TUẦN 3
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2007
Tập đọc : T5 : THƯ THĂM BẠN
Sgk / 25 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận
lũ lụt cướp mất ba .
- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II / ĐDDH : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III / Hoạt động dạy học :
1- Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc thuộc lòng bài : Truyện cổ nước mình.
2- Hoạt động 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
+ Luyện đọc :
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, GV nhắc nhở những em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa
đúng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bức thư .
+ Tìm hiểu bài :
- HS đọc,trả lời các câu hỏi trong SGK .
- GV nhận xét, bổ sung .
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của búc thư.
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
3- Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………..
________________________________
Toán : T 11 : TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TT )
Sgk / 14 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố thêm về hàng và lớp, cách dùng bảng thống kê số liệu.
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : HS lên bảng giải bài tập
2- HĐ 2 : GV hướng dẫn HS đọc và viết số .
- GV gọi HS đọc số : 324 157 428 , sau đó hướng dẫn HS cách đọc số : Ta tách ra từng
lớp, tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số đế đọc và thêm tên lớp đó .
3- HĐ 3 : Thực hành :
- BT 1 : HS viết số tương ứng vào từng hàng.
- BT 2 : HS quan sát và phân tích mẫu, tự làm vào vở .
- BT 3 : HS đọc số, viết số.
4- HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : Bài tập : 3 / 15
Bổ sung :
…………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………..
___________________________
Chính tả : T3 : ( N_V ) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
Sgk / 26 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Nghe - viết lại đúng chính tả bài thơ : Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng,
đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng viết 2 từ bắt đầu bằng s / x ; ăn / ăng .
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
- Giới thiệu bài :
- Hướng dẫn nghe viết :
+ GV đọc bài thơ : Cháu nghe câu chuyện của bà . Một HS đọc lại bài thơ .
+ Hỏi về nội dung bài thơ . Cả lớp đọc thầm bài thơ
+ GV đọc cho HS viết bài .
+ Chấm chữa bài , nêu nhận xét chung .
3- HĐ 3 : Thực hành : GV tổ chức cho HS tự làm các bài tập ở vở bài tập .
4- HĐ 4 : Củng cố , dặn dò :
Bổ sung :
…………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……….
_____________________________
Đạo đức : T3 : VƯỢT KHÓ TRONG HỌC
Sgk / 5 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
1- Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập.
Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
2- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan
tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
3- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và tong học tập.
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kể chuyện : Một HS nghèo vượt khó.
- GV kể chuyện, HS kể tóm tắt lại câu chuyện
2- HĐ 2 : Thảo luận nhóm :
- GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận câu hỏi 1 và 2 ( SGK )
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
GV kết luận :
3- HĐ 3 : Thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi 3 sgk
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày cách giải quyết, trao đổi, Gv kết luận về cách tốt
nhất.
4- HĐ 4 : Làm việc cá nhân
HS làm bài tập 1 , GV yêu cầu HS nêu cách sẽ chọn và giải thích lí do .
5- HĐ 5 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
…………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………..
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2007
Thể dục : T5 : ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU. TC : Kéo cưa lừa xẻ .
( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Củng cố, nâng cao kĩ thuật : Đi đều, đứng lại, quay sau.Yêu cầu nhận biết đúng hướng
quay, cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
II / Địa điểm và phương tiện : Sân trường, còi .
III / Nội dung và phương pháp :
Nội dung Định lượng Hình thức tổ chức
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Trò chơi : Làm theo hiệu lệnh.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
2 / Phần cơ bản :
a- Đội hình đội ngũ :
- Ôn đi đều, đứng lại, quay sau : Tập cả lớp, do GV điều
khiển. Sau đó tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển.
- Các tổ thi đua trình diễn.
b- Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ . GV nêu tên trò chơi , giải
thích cách chơi, HS tham gia chơi.
3- Phần kết thúc :
- Cả lớp chạy dều theo vòng tròn, làm động tác thả lỏng.
- GV hệ thống bài, nhận xét, đánh giá giờ học.
6 – 8 phút
1 – 2 phút
2 – 3 phút
1 – 2 phút
18- 20 phút
8- 10 phút
8 – 10 phút
4 – 6 phút .
