Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh, giúp học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác là một
yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục. Chính vì vậy đòi hỏi người thầy cũng
phải đổi mới phương pháp học tập để giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức trong
giờ học.
Trong quá trình dạy học, việc rèn luyện tư duy thích hợp được chú trọng ở
tất cả các môn học. Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học được xác định là một môn
học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 có
nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu.
Học sinh được lĩnh hội kiến thức thông qua một hệ thống bài tập. Như vậy sách
giáo khoa tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực
hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức
hoạt động cho học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ mình và
được phát triển.
Để có một câu nói và viết ngắn gọn, diễn đạt đủ ý, gây hứng thú với
người nghe hoặc một bài văn hay, ta cần phải có một vốn từ ngữ phong phú, biết
viết câu đúng ngữ pháp. Vậy từ ngữ ở đâu, luyện viết như thế nào, đó là nhiệm
vụ của thầy và trò, phải dạy và học thế nào để tích lũy vốn từ qua từng bài học.
Phân môn Luyện từ và câu trực tiếp cung cấp cho các em vốn từ phong phú
nhất, giúp các em củng cố, làm giàu vốn từ để viết câu, hình thành văn bản hoàn
chỉnh. Dùng từ đúng, phù hợp với văn cảnh giúp các em thể hiện ý văn sáng sủa,
rõ ràng, mặt khác giúp người đọc hiểu nội dung bài văn, câu văn một cách rõ
ràng, chính xác.
Có nhiều yếu tố góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới
phương pháp dạy học. Trò chơi học tập là một hình thức tích cực hỗ trợ đắc lực
cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Ở Tiểu học hoạt động chơi không còn là
chủ đạo đối với học sinh. Song cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu và
nó giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với các em. Nếu ta tổ chức cho
học sinh vui chơi một cách hợp lý, khoa học thì mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong các tiết học có tác dụng tích cực
nhằm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên
1/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ nhàng và
hiệu quả hơn. Trò chơi cũng tạo nên sự vui tươi, thân mật, đoàn kết, giải trí……
Như Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Văn Huệ đã nhận định: “Khi giảng bài, cô giáo sử
dụng đồ dùng học tập đẹp, màu sắc sặc sỡ, tổ chức các trò chơi phong phú, các
em sẽ reo lên: “Đẹp quá!”, “Thích quá!”. Do đó, những bài giảng khô khan
không tạo dựng cho học sinh những cảm xúc tích cực mà còn làm cho các em
mệt mỏi, chán nản, căng thẳng.” (Trích Tâm lí học tiểu học). Đối với các nhà
giáo dục thì trò chơi chính là phương pháp “Vui mà học, học mà vui”. Còn Bác
Hồ đã từng căn dặn: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng
cần cho chúng học”. Đối với học sinh lớp 3, việc sử dụng các hình thức trò chơi
học tập rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em, đồng thời giúp các em
bộc lộ hết năng lực của mình, gây hứng thú khi học Luyện từ và câu. Chính vì
vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết Luyện
từ và câu thông qua trò chơi” nhằm góp phần thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học, nâng cao chất lượng học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và chất
lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 nói chung.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 3C năm học 2013 – 2014 .
- Học sinh lớp 3C năm học 2014 – 2015.
- Học sinh lớp 3C năm học 2015 – 2016
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp sư phạm
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
4. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung dạy học Luyện từ và câu, chương trình SGK, để
đưa ra những trò chơi phù hợp, hiệu quả để gây hứng thú cho học sinh trong giờ
học Luyện từ và câu.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
2/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dạy học môn Tiếng Việt chỉ có hiệu quả cao khi trở thành quá trình tổ
chức và điều khiển hoạt động giao tiếp. Trong điều kiện dạy học ở Tiểu học hiện
nay, việc sử dụng các loại trò chơi ngôn ngữ vào hoạt động học tập đã là một
phương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức
tổ chức dạy học mới, tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng
Tiếng Việt của mình. Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui và nhẹ nhàng
về Tiếng Việt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở bậc Tiểu
học là một việc cần thiết để học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi
cùng bạn bè theo tinh thần “Học vui - vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”.
Các vai trò của trò chơi học tập trong việc dạy và học môn Tiếng Việt ở
các lớp bậc tiểu học :
1. Trò chơi học tập Tiếng Việt kích thích hứng thú nhận thức
Trò chơi học tập bên cạnh chức năng giải trí còn giúp học sinh tự củng cố
kiến thức, kĩ thuật, thói quen học tập một cách hứng thú, thói quen làm việc theo
nhiều quy mô (cá nhân, nhóm, lớp). Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ
tập trung của học sinh mà không một phương pháp nào sánh được. Những kiến
thức khô khan và cứng nhắc sẽ sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình
thức trò chơi và nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng lên. Như vậy, việc
sử dụng trò chơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy học Tiếng Việt
nói riêng là một trong những biện pháp tăng cường tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh thể hiện
qua các tiết học có trò chơi làm tăng thêm cảm tình của các em đối với môn học
và thầy cô giáo.
Việc tìm được phương án giải khác nhau cho một “bài toán” trò chơi giúp
các em hiểu sâu sắc hơn về những tri thức đã học, có thói quen tìm tòi phương
án giải quyết tốt nhất, hay nhất và đơn giản nhất. Và khi đó, các em thể hiện
niềm vui, hứng thú với những thành tích mà mình đạt được, thể hiện niềm vui
do trò chơi mang lại và cảm thấy vui sướng khi được tham gia vào trò chơi. Từ
đó hình thành ở các em tính tích cực, ý thức tự giác trong học tập, bởi vì “trong
giờ lên lớp nào mà tư duy tích cực được kích thích thì cũng sẽ xuất hiện thái độ
tích cực đối với học tập, sẽ hình thành hứng thú nhận thức”.
Mặt khác, trong trò chơi, muốn hoàn thành nhiệm vụ đặt ra và chơi đúng
quy tắc thì các em phải chú ý, tích cực lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên.
