Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn qua một tiết đọc hiểu văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.5 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
TRONG TIẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
MỤC LỤC
I.. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ………………………………………………………………2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………………………..2
2.1. Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học
theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………2
2.2. Những năng lực nào của học sinh cần được phát huy trong giờ học?.........................3
2.3. Những chuẩn bị cho một tiết học theo định hướng phát triển năng lực học sinh…….3
2.4. Giáo án đổi mới phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh……………………………………………..5
III. KẾT LUẬN………………………………………………………………………….24


I.. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống nên dạy học Ngữ Văn chính là định
hướng cho người học có một cách nhìn đúng đắn, toàn diện về cuộc sống. Tuy nhiên, xã
hội ngày càng phát triển, cái tôi cá nhân, năng lực của mỗi người khi tiếp nhận một tác
phẩm văn học cũng thay đổi, phát triển. Người học đôi khi không đồng tình với những
quan điểm đã xưa cũ về một tác phẩm văn học mà có một cái nhìn mới của người hiện đại.
Người học cũng không nhất thiết phải chép lại nguyên văn bài giảng của thầy cô, trung
thành với bài giảng ấy mà chỉ cần thầy cô định hướng cách tiếp cận để tự mình khám phá
thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Trong thời đại công nghệ thông tin, những bài viết về
một tác phẩm văn học xuất hiện rất nhiều và có thể tìm kiếm dễ dàng trên các trang web,
sách, báo... Bời vậy, điều người học cần nhất có lẽ là sự định hướng của thầy cô trong cách
tiếp cận, để có thể chủ động lĩnh hội tác phẩm, chủ động lựa chọn một hướng đi phù hợp
vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong tiết đọc hiểu văn bản đã trở thành một nhu cầu
thiết yếu của việc dạy học Ngữ Văn thời đại mới. Với chuyên đề này, chúng tôi mong muốn
mang đến một phương pháp dạy học mới, không áp đặt, đưa sẵn kiến thức mà chỉ gợi dẫn


để học sinh chủ động tìm hiểu văn bản, chủ động lĩnh hội tác phẩm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh?
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, không ít thầy cô vẫn quen lối dạy đọc chép, cung
cấp kiến thức sẵn có cho học sinh, dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có
tính phân hóa, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng học sinh. Lối dạy học xưa
cũ này dẫn đến hiện tượng học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, phụ thuộc vào
thầy cô, không biết cách xử lý khi gặp một vấn đề mới, một tác phẩm mới. Giờ học trở nên
nhàm chán khi học sinh chỉ biết ngồi nghe và ghi chép lời giảng của thầy cô. Dạy học


không có sự phân hóa nhiệm vụ theo từng đối tượng khiến học sinh hoặc quá khó tiếp
nhận, hoặc chán nản.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là lấy
học sinh làm trung tâm, mục đích của giờ học không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn là
phát huy năng lực học sinh, giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình, chủ động lĩnh
hội kiến thức. Khi đó, thầy cô là người định hướng, dẫn dắt, giúp học sinh có được phương
pháp tiếp cận tốt nhất, hiệu quả nhất chứ không phải là người đọc cho học sinh ghi chép
kiến thức. Phương pháp dạy học này sẽ khiến học sinh phải vận động trí não nhiều hơn,
giờ học sẽ không nhàm chán, học sinh hứng thú với bài học. Đổi mới phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn là dạy học có tính phân hóa. Trong một
lớp, mỗi học sinh sẽ có sự khác nhau về năng lực, trình độ, khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến
thức. Giáo viên cần phân nhóm để có những phương pháp khác nhau với từng đối tượng
khác nhau. Việc làm này sẽ phát huy tối đa năng lực của học sinh, khiến giờ học hiệu quả,
không quá cao với học sinh này hay quá thấp với học sinh kia.
2.2. Những năng lực nào của học sinh cần được phát huy trong giờ học?
Mỗi học sinh đều có năng lực nhất định trong việc kiếm tìm và lĩnh hội tri thức. Xã
hội ngày càng phát triển thì năng lực của học sinh cũng phát triển theo. Trong một giờ
học, không nhất thiết phải phát huy toàn bộ các năng lực mà hướng tới phát huy tối đa

những năng lực có thể của học sinh. Những năng lực cần được phát huy ở học sinh gồm:
Năng lực đọc hiểu văn bản; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng
lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mĩ;
năng lực hợp tác, làm việc nhóm; năng lực tự quản bản thân; năng lực sáng tạo; năng lực
thuyết trình; năng lực mở rộng, liên hệ, so sánh… Trong mỗi giờ học cụ thể, giáo viên cần
xác định những năng lực cần được phát huy ở học sinh để xây dựng giờ học hiệu quả.
2.3. Những chuẩn bị cho một tiết học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.


Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi
sự chuẩn bị rất kĩ càng, bài bản của cả giáo viên lẫn học sinh. Nếu thầy và trò cùng chuẩn
bị một cách cẩn thận, có chất lượng theo đúng dự kiến thì chắc chắn thành công của giờ
học đó sẽ đến gần hơn.
2.3.1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng mà
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Phần mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định được
các năng lực cần hình thành cho học sinh sau tiết học.
- Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ, sâu rộng
nội dung bài học, lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp với mục tiêu bài học đã đề ra về kiến
thức, kĩ năng, thái độ, năng lực cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh.
- Xác định được phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh. Giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học
sinh, phân nhóm học sinh để có phương pháp phù hợp. Đối với mỗi phân môn Ngữ Văn,
thấm chí mỗi bài dạy chỉ tích ứng với một số phương pháp, kĩ thuật dạy học nhất định nên
giáo viên phải căn cứ vào đối tượng học sinh và nội dung bài học để có lựa chọn phù hợp.
- Chuẩn bị các phương tiện dạy học. Ngoài việc nhắc nhở học sinh chuẩn bị sách giáo
khoa, các đồ dùng dạy học tối thiểu, giáo viên cần chuẩn bị máy chiếu, máy tính, bảng phụ,
bút mực viết bảng, phiếu học tập, tranh ảnh..., bố trí không gian lớp học cho phù hợp với
kĩ thuật dạy học đã lựa chọn.

- Thiết kế giáo án. Đây là một bước rất quan trọng. Giáo án cần thể hiện được giáo viên đã
sử dụng các phương pháp, kĩ thuậ dạy học tích cực nào và hình thành được ở học sinh
những năng lực gì.
- Giáo viên giao việc và kiểm tra công tác chuẩn bị của học sinh. Dựa vào nội dung bài học
và phương pháp, kĩ thuật dạy học đã lựa chọn, giáo viên giáo việc cho tập thể lớp, cho


nhóm học sinh, cá nhân học sinh một cách phù hợp. Giáo viên cũng cần lưu ý việc kiểm tra
tiến độ chuẩn bị và chất lượng công việc của các em. Sự chuẩn bị tốt của học sinh là yếu tố
quyết định sự thành công của giờ học.
2.3.2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc, tìm tài liệu liên quan.
- Thực hiện công việc giáo viên yêu cầu.
2.4. Giáo án đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.

NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
A.

Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh hiểu:
-

Kiến thức:
+ Cảm nhận được nỗi đau đớn, sự bẽ bàng, tủi hổ của Thúy Kiều trong kiếp sống lầu
xanh.
+ Thấy được tấm lòng đồng cảm, sự thấu hiểu của Nguyễn Du (tâm) cũng như tài


B.
C.
D.
-

nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật (tài).
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ trung đại.
Giáo dục: Tình yêu thương, đồng cảm với con người.
Chuẩn bị
GV: Soạn giáo án và đọc tài liệu tham khảo.
HS: Chuẩn bị bài theo phiếu học tập.
Phương pháp
Thảo luận nhóm
Gợi mở, thuyết trình.
Các năng lực hình thành
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực tự học.


E.
1.
2.

A.
B.
C.
D.

Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mĩ.

Năng lực hợp tác.
Năng lực tự quản bản thân
Năng lực sáng tạo.
Tiến trình lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ (3p)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dòng nào sau đây khái quát không đúng về giá trị tư tưởng của
“Truyện Kiều”?
Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người.
Truyện Kiều là lời tố cáo đanh thép các thế lực bạo tàn chà đạp con người.
Truyện Kiều là lời than về sự bạc bẽo của cuộc đời.
Câu 2. Gọi “Truyện Kiều” là “một bách khoa toàn thư của muôn vàn tâm

A.
B.
C.
D.

trạng” là một cách nói nhằm nhấn mạnh:
Truyện Kiều thiếu sự kiện căng thẳng, gây cấn, hấp dẫn.
Truyện Kiều chỉ là một tập thơ trữ tình.
Truyện Kiều đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Truyện Kiều đã trở thành một tập sách khoa học về tâm lí.

3.

Bài mới. (2p)


Lời vào bài: Đối với nhiều người dân Việt Nam, “Truyện Kiều” được xem như
cuốn sách gối đầu giường. Tuy nhiên, đương thời và nhiều thập kỉ sau, không
phải người đọc nào cũng đồng cảm, thương xót nàng Kiều, nhất là đoạn đời
nàng phải làm kĩ nữ. Nguyễn Công Trứ từng lên án: Đoạn trường cho kiếp tà
dâm”. Tản Đà cũng viết: “Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng / Nửa đám ma chồng,
nửa tiệc quan”. Đặc sắc và đáng khâm phục ở thiên tài và tầm lòng của Nguyễn
Du là ông đã lấy nhân vật kĩ nữ làm nhân vật trung tâm cho tác phẩm của mình,
hơn thế, ông còn đồng cảm, ngợi ca nàng Kiều như một đóa sen “gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn”. Trong những ngày buộc phải ê chề tiếp khách theo
lệnh mụ Tú Bà, tâm trạng của nàng ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua đoạn
trích “Nỗi thương mình”.
Kĩ thuật Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

