Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài thuyết trình dạy học phân số ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.18 KB, 11 trang )

DẠY HỌC PHÂN SỐ Ở TIỂU HỌC

1.

MỤC TIÊU............................................................................................................................. 3
a. Về kiến thức ................................................................................................................. 3
b. Về kỹ năng .................................................................................................................... 3
c. Về thái độ ...................................................................................................................... 3

2.

CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN....................................3
2.1
Các nội dung cơ bản ..........................................................................................3
2.2
Phương pháp tiếp cận.......................................................................................4
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.........................................................................................4
3.1
Dạy học khái niệm phân số và tỉ số .............................................................4
a. Cách 1............................................................................................................................... 4
b. Cách 2 .............................................................................................................................. 5
c. Cách 3 .............................................................................................................................. 5
d. Cách 4 .............................................................................................................................. 6
e. Cách 5 .............................................................................................................................. 6
f. Cách 6 .............................................................................................................................. 6
3.2
Dạy học quan hệ thứ tự và tính chất ..........................................................7
a. Dạy học quan hệ thứ tự của phân số ..........................................................7
b. Dạy học tính chất của phân số ......................................................................7
3.3
Dạy học các phép tính trên phân số ............................................................8


3.4
Thực hành soạn giảng, xem băng hình .....................................................9

4.

Nguồn Tài liệu ................................................................................................................ 12

Danh sách nhóm .................................................................................................................. 13


MỤC TIÊU
Dạy học phân số ở Tiểu học nhằm cung cấp cho HS một loại số mới, biểu
diễn được thương đúng của 2 số tự nhiên (với số chia khác 0); đáp ứng nhu
cầu biểu diễn chính xác các số đo đại lượng trong đời sống thực tiễn. Từ đó có
cơ sở để so sánh, tính toán giá trị các đại lượng trong đời sống.
Mục tiêu dạy học phân số ở Tiểu học đưa ra cụ thể là :
a. Về kiến thức :
- Học sinh có biểu tượng đúng về phân số, biết được ý nghĩa của tử số, mẫu số
trong trường hợp cụ thể. Biết đọc, viết đúng các phân số.
- Biết tính chất cơ bản của phân số và vận dụng được khi cần thiết (rút gọn và
quy đồng mẫu số các phân số)
- Biết so sánh và sắp thứ tự các phân số (cùng mẫu và khác mẫu số).
b. Về kỹ năng :
- Có kỹ năng thực hiện đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số ở
trường hợp đơn giản (mẫu số của tổng, hiệu, tích, thương không quá 2 chữ
số). Biết cộng, trừ nhẩm các phân số có cùng mẫu số mà tử số không quá 10.
- Biết một số tính chất các phép tính trên phân số để tính nhẩm, tính giá trị biểu
thức và giải toán trong trường hợp đơn giản.
- Biết vận dụng vào đọc tỉ lệ bản đồ và tính các khoảng cách theo tỉ lệ đã biết.
- Biết vận dụng khái niệm phân số tỉ số để giải toán.

c. Về thái độ :
- Tích cực vận dụng các phép tính về phân số vào thực tế.
- Yêu thích môn học.
2. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
2.1 Các nội dung cơ bản
Nội dung dạy học phân số ở Tiểu học gồm :
Chương trình toán lớp 2 có : Làm quen yếu tố phân số :
Chương trình toán lớp 3 có : Làm quen yếu tố phân số :
Chương trình toán lớp 4 có :
- Hình thành khái niệm phân số.
- Tính chất bằng nhau của phân số.
- Rút gọn phân số vá quy đồng mẫu số các phân số.
- So sánh các phân số.
- Bốn phép tính về phân số và tính chất cơ bản của các phép tính (cộng, trừ, nhân,
chia phân số).
- Ứng dụng vào giải toán và tỉ lệ bản đồ.
1.

Chương trình toán lớp 5 có :
- Khái niệm phân số thập

phân, hỗn số, chuyển đổi hỗn số ra phân số và ngược lại
để tính, giải toán ứng dụng.
- Ôn tập các kiến thức về phân số.
2


Phương pháp tiếp cận :
Cách tiếp cận phân số thông qua hình ảnh trực quan.
Ví dụ : ở lớp 2, 3 các em bắt đầu tiếp cận phân số thông qua hình ảnh

biểu trưng.
Lớp 4, 5 đòi hỏi các em HS phải tư duy trừu tượng hơn, nên việc tiếp cận
với phân số thông qua cách phân chia diện tích của một hình học.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
3.1 Dạy học khái niệm phân số và tỉ số
2.2

Khái niệm phân số ở tiểu học chính thức giới thiệu ở Toán 4. Tuy nhiên
quá trình tiếp cận khái niệm khá dài (qua 3 lớp 2, 3, 4) và thể hiện 5 cách tiếp
cận khá tự nhiên là :
a. Cách 1 : Tiếp cận kiểu tập hợp

(ở Toán 2) :

Dựa vào việc so sánh số lượng của một bộ phận so với toàn bộ tập hợp
đó.
Ví dụ :
Đã khoanh tròn số táo.

số hình là hình tam giác.