Từ đó, trẻ em “dần dần học tập, hành động theo đúng quy tắc, bắt tính tích cực
3/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
của mình phục vụ những nhiệm vụ nào đó, kiên trì phấn đấu đạt tới những kết
quả và những thành tựu nhất định” (A, V. Daparogiet - Tâm lí học).
Trò chơi là chiếc cầu nối môn Tiếng Việt với thực tiễn, bởi vì thông qua
trò chơi các em thấy ứng dụng quan trọng của môn Tiếng Việt trong thực tiễn.
Và như vậy là đã phát huy được tính tích cực nhận thức của các em.
2. Trò chơi học tập Tiếng Việt là một trong những phương tiện hình
thành các năng lực trí tuệ
Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của
quá trình tâm lí. Trong trò chơi, ở trẻ bắt đầu hình thành sự chú ý có chủ định và
ghi nhớ có chủ định. Khi chơi trẻ tập trung chú ý hơn và ghi nhớ được nhiều
hơn. Bởi vì bản thân trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung vào những dữ kiện và đối
tượng được đưa vào tình huống của trò chơi cũng như nội dung của trò chơi.
Nếu đứa trẻ không chú ý và nhớ những điều kiện của trò chơi, thì sẽ hành động
một cách tự phát và không đạt được kết quả chơi. Bởi vậy, để trò chơi được
thành công buộc các em phải tập trung chú ý và ghi nhớ một cách chủ động.
Trò chơi học tập Tiếng Việt đẩy mạnh sự phát triển năng lực trí tuệ và
phục vụ cho mục đích ấy vì đôi khi trò chơi đề ra cho các em “bài toán” trí tuệ,
và việc giải quyết các “bài toán” này đòi hỏi phải thể hiện những hình thức hoạt
động trí tuệ muôn hình, muôn vẻ. Trong khi tham gia trò chơi, để giành phần
thắng, các em phải linh hoạt, tự chủ, phải độc lập suy nghĩ, phải sáng tạo và có
lúc phải tỏ ra quyết đoán. Việc xây dựng và tổ chức các trò chơi đã giúp các em
vận dụng, sáng tạo cách tìm “chiến lược” giành phần thắng trong trò chơi ban
đầu và các tình huống mới, trò chơi mới.
Đồng thời những kinh nghiệm được rút ra từ các mối quan hệ qua lại
trong lúc chơi cho phép đứa trẻ đứng trên quan điểm của những người khác để
phán đoán hành vi sắp xảy ra của bạn, trên cơ sở đó mà lập kế hoạch hành động
và tổ chức hành vi của bản thân mình sao cho phù hợp.
Như vậy, trò chơi học tập Tiếng Việt tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng,
khả năng linh hoạt độc lập sáng tạo cần thiết cho hoạt động học tập và lao động
sau này của các em.
3. Trò chơi học tập Tiếng Việt ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
ngôn ngữ và trí tưởng tượng
Vui chơi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của học sinh nói
chung và của học sinh Tiểu học nói riêng. Tình huống trò chơi đòi hỏi mỗi đứa
trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất
định. Nếu các em không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng và ý kiến của
4/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
mình đối với trò chơi, nếu không hiểu được lời chỉ dẫn của thầy cô hay lời bàn
bạc của các bạn cùng chơi, thì không thể nào tham gia vào trò chơi được (hoặc
tham gia không có kết quả). Để đáp ứng được những yêu cầu của việc cùng
chơi, trẻ phải phát triển ngôn ngữ một cách rõ ràng, mạch lạc. Trò chơi chính là
điều kiện kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, trò chơi học tập Tiếng Việt có ý nghĩa đối với sự phát triển
trí tưởng tượng của học sinh Tiểu học. Trong hoạt động vui chơi các em học
thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, nhận đóng các vai khác nhau. Năng lực
này là cơ sở để phát triển trí tưởng tượng. Chính hoạt động vui chơi đã làm nảy
sinh hoàn cảnh chơi, tức là làm nảy sinh trí tưởng tượng.
Trong khi chơi, trẻ ra sức tưởng tượng (đặc biệt là các trò chơi đóng vai)
và vì vậy ngôn ngữ trao đổi rất phong phú. Những hình ảnh tưởng tượng vừa
ngây thơ vừa đáng yêu (cũng có lúc phi lí) này không chỉ đem lại cho tuổi thơ
niềm hạnh phúc mà còn cần cho mỗi người sau này lớn lên, dù đó là người lao
động chân tay, nhà khoa học hay người nghệ sĩ. Phương tiện có hiệu quả nhất để
nuôi dưỡng trí tưởng tượng – đó là trò chơi.
4. Trò chơi học tập Tiếng Việt thực hiện chức năng hoạt động luyện
tập thực hành
Trò chơi học tập Tiếng Việt thực hiện chức năng của hoạt động thực hành
vì các em có điều kiện vận dụng những kiến thứuc đã học khi tham gia vào trò
chơi. Các em được hình thành những kĩ năng phân biệt được bản chất trong các
kiến thức Tiếng Việt ở mỗi trò chơi, hiểu được sâu sắc và đầy đủ hơn các tri
thức đã học. Với các trò chơi Thi viết câu gồm các chữ giống nhau ở chữ cái
đầu, Thi đặt câu theo mẫu, Thi tìm từ ghép có cùng một tiếng… các em hiểu rõ
hơn về cấu tạo của từ, của câu Tiếng Việt, góp phần hình thành và rèn luyện kĩ
năng đặt câu, viết đoạn văn. Qua đó, những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ và
trong tri thức của các em cũng được phát hiện. Từ đó giáo viên có biện pháp bổ
sung và điều chỉnh kịp thời cho các em.
Bên cạnh đó, trò chơi Tiếng Việt còn là một trong những phương tiện để
khắc phục những trở ngại khác nhau trong hoạt động trí tuệ của từng em thông
qua các trò chơi cá nhân và tập thể. Bởi vì đã là trò chơi thì phải có trao đổi tư
tưởng, tri thức giữa các thành viên trong một nhóm khi tham gia trò chơi. Thông
qua trò chơi, các em có điều kiện để thể hiện mình, biết hợp tác với bạn bè để
tìm được cách trả lời tốt nhất. Và thông qua trò chơi này, giáo viên có thể tìm
5/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
hiểu được nguyên nhân yếu kém, chậm tiến của các em để có biện pháp khắc
phục, luyện tập nhiều lần cho trẻ và nâng cao dần trình độ cho các em.
