Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá hiện trạng xử lý nước thải y tế tại bệnh viện đa khoa huyện yên bình tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.17 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

NGA VIỆT HÀ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Địa chính môi trƣờng
: Quản lý tài nguyên
: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

---------------------

NGA VIỆT HÀ


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Địa chính môi trƣờng
: K44 - ĐCMT - N01
: Quản lý tài nguyên
: 2012 - 2016
: TS. Trần Thị Phả

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian về địa phương thực tập và nghiên cứu đề tài.Có được kết
quả này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên,Ban Chủ nhiệm khoa Quản lí tài nguyên, các thầy cô
trong trường đã giảng dạy giúp đỡ chúng em trong suốt 4 năm học qua.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Phả đã chỉ dạy,

hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cả ơn ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của phòng Tài
Nguyên và Môi trường huyện Yên Bình, các cán bộ Trung tâm y tế huyện
Yên Bình đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và
nghiên cứu đè tài tại địa phương.
Cuối cùng em xin cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ
động viên em hoàn thành đề tài.
Trong suốt quá trình thực tập tại địa phương em đã cố gắng hoàn thành
đề tài xong không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy
cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung cho đề tài tốt nghiệp
của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 6 năm 2016
Sinh viên

Nga Việt Hà


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Danh mục chất thải rắn ................................................................... 10
Bảng 4.1. Tổng số cán bộ của bệnh viện Đa Khoa ......................................... 25
Bảng 4.2: Tổng số khoa phòng của Bệnh viện ............................................... 26
Bảng 4.3. Số liệu tổng hợp kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí
(Khu vực ngoài tường rào bệnh viện) ............................................. 27
Bảng 4.4: Danh sách chất thải thông thường phát sinh thường xuyên ........... 29
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nước thải của bệnh viện .................................... 36
Bảng 4.5. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của nước thải bệnh viện sau khi

xử lí ................................................................................................. 38
Bảng 4.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước mặt tại vị trí tiếp nhận
nguồn thải........................................................................................ 39


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1: Mô hình hệ thống xử lý nước thải .............................................................30
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thồng thoát nước của bệnh viện .................................................35
Hình 4.3. Kết quả 1 số chỉ tiêu so với QCVN 28: 2010/BTNMT ............................37
Hình 4.4: Kết quả 1 số chỉ tiêu phân tích tại vị trí tiếp nhận nguồn thải so với
QCVN 28:2010/ BTNMT ........................................................................38
Hình 4.5: Kết quả các chỉ tiêu phân tích nước mặt so với QCVN ............................40
Hình 4.6: Nồng độ COD trước và sau khi xử thải so với QCVN 28:2010 ...............41


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP

: An toàn thực phẩm

BOD5

: Nhu cầu oxi sinh hóa trong 5 ngày

BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi trường

BYT

: Bộ y tế

Cd

: Cadimin

COD

: Nhu cầu ôxi hóa học

CP

: Chính phủ

DO

: ôxi hòa tan

Fe

: Sắt

GDSK

: Giáo dục sức khỏe




: Nghị định

N

: Nitơ

PKĐKKV : Phòng khám đa khoa khu vực
P

: Photpho

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

: Tổng trọng lượng các chất rắn hòa tan trong nước

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng


TT

: Thông tư

TTLT

: Thông tư liên tịch

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSV

: Vi sinh vật


v

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2
1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
2.1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................3
2.1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................4
2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................6
2.2.1. Nguy cơ nhiễm bệnh do ô nhiễm nước thải bệnh viện .................................6
2.2.2. Thành phần và tác hại của nước thải y tế đến môi trường. ...........................6
2.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải tại 1 số bệnh viện ở Việt Nam ...........................8
2.2.4. Hiện trạng xả nước thải của bệnh viện đa khoa huyện Yên Bình ...............10
2.3. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới và của Việt Nam ..........................11
2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới. ..............................................11
2.3.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam ................................................12
2.3.3. Tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái..............................................................13
2.3.4. Tài nguyên nước của huyện Yên Bình ........................................................14
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................15


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Bình ..............................15
3.3.2. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình ....................................15
3.3.3. Tình hình sử dụng nước của bệnh viện .......................................................15
3.3.4. Đánh giá hiện trạng nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình ....15
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16