Hàng ngang
Hàng ngang
Hàng ngang
Cả lớp
Nhóm
Nhóm
Vòng tròn
Luyện từ và câu : T 5 : TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
Sgk / 27 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ : tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo
nên câu ; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.
- Phân biệt được từ đơn và từ phức.
- Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ :
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài : Dấu hai chấm. Làm lại bài tập 1 .
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Phần nhận xét :
+ HS đọc nội dung các yêu cầu trong phần nhận xét. Từng nhóm trao đổi làm bài tập 1 , 2 .
+ Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải.
c- Phần ghi nhớ : HS đọc phần ghi nhớ.
3- HĐ 3 : Thực hành
GV tổ chức cho HS tự làm các bài tập ở vở bài tập.
4- HĐ 4 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………..
___________________________
Toán : T 12 : LUYỆN TẬP
Sgk / 16 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu.
- Nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số .
II / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS lên bảng giải bài tập.
2- HĐ 2 : Thực hành :
- BT 1 : HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn, ghi chữ số vào các hàng tương ứng.
- BT 2 : HS tự làm bài .
- BT 3 : HS tự làm, thống nhất kết quả.
- BT 4 : HS tự làm, đọc kết quả.
3- HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : Bài tập : 3 / 16
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………..
__________________________
Kể chuyện : T3 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Sgk / 29 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng nói : Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã
đọc.Hiểu truyện, trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe : HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II / ĐDDH : Một số truyện viết về lòng nhân hậu.
III / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ : HS kể lại c6u chuyện : Nàng tiên Ốc.
2- HĐ 2 : Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài :
b- Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : Một HS đọc đề, cả lớp đọc gợi ý 1 , 3 .
- Một vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình.
c- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS kể chuyện theo cặp. Thi kể chuyện trước lớp.
3- HĐ 3 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
…………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
……….
_________________________________
Kĩ thuật : T3 CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU
Sgk / 8 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng
kĩ thuật
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II / ĐDDH :
- Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết : vải, kéo, phấn, thước.
III / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS .
2- HĐ 2 : GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu,
đường cắt vải theo đường vạch dấu.
- Gợi ý để HS nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải theo đường vạch
dấu.
3- HĐ 3 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a- Vạch dấu trên vải.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 ( SGK ) để nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong
trên vải.
- HS lên bảng thực hiện thao tác đánh dấu 2 điểm và vạch dấu nối 2 điểm để được đường
vạch dấu
thẳng trên mảnh vải . Một số HS vạch dấu đường cong trên vải.
b- Cắt vải theo đường vạch dấu : GV hướng dẫn HS cách cắt vải. HS đọc phần ghi nhớ
( SGK ).
4- HĐ 4 : HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
5- HĐ 5 : Đánh giá kết quả học tập .
6- HĐ 6 : Củng cố, dặn dò :
Bổ sung :
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………..
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2007
Mĩ thuật : T3 : Vẽ tranh : Đề tài : CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
Sgk / 8 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của một số con vật quen
thuộc.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về con vật, vẽ màu theo ý thích.
- HS yêu mến các con vật và có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II / ĐDDH : Tranh, ảnh các con vật, giấy vẽ, hình gợi ý cách vẽ.
III / Hoạt động dạy học :
1- HĐ 1 : Tìm chọn nội dung đề tài.
GV cho HS xem tranh, ảnh, đồng thời đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời về : tên,
hình dáng, màu sắc, đặc điểm, các bộ phận chính của con vật .
2- HĐ 2 : Cách vẽ con vật
- GV dùng tranh, ảnh để gợi ý HS cách vẽ con vật theo các bước :
+ Vẽ phác hình chung của con vật.
+ Vẽ các bộ phận, các chi tiết.
+ Sửa chữa, hoàn chỉnh hình.
- GV lưu ý HS có thể vẽ thêm những hình ảnh khác để bức tranh đẹp và sinh động.
3- HĐ 3 : Thực hành
HS nhớ lại đặc điểm, hình dáng, màu sắc con vật định vẽ, suy nghĩ, sắp xếp hình vẽ cho
cân đối và vẽ vào vở.
4- HĐ 4 : Nhận xét, đánh giá
Dặn dò :
Bổ sung :
…………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
……….
_________________________
Tập đọc : T6 : NGƯỜI ĂN XIN
Sgk / 30 ( 35 phút )
I / Mục tiêu :
- Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm
trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm,
thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.