Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã nam tiến – thị xã phổ yên – tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.51 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ HỒNG VÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM TIẾN THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Chuyên ngành:

Địa chính môi trƣờng

Khoa

:

Quản lý tài nguyên

Khóa học

:

2011 - 2016



Thái Nguyên – 2016


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THỊ HỒNG VÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM TIẾN THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Chuyên ngành:

Địa chính môi trƣờng

Lớp

:


K44 – ĐCMT N01

Khoa

:

Quản lý tài nguyên

Khóa học

:

2011 - 2016

Giáo viên hƣớng dẫn:

ThS. Dƣơng Minh Ngọc

Thái Nguyên – 2016


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối
với mỗi sinh viên cuối khóa, nhằm nâng cao năng lực, tri thức, tổng hợp các
kiến thức đã học và có cơ hội mở rộng kỹ năng thực tiễn trong việc nghiên
cứu khoa học.
Với ý nghĩa thiết thực đó, được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên

– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực tập tại
phòng Tài Nguyên Môi trường của Thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian thực tập kết thúc, em đã đạt được những kết quả để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp của bản thân.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, đặc biệt em xin
bày tỏ long biết ơn sâu xắc tới cô giáo Th.S Dương Minh Ngọc, người đã
hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành bài khóa luận này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới các cô chú, anh chị
làm việc tại UBND xã Nam Tiến, Phòng TNMT Thị xã Phổ Yên – Tỉnh Thái
Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chắn bài tiểu luận này không
tránh khỏi những sai xót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận văn này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phổ Yên, ngày

tháng năm 2016

Sinh viên

Lê Thị Hồng Vân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1: Trữ lượng nước mặt ở các sông năm 2012 ..................................... 19
Bảng 3.1: Bảo quản mẫu (theo TCVN 5993-1995 ISO 1667-3:1985) ........... 27
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ... 28
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của xã Nam Tiến năm 2014 ................................... 33
Bảng 4.2: Bảng tỷ lệ người dân sử dụng nước................................................ 38
Bảng 4.3: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ............................... 39
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước sông, suối tháng 11/2015 ......................... 41
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nước một số mẫu nước giếng đào tháng
11/2015 ............................................................................................... 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu các ngành kinh tế xã Nam Tiến ............................. 33
Hình 4.2: Công trình cấp nước trên địa bàn xã Nam Tiến ............................. 37
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người dân sử dụng nước .............................. 38
Hình 4.4: Biểu đồ hàm lượng DO so với QCVN ............................................ 42
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện chất lượng nước sông suối so với QCVN .......... 42
Hình 4.6: Biểu đồ kết quả so sánh chất lượng nước tại 3 địa điểm lấy mẫu .. 44
Hình 4.7: Giếng nước cách xa chuồng trại chăn nuôi ..................................... 45


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

BYT

Bộ Y tế

5


CNH- HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

6

COD

Nhu cầu oxy hóa học

7

ĐHNL

Đại học Nông lâm

8

Fe

Sắt

9

IWRA

Hội Nước Quốc tế

10


KL

Kết luận

11

NĐ- CP

Nghị định- Chính phủ

12

NN

Nông nghiệp

13

PTNN

Phát triển nông thôn

14

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

15




Quyết định

16

QH

Quốc hội

17

STNMT

Sở Tài nguyên Môi trường

18

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

19

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

20


TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

21

TP

Thành phố

22

TT

Thông tư

23

UBNN

Ủy ban nhân dân

24

VSMT

Vệ sinh Môi trường

25


WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

26

WMO

Tổ chức khí tượng thế giới


v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đăt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung của đề tài ........................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................ 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài ......................................................................... 14
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 15
2.1.4. Các tiêu chuẩn so sánh .......................................................................... 17
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam .................................. 17
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 19
2.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Thái Nguyên ................................................. 22


vi

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 24
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 24
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 24
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 24
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 24
3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nam Tiến............... 24
3.3.2 Hiện trạng sử dụng và xử lý nước trên địa bàn xã Nam Tiến ................ 24
3.3.3 Đánh giá chất lượng môi trường nước trên địa bàn ............................... 24
3.3.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường nước 24
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 24
3.4.2 Phương pháp lấy mẫu phân tích ............................................................. 25
3.4.3 Phương pháp so sánh.............................................................................. 28
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ................................ 28
3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu................................. 28

