Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

GA tuan 4 lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.78 KB, 15 trang )

Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm
2007
Tập đọc : T 7 : MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
Sgk / 36 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc
phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì
nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
II / ĐDDH : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài : Người ăn xin, trả lời
câu hỏi theo nội dung.
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc.
b- Luyện đọc và tìm hiểu bài :
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của truyện . Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS,
giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú thích cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi trong SGK .
c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
HS nối tiếp nhau đọc bài . GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn đối
thoại.
1- HĐ 3 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………
……..
Toán : T 16 : SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Sgk / 21 ( 35 phút )


I / Mục tiêu : HS hiểu biết ban đầu về :
- So sánh các số tự nhiên. – Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập về nhà.
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.
- GV nêu ví dụ rồi cho HS so sánh từng cặp số và nêu nhận xét khái quát ( như SGK ) .
- GV nêu câu hỏi để HS nhận biết được : Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
c- Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
GV nêu một nhóm các số tự nhiên, rồi cho HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, chỉ ra số bé
nhất, số lớn nhất.
GV giúp HS nêu nhận xét : Bao giờ cũng so sánh đựơc các số tự nhiên, nên bao giờ cũng
xếp thứ tự được các số tự nhiên.
3- HĐ 3 : Luyện tập : GV tổ chức cho HS tự làm các bài tập, nhận xét, thống nhất kết quả.
4- HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : BT : 2 / 22
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………..
Chính tả : T 4 : ( Nhớ- viết ) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
Sgk / 37 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Nhớ - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ : Truyện cổ nước
mình.
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có các âm đầu r / d / gi, hoặc có vần ăn / ăng .
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra hai nhóm HS thi tiếp sức viết đúng, viết nhanh tên các đồ đạc trong nhà có
thanh hỏi / thanh ngã.

2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Hướng dẫn HS nhớ - viết .
- Một HS đọc yêu cầu của bài. Một HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ - viết, cả lớp đọc
thầm để ghi nhớ đoạn thơ
- HS gấp sách, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài.
- GV chấm chữa bài, nêu nhận xét chung.
3- HĐ 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
HS đọc yêu cầu bài, tự làm vào vở, cả lớp thống nhất kết quả.
1- HĐ 4 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………..
Đạo đức : T 4 : LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH
Sgk / 5 ( 35 phút )
I / Mục tiêu : ( Như tiết 3 )
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ :
2- HĐ 2 : Thảo luận nhóm ( BT 2 , SGK ) .
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận, các nhóm thảo luận
- Một số nhóm trình bày, cả lớp trao đổi.
- GV kết luận, khen những em biết vượt khó trong học tập.
3- HĐ 3 : Thảo luận nhóm đôi : ( BT 3, Sgk )
- GV giải thích yêu cầu, HS thảo luận, GV mời một vài em trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
4- HĐ 4 : Làm việc cá nhân
- GV giải thích yêu cầu, mời một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
- GV tóm tắt ý kiến HS để cả lớp trao đổi, nhận xét.
5- HĐ 5 : Củng cố, dặn dò :

Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………..
Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2007

Thể dục : T 7 : ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI .
TC : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau .
( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.
Yêu cầu : Thực hiện đúng động tác, đều, đúng với khẩu lệnh.
- Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đi
đúng hướng, đảm bảo cự li đội hình.
- Trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau. Yêu cầu rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức
mạnh, HS chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II / Địa điểm – phương tiện : Sân trường – còi.
III / Nội dung và phương pháp :
Nội dung Định lượng Hình thức tổ chức
1- Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chơi trò chơi đơn giản để HS tập trung chú ý.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
2- Phần cơ bản :
a- Đội hình, đội ngũ :
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng
nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái do cán sự điều
khiển.
- Ôn đi đều, vòng phải, đứng lại :
- Ôn đi đều, vòng trái, đứng lại :

- Ôn tổng hợp tất cả nội dung trên.
b- Trò chơi : Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau .
3- Phần kết thúc :
- Động tác thả lỏng.
- Gv hệ thống bài, nhận xét :
6 – 10 phút
18 – 22
phút
14 – 15
phút
4- 6 phút
Hàng ngang
Vòng tròn
Vòng tròn
Nhóm
Cả lớp, nhóm
Hàng ngang.
Cả lớp
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
………..
Luyện từ và câu : T 7 : TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
Sgk / 38 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại
với nhau ( từ ghép ) ; phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần ) giống
nhau ( từ láy ).
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ
ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.

