BÁO CÁO KẾT QUẢ THAM QUAN THỰC TẾ MÔN HỌC CÔNG TÁC XÃ
HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM
I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ ĐẾN THĂM QUAN
1. Trung tâm bảo trợ số I Thanh Hóa.
a. Quá trình hình thành.
• Địa điểm: Trung tâm bảo trợ số I đóng tại địa bàn thôn Đồng Cơ – Xã
Quảng Hợp- Huyện Quảng Xương – Tỉnh Thanh Hóa.
• Quá Trình thành lập:
Trung tâm bảo trợ xã hôi số I là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao
động Thương Binh Xã Hội Thanh Hóa. Trung tâm Bảo Trợ xã hội Thanh Hóa
ngày nay có tiền thân là khu cứu tế xã hội. Năm 1984 xác nhập Trường trẻ em câm
điếc ở Quản Thành, Huyện Quảng Xương vào Trung tâm Bảo Trợ xã hội Thanh
Hóa. Đén năm 1985 xác nhập khu điều dưỡng người tâm thần Vĩnh Lộc vào trung
tâm với nhiệm chính trị được giao thời kì này là: tiếp nhận, quản lí, điều trị, nuôi
dưỡng và phục hồi chức năng cho các đối tượng chính sách xã hội. Bao gồm: bố,
mẹ, vợ, con liệt sĩ đơn thân, cán bộ hưu trí, mất sức lao động không có gia đình
riêng, người mù lòa, câm điếc, trẻ em tàn tật, nhiễm chất độc Dioxin, người già cô
đơn không tự lập được cuộc sống, người lang thang cơ nhỡ và người tâm thần mãn
tính.
Tháng 12/2007 Chủ Tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa có quyết định chuyển số
đối tượng xã hội về trung tâm bảo trợ số 2( Quảng Thọ- Quảng Xương- TH). Đồng
thời giao bổ sung nhiệm vụ cho trung tâm tiếp nhận, điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng
trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn không
nơi nương tựa trong toàn tỉnh. Do chưa có cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác
nuôi dưỡng quản lí nên Trung tâm chưa tiếp nhận đối tượng là trẻ em mồ côi và
người HIV.
• Diều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến hoạt động an sinh xã
hội của Trung tâm
- Điều kiện tự nhiên: Trung tâm bảo trợ xã hội số I thuộc Sở Lao Động – TBXH
tỉnh Thanh Hóa là một trong những trung tâm có quy mô lớn trong cả nước
( Trung tâm hạng I theo QĐ số 2631/QĐ-UBND ngày 31/8/2007 của Chủ Tịch
UBND Tỉnh).
1
+
2
Đơn vị có tổng
diện tích đất tự nhiên là 6,5ha, trong đó khu A là 5ha và 1,5ha là đất gồm nhà
ở, ruộng, ao, đất trồng trọt,… Diện tích của Trung tâm đảm bảo theo quy
định nhưng tổng diện tích ở của đối tượng hiện nay là 1.843,6 m2 với diện
tích hiện có chỉ đảm bảo phòng cho khoảng 330 đối tượng( theo tiêu chuẩn
6m2/ĐT), trong khi đó đối tượng có mặt thường xuyên có mặt tại đơn vị là
gần 400 đối tượng đã gây quá tải về chỗ ở. Còn lại khoảng 150 đối tượng
được đơn vị luân phiên cho về gia đình theo đề nghị và cam kết của gia đình.
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
+ Chức năng: Quản lí, điều trị, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho các đối
tượng là người tâm thần mãn tính, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và người
nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên hiện nay đơn vị chỉ
quản, lí, điều trị, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho đối tượng là người
3
tâm thần mãn tính. Còn việc quản lí đối tượng là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi,
người nhiễn HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa có cơ sở vật chất để
thực hiện.
+ Nhiệm vụ: Tổ chức và tiếp nhận nuôi dưỡng hơn 500 đối tượng là người bị
tâm thần mãn tính có hoàn cảnh khó khăn không nơi nương tựa tại các xã,
huyện, thị trấn thuộc Tỉnh Thanh Hóa.
Chăm sóc và nuôi dưỡng các bệnh nhân theo mô hình tập trung.
Chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng.
Phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm với địa phương, thân nhân và các đoàn thể
xã hội để chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân về mọi mặt khi ở trung tâm.
Tổ chức tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, đúng đối tượng nguồn viện trợ
của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
Tổ chức tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả đúng đối tượng nguồn viện trợ
trong và ngoài nước.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ như trên. Trung tâm còn phân chia nhiệm vụ cho
các phòng ban. Đứng đầu trung tâm là Giám Đốc Lê Xuân Lập, là người có quyền
quyết định cao nhất trong trung tâm, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban đồng thời là
người đưa ra các quyết định đúng đắn, là người có năng lực, lòng nhiệt tình trong
công việc đã đưa trung tâm phát triển không ngừng. Dưới giám đốc có 3 phó giám
đốc. Thứ nhất là phó giám đốc kiêm Phó Bí Thư Đỗ Hồng Cầu chuyên trách quản
lí Khoa Dinh Dưỡng và Khoa PHCD & DN, ông là người có chuyên môn cao
trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của đối tượng, ông là người giúp
việc đắc lực cho giám đốc. Thứ 2 là Phó giám đốc kiêm chủ tịch Hội Cựu Chiến
Binh Nguyễn Văn Duyến chịu trách nhiệm Khoa II ( tâm thần nữ) và Khoa
III( tâm thần nam). Cuối cùng là Phó giám đốc kiêm Chủ tịch Công Đoàn Nguyễn
Ngọc Tuy phụ trách Khoa IV( tâm thần nam) và Khoa I( tâm thần nam).
Phòng tổ chức hành chính là phòng chịu sự quản lí của ban Giám đốc có nhiệm vụ:
+ Quản lí biên chế, Lao động tiền lương, quản lí hồ sơ cán bộ.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác thi đua khen thưởng và thực
hiện các chế độ chính sách cho cán bộ.
+ Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các chương trình chính sách của
Đảng và Nhà nước. Động viên cán bộ công nhân viên và cán bộ nuôi dưỡng
chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước , nội quy
kỉ luật của trung tâm.
+ Quản lí hồ sơ đối tượng, báo cáo thống kê đối tượng hằng quý. Quản lí đăng
kí, cắt hộ khẩu của đối tượng sống trong trung tâm.
4
+ Kiểm tra tình hình đời sống của đối tượng trước khi vào trung tâm. Làm thủ
tục vào trug tâm của đối tượng.
+ Quản lí toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị, quarn lí tài sản được giao của
phòng.
+ Quản lí con dấu của trung tâm, quản lí công văn, lưu trữ hố sơ, tài liệu, viết
giấy giới thiệu.
+ Bảo vệ cơ quan, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và
ngoài đơn vị.
c. Tổ chức bộ máy của Trung tâm gồm:
+ Ban giám đốc gồm có 4 đồng chí: Giám đốc và 3 Phó giám đốc
1. Phòng tổ chức hành chính
2. Trạm y tế, y vụ
3. Khoa dinh dưỡng
4. Khoa I ( Quản lí, điều trị đối tượng tâm thần mắc bệnh truyền nhiễm)
5. Khoa II ( quản lí, điều trị, phục hồi chức năng đối tượng tâm thần nữ)
6. Khoa III ( quản lí, điều trị, phục hồi chức năng đối tượng tâm thần nam)
7. Khoa IV ( quản lí, điều trị, phục hồi chức năng đối tượng tâm thần nam)
8. Khoa phục hồi chức năng – dạy nghề ( quản lí, điều trị, phục hồi chức năng
dối tượng tâm thần nam)
+ Tổ chức chính trị đoàn thể gồm: 1 Đảng bộ, 7 Chi Bộ trực thuộc có trên 50
Đảng viên, tổ chức công đoàn gồm 119 đoàn viên, Chi đoàn thanh niên có
trên 32 đoàn viên, Hội Phụ nữ trên 63 hội viên, Hội Cựu chiến Binh gồm 29
hội viên.