3.4.1. Phương pháp kế thừa...................................................................................16
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .........................................................16
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ................................................19
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................20
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ...................................................20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................20
4.1.2. Điều kiện xã hội ..........................................................................................22
4.1.3. Hiện trạng môi trường .................................................................................23
4.2. Tổng quan về bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình ...........................................25
4.2.1. Giới thiệu chung về bệnh viện ....................................................................25
4.2.2. Công tác xử lý vệ sinh môi trường ở bệnh viện ..........................................27
4.2.3. Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa huyện Yên
Bình .......................................................................................................................29
4.3. Đánh giá thực trạng xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình .36
4.3.1. Kết quả đánh giá nước thải bệnh viện qua số liệu thứ cấp .........................36
4.3.3. Kết quả đánh giá nước thải bệnh viện qua số liệu sơ cấp ...........................38
4.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viện ...................41
4.4.1. Biện pháp quản lý........................................................................................42
4.4.2. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. ........................................................42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................44
5.1. Kết luận ..............................................................................................................44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Môi trường là một trong những nhân tố quan trọng của trái đất.Ảnh
hưởng trực tiếp tới sự sống của con người và các loài sinh vật. Xã hội ngày
càng phát triển, đời sống của người dân được nâng cao nhưng đi ngược lại với
đó là môi trường ngày càng bị suy thoái.Ô nhiễm môi trường luôn là chủ đề
nóng trong những năm gần đây, đe dọa ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển,
tồn tại của kinh tế xã hội hay nguy hiểm hơn chính là ảnh hưởng trực tiếp tới
chính bản thân con người chúng ta,những thế hệ hôm nay và ngày mai.
Xã hội nâng cao, con người chú trọng tới vấn đề an sinh - dân sinh
hơn.đặc biệt là nhu cầu khá chữa bệnh.Nhiều các bệnh viện được xây dựng
hơn là vì đó. Tuy nhiên do hoạt động quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng
ô nhiễm do rác thải y tế chiếm một tỷ trọng khá trong xã hội hiện nay. Trên cả
nước hiện nay có 70% số bệnh viện chưa có biện pháp xử lý nước thải. Tuy
chỉ chiếm một lượng nhỏ so với nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt
nhưng nước thải y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và
dịch bệnh cao hơn, ảnh hưởng tới sức khỏa của mọi người nếu không xử lý
đúng. Ngoài ra các chất kháng sinh và sát trùng xuất hiện trong dòng thải sẽ
tiêu diệt nhiều vi khuẩn có lợi tồn tại trong nước
Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình là một bệnh viện tuyến huyện phục
vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện và các khu vực lân
cận. Trải qua một thời gian dài hoạt động, bệnh viện đã được xây dựng khang
trang với nhiều trang thiết bị hiện đại và tăng số giường bệnh nhằm điều trị tốt
nhất cho người bệnh. Hằng năm số lượng bệnh nhân thăm khám và điều trị
khá đông, hệ quả tất yếu làm lượng chất thải bệnh viện tăng. Việc kiểm soát
chất lượng còn khá lỏng lẻo. Xuất phát từ tình hình thực tế, được sự đồng ý


2

của khoa Quản lý Tài nguyên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện
trạng xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình, tỉnh Yên

Bái”.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa Huyện
Yên Bình
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu sơ lược bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình
- Đánh giá chất lượng nước thải tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình
- Đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế các tác hại đối với môi trường
1.3. Yêu cầu
- Thông tin và số liệu thu thập phải trung thực,khách quan và chính xác.
- Các mẫu nghiên cứu phải đảm bảo tính khoa học, đại diện cho khu
vực nghiên cứu.
- Đánh giá đầy đủ và chính xác chất lượng nước thải bệnh viện.
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với thực tế.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- So sánh đối chiếu các số liệu với tiêu chuẩn Việt Nam từ đó rút ra kết luận
chính xác về mức độ xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình.
- Vận dụng kiến thức đã được học tập trong nhà trường và rút ra kinh
nghiêm cho bản thân trong thực tiễn.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kì họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có

hiệu lực từ ngày 1/1/2015
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia
về tài nguyên nước đến năm 2020 (số 81/2006/QĐ- Ttg)
- Quyết định số 43/2007/ QĐ- BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành
quy chế quản lý chất thải y tế.
- Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường.
- QCVN 28:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy
chuẩn kĩ thuật quốc gia nước thải y tế.
- QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường về quy chuẩn
kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Thông tư 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ y tế về Quy định
về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của
bệnh viện.
- Thông tư 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT ngày 31/12/2105 thông tư
liên tịch về quản lý chất thải y tế.
- Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT- BYT-BTNMT ngày 22/12/2014
về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường
đối với cơ sở y tế.


