Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về kết hợp sức MẠNH dân tộc với sức MẠNH THỜI đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.43 KB, 15 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT

Ngày….. tháng…. năm 20..

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài : Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Đối tượng: Đào tạo Đại học

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Giúp người học nắm được cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, từ đó vận dụng vào
nhận thức đường lối quan điểm của Đảng ta hiện nay.
2. Yêu cầu
- Nắm được cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Vận dụng kiến thức đã học vào nhận thức đường lối quan điểm của Đảng
ta hiện nay.
- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái xuyên tác quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. NỘI DUNG

Gồm 3 phần
Phần 1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại
Phần 2. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại


Phần 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong bối cảnh quốc tế hiện nay
1


III. THỜI GIAN

1. Thời gian toàn bài: 2 tiết.
2. Phân chia cụ thể:
a. Lên lớp: 2. tiết.
b. Nghiên cứu, thảo luận: ..... tiết.
IV. ĐỊA ĐIỂM

Tại giảng đường.
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Theo quy mô lớp học.
2. Phương pháp :
a. Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với nêu
vấn đề và trình chiếu Power Point.
b. Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO

1. Tài liệu
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có
sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008 (từ tr.....- tr.....).
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao
đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006 (từ tr....- tr….).
2. Vật chất đảm bảo

a. Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu
b. Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu

Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ. Đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
2


II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
THỨ TỰ, NỘI DUNG

THỦ TỤC LÊN LỚP
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC
MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH
THỜI ĐẠI
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại
2. Thực tiễn kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trên thế giới và
Việt Nam
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT
HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI
SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

1. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận
khăng khít của cách mạng vô sản thế
giới
2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô
sản trong sáng
3. Dựa vào sức mình là chính, tranh
thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, không
quên nghĩa vụ quốc tế vô sản
4. Xây dựng tình hữu nghị hợp tác,
đoàn kết giữa các quốc gia, dân tộc và
các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân
chủ trên thế giới

3

THỜI

PHƯƠNG

GIAN

PHÁP

05

Hỏi- đáp,

phút


thuyết trình

V.CHẤT

Giáo án

….
phút
….
phút

Thuyết

trình,

nêu vấn đề, kết
hợp với trình
chiếu
Point

….
phút
….
phút
…..
phút
….
phút

Power


Giáo
án,
giáo trình,
tài
liệu
tham khảo
và phương
tiện trình
chiếu


III.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH
DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI
ĐẠI TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ
HIỆN NAY
1. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng
của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay
2. Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực
để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước thắng lợi
3. Thực hiện tốt đường lối, chính sách
đối ngoại của Đảng trong tình hình
hiện nay
4. Quân đội nhân dân Việt Nam quán
triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí
Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với

sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
KẾT THÚC BÀI GIẢNG

….
phút
….
phút

….
phút
….
phút
05
phút

Thuyết trình

Giáo án

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG

1. Kết luận
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là một hệ thống
luận điểm khoa học thấm đượm tinh thần độc lập tự chủ và tinh thần quốc tế trong
sáng, không phải chỉ có giá trị chỉ đạo đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
hiện nay, mà còn có giá trị định hướng lâu dài cho cả sự nghiệp đấu tranh của
nhân dân ta vì các mục tiêu cao cả của thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội.


4


2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng HCM về kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại ?
2. Vận dụng tư tưởng HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Ngày.....tháng......năm 20
NGƯỜI BIÊN SOẠN

MỞ ĐẦU

5


Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nội dung quan trọng
trong hệ thống tư tưởng HCM ,là quy luật, bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt
Nam. Thực tiễn cho thấy, nhờ khéo kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc ta giành thắng lợi mấy thập kỷ
qua. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước hiện nay, việc
nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP
SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của

mình giai cấp vô sản ở mỗi nước phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi cho cách mạng
- Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen
vạch rõ:
+ Giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ
nghĩa cộng sản ở từng quốc gia dân tộc và trên phạm vi toàn thế giới .
+ Sức mạnh để thực hiện sứ mệnh lịch sử không chỉ giới hạn trong phạm vi
từng dân tộc, mà phải mở rộng ra vô sản toàn thế giới.
Mác-Ăngghen kêu gọi "Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại".
- Trong điều kiện lịch sử mới, khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ
nghĩa đế quốc. Phát triển quan điểm của Mác-Ăngghen, V.I. Lênin khẳng
định:
+ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không giành được
thắng lợi nếu không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở
thuộc địa.
+ Cách mạng giải phóng thuộc địa muốn thắng lợi thì phải liên hiệp lại
Lênin bổ sung khẩu hiệu của Mác-Ăngghen thành: "Vô sản toàn thế giới và
các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại".

