Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 – 2020 tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.71 KB, 19 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình
thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long
(sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Là một tỉnh
châu thổ nằm sát biển với chiều dài đường bờ biển 65 km, có địa hình bằng phẳng, rải
rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn.
Bến Tre nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long, là một trong năm vùng chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Tác động của biến
đổi khí hậu là thời tiết ngày một khắc nghiệt và diễn biết khó lường hơn, gió bão ảnh
hưởng thường xuyên hơn, nước mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, tình trạng xói lở
bờ biển diễn ra càng thêm nghiêm trọng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh tình trạng xói lở
bờ biển đã và đang diễn ra nghiêm trọng tại các xã Thừa Đức, Thới Thuận (huyện
Bình Đại), Bảo Thuận, Tân Thuỷ, An Thuỷ (huyện Ba Tri) và Thạnh Hải (huyện
Thạnh Phú) đe doạ đến đời sống người dân và các công trình hạ tầng cơ sở. Tại các vị
trí này, vai trò của đai rừng ngập mặn ven biển là vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ
bờ biển, ổn định phù sa, chống xói lở và bảo vệ thành quả lao động của người dân sinh
sống phía sau đai rừng ngập mặn.
Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng đất đai nói chung và đất lâm
nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi do sự chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, sử dụng rừng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bố trí lại vật nuôi
cây trồng.
Thực hiện theo Điều 12, 13 của Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006
của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Công văn số 688/BNN-LN ngày
15/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai nhiệm vụ
sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, tỉnh Bến Tre tiến hành xây dựng quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng làm cơ sở để tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn của tỉnh.
Việc lập Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2012 – 2020 để phù
hợp với định hướng phát triển chung của ngành trên phạm vi cả nước và từng bước cụ


thể hoá các mục tiêu phát triển ngành trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã
hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 là rất cần thiết.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2020 được
xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hiện trạng tài nguyên rừng
tỉnh Bến Tre do Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam bộ thực hiện từ tháng 6 đến
tháng 2 năm 2012; kết quả điều tra xây dựng quy hoạch rừng ở các xã đã được thực
hiện trong 6 tháng cuối năm 2011 và đã được thống nhất với Ủy ban nhân dân của 12
xã có rừng trong tỉnh. Trên cơ sở số liệu của từng xã đã xây dựng báo cáo quy hoạch
1


cấp huyện của 3 huyện Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri sau đó tổng hợp cho toàn tỉnh
Bến Tre.

2


I.

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ THỰC TRẠNG BẢO
VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1.

Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bến Tre

Theo kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng (năm 2007) được Hội đồng nhân
dân tỉnh Bến Tre thông qua tại Nghị quyết số 22/2007/NQ-HĐND ngày 14/12/2007 thì
tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre là
7.833 ha.

Kết quả giải đoán ảnh vệ tinh SPOT 5 và điều tra thực địa để xây dựng bản đồ
hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp thời điểm năm 2011 làm cơ sở cho việc lập quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 thì diện tích đất lâm nghiệp Bến Tre là
7.760,3 ha, trong đó diện tích đất có rừng 4.163,9 ha (chiếm 53,7%); diện tích đất chưa
có rừng 3.596,5 ha (chiếm 46,3%), chi tiết theo bảng 1.
Bảng 1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2011
ĐVT: ha

Loại đất, loại rừng
Đất quy hoạch cho lâm nghiệp
1. Đất rừng đặc dụng
a. Đất có rừng
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
b. Đất chưa có rừng
(Đất trống, Bãi bồi, Cát,Vùng triều thấp)
c. Đất sản xuất kết hợp
d. Đất khác
2. Đất rừng phòng hộ
a. Đất có rừng
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
b. Đất chưa có rừng
(Đất trống, Bãi bồi, Cát,Vùng triều thấp)
c. Đất sản xuất kết hợp
d. Đất khác
3. Đất rừng sản xuất
a. Đất có rừng
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng

b. Đất chưa có rừng
(Đất trống, Bãi bồi, Cát,Vùng triều thấp)
c. Đất sản xuất kết hợp
d. Đất khác
TỔNG HỢP
a. Đất có rừng
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
b. Đất chưa có rừng
IA (IA,Bb,Ca,VTT)
c. Đất sản xuất kết hợp
d. Đất khác

TỔNG

7.760,3
2.584,0
1.916,1
847,8
1.068,3
205,2

Phân theo đơn vị hành chính
Ba Tri
Bình Đại
Thạnh Phú

1.583,8

3.396,5


205,2
356,9
105,8

3.730,3
1.821,5
408,6
1.412,9
424,1

2.780,0
2.584,0
1.916,1
847,8
1.068,3
205,2
205,2
356,9
105,8

1.566,5
785,4
170,3
615,1
176,4

2.020,3
948,1
208,0

740,1
235,4

143,5
88,0
30,3
57,7
12,4

424,1

176,4

235,4

12,4

1.116,5
368,2

466,3
138,4

615,8
221,1

34,4
8,6

1.446,0

426,3
15,4
410,9
87,5
87,5
762,8
169,4
7.760,3
4.137,1
1.271,8
2.865,3
716,8
716,8
2.256,3
650,1

16,9
15,4
3,1
12,3
1,0
1,0

1.376,4
397,2
8,8
388,3
86,0
86,0
731,6

161,6
3.396,5
1.330,9
216,8
1.114,1
321,4
321,4
1.357,7
386,6

52,7
13,7
3,5
10,3
0,5
0,5
31,3
7,3
2.780,0
2.016,7
881,6
1.135,1
218,1
218,1
423,3
121,9

3

0,5

1.583,8
789,4
173,4
616,0
177,4
177,4
475,4
141,7


2.

Đánh giá diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2007-2011

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh năm 2011giảm 72,7 ha so với kết quả rà soát
quy hoạch ba loại rừng năm 2007. Trong đó, rừng đặc dụng Thạnh Phú không thay
đổi, rừng phòng hộ ven biển giảm 72,7 ha, rừng sản xuất là không thay đổi; diện tích
đất có rừng tự nhiên tăng 274,0 ha (trong đó: rừng phòng hộ tăng 261,6 ha; rừng sản
xuất tăng 12,4 ha) và diện tích rừng trồng tăng 319,4 ha (trong đó: rừng phòng hộ tăng
183,1 ha; rừng sản xuất tăng 136,3 ha). Nguyên nhân:
- Kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng năm 2007 sử dụng tài liệu hiện trạng từ
những năm trước, chưa thực hiện việc điều tra đánh giá chi tiết hiện trạng đất lâm
nghiệp. Số liệu thống kê diện tích rừng theo hồ sơ quản lý từ nhiều năm và giữa thực
địa, số liệu và bản đồ không có sự thống nhất.
- Năm 2011, để phục vụ cho việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Phân
viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ đã tiến hành giải đoán ảnh vệ tinh, kết hợp với
bản đồ nền VN-2000, bản đồ giải thửa, hiện trạng sử dụng đất năm 2010 (do Sở Tài
nguyên Môi trường cung cấp), bản đồ ranh giới rà soát quy hoạch 3 loại rừng (2007)
và tiến hành điều tra thực địa, rà soát thống nhất với 12 xã có đất lâm nghiệp trên địa
bàn tỉnh để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, chi tiết đến từng lô