4

- Thông tư số 31/2013/TT-BYT qquy định về việc quan trắc chất lượng
môi trường từ hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
* Khái niệm môi trƣờng
- Theo điều 3 luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại

và phát triển của con người và sinh vật.[6]
Một định nghĩa khác: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng đến con người và tác động đến các
hoạt động sản xuất của con người: như không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã
hội loài người và các thể chế.
*Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng.
Trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam nêu rõ: Ô nhiễm môi trường là
sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ
thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật.
*Khái niệm về ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực
nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng
và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật
trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong


5

nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên gây suy thoái thủy vực.
Ở các đại dương thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công
nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các
loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước
ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.

Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước
rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước
ngầm.[6].
2.1.2.2. Khái niệm nước thải và phân loại nước thải.
*Khái niệm về nƣớc thải
- Theo TCVN 5980-1995 và ISO 6170/1-1980: nước thải là nước thải
ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và
không còn giá trực trực tiếp đối với quá trình đó.
- Dựa vào nguồn gốc phát sinh, nước thải được chia ra làm các loại sau:
+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu công sở, trường học và các khu vực tương tự.
+ Nước thải công nghiệp(hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp
chiếm thành phần chủ yếu.
+ Nước thấm qua: là nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác
nhau, qua các khớp nối, lớp ống có khuyết tật,hoặc thành phần hố ga.
+ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được gom theo hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị: nước thải đô thị được coi là thuật ngữ chung chỉ
chất lỏng ở hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã.Đó là hỗn hợp của
các loại nước thải trên.[5]


6

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Nguy cơ nhiễm bệnh do ô nhiễm nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện bao gồm 02 nguồn: nước thải y tế và nước thải sinh
hoạt. Nước thải y tế phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí
nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Nước thải này chứa nhiều vi

khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm…, từ phòng
thanh trùng dụng cụ y khoa với nhiệt lượng cao, từ nhà giặt tẩy…
Nước thải sinh hoạt sinh ra từ toilet, bể tự hoại, nước rửa tay, tắm
giặt… của cán bộ công nhân viên bệnh viện, khu nội trú, người nuôi bệnh,
người thăm bệnh, người đến khám bệnh. Nước thải sinh hoạt cũng phát sinh
từ căn tin, bếp ăn tập thể…
Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất
hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và
hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi
hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng
trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Điểm đặc thù của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi
khuẩn gây bệnh, đặc biệt nguy hiểm là nước thải từ những bệnh viện chuyên
các bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của bệnh viện sôma. Những
nguồn nước thải bệnh viện này là một trong những nhân tố cơ bản có khả
năng lan truyền vào nước thải những tác nhân truyền nhiễm qua đường tiêu
hóa và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm
các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua
nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.[13]
2.2.2. Thành phần và tác hại của nước thải y tế đến môi trường.
- Các chất hữu cơ;
- Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P);


7

- Các chất rắn lơ lửng;
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus
đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của

người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả
chất phóng xạ.
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ
bệnh viện là nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20%
là những chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân,
các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ trong
quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử
khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây
lan ra môi trường xung quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung
thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng… không được xử lý đúng mà
đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người
tiếp xúc với chúng[10].
a. Các chất rắn trong nước thải y tế (TS, TSS và TDS)
Thành phần vật lý cơ bản trong nước thải y tế gồm có: tổng chất rắn (TS);
tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan (TDS). Chất rắn hòa tan có
kích thước hạt 10-8- 10-6 mm, không lắng được. Chất rắn lơ lửng có kích
thước hạt từ 10-3 - 1 mm và lắng được. Ngoài ra trong nước thải còn có hạt
keo (kích thước hạt từ 10-8 - 10-4 mm) khó lắng.
Theo báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Xây dựng “Xây dựng TCVN:
Trạm xử lý nước thải bệnh viện - Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và
quản lý vận hành”. Hà Nội, 2008, trong nước thải bệnh viện hoặc các cơ sở y
tế khác, hàm lượng cặn lơ lửng dao động từ 75 mg/l đến 250 mg/l. Hàm lượng


