Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

phan tich bai tho sang thu cua huu thinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.4 KB, 8 trang )

Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
2.1. Vẻ đẹp cổ điển
* Vẻ đẹp cổ điển được hiểu là vẻ đẹp đã trở thành chuẩn mực trong văn học trung đại. Biểu hiện :
+ Có cảm hứng đặc biệt đối với thiên nhiên
+ Miêu tả thiên nhiên theo kiểu chấm phá, không miêu t ả nhiều chi ti ết, c ốt ghi l ấy linh h ồn c ủa c ảnh v ật
+ Hình ảnh nhân vật trữ tình trong thơ bình tĩnh, ung dung nh ư giao hoà v ới tr ời đất.
* Nói một bài thơ hiện đại có vẻ đẹp cổ điển là muốn nói bài thơ đó gợi cho ta nhớ tới vẻ đẹp của
những bài thơ cổ ở cách dùng từ, cách sử dụng các thi liệu, cách tả c ảnh (theo l ối ch ấm phá), cách t ả
tình (tả cảnh ngụ tình)…
2.2. Vẻ đẹp hiện đại : Nói vẻ đẹp hiện đại là nói tới sự sáng tạo, sự cách tân của cá nhân nhà th ơ hi ện
đại thể hiện ở cách cảm, cách tả, cách sử dụng ngôn từ… không còn tính qui ph ạm nh ư trong th ơ c ổ, tuy
họ vẫn kế thừa vẻ đẹp của thơ cổ.

Sự tương đồng và khác biệt của
hai bài thơ về vẻ đẹp cổ điển và
hiện đại
3.1. Sự tương đồng


Vẻ đẹp cổ điển
– Cảm hứng thiên nhiên vào thời điểm buổi chiều
– Thi liệu hầu hết đều có trong thơ cổ
Vẻ đẹp hiện đại : Hình ảnh, chi tiết đều là thực chứ không phải ước lệ như trong th ơ cổ
3.2. Sự khác biệt
Vẻ đẹp cổ điển
* Tràng giang
+ Tên bài thơ là một từ Hán Việt
+ Cảm hứng đặc biệt với thiên nhiên : Bài thơ tràn ngập cảnh vật thiên nhiên : sông n ước, mây, b ầu tr ời,
núi, nắng
+ Hình ảnh quen thuộc của thơ xưa : Dòng sông, con thuyền, đám mây, cánh chim, núi
+ Từ ngữ, hình ảnh mượn của Đường thi (từ đùn mượn của Đỗ Phủ ; hình ảnh khói hoàng hôn mượn


của Thôi Hiệu)
+ Hình ảnh nhân vật trữ tình đối diện với thiên nhiên, gợi hình ảnh lữ th ứ trong th ơ c ổ Ngàn mai gió
cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh
Quan)
* Chiều tối
+ Chữ viết : Nguyên tác chữ Hán
+ Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt
+ Thi đề : Giai thì, một đề tài hấp dẫn của thơ cổ (Nhật kí trong tù có nhiều bài lấy thi đề là giai
thì : Tảo – Buổi sớm ; Ngọ – Buổi trưa ; Ngọ hậu – Quá trưa ; Vãn – Chiều hôm ; Mộ – Chiều
tối)
+ Bút pháp miêu tả thiên nhiên : Theo kiểu chấm phá, không tả nhi ều, ch ỉ ch ọn hai hình ảnh chim, mây ;
không tả cụ thể, chỉ cốt ghi lấy linh hồn của thiên nhiên tạo vật ( quyện điểu, cô vân)


+ Nhân vật trữ tình : Phong thái ung dung, tự do, tự t ại nh ư giao hoà v ới tr ời đất.
Vẻ đẹp hiện đại
* Tràng giang
+ Chữ viết Quốc ngữ
+ Thể thơ tự do
+ Ngôn ngữ được cá thể hoá cao độ dợn dợn, nhỏ
+ Những chi tiết, hình ảnh của cuộc sống đời thường được đưa vào thơ, trở thành đối t ượng thẩm
mĩ củi một cành khô.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm trạng không cần ngoại cảnh Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói
hoàng hôn cũng nhớ nhà
+ Sử dụng triệt để nghệ thuật tương phản đối lập rất hội hoạ, ấn tượng, hiện đại của văn học lãng mạn
(cả 4 khổ).
* Chiều tối : Tinh thần hiện đại là tinh thần cách mạng, tinh thần chi ến đấu được thể hiện qua phẩm
chất của nhân vật trữ tình.
+ Cảnh : Được nhìn và miêu tả trong sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ nỗi buồn đến ni ềm vui,
giàu sức sống, từ lạnh lẽo đến ấm nóng (hai câu đầu tả cảnh thiên nhiên, bức tranh đẹp nh ưng bu ồn,