5. Trò chơi học tập Tiếng Việt giúp hình thành đức tính trung thực,
có kỉ luật, tính độc lập, tự chủ, có ý thức cao
Khi tham gia trò chơi, học sinh phải tuân thủ theo những quy tắc nhất
định (đã được nêu trước trò chơi). Việc các em tiếp nhận và tuân theo những
quy tắc đó giúp các em có khả năng tự kiềm tra và kiểm tra lẫn nhau trong trò
chơi. Khi tham gia vào trò chơi, nhập vai quan hệ với các bạn cùng chơi buộc
các em phải đem những hành động của mình phục tùng những yêu cầu nhất định
bắt nguồn từ ý đồ chung của trò chơi. Việc thực hiện quy tắc của trò chơi trở
thành một trong những yếu tố cơ bản của trò chơi, làm cho các thành viên trong
nhóm hợp tác chặt chẽ với nhau. Để giành phần thắng trong các trò chơi tập thể,
các em phải biết cùng chơi, biết giúp đỡ lẫn nhau, biết dung hoà lợi ích cá nhân
với lợi ích tập thể, tức là các em biết điều tiết hành vi của mình theo chuẩn mực
của xã hội.
Bên cạnh đó, dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, để tổ (nhóm)
mình giành phần thắng, các em ở trong tổ thi đua nhau cùng làm bài và giữ gìn
trật tự. Qua đó, có thể giáo dục đức tính trung thực, thật thà, ý thức tổ chức kỉ
luật, ý thức tự giác, tính độc lập, tự chủ và ý thức tôn trọng tập thể của các em.
Khi đã xác nhận rằng vui chơi là một hoạt động cần thiết của học sinh tiểu
học, thì đồng thời cũng cần nhận biết rằng việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là
cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ
chức cuộc sống của trẻ, vì trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người.
Đặc biệt, ở tiểu học, độ tuổi học sinh còn thấp (từ 6 đến 11 tuổi), năng lực
chú ý và trí nhớ của các em còn kém bền vững. Do đó, không nên kéo dài nội
dung bài học, làm như vậy, học sinh sẽ rất dễ bị mệt mỏi, chán nản, không lĩnh
hội đầy đủ, chính xác nội dung bài học. Vậy làm thế nào để tiết học diễn ra nhẹ
nhàng, tự nhiên, hiệu quả? Sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác
nhau để giờ học hạn chế được sự khô cứng, điều này tùy thuộc vào năng lực sư
phạm của mỗi giáo viên. Nói như nhà giáo dục vĩ đại người Séc J.A.Comenxki
(1592 - 1670): “Dạy học là một nghệ thuật”. Vấn đề quan trọng là ở chỗ vận
dụng, chuyển hóa các phương pháp dạy học của mỗi giáo viên. Không có
phương pháp, hình thức dạy học nào là tối ưu, điều cần thiết đấy chính là tính
sáng tạo của người giáo viên.
6/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trường Tiểu học nơi tôi đang công tác và giảng dạy có trên 30 giáo viên,
đa số đã đạt trên chuẩn. Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đã được cán
bộ, giáo viên nhà trường tiếp thu nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Trong quá
trình dạy học, giáo viên không đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức sẵn có
trong sách giáo khoa mà trở thành người hướng dẫn, tổ chức quá trình dạy
học…… Giáo viên thường lấy tiêu chí phấn đấu là giờ học nhẹ nhàng, tự nhiên,
thoải mái, đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy mà kết quả học tập của học sinh ngày
một nâng cao, số lượng học sinh đạt giải và giải cao trong các cuộc thi các cấp
ngày càng tăng, trường liên tục đạt trường tiên tiến.
Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu lớp 3 là cung cấp cho các em
vốn từ ngữ, giúp các em làm giàu vốn từ để viết câu, hình thành văn bản hoàn
chỉnh. Nhưng thực tế, vào thời điểm đầu năm học, học sinh lớp 3C do tôi phụ
trách, kĩ năng dùng từ đặt câu và vận dụng viết thành đoạn văn còn hạn chế. Qua
điều tra ban đầu, trong 43 em của lớp chỉ có 20 em viết đoạn văn hoàn chỉnh. Đa
số các em nắm kiến thức về vốn từ chưa bền vững. Mặt khác, do tình hình chung
của lớp, một số em còn rụt rè trong học tập và sinh hoạt. Trong khi đó, nội dung
chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 rất đa dạng, phong phú. Vì vậy
cần phải được khai thác và vận dụng tối ưu về các phương pháp dạy – học, hạn
chế được sự khô khan trong tiết học, tạo cho các em không khí học tập sôi nổi.
Trên cơ sở đó củng cố kiến thức được vững chắc. Mặt khác, địa bàn tôi dạy đa
số là thuần nông, người dân rất bận rộn trên cánh đồng, kiến thức về học tập
cũng hạn chế nên các em cũng ít nhận được sự kèm cặp, hướng dẫn của gia
đình. Mọi kiến thức các em có đều được tiếp nhận trên lớp học, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo. Do đó, giáo viên luôn phải trăn trở làm thế nào để học
sinh có thể dễ dàng nhớ ngay kiến thức trong giờ học và phát huy hiệu quả khi
nói và viết.
7/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
CHƯƠNG III: MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG TIẾT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
1. Nghiên cứu chương trình Luyện từ và câu lớp 3
Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu lớp 3 là giúp học sinh mở rộng,
hệ thống hóa vốn từ, trang bị cho học sinh một số kiến thức sơ giản về từ vựng,
ngữ pháp văn bản, các biện pháp tu từ, rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu và sử
dụng dấu câu. Qua nghiên cứu chương trình, tôi nhận thấy phân môn Luyện từ
và câu lớp 3 được phân bố mỗi tuần 1 tiết, gắn với 15 chủ điểm xuyên suốt trong
quá trình học Tiếng Việt.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Chủ điểm
Măng non
Tuần
1
2
Mái ấm
3
4
Tới trường
5
6
7
Cộng đồng
Quê hương
8
10
11
12
Bắc – Trung
- Nam
13
14
Anh em một
nhà
Thành thị và
nông thôn
15
16
Tên bài
- Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh
- Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi
Ôn tập câu Ai là gì ?