Định



PPDH
-Sử dụng
câu hỏi
-Sử dụng
sơ đồ tư
duy
-Diễn
giảng
-Đàm
thoại


-Đọc
diễn cảm
Đàm
thoại
Sử
dụng câu
hỏi trắc
nghiệm
Diễn
giảng

Gv yêu cầu HS trình bày sơ đồ tư
duy về vị trí của đoạn trích.
-Đoạn trích “Nỗi thương mình”
nằm ở vị trí nào trong tác phẩm
“Truyện Kiều”? Hãy tóm tắt
những sự kiện, chi tiết chính
trước khi đến đoạn trích?
HS trả lời
GV chốt: Cuộc tình Kim-Kiều vừa
chớm nở đã phải lìa tan vì cơn gia
biến. Kiều phải bán mình chuộc cha
còn duyên trao lại cho em. Những
tưởng bán thân làm vợ lẽ cho Mã
Giám Sinh, ngờ đâu Kiều lại bị lừa
đưa vào lầu xanh. Nàng quyên sinh
để giữ gìn nhân phẩm nhưng không
thành, tiếp tục bị mụ chủ chứa già
đời Tú Bà và tên lừa đảo chuyên
nghiệp Sở Khanh lừa gạt, ép phải

tiếp khách làng chơi. Cuộc sống ô
nhục khiến nàng đau đớn, chua xót.
-GV mời 1 HS đọc đoạn trích. GV đọc
lại 1 lần.
-GV đặt câu hỏi trắc nghiệm để HS
cảm nhận về âm điệu và chủ đề của
đoạn trích.
Dòng nào nhận xét đúng về âm
điệu của đoạn trích “Nỗi thương
minh”?
A.. Vui tươi, rộn ràng.
B. Nhẹ nhàng, tha thiết.
C. Da diết, khắc khoải, sâu lắng.
D. Hào sảng, khoan thai, dõng dạc
Chủ đề của đoạn trích “Nỗi
thương mình” là gì?
A.. Cảnh sống và tâm trạng, thái độ
của Thúy Kiều khi ở lầu xanh.
B. Cảnh sống tiếp khách rộn ràng
của Kiều khi ở lầu xanh.
C. Nỗi tủi nhục của Thúy Kiều khi ở

hướng
năng lực
I.. Tiểu dẫn (5p)
-Năng lực
* Vị trí đoạn trích
tự học.
- Từ câu 1229 đến 1248
-Năng lực

* Sơ lược chi tiết dẫn sử dụng
đến đoạn trích. (sơ đồ công
tư duy)
nghệ
thông tin
và truyền
thông.
-Năng lực
giải quyết
vấn đề

II. Đọc hiểu (70p)
*. Đọc và cảm nhận
chung (10p)
- Âm điệu chung: Da diết,
khắc khoải, sâu lắng.
- Chủ đề: Cảnh sống và
tâm trạng, thái độ của
Thúy kiều khi ở lầu xanh.
- Kết cấu: 2 phần
+ 10 Câu thơ đầu: Cảnh
sống và tâm trạng của
Thúy Kiều khi ở lầu xanh.
+ Phần còn lại: Thái độ
của Thúy Kiều trước cảnh
sắc và thú vui chốn lầu
xanh.

-Năng lực
thưởng

thức văn
chương,
cảm thụ
thẩm mĩ.


lầu xanh.
D. Nỗi nhớ chàng Kim khi ở lầu
xanh.
Từ việc tìm hiểu chủ đề, em nhận
thấy kết cấu của đoạn trích như
thế nào?
- Thảo Dẫn dắt: Thời trung đại, “lầu xanh”
luận
là một cụm từ chỉ nơi ăn chơi,
nhóm
hưởng lạc của những khách làng
Đàm chơi. Cuộc sống ở đó ra sao và Thúy
thoại
Kiều – một tiểu thư khuê các lạc
(hỏigiữa chốn thanh lâu ấy có tâm
đáp)
trạng thế nào, ta cùng tìm hiểu qua
Diễn 10 câu thơ đầu của đoạn trích.
giảng
Bài tập làm việc nhóm (5p)
- Diễn biến tâm trạng của Thúy
Kiều trước cảnh sống ở lầu xanh
như thế nào? Được thể hiện qua
những từ ngữ, hình ảnh và biện

pháp tu từ gì?
- Diễn biến tâm trạng của Thúy
Kiều cho em cảm nhận gì về
nhân phẩm nàng Kiều, về tấm
lòng và tài năng của Nguyễn Du?
- Trong 6 câu thơ trên, em đặc
biệt ấn tượng, cảm xúc với câu
thơ nào? Vì sao?
HS thuyết trình (3p)
HS thảo luận (10p)
Sau khi các nhóm trình bày sản
phẩm và nhận xét, trao đổi, tranh
luận, GV chốt lại những nét chính.
(19p)
Cảnh sống của Thúy Kiều ở lầu
xanh được diễn tả trong 4 câu thơ
đầu, qua những từ ngữ và hình ảnh
đặc sắc.
-. Hình ảnh: Bướm lả ong lơi. “Ong
bướm” là một hình ảnh ẩn dụ, chỉ
những khách làng chơi thường lui
tới chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã
rất sáng tạo khi sử dụng lối tách từ,

1.. 10 câu thơ đầu:
Cảnh sống và tâm trạng
của Thúy Kiều khi ở lầu
xanh. (40p)

