Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tiểu luận Các yếu tố ảnh hưởng tới sự đói nghèo của đồng bào dân tộc Raglai ở tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 31 trang )

Header Page 1 of 161.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
------------------

Đề tài : Các yếu

tố ảnh hưởng tới sự đói nghèo của
đồng bào dân tộc Raglai ở tỉnh Ninh Thuận.

GVHD : TS TrầnTiếnKhai
Th.s NguyễnNgọcDanh
Nhóm nghiên cứu :
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Footer Page 1 of 161.

Lê Quốc Sơn – BS01 K35
Trần Minh Châu – BS01 K35
Trần Kim Long – BS01 K35
Phạm Xuân Chiểu – BS01 K35
Huỳnh Kim Thắng – BS01 K35
Hà Biên Cương – BS01 K35



Header Page 2 of 161.
MỤC LỤC
1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 4
1.1 Ninh Thuận và dân tộc Raglay ................................................................................... 5
1.2 Thực trạng kinh tế-xã hội của người Raglay.............................................................. 6
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 8
2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................... 8
2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 8
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................................. 8
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................................... 8
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 9
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................... 10
6.1 Các định nghĩa về nghèo đói .................................................................................... 10
6.2 Các thước đo chỉ số nghèo đói và bất bình đẳng: .................................................... 12
6.3 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói: ............................................... 14
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 17
7.1.Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................................. 17
7.2 Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu:.......................................................... 18
8. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ........................................................................................ 20
8.1 Mục tiêu nghiên cứu 1: ............................................................................................ 20
8.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 : ........................................................................................... 21
8.3 Công cụ phân tích và chiến lược xây dựng mô hình:............................................... 22
9. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH: ................................................................ 22
10. DỰ KIẾN CẤU TRÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .......................... 23

Footer Page 2 of 161.


Header Page 3 of 161.


Footer Page 3 of 161.


Header Page 4 of 161.
Đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN NGÈO ĐÓI CỦA DÂN TỘC RAGLAY
TẠI TỈNH NINH THUẬN
***********
1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu giảm nghèo ở nhóm các dân tộc thiểu số luôn là mối quan tâm hàng
đầu của Chính phủ từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt đối với một tỉnh có
cơ cấu dân tộc thiểu số đa dạng như Ninh Thuận, gồm người Kinh, Chăm, Hoa
và Raglay. Chiếm hơn 10% dân số của tỉnh nhưng cũng là nhóm đồng bào nghèo
nhất. Đó là lý do nghiên cứu này được thực hiện nhằm chỉ ra những nhân tố tác
động đến nghèo đói của nhóm dân tộc này.

Footer Page 4 of 161.


Header Page 5 of 161.
1.1 Ninh Thuận và dân tộc Raglay
Ninh thuận là tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp
với các tỉnh Khánh Hòa về phía Bắc, Bình Thuận về phía Nam và Lâm
Đồng về phía Tây. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 3.358 km2.Về hành chính,
tỉnh có 1 thành phố lớn-Tp. Phan Rang-Tháp Chàm và 6 huyện. Địa bàn
tỉnh được chia làm 3 khu vực: (i) khu vực thung lũng của dòng sông Cáichiếm vị trí trung tâm; (ii) khu vừng đồng bằng thấp duyên hải (gồm Thuận
Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam) và (iii) vùng núi thấp chiếm 60%
diện tích huyện Bác Ái và Ninh Sơn.
Ninh Thuận có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên Quốc lộ Số 1 và đường sắt
nối liền Bắc –Nam, chỉ cách sân bay Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa 80km,

là tỉnh có quy mô dân số nhỏ thứ 6 trên toàn quốc xét về dân số với 564 129
người năm 2009 trong đó 63,9% là dân số nông thôn. Tổng số 34 nhóm dân
tộc thiểu số sống trên địa bàn tỉnh với số người dân tộc thiểu số chiếm
23,5% năm 2009. Trong đó, dân tộc Raglay chiếm tỉ trọnglớn là 10,43%,
chiếm 49% tổng số người Raglay ở Việt Nam. Họ tập trung sống chủ yếu ở
các huyện xã vùng cao. Đây là dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ MalayoPolynesi, theo chế độ mẫu hệ như người Chăm và có lịch sử lâu đời sinh
sống trong tỉnh.
Ninh Thuận luôn được xếp vào một trong những tỉnh nghèo của cả nước.song, với những
nỗ lực của mình cùng sự hỗ trợ lớn từ Trung Ương, tỉ lệ nghèo trong những năm vừa qua
của Ninh Thuận luôn giảm. Nhưng vẫn tồn tại một thực tế đáng buồn rằng, dân tộc
Raglay trong địa bàn tỉnh luôn là những hộ nghèo nhất, chiếm tỉ trọng khá cao.

Footer Page 5 of 161.


Header Page 6 of 161.