3.4.6 Phương pháp điều tra phỏng vấn ........................................................... 29
3.4.7 Tổng hợp viết báo cáo ............................................................................ 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
4.1 Điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Nam Tiến .............................. 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 30
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 32
4.2. Hiện trạng sử dụng và xử lý nước tại xã Nam Tiến ................................. 37
4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước ....................................................................... 37
4.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải trên địa bàn xã Nam Tiến. ......................... 39


vii

4.3. Ðánh giá chất lượng nước trên địa bàn xã Nam Tiến .............................. 40
4.3.1. Kết quả khảo sát chất lượng nước sông Công và suối Rẽo .................. 40
4.3.2. Kết quả khảo sát chất lượng nước giếng trên địa bàn xã Nam Tiến ..... 43
4.3.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm...................................................................... 46
4.4. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng nước trên địa bàn xã Nam Tiến 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đăt vấn đề

Nước là tài nguyên vô cùng quý giá, là nhu cầu thiết yếu của sự sống, đóng
vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nước có vai trò quan trọng trong
tất cả các ngành, lĩnh vực cũng như mọi vấn đề của đời sống, xã hội. Nước sạch và
vệ sinh môi trường đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu, nó không chỉ trong
phạm vi mỗi quốc gia hay từng khu vực mà nó là vấn đề được quan tâm trên phạm
vi toàn cầu.
Tài nguyên nước vô cùng phong phú nhưng không phải vô tận; cùng với
các tác động trong quá trình tồn tại và phát triển do nhu cầu ngày càng tăng của
con người, những sức ép từ các mặt của đời sống xã hội do vậy cần có biện pháp
trong quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Nếu không quản lý tốt tài nguyên nước
sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên nước, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và cả trong
tương lai.
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nước và sử dụng nước cho những mục
đích khác nhau nhưng có lẽ không phải ai cũng hiểu được hết tầm quan trọng,
cũng như vai trò của nước đối với sự sống con người nói riêng và sự sống trên
hành tinh nói chung.
Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một
lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản
thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều
những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình
che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô
nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
xung quanh đó.
Xã Nam Tiến, thuộc thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng dân
cư nông thôn trung du, miền núi, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, trình độ dân trí còn
chưa cao , cơ sở vật chất, mặt bằng kĩ thuật chưa được đầu tư mạnh mẽ nhất là vấn


2


đề nước sinh hoạt nông thôn. Để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng
môi trường thì việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới là
điều hết sức cần thiết. Trong đó việc đảm bảo chất lượng nước sạch và vệ sinh môi
trường là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ thực tế và nguyện vọng của bản thân, dưới sự hướng dẫn của
Th.S Dương Minh Ngọc em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng
môi trƣờng nƣớc trên địa bàn xã Nam Tiến – thị xã Phổ Yên – tỉnh Thái
Nguyên” nhằm đánh giá chất lượng nước trên địa bàn nghiên cứu và đưa ra những
kiến nghị trong việc khai thác, sử dụng đảm bảo chất lượng môi trường.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
 Tình hình sử dụng sông suối cho sản xuất và nước giếng cho ăn uống, sinh
hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến.
 Đánh giá hiện trạng môi trường nước (nước sông, suối, nước giếng khoan,
giếng ngầm) .
 Xác định nguyên nhân, các nguồn tác động gây ô nhiễm làm ảnh hưởng
đến chất lượng nguồn nước.
 Đưa ra các biện pháp, giải pháp, kế hoạch có tính khả thi nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Nam Tiến
 Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ môi trường của xã
 Đánh giá ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường
 Đề xuất một số kế hoạch, biện pháp, giải pháp có tính khả thi nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
 Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu vào
thực tiễn.



