Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI DỰ THI CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885 KB, 13 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp kiến thức liên môn: Văn học, Mĩ thuật, Địa lý, Lịch sử địa phương
Thái Bình, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục công dân, Âm nhạc trong dạy học
môn Lịch sử 9 với chủ đề:
VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1935
2. Mục tiêu dạy học:
2.1.Kiến thức:
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: thời gian, địa điểm, nội dung và
ý nghĩa lịch sử.
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng.
- Phong trào cách mạng trong những năm 1930 -1931. Trình bày đơi nét về Xơ
viết Nghệ Tĩnh.
- Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936 -1939:
Mặt trận dân chủ Đông Dương, ý nghĩa.
- Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử nước ta. Lần đầu tiên, liên minh công
nông được thiết lập để chống đế quốc, phong kiến và đã giáng một đòn mạnh mẽ vào
nền thống trị của đế quốc phong kiến. Chứng tỏ sức mạnh của công nhân và nông dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có khả năng đánh đổ chính quyền của
thực dân phong kiến, xây dựng xã hội mới.
- Đây là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
để chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám sau này.
- Tích hợp với kiến thức của các môn Văn học, Địa lý, Âm nhạc, Lịch sử địa
phương Thái Bình...để tìm hiểu và khắc sâu sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt
Nam nói chung và của nhân dân Thái Bình nói riêng.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá âm mưu của địch
- Kĩ năng sử dụng lược đồ phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 -1931)
- Biết đánh giá sự kiện lịch sử và rút ra ý nghĩa của sự kiện đó.
- Biết tích hợp vận dụng kiến thức các môn học Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ
thuật, Giáo dục cơng dân ... vào việc tìm hiểu các sự kiện, nhân vật lịch sử và những


biến cố lớn của lịch sử dân tộc ta.
- Biết vận dụng kiến thức có được trong các giờ vào xử lý những tình huống
gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Kết hợp với chương trình lịch sử địa phương: tìm hiểu một số trận đánh và
các anh hùng lực lượng vũ trang của nhân dân Thái Bình trong giai đoạn 1930
-1935.
3. Thái độ.
*Năng lực hình thành.

1


+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sử dụng
ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
+ Năng lực chuyên biệt của bộ môn: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch
sử; năng lực thực hành bộ mơn lịch sử; so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa;
nhận xét, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật;
vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra;
thông qua sử dụng ngơn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử.
*Phẩm chất.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào truyền thống của dân tộc, ý chí đấu
tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Đồng thời có thái đợ sớng ́ng nước nhớ
nguồn.
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, quốc tế.
- Học sinh thấy được tinh thần tích cực tham gia kháng chiến, tích cực ủng hộ
kháng chiến của nhân dân ta. Từ đó có thái độ đúng đắn trong cơng cuộc xây dựng đất
nước.
- Giáo dục tình cảm gia đình ý thức trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, đất
nước của thế hệ trẻ.

- Giáo dục tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
- Bồi đắp tình u, sự hứng thú, niềm đam mê với môn học Lịch sử qua việc vận
dụng linh hoạt tích hợp kiến thức liên mơn.
- Tinh thần tự học, tự rèn để hồn thiện bản thân. Có khao khát khám phá, chiếm
lĩnh, thực hiện những sáng kiến của chính mình, của bạn mình qua đó khẳng định năng
lực, năng khiếu của bản thân.
2.5. Tích hợp kiến thức liên môn:
Cần sử dụng các các kiến thức của mơn Ngữ văn, Tốn, Địa lý, Giáo dục công
dân, Âm nhạc, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, Lịch sử địa phương
Thái Bình để giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn thành
quả cha ơng ta đã để lại ngay chính trên q hương mình đang sống.
3. Đối tượng học sinh:
- Học sinh đang học lớp 9 trung học cơ sở. Cụ thể: Lớp 9A trường THCS Tân
Tiến - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình: 38em.
4. Ý nghĩa bài học:
Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Văn học, Địa lý và ứng dụng Công
nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài học Lịch sử nói riêng, mơn học Lịch sử nói
chung được nâng cao. Giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng
thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh động về những cuộc
đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ
nước. Qua đó giúp hình thành ở các em thái độ biết ơn, biết quý trọng những con
người, những vị anh hùng dân tộc có cơng dựng nước và giữ nước; đồng thời tự hào
2