trạng thái rừng. Số liệu thống kê diện tích được tính toán trực tiếp từ bản đồ hiện trạng
rừng được xây dựng theo cấp xã, tổng hợp theo huyện và chung cả tỉnh, đảm bảo độ
chính xác.
- Từ năm 2007 đến năm 2011 tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện công tác trồng
rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng. Bên cạnh đó, tình trạng xói
lở bờ biển và đai rừng ngập mặn ven biển trong thời gian qua cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra sự sai khác diện tích đất lâm nghiệp.
Như vậy, về phạm vi ranh giới đất lâm nghiệp thời điểm 2007 và 2011hầu như
không thay đổi nhưng phương pháp tính toán có sự khác nhau đã dẫn đến có sự chênh
lệch về số liệu thống kê. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 đến năm 2011 có sự
biến động lớn về diện tích đất lâm nghiệp, một phần diện tích được bồi tụ thêm hàng
năm và được đầu tư trồng để phát triển rừng; một phần diện tích bị xói lở nghiêm
trọng làm suy giảm diện tích đất lâm nghiệp và rừng ngập mặn ven biển. Chi tiết diễn
biến rừng như sau:
Bảng 2. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bến Tre (2007-2011)
Loại đất, loại rừng
Đất quy hoạch cho lâm nghiệp
1. Đất quy hoạch cho rừng đặc dụng
1.1 Có rừng
a. Rừng tự nhiên
b. Rừng trồng
1.2 Chưa có rừng trong rừng đặc dụng
a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

ĐVT: ha
So sánh (2)–(1)

2007(1)

2011(2)


7.833,0
2.584,0
1.916,1
847,8
1.068,3
667,9
336,9

7.760,3
2.584,0
1.916,1
847,8
1.068,3
667,9
205,2

0,0
0,0
-131,7

331,0

462,7

131,7

-72,7
0,0
0,0


b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)
c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)
d. Đất khác

4


Bảng 2. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Bến Tre (2007-2011) (tt)
Loại đất, loại rừng
Đất quy hoạch cho lâm nghiệp
2. Đất quy hoạch cho rừng phòng hộ
2.1 Có rừng
a. Rừng tự nhiên
b. Rừng trồng
2.2 Chưa có rừng
a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)

ĐVT: ha
So sánh (2)–(1)

2007(1)

2011(2)

7.833,0
3.803,0
1.376,8
147,0
1.229,8

2.426,2
807,2

7.760,3
3.730,3
1.821,5
408,6
1.412,9
1.908,8
424,1

-72,7
-72,7
444,6
261,6
183,1
-517,4
-383,0

1.619,0

1.484,7

-134,3

1.446,0

1.446,0

0,0


277,6

426,3

148,7

3,0

15,4

12,4

274,6

410,9

136,3

1.168,4

1.019,7

-148,7

205,4

87,5

-117,9


963,0

169,4

-793,6

b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)
c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)
d. Đất khác
3. Đất quy hoạch cho rừng sản xuất
3.1 Có rừng
a. Rừng tự nhiên
b. Rừng trồng
3.2 Chưa có rừng
a. Ia (cỏ, lau lách, bãi bồi ...)
b. Ib ( cây bụi, gỗ rải rác)
c. Ic ( cây gỗ tái sinh rãi rác)
d. Đất khác
4. Đất phi nông nghiệp trong lâm nghiệp

3.

Thực trạng bảo vệ và phát triển rừng

3.1.

Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Bến Tre là tỉnh có diện tích rừng rất thấp, chỉ chiếm 1,5% tổng diện tích tự

nhiên của toàn tỉnh. Diện tích đất có rừng nằm trong rừng đặc dụng chiếm 53,66%,
rừng phòng hộ 38,56%, và rừng sản xuất chiếm 7,77%. Do đó, các hoạt động sản xuất
lâm nghiệp trên địa bàn của tỉnh chủ yếu là quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và chăm
sóc rừng. Hoạt động khai thác và chế biến lâm sản không đáng kể.
Từ năm 1998 – 2010, tổng vốn đầu tư cho dự án thực hiện được ở địa phương
là 34.865,01 triệu đồng, bình quân 2.681,9 triệu đồng/năm. Trong đó:
- Ngân sách trung ương phân bổ: 15.312 triệu đồng, thực hiện 12.635,906 triệu
đồng, tỉ lệ giải ngân đạt 82,5%
- Ngân sách địa phương phân bổ: 2.257 triệu đồng, thực hiện 2.182,8 triệu
đồng, tỉ lệ giải ngân đạt 96,71%
- Vốn ODA: 100 triệu đồng (năm 1999).
5


3.2.

Đánh giá kết quả của các hoạt động bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

3.2.1. Những kết quả đạt được
- Qua 13 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tỉnh Bến Tre cơ bản đã
hoàn thành các mục tiệu, nhiệm vụ đã đặt ra.
- Dự án đã làm tăng hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng và
phát huy hiệu quả chức năng 3 loại rừng, góp phần ổn định môi trường sinh thái cho
khu vực và duy trì một hệ sinh thái đặc trưng của vùng, bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập
mặn ven biển đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân các xã khó khăn, góp phần
vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trên địa bàn 3 huyện của tỉnh đã góp phần tạo
ra việc làm cho khoảng 800 hộ gia đình trong việc tham gia các hoạt động của dự án
như: trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Công tác trồng rừng phòng hộ ven biển được tiến hành thường xuyên và có

