Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TÁC ĐỘNG của CHÍNH SÁCH lãi SUẤT đến HOẠT ĐỘNG của DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.53 KB, 8 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
TS. Lê Thị Diệu Huyền
Học viện Ngân hàng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng khẳng định vị trí và vai trò
của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với những đặc điểm của mình, các DNNVV
Việt Nam là những đối tượng “nhạy cảm” nhất với những thay đổi của chính sách
lãi suất. Trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế vĩ mô trong
nước bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, lạm phát tăng cao, kéo theo đó là lãi suất
cho vay của các ngân hàng tăng trong khoảng thời gian dài, đã khiến nhiều
DNNVV lâm vào tình trạng rất khó khăn. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ
phân tích tác động của điều hành chính sách lãi suất đến hoạt động của các
DNNVV tại Việt Nam hiện nay.
Diễn biến chính sách lãi suất thời gian qua tại Việt Nam
Giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ từ khoảng cuối năm 2007 đến giữa
năm 2008, sau đó là sự nới lỏng chính sách tiền tệ và kích cầu nền kinh tế khi gánh
chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ. Giai đoạn năm 2010-2011 là
giai đoạn chính sách tiền tệ thắt chặt thận trọng. Trong suốt khoảng thời gian từ
2008-2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã rất nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ
bản (xem Hình 1) nhằm thực hiện điều chỉnh chính sách lãi suất theo biến động
của nền kinh tế.
Hình 1. Thay đổi lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2011
tình hình lãi suất cơ bản giai đoạn 2008-2011

12/01/2011

01/01/2011

08/01/2011

06/01/2011



04/01/2011

02/01/2011

12/01/2010

11/01/2010

09/01/2010

07/01/2010

05/01/2010

03/01/2010

12/01/2009

10/01/2009

08/01/2009

06/01/2009

04/01/2009

02/01/2009

12/05/2008


11/05/2008

10/01/2008

07/01/2008

06/01/2008

05/01/2008

03/01/2008

01/01/2008

14%
14%
14%
14%
13,00%
12%
12%
12%
11%
10,00%
9%9%9%9%9%9%9%9%9%9%9%9%9%
8,75%
8,75%
8,75%
8,75%

8,50%
8,25%
8%8%8%8%8%8%8%8%8%8%8%
7,00%
7,00%
7,00%
7,00%
7,00%
7,00%
7,00%
7,00%
7,00%
7%

Tuy nhiên, việc thay đổi lãi suất cơ bản khiến lãi suất cho vay và huy động
của các ngân hàng cũng biến động theo, trong đó lãi suất huy động dao động từ 1416%, lãi suất cho vay từ 17-19% đối với lĩnh vực sản suất và từ 22-25% đối với
lĩnh vực phi sản xuất. Điều chỉnh lãi suất cơ bản kèm theo đó là cuộc ganh đua về
lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) dẫn tới lãi suất cho vay


có những lúc lên tới 25%. Mức lãi suất này ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận
vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường.
Hình 2, cho thấy sự biến động của lãi suất cho vay cũng như huy động của NHTM
thay đổi theo lãi suất cơ bản giai đoạn 2008- 2010. Cụ thể, lãi suất giảm từ mức
13% từ tháng 10/2008 xuống tương ứng 10% tháng 12/2008 và 7% tháng 01/ 2009,
sau đó, tiếp tục tăng lên 8% tháng 01/2010. Năm 2011 là năm chứng kiến sự biến
động lớn về lãi suất: Lãi suất huy động VND bình quân 15,15%, tăng 3%/năm so
với cuối năm 2010, lãi suất cho vay VND bình quân 18,6%, tăng 3,2%/năm so với
cuối năm 2010; lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, nông
thôn, DNNVV ở mức thấp hơn; lãi suất huy động USD bình quân khoảng

1,81%/năm, lãi suất cho vay USD bình quân 6,4%/năm. Đến đầu năm 2012, mức
lãi suất huy động của các NHTM có xu hướng giảm từ 14% xuống 12% và dự kiến
giảm tới 9%, điều này khiến lãi suất cho vay cũng sẽ giảm xuống từ tới 12%.
Hình 2. Thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay

