Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã đông hội huyện đông anh thành phố hà nội giai đoạn 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.88 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN KHẮC CƢƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CỦA XÃ ĐÔNG HỘI, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Địa chính môi trƣờng
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------


NGUYỄN KHẮC CƢƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT CỦA XÃ ĐÔNG HỘI, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính môi trƣờng

Lớp

: K44 - ĐCMT

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn


Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại UBND xã Đông
Hô ̣i , huyê ̣n Đông Anh em đã có cơ hội học hỏi , học được nhiều kiến thức bổ
ích và kinh nghiệm thực tế quý báu , đến nay em đã hoàn thành đề tài của
mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban chủ nhiệm khoa quản lý tài
nguyên cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Khắ c
Thái Sơn và toàn thể các thầy cô trong khoa.
Em xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Đông Hô ̣i đã nhiệt tình giúp đỡ ,
chỉ bảo, tạo mọi điều kiện cho em học tập , làm quen với thực tế để em hoàn
thành đề tài..
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận này
em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn
Đông Hội, ngày 13 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Khắ c Cƣơng


ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Đông Hội năm 2015 .......................... 34
Bảng 4.2: Tổ ng hơ ̣p số lươ ̣ng giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t đã đươ ̣c

cấ p của xã Đông Hô ̣i giai đoa ̣n 2013 - 2015................................ 35
Bảng 4.3: Công tác cấp giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t

cho hộ gia

đình, cá nhân ................................................................................ 37
Bảng 4.4: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức38
Bảng 4.5: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất nông nghiệp
giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................. 39
Bảng 4.6: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông
nghiệp giai đoạn 2013 - 2015....................................................... 40
Bảng 4.7: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mục đích
sử dụng của xã Đông Hội giai đoạn 2013 - 2015 ........................ 41
Bảng 4.8: Sự hiểu biết cơ bản của người dân xã Đông Hội về CGCNQSD
đất ................................................................................................. 43
Bảng 4.9: Kế t quả điề u tra , khảo sát ý kiến trả lời của người dân xã Đông
Hô ̣i ................................................................................................ 44
Bảng 4.10: Kế t quả tổ ng hơ ̣p số hô ̣ đươ ̣c hỏi không biế t câu trả lời trên điạ
bàn xã Đông Hội .......................................................................... 45


iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-BTNMT

- Bô ̣ tài nguyên môi trường

-GCN


- Giấ y chứng nhâ ̣n

-GCNQSDĐ

- Giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t

-ĐKĐĐ

- Đăng ký đấ t đai

-UBND

- Ủy ban nhân dân

-HĐND

- Hô ̣i đồ ng nhân dân

-TW

- Trương ương

-NQ

- Nghị quyết

-CT

- Chỉ thị


-CP

- Chính phủ

-QĐ

- Quyế t đinh
̣


iv
MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU NGHIÊN CƢ́U...................................... 3
2.1 Cơ sở khoa học của công tác đăng ký đấ t đai , cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n
sử du ̣ng đấ t ........................................................................................................ 3
2.1.1. Cơ sở lý luâ ̣n của công tác đăng ký đấ t đai , cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n
sử du ̣ng đấ t ........................................................................................................ 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn trong công tác đăng ký đấ t đai , cấ p giấ y chứng nhâ ̣n
quyề n sử du ̣ng đấ t ........................................................................................... 10
2.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác đăng kư đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ...................................................................................................... 12
2.2. Khái quát về công tác đăng ký đất đai , cấ p giấ y chứng nh ận quyền sử
dụng đất ........................................................................................................... 16
2.2.1 Điều kiện được đăng ký cấp giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t ........ 16
2.2.2. Đối tượng được đăng ký đấ t đai, cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ18

t
2.2.3. Nguyên tắc cấp giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t ............................ 21
2.3. Những kế t quả nghiên cứu về công tác cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử
dụng đất trong cả nước , cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t của thành
phố Hà Nô ̣i, cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t trên điạ bàn huyê ṇ Đông
Anh .................................................................................................................. 22
2.3.1. Kế t quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước ......... 22
2.3.2. Kế t quả cấp giấ y chứng nhâ quyề
n sử du ̣ng đấ t của thành phố Hà Nội
.. 24
̣n
2.3.3. Kế t quả cấp giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t cña huyện Đông Anh
.... 25


