD được
tốt cần phải có sự lãnh đạo tập trung thống nhất trong đội ngũ quản lý,
phát huy tính năng động sáng tạo của tất cả các thành viên, tổ chức tốt
các hoạt động tạo được niềm tin trong nhân dân, thu hút sự chú ý của các
tổ chức, cá nhân, để họ nhận thấy có trách nhiệm góp phần xây dựng
giáo dục, từ đó tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, trình độ, khả năng và
điều kiện của mõi tổ chức cá nhan tham gia công tác XHHGD. Phát huy
vai trò chủ động lòng cốt của nhà trường trong việc tổ chức XHHGD.
Để công tác XHHGD đạt hiệu quả cao nhà trường đã tăng cường

chỉ đạo từng khâu. Khi vận động các tổ chcs tài trợ hệ thống nước, cải
16


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
tạo sân chơi, trước hết tôi tổ chức họp ban chi ủy, ban giám hiệu, xác
định mục tiêu tuyên truyền, xác định khu vực và đối tượng cần phải
tuyên truyền, căn cứ vào khả năng và điều kiện của các thành viên trong
nhà trường để phân công cụ thể từng việc cho từng người, sau đó họp hội
đồng trường triển khai kế hoạch của ban giám hiệu đã đề ra, tư vấn cách
tuyên truyền tới từng đối tượng cho các thành viên trong trường, cán bộ
và giáo viên cốt cán của nhà trường được học tập tuyên truyền sâu hơn.
Để các thành viên trong trường thực hiện tốt, nhà trường đã đươa vào chỉ
tiêu thi đua, quy định về chế độ báo cáo. Ban thi đua theo dõi đánh giá
quá trình thực hiện và kết quả đạt được của từng thành viên đối với từng
công việc được giao
Giáo viên tuyên truyền vận động tới PHHS để phụ huynh thấy
được tình trạng thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ, từ
đó thông qua phụ huynh vận động các nhà hảo tâm, hội đồng hương xa
quê hỗ trợ kinh phí. Ban giám hiệu, ban chi ủy, liên hệ với trưởng thôn,
bí thư cùng toàn thể thành viên trong nhà trường tuyên truyền mọi lúc,
mọi nơi. Nhờ có sự chuẩn bị và chỉ đạo tốt chúng tôi đã thực hiện tốt kế
hoạch đề ra.
Từ thực tế XHHGD ở trường mầm non Tân Ước cho thấy để nhà
trường thực sự phát huy được vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt
đòi hỏi cán bộ quản lý phải thực hiện đầy đủ, bài bản các bước từ khâu
lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chỉ đạo, kiểm tra giám sát, tổng kết nắm
vững thông tin trong từng khâu và xuyên suốt toàn bộ quá trình.
4. Huy động sự đóng góp về tài chính vật lực của các ban ngành đoàn

thể tại cụm dân cư và các nhà hảo tâm
Trong những năm qua nhà trường đã chú ý cải tạo CSVC và xây
dựng môi trường học tập cho trẻ rất nhiều nhưng vì điều kiện kinh phí
hạn hẹp nên còn thiếu nhiều cha đạp ứng được nhu cầu CSGD trẻ. Với
mục đích tăng cường thêm cơ sở vật chất các điều kiện phục vụ dạy và
học, tôi quan tâm tới việc huy động sự đóng góp tài chính, tranh thủ sự
ủng hộ của PHHS các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ
chức....tới các hoạt động giáo dục. Để làm được việc này tôi đã tìm hiều
về các đối tác để có cơ hội trao đổi với họ về kế hoạch phát triển của nhà
17


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước
trường thông qua đó kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của họ cho các vấn đề
liên quan đến giáo dục của nhà trường
Chuẩn bị cho năm học 2014 – 2015, các phòng học ở ba khu lẻ xây
dựng từ lâu nên đã xuống cấp, chưa được sửa chữa và quét vôi lại, cảnh
quan khuôn viên trường chưa được cải tạo, đồ dùng đồ chơi các nhóm
lớp ít chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay. Đối với trẻ cuối cấp
học mầm non trẻ cần phải đạt được các mục tiêu của chương trình, đảm
bảo trẻ phát triển toàn diên về đức, trí, thể, mỹ, lao động.
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Học mà chơi – Chơi
mà học”, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nhu cầu vận động và
khám phá của trẻ rất lớn. Tôi nhận thấy để đảm bảo được các yêu cầu đó,
thì cần cải tạo điều kiện môi trường cho trẻ hoạt động, trẻ được vui chơi,
trải nghiệm, khám phá...
Với nguồn kinh phí còn hạn hẹp, tôi đã lên kế hoạch triển khai tới
tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trường, khuyến khích toàn trường tích
cực tuyên truyền tới PHHS các tổ chức cá nhân, đồng thời khuyến khích