Nguồn: Báo Tuổi trẻ ngày 30/01/2010

Những gói hỗ trợ lãi suất cho DNNVV thời gian qua tại Việt Nam
Trong năm 2009, Chính phủ đã thực hiện gói kích thích kinh tế với quy mô
khoảng gần 8 tỉ USD để hỗ trợ nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp chống chọi lại
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Gói kích thích kinh tế bao gồm các
chính sách như bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV, giãn và miễn giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp và VAT, hỗ trợ 4% lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn, và
nhiều chính sách khác. Trong số các loại hình hỗ trợ thì hỗ trợ lãi suất chiếm một
vị trí đặc biệt quan trọng. Mặc dù quy mô ngân sách để thực hiện chính sách này
chỉ giới hạn trong khoảng 1 tỉ USD (17.000 tỉ VND), nhưng ảnh hưởng của nó
được cho là rất đáng kể do hiệu ứng đòn bẩy lớn. Nhưng bản chất của chính sách
này là giúp các doanh nghiệp-đối tượng của chính sách được tiếp cận vốn với chi
phí thấp hơn, đồng thời khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với các doanh


nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Qua đó, có thể coi đây là cách hỗ trợ vốn một cách
gián tiếp cho nền kinh tế.
Bảng 1: Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009
Giá trị (tỷ VND) Tỷ trọng (%)
Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV
29.750
29,2
9.191
9

4% hỗ trợ lãi suất trung hạn
17.000
16,7
4% hỗ trợ lãi suất ngắn hạn
21.586
21,2
Giãn thuế thu nhập doanh nghiệp 9 tháng
6.172
6,1
Giảm 30% thuế TNDN cho DNNVV
5.740
5,6
Giảm 50% VAT năm 2009
12.560
12,3
Các chính sách khác
Tổng

102.00
100
Nguồn: Nghiên cứu Trần Hoàng Nhị (2009)
Ngày 10/5/2012, Chính phủ chính thức ban hành nghị quyết 13 về các giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Gói giải pháp
với tổng giá trị lên tới 29.000 tỷ VND, tập trung vào hai chính sách tài khóa và tiền
tệ. Chính sách tài khóa tập trung vào chính sách thuế đó là gia hạn thuế, hoãn thuế
và miễn thuế đối với từng loại. Còn đối với chính sách tiền tệ, tập trung vào tạo
điều kiện vay vốn cho các doanh nghiệp. Việc hạ mặt bằng lãi suất cho vay đối với
doanh nghiệp từ 18% xuống 15% và ưu tiên cho 4 khu vục là nông nghiệp, nông
thôn, DNNVV, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công
nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, một số giải pháp khác phù hợp với từng loại hình sản xuất

kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn để phục vụ sản xuất
kinh doanh. Gói “hỗ trợ” lần này được xem gói hỗ trợ đảm bảo sự công bằng hơn
so với gói hỗ trợ năm 2009 nhưng cũng không phải là gói “cứu trợ” nên chắc chắn
tác động của nó cũng cần phải có thời gian phát huy hiệu quả. Trong thời gian vừa
qua những gói hỗ trợ của Chính phủ đã có những tác động không nhỏ đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của loại hình DNNVV trên những khía cạnh nhất định.
Tác động của chính sách lãi suất đến hoạt động của DNNVV
Theo số liệu điều tra của Bộ kế hoạch và Đầu tư, DNNVV chiếm 97% tổng số
doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp khoảng 48% GDP, 1/2 tổng kim ngạch xuất
khẩu, chiếm hơn 30% tổng đầu tư vốn toàn xã hội; thu hút trên 50,1% lao động, tốc
độ gia tăng việc làm mới trong khu vực DNNVV trong giai đoạn 2006-2010 đạt
trung bình khoảng 17,2%/năm (tức mỗi năm trung bình khoảng hơn 700.000 việc
làm mới. Tuy nhiên, năm 2011, các chỉ tiêu về doanh nghiệp mới thành lập cũng
như khả năng thu hút lao động giảm xuống đáng kể, đặc biệt vốn đầu tư của
DNNVV sa sút và chỉ bằng 70% cùng kì năm 2010. Nếu như năm 2009 có 85.000
DNNVV được thành lập mới thì đến năm 2010 chỉ còn 83.740. Bước sang năm
đầu năm 2012, số doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động tăng lên nhanh chóng
(tính đến cuối tháng 3, ước khoảng 10.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động. với