hơn về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc ta một thời và cũng như của người
dân Thái Bình nói riêng.
- Thơng qua bài học với cách vận dụng các kiến thức liên môn như:
+ Với môn Ngữ văn: Vận dụng thơ ca kháng chiến chống Pháp đặc biệt là các
bài thơ của nhà thơ Tố Hữu để minh họa cho tinh thần chiến đấu ngoan cường của

quân và dân ta. Giúp học sinh dễ nhớ, dễ thuộc
+ Với mơn Địa lý: Vị trí địa lý của Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình.
+ Với mơn Giáo dục cơng dân: Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
gìn giữ các giá trị văn hố, lịch sử của q hương mình mà rộng hơn nó có ý nghĩa đối
với Quốc gia,.... để các em phát triển một cách tồn diện về Đức- Trí - Thể - Mỹ. yêu
quý môn học, tuyên truyền về truyền thống dân tộc tới bạn bè, mọi người về nét văn
hoá kiến trúc của người việt và đặc biệt cần quan tâm đến việc giữ rìn, bảo vệ và làm
giàu truyền thống văn hố của dân tộc, đặc biệt là các di tích lịch sử ở địa phương Thái
Bình.
+ Với mơn Âm nhạc: Vận dụng các bài hát về Đảng quang vinh, về Bác Hồ
kính yêu đặc biệt là các bài hát về quê hương Thái Bình... ”
+ Về kiến thức giáo dục di sản: Tự hào về các di sản văn hóa, về di tích lịch sử
của nhà Lê di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển.
5. Thiết bị dạy học:
- Một số tranh, ảnh về các anh hùng dân tộc như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn
Thị Chiên, Bùi Hữu Diên...
- Bản đồ hành chínhViệt Nam, lược đồ phong trào cách mạng 1930 -1931…
- Video giới thiệu phong trào cách mạng 1930 -1931 và đỉnh cao là Xô Viết
Nghệ Tĩnh và cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải - Thái Bình năm 1930.
- Video lồng ghép bài hát: Đảng là cuộc sống của tôi, Nghe tiếng trống quê
hương ...
- Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Tuần 22
Tiết 24: Bài 19: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG
NHỮNG NĂM 1930 -1935
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về:
- Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với

đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Các khái niệm: “Khủng hoảng kinh tế”, “Xô viết Nghệ Tĩnh”.
2. Kỹ năng
3


- Sử dụng “Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930 – 1931” để trình bày
lại diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá đỉnh cao phong
trào cách mạng.
- Kỹ năng tích hợp kiến thức của môn Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Giáo dục cơng
dân ... vào tìm hiểu phong trào cách mạng Việt Nam.
3.Thái độ
*Năng lực hình thành cho học sinh
-Năng lực giải quyết vấn đề liên quan trong cuộc sống.
-Năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.
-Năng lực giao tiếp, năng lực đánh giá người khác.
-Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
-Năng lực sáng tạo, năng lực tự học.
*Phẩm chất
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đồn kết
dân tộc, đồn kết Đơng Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục học sinh lịng kính u, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của
quần chúng công nông và chiến sĩ cộng sản.
- Giáo dục tinh thần đấu tranh giai cấp chống đế quốc phong kiến.
- Giáo dục lý tưởng sống của thanh niên; giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Biết u và cống hiến hết mình cho lí tưởng, có trách nhiệm với cơng việc mà
mình đã lựa chọn.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, KỸ THUẬT DẠY HỌC.

1. Phương pháp
- Phương pháp học tập theo nhóm.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh.
- Phương pháp phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Phương pháp dạy học liên môn.
2. Kỹ thuật dạy học
- Kỹ thuật vấn đáp, phản hồi nhanh.
- Kỹ thuật hợp tác.
- Kỹ thuật phân tích video.
- Kỹ thuật bản đồ tư duy...
3. Phương tiện:
- Máy tính; máy chiếu; bảng thơng minh…
- Phiếu học tập, phiếu kiểm tra đánh giá…
III. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931). Tranh ảnh về phong
trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
4


- Những tài liệu, tranh ảnh, thơ ca viết về phong trào đấu tranh ở Nghệ Tĩnh đặc
biệt là phong trào cách mạng ở Thái Bình năm 1930 - 1931.
- Phương tiện, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh:
- Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh và những mẩu chuyện về các anh
hùng dân tộc, và sự kiện về cuộc khởi nghĩa của nơng dân Thái Bình trong những năm
1930 -1931.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu khái quát về ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam. (Kỹ thuật sơ đồ tư duy)
3. Giới thiệu bài
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách mạng
Việt Nam, thực dân Pháp thẳng tay bóc lột thuộc địa, mâu thuẫn giữa tồn thể dân tộc ta và
thực dân Pháp, phong kiến phản động ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là khi Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời đã trực tiếp lãnh đạo một phong trào cách mạng rộng lớn 1930 – 1931 mà
đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
*Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm
hiểu phần I.
- Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu thơng
tin (Kỹ thuật vấn đáp)
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, khái quát
- Tích hợp phần Lịch sử thế giới giai đoạn
1929 - 1933