Hình 1: Tỉ lệ nghèo đói cả nước, theo khu vực và tỉnh: so sánh theo tỉ lệ
phần trăm 2006-2008

Nguồn: Tổng cục thống kê (2010) Niên giám thống kê Việt Nam 2009
1.2 Thực trạng kinh tế-xã hội của người Raglay
Nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội cho thấy thực trạng của nhóm dân tộc thiểu số
Raglay có nhiều bất lợi, thể hiện ở tỉ lệ nghèo của hộ gia đình, thu nhập bình quân
đầu người, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và các chỉ tiêu khác về sự sống
còn của bà mẹ và trẻ em; tỉ lệ đến trường và giáo dục tốt nghiệp ở bậc giáo dục
trung học; trình độ học vấn và tỉ lệ biết đọc biết viết của người lớn; cơ hội việc
làm cho ực lượng lao động trẻ. Với dân số chiếm 10% tổng dân số toàn tỉnh, và
chiếm một tỉ lệ tương đối lớn trong tổng số người nghèo trên địa bàn
Đâylà một trong những quan ngại lớn trong phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.

Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa
mang tính lịch sử và cả những yếu tố đương đại đã góp phần tạo nên thế bất lợi
này-sự nghèo đói của dân tộc Raglay. Từ đó làm cơ sở phân tích nhằm đưa ra
những giải pháp khả thi.

Footer Page 6 of 161.


Header Page 7 of 161.
Vấn đề này thể hiện rõ hơn khi ta so sánh thực trạng đời sống của dân tộc Chăm và
Raglay, có một sự khác biệt rõ ràng mặc dù thực tế là 2 dân tộc này có lịch sử phát
triễn lâu đời và rất gần gũi bên nhau. Sự khác biệt không chỉ nằm trong các chỉ số
về kinh tế xã hội và mức độ tương tác với nền kinh tế hiện đại, mà còn thể hiện cả
trong các giá trị văn hóa phi vật thể

Footer Page 7 of 161.


Header Page 8 of 161.

Hinh2: Tỉ lệ hộ nghèo đói tính theo đơn vị hành chính, tỉ lệ phần trăm (2010)
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo của dân tộc Raglay-Ninh
Thuận
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình dân tộc Raglay
- Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập và nghèo đói. Từ đó gợi ý giải
pháp phù hợp để xóa đói, giảm nghèo ở vùng nghiên cứu.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo của dân tộc Raglay
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tăng chi tiêu của các hộ gia đình?
- Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ gia đình ?
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Trình độ học vấn chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản xuất,
giới tính của chủ hộ, tuổi chủ hộ, quy mô hộ gia đình lớn, học thức của lực lượng lao
động, ngành nghề chủ yếu, số tiền vay nợ.
- Mức sống thấp, số việc làm và ngành nghề rất ít, cuộc sống phụ thuộc quá lớn vào
thiên nhiên, trình độ dân trí thấp, xem nhẹ việc học hành, ít kết nối trong cộng đồng dân

Footer Page 8 of 161.


Header Page 9 of 161.
cư, vấn đề chi tiêu không hợp lý, quy mô hộ gia đình lớn, số lượng người phụ thuộc
nhiều, không chịu áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào canh tác là các nhân tố chính ảnh
hưởng đến việc tăng thu nhập và sự đói nghèo của các hộ dân ở khu vực này.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Chọn các hộ gia đình trong khu vực 2 thôn của huyện Ninh Hải bao gồm:
 Thôn Xóm Đèn, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải
 Thôn Cầu Gãy, xã Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải
-

Thời gian nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống thực tế của dân tộc
Raglay được thực hiện bởi Tổng cục Thống Kê(GSO) giai đoạn 2006 – 2010 và
Ban R&D của đội SIFE trường đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc tổ chức
SIFE Quốc tế.

-


Hình ảnh minh họa tỉnh Ninh Thuận và khu vực nghiên cứu:

Footer Page 9 of 161.


Header Page 10 of 161.

6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
6.1 Các định nghĩa về nghèo đói
Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan
Mạch năm 1995 nghèo định nghĩa: “Người là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới
1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm
thiết yếu để tồn tại” (N.T.Hoai, 2005).
NHTG định nghĩa nghèo đói bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ
thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000 và 2001, NHTG đã thêm vào
khái niệm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương. Xét về mặt
phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần
áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với

Footer Page 10 of 161.


Header Page 11 of 161.
người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc
biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của
họ (NHTG, 1990).
Như vậy, có thể thấy, khái niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng
quốc gia, vùng hay từng cộng đồng dân cư nhìn chung không có sự phân biệt đáng kể.
Hầu hết các tiêu chí xác định nghèo đói đều dùng mức thu nhập hay chi tiêu đáp ứng
những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại

và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau thường là ở chỗ mức độ thỏa mãn cao hay thấp phụ
thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng,
từng quốc gia và các tiêu chí để xác định nghèo đói cũng biến đổi theo thời gian.
Tại Việt Nam chính phủ đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị
chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc,
Thái Lan tháng 9/1993, theo đó: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa
phương”(N.T.Hoài, 2005)
Như vậy, tất cả những định nghĩa về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh
chủ yếu của người nghèo:
-

Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư;

-

Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con

người trong cộng đồng đó;
-

Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

6.1.1 Nghèo tuyệt đối
"Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người
nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và
trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của
cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." (theo Robert McNamara – Cựu Giám
đốc Ngân hàng thế giới ) (trích dẫn từ />(a) Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế:


Footer Page 11 of 161.