8

của các chất rắn lơ lửng trong nước thải phụ thuộc vào sự hoạt động của các
bể tự hoại trong cơ sở y tế.
b. Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế (BOD5, COD)

Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế gồm có: nhu cầu oxy sinh hóa
(BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD) BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm
do các chất có khả năng bị oxy hoá sinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ.
BOD5 thường được xác định bằng phương pháp phân hủy sinh học trong thời
gian 5 ngày nên được gọi là chỉ số BOD5[7].
Có thể phân loại mức độ ô nhiễm của nước thải thông qua chỉ số BOD5
như sau:
- BOD5< 200 mg/lít (mức độ ô nhiễm thấp)
- 350 mg/l < BOD5<500 mg/lít (mức độ ô nhiễm trung bình)
- 500mg/l < BOD5<750 mg/lít (mức độ ô nhiễm cao)
- BOD5>750 mg/lít (mức độ ô nhiễm rất cao)
* COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu
cơ dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô
nhiễm hữu cơ được xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD.
Có thể phân loại mức độ ô nhiễm thông qua chỉ số COD như sau:
- COD < 400 mg/lít (mức độ ô nhiễm thấp)
- 400 mg/l < COD < 700 mg/lít (mức độ ô nhiễm trung bình)
- 700 mg/l < COD < 1500 (mức độ ô nhiễm cao)
- COD > 1500 mg/lít (mức độ ô nhiễm rất cao)
Trong nước thải bệnh viện tại Việt Nam, COD thường có giá trị từ
150mg/l đến 250 mg/lít[7].
2.2.3. Hiện trạng xử lý nước thải tại 1 số bệnh viện ở Việt Nam
Việt Nam hiện có 1.263 bệnh viện các tuyến và trên 1.000 cơ sở viện,
Trung tâm y tế dự phòng các tuyến, các cơ sở sản xuất kinh doanh dược, hệ


9

thống y tế xã phường. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào
khoảng 350 tấn/ngày (ước tính đến năm 2015 là 600 tấn/ngày); trong đó 1020% (trung bình 40,5 tấn/ngày hiện nay) là chất thải rắn y tế nguy hại phải

được xử lý bằng các biện pháp phù hợp. Cũng theo thống kê chưa đầy đủ,
lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế vào khoảng 150.000 m3/ ngày
đêm, dự kiến đến năm 2015, lượng này lên tới 300.000 m3/ ngày đêm[8].
Tuy nhiên, hiện có tới 56% số bệnh viện trên toàn quốc chưa có hệ
thống xử lý nước thải và 70% số hệ thống xử lý nước thải hiện có không đạt
tiêu chuẩn cho phép; chỉ có khoảng 50% số bệnh viện phân loại, thu gom chất
thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế. Ở cấp độ vĩ mô,
hệ thống chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn công nghệ xử lý chất thải phù hợp
còn chưa được xây dựng đầy đủ và triển khai có hệ thống.
Việc xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại hiện nay cũng chưa
đáp ứng được yêu cầu. Hiện mới có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại bằng các lò đốt, nhưng công nghệ đốt hiện đại mới chỉ được áp dụng
tại một số bệnh viện lớn, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt chất thải y tế nguy
hại ngoài trời hoặc chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện hoặc bãi chôn lấp
chung của địa phương[8].
Hiện có khoảng 74% các bệnh viện tuyến Trung ương, 40% các bệnh
viện tuyến tỉnh và 27% các bệnh viện tuyến huyện có hệ thống xử lý nước
thải. Tuy nhiên, các hệ thống này sử dụng những phương pháp đã cũ như: Lọc
sinh học nhiều tầng, Aeroten truyền thống, ao sinh học, lọc sinh học nhỏ
giọt... đã xuống cấp, không còn đảm bảo quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế, trong công tác quản lý chất thải bảo
vệ môi trường trong các cơ sở y tế hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Đầu tiên
đó là kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế còn thiếu trong


10

khi nhu cầu đầu tư để xây dựng, cải tạo các hệ thống xử lý chất thải y tế rất
lớn. Nhiều hệ thống xử lý chất thải xuống cấp, quá tải cần đầu tư xây dựng

mới đồng thời giá thành của một hệ thống xử lý chất thải rất cao... Bên cạnh
đó, về nhân sự, hiện nay tại các bệnh viện có tình trạng thiếu nhân sự có trình
độ và chuyên môn trong quản lý chất thải y tế[8].
2.2.4. Hiện trạng xả nước thải của bệnh viện đa khoa huyện Yên Bình
Bảng 2.1: Danh mục chất thải rắn
STT