3

 Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho
bản thân.
 Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tiễn và tiếp xúc với các vấn đề
đang được xã hội quan tâm.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
 Đưa ra được các kết quả, đánh giá chính xác nhất về chất lượng môi
trường nước, giúp cơ quan quản lý môi trường có biện pháp thích hợp để bảo vệ.
 Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo
vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
người dân trên địa bàn.
 Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
cộng đồng dân cư.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1.1. Khái quát chung về nước
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống
trên trái đất không thể tồn tại được. Nước là nguồn tài nguyên quý giá, một nguồn
tài nguyên tái tạo, bao phủ ¾ bề mặt trái đất. Trong đó nước biển chiếm 97%, còn
nước ao hồ, song suối và nước ngầm chỉ chiếm 1%, nhưng lại là nguồn nước quan
trọng nhất đối với con người, là nguồn cung cấp nước cho nông – công nghiệp.
Nước còn đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết cho sự sống

như iốt (I), sắt (Fe), Flou, kẽm (Zn), đồng (Cu)…Tuy nhiên nước bẩn cũng có thể
đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn chứa nhiều các chất độc hại
như chì (Pb), thủy ngân (Hg), thạch tín (Asen), thuốc trừ sâu, các hóa chất gây ung
thư khác. Do đó, nước dung cho cuộc sống phải đủ về số lượng và đảm bảo an toàn
chất lượng. Con người cần phải biết xử lý các nguồn cung cấp nước để đảm bảo an
toàn về chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp cho
chính mình, đồng thời giải quyết hậu quả của chính mình.
 Khái niệm nước mặt
Có mặt thoáng tiếp xúc với không khí nên ở nước mặt quá trình tiếp nhận
oxy từ không khí vào do khuếch tán diễn ra dễ dàng. Ngoài ra, nước mặt còn tiếp
nhận các chất ô nhiễm trong không khí do nước mưa mang theo.
Ở đây có hiện tượng phân tầng tạo ra lớp nước mặt trên và lớp nước ở đáy.
Lớp nước mặt chịu tác động của gió nên sự pha trộn trong lớp này diễn ra thuận lợi
vì thế nhiệt độ đồng đều và nồng độ oxy cao. Lớp này tiếp nhận ánh sáng mặt trời
nên hiện tượng quang hợp diễn ra mạnh mẽ, thực vật đặc biệt là thực vật phù du
phát triển mạnh.
Lớp nước ở đáy có nồng độ oxy thấp, ánh sáng mặt trời không thể xâm nhập
tới, quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra trong điều kiện yếm khí nên độc hại.


5

Nhìn chung chất lượng nước mặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cấu trúc,
địa chất, địa hình, địa mạo, các hoạt động khác của con người, thảm thực vật và xói
mòn bề mặt trái đất….và hiện tượng ô nhiễm không khí
* Ý nghĩa của nước:
Dùng cho sinh hoạt, xây dựng,…
Nước ngầm tương đối ít bị ô nhiễm, sạch, hầu hết các nguồn nước cấ đều lấy
nước ngầm, phù hợp với những vùng xa nước mặt.
Làm ổn định địa tầng

 Khái niệm nước ngầm
Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các
mao quản, thấm trong các lớp đất đá, có thể tập trung thành từng bể, thành bồn,
thành dòng chảy trong lòng đất.
Nước dưới đất chứa các hợp chất hòa tan từ các lớp đất đá mà nó chảy qua.
Một phần nước dưới đất do mưa thấm trực tiếp xuống ngay trong và sau cơn mưa.
Nước mưa khi rơi xuống đất thường mang theo các hợp chất hữu cơ và vô
cơ, các vi khuẩn… Trong quá trình thấm xuống và chảy dưới đất, chất lượng nước
ngầm được cải thiện đáng kể, các hạt lơ lửng được loại bỏ do tác dụng lọc của các
lớp đất, các hợp chất hữu cơ bị phân giải sinh học, các vi khuẩn gây bệnh bị triệt
tiêu dần. Vì vậy nước ngầm được coi là nước sạch.
* Ý nghĩa:
- Dùng cho cấp nước sinh hoạt, xây dựng. Nước ngầm tương đối ít bị ô
nhiễm, sạch, hầu hết các nguồn nước cấp đều lấy nước ngầm, phù hợp với những
vùng xa nước mặt.
- Làm ổn định địa tầng
 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất hóa học, sinh học của
môi trường nước vượt quá chỉ tiêu cho phép, ảnh hưởng đến hoạt động sống bình
thường của con người và sinh vật.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo.