Header Page 12 of 161.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của
địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho
nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn)
cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La
tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho
những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).
(b) Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo Việt Nam:
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng
7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu
vực nông thôn, miền núi và hải đảo, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành
thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000
đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
(c) Nghèo tương đối:
Nghèo tương đối có thể được hiểu như là việc những người thuộc về 1 số tầng lớp
nhất định so với xã hội, không được cung cấp đầy đủ vật chất và dịch vụ mà đáng lẽ họ
phải nhận được so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm
nhận của những người trong cuộc.
6.2 Các thước đo chỉ số nghèo đói và bất bình đẳng:
6.2.1 Chỉ số đếm đầu (P0) – Tỷ lệ hộ (người) nghèo:
Thước đo được dùng rộng rãi nhất là chỉ số đếm đầu, chỉ số này đơn giản là đo tỷ lệ
người được tính là nghèo, thường ký hiệu là P0 với công thức sau:
𝑃0 =


𝑁
𝑁𝑝

Trong đó:
-

N là tổng số hộ hay tổng dân số.

-

Np là tổng số người nghèo.

Footer Page 12 of 161.


Header Page 13 of 161.
Ưu điểm của cách tính này là đơn giản, dễ tính toán và dễ hiểu. Tuy nhiên, cách tính
này chỉ thể hiện được tỉ lệ hộ nghèo trong tổng thể, không chỉ ra được mức độ trầm trọng
của đói nghèo, không phản ánh được mức độ đói nghèo, hay sự chênh lệch giữa chi tiêu
so với đường chuẩn nghèo….
6.2.2 Chỉ số khoảng cách nghèo:
Một thước đo nghèo phổ biến là chỉ số khoảng cách nghèo (P1)
P1 

1 N Gi

N i 1 Z

Trong đó: - Gi: là khoảng cách nghèo, được tính bởi công thức :
Gi = (z – yi)*I(yi ≤ z)

Với: z là chuẩn nghèo
yi là chi tiêu thực tế
I(yi ≤ z) là hàm chỉ thị có giá trị bằng 1 khi biểu thức trong ngoặc là đúng và
ngược lại không đúng là 0. Giả sử, nếu chi tiêu (yi) nhỏ hơn chuẩn nghèo (z), thì I(yi ≤ z)
bằng 1 và hộ gia đình đó được tính là nghèo.
-

Ưu điểm của cách tính này:
o Thước đo này là tỷ lệ khoảng cách nghèo bình quân trong dân cư, trong
đó người không nghèo có khoảng cách bằng không (tương ứng với Yi>
z), nhờ vào thước đo này mà ta có thể biết là cần chuyển bao nhiêu chi
phí cho người nghèo để họ vượt qua ngưỡng nghèo.
o Chỉ số này còn cho ta biết được chi phí giảm nghèo đói tối thiểu. Chi
phí này chính là tổng khoảng cách cần lấp đầy trong dân cư đến mức
chuẩn nghèo.
o Phản ánh được độ sâu và quy mô của nghèo đói.

-

Nhược điểm của cách tính này:
o Chưa phản ánh được phân phối thu nhập giữa những người nghèo.

6.2.3 Hệ số Gini:

Footer Page 13 of 161.


Header Page 14 of 161.
Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Nó có giá
trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường

bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối.
Chỉ số Gini (Gini Index) là hệ số Gini được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm,
được tính bằng hệ số Gini nhân với 100.
Hệ số Gini (hay còn gọi là hệ số Loren) là hệ số dựa trên đường cong Loren
(Lorenz) chỉ ra mức bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế
trong một nền kinh tế.
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc gần đây trong năm 2009, công bố bản báo
cáo về khoảng cách thu nhập của thế giới. Công cụ thông thường để tính toán về sự bất
bình đẳng là hệ số Gini. Hệ số này càng cao, xã hội càng thiếu công bằng.
(theo />Để xây dựng hệ số Gini và thiết lập đường cong Lorenz, trước hết phải sắp xếp thứ
tự hộ gia đình (người) có thu nhập/chi tiêu từ thấp tới cao (ở đây giả sử chi tiêu), tiếp đến
tính tỷ trọng số hộ gia đình, và tỷ trọng chi tiêu cộng dồn của những người này trong tổng
chi tiêu của cộng đồng.
6.2.4 Chỉ số nghèo khổ đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index):
Chỉ số nghèo khổ đa chiều phản ảnh tất cả phạm vi tác động của nghèo đói. Chỉ
số này được tính toán bằng việc nhân phạm vi ảnh hưởng của đói nghèo (Incidence of
Poverty) và cường độ trung bình tác động lên người nghèo (Average Intensity Across the
Poor).
Chỉ số nghèo khổ đa chiều đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay
những thiếu thốn, túng quẫn ở cấp độ gia đình: từ giáo dục đến những tác động về sức
khỏe, đến tài sản và các dịch vụ.
Theo OPHI và UNDP, những chỉ số này cung cấp đẩy đủ hơn bức tranh về sự
nghèo khổ sâu sắc so với các thang đo về thu nhập giản đơn.
6.3 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói:
Báo cáo năm 2011 – Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người đưa ra một chỉ
số mới là Chỉ số đói nghèo đa chiều (MPI) cho Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chỉ số đói

Footer Page 14 of 161.