hiệu quả, chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng cao.
3.2.2. Một số tồn tại
Diện tích rừng hàng năm có tăng nhưng không nhiều, chưa tương xứng với tiềm
năng cũng như mục tiêu đã đề ra.
Ý thức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận dân cư còn kém
nên còn xảy ra hiện tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nuôi tôm, khai thác lâm đặc
sản (khai thác sâm đất).
Năng suất, chất lượng rừng thấp do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong
khâu giống, cải tạo rừng…
Tác động của ngành lâm nghiệp trong công tác xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế;
thu nhập từ nghề rừng còn thấp và không ổn định.
3.2.3. Nguyên nhân tồn tại
Nhận thức về lợi ích của rừng chưa thật sự đầy đủ, chưa đánh giá đúng các giá
trị môi trường của rừng đem lại trong cộng đồng nên chưa có sự quan tâm đầu tư đúng
mức của các thành phần kinh tế.
Diện tích đất từng hộ ít (0,5 đến 3 ha) và manh mún; chính sách đầu tư để
trồng và quản lý bảo vệ rừng thấp (10 triệu đồng/ha/4 năm; khoán quản lý bảo vệ
100.000 đồng/ha/năm) và lợi nhuận từ việc kinh doanh rừng thấp, chu kỳ kinh doanh
cây rừng dài (từ 5 – 10 năm mới có thu hoạch) cho nên không hấp dẫn người dân so
với nuôi trồng thuỷ sản.
Công tác giao đất, giao rừng triển khai thực hiện chậm do sự hướng dẫn giữa
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành Tài nguyên – Môi trường có
những điểm chưa nhất quán (hiện nay tỉnh đang hoàn chỉnh đề án giao đất giao rừng).
Do điều kiện vùng quy hoạch lâm nghiệp trải dài dọc ven biển (65 km), địa
hình chia cắt bởi nhiều sông rạch nhưng lực lượng quản lý bảo vệ rừng mỏng, cán bộ
lâm nghiệp cấp huyện và xã thiếu so với yêu cầu nên cũng gây khó khăn cho công tác
quản lý bảo vệ rừng.

6



II.

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

1.

Mục tiêu

Thiết lập hệ thống rừng ổn định bảo vệ, phát triển, nâng cao hiệu quả của hệ
thống rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bến Tre, góp phần bảo vệ hệ thống đê biển, cơ sở
hạ tầng, cộng đồng dân cư vùng ven biển.
Quản lý bảo vệ tốt diện tích 4.169,3 ha rừng hiện có, trồng mới thêm 858,6 ha
rừng tập trung và mỗi năm trồng khoảng 60 ngàn cây phân tán. Góp phần nâng độ che
phủ của rừng từ 1,76% năm 2011 lên 2,11% diện tích tự nhiên của tỉnh vào năm 2020.
Đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xoá đói
giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân lâm nghiệp đồng thời cũng góp phần
giữ vững an ninh quốc phòng vùng ven biển.
2.

Nhiệm vụ

2.1.

Quản lý, bảo vệ rừng

-

Bảo vệ diện tích rừng hiện có với diện tích 4.169,3 ha theo hướng nâng cao

hiệu quả của rừng trong việc hạn chế tác hại của sóng và gió biển;

-

Xác lập ranh giới, đóng mốc, lập hồ sơ, quản lý, tới từng lô rừng (tổng diện tích
rừng hiện có và rừng phát triển thêm là 4.988,8 ha).

2.2.

Phát triển rừng

(i)

Trồng và chăm sóc rừng mới trồng ở các vùng đất trống, bãi cát, vùng bồi tụ

-

Trồng và chăm sóc rừng mới trên vùng đất trống 134,1 ha: đến năm 2015 là
71,3 ha; tiếp theo trong giai đoạn 2016 – 2020 trồng rừng trên diện tích đất
trống còn lại (62,9 ha).

-

Trồng và chăm sóc rừng mới trên bãi cát 135,3 ha: đến năm 2015 là 115,9 ha;
tiếp theo trong giai đoạn 2016 – 2020 trồng rừng trên diện tích còn lại (19,4 ha).

-

Trồng và chăm sóc rừng mới trên vùng bồi tụ với diện tích 561,8 ha: đến năm
2015 là 316,5 ha; tiếp theo trong giai đoạn 2016 – 2020 trồng rừng trên diện

tích bồi tụ còn lại (245,3 ha).

(ii)

Thực nghiệm trồng rừng ở vùng xói lở

-

Đến năm 2015, xây dựng được ít nhất 3 mô hình trồng rừng ở vùng xói lở với
diện tích là 9,7 ha làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chắn
sóng lấn biến ở vùng xói lở.

-

Trong giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục trồng và chăm sóc rừng trên diện tích đất
này là 17,7 ha.

(iii)

Trồng cây phân tán hàng năm bình quân là 60 ngàn cây/năm trên diện tích quy
hoạch lâm nghiệp.

7


2.3.

Sử dụng bền vững tài nguyên rừng

-


Thực hiện tỉa thưa rừng Đước với diện tích 960,0 ha, trong đó: huyện Ba Tri
28,4 ha, huyện Bình Đại 51,3 ha và huyện Thạnh Phú 880,3 ha.

-

Khai thác rừng Đước trồng 657,0 ha và 236,6 ha/năm dừa lá để giải quyết một
phần nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương.

-

Xây dựng và phát triển các mô hình canh tác Lâm – Ngư nghiệp (mô hình 7/3).

-

Xây dựng và phát triển dự án du lịch sinh thái.

2.4.

Các hoạt động hỗ trợ bảo vệ phát triển rừng

-

Xây dựng được hệ thống vườn ươm phục vụ cho công tác trồng rừng (2,2 ha).

-

Củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực của
ban quản lý rừng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy, chữa
cháy rừng ở vùng ven biển.


-

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về pháp luật
bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, các giá trị của tài nguyên rừng, về
môi trường...

-

Rà soát và tiếp tục thực hiện công tác giao đất giao rừng.

-

Xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

3.

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020

Tổng diện tích đất lâm nghiệp đưa vào thực hiện kỳ quy hoạch 2012 – 2020 là
7.760,3 ha.
Tổng diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp ổn định đến năm 2020 trên địa bàn
tỉnh Bến Tre là 7.833,0 ha (tăng 72,7 ha so với năm 2011), trong đó:
-

Huyện Ba Tri:

1.826,5 ha (đất có rừng 1.149,5 ha)

-


Huyện Bình Đại:

3.226,3 ha (đất có rừng 1.553,6 ha)

-

Huyện Thạnh Phú:

2.780,2 ha (đất có rừng 2.285,7 ha)

Phân theo chủ quản lý
-

Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre:

-

Chi cục Kiểm lâm Bến Tre:

27,0 ha ( 0,4%)

-

Uỷ ban nhân dân huyện Ba Tri:

65,0 ha ( 0,8%)

8


7.668,3 ha (98,8%)


Bảng 3. Diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp cuối kỳ năm 2020 theo đơn vị hành chính
Số
TT
A
1.
a)
b)
c)
d)
2.
a)
b)
c)
d)
3.
a)
b)
c)
d)
B.
C.