- So sánh. Dấu chấm
- Mở rộng vốn từ: Gia đình
Ôn tập câu Ai là gì ?
- So sánh
- Mở rộng vốn từ: Trường học
Dấu phẩy
- Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái
So sánh
- Mở rộng vốn từ: Cộng đồng
Ôn tập câu Ai làm gì ?
- So sánh. Dấu chấm
- Mở rộng vốn từ: Quê hương
Ôn tập câu Ai làm gì ?
- Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái
So sánh
- Mở rộng vốn từ: Từ địa phương
Dấu chấm hỏi, chấm than
- Ôn về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu Ai thế nào ?
- Mở rộng vốn từ: Các dân tộc
Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh
- Mở rộng vốn từ: Thành thị – Nông thôn
Dấu phẩy
8/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
17
Bảo vệ Tổ
quốc
Sáng tạo
19
20
21
22
23
Nghệ thuật
Lễ hội
24
25
26
28
Thể thao
Ngôi nhà
chung
Bầu trời và
mặt đất
29
30
31
32
33
34
- Ôn về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy
- Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi
nào ?
- Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy
- Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
- Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm,
dấu hỏi.
- Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như
thế nào ?
- Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy
- Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy
- Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm
gì ? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Mở rộng vốn từ: Thể thao. Dấu phẩy
- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm
- Mở rộng vốn từ: Các nước. Dấu phẩy
- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?
Dấu chấm, dấu hai chấm
- Nhân hóa
- Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
Dấu chấm, dấu phẩy
Cũng từ vấn đề nghiên cứu, tôi nhận thấy ở mỗi chủ điểm, các bài học
được bố trí xoay quanh một chủ điểm là hạt nhân của chương trình. Các kiến
thức được luyện tập qua nhiều bài, giúp học sinh nắm bài chắc chắn hơn.
Ví dụ : Chủ điểm “Cộng đồng”, học sinh được mở rộng vốn từ qua bài :
Mở rộng vốn từ: Cộng đồng - Ôn tập câu Ai làm gì ? Kiến thức về từ chỉ hoạt
động, trạng thái, biện pháp so sánh trong những bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần
8, các em được ôn tập trong tiết Luyện từ và câu này.
Biện pháp này giúp tôi chủ động hơn trong việc thiết kế các trò chơi sao
cho phù hợp với từng tiết học.
2. Thiết kế trò chơi:
Sau khi nghiên cứu chương trình, tôi thiết kế trò chơi theo nội dung từng
bài học. Học sinh được chơi trò chơi thay cho việc làm bài tập một cách khô
9/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
khan. “Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho
việc hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh bớt đi vẻ khô khan,
tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn” (Trích: Dạy Tiếng Việt theo chương trình
và sách giáo khoa mới - Trần Thị Minh Phương). Để đảm bảo cho sự thành
công của việc sử dụng trò chơi, tôi luôn thiết kế trò chơi gắn với mục tiêu của
bài học. Các trò chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, ít tốn thời gian của tiết
học. Trò chơi có sự thi đua giành phần thắng giữa các bên tham gia. Tuy nhiên,
sự đánh giá thắng, thua không quan trọng, giáo viên cần động viên cả bên thua
để các em không có sự tự ti, cảm thấy mình yếu kém. Mục đích quan trong là
tạo được không khí sôi nổi trong học tập, giúp các em học bài tốt hơn.
* Ví dụ : Bài : Mở rộng vốn từ: Quê hương
Ôn tập câu ai làm gì ?
a) Trò chơi : “Ai nhanh hơn nào”
b) Mục đích : - Củng cố về vốn từ Quê hương.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác.
c) Chuẩn bị :
- Thẻ từ ghi các từ: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu
quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.
- Bảng phụ ghi sẵn 2 cột :
a) Chỉ sự vật ở quê hương
b) Chỉ tình cảm đối với quê hương
....................................................
..........................................................
....................................................
..........................................................
....................................................
.........................................................
…………………………………
……………………………………..
d) Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em. Các em có nhiệm vụ
tiếp sức nhau đính những thẻ từ có từ trên vào hai nhóm a và b cho đúng. Chú ý:
Mỗi lần, một em chỉ đính 1 từ, tiếp tục đến em khác. Đội nào thực hiện nhanh và
chính xác hơn là thắng cuộc.
* Ví dụ: bài “Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy” ( tuần 21- trang 17 )
Ô CHỮ “ ANH HÙNG”
a) Tên trò chơi : “Ô chữ kì diệu”
10/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
b) Mục đích :
- Củng cố và hệ thống hóa từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc.
- Rèn khả năng ghi nhớ các anh hùng của dân tộc và giáo dục truyền
thống dân tộc.
c) Chuẩn bị :
- Bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ :
1
A
N
H
H
Ù
N
G
2
3
4
5
6
7
d ) Cách chơi :
- Chia lớp thành 4 đội, mỗi dãy bàn một đội.
- Học sinh bốc thăm để giành thứ tự chọn ô.
- Học sinh chọn câu hỏi nào, giáo viên đọc câu lệnh, các em thảo luận với
nhau tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. Thời gian
ghi đáp án là 15 giây.
- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Các đội phát hiện từ cột dọc ở
bất kì thời điểm nào sau câu hỏi thứ năm đều có quyền trả lời. Từ cột dọc là 30
điểm. Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.
• Mỗi hàng ngang có ghi tên một anh hùng, em hãy dựa vào gợi ý để tìm
đúng các anh hùng đó.