Header Page 15 of 161.
nghèo phi tiền tệ cấp quốc gia được xây dựng riêng cho Việt Nam. Theo thước đo này, số
người nghèo đa chiều ở Việt Nam nhiều hơn hẳn số người nghèo về thu nhập. Năm 2008,
tỷ lệ nghèo về thu nhập là 14,5% trong khi tỷ lệ nghèo đa chiều là 23,3%. Những thiếu
thốn lớn nhất của người dân là thiếu nhà kiên cố, khả năng tiếp cận nước sạch và vệ sinh.
Giữa các tỉnh cũng có sự chệnh lệch đáng kể. Tỷ lệ nghèo đa chiều rất cao ở các
tỉnh nghèo nhất Việt Nam: 82,3% ở Lai Châu và 75% ở Điện Biên. Hơn 50% dân số của
12 tỉnh sống trong nghèo đói về mọi mặt.
Báo cáo nghiên cứu chi tiết về dịch vụ y tế và giáo dục cũng như cung cấp tài
chính cho các dịch vụ này, do tầm quan trọng của các dịch vụ này trong phát triển con
người. Báo cáo cho thấy phần lớn chi tiêu cho y tế và giáo dục là từ các hộ gia đình. Mức
chi tiêu này cao hơn rất nhiều so với mức 30% được coi là tối ưu để đảm bảo công bằng
xã hội và tiếp tục phát triển con người. Ví dụ, ở cấp tiểu học, chi tiêu hộ gia đình chiếm
17,5% tổng chi tiêu. Ở cấp cao đẳng/đại học, con số này tăng lên trên 50%. Những chi
phí này đặt gánh nặng lớn lên các hộ gia đình nghèo và thiệt thòi, đặc biệt là ở các cấp
giáo dục cao hơn.
Trong lĩnh vực y tế, chi tiêu hộ gia đình chiếm 56% tổng chi tiêu. Điều này gây tác
động rất lớn đối với các hộ gia đình nghèo và dễ bị tổn thương - 8,1% hộ gia đình dành
hơn 20% tổng chi tiêu cho y tế trong năm 2008 và 3,7% bị quay trở lại tình trạng nghèo
đói do phải chi quá nhiều cho chăm sóc sức khỏe.
Kế thừa nghiên cứu này, chúng ta có thể xem xét lại các nhân tố trên đối với vùng
nghiên cứu của đề tài. Do đặc điểm nghiên cứu trải dài dọc vùng biển Nam Trung Bộ,
nên để khắc phục sự khác biệt giữa các vùng nghiên cứu, số liệu điều tra sẽ được tính
toán có trọng số để loại bỏ yếu tố vùng, đồng thời chỉ chọn các hộ thuộc dân tộc Raglai
để nghiên cứu.
Giữa các khu vực thành thị và nông thôn, vùng cao và vùngthấp trong tỉnh, tỷ lệ
đói nghèo có sự đa dạng và khác biệt khá lớn. Theo chuẩn nghèo mới của Chính Phủ năm
2011, tỷ lệ nghèo dao động từ 7,42% ở Tp. Phan Rang-Tháp Chàm lên 23,6% tại Thuận
Bắc, 28,16% tại Ninh Sơn và tới 66,72%tại huyện Bác Ái.
Người nghèo thuộc dân tộc Raglai có những đặc điểm sau đây:


Footer Page 15 of 161.


Header Page 16 of 161.
Các cộng đồng ngư dân di cư:
Ở Ninh thuận có nhiều hộ làm nghề chài lưới đánh bắtcá ven biển. Một số hộ sống
tạm bợ tại những điểm đánh cá khác nhau và di chuyển dọc theo khu vực bờ biển Ninh
thuận và các tỉnh lân cận. Khu vực sống không ổn định, di chuyển liên tục gây ra nhiều
hệ lụy kéo theo:
+> Không có nhà cửa cố định, gặp khó khăn khi mưa gió. Ông bà ta có câu
“an cư rồi mới lập nghiệp”
+> Gặp vấn đề về vệ sinh, sức khỏe trong ăn uống và sinh hoạt.
+> Do sống di chuyển liên tục nên phải định cư trên thuyền, gặp mưa gió,
sóng lớn, thuyền bị vỡ thì mất trắng tất cả.
Trình độ học vấn thấp:
Tỉ lệ đói nghèo có tương quan đến trình độ học vấn.Một số trẻ em Raglay nghỉ học
do thiếu động cơ học tập và không theo kịp bài vở. Một giáo viên tiểu học ở xã Công Hải
cho biết: “Thầy cô đến vận động thì bố mẹ bảo không biết, nó không thích đi học thì cũng
đành chịu”. Những nhận định trên đây một lần nữa được khẳng định qua kết quả của đợt
nghiên cứu theo dõi đói nghèo tại hai xã của huyệnBác Ái, trong đó lý do chính được đưa
ra cho việc bỏ học là do ‘không muốn đi học’. Đây dường như là lý do quan trọng hơn so
với các yếu tố không có tiền hoặc không được bố mẹ quan tâm.
Có mối tương quan chặt giữa giáo dục và các đặc điểm khác của người nghèo. Trình
độ học vấn ở nông thôn thấp hơn ở thành thị, đặc biệt là trình độ học vấn của các dân tộc
thiểu số thấp hơn đáng kể so với người Kinh và Hoa.
Phụ nữ:
Dân tộc Raglai theo chế độ mẫu hệ. Với các em gái, có thể có nhiều áp lực trong
việc lấy chồng sớm, nguyên do là sauđám cưới sẽ có người nhà trai đến ở cùng nhà với
cô dâu và như vậy sẽ bổ sung thêmnăng lực lao động, sản xuất cho gia đình. Gây ra hiện