Loại đất, loại rừng
Đất lâm nghiệp
Đất rừng đặc dụng
Đất có rừng
Rừng tự nhiên

Rừng trồng
Đất chưa có rừng
Đất sản xuất kết hợp
Đất khác trong lâm nghiệp
Đất rừng phòng hộ
Đất có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất chưa có rừng
Đất sản xuất kết hợp
Đất khác trong lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất có rừng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất chưa có rừng
Đất sản xuất kết hợp
Đất khác trong lâm nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dung khác

Hiện
trạng

Quy
hoạch

7.760,3
2.584,0
1.916,1

847,8
1.068,3
205,2
356,9
105,8
3.730,3
1.821,5
408,6
1.412,9
424,1
1.116,5
368,2
1.446,0
426,3
15,4
410,9
87,5
762,8
169,4

7.833,0
2.584,0
2.176,2
847,7
1.328,5
50,7
254,1
103,0
3.803,0
2.346,7

399,6
1.947,1
175,5
958,6
322,2
1.446,0
465,9
15,4
450,5
47,9
762,8
169,4

Phân theo huyện
Ba Tri

Bình Đại

1.826,5

3.226,3

1.809,6
1.134,1
164,4
969,7
113,0
432,4
130,0
16,9

15,4
3,1
12,3
1,0
0,5

1.849,9
1.117,2
204,9
912,3
57,5
491,8
183,5
1.376,4
436,4
8,8
427,6
46,8
731,6
161,6

Thạnh
Phú

2.780,2
2.584,0
2.176,2
847,7
1.328,5
50,7

254,1
103,0
143,5
95,4
30,3
65,1
5,0
34,4
8,6
52,7
14,1
3,5
10,6
0,1
31,3
7,3

ĐVT: ha
Tăng/
giảm

72,7
260,1
-0,1
260,2
-154,5
-102,8
-2,8
72,7
525,2

-9,0
534,2
-248,7
-157,9
-46,0
39,6
39,6
-39,6

Bảng 4. Diện tích quy hoach đất lâm nghiệp cuối kỳ năm 2020 theo chủ quản lý
TT

Loại đất, loại rừng

A
I
1.
2.
3.
4.
5.
II
1.
2.
3.
4.
5.
III
1.
2.

3.
4.
5.
B
C

Đất lâm nghiệp
Rừng đặc dụng
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất chưa có rừng
Đất sản xuất kết hợp
Đất khác trong lâm nghiệp
Rừng phòng hộ
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất chưa có rừng
Đất sản xuất kết hợp
Đất khác trong lâm nghiệp
Rừng sản xuất
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
Đất chưa có rừng
Đất sản xuất kết hợp
Đất khác trong lâm nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dung khác

Hiện
trạng


Quy
hoạch

7.760,3
2.584,0
847,8
1.068,3
205,2
356,9
105,8
3.730,3
408,6
1.386,1
424,1
1.136,6
374,9
1.446,0
15,4
410,9
87,5
762,8
169,4

7.833,0
2.584,0
847,7
1.328,5
50,7
254,1

103,0
3.803,0
399,6
1.920,3
175,5
978,7
328,9
1.446,0
15,4
450,5
47,9
762,8
169,4

9

ĐVT: ha
Phân theo chủ quản lý
Chi cục
BQL RPH&
UBND
kiểm lâm
ĐD Bến Tre
huyện
Bến Tre
7.756,1
27,1
49,8
2.584,0
847,7

1.328,5
50,7
254,1
103,0
3.743,0
10,2
49,8
361,8
1,0
36,8
1.904,0
4,9
11,4
173,9
1,1
0,5
976,2
2,4
0,1
327,1
0,8
1,0
1.429,1
16,9
12,3
3,1
438,2
12,3
46,9
1,0

762,8
168,9
0,5


Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho toàn tỉnh trong kỳ quy hoạch tăng 72,7
ha (trong đó diện tích có rừng tăng 824,9 ha).
-

Theo đơn vị hành chính:
+ Huyện Ba Tri đến năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp tăng 243,1 ha
+ Huyện Bình Đại đến năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp giảm 170,4 ha
+ Huyện Thạnh Phú đến năm 2020 diện tích đất lâm nghiệp không thay đổi

-

Theo ba loại rừng:
+ Đất quy hoạch rừng đặc dụng không thay đổi
+ Đất rừng phòng hộ tăng 72,7 ha
+ Đất rừng sản xuất không thay đổi.
Bảng 5. Dự kiến chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch
theo đơn vị hành chính
ĐVT: ha

STT

Đơn vị

Diện tích
đất LN

năm 2011

(1)

(2)

(3)

1
2
3

Toàn tỉnh
Ba Tri
Bình Đại
Thạnh Phú

Dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng đất
lâm nghiệp sang mục đích khác trong thời kỳ
2012-2020
Tổng chênh
Đưa vào
Đưa ra
lệch
(4)=(5)-(6)
(5)
(6)

7.760,3
1.583,4

3.396,7
2.780,2

72,7
243,1
-170,4

443,9
312,5
19,8
111,6

371,2
69,4
190,2
111,6

Tổng diện tích
đất LN dự kiến
định hình đến
năm 2020
(7)=(3)+(5)-(6)

7.833,0
1.826,5
3.226,3
2.780,2

Bảng 6. Dự kiến chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch theo chủ quản lý
Dự kiến chuyển đổi mục đích sử dụng

đất lâm nghiệp sang mục đích khác
trong thời kỳ 2012-2020
Tổng chênh
Đưa vào
Đưa ra
lệch
(4)=(5)-(6)
(5)
(6)

ĐVT: ha
Tổng diện tích
đất LN dự kiến
định hình đến
năm 2020

ST
T

Đơn vị

Diện tích
đất LN
năm 2011

(1)

(2)

(3)


Toàn tỉnh
BQL RPH và ĐD Bến
Tre
Chi cục Kiểm lâm Bến Tre
UBND huyện Ba Tri

7.760,3

72,7

443,9

371,2

7.833,0

7.668,3

87,9

443,9

356,0

7.756,2

15,2

27,0

49,8

1
2
3

27,0
65,0

-15,2

(7)=(3)+(5)-(6)

Diện tích đất chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch 2012 – 2020 là
371,2 ha. Cụ thể:
(i)

Huyện Ba Tri diện tích chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp là 69,4 ha, bao gồm:

-

Xã An Thuỷ điều chỉnh 19,1 ha ra khỏi đất lâm nghiệp:
10


+ Chuyển 17,1 ha tại khu vực ven biển từ rạch Châu Ngao đến rạch Bà Hiền để
xây dựng khu dân cư mới theo quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2015.
+ Chuyển 2,0 ha tại tiểu khu 11 (đầu rạch Châu Ngao) để xây dựng và phát
triển cảng cá theo quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2015 nhằm phát triển kinh tế
xã hội tại địa phương.