Theo cách này, GV yêu cầu HS nêu các thí dụ khác nhau thường gặp trong
thực tế đời sống, như : một phần ba (cái bánh), một phần sáu (quãng đường),
một phần hai (quả cam) ... Giải thích nội dung và minh họa nội dung đó bằng
hình học (hình tròn, hình chữ nhật, đoạn thẳng), sau đó viết kí hiệu toán học
tương ứng, như cái bánh, quãng đường, quả cam ...
GV gợi cho HS hiểu về cụm từ “phần bằng nhau của đơn vị”.
3



VD : Khi viết ta hiểu là 1 phần được lấy trong 3 phần bằng nhau của
một cái toàn thể (cái bánh, quãng đường, quả cam ...)
Vạch ngang giữa số 1 và 3 là kí hiệu của quan hệ giữa số phần được chia
ra và số phần được giữ lại.
b. Cách 2 : Tiếp cận kiểu diện tích : (ở Toán 3) :
Ví dụ : Dựa vào diện tích của một số hình cơ bản (hình vuông, hình chữ
nhật) chia thành các phần bằng nhau, qua đó quan tâm đến một số phần nào
đó, làm nảy sinh khái niệm phân số.

diện tích hình chữ nhật lớn.
c. Cách 3 : Tiếp cận bằng phép đo đại lượng :

Ví dụ : Đo chiều dài cái bàn học trong lớp bằng cách sử dụng các thước
mét và đề-xi-mét.
GV gợi ý cho HS vì cái bàn dài nên trước hết dùng thước mét để đo.
Chẳng hạn, HS đo được 1m nhưng còn thừa 1 khoảng khá lớn không đủ 1m
thì phải dùng đề-xi-mét.
Yêu cầu HS nhắc lại : 1 đề-xi-mét bằng một phần mười của mét, viết dưới
dạng phân số : 1dm = m.
Chẳng hạn : HS đo được 9dm.
Hướng dẫn cách ghi kết quả : 1 mét, 9 đề-xi-mét hoặc 1m 9dm. GV sẽ
hướng dẫn HS cách ghi theo cùng một đơn vị là mét, sau khi viết số đo 9dm
dưới dạng phân số : 9dm = m.
1m 9dm = 1m m hay m.
d. Cách 4 : Tiếp cận kiểu phép chia :

(ở Toán 4) :
Dựa vào nhu cầu biểu diễn thương đúng của phép chia 2 số tự nhiên (số
chia khác 0) và nhu cầu biểu thị số lượng mà số tự nhiên không đáp ứng
được.

Ví dụ : Có 1 quả cam, chia đều cho 2 người. Nếu dùng số tự nhiên thì ta
nói không chia được hay mỗi người được không quả, còn dư nguyên 1 quả.
4


Tuy vậy thực tế là mỗi người nhận được nửa quả cam. Vì thế xuất hiện số mới
biểu thị lượng cam mỗi người có :
1 : 2 = ( gọi là phân số).
Loại số mới đó ta quy ước sẽ kí hiệu là (b ≠ 0) và tạm gọi là phân số,
vạch ngang giữa a và b là kí hiệu của phép chia.
e. Cách 5 : Tiếp cận trên tia số (thường ở dạng bài tập củng cố biểu tượng số
mới).
Ví dụ : Cho 1 tia số, yêu cầu biểu thị số trên tia số đó.

Sau khi biểu thị, GV cần đặt câu hỏi :
- Giữa số 0 và số 1 có bao nhiêu số tự nhiên ? (không có).
- Giữa số 0 và số 1 có bao nhiêu phân số ? (nhiều).
f. Cách 6 : Tiếp cận kiểu tỉ số (dạng bài tập toán lớp 4).
Dựa vào so sánh số lượng giữa 2 tập hợp bất kì khác rỗng làm nảy sinh
cách viết mới, dựa vào đó có thể giới thiệu khái niệm phân số (dạng tổng
quát).
Ví dụ : Tỉ số giữa hình tròn so với hình vuông là

Tỉ số giữa hình tròn so với hình vuông là ( Người ta cũng nói rằng số
hình tròn bằng bốn phần ba số hình vuông, ở đây là một phân số.
Dạy học quan hệ thứ tự và tính chất
a. Dạy học quan hệ thứ tự của phân số :
- Giữa hai phân số A và B xảy ra và chỉ xảy ra một trong 3 trường hợp :
A>B
A