1

2

Tên chất thải
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (loại A)
bao gồm: Bơm kim tiêm, đầu sắc
nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ,
kim khâu mổ, các ống tiêm, mảnh
thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác
sử dụng trong các hoạt động y tế
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn
(loại B): gồm ống đặt nội khí quản
định dịch khí quản, dây thở oxy
nhựa các loại; bông, băng, gạc có
dính máu và dịch sinh học của bệnh
nhân; găng tay cao su các loại; sol
cao su, vỏ đựng thuốc..v..v
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
(loại C) dịch sinh học của bệnh
nhân và dụng cụ dính dịch sinh học
của người bệnh
Dung dịch thải từ quá trình xét

nghiệm có lẫn hóa chất và dịch của
bệnh nhân
Chất thải giải phẫu (loại D): rau
thai,bào thai..v.v..
Chất hải từ quá trình hãm và hiện
hình Xquang

Trạng thái Số lƣợng trung bình
tồn tại
(kg/ năm)

Rắn

150 kg/năm

Rắn

200kg/năm

Rắn

100 kg/năm

Lỏng

3000 lít/năm

Rắn

40kg/năm


Lỏng

400 lít/năm

( Nguồn: Số liệu của bệnh viện)


11

2.3. Tổng quan về tài nguyên nƣớc trên thế giới và của Việt Nam
2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước trên thế giới.
Rất khó để xác định lượng nước trên trái đất,nhưng qua nhiều khảo sát
tính toán và suy diễn cho ta con số tổng lượng nước có trên hành tinh này ước
chừng 1,38 - 1,45 tỷ km3 nước. Khối lương nước này chiếm đúng 1% khối
lượng trái đất. Nếu đem rải đều trên toàn bộ về mặt địa cầu ta sẽ được một lớp
nước dày khoảng 4.000 m và nếu đem chia đều cho mỗi đầu người hiện nay
trên trái đất(trên 6 tỷ người) thì bình quân sẽ sấp xỉ 30 triệu m3 nước/người.
Trên thế giới nước tự nhiên có độ mặn cao nhất không nằm trong biển
và đại dương mà nằm ở hồ Chết nơi người và động vật không thể chìm hoàn
toàn trong nước. Chỉ 2,31% tổng thể tích trên trái đất là nước ngọt, trong đó
85,9% nằm trong băng tuyết 2 cực và núi cao, 13,5% nằm trong nước ngầm.
Sông ngòi chứ 1.700 km3 nước, chiếm 0,0001% tổng lượng và 0,005% lượng
nước ngọt trên Trái Đất.
Ngoài ra, phần lớn lượng nước ngọt trên trái đất phân bố ở nơi không
thuận lợi cho khai thác, như trong băng tuyết vĩnh cửu ở hai cực, trên đỉnh núi
cao hoặc nằm sâu trong lòng đất. Theo thông tin từ vệ tinh, dưới đáy hoang
mạc Sahara có dấu tích của lòng sông rõ rệt. Chứng tỏ vùng này từng có một
thời rất ẩm ướt và hiện vẫn còn 1 bể nước ngầm khổng lồ, trữ lượng khoảng
600.000 km3 mà con người chưa khai thác được[11].

Lượng nước ngọt trong lòng đất và băng hà hai cực là lượng nước ngọt
khá tinh khiết, chiếm 1,6% tổng lượng nước trên trái đất. Con người và các
loại thực động vật khác tập trung chủ yếu ở khu vực sông ngòi nhưng lượng
nước sông chỉ chiếm 0,0001% tổng lượng nước, không đủ cho nhân loại sử
dụng trong sinh hoạt và sản suất. Ô nhiễm nguồn nước thường là ô nhiễm
nước sông [11].