-

Xã Bảo Thuận điều chỉnh 35,1 ha ra khỏi đất lâm nghiệp, trong đó:

+ Tiểu khu 8 (từ rạch Đường Xuồng đến rạch Đường Khai) chuyển 5,5 ha (hiện
trạng là đất ruộng muối) để tiếp tục sản xuất ruộng muối theo quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2015 của xã.
+ Tiểu khu 9 (khu vực đầu rạch Cống Bể) chuyển 3,5 ha để phục vụ nhu cầu
quốc phòng; và 26,1 ha để ổn định dân cư theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015
của xã Bảo Thuận.
-

Xã Tân Mỹ điều chỉnh ra khỏi đất lâm nghiệp 15,2 ha, trong đó:

+ Chuyển 6,2 ha đất lâm nghiệp để phục vụ cho đất phát triển giáo dục, một
phần phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch sử dụng đất xã Tân Mỹ đến năm
2015.
+ Thực hiện theo Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 9/6/2011 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thu hồi và cho công ty trách nhiệm hữu hạn Hải Vân
thuê đất để xây dựng Khu du lịch sinh thái Vàm Hồ tại xã Tân Mỹ với diện tích 9,0 ha.
(ii)

Huyện Bình Đại diện tích chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp là 190,2 ha, bao gồm:

Xã Thới Thuận điều chỉnh ra khỏi đất lâm nghiệp diện tích 5,2 ha thuộc tiểu
khu 7. Trên phần diện tích này, người dân đã sinh sống lâu năm, hiện nay cuộc sống đã
ổn định. Theo quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2015 thì diện tích này được đưa
ra khỏi lâm nghiệp và cấp cho người dân, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sinh
sống và sản xuất. Chuyển 20,0 ha ra khỏi đất lâm nghiệp để phát triển Trung tâm sản
xuất tôm giống tập trung của tỉnh.

-

Xã Thừa Đức diện tích chuyển ra khỏi lâm nghiệp là 165,0 ha:

+ Tại tiểu khu 4 điều chỉnh ra khỏi đất lâm nghiệp diện tích 46,0 ha (thực hiện
theo quy hoạch sử dụng đất xã Thừa Đức đến năm 2015), trong đó gồm 19,9 ha phục
vụ cho nhu cầu quốc phòng và 26,1 ha để ổn định đời sống cho người dân địa phương
(phần diện tích này người dân đã sinh sống và canh tác từ lâu năm).
+ Tại tiểu khu 5 điều chỉnh ra khỏi đất lâm nghiệp 119,0 ha, lần điều chỉnh này
được thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất xã Thừa Đức đến năm 2015, mục đích để
ổn định đời sống cho người dân địa phương (phần diện tích này người dân đã sinh
sống và canh tác từ lâu năm).
(i)

Huyện Thạnh Phú điều chỉnh 111,6 ha ra khỏi đất lâm nghiệp, bao gồm:

Xã Thạnh Hải chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp 40,9 ha tại tiểu khu 14 theo quy
hoạch sử dụng đất xã Thạnh Hải đến năm 2015 để ổn định đời sống cho người dân khu
vực cồn Lợi Trên.
Xã Thạnh Phong chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp là 70,7 ha thuộc tiểu khu 19,
trên phần diện tích này người dân đã sinh sống và canh tác từ lâu năm và theo quy
hoạch sử dụng đất của xã Thạnh Phong đến năm 2015 thì diện tích này được đưa ra
11


khỏi lâm nghiệp và cấp cho người dân, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sinh sống
và sản xuất. Cụ thể:
+ Khu vực Cồn Dài chuyển khỏi đất lâm nghiệp diện tích 24,4 ha;
+ Khu vực Cồn Mười Phượng chuyển khỏi đất lâm nghiệp diện tích 9,2 ha;
+ Khu vực Cồn Ba Cẩm chuyển khỏi đất lâm nghiệp diện tích 5,4 ha;

+ Khu vực Cồn Đâm chuyển khỏi đất lâm nghiệp diện tích 13,5 ha;
+ Khu vực Cồn Cao chuyển khỏi đất lâm nghiệp diện tích 7,6 ha;
+ Khu vực Cồn Lớn chuyển khỏi đất lâm nghiệp diện tích 10,6 ha;
Diện tích đất đưa vào quy hoạch đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch 2012 –
2020 là 443,9 ha. Đối tượng đưa vào đất lâm nghiệp trong kỳ quy hoạch này là bãi bồi
vùng ven biển và cửa sông có khả năng trồng và phát triển rừng thuộc huyện Ba Tri
(312,5 ha), huyện Bình Đại (19,8 ha) và Thạnh Phú (111,6 ha).
4.

Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp theo ba loại rừng

4.1.

Quy hoạch đất lâm nghiệp thuộc rừng đặc dụng

Kết quả quy hoạch rừng đặc dụng trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre thời kỳ 2012 –
2020 với quy mô diện tích là 2.584,0 ha ở huyện Thạnh Phú. Toàn bộ diện tích quy
hoạch rừng đặc dụng do Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre quản lý.
-

Đất có rừng:
+ Đất có rừng tự nhiên:
+ Đất có rừng trồng:

4.2.

Đất chưa có rừng:

2.176,2 ha
847,7 ha

1.328,5 ha
407,8 ha

Quy hoạch đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ

Kết quả quy hoạch rừng phòng hộ trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre thời kỳ 2012 –
2020 với quy mô diện tích là 3.803,0 ha, chi tiết như sau:
-

Đất có rừng:
+ Đất có rừng tự nhiên:

4.3.

2.346,7 ha
399,6 ha

+ Đất có rừng trồng:

1.947,1 ha

Đất chưa có rừng:

1.456,3 ha

Quy hoạch đất lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất

Kết quả quy hoạch rừng sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre thời kỳ 2012 –
2020 với quy mô diện tích là 1.446,0 ha, chi tiết như sau:
-


Đất có rừng:
+ Đất có rừng tự nhiên:

4.4.

465,9 ha
15,4 ha

+ Đất có rừng trồng:

450,5 ha

Đất chưa có rừng:

980,1 ha

Tổng hợp quy hoạch ba loại rừng thời kỳ 2012 - 2020
12


Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh 7.833,0 ha, chiếm 3,32% diện tích tự
nhiên và chiếm 3,96% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, trong đó:
-

-

Phân theo cơ cấu 3 loại rừng:
+


Rừng Đặc dụng:

2.584,0 ha (chiếm 33,0% đất lâm nghiệp)

+

Rừng Phòng hộ:

3.803,0 ha (chiếm 48,6% đất lâm nghiệp)

+

Rừng Sản xuất:

1.446,0 ha (chiếm 18,4 % đất lâm nghiệp)

Phân theo đơn vị hành chính:
+

Huyện Ba Tri:

1.826,5 ha (chiếm 23,3% đất lâm nghiệp)

+

Huyện Bình Đại:

3.226,3 ha (chiếm 41,2% đất lâm nghiệp)

+


Huyện Thạnh Phú:

2.780,2 ha (chiếm 35,5% đất lâm nghiệp)

5.

Tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020

5.1.

Quản lý bảo vệ rừng

5.1.1. Bảo vệ rừng
Diện tích bảo vệ rừng vào năm 2020 là 4.553,8 ha, trong đó giao khoán bảo vệ
rừng là 35.523,8 lượt ha (bình quân mỗi năm 3.947,1 lượt ha).
Nhu cầu vốn đầu tư cho chương trình giao khoán bảo vệ rừng giai đoạn đến
năm 2020 là 7.104,759 triệu đồng.
5.1.2. Xác lập ranh giới, đóng mốc, lập hồ sơ, quản lý tới từng lô rừng
Xác định rõ ranh giới đất lâm nghiệp thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc
dụng trên bản đồ và thực địa, phục vụ việc quản lý, bảo vệ và ngăn chặn tình trạng lấn
chiếm rừng và đất rừng. Quy mô diện tích 7.756,2 ha, trong đó: đất có rừng là 4.919,3
ha (rừng tự nhiên 1.221,8 ha và rừng trồng 3.697,5 ha), đất chưa có rừng là 2.836,9 ha.
Nhu cầu kinh phí đầu tư để lập dự án xác định mốc, bảng ranh giới khu rừng là
1.696,0 triệu đồng. Sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ tiến hành thi
công đóng mốc, bảng ranh giới đất lâm nghiệp trên thực địa.
5.2.

Phát triển rừng


5.2.1. Trồng và chăm sóc rừng mới trồng
a)

Trồng rừng mới trên vùng đất trống

Tổng diện tích đất trống tập trung có khả năng trồng rừng trên địa bàn tỉnh Bến
Tre, giai đoạn đến năm 2020 là 134,1 ha (trong đó: RĐD 13,8 ha, RPH 81,0 ha, RSX
39,3 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 trồng 71,3 ha (RĐD 12,5 ha, RPH 46,1 ha, RSX 12,6
ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng 62,9 ha (RĐD 1,3 ha, RPH 35,0 ha, RSX
26,6 ha). Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng rừng mới và chăm sóc rừng trồng mới trên đối
tượng đất trống tập trung giai đoạn đến năm 2020 là 1.861,287 triệu đồng.
b)

Trồng phục hồi rừng trên bãi cát

Diện tích đất cát có khả năng trồng rừng trong giai đoạn đến năm 2020 là 135,3
ha (trong đó: RĐD 67,1 ha, RPH 68,3 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 trồng 115,9 ha
13


(RĐD 47,6 ha, RPH 68,3 ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng trên phần diện tích
còn lại 19,4 ha (RĐD 19,4 ha). Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng rừng mới và chăm sóc
rừng trồng mới trên bãi cát là 2.029,720 triệu đồng.
c)

Trồng rừng mới trên vùng bồi tụ

Diện tích trồng rừng trên vùng bồi tụ trong giai đoạn đến năm 2020 là 561,8 ha
(trong đó: RĐD 152,3 ha, RPH 409,1 ha, RSX 0,4 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 trồng
316,5 ha (RĐD 95,3 ha, RPH 220,8 ha, RSX 0,4 ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục

trồng 245,3 ha (RĐD 56,9 ha, RPH 188,3 ha). Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng rừng mới
và chăm sóc rừng trồng mới trên vùng bồi tụ là 8.023,485 triệu đồng.
d)

Thực nghiệm trồng rừng ở vùng xói lở

Diện tích trồng rừng thực nghiệm trên vùng xói lở trong giai đoạn đến năm
2020 là 27,4 ha, thuộc diện tích quy hoạch rừng đặc dụng, trong giai đoạn 2012 – 2015
thử nghiệm trồng 9,7 ha; giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng 17,7 ha. Nhu cầu kinh
phí đầu tư trồng rừng thực nghiệm và chăm sóc rừng trồng trên vùng xói lở là
2.314,920 triệu đồng.
e)

Trồng lại rừng sau khai thác

Diện tích rừng sau khai thác sẽ tiến hành trồng lại rừng trong thời kỳ quy hoạch
là 657,0 ha (trong đó: RPH 635,0 ha, RSX 22,1 ha). Giai đoạn 2012 – 2015 trồng
321,0 ha (RPH 309,2 ha, RSX 11,8 ha); giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục trồng 336,0 ha
(RPH 327,5 ha, RSX 10,3 ha). Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng lại rừng sau khai thác và
chăm sóc rừng trồng lại là 3.592,095 triệu đồng.
5.2.2. Trồng cây phân tán
Trồng cây phân tán hàng năm bình quân là 60 ngàn cây/năm. Tổng số cây trồng
phân tán giai đoạn đến năm 2020 là 540 ngàn cây, tương ứng khoảng 490,9 ha (với
mật độ trồng dự kiến là 1.100 cây/ha).
Nhu cầu kinh phí đầu tư trồng cây phân tán trong phạm vi quy hoạch đất lâm
nghiệp giai đoạn đến năm 2020 là 2.160,0 triệu đồng.
5.3.

Xây dựng và thực hiện phương án điều chế để sử dụng bền vững tài
nguyên rừng


5.3.1. Chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa rừng
Diện tích chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa rừng là 960,0 ha (trong đó: RĐD 866,6 ha,
RPH 83,8 ha, RSX 9,5 ha) với tổng vốn đầu tư cho tỉa thưa rừng là 6.239,976 triệu
đồng.
5.3.2. Khai thác rừng
Diện tích khai thác rừng Đước là 657,0 ha (RPH 635,0 ha, RSX 22,1 ha) và
hàng năm khai thác 236,6 ha dừa lá với tổng vốn đầu tư cho khai thác rừng là
11.144,357 triệu đồng: trong đó khai thác rừng đước là 2.628,085 triệu đồng, khai thác
dừa lá là 8.516,272 triệu đồng.
5.3.3. Sản xuất Lâm - Ngư kết hợp
Địa bàn sản xuất lâm ngư được thực hiện trong phạm vi đai phụ của rừng ngập
mặn ven biển với chức năng là phòng hộ chắn sóng, lấn biển, diện tích là 458 ha.
14


Nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất lâm ngư kết hợp là 9.160 triệu đồng.
5.3.4. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái
Diện tích quy hoạch phát triển du lịch sinh thái là 499,8 ha.
Nhu cầu vốn đầu tư cho việc xây dựng báo cáo quy hoạch đầu tư phát triển du
lịch sinh thái là 1.249,5 triệu đồng.
5.4.