I. VIÊT NAM TRONG THỜI KÌ
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ
GIỚI (1929-1933)

1. Tình hình thế giới: (1929 - 1933)
Thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng
kinh tế 1929 – 1933.

HS: Tích hợp cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới và hậu quả của nó.

GV: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 2. Tình hình Việt Nam
- 1933 đã tác động đến tình hình kinh tế, xã
hội Việt Nam như thế nào?
a. Kinh tế :
(Kỹ thuật vấn đáp- phản hồi nhanh)
+ Công, nông nghiệp suy sụp.
HS: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- + Xuất nhập khẩu đình đốn.
1933 ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

5


- Kinh tế phụ thuộc Pháp chính quốc...

+ Hàng hóa khan hiếm đắt đỏ.

+ Công, nông nghiệp bị suy sụp.
+ Xuất nhập khẩu đình đốn.
+ Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
GV: Bổ sung tư liệu
+ Lúa gạo bị sụt giá ghê gớm.
Năm 1929 giá một tạ gạo là 11 đồng.
Năm 1933 còn hơn 3 đồng.
+ Ruộng đất bỏ hoang càng nhiều: 370000 ha.
- Xã hội:
+ Nhân dân khốn khổ.

+ Công nhân thất nghiệp ngày càng đông,
+ Nông dân mất đất, bần cùng hóa.
+ Tiểu tư sản điêu đứng, các nghề thủ công sa

sút nặng nề....

+ Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng
bố cách mạng.
b. Xã hội:
+ Tất cả mọi giai cấp đều điêu đứng.
+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

6


GV: Vận dụng thơ ca thời kì này:
“Lỡ lầm vào đất cao su
Chẳng tù thì cũng như tù trung thân”...
Hoặc:
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo...”
(Theo: Trần Tử Bình, Phú Riềng đỏ.NXB Lao
động, Hà Nội 1971)
Vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn:
có áp bức, có đấu tranh.
HS: Nhận thức được quy luật của xã hội.
GV: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự
bùng nổ của phong trào cách mạng Việt Nam
1930 -1931?
(Kỹ thuật vấn đáp - phản hồi nhanh)
HS: Khái quát lại
- Kinh tế suy sụp
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
- Được Đảng Cộng sản trực tiếp lãnh đạo.

" Nhân dân đã vùng lên đấu tranh.

" Nhân dân ta đã quyết tâm đứng lên
giành quyền sống.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc tìm II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
hiểu phần II.
1930 - 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ
VIẾT NGHỆ TĨNH
GV yêu cầu học sinh đọc mục II và hỏi:
Em hãy trình bày phong trào cách mạng 1. Phong trào với quy mơ tồn quốc.
1930 - 1931 phát triển với quy mơ tồn quốc a. Phong trào công nhân:
(từ tháng 2/1930 – 1/5/1930)?
- 2/1930: 3.000 công nhân đồn điền
Giáo dục bảo vệ môi trường: Sử dụng bản đồ cao su Phú Riềng bãi công.
xác định và tường thuật theo lược đồ 32 sách - 4/1930: 4.000 công nhân dệt Nam
giáo khoa về phong trào công nhân trong Định bãi công.
những năm 1930 -1931.
- Tiếp đó là cơng nhân nhà máy
Diêm, cưa Bến Thủy, hãng dầu Nhà
Bè,...đấu tranh.
GV: Qua quan sát lược đồ (phong trào cách - Họ đòi tăng lương. giảm giờ làm,
mạng Việt Nam) em có nhận xét gì về phong chống đánh đập cúp phạt.
trào cách mạng 1930 -1931.
HS: Quan sát và nhận xét
- Phong trào phát triển mạnh mẽ khắp toàn
quốc
7



GV: Vận dụng kiến thức lịch sử địa phương
Thái Bình về phong trào nơng dân 1930 1931 tại Thái Bình. Qua đó giáo dục truyền
thống cách mạng của quê hương.
Tại Thái Bình, nơng dân 2 huyện Dun Hà
và Tiên Hưng biểu tình địi bỏ sưu, giảm
thuế, địi trả tự do cho những người bị bắt.
b. Phong trào nông dân:
- Nông dân Thái Bình, Hà Nam,
Nghệ Tĩnh đấu tranh địi giảm sưu
thuế, chia lại ruộng công.