6

+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió
bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Từ sinh hoạt, từ các hoạt động
công nghiệp.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm là:

Giảm độ pH của nước ngọt do bị ô nhiễm bởi: H2SO4, HNO3 từ khí quyển,
tăng hàm Lượng SO42- và NO3- trong nước.
Tăng hàm lượng các ion Ca2+ ,Mg2+ và SiO3- trong nước ngầm và nước sông
do mưa lũ hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào
môi trường nước cùng với chất thải, từ khí quyên và từ các chất thải rắn.
Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy bằng
con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu…)
Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa có
liên quan với quá trình Eutrophication các nguồn chứa nước và khoáng các hợp chất
hữu cơ..
Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước hết là Fe3+,
Zn2+,NO3-, PO43-,…
Giảm độ trong của nước: tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự
nhiên do các nguyên tố đồng vị phóng xạ.
2.1.1.2. Vai trò của nước
Nước là tài nguyên, vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên
trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt
động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng
lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng cơ thể con người.
Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất
bột cần 1.000 tấn nước. [13]
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang
năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu,
thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của
con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.


7


Không chỉ góp phần lớn làm thay đổi diện mạo và phát triển thế giới tự
nhiên, nước còn có ảnh hưởng và mối liên hệ chặt chẽ đối với đời sống xã hội,
con người. Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết
các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề
về sức khỏe.
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập
trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch
quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai
cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển
khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng
nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa
(lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong
một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và
63% cho hoạt động nông nghiệp).
- Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu
nước, các loài cây trồng,vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản
xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác
thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất…
- Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là
rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như
than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
- Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát
triển.Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng
ngàn kilomet như ở nước ta.
- Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến
lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa lớn,
quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của
một quốc gia.



8

- Đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người: Nước đóng một vai
trò vô cùng quan trọng. Nếu vì lý do nào đó mà thiếu nước sẽ vô tình gây ảnh
hưởng nghiêm trọng lên cơ thể. Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu mặc
nhưng không thể nào thiếu nước sạch. Đây là nguồn tài nguyên cần thiết và không
thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Thiếu nước sạch, các vấn đề về y
tế cũng sẽ nảy sinh.
Vừa là một nguồn tài nguyên vô giá của thế giới tự nhiên, vừa là nhân tố
quan trọng của đời sống xã hội. Nước thực sự đang ngày càng được con người đánh
giá đúng mức tầm quan trọng và vô giá của nó. [13]
2.1.1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường
 Tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Việt Nam: Tiêu chuẩn môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm
lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trường.
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học
liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực
kinh tế - xa hội có tính đến dự báo phát triển, cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi
trường bao gồm các nhóm chính sau:
- Tiêu chuẩn nước bao gồm: nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven
biển, nước thải…
- Tiêu chuẩn không khí bao gồm: khói bụi, khí thải (các chất thải)….
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản
xuất nông nghiệp
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc diệt cỏ, trừ sâu.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử,

văn hóa


9

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ nguồn gen, động thực vật, đa dạng
sinh học
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng
sản trong lòng đất, ngoài biển….[2]
 Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm:
Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các
kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật pháp,
chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục… Các biện pháp này có
thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia,
tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…[10]
2.1.1.4. Các chỉ tiêu vật lý, hóa học của chất lượng nước
1. Độ đục
Nguyên nhân gây ra độ đục của nước là do sự có mặt của các chất rắn lơ
lửng, các hạt keo như: sét, cát hoặc các hợp chất vô cơ, hữu cơ có kích thước mịn,
xác sinh vật, phù du, cũng như các tổ chức vi sinh,… do quá trình xói mòn đất, rửa
trôi, xả nước thải và trong nước có quá nhiều chất dinh dưỡng.
Nước có độ đục cao làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng, do đó làm tăng
nhiệt độ của nước dẫn đến làm mất tính đa dạng thủy sinh, đồng thời làm giảm khả
năng truyền qua của ánh sang dẫn đến làm giảm quá trình tổng hợp quang hóa và
giảm oxi hòa tan.