1. Triệu Việt Vương.
2. Nữ tướng cưỡi voi đánh giặc.
3. Anh hùng áo vải.
4. Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
5. Nhân dân tôn ông là Bố Cái Đại Vương.
6. Người đại phá quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.
7. Người đại phá quân Tống trên sông Như Nguyệt.
Đáp án:
Các anh hùng lần lượt là: Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn Huệ,
Hồ chí Minh, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lí Thường Kiệt.
1
T
R
I
Ệ
U
Q
U
A
11/50
N
G
P
H
Ụ
C
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
3
N
G
2
U
4
T
Y
H
5
7
L
Í
T
6
H
T
Ư
R
Ễ
Ồ
P
R
Ờ
Ư
N
C
H
Ầ
N
N
H
H
Ù
N
G
T
U
Í
N
Q
K
R
Ệ
M
G
U
I
Ắ
C
I
H
Ố
Ệ
N
Ư
C
T
H
N
T
G
U
Ấ
N
3. Tổ chức trên lớp
Từ thiết kế trò chơi đã lập, trong tiết học, tôi luôn lồng trò chơi vào
những chỗ thích hợp để tiết học thêm phần sôi nổi. “Tổ chức trò chơi học tập
tốt vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo, vừa rèn luyện được tính tự lập và
tinh thần tập thể của các em.” (Trích : Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu
học – Lê Phương Nga). Qua trò chơi, học sinh được thực hành luyện tập, các
em dễ nhớ bài hơn, khắc sâu được kiến thức hơn. Trong khi tổ chức trò chơi, tôi
thường chọn những em yếu, rụt rè tham gia để tạo điều kiện cho các em được
đứng trước đông người, giúp các em tự tin hơn, học tốt hơn.
Theo kinh nghiệm của bản thân cho thấy, ở lứa tuổi tiểu học, các em rất
hay bắt chước. Như Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Văn Huệ đã nhận xét: “Ở lứa tuổi tiểu
học, học sinh hay bắt chước. Tính hay bắt chước cũng là một đặc điểm quan
trọng của lứa tuổi tiểu học. Tính bắt chước là một “con dao” hai lưỡi. Bởi vì
các em bắt chước cái đúng cũng lắm mà cái sai cũng nhiều.” (Trích: Tâm lí học
ở tiểu học). Vì vậy, khi tổ chức trò chơi, tôi thường đảo vị trí của các câu để 2
đội không trùng nhau, học sinh không bắt chước đội bạn được.
* Ví dụ : Bài: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái – So sánh
Trò chơi : “Ai nhanh tay hơn nào”
Bài: Nối cột A với cột B tương ứng. Tôi viết bảng phụ cho 2 đội như sau :
12/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
Đội 1
A
B
Những ruộng lúa cấy sớm
huơ vòi chào khán giả
Những chú voi thắng cuộc
đã trổ bông
Cây cầu làm bằng thân dừa
lao băng băng trên sông
Con thuyền cắm cờ đỏ
bắc ngang dòng kênh
Đội 2 :
A
B
Cây cầu làm bằng thân dừa
bắc ngang dòng kênh
Con thuyền cắm cờ đỏ
đã trổ bông
Những ruộng lúa cấy sớm
lao băng băng trên sông
Những chú voi thắng cuộc
huơ vòi chào khán giả
Ví dụ: Bài : Nhân hóa - Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ?
Trò chơi : “Ai nhanh hơn nào ?”
Trả lời các câu hỏi sau. Tôi viết bảng phụ cho 2 đội như sau :
Đội A :
a) Lớp em bắt đầu vào học kì II
khi nào ?
b) Khi nào học kì II kết thúc ?
c) Tháng mấy em được nghỉ hè ?
Đội B :
a) Khi nào học kì II kết thúc ?
b) Tháng mấy em được nghỉ hè ?
c) Lớp em bắt đầu vào học kì II
khi nào ?
Nhờ sự sắp xếp không giống nhau các câu hỏi trong trò chơi, học sinh rèn
luyện được tính tự lập, không trông cậy vào người khác. Do đó, trò chơi cũng
sôi nổi hơn.
4. Một số lưu ý
Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng
cố kiến thức, kĩ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức
trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kĩ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học
13/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo
hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
- Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia
(mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
+ Các dụng cụ để chơi ( giấy khổ to, quan bài, thẻ từ, cờ, …….)
+ Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian
chơi, những điều người chơi không được làm, ……
+ Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, các giải của cuộc chơi
(nếu có)
- Bước 3: Thực hiện trò chơi.
- Bước 4: Nhận xét cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò
chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần
thưởng cho đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi thể hiện.
5. Các trò chơi
TRÒ CHƠI SỐ 1 (Tuần 1)
Bài : Ôn về từ chỉ sự vật – So sánh ( trang 8 )
a) Tên trò chơi : “Tìm nhanh từ chỉ sự vật” – áp dụng vào bài tập 1.
b)Mục đích :
- Nhận biết nhanh các từ chỉ sự vật, làm giàu vốn từ.
- Rèn luyện trí thông minh, nhanh mắt, nhanh tay.
c) Chuẩn bị :
- 4 bảng phụ chép sẵn khổ thơ
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
- Nam châm
14/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
d) Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 5 em. Các em tiếp sức nhau
gạch chân dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ. Trong thời gian2 phút, đội
nào xác định đúng, nhiều từ ngữ nhất và nhanh nhất là thắng cuộc.
Đáp án:
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai
TRÒ CHƠI SỐ 2 (Tuần 2)
Bài : Mở rộng vốn từ : Thiếu nhi ( trang 16 )
Ôn tập câu Ai là gì ?
a) Tên trò chơi : “Tìm nhanh từ cùng nhóm” – áp dụng vào bài tập 1.
b)Mục đích :
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh.
c) Chuẩn bị:
- Phấn màu
- Bảng phụ kẻ sẵn :
Chỉ trẻ em
………………………………………….
Chỉ tính nết của trẻ em
…………………………………………..