6


Như vậy, từ bản chất quốc tế của giai cấp vô sản, từ xu thế chung của thời
đại và thực tiễn kẻ thù của giai cấp vô sản là một lực lượng quốc tế, cách mạng vô
sản muốn thắng lợi đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại.
2. Thực tiễn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên thế
giới và Việt Nam
a. Thực tiễn thế giới
- Sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học kỹ thuật từ những năm

60 của thế kỷ XX đã đem lại những đổi thay to lớn cho xã hội loài người trên
mọi mặt của đời sống xã hội.
Đây là một đặc điểm của thời đại mà các nước muốn phát triển không
thể tự bó hẹp trong phạm vi dân tộc mình, mà phải mở rộng ra bên ngoài,
chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, tận dụng được sức mạnh của thời đại để
nhân lên sức mạnh dân tộc.
- Cách mạng Tháng Muời Nga 1917 giành thắng lợi đã mở ra một thời đại
mới- thời đại quá độ từ CNTB lên CNCS trên phạm vi toàn thế giới.
Thực tiễn này giúp Hồ Chí Minh thấy rõ con đường giải phóng cho các dân
tộc thuộc địa chính là con đường cách mạng vô sản. Xu thế của thời đại đòi hỏi
các dân tộc phải nhận thức được yêu cầu tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại.
- Sự hình thành, phát triển của hệ thống các nước XHCN từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai là một nhân tố quan trọng tạo ra sức mạnh
của thời đại.
Nhận thấy vai trò của nhân tố thời đại này, Hồ Chí Minh chủ trương phát
huy sức mạnh của các phong trào cách mạng trên thế giới, nhất là các nước
7


XHCN phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Nghiên cứu khảo sát thực tiễn cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh còn
nhận thấy chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng quốc tế. Vì vậy, muốn đánh bại
chúng, giai cấp vô sản phải liên minh lại.
b. Thực tiễn Việt Nam
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Các phong trào
cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ song lần lượt đều
thất bại.
Thực tiễn đó cho thấy, dân tộc Việt Nam, một dân tộc nhỏ, có nền kinh tế
lạc hậu, chậm phát triển muốn chống lại đế quốc thực dân có tiềm lực kinh tế,

quân sự ban đầu mạnh hơn mình, không thể không phát huy sức mạnh bên trong
và bên ngoài để giành thắng lợi.
- Thực tiễn đó đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước và
Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam đó là
con đường cách mạng vô sản.
Trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa MácLênin, nghiên cứu và khảo nghiệm tình hình thế giới và Việt Nam, Hồ Chí
Minh có nhận thức mới về sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam: Cách
mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
1. Cỏch mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô
sản thế giới
- Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong điều kiện thời đại có
những biến đổi to lớn, đã tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc gắn liền với hệ
thống thuộc địa do chủ nghĩa đế quốc tạo dựng nên.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga đó mở ra kỷ nguyờn mới, kỷ
8


nguyờn quỏ độ lên chủ nghĩa xó hội trờn phạm vi toàn thế giới.
Với nội dung đó, thời đại mới đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa
các quốc gia mở ra quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng giữa các dân tộc, làm
cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài
người .
- Sau khi nắm được đặc điểm của thời đại Nguyễn Ái Quốc đã làm tất cả
để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Người viết: “Cách mạng An-Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Ai
làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An-Nam cả”. (sđd,

tập.3,tr.301).
+ Người kiên quyết chống lại chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ và phát triển quan
điểm về mối quan hệ khăng khít cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản thế
giới của Lênin.
Người khẳng định: “Cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì phải liên
hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc
địa và các nước bị nô dịch. Vai trò của cách mạng thuộc địa rất to lớn, không có
họ thì cách mạng vô sản không thể giành thắng lợi, Lênin là người đầu tiên đã
nhận thức đúng vấn đề đó”.(sđd, tập.2, tr.219).
+ Người chỉ ra một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của các
dân tộc Phương Đông, đó là sự biệt lập.
Hồ Chí Minh viết: “Họ hoàn toàn không biết những việc xẩy ra ở các nước
láng giềng gần gũi nhất của họ, do đó họ thiếi sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp
hành động và sự cổ vũ lẫn nhau" (sđd, tập. 1, Tr263).
+ Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở
chính quốc thờ ơ với cách mạng thuộc địa.
+ Hồ Chí Minh đã kiến nghị với Ban phương Đông của Quốc tế cộng sản
về những biện pháp nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc phương
Đông.
Hồ Chí Minh viết: "Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn
cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh
9


phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánhcủa
cách mạng vô sản" (sđd, tập. 2, tr.124).
Tóm lại, Nhờ nắm bắt đặc điểm và xu thế của thời đại Nguyễn Ái Quốc đã xác
định đường lối chiến lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước,
giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc

tế vô sản trong sỏng
- Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại chỉ được
phát huy khi kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế vô sản trong sáng.
Người khẳng định: “tinh thần yêu nước chân chính là một bộ phận của tinh
thần quốc tế”(sđd, tập. 6, tr.172).
- Hồ Chí Minh vừa triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc; đồng thời đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường
tình đoàn kết với các dân tộc.
+ Người luôn nhắc nhở “tinh thần yêu nước chân chính khác với tinh thần vị
quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là bộ phận của tinh thàn quốc tế”, phải kiờn
trỡ đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, vị kỷ dân tộc làm suy yếu khối đại đoàn kết
để thống nhất các lực lượng cách mạng thế giới.
+ Chống lại âm mưu của chủ nghĩa thực dân truyền bá tư tưởng phân biệt
chủng tộc, kích thích thói kỳ thị màu da… chia rẽ các dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc kờu gọi “vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những
người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”.
+ Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn phê phán những ảnh hưởng của các Đảng xã
hội thuộc Quốc tế II đã hiểu sai và đánh giá thấp vị trí chiến lược của cách mạng
thuộc địa, chưa làm gì để giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần
quốc tế chủ nghĩa chân chính...
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Người giáo dục
nhân dân ta phân biệt rõ sự khác nhau giữa bọn thực dân, đế quốc với nhân dân
lao động yêu chuộng hoà bình.
10


 Người luôn đề cao văn hóa Pháp, ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập
tự do của nhân dân Mỹ.
Thông qua nhiều biện pháp để làm cho thế giới hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh

chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, tạo ra làn sóng ủng hộ nhân dân Việt Nam, phản
đối cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
3. Dựa vào sức mỡnh là chớnh, tranh thủ sự giỳp đỡ từ bên ngoài,
không quên nghĩa vụ quốc tế vô sản
- Hồ Chí Minh nêu cao tinh thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là
chính”,tự giải phóng là tư tưởng, quan điểm lớn của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh viết: “Muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúp mình
đã”, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được hưởng độc lập”.
+ Theo Hồ Chí Minh sức mình ở đây chính là sức mạnh của dân tộc, sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân (đây là nguồn nội lực, điểm mấu chốt, là cái gốc).
+ Trong mối quan hệ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh
coi sức mạnh thời đại là nhân tố quan trọng, sức mạnh dân tộc là nhân tố quyết định
đến thắng lợi của cách mạng.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 là ví dụ điển hình cho kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Những điều kiện khách quan cho cách mạng
đã tới, nhưng Hồ Chí Minh vẫn coi yếu tố bên trong là quyết định.
- Dựa vào sức mình là chính nhưng Hồ Chí Minh cũng luôn tranh thủ sự
giúp đỡ từ bên ngoài có hiệu quả.
Hồ Chí Minh nói: " Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta
phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng của ta"
(sđd, tập 8, tr.30).
+ Để tranh thủ được sức mạnh từ bên ngoài, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ,
đảng viên, nhân dân ta làm sao tuyên truyền cho sâu, cho rộng cuộc chiến tranh
chính nghĩa của Việt Nam trước nhân dân tiến bộ yêu chuộng hoà bình.
+ Để tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng ta và Hồ Chí Minh kết hợp
chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập dân tộc mỡnh với bốn mục tiờu của thời
11



đại: hoà bỡnh, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xó hội.
+ Để tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc
trong lúc hai nước này đang có bất đồng sâu sắc, theo chủ trương sáng suốt của
Hồ Chí Minh, Đảng ta vừa kiên trì đường lối độc lập tự chủ, vừa thực hiện đoàn
kết với cả Liên Xô và Trung Quốc.
- Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh đồng thời
nhấn mạnh trách nhiệm với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
+ Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở: phải coi cuộc đấu tranh của bạn cũng
như cuộc đấu tranh của ta, giúp bạn là tự giúp mình
+ Thực tiễn Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc thành lập Mặt trận nhân dân ba nước
Đông dương phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau cùng chiến đấu chống thực dân Pháp
4. Xây dựng tình hữu nghị, hợp tác, đoàn kết giữa các quốc gia dân tộc
và các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới
- Theo Hồ Chí Minh, đây là điều kiện quan trong để tranh thủ khai thác
sức mạnh từ bên ngoài vào củng cố, giữ vững nền độc lập cho dân tộc, xây
dựng đất nước vững mạnh.
- Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt nền móng cho tình hữu nghị giữa nhân
dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.
Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam
thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để
giữ gìn hoà bình”, “thái độ của Việt Nam đối với những nước á châu là thái độ
anh em, đối với ngũ cường là thái độ bạn bè”. (sđd, tập.5, tr. 136).
- Người sớm có tư tưởng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ
đối ngoại.
Hồ Chí Minh viết: “Tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa
quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng
cường”.
Trong quan hệ rộng mở đó
+ Hồ Chí Minh đã giành ưu tiên cho mối quan hệ với các nước xã hội chủ
nghĩa anh em.