v
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................ 26
3.3 Nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 26
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................... 28
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 28
3.4.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu .................................. 28
3.4.4 Phương pháp biể u đa ̣t số liê ̣u ................................................................. 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29
4.1. Đánh giá sơ lươ ̣c tình hình cơ bản củaxã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nô ̣i: ...................................................................................................... 29
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 29
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 29

4.1.3. Thực trạng công tác quản lý đất đai của xã Đông Hội.......................... 32
4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai .................................................................... 34
4.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Đông
Hội,huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoa ̣n 2013 – 2015................... 35
4.2.1. Đánh giá công tác cấ p giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t theo thời
gian của xã Đông Hô ̣i...................................................................................... 35
4.2.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đối
tượng sử dụng giai đoạn 2013 - 2015 ............................................................. 37
4.2.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận theo mục đích sử dụng của xă
Đông Hội giai đoạn 2013 - 2015. .................................................................... 38
4.3. Đánh giá sự hiểu biết chung của người dân xã Đông Hội về những quy định
chung của đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................... 42
4.3.1. Đánh giá sự hiể u biế t cơ bản của người dân xã Đông Hô........................
42
̣i


vi
4.3.2. Đánh giá kế t quả về tỷ lê ̣ trả lời nhữ ng câu hỏi sau khi điề u điề u tra ,
khảo sát ý kiến người dân xã Đông Hội.......................................................... 44
4.3.3. Đánh giá kế t quả số câu hỏi mà người đươ ̣c hỏi không biế t câu trả lời
trên điạ bàn xã Đông Hô ̣i ................................................................................ 45
4.4. Những khó khăn , tồn tại và một số giải pháp khắc phục khó khăn cho
công tác cấp giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng đấ t của xã Đông Hội .............. 47
4.4.1. Khó khăn, tồ n ta ̣i ................................................................................... 47
4.4.2. Một số giải pháp khắc phục ................................................................. 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 48
5.1. Kết luận: ................................................................................................... 48
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50

PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đối với bất kỳ quốc gia nào đất đai cũng luôn giữ vị trí quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Đất đai là sản phẩm tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của
mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là nơi sinh sống, lao động của con người. Đất đai là
nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, về diện tích và có tính cố định về vị trí.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước. Biết bao mồ hôi, xương máu của thế hệ cha ông đã phải đổ để gĩư mảnh
đất quê hương, đất nước. Thế hệ chúng ta là những người được thừa hưởng
những thành quả đó, chúng ta cần phải sử dụng, bảo vệ, quản lý và khai thác
một cách có hiệu quả.
Hiện nay đất đai luôn nhận được sự quan tâm của người dân và toàn xã
hội. Việc đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(GCNQSDĐ) là việc làm hết sức cần thiết, nó liên quan tới quyền lợi của
người dân. Hơn nữa để quản lý tốt nguồn tài nguyên đất thì công tác đăng ký
đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất càng chở nên quan trọng hơn
bao giờ hết.
Để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả không phải vấn đề đơn giản
mà ngược lại đây là vấn đề hết sức phức tạp. Bên cạnh những địa phương đã
thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật, thì vấn còn không
ít địa phương công tác quản lý đất đai còn buông lỏng. Vì vậy để khắc phục
những tồn tại đó, việc làm cần thiết là thực hiện tốt công tác cấp GCNQSDĐ,



2
quy chủ cho các thửa đất để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả và theo đúng
pháp luật của Nhà nước quy định.
Từ yêu cầu thực tiễn trên,tôi sẽ tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Đông Hội,
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Đông Hô ̣i , huyê ̣n
Đông Anh, thành phố Hà Nội.
* Mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đông Hội, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
 Đánh giá được công tác cấp giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng

đấ t của xã

Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoa ̣n 2013 – 2015
 Đánh giá đươ ̣c sự hiểu biết chung của người dân xã Đông Hội về những quy
định chung của đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 Nhâ ̣n ra đươ ̣c những khó khăn, tồn tại vµ mét số giải pháp khắc phục khó
khăn cho công tác cấp giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sửdụng đất của xã Đông Hội.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thu thập số liệu đúng thực tế, chính xác, khách quan và đầy đủ, có độ tin
cậy, phản ánh đúng thực trạng quá trình thực hiện công tác cấp GCN trên địa

bàn xã Đông Hội.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tế của địa phương.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU NGHIÊN CƢ́U
2.1 Cơ sở khoa học của công tác đăng ký đấ t đa i, cấ p giấ y chƣ́ng nhâ ̣n
quyền sƣ̉ du ̣ng đấ t
2.1.1. Cơ sở lý luận của công tác

đăng ký đấ t đai , cấ p giấ y chứng nhận

quyền sử dụng đấ t
 Đăng ký ban đầu
Đăng ký ban đầu được thực hiện cho các chủ sử dụng đất chưa đăng ký
kê khai quyền sử dụng đất và chưa được cấp GCNQSDĐ.
Quy trình ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập hội đồng ĐKĐĐ xã, phường, thị trấn. Hội đồng đăng ký
đất đai là tổ chức tư vấn cho UBND xã, phường, thị trấn trong việc đăng ký
quyền sử dụng đất tại cấp xã.
- Thành phần của hội đồng ĐKĐĐ có từ 5 đến 7 thành viên bao gồm
các thành viên bắt buộc như sau:
+ Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã: Chủ tịch hội đồng
+ Cán bộ phụ trách tư pháp: Phó chủ tịch hội đồng
+ Cán bộ địa chính xã: Thư ký Hội đồng
+ Chủ tịch HĐND: Uỷ viên Hội đồng
+ Trưởng thôn, bản, ấp, tổ trưởng dân phố: Uỷ viên Hội đồng.
Những thành viên này chỉ tham gia xét duyệt đơn đối với các đối tượng

thuộc phạm vi quản lý.
Ngoài thành viên bắt buộc nói trên tuỳ tình hình cụ thể của mỗi địa
phương mà UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể bổ sung
thêm những thành viên cần thiết khác, khi cần thiết hội đồng được phép mời


4
thêm những người am hiểu về tình hình đất đai của địa phương, có những
hiểu biết về pháp luật đất đai.
Các thành viên hội đồng ĐKĐĐ xã phải được sự nhất trí phê duyệt của
UBND cấp huyện.
- Thành lập tổ chuyên môn giúp việc (gọi tắt là tổ ĐKĐĐ). Nhiệm vụ
của tổ ĐKĐĐ là trực tiếp giúp UBND xã triển khai thực hiện toàn bộ công
việc chuyên môn trong quá trình tổ chức kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ
địa chính, chuẩn bị hồ sơ để trình lên cấp có thẩm quyền xét duyệt cấp
GCNQSDĐ.
Tổ đăng ký đất đai gồm các thành viên sau:
+ Cán bộ địa chính xã: Tổ trưởng
+ Các thành viên khác trong tổ gồm các cán bộ UBND xã am hiểu tình
hình đất đai của địa phương như: Cán bộ kế hoạch, cán bộ thống kê, cán bộ
thuế, chủ nhiệm hoặc phó chủ nhịêm hợp tác xã, đội trưởng đội sản xuất,… và
một số người có khả năng tiếp thu nhanh kỹ thuật chuyên môn, viết chữ đẹp.
Số lượng người tuỳ thuộc vào quy mô của địa bàn ĐKĐĐ và công nghệ
lập hồ sơ địa chính của mỗi địa phương.
- Xây dựng phương án, kế hoạch kê khai ĐKĐĐ của xã cho phù hợp
với chủ trương chung của tỉnh, huyện và đặc điểm của mỗi địa phương.
- Thu thập các tài liệu có liên quan phục vụ công tác kê khai ĐKĐĐ và
tổ chức xét duyệt hồ sơ.
- Chuẩn bị vật tư kỹ thuật, biểu mẫu, sổ sách, văn phòng phẩm cần thiết.
- Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tham gia.