Các hoạt động hỗ trợ bảo vệ phát triển rừng

5.4.1. Xây dựng được hệ thống vườn ươm
Diện tích xây dựng vườn ươm là 2,2 ha tại tiểu khu 10 thuộc xã An Thuỷ,
huyện Ba Tri.
Nhu cầu vốn đầu tư cho xây vườn ươm là 4.236,084 triệu đồng.
5.4.2. Chuyển hoá rừng giống

Chuyển hoá rừng Phi lao trồng ở xã An Điền và rừng Đước thuộc xã Thạnh
Hải, huyện Thạnh Phú thành các khu rừng giống với diện tích là 30 ha.
Vốn đầu tư xây dựng rừng giống là 1.500 triệu đồng
5.4.3. Xây dựng và sửa chữa trạm bảo vệ rừng
Số lượng trạm xây mới: 09 trạm thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng
Bên Tre với tổng kinh phí: 4.500 triệu đồng.
Số lượng trạm sữa chữa: 04 với tổng kinh phí sửa chữa nâng cấp trạm là 800
triệu đồng.
5.4.4. Phòng cháy, chữa cháy rừng
Hàng năm, Ban quản lý rừng phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy
rừng trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo phương án đã được duyệt.
Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hành năm thể hiện các nội dung:


Hợp đồng quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng với cộng đồng
dân cư địa phương.



Xây dựng công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.



Mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.



Kiện toàn ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng.




Tuyên truyền giáo dục về phòng chống cháy rừng.



Tổ chức diễn tập hàng năm về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tổng vốn đầu tư cho công tác PCCCR là 3.240 triệu đồng.

5.4.5. Mua sắm trang thiết bị
-

Xuồng máy: 04 chiếc
Đơn giá: 30 triệu đồng/chiếc. Kinh phí đầu tư: 120 triệu đồng

-

Máy vi tính: 04 bộ
Đơn giá: 15 triệu đồng/bộ. Kinh phí đầu tư: 60 triệu đồng
15


-

Máy in: 04 bộ
Đơn giá: 9 triệu đồng/bộ. Kinh phí đầu tư: 36 triệu đồng

-

Máy định vị: 5 cái
Đơn giá: 10 triệu đồng/cái. Kinh phí đầu tư: 50 triệu đồng


5.4.6. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về các giá trị của rừng, về rừng
và môi trường
Thông qua tuyên truyền, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của người dân trên
các lĩnh vực trồng và quản lý bảo vệ rừng, nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng, khai thác
lâm sản từ rừng… giải quyết kịp thời những thắc mắc của dân về những chủ trương,
chính sách của trung ương và địa phương về lâm nghiệp.
Tăng cường công tác phối hợp giữa ban quản lý dự án, chính quyền địa phương
và Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thường xuyên tổ chức học tập quán triệt Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày
8/2/2012 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các
cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Các Ban quản lý dự án phải xây dựng được quy chế
phối hợp với Hạt kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy
rừng, không để xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi xảy ra mất rừng.
5.4.7. Rà soát công tác giao đất giao rừng
Ban quản lý có rừng phòng hộ ven biển lập phương án giao khoán bãi bồi để
khuyến khích các hộ nhận khoán phát triển vốn rừng trên cơ sở gắn liền với quyền lợi
được giao khoán bổ sung diện tích đất bãi bồi.
Hoàn tất việc đóng cọc mốc phân ranh bãi bồi vùng đệm của đai rừng phòng hộ
ven biển của tỉnh để làm cơ sở giao khoán cho hộ và triển khai trồng rừng bằng nguồn
vốn trung ương và tổ chức quốc tế.
-

Hoàn thành việc cấp, đổi sổ giao khoán cho các hộ nhận khoán.

Bằng nguồn vốn đầu tư của trung ương và tổ chức nước ngoài đẩy mạnh các
hoạt động khuyến lâm, xây dựng các điểm trình diễn về trồng rừng, nuôi trồng thuỷ
sản dưới tán rừng; tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm để tạo điều kiện
sinh kế cho người dân và cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.
5.4.8. Xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010, các loại rừng và loại dịch
vụ môi trường rừng được trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các khu rừng có cung cấp
một hay nhiều dịch vụ môi trường, gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản
xuất.
-

Phối hợp với các tổ chức (thống kê, công thương…) thống kê danh sách các tổ
chức cá nhân có sử dụng dịch vụ từ rừng.

-

Điều tra, tính toán tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho từng chủ
rừng và hộ nhận khoán.

-

Xây dựng dự án chi trả dịch vụ môi trường các tỉnh.

6.

Giải pháp thực hiện
16




Giải pháp về cơ chế chính sách




Giải pháp về quản lý



Giải pháp về sự phối hợp đa ngành



Các giải pháp về xã hội



Giải pháp về nguồn vốn



Giải pháp về khoa học, kỹ thuật và công nghệ



Giải pháp về nguồn nhân lực



Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế

7.

Tổng hợp đầu tư và hiệu quả kinh tế


7.1.

Tổng hợp đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre
trong giai đoạn 2012 – 2020 là 75.565,243 triệu đồng, phân khai theo các hạng mục:
-

Bảo vệ rừng:

7.104,759 triệu đồng

-

Phát triển rừng:

24.061,483 triệu đồng

-

Khai thác rừng:

11.144,357 triệu đồng

-

Hoạt động khác:

28.807,584 triệu đồng


-

Chi phí quản lý:

4.447,060 triệu đồng.

Phân theo nguồn vốn đầu tư:
-

Vốn ngân sách nhà nước:

41.128,677 triệu đồng

-

Vốn liên doanh liên kết:

6.842,198 triệu đồng

-

Vốn tài trợ:

6.782,496 triệu đồng

-

Vốn tự có:

6.863,973 triệu đồng


-

Vốn dân:

13.947,899 triệu đồng.

7.2.

Hiệu quả của dự án

7.2.1. Hiệu quả về môi trường và phòng chống thiên tai
Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2020 là cơ sở để
tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng ở vùng ven biển,
nhằm mục đích ứng phó với những thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, mực nước biển
dâng cao và những tác động khác như xâm nhập mặn, động đất, sóng thần, lũ lụt...
Dự án góp phần chống xói lở ở ven bờ biển, bảo vệ hệ thống đê biển, giữ gìn và
tăng cường đai rừng ngập mặn ở ven biển. Bảo vệ đời sống và các công trình cơ sở hạ
tầng của nhân dân địa phương.
Việc xây dựng và thực thi dự án là góp phần thực hiện các chương trình của
quốc gia và quốc tế về việc bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, như
Chỉ thị số 85/2007/CT-BNN ngày 11/10/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn về việc đẩy mạnh trồng rừng và trồng cây chắn sóng ven biển, Quyết định số
17


667/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương
trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đặc biệt là các công
ước RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước, Công Ước CITES và tuyên bố tại
hội nghị thượng đỉnh Rio de Janeirio về bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới.