+ Đối với Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã bằng những hoạt động liên tục,
12


không mệt mỏi suốt nửa thế kỷ, xây đắp nên mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là
anh em
+ Đối với Lào, Caphuchia, Hồ Chí Minh luôn có mối quan tâm đặc biệt, ra
sức xây dựng quan hệ đoàn kết về mọi mặt nhằm hình thành liên minh chiến đấu
chống kẻ thù chung.
+ Người cũng hết sức coi trọng, thiết lập mối quan hệ hữu nghị, láng giềng
với các nước trong khu vực dù có chế độ chính trị khác nhau
+ Đối với các tư bản, nếu muốn thật thà đến kinh doanh ở Việt Nam cốt làm lợi
cho cả hai bên, thì Việt Nam sẽ hoan nghênh. Ngay cả thực dân Pháp
Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân
Pháp. Những người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức, nếu họ
muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan
nghênh, họ như anh em bầu bạn"(sđd, tập.5, tr. 587).
Tóm lại, Với trí tuệ thiên tài, với tinh thần quốc tế trong sáng, với đức độ
khiêm nhường và thái độ thiện chí, Hồ Chí Minh vượt qua mọi trở ngại, từ trong
mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại đề ra đường lối cách mạng đúng
đắn, phương pháp ứng xử sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng
phát huy tối đa sức mạnh thời đại và sức mạnh dân tộc đưa cách mạng Việt Nam
đến thắng lợi trọn vẹn.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC
MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG BỐI CẢNH QUỐC
TẾ HIỆN NAY
1. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hịên nay
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại đã được Đảng ta tổng kết thành bài học kinh nghiệm trong lịch sử, là quy

luật giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
+ Thực tiễn quá trình vận động và biến đỏi của cách mạng Việt Nam hơn
nửa thế kỷ qua đã chứng minh: ở giai đoạn cách mạng nào, thời kỳ nào mà tư
tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh được
13


quán triệt và vận dụng đúng thì cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành được
thắng lợi; ngược lại cách mạng trở ngại và tổn thất.
+ Tổng kết lý luận, thực tiễn sau 20 năm đổi mới, Đại hội X Đảng ta khẳng
định: “ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới” là
một trong 5 bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng.
- Hiên nay và trong những năm trước mắt, tình hình quốc tế, khu vực có
nhiều biến động phức tạp, để quán triệt và vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đòi hỏi:
+ Chúng ta cần thực hiện tốt đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của
Đảng, đó cũng là tiếp tục thực hiện tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại của Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
+ Đấu tranh chống các quan điểm sai trái: đề cao sức mạnh dân tộc coi nhẹ
những điều kiện thuận lợi của các yếu tố thời đại, hoặc chỉ chú ý mở rộng bằng
mọi giá mà không quan tâm tới các lĩnh vực khác.
2. Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thắng lợi
- Để đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đến thắng lợi, Hồ Chí Minh luôn xác
định phải phát huy sức mạnh dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân là
chính, nhưng biết tranh thủ sự giúp đỡ toàn diện từ bên ngoài.
- Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực là yêu cầu khách quan để đẩy mạnh
và đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến thắng lợi
- Thực tiễn cho thấy, chỉ có trên cơ sở phát huy sức mạnh của nội lực,
chúng ta mới có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên

ngoài, tận dụng được sức mạnh của thời đại.
- Phát huy nội lực trong tình hình hiện nay là trên cơ sở những thành tựu to lớn của
hơn 20 năm đổi mới, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc gia với thế và lực mới để
tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH theo định hướng XHCN.
3. Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng trong tình
hình hiện nay
- Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và
14


công nghệ, trước sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch…Đảng ta xác định:
"Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình hợp tác
và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan
hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp
tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu
vực"( VK ĐH X, tr.112).
- Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm này của Đảng là góp phần thiết thực
vào thực hiện tư tưởng HCM về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong tình hình mới.
- Góp phần tạo môi trường hoà bình, điều kiện quốc tế thuận lợi cho công
cuộc đổi mới.

15



×