A=B
- Nếu phân số A < B và B < C thì A < C (quan hệ bắc cầu). Chẳng hạn :
3.2

5


và thì
b. Dạy học tính chất của phân số :
- Phân số nhỏ hơn 1 có tử số nhỏ hơn mẫu số.
- Phân số lớn hơn 1 có tử số lớn hơn mẫu số.
- Phân số bằng 1 có tử số bằng mẫu số.
- Khi ta thêm vào (bớt ra) ở tử số một số đơn

vị, giữ y mẫu số ta được phân số

mới lớn hơn (nhỏ) phân số cũ.
- Khi ta thêm vào (bớt ra) ở mẫu một số đơn vị, giữ y tử số ta được phân số mới
nhỏ hơn (lớn) phân số cũ.
- Khi ta cùng thêm vào (bớt ra) ở tử số và mẫu số một số đơn vị bằng nhau thì ta
được phân số mới :
+ Lớn (nhỏ) hơn phân số cũ, nếu phân số đó nhỏ hơn 1.
+ Nhỏ (lớn) hơn phân số cũ, nếu phân số đó lớn hơn 1.
+ Bằng với phân số cũ, nếu phân số đó bằng 1.
Phương pháp dạy học tính chất bằng nhau của phân số :
Đây là tính chất quan trọng, là cơ sở cho các nội dung tiếp theo, tính chất
này rất trừu tượng. Vì vậy, PPDH chủ yếu là sử dụng trực quan. GV tổ chức
cho HS lớp 4 phát hiện tính chất thông qua hoạt động.
Bước 1 : Ôn khái niệm phân số ( HS hoạt động gấp băng giấy tạo ra 4
phần bằng nhau, tô màu 3 phần và viết phân số biểu thị số lượng giấy đã

được tô màu. Tương tự gấp thêm một mảnh giấy như thế thành 8 phần, tô
màu 6 phần và viết phân số biểu thị số lượng giấy đã được tô màu)
Bước 2 : So sánh số lượng giấy đã tô màu (nhận xét : băng giấy = băng
giấy)
Bước 3 : Rút ra kết luận khái quát về 2 kí hiệu phân số biểu thị cùng một
lượng giấy

Bước 4 : Xét mối quan hệ hình thức giữa 2 phân số và chính xác hóa tính
chất.
:2



(a, b cùng chia hết cho c)

x2
Các hoạt động chủ yếu để hình thành tính chất bằng nhau cho phân số
gồm:
6


Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : khái niệm phân số (gấp băng giấy và tô
màu)

Hoạt động 2 : So sánh số lượng giấy đã tô màu
Hoạt động 3 : Rút ra kết luận khái quát về 2 kí hiệu phân số biểu thị
cùng một lượng giấy.
Hoạt động 4 : Xét mối quan hệ hình thức giữa 2 phân số và chính xác
hóa, phát biểu tính chất.
3.3 Dạy học các phép tính trên phân số

Quy tắc tính đối với 4 phép tính về phân số tuân theo các bước sau :
Bước 1 : Nêu tình huống thực tiễn có nhu cầu sử dụng phép tính.
Bước 2 : Thao tác trên phương diện trực quan để tìm kết quả bằng trực
giác.
Bước 3 : Nhận xét kết quả, rút ra cách làm (trên cơ sở so sánh thành
phần các phép tính) và trực quan.
Bước 4 : Chính xác hóa cách làm, quy tắc

3.4

Thực hành soạn giảng, xem băng hình
TOÁN LỚP 4
Bài: PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh bước đầu nhận biết về phân số, phân biệt tử số và mẫu số.
- Học sinh biết đọc và viết phân số.
- Giúp học sinh yêu thích môn Toán, vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Các bìa hình tròn, hình vuông, hình z trong sách giáo khoa.
- Hình minh họa bài tập 1 SGK trang 107.
2. Học sinh
7


- SGK, VBT Toán, vở Toán, bút, thước kẻ,bảng con ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Nội dung

1. Khởi động

Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Lớp hát
- Lớp hát
- Kiểm tra bài cũ :
+ Yêu cầu HS lên bảng làm lại + 2 HS lên bảng
Bài giải
bài tập 4 (SGK – 105)
Diện tích của mảnh đất đó là:
40 x 25 = 1000 (dm2)
Đáp số: 1000 dm2

Thời
gian
5’

+ Thu vở bài tập, nhận xét một + Theo dõi, nhận xét bài trên

số vở trong lúc HS làm bài
trên bảng.
- Nhận xét và chốt lại, tuyên
dương tinh thần học bài và
làm bài tập của HS

bảng.