- Quán triệt chủ trương, kế hoạch và biện pháp thực hiện trong tổ chức
Đảng, chính quyền đến các tổ chức quần chúng, từ cán bộ lãnh đạo đến từng
người dân, tuyên truyền phổ biến để tất cả các chủ sử dụng đất nhận thức rõ
tránh nhiệm và nghĩa vụ để tự giác chấp hành.


5
Bước 2: Kiểm tra, đánh giá các tài liệu hiện có
Trước khi bước vào triển khai phải tiến hành đánh giá các tài liệu đất
đai hiện có ở địa phương để chọn lựa tài liệu có thể khai thác sử dụng và
chỉnh lý sai sót hoặc biến động cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất đáp
ứng được yêu cầu ĐKĐĐ.
Các tài liệu cần kiểm tra, đánh giá gồm:
+ Đối với bản đồ mới đo đạc cần kiểm tra hình thể, diện tích các thửa
đất, có ý kiến phản ánh, khiếu nại của các cán bộ và nhân dân địa phương.
Ngoài ra cần rà soát lại tên chủ sử dụng đất, loại đất và ký hiệu loại đất thể
hiện theo quy định của bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Đối với các loại bản đồ tài liệu đo đạc đã lâu thì không tổ chức đăng
ký ngay mà cần kiểm tra, rà soát các nội dung và cần kiểm tra phát hiện, đo
đạc chỉnh lý các trường hợp biến động đất đai.
+ Nơi không có nguồn gốc tài liệu đất đai nào thì tuỳ theo điều kiện cụ
thể của địa phương có thể tổ chức đo đạc đơn giản (bằng thước dây) để tính
toán diện tích và vẽ sơ đồ vị trí phục vụ cho ĐKĐĐ hoặc hướng dẫn cho các
chủ sử dụng đất tự đo đạc xác định diện tích và kê khai ĐKĐĐ theo chỉ thị
18/1999/CT-TTg.
Bước 3: Tổ chức kê khai đăng ký đất đai
* Đối tượng và phạm vi áp dụng:
- Hộ gia đình và cá nhân: Là toàn bộ diện tích đang sử dụng vào tất cả
các mục đích.
- Các tổ chức: Tất cả các tổ chức đang sử dụng đất nhưng chưa kê khai

đăng ký quyền sử dụng đất và chưa được cấp GCNQSDĐ.
* Hồ sơ kê khai đăng ký đất đai gồm:
- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất (có công chứng) được UBND xã
xác nhận;


6
- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất;
- Biên bản xác nhận ranh giới, mốc thửa đất theo sử dụng (theo mẫu
phụ lục 10 của quy phạm thành lập bản đồ địa chính theo quyết định số
720/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999 của tổng cục địa chính) đối với hộ gia
đình, cá nhân.
- Sử dụng đất ở không có giấy tờ quy định tại điểm 3a chương 2 của
thông tư 1990/2001/TT-TCĐC.
- Văn bản uỷ quyền kê khai đăng ký quyền sử dụng đất (nếu có).
* Trình tự thực hiện:
- Người sử dụng đất có trách nhiệm nộp hồ sơ kê khai đăng ký quyền
sử dụng đất tại UBND xã nơi có đất.
- UBND xã nơi có đất có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn
đăng ký quyền sử dụng đất về các nội dung sau đây:
+ Hiện trạng sử dụng đất: Tên người sử dụng đất, vị trí, diện tích, loại
đất và ranh giới sử dụng đất.
+ Nguồn gốc sử dụng đất.
+ Tình trạng tranh chấp, khiếu nại về đất đai.
+ Quy hoạch sử dụng đất.
Bước 4: Xét duyệt đơn ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ
- Thời hạn hoàn thành việc xét duyệt đơn đăng ký quyền sử dụng đất ở
cấp xã kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với các trường hợp đủ giấy tờ
theo quy định của pháp luật là không quá 07 ngày, đối với các trường hợp
khác là không quá 15 ngày.