Các chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn
đến làm giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và
ấu trùng.[3]


10

2. Độ màu (màu sắc)
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới
nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công
nghiệp. màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim
khí như sắt, mangan.[3]
3. Giá trị pH
pH là đơn vị biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước. pH là một trong
những thông số quan trọng được sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước,
dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh
giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn,… và trong những tính toán
về cân bằng axit bazơ.
Gía trị pH chỉ ra mức độ axit (khi pH <7), hoặc kiềm (khi pH >7), thể hiện
ảnh hưởng của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Gía trị pH thấp hay cao
đều ảnh hưởng nguy hại đến thủy sinh. QCVN 08:2008 quy định giá trị pH với một
nguồn nước mặt nằm trong khoảng từ 5.5 – 9.[3]
4. Chất rắn hòa tan
Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích
nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi đây đó khi sử
dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràn cấp tính
hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự
kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể.Trong ngành cấp nước, hàm
lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối
đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l.[3]

5. Chloride
Chloride là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Vị mặn của
Chloride thay đổi tùy theo hàm lượng và thành phần hóa học của nước. Với mẫu
chứa 25mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn nếu trong nước có chứa ion Na+.
Tuy nhiên khi mẫu nước có độ cứng cao, vị mặn rất khó nhận biết dù có chứa đến
1000mgCl/l. Hàm lượng Chloride cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại. Về
mặt nông nghiệp Chloride gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của cây trồng.[3]


11

6. Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu.
Vì thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt.
Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat
hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho người
sử dụng.
Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công
nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới
phân phối nước[3].
7. Nitrogen-Nitrit (N-NO2)
Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy
các chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của
nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các
hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi
sinh vật. Ngoài ra nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống
ăn mòn. Tuy nhiên trong nước uống, nitrit không được vượt quá 0,1 mg/l.[3]
8. Nitrogen – Nitrat (N-NO3)

Nitrat luôn có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ trong tự nhiên,
do việc sử dụng phân bón hóa học và từ các quá trình phân giải các hợp chất chứa
nitơ trong nước cống và nước thải công nghiệp.
Nước uống chứa nhiều nitơ sẽ gây bênh ung thư thanh quản. Nước mặt chứa
nhiều nitơ sẽ xuất hiện hiện tượng “trẻ xanh”.[3]
9. Ammoniac (N-NH4+)
Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong
nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh
vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử
trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines
nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu
chuyển trong các đường ống dẫn.[3]


12

10. Sulfate (SO42-)
Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng từ vài
cho đến hàng ngàn mg/l. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị
khoáng hóa dần dần sẽ biến đổi thành sulfate. Nước chảy qua các vùng đất mỏ
mang nhiều sulfate sẽ có hàm lượng sulfate khá cao do sự oxy hóa quặng thiếc,
quặng sắt. .
Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm
phèn. Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong nước uống,
sulfate không được vượt quá 200mg/l.[3]
11. Phosphate (P-PO43-)
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân hóa và
thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate phát
triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh. [3]
12. Oxy hòa tan (DO)

Oxi có mặt trong nước, một mặt được hòa tan từ oxi không khí, một mặt sinh
ra từ các phản ứng tổng hợp quang hóa của tảo và các thực vật sống trong nước. Các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hòa tan oxi vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng
chảy, đặc điểm địa hình…
Gía trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và các hoạt
động sinh học xảy ra trong đó.
Phân tích DO cho ta đánh giá mức ô nhiễm và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.
Các dòng sông, ao, hồ có hàm lượng DO cao, có nhiều sinh vật sinh sống
trong đó. Khi DO trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thủy
sinh, thậm chí làm biến mất một số loài, hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO
giảm đột ngột.
Nguyên nhân làm giảm DO trong nước là do nước thải công nghiệp, nước
mưa chảy tràn lôi kéo các chất thải nông nghiệp chưa nhiều chất hữu cơ, lá cây
rụng…vi sinh vật sử dụng oxy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng oxy
giảm.[3]


13

13. Nhu cầu oxy hóa học(COD)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxi cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các chất
hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất oxy hóa mạnh (K2Cr2O7), trong những
điều kiện nhất định.
COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt,
nước sinh hoạt) kể các chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học.[3]
14. Nhu cầu oxy sinh hóa(BOD)
Nhu cầu oxi sinh hóa là lượng oxi cần thiết cho sinh vật để oxi hóa và ổn
định các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều kiện nhất định.
BOD gián tiếp chỉ ra những mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng bị oxi
hóa sinh học mà đặc biệt là các hợp chất hữu cơ.