7.2.2. Hiệu quả về kinh tế và xã hội
Việc duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng ngập mặn sẽ duy trì và tăng sản
lượng thuỷ sản và bảo vệ bờ biển. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới giá trị cung
cấp dinh dưỡng của mỗi ha rừng ngập mặn ở vùng phòng hộ ven biển là 250
USD/ha/năm. Tổng giá trị dinh dưỡng và giá trị bảo vệ bờ biển của khu rừng hằng
năm là 4,5 – 5,0 triệu USD.
Cũng theo tính toán của Ngân hàng Thế giới nếu 1 ha rừng ngập mặn được bảo
vệ và duy trì thì sẽ cho sản lượng thuỷ sản đánh bắt được ngoài khơi là 700 kg, giá trị
này của vùng dự án ước tính 4.000 tấn/năm.
Việc thực hiện dự án sẽ góp phần giải quyết việc làm, ổn định an ninh và trật tự
xã hội của các xã và thị trấn vùng ven biển Bến Tre. Với chương trình phát triển Nông
– Lâm – Ngư kết hợp sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các hộ dân, thúc đẩy phát
triển nền kinh tế của địa phương, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội.
Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị của hệ sinh thái rừng
ngập mặn ven biển và kỹ thuật sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
Góp phần bảo vệ nhân dân vùng ven biển tránh khỏi những thảm hoạ tự nhiên
như sóng biển, gió, cát di động và sự lan truyền nước mặn vào nội đồng.
8.

Danh mục các dự án ưu tiên

(1)
(2)
(3)
(4)

Dự án Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre
Dự án thống kê, kiểm kê và lập hồ sơ quản lý tài nguyên rừng
Đề án giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng tỉnh Bến Tre
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng rừng Đước để xác định thời điểm tỉa thưa

rừng và tuổi thành thục công nghệ
Rà soát và điều chỉnh quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh
Phú – Bến Tre

(5)
III.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh diễn biến khí hậu khó lường, việc quy hoạch bảo vệ và phát
triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Bến Tre là rất cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng với thích ứng biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây nên. Triển
khai chương trình trồng rừng phòng hộ ven biển sẽ mang lại lợi ích thiết thực cả về
mặt kinh tế - xã hội, môi sinh môi trường.
Để triển khai thực hiện tốt bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bến Tre cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, chính quyền địa phương các cấp tỉnh,
huyện, xã, Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre, cùng với việc tuyên
truyền, giáo dục nâng cao ý thức cho người dân kể từ khi phát động trồng rừng cho
đến quản lý bảo vệ rừng sau khi trồng để đảm bảo kế hoạch trồng rừng ngập mặn ven
biển tỉnh Bến Tre thành công tốt đẹp theo đúng những yêu cầu và mục tiêu đề ra.
IV.

KIẾN NGHỊ
18


Quản lý rừng ngập mặn dựa trên sự tiếp cận sinh thái, để quản lý bảo vệ rừng
ngập mặn cần chú ý các hoạt động phát triển ở vùng thượng lưu. Các kế hoạch quản lý
khả thi phải phù hợp với khung pháp lý, sinh kế của người dân địa phương. Cần thiết
lập khung pháp chế tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ quan chức năng và các

cộng đồng dân cư với các bên liên quan.
Các thể chế được thiết lập cần có các cán bộ có chuyên môn phù hợp, với
nguồn ngân sách và quy chế tài chính thích hợp đủ để thực hiện trên cơ sở các chương
trình hành động có tính khả thi cao.
Các dự án phát triển ở vùng ven biển và trong khu vực cần được đánh giá tác
động môi trường. Đẩy mạnh các nghiên cứu liên ngành về rừng ngập mặn nhằm hỗ trợ
cho công tác quản lý.
Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành từ khâu quy hoạch sử dụng đất đến các
khâu chỉ đạo thực hiện các dự án trên các vùng đất lâm nghiệp, đặc biệt là những nơi
gần các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng với
chính quyền và các đoàn thể ở địa phương có rừng. Xây dựng quy chế, xác định trách
nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể quần chúng đối với việc bảo vệ và
quản lý rừng.
Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, phát huy sâu
rộng ý thức bảo vệ rừng của toàn dân, huy động nhân dân sẵn sàng phối hợp với kiểm
lâm, chính quyền địa phương, đoàn thể, lực lượng vũ trang ngăn chặn có việc hiệu quả
chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng.
Rà soát công tác giao khoán rừng và đất rừng để rừng có chủ thật sự, việc giao
khoán phải đảm bảo đúng đối tượng, diện tích và theo đúng quy định của Nghị định
01/CP của Chính phủ. Xây dựng quy chế hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
được giao, được thuê, nhận khoán rừng. Đo đạc, kiểm kê đất lâm nghiệp. Xây dựng hồ
sơ quản lý theo dõi diễn biến sử dụng đất lâm nghiệp đến từng lô rừng và từng hộ dân.
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể. Xây dựng các chương trình
giảng dạy, giáo trình và phát triển hỗ trợ giảng dạy. Thu hút các tổ chức nghiên cứu,
các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế tham gia vào các hoạt động bảo vệ,
phát triển và nghiên cứu rừng ngập mặn.
Cung cấp thông tin và đào tạo kỹ thuật để hỗ trợ những nhà quản lý các cấp.
Nâng cao nhận thức về rừng ngập mặn cho các nhà chính trị, hoạch định đất đai... Xây
dựng trung tâm thông tin rừng ngập mặn.

Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý bền vững nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên
và nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Bảo vệ rừng ngập mặn là nơi sinh sản của các loài
cá, giáp xác và thân mềm.
Cần khoanh vùng các khu vực cộng đồng địa phương được phép đánh bắt thuỷ
sản. Khuyến khích xây dựng hệ thống nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tổng hợp, bền
vững.
Việc nuôi trồng thuỷ sản trên đất rừng ngập mặn không mang tính bền vững.
Cần nghiêm cấm mở rộng các đầm tôm trong khu vực rừng ngập mặn. Kiểm soát chặt
19


chẽ việc đưa các giống thuỷ sản ngoại lai. Hạn chế các tác động tiêu cực của nuôi
trồng thuỷ sản đến đa dạng sinh học.
Tiến hành rà soát và điều chỉnh quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Thạnh Phú theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ, quan điểm điều
chỉnh quy hoạch là chỉ giữ lại diện tích bảo tồn thuộc xã Thạnh Phong để bảo tồn sinh
cảnh rừng ngập mặn và di tích lịch sử cấp quốc gia; đối với diện tích rừng đặc dụng
thuộc xã Thạnh Hải và An Điền sẽ được chuyển thành rừng phòng hộ nhằm thực hiện
các giải pháp nuôi dưỡng, nâng cao chất lượng rừng, tăng cường chức năng của rừng
ngập mặn trong việc phòng hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu./.

20



×