- Quy mô hoạt động Trung tâm có 130 phòng ở của bệnh nhân với diện tích
phòng gần 2000m2 bố trí thành 5 khoa riêng biệt, diện tích mỗi phòng khoảng
19,2m2 được bố trí thành 4 giường ngủ. Các phòng ở được xây dựng kiên cố,
mái đổ bê tông và chống nóng bằng mái tôn. Ngoài diện tích gàn 2.000m2 đã
nói trên còn 6 dãy nhà khoảng 1.000m2, trong đó có 2 dãy nhà mái bằng( trước
đây đơn vị sử dụng để nuôi dưỡng người già cô đơn, nhưng thời gian vừa qua
101 người già cô đơn đã chuyển đến trung tam bảo trợ số 2) nhưng dãy nhà này
đã bị xuống cấp không thể sử dụng được nên cần phải quy hoạch lại.
- Nhà ở được quy hoạch một cách hợp lí giữa các khi nhà giành cho cán bộ công
nhân viên và dãy nhà giành cho các đối tượng.
- Trong trung tâm những mảnh đát nhỏ được tận dụng để trồng các loại cây như
cây hoa, cây cảnh, cây thuốc nam,… Ngoài ra trung tâm còn trang bị các tài sản
nhằm phục vụ nhân viên trong quá trình làm việc như máy tính, điện thoại, …
5
-
-
Đặc biệt có khu sân chơi cho cán bộ và đối tượng hợp lí thuận lợi cho sinh hoạt
vui chơi, giải trí, tạo cảnh quan hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Nhà bếp có tổng diện tích 400m2 được chia làm các khu vực riêng: khu vực rửa
thực phẩm, khu vực chế biến thực phẩm, khu vực nấu, kho chưa lương thực,
chất đốt.
Hệ thống cấp nước và thoát nước đầy đủ, có thùng thu gom rác hợp vệ sinh.
Mỗi khoa đề bố trí phòng ăn ngay tại khoa cho các đối tượng.
Được trang bị đầy đủ bàn ghế, quạt máy, đèn chiếu sáng,…
Khu vực ngoài trời có các ao nuôi cá, ruộng, rau, để đối tượng có thể tham gia
lao động và cải thiện bữa ăn.
2. Trung tâm giáo dục lao động xã hội Thanh Hóa
- Địa chỉ: Thôn Kim Sơn, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Là trung tâm trực thuộc của Bộ LĐ Thương Binh và xã hội.
a. Quá trình hình thành
- Thành lập ngày 14/9/1993, trước được xây dựng và thành lập ở xã Đông Hương,
TP Thanh Hóa. Năm 2003 được chuyển về xây dựng ở Kim Sơn, Hoàng Giang,
Nông Cống.
b. Cơ cấu tổ chức.
- Các tổ chức được thành lập thuộc trung tâm gôm:
+ Phòng y tế - phục hồi sức khỏe
+ Phòng dạy nghề - lao động sản xuất
+ Phòng giáo dục – hòa nhập cộng đồng
+ Phòng tổ chức hành chính tổng hợp
+ Phòng bảo vệ
- Đối với trung tâm hạng 1 có thể thành lập riêng phòng dạy nghề, phòng lao
động sản xuất hoặc phòng có tên gọi khác
6
- Đối với trung tâm có đối tượng quản lý từ 500 người trở leencos thể thành lập
ban quản lý ( mỗi ban quản lý từ 150 – 200 đối tượng) đội quản lý ( từ 30 – 50
đối tượng )
c. Chức năng nhiệm vụ
• Chức năng
+ Tổ chức thực hiện việc chửa bệnh, quản lý, cai nghiện, giáo dục phục hồi
hành vi, nhân cách, dạy nghề, lao dộng sản xuất, tái hòa nhập cộng đồng cho
nguoif nghiện ma túy và nguoif sau cai nghiện ma túy ( được gọi tắt là đối
tượng 06 ).
• Nhiệm vụ.
- 1: tiếp nhận, phân loại tổ chức chửa bệnh, cai nghiện, phục hồi sức khỏe,
chăm sóc, tư vấn cho đối tượng 06 ( kể cả đối tượng tự nguyện ) theo quy
trình quy định
- 2: tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS;
thông tin, giáo dục, truyền thông và triển khai các biện pháp dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS tại trung tâm.