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc …………………………………………...
của người lớn đối với trẻ em
…………………………………………..
d) Cách chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Sau khi nghe giải
thích, giáo viên yêu cầu các nhóm kể ra những từ thuộc nhóm đó. Từng nhóm
ghi lại những từ ngữ vừa tìm được vào bảng phụ. Thời gian viết 2 hoặc 3 phút..
mỗi từ viết đúng được 1 điểm. Mỗi từ viết sai trừ 1 điểm. Nhóm nào có số điểm
cao nhất sẽ đứng vị trí số 1. Các nhóm khác căn cứ theo số điểm sẽ được xếp
vào các vị trí 2, 3, 4.
Đáp án:
Chỉ trẻ em
Nhi đồng, trẻ em, trẻ con, thiếu nhi, trẻ
nhỏ, em bé, cậu bé, cô bé,……..
Ngoan ngoãn, lễ phép, thơ ngây, trong
Chỉ tính nết của trẻ em
sáng, hồn nhiên, thật thà, trung thực,
chăm chỉ, …………
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc Nâng niu, chiều chuộng, chăm chút, chăm
của người lớn đối với trẻ em bẵm, quý mến, nâng đỡ, dạy bảo, ……
TRÒ CHƠI SỐ 3 (Tuần 3)
15/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
Bài : So sánh. Dấu câu ( trang 24 )
a) Tên trò chơi: “Ai tài so sánh” – áp dụng vào phần củng cố về so
sánh.
b) Mục đích :
- Luyện phát hiện biện pháp so sánh.
- Luyện phản ứng nhanh, trau dồi khả năng quan sát, trí tưởng tượng, liên
tưởng cho học sinh.
c) Chuẩn bị :
GV dự tính trước từ ngữ chỉ các đối tượng được đưa ra so sánh và một số
nội dung so sánh cho những từ ngữ này để tránh những phần “hô” không có đáp
án, phần “đáp” thích hợp.
d) Cách chơi :
- GV chia học sinh thành 4 đội, cử 2 bạn làm thư kí.
- GV nêu lên từ ngữ chỉ đối tượng cần so sánh. Ví dụ: mắt
- GV gọi học sinh giơ tay trước trả lời (Ví dụ: sáng như sao, trong như
ngọc, đen như hạt nhãn, …..)
- GV đưa ra một số đối tượng khác (như trời, trăng, dòng sông, …..) và
cũng tiến hành tương tự.
- Sau một thời gian (khoảng 2 – 3 phút ), GV tổng kết. Đội nào đưa ra
được nhiều đáp án đúng đội đó sẽ thắng cuộc.
TRÒ CHƠI SỐ 4 (Tuần 4)
Bài : MRVT : Gia đình ( trang 33 )
Ôn tập câu : Ai là gì ?
a) Tên trò chơi: “Tìm nhanh từ cùng nhóm” – áp dụng vào bài tập 1,
b)Mục đích :
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh.
c) Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1:
* Viết tiếp những từ ngữ chỉ gộp những người thân trong gia đình vào chỗ
trống :
M : ông bà, chú cháu………..
d) Cách chơi : Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 em. Sau khi nghe giải
thích, GV yêu cầu các nhóm chơi kể ra những từ thuộc nhóm đó. Từng nhóm
ghi lại những từ ngữ vừa tìm được vào bảng phụ. Thời gian viết 2 hoặc 3 phút,
16/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
mỗi từ viết đúng được 1 điểm, mỗi từ viết sai trừ 1 điểm. Nhóm nào có số điểm
cao nhất sẽ đứng vị trí số 1. Các nhóm khác theo số điểm sẽ được xếp vào các vị
trí 2, 3, 4.
Đáp án: ông bà, cô chú, bố mẹ, anh chị, anh em, chị em, chú thím, cô dì,
chú bác, con cháu, cháu chắt, cậu mợ, cô bác,cô chú,………..
TRÒ CHƠI SỐ 5 (Tuần 5)
Bài : So sánh ( trang 42, 43 )
a) Tên trò chơi : “Ai tài so sánh”- áp dụng vào phần củng cố cuối bài.
b) Mục đích :
- Luyện phát hiện biện pháp so sánh.
- Luyện phản ứng nhanh, trau dồi khả năng quan sát, trí tưởng tượng, liên
tưởng cho học sinh.
c) Chuẩn bị :
GV dự tính trước từ ngữ chỉ các đối tượng được đưa ra so sánh và một số
nội dung so sánh cho những từ ngữ này để tránh những phần “hô” không có đáp
án, phần “đáp” thích hợp.
Cách chơi :
- GV chia học sinh thành 4 đội, cử 2 bạn làm thư kí.
- GV nêu lên từ ngữ chỉ đối tượng cần so sánh. Ví dụ : trăng
- GV gọi học sinh giơ tay trước trả lời (Ví dụ: tròn như cái mâm, cong
như lưỡi liềm, như chiếc sừng non, như con thuyền nhỏ,…..)
- GV đưa ra một số đối tượng khác (như ngôi sao, mẹ, …..) và cũng tiến
hành tương tự.
- Sau một thời gian (khoảng 2 – 3 phút ), GV tổng kết. Đội nào đưa ra
được nhiều đáp án đúng đội đó sẽ thắng cuộc.
(+ Những ngôi sao: như những ngọn lửa nhỏ nhấp nháy, chi chít như những
hạt vừng rắc trên chiếc bánh đa.
+ Mẹ: như một nàng tiên, là ngọn gió của con,… )
17/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
TRÒ CHƠI SỐ 6 (Tuần 6)
Bài : Mở rộng vốn từ: Trường học ( trang 50 )
a) Tên trò chơi: “Giải ô chữ”
b) Mục đích:
- Củng cố và mở rộng vốn từ
thuộc chủ điểm Trường học.
- Rèn luyện tinh thần tập thể,
tính nhanh nhẹn, chính xác.
c) Chuẩn bị :
- Trò chơi thiết kế trên Power
Point.
d) Cách chơi: - Chia lớp thành 4 đội, mỗi dãy bàn một đội.
- Học sinh bốc thăm để giành thứ tự chọn ô.
- Học sinh chọn câu hỏi nào, giáo viên đọc câu lệnh, các em thảo luận với
nhau tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. Thời gian
ghi đáp án là 15 giây.
- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Các đội phát hiện từ cột dọc ở
bất kì thời điểm nào sau câu hỏi thứ năm đều có quyền trả lời. Từ cột dọc là 30
điểm. Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.
* Được học tiếp lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L) - LÊN LỚP
* Đi thành hàng ngũ diễu hành qua lễ đài hoặc đường phố để biểu dương
sức mạnh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ D)- DIỄU HÀNH
* Sách dùng để dạy và học trong nhà trường (gồm 3 tiếng bắt đầu bằng
bằng chữ S) - SÁCH GIÁO KHOA
18/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
* Lịch học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ T) - THỜI
KHÓA BIỂU
* Những người được gọi là phụ huynh học sinh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng
chữ C) - CHA ME
* Nghỉ giữa buổi học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ R) - RA CHƠI
* Học trên mức khá (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ H) - HỌC GIỎI
* Có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L)
- LƯỜI BIẾNG
* Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ G)
- GIẢNG BÀI
* Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ
T) - THÔNG MINH
* Người phụ nữ dạy học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C) - CÔ GIÁO
e) Đáp án
Từ xuất hiện ở cột dọc là : ............. (LỄ KHAI GIẢNG)
TRÒ CHƠI SỐ 7 (Tuần 7)
Bài : Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái
So sánh ( trang 58 )
a) Tên trò chơi: “Tìm nhanh từ chỉ hoạt động, trạng thái” - áp dụng
vào bài tập 2.
b) Mục đích :
- Nhận biết nhanh các từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Rèn luyện trí thông minh, nhanh tay, nhanh mắt.
19/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
c) Chuẩn bị : Từ 2 đến 4 bộ bài, mỗi bộ từ 20 – 25 quân ghi các từ ngữ,
trong đó có 12 – 15 quân bài ghi các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái. Các quân
bài khác ghi các từ chỉ sự vật, tính chất.(bấm bóng, hoảng sợ, cướp bóng, dẫn
bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chơi bóng, sợ tái cả người, bóng đá,
cầu thủ, thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, nhanh, hồi hộp, bình tĩnh, sân bóng, thua,
thắng, cánh trái, cánh phải, …..)
d) Cách chơi :
- Chọn 2 hoặc 4 đội chơi, mỗi đội 4 em.
- Mỗi đội chơi được phát một bộ bài (VD : Một số quân bài ghi các từ ngữ
chỉ hoạt động chơi bóng, một số quân bài ghi từ ngữ không thuộc nhóm này).
- Khi GV yêu cầu tìm nhanh các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng, người
chơi gắn từng quân bài chỉ hoạt động chơi bóng xuống bảng phụ. Mỗi quân bài
xác định đúng được tính 1 điểm. Mỗi quân bài sai bị trừ 1 điểm. Sau khoảng thời
gian nhất định (2 - 3 phút), đội nào được nhiều từ ngữ đúng nhất sẽ thắng cuộc.
Những đội chơi sau sẽ được xếp thứ tự tiếp theo, dựa vào số điểm.
TRÒ CHƠI SỐ 8: (Tuần 8)
Bài : Mở rộng vốn từ: Cộng đồng
Ôn tập câu Ai làm gì ? ( trang 65 )
a) Tên trò chơi: “Ai nhanh hơn nào” áp dụng vào bài tập 1.
b) Mục đích :
- Củng cố, mở rộng vốn từ: Cộng đồng
- Rèn luyện tính linh hoạt, nhanh nhẹn, chính xác.
c) Chuẩn bị:
- Thẻ ghi các từ: Cộng đồng, cộng tác, đồng bào, đồng đội, đồng tâm,
đồng hương.
- Bảng phụ kẻ sẵn 2 cột :
Những người trong
cộng đồng
.................................................
.................................................
20/50
Thái độ, hoạt động trong
cộng đồng
.................................................
...............................................
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
d) Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em. Các em tiếp sức nhau
đính thẻ từ có từ vào bảng kẻ sẵn. Mỗi em chỉ được đính một từ rồi tiếp tục đến
em khác. Trong thời gian 2 phút, đội nào thực hiện nhanh, chính xác hơn là
thắng cuộc.
Đáp án:
Thái độ, hoạt động trong
cộng đồng
Cộng đồng, đồng bào, đồng Cộng tác, đồng tâm.
đội, đồng hương.
Những người trong cộng đồng
Hoặc có thể cho học sinh giải ô chữ ở phần củng cố
Chủ điểm: CỘNG ĐỒNG
a) Tên trò chơi: “Ô chữ kì diệu”
b) Mục đích
- Rèn kĩ năng đoán nhanh từ khi
biết nghĩa.
- Củng cố nghĩa từ và mở rộng vốn
từ ngữ cho học sinh, đồng thời rèn trí
thông minh và khả năng phản ứng nhanh.
c) Chuẩn bị :
- Thiết kế trò chơi trên Power Point.
- Nội dung :
Ô chữ: ĐỒNG CA
Các từ hàng ngang là những từ có tiếng “cộng” hoặc tiếng “đồng” có
nghĩa chung là những hoạt động trong cộng đồng.
1. Cùng ý với nhau.
2. Cùng ý với nhau trong một
tình huống.
3. Cùng một lòng.
4. Cùng diễn một bài thể dục.
5. Cùng làm chung một việc.
6. Cùng phát ra tiếng.
d)Cách chơi: - Chia lớp thành 4 đội, mỗi dãy bàn một đội.
- Học sinh bốc thăm để giành thứ tự chọn ô.
21/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
- Học sinh chọn câu hỏi nào, giáo viên đọc câu lệnh, các em thảo luận với
nhau tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. Thời gian
ghi đáp án là 15 giây.
- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Các đội phát hiện từ cột dọc ở
bất kì thời điểm nào sau câu hỏi thứ năm đều có quyền trả lời. Từ cột dọc là 30
điểm. Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.
Đáp án các từ hàng ngang lần lượt là: đồng ý, đồng tình, đồng lòng, đồng
diễn, cộng tác, đồng thanh.