-Năng lực

giải quyết
vấn đề
-Năng lực
sáng tạo
-Năng lực
hợp tác
-Năng lực
tự quản
bản thân.
-Năng lực
giao tiếp
Tiếng
Việt.
-Năng lực
thưởng
thức văn
chương/
cảm thụ
a.. Cảnh sống của Kiều thẩm mĩ.
ở lầu xanh.
- Hình ảnh: Bướm lả ong
lơi. Nghệ thuật ẩn dụ
“ong bướm” cùng với lối
tách từ, nhấn mạnh từ láy
“lả lơi”, cho thấy sự suồng
sã, đùa cợt của khách
làng chơi.
- Động từ: (cuộc)say,
(trận)cười, đưa, tìm
- Trạng từ chỉ thời gian:

Đầy tháng, suốt đêm,
sớm, tối
Cảnh đưa đón khách
làng chơi, cảnh sống lả
lơi, trăng gió diễn ra triền


tạo thành cụm từ đan chéo “bướm
lả ong lơi”, khiến câu thơ như kéo
dài thêm 1 nhịp, nhấn mạnh một sự
việc lặp đi lặp lại, thường xuyên ở
thanh lâu là tiếp khách, đùa vui với
khách.Từ láy “lả lơi” được tách ra
càng nhấn mạnh sự đùa cợt, suồng
sã của những kẻ có tiền lui tới nơi
đây.
- Lời thơ liên tiếp sử dụng các động
từ như “say, cười, đưa, tìm”, trong
đó, từ “say, cười” được danh từ hóa
“cuộc say, trận cười”, kết hợp với
những trạng từ chỉ thời gian “đầy
tháng, suốt đêm, sớm, tối” miêu tả
cuộc sống rộn ràng, nhộn nhịp ở lầu
xanh. Những từ ngữ gợi hình, gợi
cảm như “biết bao, dập dìu” càng
nhấn mạnh sự tấp nập, rộn ràng ấy.
Những cuộc vui diễn ra thâu đêm,
suốt sáng, liên tiếp không ngừng
nghỉ. Thúy Kiều buộc mình phải
đắm chìm trong những cuộc rượu

triền miên, là một thứ đồ chơi mua
vui cho những khách phong lưu.
- Điển tích lá gió cành chim, Tống
Ngọc, Trường Khanh tăng thêm
tính chất ước lệ cho lời thơ, chỉ
những khách phong lưu sang trọng.
Bút pháp ước lệ là bút pháp chung
mà ND đã sử dụng để thể hiện cuộc
sống của Thúy Kiều trong nhà chứa
của mụ Tú Bà. Nghệ thuật ước lệ
một mặt giúp người đọc có thể hình
dung ra không khí tấp nập, lả lơi,
trăng gió của cuộc sống trong nhà
chứa, mặt khác vẫn giữ được vẻ
thanh nhã cho lời thơ, phần nào
bảo toàn vẻ đẹp của nàng Kiều dù
phải sống trong cảnh ngộ éo le, nhơ
nhớp nhất trong cơn biến cố hãi
hùng của cuộc đời. Sự ước lệ của

miên, bất tận, không có
điểm dừng. Cuộc sống ở
lầu xanh là một vòng
xoáy của những cuộc
chơi, những cơn say, trận
cười.
- Từ ngữ gợi hình, gợi
cảm: biết bao, dập dìu
->càng nhấn mạnh không
khí rộn ràng, tấp nập,

đông vui.
Cuộc sống rộn ràng,
nhộn nhịp, những cuộc
vui liên tiếp, không
ngừng.
- Điển tích: Tống Ngọc,
Trường Khanh chỉ những
khách phong lưu, sang
trọng.
- Bút pháp ước lệ:
+Vừa miêu tả cuộc sống
tấp nập, lả lơi ở lầu xanh
+ vừa giữ được vẻ thanh
nhã cho lời thơ, bảo toàn
vẻ đẹp nàng Kiều
+Thái độ cảm thông, trân
trọng của Nguyễn Du.
- Nghệ thuật đối + nhịp
thơ 2/2/2; 4/4 tạo nên sự
đăng đối nhịp nhàng
Cảnh sống lả lơi diễn ra
đều đặn.
=> Cảnh sống ở lầu xanh:
Tấp nập, rộn ràng nhưng
đầy ô nhục. Kiều sống
kiếp thanh lâu là một sự
đày ải nhục nhã.


ngôn ngữ miêu tả còn thể hiện thái

độ trân trọng, cảm thông của nhà
thơ dành cho nhân vật của mình.
Phải chăng Nguyễn Du không nỡ
gọi tên một cách cụ thể cuộc sống
đày đọa thân xác và nhân phẩm mà
Kiều đang phải chịu đựng?.
- 4 câu thơ đăng đối, nhịp nhàng,
nghệ thuật đối được sử dụng trong
các câu thơ: (bướm lả/ong lơi; cuộc
say đầy tháng / trận cười suốt đêm;
lá gió / cành chim; sớm đưa Tống
Ngọc / tối tìm Trường Khanh), nhịp
thơ 2/2/2/ và 4/4 gợi cảnh sống
diễn ra một cách đều đặn nhịp
nhàng như nó vốn có.
Chỉ 4 câu thơ nhưng bằng những
hình ảnh giàu sức gợi, ND đã cho
người đọc thấy được cuộc sống rộn
ràng, tấp nập mà ô nhục ở chốn
thanh lâu. Đối với Kiều, cuộc sống
nhộn nhịp ấy thực là 1 sự đày ải.
Nói như Nguyễn Tuân, “ông Trời
nhiều khi chơi ác, đem đày ải
những cái thuần khiết vào giữa
đống cặn bã”.
Cuộc sống xô bồ, suồng sã như một
cơn lốc xoáy cuốn phăng và vùi dập
đời Kiều, nàng chỉ có thể suy ngẫm
về mình “khi tỉnh rượu, lúc tàn
canh”. Đó là khi nửa đêm về sáng,