tượng tảo hôn, khiến cho các em sớm phải đương đầu với các thách thức của cuộc sống
hôn nhân, gia đình.
Biến đổi khí hậu và rủi ro về môi trường:

Footer Page 16 of 161.


Header Page 17 of 161.
Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ được nhìn nhận là khu vực dễ bị tổn thương với
tácđộng tiềm ẩn của biến đổi khí hậu22. Khả năng rủi ro về mặt tự nhiên có thể bao gồm
gia tăng sự biến thiên lượng mưa, phạm vi tác động của các trận bão biển, sóng biển và
các trận lũ lụt và thời gian hạn hán tăng lên ở nhiều địa bàn. Các yếu tố rủi ro về kinh tế
xã hội trong vùng này phải kể đến như số lượng lớn dân cư phụ thuộc vào canh tác nông
nghiệp, đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản tùy theo thời tiết.
Hạn hán được cho là có tác động nhiều mặt lên các cộng đồng dân cư. Những ảnh
hưởng đầu tiên của nó bao gồm gây nguy hại cho mùa màng, chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản, mất việc làm và nguồn thu nhập.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1.Giả thuyết nghiên cứu:
Như các đặc điểm về dân tộc Raglay chúng tôi đã nêu ra ở trên, có thể thấy sự
nghèo đói xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khiến họ chưa thể thoát ra được. Thông
qua các khảo sát, và số liệu chúng tôi thu thập được, một số nhân tố ảnh hưởng đến sự
nghèo đói mà chúng tôi muốn đề cập như sau:
Vấn đề cơ sở hạ tầng
Nguồn điện nước đã có nhưng chưa được phổ cập đến hết các hộ dân tộc
Raglay, các hộ sống trên núi hiện vẫn chưa có điện. Nguồn nước máy đã có nhưng chỉ
ít hộ sử dụng, còn lại đa phần sử dụng nước giếng, nguồn nước giếng thì ổn, không bị
ô nhiễm, nhưng người dân lấy nước bằng gàu, vẫn chưa có máy bơm, múc nước bằng
gàu về sử dụng, sản xuất. Do đó năng suất sản xuất vẫn còn kém. Sản lượng đạt được
không tương xứng.

Thiếu nguồn lực sản xuất, phương pháp sản xuất còn lạc hậu
Loại đất chủ yếu ở đây là đất cát bạc màu, chua, nghèo dinh dưỡng, khô hạn và
xói mòn, tỷ lệ hạt cát cao, ít mùn, tầng đất mỏng, nhiều đá, kết cấu kém, rời rạc, rửa
trôi mạnh, dễ thành đất trơ sỏi đá.
Mô hình nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt còn tự phát, lạc hậu, thiếu khoa học
cho năng suất kém, không hiệu quả. Ví dụ như nuôi heo thả rông, không nuôi theo
chuồng, tập trung, còn sử dụng sức trâu kéo cày, ít sử dụng máy móc trong trồng trọt.

Footer Page 17 of 161.


Header Page 18 of 161.
Dù sống gần người Kinh nhưng người dân tộc vẫn mang tâm lý e ngại, dễ bị
mối thu mua chèn ép, do đó thu nhập mang lại thấp, cuộc sống không khá lên được.
Trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức
Người dân chưa ý thức đúng mức về việc đi học của con cái, theo phong tục
tập quán họ vẫn nghĩ rằng việc đi học không quan trọng, không kiếm ra tiền. Họ
không tin người Raglay có thể học đại học (vì trước giờ vẫn chưa có ai trong xã chưa
có đi học đại học, họ chỉ tin chỉ có người Kinh, Người Chăm mới có thể học đại học,
có thể làm bác sĩ). Một phần vì kinh tế khó khăn, học phí chiếm 1 phần khá lớn trong
thu nhập của người Raglay nên họ thường cho con nghĩ học từ cấp 2, do đó các em
thường phải nghĩ học giữa chừng và làm thêm ở nhà (làm rẫy, kiếm cũi hoặc trông em
nhỏ hơn) hoặc làm mướn ở Phan Rang, TP.HCM đem tiền về phụ giúp gia đình (
công việc không ổn định, thường chỉ làm vài tháng rồi về).
Chi tiêu tiêu dùng không hợp lý
Thu nhập của họ đa phần tự nuôi trồng và làm thuê, hái gặt thuê khi đến mùa,
nhưng chi tiêu, tiêu dùng chưa hợp lý, khoa học, mua bán hàng hóa thiết yếu còn mua
chịu nhiều, tới chiều tối đi làm về, người ta sẽ dùng sản phẩm làm được để đổi lấy thứ
họ cần.
Người dân ít có kết nối cộng đồng do họ phải đi rẫy cả ngày. Dù vậy, khi nhà