- 3: Tổ chức dạy văn hóa xóa mù và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; giáo
dục phục hồi hành vi, nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học
vấn; tổ chức các hoạt động TDTT và các hoạt động văn hóa, xã hội cho đối
tượng, để thay đổi nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhập cộng
đồng.
- 4: Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình đối tượng về chữa trị, cai nghiện, quản lý
giáo dục tại gia đình và cộng đồng.
- 5: Tổ chức lao động tri liệu, dạy nghề, LĐSX, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao
động theo quy định của pháp luật; hướng nghiệp để đối tượng tự tìm việc
làm và tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã hội.
- 6: Thực hiện các dự án về việc làm, xóa đói giảm nghèo, các chương trình
kinh tế xã hội khác gắn với các hoạt động dạy nghe, lao động sản xuất, chữa
trị cho đối tượng.
- 7: Tổ chưc quản lý, bảo vệ môi trường tại trung tâm và khu vực nơi trú đóng
của trung tâm, lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường với
các chương trình, kế hoạch và hoạt động của trung tâm.
- 8: Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại trung tâm.
7
- 9: Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, chữa trị, phục hồi; phương
pháp quy trình về chữa bệnh, giáo dục dạy nghề và tổ chức lao động.
- 10: Quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác
của các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc trung tâm quản lí biên chế, thực
hiện chế độ tiền lương và cgisnh sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dương,
khen thưởng, kỉ luật đối với cán bộ viên chức thuộc thẩm quyền quản lí của
trung tâm theo quy định của pháp luật và phân cấp của ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
- 11. Quản lí tài chính, tài sản của trung tâm, tài sản của trung tâm theo quy
định của pháp luật và phân cấp của UBND cấp Tỉnh.
- 12. Hợp tác Quốc tế thuộc lĩnh vực được giao
- 13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kì hoặc đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được gió theo quy định của pháp luật.
- 14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lí cấp trên giao và theo
quy định của pháp luật.
d. Quy mô hoạt động
- Diện tích đát tự nhiên là 20,5ha
- Hiện nay trung tâm có gần 150 đối tượng và 130 cán bộ.
3. Làng Trẻ SOS Thanh Hóa
a. Lịch sử hình thành.
Làng trẻ em SOS Thanh hóa được khởi công vào năm 2003 và được chính
thức thành lập năm 2004, đến năm 2005 làng đón nhận đợt trẻ đầu tiên với số
lượng là 28 em và cho đến năm 2006 làng mới chính thức khánh thành và chính
thức đi vào hoạt động.
b. Cơ cấu lãnh đạo của cơ sở
- Có 14 mẹ, 3 dì, nhiệm vụ của mỗi mẹ, dì là đầu tàu mang tính trách nhiệm,
nuôi dưỡng và giáo dục các em nên người. Đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho
các em.
- Giám đốc của làng là ông Phan Văn Ấm chịu trách nhiệm chung về sự phát
triển chung của trẻ trong các gia đình SOS và hỗ trợ trực tiếp cho các bà mẹ.
+ Giám đốc chịu trách nhiệm quản lí làng một cách có hiệu quả, gồm cả tài
chính lẫn nhân lực
+ Giám đốc làng báo cáo với giám đốc quốc gia và nhận được sự ủng hộ đầy
đủ của văn phòng quốc gia trong các kế hoạch, các hoạt động nhằm dẫn dắt
sự phát triển của làng, điều hành hoạt động của làng, đồng thời đóng góp cho
sự phát triển Hiệp hội quốc gia.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong làng gồm:
8
+
Bộ hanh chính: gồm 5 nam và 2 nữ có nhệm vụ quản lí thuế tục hành chính,
nhiệm vụ thu chi, quản lí nguồn kinh phí hoạt động của làng, ngoài ra còn tổ
chức đón các đoàn khách tới thăm.
+ Bộ phận giáo dục gồm 3 nam và 1 nữ có nhiệm vụ chuyên môn về công tác
tư vấn, hướng nghệp, giải quyết việc làm và tổ chức cho trẻ tái hòa nhập
cộng đồng. Đồng thời cùng giáo dục con cái và cùng các mẹ củng cố mối
quan hệ giữa các thanh niên lưu xá và các bà me, anh chị em trong làng..
Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa như văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao cho trẻ. Cùng với đó đội ngũ các mẹ, dì là trụ cột quán xuyến
toàn bộ gia đình, kết hợp với ban giám đốc quản lí trẻ, các bà mẹ, dì có trình
độ chuyên môn và hàng tháng vẫn tổ chức tập huấn cho các mẹ về kĩ năng
chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
+ Bộ phận mẫu giáo: gồm có 16 giáo viên, trong đó có 1 hiệu trưởng, 12 cô
giáo và 3 nhân viên đều là nữ có nhiệm vụ giáo dục trẻ mẫu giáo cùng ban
lãnh đạo quản lí các các em nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo giúp các bà mẹ nuôi
dưỡng, chăm sóc các em.
c. Chức năng và nhiệm vụ
- Đón nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lí trẻ.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục như: đạo đức, nhân cách.
- Giới thiệu, trợ cho các em đi học tại các trường, học nghề tại các trường trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận khi các em đã hoàn thành chương
trình giáo dục phổ thông.
- Tư vấn tái hòa nhập cộng đồng
- Chăm lo cuộc sống và định hướng học tập
d. Quy mô hoạt động.
- Diện tích của làng là 2,4ha. Trong đó có 14 nhà gồm 13 nhà mang tên 13 loài
hoa và một nhà mang tên Herman Gmeiner. Mỗi một nhà có 4 phòng, 1 phòng
dành cho mẹ và 3 phòng dành cho các con.
- Hiện tại lành có 200 trẻ.
II. Đánh giá cá nhân về hoạt động hỗ trợ đối tượng tai cơ sở
1 Trung tâm bảo trợ số I Thanh Hóa.
- Đối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng : Hiện nay của trung tâm đang quản lý, điều trị
nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho 571 đối tượng, phân quản lý theo khoa,
đặc điểm đối tượng chăm sóc là người tâm thần mãn tính được bệnh viện chuyển
đến khoa tâm thần tỉnh chữa trị nhưng không khỏi, ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết
9
định đưa bệnh nhân vào trung tâm, báo cho gia đình, địa phương và trung tâm
tiếp nhận.
- Mô hình chăm sóc ở đây : Hàng ngày điều trị theo uống thuốc theo phác đồ
bệnh viện tuyến tỉnh, tùy theo từng đối tượng và sức khỏe mà cán bộ ở đây cho
bệnh nhân tham gia lao động gắn với phục hồi chức năng tạo ra một lượng lương
thực nhất định đóng góp cải thiện bữa ăn hang ngày cho chính họ như: nuôi lợn,
nuôi bò, cấy lúa, trồng rau. Sau khi đi làm về họ được tập thẻ thao, vệ sinh cá
nhân, uống thuốc, xem phim, xem hình làm cho tinh thần họ vui vẻ hơn, bớt mặc
cảm về bệnh tật của họ.
- Các mô hình đã phần nào cán bộ áp dụng vào thực tiễn, cúng như điều trị các ca
trực tiếp tại trung tâm tuy nhiên việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn như về hành
vi mất kiểm soát của đối tượng như: đánh đập gây ra thương tích, giành giật khi
ăn uống, nhiều đối tượng không tự lo được vệ sinh cá nhân.
2. Trung tâm giáo dục lao động xã hội Thanh Hóa
- Đối tượng chăm sóc và nuô dưỡng là những người nghiện ma túy họ người chưa
vào trung tâm họ sống lệ thuộc vào ma túy, khi không có thuốc họ lên cơn, cần có
thuốc để giải tỏa cơn nghiện, khi đưa vào trung tâm 20 ngày đầu được điều trị cắt
cơn nghiện không còn những cơn thèm thuốc tùy vào mức độ mà có phác đồ điều
trị cơn them thuốc tuy theo tường bệnh nhân sau 20 ngày họ trở lại con người
binh thường, được học tập, được dạy nghề.