nàng không bị đắm chìm trong
những “trận cười” thâu đêm,
những “cuộc say” triền miên, trạng
thái tinh thần đã có sự chuyển đổi
từ say đến tỉnh, từ vô thức đến ý
thức. Kết cấu khi..lúc cùng với nhịp
thơ 3/3 cho thấy dường như Kiều
đang đếm từng khoảng thời gian
yên tĩnh hiếm hoi của đời mình
giữa một nơi xô bồ, ô nhục. Khi
được sống thật với lòng mình, nàng

b. Tâm trạng của Kiều
trước cảnh sống ở lầu
xanh.
* Hoàn cảnh bộc lộ tâm
trạng: Khi tỉnh rượu, lúc
tàn canh.
+ Tỉnh rượu: trạng thái
tinh thần có sự chuyển
đổi từ say ->tỉnh, từ vô
thức -> ý thức.
+ Tàn canh: Nửa đêm về
sáng
Đây là thời khắc hiếm hoi
trong cuộc sống xô bồ
Kiều được sống thật là
mình, nhìn lại chính mình.



giật mình, bàng hoàng nhận ra
cảnh ngộ thực tại, một tiểu thư
khuê các giờ lại là một kĩ nữ lầu
xanh. Giật mình ko chỉ là hành
động bên ngoài của nhân vật khi có
một sự tác động đột ngột nào đó
của môi trường bên ngoài. Đó là
cái giật mình từ cảm xúc bên trong
mà nếu ko có thì Kiều cũng giống
như tất cả các kĩ nữ khác trong
thanh lâu của Tú bà. Kiều giật mình
vì nhận ra sự tàn phá thảm hại về
thể xác và phẩm cách của mình ở
chốn lầu xanh, sự cô đơn lẻ loi của
mình và sự yếu đuối bất lực của
mình trước bao nhiêu sự xấu xa,
cạm bẫy đang bủa vây mình mà ko
thể chống đỡ. -Nàng tự thấy tủi hổ,
bẽ bàng, thương thân, xót phận.
Nhịp thơ 2/4/2 cùng với điệp từ
“mình” được nhắc lại 3 lần trong 1
câu thơ gợi cảm giác nặng nề, chua
xót. Câu thơ như 1 tiếng nấc đan
xen tiếng thở dài, khắc sâu nỗi tủi
hờn, đau đớn của một con người
luôn biết ý thức về nhân phẩm. Như
một lẽ tự nhiên, Kiều nhớ lại những
năm tháng êm đềm đã qua. Khi xưa,
nàng sống trong “phong gấm rủ là”,
đâu biết đến những sóng gió cuộc

đời. Vậy mà, giờ đây, nàng tựa như
1 cánh hoa bị dòng đời vùi dập tan
tác, gương mặt như dày dạn gió
sương, tấm thân ê chề, đã bướm
chán ong chường. Điệp từ “sao”
được nhắc lại liên tiếp ở đầu 4 câu
thơ khiến mỗi câu thơ cất lên như
một câu hỏi đay nghiến, xót xa.
Hình ảnh so sánh “tan tác như hoa
giữa đường” và cụm từ đan chéo
“dày gió dạn sương”, “bướm chán
ong chường” khắc sâu sự đối lập

* Tâm trạng
- Giật mình, bàng hoàng
khi nhìn về thực tại, một
tiểu thư khuê các nay là
một kĩ nữ lầu xanh.
- Thương thân, xót phận,
tủi hổ, bẽ bàng. Điệp từ
“mình” được nhắc lại 3
lần khắc sâu nỗi tủi hờn,
đau đớn của 1 con người
luôn ý thức về nhân
phẩm.
- Nhớ lại mà tiếc nuối quá
khứ êm đẹp đã qua để rồi
càng thêm xót xa cho
hiện tại phũ phàng.
+ Nghệ thuật đối lập và so

sánh “tan tác như hoa
giữa đường”, những cụm
từ đan chéo nhấn mạnh
thực tại éo le, bất hạnh.
+ Điệp từ “sao” và những
câu hỏi tu từ cất lên đầy
đay nghiến, chua xót cho
1 kiếp người bạc mệnh.
+ Nhịp thơ nhanh, gấp
gáp như những lớp sóng
lòng triền miên, nhức
nhối.
* Kiều xót xa thân phận
bởi nàng luôn biết tự ý
thức về giá trị nhân
phẩm, không buông mình
theo dòng chảy xô bồ,
suồng sã chốn thanh lâu.
 Nguyễn Du thấu hiểu
cảnh ngộ và đồng cảm với
những tâm trạng của
nàng, diễn tả những tâm
sự ấy một cách tinh tế.
Nguyễn Du trân trọng
phẩm giá nàng Kiều ngay


nghit ngó trong i Kiu. Quỏ kh c khi nng b y vo
yờn m bao nhiờu thỡ hin ti li hon cnh ụ nhc nht.
ph phng by nhiờu. Dĩ vãng chỉ đợc gợi lên qua một câu còn hiện tại