thấm thía cảm giác cô đơn, lạnh lẽo ; hai câu cuối tả cảnh lao động, sinh hoạt tràn đầy ni ềm vui, s ự ấm
nóng của con người)
+ Nhân vật trữ tình : Ý chí kiên cường, bất khuất, không nao núng tr ước m ọi gian kh ổ, luôn l ạc quan, tin
tưởng, làm chủ tình thế, vượt lên trên chiến thắng hoàn cảnh, chủ động đón nhận mọi th ử thách, khó
khăn (không phải là người tù trên đường đi đày mà là thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và là
một chiến sĩ tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng).
Lí giải nguyên nhân
Tương đồng
– Cùng giai đoạn văn học 1930-1945


– Tác giả đều là những nhà thơ có ý thức kế thừa truyền thống và phát huy hi ện đại. H ồ Chí Minh sinh ra
và lớn lên trong môi trường Hán học, học chữ Hán từ nhỏ, đồng th ời lại tiếp xúc v ới nhi ều n ền v ăn minh
khác nhau nên rất hiện đại ; Huy Cận sinh ra trong một gia đình nhà nho, đỗ tú tài toàn ph ần, đồng th ời là
một trí thức Tây học, được tiếp xúc với văn hóa, văn học phương Tây.
– Sự kết hợp hai yếu tố cổ điển, hiện đại là một đặc điểm của phong cách thơ Hồ Chí Minh, Huy C ận
(trước1945). Hai bài thơ đều rất tiêu biểu cho hồn thơ của hai tác giả.
Khác biệt
* Về tuổi tác
+ H ồChí Minh : Khi vi ết bài th ơđã h ơ
n 50 tu ổi, đã t ừ
ng tr ải, dày d ạn kinh nghi ệm nên b ản l ĩnh, bình t ĩnh,
tự tin, đối mặt và làm chủ hoàn cảnh.
+ Huy Cận : Khi viết bài thơ mới 20 tuổi, chưa trải nghiệm, lại g ặp bu ổi mất n ước nên dễ u bu ồn, nu ối
tiếc, bâng khuâng.
* Về khuynh hướng sáng tác
+ Chiều tối : Thuộc văn học cách mạng 1930-1945, mảng thơ ca trong tù, tác giả là m ột chi ến s ĩ cách
mạng đã kinh qua, nắm vững qui luật vận động tất yếu của lịch sử.
+ Tràng giang : Thuộc phong trào Thơ mới 1932-1945, tác giả là một thi sĩ đặc biệt có cảm quan vũ trụ,
mang trong mình nỗi buồn của cả một thế hệ các nhà thơ nhiệt tình yêu n ước nh ưng ch ưa đủ d ũng khí,

chưa được giác ngộ Cách mạng nên chỉ còn biết gửi lòng mình vào thơ ca, vào tình yêu ti ếng Việt.
Đánh giá khái quát : Sự tương đồng và khác biệt của hai bài thơ về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại cho
thấy :
– Đó là một vẻ đẹp của thơ hiện đại.
– Khẳng định thơ hiện đại không đoạn tuyệt với thơ truyền thống
– Sự phong phú, đa dạng của phong cách thơ Việt Nam hiện đại.

Ta ở đất này, sống cõi này


Đất làm ra gió để chim bay
Chim làm ra gió cho trời rộng
Nguờỉ thuộc đường chim dang cánh bay.


Tràng giang là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Trước Cách mạng, tôi
thường có thú vui vào chiều thứ bảy, chủ nhật hằng tuần đi lên vùng
Chèm, Vẽ để ngoạn cảnh hồ Tây. sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp
gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ không chỉ do sông Hồng gợi
cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của của quê
hương. Chúng tôi hồi đó có nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lời
ra nên như kéo dài triền miên. Tràng giang là bài thơ tình và tình gặp
cảnh, một bài thơ về tâm hồn. Nhìn dòng sông lớn gợn những lớp sóng
tôi thấy nỗ buồn của mình cùng trải ra như những lớp sóng.
Thuyền và nước vốn là hai khái niệm gần gũi nhưng rồi không phải bao
giờ cũng gắn bó. Thuyền gợi lên một cái gì nổi nênh như kiếp người
trong cuộc đời cũ. Nhất là ở đây con thuyền lênh đênh thả mái xuôi dòng
như có một nỗi buồn chia li, xa cách đang đón đợi. Tôi chọn lọc trong
nhiều khả năng biểu hiện hình ảnh Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Không phải là một thân gỗ xuôi dòng, một đám bèo xanh trôi nói mà là