- Các trường hợp sử dụng đất không có giấy tờ hợp lệ theo quy định
của pháp luật phải thông qua hội đồng đăng ký đất đai tại cấp xã.


7
- Hội đồng ĐKĐĐ tổ chức xét họp đơn đăng ký quyền sử dụng đất,
thống nhất ý kiến ghi vào biên bản xét duyệt hội đồng (theo mẫu ban hành),
kết luận của hội đồng phải được 2/3 số thành viên tán thành.
- UBND cấp xã căn cứ vào biên bản xét duyệt của hội đồng ĐKĐĐ để
xác nhận vào đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất.
- Kết thúc việc xét đơn đăng ký quyền sử dụng đất,UBND xã công bố
công khai kết quả xét đơn tại trụ sở UBND xã và các thôn, xóm để mọi người
tham gia đóng góp ý kiến. Thời gian công khai là 15 ngày, hết thời hạn UBND
cấp xã phải lập biên bản kết thúc việc công khai hồ sơ (theo mẫu ban hành).
- Những trường hợp có khiếu nại, tố cáo, UBND xã phải thẩm tra, xác
minh giải quyết.
- UBND xã lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ trình UBND cấp có thẩm quyền
cấp GCNQSDĐ, hồ sơ gồm có:
+ Tờ trình của UBND xã kèm theo danh sách đề nghị cấp GCNQSDĐ.
+ Biên bản xét duyệt đơn của hội đồng đăng ký đất đai.
+ Hồ sơ kê khai đăng ký quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
+ Thời hạn hoàn thành việc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ đối với các
trường hợp đủ giấy tơ hợp lệ là không quá 07 ngày và các trường hợp khác là
không quá 15 ngày.
- Thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ.
Sở địa chính có trách nhiệm thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ đối với
các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của UBND tỉnh. Phòng
địa chính có trách nhiệm thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ đối với các đối
tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận của UBND huyện.
Nội dung thẩm định gồm:

+ Mức độ đầy đủ, chính xác của hồ sơ.
+ Xác định đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.


8
Kết quả thẩm định được ghi vào đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất.
Sau khi hoàn thành việc thẩm định, sở địa chính, phòng địa chính
chuyển hồ sơ cấp GCNQSDĐ đã được thẩm định đến UBND cùng cấp kèm
theo các văn bản tài liệu sau:
+ Tờ trình thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ.
+ Dự thảo quyết định cấp GCNQSDĐ kèm theo danh sách các trường
hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ.
- Cấp GCNQSDĐ cho trường hợp đủ điều kiện.
Thời hạn hoàn thành việc thẩm định và lập hồ sơ trình duyệt của sở địa
chính và phòng địa chính không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Duyệt cấp GCNQSDĐ:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ quan địa chính
cùng cấp chuyển đến UBND cấp huyện, tỉnh xem xét quyết định cấp
GCNQSDĐ và ký GCNQSDĐ cho những trường hợp đủ điều kiện.
- Cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định của pháp luật.
+ thực hiện việc ghi nợ tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng
đất, lệ phí trước bạ cho hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn theo quy
định của pháp luật được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận vào đơn đề nghị
và được cơ quan thuế xác nhận ghi nợ vào tờ khai nộp tiền.
UBND cấp xã có trách nhiệm đăng ký vào sổ địa chính và giao
GCNQSDĐ cho người sử dụng đất.
 Đăng ký biến động

Trong quá trình quản lý và sử dụng đất luôn có biến động về quyền sử
dụng đất, mục đích sử dụng, diện tích, về chất lượng, hình thể và loại hạng.