đợc nhắc đến liên tiếp trong nhiều
câu. Kiều vừa nhớ lại những tháng
năm hạnh phúc thì hiện tại khốc liệt
đã ập đến, nghiền nát quá khứ tơi
đẹp. Hoàn cảnh sống đổi thay đã làm
thay đổi giá trị con ngời. Kiều từ một
tiểu th khuê các đợc đề cao trân trọng
bị đẩy vào cuộc đời ô nhục, bị giày
xéo không chút xót thơng. Kiều ngơ
ngác đến tội nghiệp, đau xót đến
quặn lòng khi nhìn lại cuộc sống của
mình. Nhp th nhanh, gp gỏp, dn
dp nh nhng lp súng cn trin
miờn, khụng dt, nhc nhi trong
trỏi tim Kiu. Rõ ràng trớc cuộc
sống ở chốn lầu xanh nàng đã không
buông mình theo dòng chảy mà vẫn
luôn ý thức về nhân phẩm. Đó là nét
đẹp phẩm chất đáng trân trọng ở nàng.
Nguyễn Du đã rất thấu hiểu cảnh ngộ
của Kiều, đồng cảm với những xót xa,
tủi hờn thân phận của nàng và thể hiện
những tâm trạng ấy một cách tinh tế.
Nguyễn Du quả thực là một tấm lòng
hiểu đời, hiểu ngời.
Cõu hi cng c (3p)
Cõu 1: Dũng no nhn xột ỳng
nht v cnh sng ca Thỳy Kiu
lu xanh?
A. ụng vui, nhn nhp.

B. Tp np, rn rng.
C. Nhn nhip, xụ b, ụ nhc.
D. Lng l, bỡnh yờn.
Cõu 2. Tõm trng ca Thỳy Kiu
khi sng lu xanh nh th no?
A. Vui v, hũa ng vi cuc sng
lu xanh.
B. Xút xa, ti nhc, thng thõn
xút phn khi phi sng lu


xanh.
C. Căm giận, uất ức khi phải
sống ở lầu xanh.
D. Tự hào, sung sướng khi sống ở
lầu xanh.
Câu 3.Câu thơ nào sau đây phù
hợp để nói về nhân phẩm nàng
Kiều khi sống ở lầu xanh?
A. Gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn.
B. Đoạn trường cho đáng kiếp tà
dâm.
C. Sống làm vợ khắp người ta
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng.
-Thảo
Trong phần còn lại của đoạn trích,
luận
Nguyễn Du thêm 1 lần khẳng định

nhóm
phẩm chất của nàng Kiều qua
Đàm những thái độ, tâm trạng của nàng
thoại
trước cảnh sắc, thú vui chốn lầu
(hỏixanh.
đáp)
GV đọc lại 1 lần 10 câu thơ cuối.
Diễn Bài tập nhóm (5p)
giảng.
- Cảnh sắc và thú vui ở lầu xanh
có đặc điểm gì? Thể hiện qua từ
ngữ và hình ảnh nghệ thuật
nào?
- Trước cảnh sắc, thú vui ấy, thái
độ, tâm trạng của Kiều như thế
nào? Được thể hiện qua những
từ ngữ., hình ảnh, biện pháp
nghệ thuật nào?
- Câu thơ “Vui là vui gượng kẻo
là / Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Qua thái độ, tâm trạng của
Kiều, em có nhận xét gì về vẻ đẹp
nhân phẩm của nàng Kiều và
tấm lòng, tài năng của Nguyễn
Du?
HS thuyết trình (3p’)
HS thảo luận (7p’)


2. 10 câu thơ cuối: Thái
độ, tâm trạng của Thúy
Kiều trước cảnh sắc và
thú vui chốn lầu xanh
(30p)

a.Cảnh sắc và thú vui ở
lầu xanh.

-Năng lực
giải quyết
vấn đề
-Năng lực
sáng tạo
-Năng lực
hợp tác
-Năng lực
tự quản
bản thân.
-Năng lực
giao tiếp
Tiếng
Việt.
-Năng lực
thưởng
thức văn
chương/
cảm thụ
thẩm mĩ.