3.000 doanh nghiệp giải thể trong đó phần lớn là DNNVV), cao nhất trong vòng 20
năm qua.
Hình 3. Số lượng DNNVV mới được thành lập giai đoạn 2006-2011
85,000

90,000

83,740

80,000

65,319

70,000
58,196

60,000
50,000

54,327

46,744

40,000

30,000
20,000
10,000
0
2006

2007

2008

2009

2010

2011*


Nguồn: Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ KH&ĐT, 2011* tính đến hết 30/10/2010

Sự biến động của chính sách lãi suất đã khiến nhiều DNNVV chịu những
ảnh hướng to lớn, nhất là khi khoảng 70% DNNVV vẫn chọn nguồn vốn ngân
hàng để đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất- kinh doanh. Những ảnh hưởng này thể
hiện trên một số khía cạnh sau:
Tác động của chính sách lãi suất đến khả năng tiếp cận vốn và chi phí đầu
vào của doanh nghiệp. Trong Đề tài nghiên cứu số 20 của nhóm tác giả tại Trung
tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra
rằng: “Khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV khó hơn so với doanh nghiệp lớn;
doanh nghiệp Nhà nước dễ tiếp cận vốn hơn so với các loại hình doanh nghiệp
khác; doanh nghiệp kinh doanh trong nước khó tiếp cận vốn hơn so với doanh
nghiệp kinh doanh trên thị trường quốc tế”. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp
chịu nhiều thiệt thòi hơn so với ngân hàng khi chính sách lãi suất thay đổi.
Thực tế, có nhiều nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của DNNVV như
điều kiện thế chấp, khó khăn về thời hạn vay, khó khăn về thiếu dự án kinh
doanh…nhưng sự thay đổi về lãi suất (tăng cao) là nhân tố hàng đầu khiến cho khả
năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Mức lãi suất cho
vay tăng cao khiến cho các ngân hàng cũng dè dặt hơn khi cho vay đối với các
DNNVV do phần lớn DNNVV có qui mô nhỏ, trình độ sản xuất yếu kém, chưa tạo
được thương hiệu, uy tín trên thị trường cộng với sự thiếu minh bạch về tài chính,
khiến cho khoản cho vay của các ngân hàng với các DNNVV rủi ro hơn.
Trong điều kiện thông tin bất cân xứng quá lớn như Việt Nam, một trong
những tiêu chí để NHTM quyết định cho vay là phải có tài sản đảm bảo, nhưng với


qui mô vốn không cao nên tài sản đảm bảo của DNNVV cũng không đủ để thế
chấp tương xứng với lượng vốn vay. Ngoài ra là khả năng lập những dự án sản
xuất kinh doanh khả thi của DNNVV cũng là nguyên nhân khiến họ khó tiếp cận
vốn của ngân hàng.

Với những doanh nghiệp đã vượt qua các rào cản trên thì cuối cùng, với chi
phí vay vốn quá cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp phải tính toán lại, buộc thu
hẹp qui mô sản xuất, sản xuất cầm chừng, nhiều doanh nghiệp phải phá sản vì
không trả được nợ… Hình 4 cho thấy chi phí lãi vay năm 2011 của các ngành đều
tăng, tuy mức tăng có khác nhau trong đó ngành xây dựng có mức tăng chi phí lãi
vay lớn nhất..
Hình 4. Chi phí lãi vay của một số ngành năm 2011