một cành củi khô bập bềnh trôi dạt trên sông.
Khung cành buổi chiều trên sông nước, làng xóm đôi bờ vắng lặng. Trong
câu thơ tôi có học được chữ dìu hiu của Chinh phụ ngâm:
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò


Cảnh vật vắng vẻ. Đâu đây vẳng lại đôi tiếng lao xao của buổi chợ chiều.
Thật không gì vui bằng lúc chợ đông và buồn bằng lúc chợ chiều tan tác.
Không có tiếng người thì cảnh vật hoang vắng và xa lạ. Đôi chút âm thanh
của cuộc sống con người không làm bớt đi sự vắng lặng nhưng vẫn
tạo được ít nhiều màu vẻ cuộc sống. Thiên nhiên tạo vật trong buổi chiều
tà trên sông nước cũng lạ lùng. Từng vạt nắng từ trên cao rọi xuống tạo
thành những khoảng sâu thăm thẳm trên bầu trời. Tôi dùng từ sâu chứ
không dùng từ cao. Nếu là cao chót vót thì quá bình thường. Không gian
mở ra hai chiều, cao và rộng tạo nên không gian vũ trụ rộng lớn và cũng
là những nỗi buồn dường như vô tận.
Câu thơ để từ được láy lại trong câu: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Trong không gian buồn, xa vắng đó, ai cũng muốn tìm đến những dấu vết
gần gũi của sự sống, của cuộc đời.
Nhưng những dấu hiệu gần gũi thân thiết của cuộc sống đều không thấy:
không một chiếc cầu, không một chuyến đò ngang… Cả bốn câu thơ trong
khổ 3 này đều buồn, mỗi câu mang một nỗi buồn riêng, Cảnh vật có đổi
thay nhưng đều mang một dáng vẻ, đều trôi nổi, mông lung, vô định,
không có dấu vết của con người. Nhắc lại từng hình ảnh, lại thấy tha thiết
nhớ cuộc sống con người.
Thiên nhiên tạo vật buồn nhưng đồi khi đẹp kì vĩ, lạ lùng:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
Chữ đùn học ở câu: Mặt dấĩ mây đùn cửa ải xa (lời dịch Thu hứng – Đỗ
Phủ) của Nguyễn Công Trứ.



Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng nõn nở ra
trên trời cao. Ánh nắng chiều trước khi vụt tắt rạng lên vẻ đẹp. Cánh
chim bay liệng gợi lên chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng nhỏ bé, mông
lung .quá. Nỗi buồn càng da diết nhớ thương. Nó không chỉ đóng khung
trong cảnh sông nước trước mặt mà mở ra đến những chân trời quê xa.
Hai chữ dợn dợn của tồi thường bị đọc sai, in sai thành dờn dợn như thế
chẳng có ý nghĩa gì. Bài thơ có nhiều điệp từ, điệp ngữ như điệp điệp,
song song,dợn dợn Mỗi từ điệp đều có ý nghĩa riêng về nội dung và nghệ
thuật. Bàti thơ kết thúc bằng nỗi nhớ quê hương da diết. Tôi nói khác ý
thơ Thôi Hiệu vì lúc đó tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời Đường.
Cảnh trên sông nước có khói sóng làm Thôi Hiệu buồn, nhớ quê; còn
tôi thì không có khói sóng cũng nhớ nhà da diết, nhớ quê hương da diết.
Tràng giang đã kết hợp được thơ ca truvền thống, những nét cổ điển của
thơ Đường với những nét hiện đại, Những hình ảnh con thuyền xuôi mái,
củi một cành khô, hàng bèo trôi dạt mang tính chân thực của đời thường,
không ước lệ. Và cũng có những hình ảnh mang vẻ đẹp tượng trưng. Tình
yêu quê hương trong bài thơ gợi lên và mở ra tình yêu lớn hơn của mỗi
miền quê, mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về
đất nước.



×