- Mô hình của trung tâm là trị các cơn nghiện, giải độc thuốc, đưa vào học nghề,
liên hệ với địa phương cho họ viên về tái hòa nhập cộng đồng sau đó 2 năm,
trung tập là một nơi uy tín đảm bảo được mỗi cá nhân khi vào trung tâm được
điều trị, họ tập, tạo ra một môi trường lành mạnh về cuộc sống, các chễ đội tại
trung tâm (trước năm 2013, 450 nghìn/người/tháng, từ năm 2013, 900
nghin/người/tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2017 tăng lên 970 nghìn/người/tháng)
đóng góp kể cả gia đình cũng như đối tượng không quá 500/người/tháng trên tinh
thần tự nguyện nhưng không quá quy định, có cũng được không có cúng được.
- Hiệu quả mang lại cho cá đối tượng, đối tượng được điều trị cai nghiện, không
them thuốc phiện, được học tập văn hóa, học nghề, học kĩ năng sống, tái hòa nhập
cộng đồng trở thành người có ích cho xã hội, sau khi được điều trị cắt cơn sau khi
20 ngày vào trung tâm họ trở thành người bình thường, có sức khỏe, được học
tập, nghề nghiệp, được tập luyện thể thao, và các phương tiện giải trí như bắt
buộc xem thời sự 19h hang ngày, vào trung xem nghiện hắc về nội quy sinh hoạt
cũng như làm việc mọi thành viên chấp hành tốt.
3. Làng Trẻ SOS Thanh Hóa
10
- Đối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại làng là trẻ em mô côi cả cha lẫn mẹ người
thân không có khả năng chăm sóc, đặc điểm là trẻ tự ti, thiếu thốn tình cảm, tuy
có các mẹ chăm lo cho các con nhưng vẫn còn thiếu đi tình cảm người than cùng
huyết thống máu mủ.
- Mô hình chăm sóc, mỗi gia đình có 8 đến 10 trẻ, mỗi gia đình có 1 bà mẹ chăm
sóc từ việc chăm lo về sức khỏe, ăn uống, ngủ, học tập, giải trí của trẻ từ nho đến
khi các con trưởng thành lập gia đình, mô hình tạo nên khép kín trong việc chăm
sóc con hiểu được tính cách, tâm tư tình cảm của các con, các dịch vụ, chễ độ
được nhận tháng 200 nghìn/tháng/trẻ.
- Qua mô hình thấy được sự phát triển đường đời của trẻ từ khi nhỏ đến khi lớn,
vào trong làng trẻ được học tập, vui chơi, giải trí và phát triển như một trẻ bình
thường trong xã hội, tuy có thiêu đi tinh thương người thân trong gia đinh hạt
nhân nhưng vào làng các con được che chở để phát triển bản thân qua thực té co
thấy chặng đường 10 năm thành lập và phát trieennr đã có trẻ lập gia đình, nhiều
trẻ học các trường đại học lớn, tùy theo năng lực học tập mà các em được vào các
trường phừ hợp năng lực bản thân.
III. Kết luận
- Sau chuyến thăm quan rút ra bài học bản thân: không ngừng học tập nâng
cao kĩ năng từ lý thuyết mà thầy cô giảng dậy, áp dụng các khung lý thuyết,
áp dụng các hành vi tư sách vở vào các hành vi thực tế để có được cách xử lý
tình huống tại trung tâm một cách tốt nhất, không những thế qua chuyến
thăm quan còn giúp bản than em hiểu rõ hơn về các đối tượng không còn có
thái đội hay cách cư xử không tốt, thái quá đối với các đội tương yếu thế hơn
mình.
- So sánh giữa lý thuyết và thực tế: qua thực tế môn hoc cho mỗi sinh viên
hiểu được những phần nội dung, lý thyết mà thầy cô đã giảng dậy trên lớp,
ứng dụng dụng vào thực tế khi đi quan sát đồng thời cho sinh hiểu rõ về mục
đích, mục tiêu của môn học.
- Định hướng nghề nghiệp của cá nhân sau khi thăm mô hình: thông qua môn
học càng làm tăng sự hứng thú tìm hiểu sâu vào vấn đề hành vi của thân chủ
mình đang gặp phải để hiểu và thong cảm chia sẻ những phận đời ém may
máy hơn minh, qua môn học một phần nào làm yêu thích ngành nghề mình
đã chọ thấy được mình cũng có thể giúp đỡ những người yêu thế hơn minh
họ đã kém may mắn rồi họ rất cần được thong cảm và chia sẽ.
11
12