BOD5 là thông số được sử dụng phổ biến nhất đó chính là lượng oxi cần thiết
để oxi hóa sinh học trong năm ngày ở nhiệt độ 200C. Ngoài ra theo yêu cầu nghiên
cứu người ta còn xác định các đại lượng nhu cầu oxi hóa sau 60-90 ngày (BOD tận
cùng (UBOD)).[3]
2.1.1.5. Các chỉ tiêu vi sinh
1. Fecal coliform (Coliform phân)
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm
phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 370 C với
sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.[3]
2. Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường
sống trong ruột người và một số động vật.E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân, luôn
hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn.Sự có mặt của
E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm về chỉ tiêu này. Đây
được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong
đường ruột như tiêu chảy, lị…[3]


14

2.1.2. Cơ sở pháp lí của đề tài
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm
2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 26 tháng 12 năm
2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 2007 của Chính Phủ về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Về sửa đổi, bổ sung một số

điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Y tế về
việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
- Quyết định số 26/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và môi trường về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường
- Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/07/2009 của Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định quản lí và BVMT khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp
và cụm công nghiệp
- Thông tư 48/2011/TT-BTNMT sửa đổi và bổ sung Thông tư
08/2009/TT-BTNMT.
- Ngày 17/06/2009 Bộ Y tế đã ra Thông tư số 04/2009/TT-BYT ban hành
“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” kí hiệu là QCVN
01:2009/BYT
- Chỉ thị số 02/2005/CT- BTNMT ngày 02/06/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý Tài nguyên nước
dưới đất.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước mặt,
nước ngầm.


15

- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
ăn uống
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) – Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11:1992) Chất lượng nước – Lấy mẫu –
Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1.3.1. Cơ sở triết học
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất, thế giới tự nhiên, con người và xã hội
thành một hệ thống rộng lớn. Trong đó yếu tố con người giữ vai trò rất quan trọng.
Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các quá trình sinh địa hóa của
năm thành phần cơ bản:
- Sinh vật sản xuất có chức năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
dưới tác động của quá trình quang hợp
- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn tạo ra các
chất thải.
- Sinh vật phân hủy có chức năng phân hủy các chất thải, chuyển chúng
thành chất vô cơ đơn giản
- Con người và xã hội loài người


16

- Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người
với số lượng ngày một tăng
- Tính thống nhất của hệ thống đòi hỏi việc giải quyết vấn đề môi trường và
thực hiện công tác quản lý môi trường phải toàn diện và có hệ thống. Con người

nắm bắt côi nguồn sự thống nhất đó, phải đưa ra các phương án, sách lược thích hợp
để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó. Vì chính con người đã góp
phần quan trọng vào việc phá vỡ tính tất yếu khách quan và sự thống nhất giữa “Tự
nhiên – Con người – Xã hội” (Nguyễn Thị Lợi, 2010)[4].
2.1.3.2. Cơ sở khoa học công nghệ
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công
cụ thực tiễn việc giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi
trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở hình thành và phát triển của cá
ngành khoa học môi trường.
Nhờ sự quan tâm của các nhà khoa học trên toàn thế giới đã đưa ra nhiều tài
liệu nghiên cứu về môi trường được tổng kết và biên soạn.
Nhờ kỹ thuật khoa học công nghệ môi trường các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất con người đang được nghiên cứu xử lý và ngăn ngừa phòng tránh.
Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn
thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.[7]
2.1.3.3. Cơ sở kinh tế
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và
thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động và sản xuất của cải, vật chất diễn ra
dưới sức ép của trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa nào có chất lượng tốt
và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh. Trong khi đó loại hàng hóa nào kém chất
lượng có giá thành đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì thế, chúng ta có thể dùng phương
pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có
lợi cho công tác bảo vệ môi trường.


×