12

Lượng nước mưa phân bố trên trái đất không đều và không hợp lí.
Nước trên trái đất được phân bố trong bốn quyển chính là khí quyển, thủy
quyển, địa quyển và sinh quyển[11].
2.3.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam có khoảng 2.372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở
lên, trong đó có 109 sông chính. Trong số này có 9 sông là sông Hồng, sông
Thái Bình, sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia-Thu
Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long và bốn nhánh sông là sông Đà,
sông Lô, sông Sê San, sông Srê Pok đã tạo nên một lưu vực trên 10.000km2,
chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ngòi Việt Nam[12].
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm
phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn
được biết đến như hồ Lắk rộng 10km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2km2
ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5km2 tại Hà
Nội. Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền Trung như
Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại[12].
Việt Nam còn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến
26 tỷ m3 nước. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang được sử dụng
để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ
và Ya Ly. Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như

Cấm Sơn - Bắc Giang, Kể Gỗ - Hà Tĩnh và Phú Ninh - Quảng Nam.
Nước ngầm là nguồn nước có tiềm năng trữ lượng lớn, đặc biệt là ở
Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tài nguyên nước ven biển và các vùng đất
ngập nước nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng
sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước. Tiêu biểu như hồ Ba Bể, đất
ngập nước Xuân Thủy, Tiền Hải, Bàu Sấu, Cần Giờ và Chàm Chim[12].


13

2.3.3. Tài nguyên nước của tỉnh Yên Bái
Yên Bái có hai hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Chảy, đều
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng
và sông Chảy còn có suối Nậm Kim và khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ khác
cùng hệ thống hồ đầm.
+ Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, chiều dài chảy qua
tỉnh Yên Bái là 115 km. Các phụ lưu của sông Hồng trên địa phận Yên Bái,
có tới 50 ngòi, có tổng diện tích lưu vực là 2.700 km2. Lớn nhất là ngòi Thia,
diện tích lưu vực 1.570 km2, sau đó là ngòi Hút (632 km2), ngòi Lao (519
km2), Ngòi Lâu (250 km2)... Những con ngòi này, cùng với phụ lưu khe suối
là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt
cho nhân dân.
+ Sông Chảy bắt nguồn từ vùng núi Tây Côn Lĩnh - Trung Quốc, với
32 chi lưu, diện tích lưu vực 2.200 km2 với lượng nước đổ vào trung bình là
5,3 tỷ m3nước/năm, đoạn chảy qua địa phận Yên Bái có chiều dài 95 km, tại
đây đã xây dựng hồ chứa nước Thác Bà, nguồn cung cấp nước cho Nhà máy
thuỷ điện Thác Bà. Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất
Việt Nam với diện tích 23.400 ha, bao gồm 19.050 ha diện tích mặt nước và
1.331 đồi đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 2,9 tỷ m³ nước là điều kiện để phát
triển nguồn thuỷ sinh vật và là nguồn năng lượng phục vụ hoạt động của Nhà

máy thuỷ điện Thác Bà - Công trình thuỷ điện đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam.
Các phụ lưu của sông Chảy trên đất Yên Bái có tới 23 ngòi và tổng diện tích
phụ lưu 1.350 km2 [4].
+ Suối Nậm Kim có tổng diện tích lưu vực 600 km2 là chi nhánh hệ
thống sông Đà, có độ dốc lớn nên có khả năng phát triển thuỷ điện.
+ Hệ thống ao hồ với diện tích 20.913 ha, là tiềm năng để phát triển các
ngành du lịch và thuỷ sản.


14

* Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước ngầm và nước khoáng phân bố ở độ sâu 20 - 200 mét
dưới lòng đất. Nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây thuộc
các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ, nhiệt độ trên 400C,
hàm lượng khoáng hoá 1-5 gam/lít, có khả năng chữa bệnh khi được xử lý
độc tố [4].
2.3.4. Tài nguyên nước của huyện Yên Bình
2.3.4.1. Nguồn nước mặt
Tài nguyên nước mặt của huyện khá phong phú, được cung cấp bởi lưu
vực sông Chảy và các sông , suối, ao, hồ (đặc biệt là hồ thủy điện Thác Bà ),
chứa khối lượng nước hàng tỷ m3/năm:
+ Hê ̣ thố ng sông, suố i: Yên Bình có hê ̣ thố ng sông Chảy và g ần 40 con
suối lớn nhỏ, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn, đặc điểm của ngòi, suối
ngắn, có độ dốc nhỏ về mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại
đối với sản xuất và gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân.
+ Hồ Thác Bà có tổng diện tích trên 15.900 ha là tiềm năng lớn cho
việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản cũng như xây dựng các điểm du lịch sinh
thái trong tương lai[4].
2.3.4.2. Nguồn nước ngầm.