9
Những biến động đó phải được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai biết đến
và quản lý chặt chẽ.
Vì vậy sau khi ĐKĐĐ, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ ban đầu,
trong quá trình sử dụng đất chủ sử dụng đất phải có trách nhiệm đến UBND
xã nơi có đất để khai báo biến động đất đai, khi đã được cấp có thẩm quyền
cho phép thực hiện các hành vi thay đổi đất đai. Cụ thể:
Thay đổi mục đích sử dụng đã ghi trên giấy chứng nhận như:
+ Chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,
làm muối sang làm đất ở, đất chuyên dùng.
+ Chuyển từ đất chuyên trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, thành ao,
đầm hay thùng vũng để nuôi trồng thuỷ sản; chuyển từ rừng sang trồng cây
ngắn ngày.
- Thay đổi hình thể thửa đất: Chia một thửa thành nhiều thửa hoặc
ngược lại hợp nhiều thửa thành một thửa nhằm đáp ứng yêu cầu khác nhau
của chủ sử dụng đất.
- Thay đổi quyền sử dụng đất trong các trường hợp như: Chuyển đổi,
chuyển nhượng, thừa kế, chia tách, cho tặng quyền sử dụng đất; Nhà nước
giao, cho thuê đất mới hoặc thu hồi đất đang sử dụng; người sử dụng đất
không còn nhu cầu sử dụng và tự nguyện trả cho Nhà nước.
- Dùng đất để thế chấp tại ngân hàng để vay vốn.
- Thay đổi thời hạn sử dụng.
- Cho thuê lại đất.
(Nguồn: Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai, trường Đại học nông lâm Thái
Nguyên)



10
2.1.2. Cơ sở thực tiễn trong công tác đăng ký đấ t đai , cấ p giấ y chứng nhận
quyền sử dụng đấ t
ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối
với đất đai, là điều kiện để nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai trong phạm vi
lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả
cao nhất. Cụ thể nhiệm vụ của các cấp trong công tác ĐKĐĐ, cấp
GCNQSDĐ như sau:
 Cấp Trung ƣơng
- Ban hành các văn bản chính sách đất đai thông tư hướng dẫn, quy
trình, biểu mẫu về ĐKĐĐ.
- In ấn, phát hành GCNQSDĐ, biểu mẫu, sổ sách thống nhất trong
phạm vi cả nước.
- Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho cán bộ địa chính các tỉnh trong
cả nước về thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ.
- Xây dựng chủ trương kế hoạch thực hiện ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ
trong cả nước.
 Cấp tỉnh
- Ban hành các công văn, quyết định hướng đẫn cụ thể việc thực hiện
ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ở địa phương.
- Tổ chức công khai công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trên phạm vi
toàn tỉnh.
- Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ và
quyết định cấp GCNQSDĐ cho những đối tượng thuộc quyền quản lý.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ
trong phạm vi tỉnh.


11

 Cấp huyện
- Thực hiện việc lập kế hoạch triển khai cụ thể cho từng xã, phường, thị
trấn trong phạm vi quản lý.
- Chỉnh lý tài liệu, bản đồ địa chính phục vụ cho việc triển khai công
tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ.
- Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo, làm thí điểm về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ
và đôn đốc cơ sở thực hiện theo kế hoạch triển khai.
- Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ và
quyết định cấp GCNQSDĐ cho những đối tượng thuộc quyền quản lý.
- Quản lý hồ sơ địa chính theo phân cấp để nắm bắt thường xuyên tình
hình sử dụng đất ở xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền quản lý.
 Cấp xã
- Thực hiện triển khai công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ theo kế hoạch
cùng cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu và đến đăng ký đất đang
sử dụng.
- Tổ chức tập huấn lực lượng, thu thập tài liệu chuẩn bị vật tư, kinh phí,
thành lập hội đồng đăng ký đất để phục vụ cho công tác ĐKĐĐ, cấp
GCNQSDĐ.
- Tổ chức kê khai ĐKĐĐ, xét duyệt đơn xin cấp GCNQSDĐ và lập hồ
sơ trình cấp có thẩm quyền duyệt.
- Thu lệ phí địa chính, giao GCNQSDĐ cho người sử dụng.
(Nguồn: giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai, trường Đại học nông lâm
Thái Nguyên)


12
2.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác đăng kư đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ là một trong 15 nội dung về quản lý nhà nước

về đất đai được quy định rõ tại điều 22 luật đất đai năm 2013(Nxb Hồng Đức,
Hà Nội,2013) như sau :
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.


13
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.