TRÒ CHƠI SỐ 9 (Tuần 10)
Bài: So sánh. Dấu chấm (trang 79, 80 )
a) Tên trò chơi: “Thi điền nhanh dấu câu” – áp dụng vào phần củng cố.
b)Mục đích :
- Luyện kĩ năng sử dụng dấu câu, viết đúng chính tả.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, đoàn kết khi tham gia trò
chơi.
c) Chuẩn bị :
- Phấn màu, các dấu câu.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn.
Tách đoạn văn sau thành 6 câu:
Đã sang tháng tám mùa thu về, vùng cao không mưa nữa trời xanh trong
những dãy núi nhuộm một màu xanh biếc nước chảy róc rách trong khe núi
nương ngô đã vàng mượt nương lúa cũng vàng óng.
d) Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 em. Các em đọc đoạn văn
và nhanh chóng xác định những chỗ cần điền dấu câu, lựa chọn dấu câu thích
22/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
hợp rồi dán vào chỗ cần điền trong đoạn văn. Trong thời gian 2 phút, đội nào
nhanh, chính xác hơn là thắng cuộc.
Đáp án:
Đã sang tháng tám. Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa. Trời xanh
trong. Những dãy núi nhuộm một màu xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe
núi. Nương ngô đã vàng mượt. Nương lúa cũng vàng óng.
TRÒ CHƠI SỐ 10 (Tuần 11)
Bài : Mở rộng vốn từ: Quê hương
Ôn tập câu Ai làm gì? ( trang 89 )
a) Trò chơi : “Ai nhanh hơn nào” – áp dụng vào bài tập 1.
b) Mục đích :
- Củng cố về vốn từ Quê hương
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác.
c) Chuẩn bị :
- Thẻ ghi các từ: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý,
mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.
- Bảng phụ ghi sẵn 2 cột :
a) Chỉ sự vật ở quê hương
.....................................................
...................................................
………………………………….
b) Chỉ tình cảm đối với quê
hương
.........................................................
.........................................................
.........................................................
d) Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 em. Các em có nhiệm vụ
tiếp sức nhau đính những thẻ có từ trên vào hai nhóm a và b cho đúng. Chú ý :
Mỗi lần, mỗi em chỉ đính 1 từ, tiếp tục đến em khác. Cả lớp sẽ hát hai lần bài hát
“ Quê hương tươi đẹp”. Trong thời gian đó, đội nào thực hiện nhanh và chính
xác hơn là thắng cuộc.
Đáp án:
b) Chỉ tình cảm đối với
quê hương
Cây đa, dòng sông, con đò, mái Gắn bó, nhớ thương, yêu quý,
đình, ngọn núi, phố phường.
thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
a) Chỉ sự vật ở quê hương
23/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
TRÒ CHƠI SỐ 11 (Tuần 12)
Bài : Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái – So sánh ( trang 98, 99 )
a) Trò chơi : “Ai nhanh hơn nào” – áp dụng vào bài tập 3.
b) Mục đích :
- Củng cố về vốn từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, hoạt bát, chính xác.
c) Chuẩn bị : - Bảng phụ
* Nối cột A với cột B tương ứng. Giáo viên viết bảng phụ cho 2 đội như sau:
Đội 1 :
A
B
Những ruộng lúa cấy sớm
huơ vòi chào khán giả
Những chú voi thắng cuộc
đã trổ bông
Cây cầu làm bằng thân dừa
lao băng băng trên sông
Con thuyền cắm cờ đỏ
bắc ngang dòng kênh
Đội 2 :
A
B
Cây cầu làm bằng thân dừa
bắc ngang dòng kênh
Con thuyền cắm cờ đỏ
đã trổ bông
Những ruộng lúa cấy sớm
lao băng băng trên sông
Những chú voi thắng cuộc
huơ vòi chào khán giả
d)Cách chơi:
- GV chọn hai đội, mỗi đội 4 học sinh.
- Khi có hiệu lệnh, các bạn trong hai đội nối tiếp nhau nối các vế sao cho
tạo thành câu hoàn chỉnh. Trong 2 phút, đội nào điền đúng và nhanh sẽ thắng.
24/50
Tạo hứng thú cho học sinh lớp 3 trong tiết luyện từ và câu thông qua trò chơi
Đáp án:
A
B
Cây cầu làm bằng thân dừa
bắc ngang dòng kênh
Con thuyền cắm cờ đỏ
đã trổ bông
Những ruộng lúa cấy sớm
lao băng băng trên sông
Những chú voi thắng cuộc
huơ vòi chào khán giả
TRÒ CHƠI SỐ 12 (Tuần 13)
Bài : Mở rộng vốn từ : Từ địa phương
Dấu chấm hỏi, chấm than ( trang 107 )
a) Tên trò chơi: “Tìm nhanh từ địa phương” – áp dụng vào phần củng
cố bài.
b)Mục đích :
- Nhận ra và hiểu nghĩa từ địa phương; biết được các từ phổ thông đồng
nghĩa với từ địa phương.
- Rèn luyện trí thông minh, nhanh tay, nhanh mắt.
c) Chuẩn bị :
- Phấn màu
- Một bộ quân bài dành cho người trọng tài khác màu với bộ quân bài
dành cho người chơi. Trên mỗi quân bài này có ghi từ địa phương đồng nghĩa
với từ được ghi tên quân bài của người chơi. (chén, bát, lợn, heo, cây bút, cây
viết, bao diêm, hộp quẹt, bố, ba, thế, nó, gì, tui, tôi, chi, ……….)
d) Cách chơi: Từ 2 đến 4 người chơi. Mỗi người đều có một bộ quân bài
như nhau.
- Trọng tài lật 1 quân trong bộ bài của mình (có từ thế, nó, gì, tôi, à).
Người chơi phải chọn thật nhanh quân bài của mình có từ cùng nghĩa với từ
trong quân bài của trọng tài đã đánh ra. Đánh hết bộ quân bài, ai có số lượng
quân bài được ăn nhiều sẽ thắng cuộc.
- Thời gian chọn quân bài là 5 giây.
- Thời gian chơi là 90 giây.
25/50