HS: Theo dõi đoạn vi deo bài hát “Nghe
tiếng trống quê hương” của nhạc sĩ Thái
Cơ.
? Em cảm nhận như thế nào về tinh thần đấu
tranh của nhân dân Thái Bình?
HS: Cảm nhận
GV: Giáo dục tinh thần yêu nước của nhân
dân tỉnh ta.
HS: Nhận thức được tinh thần cách mạng
yêu nước của nhân dân quê hương mình.
GV giới thiệu: Phong trào cách mạng 1930
-1931 phát triển khắp tồn quốc, đỉnh cao ở
Nghệ Tĩnh
GV: Vì sao phong trào cách mạng diễn ra
mạnh nhất ở Nghệ Tĩnh?
HS: Giải thích
(Kỹ thuật vấn đáp- phản hồi nhanh)
HS: Kết hợp với kiến thức địa lí để trình bày
về vị trí địa lí của vùng đất Nghệ An - Hà Tĩnh


8


GV: Giới thiệu đoạn video miêu tả về phong
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
(Kĩ thuật phân tích vi deo)
HS: Theo dõi và phân tích
GV: Tại sao nói Xơ viết Nghệ Tĩnh là chính
quyền kiểu mới?
HS: Giải thích
+ Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính
quyền ở 1 số huyện ở Nghệ Tĩnh.
+ Đó thực sự là chính quyền kiểu mới.
Tích hợp phần Lịch sử thế giới về cơng xã
c. Phong trào kỉ niệm 1/5/1930.
Pa ri và Xô viết của Liên Xơ giai đoạn 1922
-1933 trong xây dựng chính quyền Xơ viết - - Phong trào lan rộng khắp tồn quốc.
- Phong trào đã xuất hiện truyền đơn,
nhà nước kiểu mới.
cờ Đảng.
- Hình thức: mít tinh, biểu tình tuần
hành ở các thành phố lớn: Hà Nội,
Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn …
2. Phong trào ở Nghệ Tĩnh.
a. Diễn biến:
GV: Liên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Tháng 9/1930, cuộc đấu tranh diễn
ra quyết liệt


Giáo dục tinh thần đấu tranh giai cấp - Hình thức: tuần hành thị uy, biểu
chống đế quốc phong kiến.
tình có vũ trang tự vệ tấn cơng chính
HS: Nhận thức vai trị to lớn của nơng dân quyền địch.
Việt Nam nói chung và nơng dân Thái Bình - Chính quyền địch nhiều huyện, xã
nói riêng.
bị tê liệt, tan rã.

GV: Trước sự lớn mạnh của Xô viết Nghệ - Chính quyền Xơ viết ra đời.
Tĩnh thực dân Pháp đã làm gì?
* Xơ viết Nghệ Tĩnh là chính quyền
HS: Trả lời
kiểu mới:
GV: Bổ sung tư liệu bằng hình ảnh
- Chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn
HS: Quan sát và nhận xét về những tội ác của phản cách mạng, thực hiện các quyền
Pháp.
tự do dân chủ.
GV: Liên hệ, giáo dục lí tưởng sống của - Kinh tế: Xóa bỏ các loại thuế, chia
tuổi trẻ Việt Nam qua những tấm gương hy lại ruộng đất cho nông dân, giảm tô,
sinh của các anh hùng như Bùi Hữu Diên, Lê xóa nợ.
Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần - Văn hóa – xã hội:
Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Lí Tự Trọng...
+ Khuyến khích học chữ quốc ngữ.
GV: Phong trào Xơ viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa
+ Bài trừ các hủ tục phong kiến…
9



lịch sử như thế nào?
(Kỹ thuật vấn đáp- phản hồi nhanh)
HS: Đánh giá
GV giảng thêm:
- Nhận định về Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hồ Chí
Minh đã viết:“Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt
phong trào trong biển máu, nhưng Xô Viết
Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và
năng lực cách mạng của nhân dân lao động
Việt Nam...”