Luâ ̣t đấ t đai 2013 ra đời đã bổ xung thêm 2 nô ̣i dung so với Luâ ̣t đấ t đai
2003: quản lý việc bồi thường , hỗ trơ ̣ tái đinh
̣ cư khi thu hồ i đấ t và phổ biế n
giáo dục pháp luật về đất đai đã ta ̣o cơ sở vững chắ c cho sự phát triể n xã hô ̣i,
khẳ ng đinh
̣ đường lố i đúng đắ n của Đảng và Nhà nước . Ruô ̣ng đấ t đươ ̣c giao
ổn định lâu dài cho các hộ gia đình cá nhân

; người sử du ̣ng đấ t đươ ̣c thừa

hưởng các quyề n chuyể n đổ i ,chuyể n nhươ ̣ng , cho thuê, thừa kế và thế chấ p
quyề n sử du ̣ng đấ t ..., tăng cường tuyên truyề n giáo du ̣c nâng cao nhâ ̣n thức
cho người dân về pháp luât đấ t đai . Với những thay đổ i đó , chính quyền các
cấ p, điạ phương bắ t đầ u coi tro ̣ng và tâ ̣p trung chỉ đa ̣o công tác cấ p

giấ y

chứng nhâ ̣n.
Như vậy ta thấy công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ là một trong những nội
dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai. Qua đó xác định mối quan
hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất đai, nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đất
đai chặt chẽ, đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng pháp luật. Đặc
biệt đối với người trực tiếp sử dụng đất thỡ công tác này có ý nghĩa rất lớn giúp
người sử dụng đất yên tâm sử dụng, đầu tư sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất và
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật, được
cấp GCNQSDĐ cũng là quyền lợi người sử dụng đất.
Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật nhằm quản lý toàn diện tới từng thửa đất, từng chủ sử
dụng đất. Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung được
quan tâm nhiều nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Vì nó có mối

quan hệ chặt chẽ với các nội dung về công tác quản lý nhà nước về đất đai, do
vậy nếu công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ được thực hiện tốt sẽ góp phần


14
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai để đất đai được sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả.
Trước yêu cầu đổi mới của đất nước, nhà nước ta ban hành nhiều văn
bản mang tính chất chiến lược trong việc sử dụng đất nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế như việc thực hiện chủ trương giao khoán ruộng đất theo chỉ thị
100/CT-TW, tiếp đến là giao khoán ruộng đất ổn định lâu dài theo nghị quyết
10/NQ-TW của bộ chính trị. Thành công của việc thực hiện nghị quyết
10/NQ-TW của bộ chính trị khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và nhà
nước ta, tạo tiền đề để Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp quy làm cơ
sở giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai toàn diện hơn như:
- Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 09 năm 1993 của Chính phủ, quy
định về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích
sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ, quy đinh
̣ chi tiế t thi hành mô ̣t số điề u của luâ ̣t đấ t đai 2013.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ, quy đinh
̣ về bồ i thường hỗ trơ ̣ tái đinh
̣ cư khi Nhà nước thu hồ i đấ t.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ, quy đinh
̣ về giá đấ t.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
phủ, quy đinh

̣ về tiề n sử du ̣ng đấ t.
Để đạt được mục tiêu quản lý chặt chẽ. toàn diện và có hiệu quả hơn
nữa đến từng thửa, từng chủ sử dụng đất thì một nội dung quan trọng không
thể thiếu đựơc đó là công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ. Nhận thức được vai
trò của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, Đảng và Nhà nước ta đã có những
quan tâm chỉ đạo đúng đắn với công tác này thể hiện qua các văn bản sau:


15
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ.
- Thông tư số 29/2004/ TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính.
- Quyế t đi ̣nh số 21/2014/QĐ-UBND ngà y 20 tháng 06 năm 2014 của
UBND thành phố Hà Nô ̣i