GV cht li. (12p)
Lu xanh l ni lui ti ca nhng
k dựng tin mua vui, tiờu khin.
Cnh sc tht p mt, mi mựa
mt v, xuõn hoa n, hố giú mỏt,
thu trng sỏng v ụng tuyt lnh.
Nhng hỡnh nh c l Phong,
hoa, tuyt, nguyt gi v p trang
nhó, c in. Khụng ch vy, ni õy
cũn cú cỏc thỳ vui cm, kỡ, thi,
ha nhng thỳ vui tao nhó, thanh
nhn ca nhng bc tao nhõn, mc
khỏch.
Nhỡn bờn ngoi, lu xanh tht p
ti, th mng vi nhng thỳ vui
tao nhó. Nhng, ú ch l lp ỏo
ngoi m miu, hoa l che giu 1
cuc sng nhp nh, ụ nhc. Hn ai
ht, Kiu hiu thu bn cht cuc
sng chn thanh lõu. Kiu mang ni
au nhõn phm b ch p nờn
nhng cnh sc v thỳ vui kia
khụng khin vui thỳ, nng vn bun
ru, su nóo: Cnh no....bao gi.
Cnh khụng th khin Kiu vui m
thm chớ ni bun trong lũng ngi
lan ta, bao trựm lờn ton cnh vt,
khin cnh cng bun theo. Hai câu
thơ là sự khái quát đúng nhất, hay

nhất của ND về mối quan hệ giữa
ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và
tình.
Cng nh vy, nng khụng mn m
vi nhng thỳ vui ni õy. Du
phi chiu lũng khỏch, m chỡm
trong nhng cuc mõy ma, nng
cng õu vui thỳ, no bit cú xuõn
l gỡ. Du phi ci vui thỡ ú ch
l vui gng chiu lũng khỏch
m thụi. Mt cụ gỏi trong sỏng v
trung thc nh Kiu m phi ộp
mỡnh gng vui chiu lũng

- Cnh sc: giú ta, hoa
k, tuyt ngm, trng
thõu
Nhng hỡnh nh c l
toỏt lờn cnh sc 4 mựa
p ti, trang nhó.
- Thỳ vui: nột v, cõu th,
cung cm, nc c thỳ
vui tao nhó, c cm, kỡ,
thi, ha.
Nhỡn b ngoi, cuc
sng chn lu xanh tht
th mng vi cnh sc
p ti v nhng thỳ vui
tao nhó.
b. Thỏi , tõm trng

ca Thỳy Kiu
- Vi cnh: Kiu bun ru,
su nóo, ni bun nhum
lờn cnh vt.
- Vi thỳ vui:
+ Th , dng dng
trc nhng trũ vui thỳ
ca khỏch, thu mỡnh lc
lừng gia s hoan lc ca
khỏch lng chi.
+ Vui gng chiu lũng
khỏch.
+ Cụ n, khao khỏt tri
õm. ip t ai trong 1
cõu hi tu t y nhc
nhi cho thy cnh ng
ỏng thng ca mt cụ
gỏi giu nhõn phm gia
chn lu xanh.
Thỏi , tõm trng ca
Kiu hon ton i lp
vi cnh sc p ti v
thỳ vui tao nhó, rn rng
lu xanh, chng t,
nng luụn ý thc v nhõn


những kẻ có tiền thì thật là tủi
nhục. Nàng thu mình lạc lõng giữa
sự hoan lạc, vui nhộn của khách

làng chơi. Nàng cô đơn và khao
khát tri âm “ai tri âm đó...” ĐOạn
thơ khép lại bằng 1 câu hỏi tu từ
đầy nhức nhối, cho thấy cảnh ngộ
đáng thương của nàng Kiều. Đại từ
phiếm chỉ “ai” được nhắc lại 2 lần
trong 1 câu thơ càng nhấn mạnh
thêm sự mơ hồ, bơ vơ của Kiều.
Nàng sống ở 1 nơi tấp nập, nhộn
nhịp nhưng luôn cô đơn, không có
ai bầu bạn, sẻ chia, k có ai đồng
cảm, thấu hiểu. Câu hỏi cất lên đầy
khắc khoải, tuyệt vọng.
Ta nhận thấy sự đối lập giữa cảnh
sắc đẹp tươi, thú vui tao nhã chốn
lầu xanh với thái độ thờ ơ, dửng
dưng của Kiều, đối lập giữa sự
hoan lạc, vui nhộn của khách làng
chơi với tâm trạng cô đơn, sầu khổ,
khao khát tri âm của 1 người con
gái trong trắng. Xoáy sâu vào sự
tương phản đó, ta nhận thấy sự bẽ
bàng, tủi hổ, đớn đau của 1 con
người có nhân phẩm nhưng bị đày
đọa giữa chốn bùn nhơ. Đã lưu lạc
giữa dòng đời, nếu Kiều chấp nhận
buông mình theo số phận thì có lẽ
nàng đã không khổ đau đến vậy.
Nhưng Kiều lại là một người con
gái luôn ý thức sâu sắc về giá trị

nhân phẩm, không thể ngoảnh mặt
làm ngơ trước sự đọa đày ô nhục.
Bi kịch của Kiều là bi kịch của 1 con
người có ý thức về nhân phẩm mà
nhân phẩm lại bị dập vùi không
thương tiếc.
Nguyễn Du quả là một nhà thơ tài
năng có tấm lòng đồng cảm sâu sắc
khi đã thấu hiểu những tâm sự của

phẩm, không bị cuốn đi
theo những trò tiêu khiển
ở chốn bùn nhơ này, cũng
không buông lỏng mình
theo những sự hoan lạc,
suồng sã của khách mua
vui. Nàng là một đóa sen,
“gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn”.
Nguyễn Du đã thấu
hiểu và diễn đạt thật tinh
tế những tâm trạng, thái
độ của Kiều trước cuộc
sống ở lầu xanh. Nguyễn
Du không chỉ là một thiên
tài mà còn là một tấm
lòng hiểu đời, hiểu người,
luôn trân trọng nhân
phẩm con người.