nào có đám tang họ lại giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó cho thấy hệ thống thông tin yếu,
không hẳn mọi người không biết về nhau. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống của người
Raglay đã bị mất. Thanh niên học theo thói quen xấu. Nhưng về tập quán sống và làm
việc người dân vẫn chưa thay đổi. Chi tiêu không hợp lý, tiêu xài nhiều khi có tiền,
chỉ đi làm khi nhà thiếu tiền. Do không biết cách chi tiêu hợp lý, nên họ vẫn trong tình
trạng nghèo.
6.2 Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu:
Bài Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu này được trích xuất và thu thập
từ các nguồn sau:
-

: Vài nét sơ lược
về dân tộc Raglai.

Footer Page 18 of 161.


Header Page 19 of 161.
-

/>jqcz1VH5_CsJWw&pq=ninh%20thu%E1%BA%ADn%20sitan&cp=20&gs_id=
47&xhr=t&q=NinhThuan%20sitan%202011&pf=p&sclient=psyab&oq=NinhThuan+sitan+2011&gs_l=&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_cp.r
_qf.&fp=3ab144b5969514d1&biw=1280&bih=713 : Phân tích tình hình trẻ em
ở tỉnh Ninh Thuận.

-

/>
:


Tổng cục Thống kê (2009) Kết quả Điều tra Mức sống hộ gia đình 2008. Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội .
-

/>ad=rja&ved=0CCcQFjAB&url=http%3A%2F%2Fwww.gso.gov.vn%2FModul
es%2FDoc_Download.aspx%3FDocID%3D13279&ei=ZPddUO20OYYiAeCrIDgCw&usg=AFQjCNGkgZaVKz7CvwxKShQYwUK2uAQbzw&sig
2=ygeUOe3bxLJIEDgpqddDtg : Tổng cục Thống kê (2011) Giáo dục ở Việt
Nam: Phân tích các chỉ số cơ bản (Tổng Điều tra - Dân số và Nhà ở 2009).
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

-

Nguyễn Thị Phương Yến (2007) Phân công lao động theo giới trong gia đình
người Raglay và Cơ Ho; Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, số 1 quyển 17,
2007: 45-58

-

: Phan Xuân Biên (chủ biên), Phan An,
Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyên, Nguyễn Văn Huệ (1998) Văn hóa và xã hội
của người Raglay ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội.

Footer Page 19 of 161.


Header Page 20 of 161.
8. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU:
8.1 Mục tiêu nghiên cứu 1:
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng chi tiêu của các hộ gia đình.
Mô hình kinh tế lượng tổng quát có thể được xây dựng như sau:


Ln(CPC)  0  i X i
Trong đó:

CPC: chi tiêu bình quân đầu người trong hộ gia đình

 0 ,  i : các hệ số ước lượng
Xi: những biến độc lập – các nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Các hệ số hồi quy cho biết sự thay đổi tương đối của biến CPC đối với sự thay đổi
tuyệt đối của biến Xi. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi biến Xi tăng/giảm
một đơn vị thì biến CPC tăng giảm tương ứng i *100 (%) hoặc biến CPC tăng/giảm


tương ứng e i lần.
Mô hình kinh tế lượng cụ thể như sau:
Ln(CPC) = β0 + β1GIOI_TINH + β2QUY_MO_HO + β3 SO_NGUOI_PHU_THUOC
+ β4TUOI_CHU + β5HOC_TT + β6LAM_NONG + β7 DAT_CANH_TAC
+ β8TIEN_VAY + e
Trong đó:
-

GIOI_TINH: giới tính của chủ hộ, là biến dummy, chỉ nhận giá trị 0 (nếu là
Nam) hoặc 1 ( nếu là Nữ).

-

QUY_MO_HO: là biến thể hiện tổng số người trong hộ. (người)

-


SO_NGUOI_PHU_THUOC: là biến thể hiện tổng số người già quá tuổi lao động
hoặc số trẻ em chưa đến tuổi lao động và những người không tạo ra thu nhập.
(người)

-

TUOI_CHU: là biến thể hiện số tuổi của chủ hộ. (năm)

-

HOC_TT: là biến thể hiện trình độ học vấn của những người đã đến tuổi trưởng
thành trong gia đình. (năm)

Footer Page 20 of 161.


Header Page 21 of 161.
LAM_NONG: là biến dummy, nhận giá trị 0 (nếu làm việc phi nông nghiệp) hoặc

-

nhận giá trị 1 (nếu hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi)
DAT_CANH_TAC: Là biến thể hiện số mét vuông đất canh tác của hộ gia đình

-

(1000 m2 )
-


TIEN_VAY: Là biến thể hiện số tổng số tiền mà hộ vay. (triệu đồng)

-

e là sai số ngẫu nhiên.