(Ban hành các nội dung thuộc thẩm quyề n của

UBND thành phố Hà Nội do Luật đấ t đai 2013 và các nghị định của Chính
phủ giao cho về thu hồi đất , giao đấ t , cho thuê đấ t , chuyển mục đíc sử dụng
đấ t để thực hiê ̣n dự án đầ u tư trên đi ̣a bàn thành phố Hà Nội).
- Quyế t đi ̣nh số 22/2014/NĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2014 của
UBND thành phố Hà Nô ̣i (Ban hành các nội dung thuộc thẩm quyề n của
UBND thành phố Hà Nội do Luật đất đai 2013 và các nghị định của Chính
phủ giao cho về hạn mức giao đất , kích thước, diê ̣n tích đấ t ở tố i thiểu ,được
phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội).
- Quyế t đi ̣nh số 23/2014/NĐ-UBND ngày 20 tháng 06 năm 2014 của
UBND thành phố Hà Nô ̣i

(Ban hành các nội dung thuộc thẩm quyề n của


UBND thành phố Hà Nội do Luật đấ t đai 2013 và các nghị định của Chính
phủ giao cho về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
trên đi ̣a bàn thành phố Hà Nội)
- Công văn số 624/BCĐ-NV2 ngày 14 tháng 07 năm 2014 của Ban chỉ
đa ̣o giải phóng mă ̣t bằ ng thành phố Hà Nô ̣i (về các biểu mẫu chung phục vụ
công tác bồ i thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội).
Trên đây là một số văn bản đẩy mạnh công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ
trong cả nước nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất quốc gia. Đồng thời làm cho
người sử dụng đất yên tâm đầu tư sản xuất và thực hiện đầy đủ các quyền,
nghĩa vụ của mình đối với nhà nước.


16
2.2. Khái quát về công tác đăng ký đấ t đai, cấ p giấ y chƣ́ng nhâ ̣n quyền sƣ̉
dụng đất
2.2.1 Điều kiện được đăng ký cấp giấ y chứng nhận quyền sử dụng đấ t


Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được uỷ

ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận. Những giấy tờ hợp pháp bao gồm:
- Giấy tờ do chính quyền cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất
mà chủ sử dụng vẫn sử dụng từ trước đến nay.
- Giấy tờ giao đất hoặc cho sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt thuộc thời kỳ nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính
phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam, nhà nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai mà người
sử dụng đất vẫn đang sử dụng ổn định từ đó đến nay.
- Những giấy tờ chuyển nhượng từ năm 1980 trở về trước của chủ sử

dụng hợp pháp đã được chính quyền địa phương khi chuyển nhượng xác nhận.
- Những giấy tờ chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất
từ sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.
- Các quyết định giao đất cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
- GCNQSDĐ tạm thời do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong
sổ địa chính mà không có tranh chấp.
- Giấy tờ do cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho
người sử dụng đất mà người đó vẫn sử dụng từ trước đến nay mà không có
tranh chấp.
- Giấy tờ thừa kế, tặng cho nhà ở gắn liền với đất mà được uỷ ban nhân
dân cấp xã nơi có đất xác nhận và đất đó không có tranh chấp.
- Bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân dã có hiệu lực pháp luật
hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã có hiệu lực pháp luật.


17
- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
- Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo chuyển
nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất không
có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của
UBND cấp xã.
- Giấy tờ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất ở cho hộ gia
đình, xã viên của hợp tác xã từ trước ngày 28/06/1971 (trước ngày ban hành
nghị định 125/CP).


Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các loại giấy tờ nói


trên mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy
hoạch đó thi vẫn được cấp GCNQSDĐ nhưng phải chấp hành đúng những
quy định về xây dựng.
 Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các loại giấy tờ
trên mà đất đó nằm trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có
quyết định thu hồi đất thì được cấp GCNQSDĐ nhưng phải chấp hành đúng
luật quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật.
 Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp. Trường
hợp này phải được UBND cấp xã xác nhận trong những trường hợp sau:
- Có giấy tờ hợp pháp nhưng thất lạc do thiên tai, chiến tranh, còn
chứng lý trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan nhà nước hoặc được hội đồng
ĐKĐĐ cấp xã xác nhận.
- Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ.
- Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử
dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.
- Người tự khai hoang đất từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử
dụng đất phù hợp với quy hoạch.


×