Tác động của chính sách lãi suất đến kết quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV. Sự thay đổi trong điều hành chính sách lãi suất khiến mức lãi suất cho
vay của các NHTM có khi đạt tới mức 20%/năm đối với lĩnh vực sản suất và
25%/năm đối với lĩnh vực phi sản suất, đây là mức lãi suất cao mà doanh nghiệp
phải chấp nhận trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Chi phí lãi vay cao khiến
khả năng sinh lợi của nhiều ngành giảm sút.
Trong 9 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp
niêm yết giảm 3% so với cùng kỳ 2009. Tổng chi phí lãi vay trong năm 2010 tăng
68,1% so với 2009, đây là mức tăng khá cao. Nhóm ngành du lịch và giải trí có chi
phí lãi vay tăng cao nhất đến 11,94%, tiếp theo là ngành bất động sản tăng 1,39%,
các ngành còn lại chỉ tăng dưới 1%. Lợi nhuận ròng trong năm 2010 có mức tăng
khoảng 22% so với năm trước, tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức tăng trưởng của doanh
thu. Tính theo tỷ trọng doanh thu thì lợi nhuận sau thuế giảm hơn 1,4% so với năm
trước, điều này cho thấy phần nào hiệu quả hoạt động trong năm đã giảm. Tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 18,45%, giảm nhẹ so với mức 19,93% năm


2009. Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số ngành nghề trong
đó chủ yếu DNNVV đã biểu hiện có sự sụt giảm, trong đó sự gia tăng về chi phí lãi
vay khiến cho hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp giảm đáng kể.
Bảng 2. Chỉ tiêu ROA và ROE của một số ngành năm 2009-2010 (%)
Ngành

2010
2009
ROA
ROE
ROA
ROE
Bán lẻ
5,9
14,8
6,9
15,5
Bảo hiểm
5,0
8,9
4,4
8,8
Bất động sản
8,1
26,6
6,3
29,6
Công nghệ thông tin
8,5
26,3
9,1
29,4
Dầu khí
5,8
19,2
6,2

18,7
Dịch vụ tài chính
1,8
3,9
6,8
14,9
Điện, nước xăng dầu khí đốt
6,5
11,3
10,7
10,7
Du lịch và giải trí
2,6
6,9
2,2
2,2
Hàng và dịch vụ công nghiệp
7,6
12,9
8,9
14,5
Hàng cá nhân và gia dụng
12,1
20,5
15,1
26,8
Hóa chất
21,4
28,0
19,0

24,2
Ngân hàng
1,2
18,0
1,6
19,6
Ô tô và phụ tùng
10,1
17,2
23,8
42,4
Tài nguyên cơ bản
7,1
16,4
8,2
20,2
Thực phẩm và đồ uống
11,5
21,0
7,9
12,2
Truyền thông
7,2
11,7
8,2
14,1
Xây dựng và vật liệu
6,5
16,7
7,2

17,0
Y tế
15,4
22,9
16,2
25,8
Nguồn: Stox.vn
Tác động của chính sách lãi suất đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Mặc dù áp lực về chính sách lãi suất có ảnh hưởng xấu
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác, mức lãi
suất tăng cao giúp cho việc sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém và ngày càng
nâng cao hơn hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khi chính
sách lãi suất thắt chặt lập tức các ngân hàng lựa chọn những khách hàng có tình
hình tài chính tốt và dự án có khả thi. Điều này chứng tỏ chỉ những doanh nghiệp
nào làm ăn thực sự có hiệu quả và có dự án phát triển tốt sẽ được vay vốn, còn đối
với những doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này sẽ phải chấp nhận
dừng bước trên thị trường. Chính vì vậy, tất yếu sẽ loại bỏ những doanh nghiệp
yếu kém và chỉ tồn tại những doanh nghiệp có tình hình hoạt động kinh doanh tốt
hơn, cạnh tranh một cách lành mạnh trong điều kiện kinh tế gặp khó khăn.
Một số khuyến nghị
Việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN thời gian qua có những tác
động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh DNNVV trong điều kiện nền
kinh tế khó khăn. Trước hết, sự thay đổi về chính sách lãi suất, đặc biệt là lãi suất


cho vay tăng đã khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp gia tăng, gây khó
khăn cho đầu ra của doanh nghiệp. Hơn nữa, việc thay đổi chính sách lãi suất có
ảnh hưởng ngay đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khiến cho lợi
nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, cơ cấu tài sản và nguồn vốn thay đổi…
Tuy nhiên, lãi suất cho vay cao cùng với những điều kiện cho vay thắt chặt cũng