Yên Bình nằm trong vùng chứa nước đệ tam, đệ tứ nhưng lưu lượng
nhỏ 0,11 m3/s, sử dụng tốt cho việc đào giếng phục vụ cho sinh hoạt của nhân
dân. Về chất lượng nước (trừ khu dân cư tập trung ở thị trấn, thị tứ) còn lại
nhìn chung nước chưa bị ô nhiễm, độ khoáng hoá thấp 190 mg/lít, độ cứng
nhỏ từ 3 - 4 mg/lít, độ pH từ 7 - 8, phần lớn đảm bảo xây dựng các công trình
nước sạch [4] .


15

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Nước thải Bệnh viên Đa khoa huyện Yên Bình
- Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề có liên quan đến nước thải trong
quá trình hoạt động của Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng TNMT huyện Yên Bình
Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình
- Thời gian: từ ngày 25 /08 / 2015 đến ngày 23 / 11 / 2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Yên Bình
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện xã hội
- Hiện trạng môi trường
3.3.2. Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Bình
- Quy mô hoạt động của bệnh viện
- Công tác xử lí vệ sinh môi trường của trung tâm
- Hệ thống và quy trình xử lí nước thải của trung tâm y tế huyện yên bình
3.3.3. Tình hình sử dụng nước của bệnh viện

Nhu cầu và nguồn sử dụng
3.3.4. Đánh giá hiện trạng nước thải của bệnh viện Đa khoa huyện Yên
Bình
- Hệ thống quy trình xử lí nước của trung tâm
+ Phương pháp và quy trình xử lí
+ Khó khăn và thuận lợi


16

- Đánh giá chất lượng nước thải y tế của bệnh viện
+ Chất lượng nước thải
+ Chất lượng nước mặt
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa thông tin từ các nghiên cứu đã thực hiện
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên
bằng cách thu thập số liệu từ các cơ quan như: Phòng Tài nguyên môi trường
3.4.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập từ kết quả phân tích tại trường
- Địa điểm lấy mẫu: Bệnh viện đa khoa huyện Yên Bình,Tỉnh Yên Bái
- Thời gian lấy mẫu: 23/06/2015
- Thời gian phân tích: 26/06/2015
- Số lượng mẫu: 02 mẫu
- Chỉ tiêu phân tích: pH, DO,COD,BOD5,Fe, NO3Bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm: Đựng vào chai sạch
tránh ánh nắng trực tiếp.
Kí hiệu vị trí lấy mẫu
STT


Vị trí lấy mẫu nƣớc

Kí hiệu

1

ĐXL-1

Lấy nước thải tại bể đã qua xử lí trước khi thải ra ngoài

2

NM-1

Lấy nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải

- Phương pháp lấy mẫu:
+ Thiết bị lấy mẫu thủ công: sử dụng chai nhựa 1,5 lít
+ Cách lấy mẫu:
 Đối với nước thải: lấy mẫu trực tiếp tại ống xả nước thải đã qua xử lý
 Đối với nước mặt: Lấy mẫu cách điểm xả thải 10m, cách bờ từ 2-3cm


17

* Phƣơng pháp phân tích:


Phân tích COD trong nước:
* Cách pha:

1. Axit Oxalic 0,1N: Cân 6,3g Oxalic thêm nước cất định mức đến 1lit.
2. Kali pemanganat KMnO4 0,1N: Cân 3,1g KMnO4 thêm nước cất

định mức đến 1lit
* Cách tiến hành:
- Làm đồng thời 1 mẫu trắng (nước trắng)
- Mẫu lắc đều,lấy 100ml mẫu cho vào bình tam giác. Thêm 200ml
H2SO4 đặc + 10ml KMnO4 0,1N
- Dùng giấy bạc bọc kín, đin đến khi sôi vặn nhỏ lửa 10 phút.sau đó tắt
bếp để nguội
- Thêm 10ml axit Oxalic 0,1N, lắc đều cho đến khi mất màu. Chuẩn độ
bằng KMnO4 0,1N.Đến khi chuyển sang màu hồng tím nhạt thì dừng lại
Ghi thể tích KMnO4 0,1N đã chuẩn độ (a)
Kết quả tính theo công thức:
Lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ trong 1 lít nước là:
X(mg/l) = 8.(a-b)
a là lượng KMnO4 mẫu nước thải
b là lượng KMnO4 mẫu trắng


Phân tích BOD5
Được tính theo công thức: BOD5 (mg/l) = COD. 70%



Sắt tổng số:
* Hóa chất:
- HCl
- Hydroxylamin NH2OH.HCl
- Phenanthrolin C12H8N2.H2O



×