CBGVNV suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, đóng góp ý kiến, nêu ý tưởng của
mình, ban giám hiệu nghiên cứu và chọn ý tưởng có tính khả thi, sáng
tạo, hiệu quả, phổ biến và tốn ít kinh phí sẽ được thực thi.
Cụ thể: Để có nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhà trường đã tổ chức
hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo”, hội thi đã được PHHS quan tâm
hưởng ứng nhiệt tình bằng việc ủng hộ cho giáo viên tại các nhóm lớp
nhiều nguyên vật liệu đã qua sử dụng, với bàn tay khéo léo của giáo viên
chúng đã trở thành những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, phong phú, hấp dẫn
đối với trẻ và người xem, nhà trường mời PHHS tham quan các gian
trưng bày, qua các gian trưng bày PHHS được giáo viên giới thiệu về sản
phẩm trưng bày, và lưu lại những nhận xét đánh giá của PHHS qua từng
sản phẩm, với hội thi này PHHS và các bé đã được hòa mình vào không
khí vui tươi, phấn khởi, khẳng định việc làm và sự cố gắng lỗ lực của
toàn trường trong công tác CSGD trẻ. Chỉ trong thời gian ngắn sau hội
thi các nhóm lớp đã đầy ắp đồ dùng đồ chơi tự làm. (Hình ảnh 5-6-7-8)

18


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 5: Sản phẩm dự thi của cô trò lớp B3

Hình ảnh 6: Sản phẩm dự thi của cô trò lớpA2

19


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại

Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 7-8: PHHS cùng các bé phấn khởi tham quan gian trưng bày
Ngay sau hội thi “Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo” là các nhóm lớp
thi trang trí môi trường học tập, tạo góc mở cho trẻ hoạt động. Khi chấm
môi trường học tập các nhóm lớp, tôi thấy vui về sự cố gắng của các cô,
về cái tài của giáo viên mầm non đúng là “Không có việc gì khó, Chỉ sự
lòng không bền” Toàn bộ các nhóm lớp được đánh giá môi trường học
tập tốt. (Hình ảnh 9-10-11-12-13-14-15-16)

Hình ảnh 9: Góc học tập lớp 5 tuổi
20


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 10: Góc học tập lớp 5 tuổi

Hình ảnh 11: Góc học tập lớp 4 tuổi

21


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 12: Góc phân vai

Hình ảnh 13: Góc phân vai

22


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 14: Góc nghệ thuật

Hình ảnh 15: Góc xây dựng
23


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 16
Như hiện trạng thực tế đã nêu các phòng học ở 3 khu lẻ Bông Sen,
Hoa Lan, Hoa Mai đã xây dựng từ lâu nhưng chưa được quét vôi lại,
chưa được bắn tấm ốp tường, xốp rải nền đã hỏng cần phải thay thế
Để huy động sự ủng hộ PHHS, trong buổi họp PHHS tôi đã nêu ra
những tiêu chí về CSVC cần bổ sung cần cải tạo, nói rõ tác dụng và sự
cần thiết phải làm để tạo môi trường tốt, an toàn, sự phấn khởi cho các
con mỗi khi đến trường, trong điều kiện khó khăn nhà trường rất cần sự
ủng hộ của PHHS và các nhà hảo tâm góp sức cùng nhà trường “vì tương
lai con em chúng ta” Kết quả đã huy động được PHHS hỗ trợ bạt bao
tường, xốp rải nền cho các nhóm lớp ở khu lẻ với tổng số tiền là
57.000.000 triệu đồng
Cùng với việc đóng bạt bao tường tạo điều kiện trang trí lớp, mua
xốp rải nền đảm bảo ấm áp cho các cháu về mùa đông tôi đã liên hệ với
các tổ các cụm dân cư, chỉ đạo cho giáo viên tuyên truyền để PHHS ủng

hộ kinh phí để quét vôi cho các phòng học ở ba khu lẻ với tổng giá trị
tiền được khuyên góp là 9.000.000 triệu đồng. (Hình ảnh 17-18)
24


Một số biện pháp làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại
Trường Mầm non Tân Ước

Hình ảnh 17: Trước khi cải tạo

Hình ảnh 18: Sau khi cải tạo

Nhận thức được giá trị thiết thực và tầm quan trọng của thiên nhiên
và cây xanh đối với đời sống con người đặc biệt là với mầm non tương
lai của đất nước, tôi phát động tập thể CBGVNV trường ủng hộ bồn hoa
cây cảnh, sau đó chỉ đạo GVNV phát động tới toàn thể PHHS ủng hộ bồn
hoa cây cảnh để trang trí khuôn viên nhóm lớp, tạo môi trường xanh –
sạch – đẹp. (Hình ảnh 19-20-21-22-23-24)

25


×