2. Bài mới :


a. Giới thiệu bài :

27’

Mục tiêu : Giúp HS- Giới thiệu tên bài học, viết - Nhắc lại tên bài học.
biết được nội dung
bảng.
bài học của tiết học.
b. Giới thiệu phân số :
Mục tiêu : Giúp HS
nắm được khái niệm - Đặt vấn đề : Hoa có 1 chiếc - Lắng nghe
bánh bông lan hình tròn đem
phân số.
lên chia cho 6 bạn. Vậy để
mỗi bạn có được phần bánh
bằng nhau thì bạn Hoa phải
làm như thế nào?
- Dán tấm bìa chia 6 phần bằng- Quan sát, trả lời câu hỏi :
nhau lên bảng, yêu cầu HS
cùng đếm
- Hỏi :
+ Hình tròn được chia làm mấy+ Hình tròn được chia làm 6
phần ?
phần
+ Đã tô màu mấy phần ?
+ Đã tô màu 5 phần.
- Hình thành kiến thức :
+ Chia hình tròn thành 6 phần
bằng nhau, tô màu 5 phần.

Ta nói : đã tô màu năm
phần sáu hình tròn.
8


+ Yêu cầu 3 HS nhắc lại
+ 3 HS nhắc lại.
+ Ta viết : đọc là năm phần sáu
+ Vừa viết, vừa hướng dẫn HS

cách viết.
+ Quan sát, lắng nghe.
+ Yêu cầu HS viết bảng con
+ Hướng dẫn HS cách đọc : số
trên dấu gạch ngang là số 5,+ Viết bảng con.
đọc là năm; dấu gạch ngang
đọc là phần; số ở dưới dấu
gạch ngang là số 6, đọc là
sáu; đọc là năm phần sáu.
+ Giới thiệu phân số : Phân số
có tử số là 5, mẫu số là 6.
- Hỏi :
+ Mẫu số được viết ở trên hay ở
dưới gạch ngang ?
+ Mẫu số của phân số cho ta
biết điều gì ?
- Trả lời :
+ Mẫu số được viết ở dưới gạch
Kết luận : Mẫu số là số tự
ngang.

nhiên viết dưới gạch ngang.+ Mẫu số của phân số cho biết
Mẫu số cho ta biết hình tròn hình tròn được chia làm 6
được chia làm 6 phần bằng phần bằng nhau.
nhau. Phân số có mẫu số là+ HS nhắc lại.
6, là số tự nhiên khác 0.
- Hỏi : Tử số là loại số gì ?
Kết luận : tử số là số tự
nhiên.
- Hỏi :
+ Khi viết phân số thì tử số
được viết ở đâu ?
- TL : tử số là số tự nhiên.
+ Tử số cho biết điều gì ?

Kết luận : Tử số là số tự - TL :
nhiên, viết trên dấu gạch + Khi viết phân số, tử số được
ngang. Tử số cho biết 5
viết phía trên gạch ngang
phần bằng nhau đã được tô
+ Tử số cho biết có 5 phần được
màu.
tô màu.
- Hướng dẫn HS tìm phân số
biểu thị cho các ví dụ ở phần
b.
- HS tìm phân số biểu thị
- Bài tập 1 : Trò chơi “Ai nhanh,

dưới


sự hướng dẫn của GV
9


c. Luyện tập :

ai đúng”
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Phổ biến luật chơi.

Mục tiêu : HS áp + Kết luận đáp án của bài tập.
dụng kiến thức đã học
để giải các bài tập.
- Bài tập 2 :
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS làm bài vào vở
(hoặc SGK).
- Bài tập 3 :
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ GV nhận xét.
+ Yêu cầu HS chấm chéo vở.

+ Đọc đề bài.
+ Tham gia trò chơi.

+ Đọc đề bài.
+ Làm bài vào vở (hoặc SGK)

+ Đọc đề bài.

+ 2 HS lên bảng làm bài.

Lớp làm bài vào vở.

- Bài tập 4 :
+ Gọi ngẫu nhiên một vài HS

trong lớp đứng lên đọc lần + Chấm chéo vở.
lượt các phân số trong bài.
+ GV nhận xét.
+ Đọc các phân số.
3. Củng cố - dặn dò : - Nhận xét chung tiết học, dặn - Lắng nghe.

3’

dò HS về nhà làm các bài
tập trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo “Phân
số và phép chia số tự nhiên”

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

10



4.

Nguồn Tài liệu tham khảo :
- Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học – Vũ Quốc Chung (chủ biên).
- Phương pháp dạy học Toán (Tập 1) – Hà Sĩ Hồ.

11



×