8.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 :
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của đồng bào dân tộc Raglai.
Lựa chọn mô hình Logistic đánh giá khả năng nghèo:
Y = f(X1, X2, X3, X4, X5, các biến định tính)
Dạng hàm áp dụng:
Yi  0  i X i  ui

Y là tình trạng nghèo của đồng bào dân tộc Raglai
0 , i là hệ số hồi quy của mô hình
Xi là các biến độc lập (các nhân tố có ảnh hưởng đến sự nghèo đói)
Mô hình Nghiên cứu đề xuất:
Y= β0 + β1 *X1 + β2 * X2 + β3 * X3 + β4 * X4 + β5 * X5 + D1 * X6 + D2 * X7 + D3 *
X8 + e
Trong đó:
-

X1: là biến thể hiện mức chi tiêu của hộ, đo bằng số tiền tiêu dùng trong 1 năm
(triệu đồng).

-

X2: là biến thể hiện số việc làm của những người trong hộ. Vì ngoài làm nông, dân
cư ở đây còn hay đi đến những vùng lân cận để kiếm việc làm. Đo bằng số công
việc khác nhau họ làm trong 1 năm.


-

X3: là biến thể hiện trình độ dân trí, được đo bằng số năm đi học của thành viên
trong hộ.

-

X4: là biến thể hiện quy mô hộ gia đình, được đo bằng số lượng thành viên trong
hộ đó.

Footer Page 21 of 161.


Header Page 22 of 161.
-

X5: là biến thể hiện người phụ thuộc. Người phụ thuộc ở đây có thể là trẻ em chưa
đến tuổi lao động, người già đã hết khả năng lao động, những người bị bệnh lâu
năm hoặc những người không có khả năng làm việc….được đo bằng số lượng
người phụ thuộc trong hộ.

-

D1: là biến định tính, thể hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, nhận giá trị 0 ( nếu không chịu áp dụng) hoặc giá trị 1 ( nếu có áp dụng).

-

D2: là biến thể hiện yếu tố thời tiết, vì cuộc sống và công việc của người dân tộc ở

đây phụ thuộc rất lớn vào các biến đổi thời tiết. Nhận giá trị 0 hoặc 1, tương ứng
với thời tiết xấu và đẹp.

-

D3: là biến thể hiện yếu tố giới tính của chủ hộ. Nhận giá trị 0 (nếu là Nữ) hoặc
giá trị 1 (nếu là Nam).

-

e: là sai số ngẫu nhiên.
8.3 Công cụ phân tích và chiến lược xây dựng mô hình:
− Công cụ: Phần mềm Eviews
− Chiến lược xây dựng mô hình: Từ tổng quát đến đơn giản

9. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH:
Tăng tỷ lệ lao động thông qua tăng số thành viên có việc làm trong hộ. Tạo điều kiện
để các hộ được tiếp xúc với nguồn vốn vay. Chính quyền thành phố có thể tác động đến
hai yếu tố này thông qua việc trợ vốn và trực tiếp gắn với hướng dẫn cách làm ăn cho các
hộ nghèo; đầu tư gián tiếp bằng đưa vốn vào cơ sở sản xuất, tổ chức kinh tế, doanh
nghiệp để thu nhận lao động nghèo vào làm việc.
Tác động của chi tiêu cho giáo dục và trình độ văn hóa của chủ hộ có độ trễ. Do
đó, các hộ cần thiết dành một phần thu nhập của mình để chi tiêu cho giáo dục bằng việc
cho con cái đi học, có ý thức tiếp cận với cái mới và học tập cái mới. Chính quyền thành
phố cần tuyên truyền, có chính sách khuyến khích các hộ nghèo tham gia các chương
trình học bổ túc văn hóa, học nghề,... song song với việc mở những lớp học tình thương,
những khóa đào tạo nghề miễn phí dành cho các hộ khó khăn.
Đối với vấn đề tiếp cận với nguồn vốn vay. Chính quyền thành phố cần thiết
phảiminh bạch hóa các thông tin về phương thức tiếp cận, thời gian vay,...


Footer Page 22 of 161.


Header Page 23 of 161.
10. DỰ KIẾN CẤU TRÚC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Báo cáo kết quả dự kiến có các phần sau:
1. Phần mở đầu
2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Kết quả và thảo luận
5. Kết luận và gợi ý chính sách
6. Bảng tóm tắt các tài liệu tham khảo
BẢNG TÓM TẮT CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
ĐỀ TÀI

Câu hỏi
nghiên cứu

Dữ liệu

PPNC

KQNC& đề xuất
chính sách
Xác định xu hướng và

1. “Đánh giá

Tổng cục thống


nghèo đói khu

kê về điều tra

vực tiểu vùng

mức sống(

sông Mêkong”

VHLSS), Điều tra

được hoàn thiện
vào tháng 32004 bởi tổ
chức
(UNDP và
AusAIDChương trình

Các tỉnh
thuộc khu
vực tiểu
vùng sông
Mekong có
thực sự
nghèo đói?