- Quân sự: Mỗi làng có 1 đội tự vệ
vũ trang để chống bọn trộm cướp, giữ
trật tự an ninh xóm làng.
b. Kết quả
- Thực dân Pháp đã tiến hành khủng
bố cực kì tàn bạo.
- Phong trào tạm lắng.
c. Ý nghĩa lịch sử:
- Chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên
cường, oanh liệt và khả năng cách
mạng to lớn của quần chúng.
- Đây là lần tập dượt đầu tiên cho
cách mạng tháng Tám năm 1945.

Hoạt động 3: Củng cố (Kĩ thuật thực hành)
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy với
chủ đề “Phong trào cách mạng trong những
năm 1930 -1935”
HS: Vẽ sơ đồ

Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà
Câu 1: Hãy sưu tầm những mẩu chuyện về các
anh hùng dân tộc thời kì chống Pháp và viết một
đoạn văn ngắn nói về những suy nghĩa của em
về những tấm gương hi sinh đó?
Câu 2: Hãy sưu tầm những đóng góp của địa
phương Hưng Hà - Thái Bình trong thời kì
1930 - 1931?
H: Qua bài học, là một công dân của tỉnh nhà,
em thấy mình cần phải có trách nhiệm như
thế nào đối với những đóng góp của cha ơng
ngay trên q hương mình.
Hs trả lời – Hs nhận xét
Gv nhận xét chốt ý
Qua đó, GV giúp HS rèn luyện kỹ năng tự
đánh giá...
Kết thúc tiết học sinh xem video bài hát
“Nghe tiếng trống quê hương” của nhạc sĩ
Thái Cơ để cảm nhận tinh thần đấu tranh
anh dũng của nhân dân Thái Bình trong
những năm 1930 -1931.
10


KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ
Phiếu kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Câu 1: Trong chủ đề trên đã được tích hợp với những mơn học nào?
A. Mơn Ngữ văn
B. Mơn Địa lí

C. Mơn Âm nhạc
D. Mơn Giáo dục công dân
E. Tất cả những nội dung trên
Câu 2; Em hãy vẽ sơ đồ biểu thị quá trình phát triển của phong trào cách mạng 1930
-1931?
HS: Vẽ sơ đồ biểu thị
GV: Giới thiệu sơ đồ mẫu:

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
*Sau khi kết thúc buổi học, tôi thấy 100% học sinh tham dự đã nắm bắt được
những kiến thức cơ bản về phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931. Biết trình
bày ý tưởng của mình về các biện pháp khắc phục, hạn chế trong cách ứng xử chưa
hợp lí của tình huống được đặt ra trong các câu hỏi. Từ đó học sinh đã liên hệ được nội
dung, ý nghĩa bài học với tình hình thực tế ở gia đình, ở địa phương và xã hội hiện
nay.
*Kết quả đạt được như sau:
Số TT

Số lượng học sinh đạt điểm

Số điểm

cùng mức điểm trong buổi học

đạt được

1

04 học sinh


10 điểm

2

06 học sinh

09 điểm

3

03 học sinh

08 điểm

4

05 học sinh

07 điểm

5

02 học sinh

06 điểm

Cộng

20 học sinh


100% TB
11


Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn
vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với
học sinh.
Cụ thể là dự án của chúng tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Lịch sử lớp
9, học kỳ II năm học 2015-2016 đã đạt được kết quả rất khả quan.
Xin trích dẫn như sau :
Loại

Lớp 9A

Lớp 9B

Cộng

Giỏi

02/38

01/38

03/76

Khá

17/38


13/38

30/76

TB

17/38

17/38

34/76

Yếu

01/38

05/38

06/76

Chúng tơi sẽ thực hiện tiếp dự án này vào năm học 2016 – 2017 đối với học
sinh lớp 9 và sẽ nghiên cứu tiếp các dự án đối với những môn học khác. Giúp các em
học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học
lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện
những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức
của các môn học khác để dạy bộ mơn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn
8. Các sản phẩm của học sinh:

Học sinh Trường THCS Tân Tiến tham gia dự án dạy học tích hợp môn Lịch sử 9


Học sinh vẽ sơ đồ tư duy cho bài học
12


- Học sinh phỏng vấn và điền thông tin vào phiếu.
- Học sinh hoàn thành bài báo cáo kết quả bài nghiên cứu.
- Học sinh thiết kế áp phích minh họa cho bài báo cáo.
Trên đây là dự án thử nghiệm của tơi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các
q thầy, cơ giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để tơi hồn thiện hơn dự án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Tân Tiến, ngày 25 tháng 11 năm 2016
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN

Vũ Thị Thảo

13



×