Kiều, diễn đạt thật tinh tế những
tâm trạng phức tạp, bi kịch của
nàng. Mỗi lời thơ như chứa đầy
nước mắt của một trái tim lớn.
Bằng việc khắc họa tinh tế những
tâm trạng, thái độ của Kiều trước
cuộc sống ở lầu xanh, Nguyễn Du
đã chiêu tuyết cho nhân phẩm của
nàng, đề cao, trân trọng nhân
phẩm của nàng ngay cả khi nàng
rơi vào hoàn cảnh ê chề, nhục nhã
nhất. Kiều như môt đóa sen giữa
chốn bùn nhơ, gần bùn mà chẳng
hôi tanh mùi bùn. Ta hiểu vì sao,
cuối tác phẩm, mượn lời Kim
Trọng, Nguyễn Du đã khẳng định:
“Như nàng lấy hiếu làm trinh / Bụi
nào cho đục được mình ấy vay”. CÓ
thể nỏi, nhân phẩm của Kiều vẫn
sáng trong, không bụi nào có thể
làm vẩn đục.
Câu hỏi củng cố (3p)
Câu 1. Đoạn trích “Nỗi thương
mình” sử dụng hình thức ngôn
ngữ nào?
A. Độcthoại
B. Đối thoại
B. Songthoại
D. Đàm thoại.

Câu 2:Dòng nào dưới đây không
phải nội dung của đoạn trích
“Nỗi thương mình”?
A. Cuộc sống ô nhục của Thúy
Kiều ở lầu xanh.
B. Kiều thiết tha nhớ về bố mẹ
và người yêu.
C. Tâm trạng đau đớn, xót xa
của Kiều khi ở lầu xanh.
D. Thái độ thờ ơ, dửng dưng,
nỗi niềm cô đơn của Kiều
giữa chốn thanh lâu.
Câu 3. Đoạn trích “Nỗi thương


mình” cho ta thấy điều gì ở tác
giả Nguyễn Du?
A. Tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
với những khổ đau của con
người.
B. Thái độ trân trọng giá trị
nhân phẩm con người.
C. Tài năng miêu tả, phân tích
tâm lý nhân vật.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật nổi bật
nhất của đoạn trích “Nỗi thương
mình” là gì?
A. Nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật.

B. Bút pháp ước lệ
C. Giọng điệu da diết, sâu lắng.
D. Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh,
điệp từ, tách từ.
Sau khi đã chốt lại kiến thức cơ
bản, GV yêu cầu học sinh lập sơ đồ
tư duy tổng kết nội dung bài học.
(5p)
GV gọi 1 nhóm lên trình bày, các
nhóm các đặt câu hỏi, nhận xét.
(3p)
GV chốt lại.

-Năng lực
sử dụng
công
nghệ
thông tin
và truyền
thông.
-Năng lực
giải quyết
vấn đề.
-Đàm
GV gọi HS trả lời
III. Tổng kết. (2p)
-Năng lực
thoại
Hãy khái quát lại giá trị nội 1.. Nội dung
giải quyết

Diễn dung và giá trị nghệ thuật của - ĐOạn trích thể hiện vấn đề.
giảng
đoạn trích “Nỗi thương mình”.
niềm thương thân, xót
phận và sự ý thức sâu sắc
về phân phẩm của Thúy
Kiều.
- Đoạn trích cho thấy sự
thấu hiểu và thái độ đề
cao, trân trọng của
Nguyễn Du đối với nhân
phẩm nàng Kiều.
2. Nghệ thuật


- Đoạn trích thể hiện tài
năng của Nguyễn Du
trong việc miêu tả và
phân tích tâm lý nhân vật.
Đây là một điểm mới so
với những tác phẩm
trước đó.
- Tài năng sử dụng ngôn
ngữ điêu luyện với các
biện pháp nghệ thuật đối,
điệp, cụm từ đan chéo,
câu hỏi tu từ... Nguyễn Du
quả thực là một bậc thầy
về ngôn ngữ thơ ca.
3. Bài học: Cần phải lấy

sự chân thành của trái
tim để hiểu sâu sắc tâm
sự của người khác. Không
nên vội đánh giá, quy kết
về nhân phẩm của ai đó
qua cuộc sống bên ngoài
của họ.

4.

Củng cố
- Nỗi khổ đau thân phận và vẻ đẹp nhân phẩm nàng Kiều khi phải sống ở lầu xanh ô
nhục.
- Tấm lòng đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với Thúy Kiều.
- Tài năng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
5. Hướng dẫn học bài
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài “Chí khí anh hùng”
III. KẾT LUẬN
Đổi mới phưrơng pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
là một yêu cầu cấp thiết trong việc dạy học Ngữ Văn thời đại mới, giúp học sinh


hứng thú với giờ học và đạt hiệu quả tốt trong việc hình thành và phát triển ở học
sinh những năng lực cần thiết. Chuyên đề của chúng tôi mong muốn đóng góp một
sự đổi mới trong cách dạy và học Ngữ Văn trong nhà trường, rất mong nhận được
sự góp ý của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn.




×