dân số Nông thôn
2001( The Rural
and Agricultural
Census 2001,

Điều tra Y tế
2002, Khảo sát về
lao động và Việc

tài trợ nước

làm 2002, Khảo

ngoài của

sát về biến động

Chính phủ Úc)

Dân số

mô hình cơ bản của
nghèo dựa trên các số
liệu định lượng, các
Phương pháp

đặc tính mấu chốt của

đánh giá

nghèo, sự tham gia

nghèo có sự

của người dân nhằm


tham gia của

giảm nghèo; đánh giá

cộng

sư cung cấp các dịch

đồng(PPA-

vụ cơ bản; nghèo đô

Participatory

thị và sự di dân; mối

Poverty

quan hệ giữa những

Assessment)

vấn đề về môi trường
và sự giảm nghèo; các
chỉ số định lượng
nhằm đánh giá sự tiến
bộ trong mục đích

Footer Page 23 of 161.



Header Page 24 of 161.
phát triển Việt nam
(VDGs) ở các tỉnh
2.Phân tích
nghèo đói vùng
châu thổ sông
Mêkong (tháng
10/2004). Được

Số liệu của Tổng

thực hiện bởi

cục Thống

World Vision

Quy trình 2 Nghiên cứu xác định
giai

đoạn. được 9 nhóm các yếu

kê(GSO), số liệu Phân tích dữ tố gây ra sự nghèo đói

Australia,

của Bộ Lao động


AF&A, Học

liệu thứ cấp đối với các hộ dân

thương binh và xã bằng thống kê vùng

viện Khoa học
Xã hôi và kinh

hội (MOLISA)

mô tả

châu

thổ

Mêkong

tế quốc dân,
Đại học An
giang, Đại học
Cần Thơ
3. Nghèo của

1. Các đặc

1.Baulch, B.,

Theo


dân tộc thiểu số

điểm chính

Reilly B. và

trình gồm các đã khái quát tình hình

ở Việt

về nghèo

Phạm Thái Hưng

bước:

Nam:Hiện trạng

của đồng

(2008), “Chệnh

Giới

và Thách thức ở

bào các dân

các xã thuộc


tộc thiểu số,

của các dân tộc

nghèo

Chương

trên cả khía

vùngnông thôn

đồng bào dân nghèo ở Việt Nam.

trình 135 Giai

cạnh thu

Việt Nam: Bằng

tộc thiểu số: Giúp hiểu hơn về mức

đoạn II, 2006-

nhập và phi

chứng thực

bao gồm các độ tiếp cận dịch vụ


2007

thu nhập, là

nghiệm từ năm

định

Tên tác giả:

gì?

1993 đến 2004”,

,các khía cạnh kế, “khoảngcách thu

Footer Page 24 of 161.

quy Đề tài nghiên cứu này
nghèo và các nhân tố
thiệu nào tác động đến sự

lệch về mức sống tổng quan về nghèo đói của đồng
của bào dân tộc thiểu số

nghĩa công, chiến lược sinh


Header Page 25 of 161.

Phạm Thái

2. Những

một báo cáo

Hưng

bất lợi của

nghiên cứucủa

Lê Đặng Trung

đồng bào

Viện nghiên cứu

tộc thiểu số.

và Nguyễn Việt

dân tộc

phát triển (IDS),

Đánh giá khả Những đề xuất:Những

Cường


thiểu số

Năm thực hiện:

nghèo trong

2.Baulch, B.,

dịch vụ công, thành bốn nhóm, bao

Tháng 07/2011

việc tiếp

Truong, C.,

sinh kế của gồm những đề xuất /

cận dịch

Haughton, D., và

các dân tộc thay đổi trong cách

vụ công và

Haughton, J.

thiểu


số, tiếp cận, tập trung,

các cơ sở hạ

(2004), ‘Phát

chênh

lệch công cụ, và 'các đề

tầng thiết

của

triển dân tộc thiểu giữa
nhóm

3. Đồng bào

Nam’,Tạp chí

nhập

các dân tộc

kinh tế phát triển

thiểu số

, 43(7): 1151 -


thực hiện

117

người

số.

các xuất khác' (là những
thu đề xuất không được
từ

đó xếp vào một trong ba

đưa ra các giả nhóm trên).
thuyết

cho

vấn đề nghèo

3.Tổng cục thống rồi tiến tới đề

động sinh

kê, (2008), “Báo

kế, tạo thu


cáo Phương án

ra giải pháp.
Nghiên

Điều tra Cơ bản’, được

cứu
thực

như thế

Báo cáo chưa

hiện qua các

nào? Những

được công bố

công cụ như:

yếu tố nào

bởinhóm tư vấn

Điều tra gốc

quyết định


cho Ủy Ban Dân

(BLS),

chênh lệnh

Tộc và Chương

chiều

về thu nhập

trinh phát triển

tích, phương

giữa các

Liên Hiệp Quốc.

nhóm dân

4. Phạm Thái

Footer Page 25 of 161.

của

Vương quốc Anh. năng tiếp cận đề xuất này được chia


số tại Việt

nhập

đề nhập”

nghèo của dân nghèo dân tôc thiểu

yếu là gi?

các hoạt

vấn

pháp

các
phân

phân

tách Blinder-


×