II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS trả lời câu hỏi : Từ phức khác từ đơn chỗ nào ? Cho ví dụ.
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Phần nhận xét :
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 .
- Một HS đọc câu thơ thứ nhất, cả lớp đọc thầm , nêu nhận xét. GV giúp các em đi đến kết
luận.
+ Các từ phức : truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Từ phức : thầm thì do các tiếng có âm đầu ( th ) tạo thành.
- Một HS đọc khổ thơ tiếp theo, cả lớp đọc thầm, nêu nhận xét.
c- Phần ghi nhớ : HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
3- HĐ 3 : Luyện tập
GV tổ chúc cho HS tự làm các bài tập ở vở bài tập, Gv nhận xét, bổ sung .
2- HĐ 4 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………..
Toán : T 17 : LUYỆN TẬP
Sgk / 22 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 ( với x là số tự nhiên ).
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập.
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Luyện tập :
- Bài 1 : HS tự làm rồi sửa bài.

-Bài 2 : HS tự làm rồi sửa bài.
- Bài 3 : HS tự làm, một HS lên bảng trình bày , cả lớp nhận xét.
- Bài 4 : GV tập cho HS nêu bài tập, cho HS tự làm rồi sửa bài .
3- HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : BT : 3 / 22
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………..
Kể chuyện : T4 : MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
Sgk / 40 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
1- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi
về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện.Hiểu truyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa
câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe thầy, cô kể chuuyện, hiểu chuyện, theo dõi bạn kể
chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II / ĐDDH : Tranh minh hoạ truyện.
III / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu.
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu câu chuyện :
b- GV kể chuyện : Giọng kể thong thả, rõ ràng.
- Kể lần 1 : HS nghe, sau đó giải nghĩa một số từ khó.
- Kể lần 2 : kết hợp giới thiệu tranh minh hoạ.
c- Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Hs đọc câu hỏi, trả lời lần lượt từng câu.
- Từng cặp HS luyện kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét .
3- HĐ 3 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :

……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………..
Kĩ thuật : T 4 : KHÂU THƯỜNG
Sgk / 11 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu,
đường khâu thường.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo lẻo của đôi tay.
II / ĐDDH :
- Quy trình khâu thường ; mẫu khâu thường được được khâu bằng len trên bìa.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III / Hoạt động dạy học :
Giới thiệu bài :
1- HĐ 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích : Khâu thường còn được gọi là khâu tới,
khâu luôn.
- Hướng dẫn HS quan sát mặt phải, mặt trái của mũi khâu thường, kết hợp với quan sát
H3a, 3b SGK để nêu nhận xét về đường khâu mũi thường.
- HS đọc mục 1 của phần ghi để kết luận HĐ 1.
2- HĐ 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a- GV hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản.
- Hướng dẫn HS quan sát H1 ( Sgk ) để nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu. Gv nhận
xét và hướng dẫn thao tác theo SGK.
- Hướng dẫn HS quan sát H2 Sgk và gọi HS nêu cách lên kim, xuống kim khi khâu.
- HS thực thao tác vừa nêu.GV kết luận.
b- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
- GV treo tranh quy trình, hướng dẫn HS quan sát tranh để nêu các bước khâu thường.
- HS quan sát H4 để nêu cách vạch dấu đường khâu thường.

Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường, khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài. HS tập khâu các mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li.
3- HĐ 3 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………
Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2007
Mĩ thuật : T 4 : Vẽ trang trí : HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC
Sgk / 11 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc ; biết cách chép và
chép được một vài hoạ tiết trang trí dân tộc .
- HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc.
II / ĐDDH :
- Hình gợi ý cách chép hoạ tiết dân tộc ; một số mẫu trang trí hoạ tiết dân tộc.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu hình ảnh về hoạ tiết trang trí dân tộc, gợi ý bằng các câu hỏi để HS quan
sát, nhận biết : Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hoá quí báu của ông cha ta để lại,
chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản ấy.
2- HĐ 2 : Cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Gv chọn vài hình hoạ tiết trang trí đơn giản để hướng dẫn HS cách vẽ.
3- HĐ 3 : Thực hành :
- HS chọn , quan sát hoạ tiết và chép hình hoạ tiết trang trí dân tộc ở Sgk .
- GV quan sát, hướng dẫn bổ sung .
4- HĐ 4 : Nhận xét, đánh giá :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………..
Tập đọc : T 8 : TRE VIỆT NAM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×