giúp sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém. Chính vì vậy, trong thời gian tới, để
phát huy những mặt mạnh, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp và tránh những
ảnh hưởng bất lợi cho DNNVV, điều hành chính sách nên bám sát theo diễn biến
nền kinh tế và thị trường, tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, NHNN nên điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt phù
hợp với diễn biến thị trường và điều kiện kinh tế, hỗ trợ sự phát triển lành mạnh
của DNNVV. Trước hết, cần tiếp tục giảm mức lãi suất cho vay đối với DNNVV,
mặc dù hiện nay đã giảm mức lãi suất cho vay xuống 15%, dự kiến tiếp tục giảm
tiếp tới 12% nhưng còn cao hơn rất nhiều so với các nước (chẳng hạn, các nước lân
cận chỉ có 5% như Thái Lan, Trug Quốc). Điều này tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay có chi phí hợp lý, đồng thời, cũng không
quá gây áp lực đối với các ngân hàng. Tuy nhiên, kết hợp với việc giảm lãi suất
cần phải có những biện pháp điều chỉnh để ổn định tỷ giá VND so với USD vì
giảm lãi suất sẽ thu hẹp mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD khiến cho tiền
đồng trở nên kém hấp dẫn và với mức lạm phát cao khiến mục tiêu ổn định tỷ giá
sẽ khó đạt được. Hơn nữa, giảm lãi suất không thực hiện một cách chính xác sẽ
khiến nỗ lực kiểm soát lạm phát, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, kiểm soát tỷ giá
ngày càng trở nên khó khăn.
Thứ hai, Chính phủ áp dụng đồng bộ các giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế
vĩ mô, đặc biệt ổn định giá nguyên, vật liệu đầu vào để doanh nghiệp yên tâm sản
xuất, cùng với thị trường thế giới hồi phục và tăng sức mua là lối thoát lớn nhất
cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Mặc dù gói hỗ trợ 29.000 tỷ của Chính phủ
chưa thể phát huy hiệu quả ngay nhưng trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa
việc giám sát thực hiện đúng mục đích của các khoản vay nhằm đem đến hiệu quả
cuối cùng của các gói hỗ trợ. Ngoài ra, tạo điều kiện cho ngân hàng có những
chính sách thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp trong thủ tục vay vốn cũng như
gia hạn nợ để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tạm thời tồn tại trong điều kiện
kinh tế nhiều khó khăn.
Thứ ba, các DNNVV cũng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn
thay thế, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ ngân hàng với

mức lãi suất quá cao, chẳng hạn có thể tìm nguồn vốn từ cán bộ nhân viên trong
doanh nghiệp, từ các đối tác chiến lược hay từ chính khách hàng của doanh nghiệp,
liên kết hợp tác hay sáp nhập giữa các doanh nghiệp để nâng cao năng lực tài chính
để có thể đứng vững trong giai đoạn này và vượt qua khó khăn. Hơn nữa, sử dụng
thận trọng và linh hoạt công cụ đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh.


Tài liệu tham khảo:
1.
TS. Nguyễn Ngọc Sơn và TS. Lê Quốc Hội (2009), Tác động của chính sách
tiền tệ và suy giảm kinh tế đến khả năng tiếp cận vốn và hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp Việt Nam, diễn đàn Phát triển Việt Nam tháng 3/2009.
2.
TS. Trần Thanh Tú (2009), Tác động của chính sách tiền tệ đến hoạt động
các ngân hàng thương mại Việt Nam, tháng 3/2009.
3.
Doanh nghiệp nào sẽ vượt khó trong năm 2011, công ty cổ phần chứng
khoán Âu Việt, tháng 3/2011.
4.
Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh
nghiệp, Bài nghiên cứu- 20, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5.
Đỗ Thị Nhung (2009), Cơ chế chính sách Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh xuất khẩu, hội thảo tại Cần Thơ, tháng 8/2009.



×