Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Xây dụng thực đơn cho bé gái 2 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.22 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

GVHD:

Cô Trần Thị Thu Trà

SVTH :

1. Trần Vũ Phương Trang
60902874
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung 60901866


Tháng 5 ,năm 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

GVHD:

Cô Trần Thị Thu Trà

SVTH :

1. Trần Vũ Phương Trang
60902874


2. Nguyễn Thị Hồng Nhung 60901866


Tháng 5 ,năm 2011

Bài tập xây dựng thực đơn
Đối tượng: em bé gái 2 tuổi
1. Các thông số của đối tượng cần xây dựng thực đơn







Tuổi : 2
Giới tính : Nữ
Cân nặng : 12 kg
Chiều cao : 86 cm
Vùng sinh sống : TPHCM, khí hậu nóng ẩm
Thói quen và công việc thường nhật: hoạt động nhẹ, chủ yếu là nghỉ ngơi, ngủ, chơi
đùa nhẹ…
• Bệnh : không

2. Tính toán các yêu cầu về dinh dưỡng
a) Tính năng lượng cần cung cấp cho 1 ngày
• Chuyển hóa cơ bản
E CHCB = 665,09 + 9,56*W + 1,85*H – 4,67*A
= 665,09 + 9,56*12 + 1,85*86 - 4,67*2 = 930 Kcal/ngày


• Năng lượng tiêu hóa thức ăn
E tiêuhóa= 10% E CHCB = 0,1*930 = 93 Kcal/ngày

• Năng lượng cho vận động
E hoạtđộng = 300 Kcal/ngày

 Tổng năng lượng cần cho 1 ngày:
E = E CHCB + E tiêuhóa + E hoạtđộng
= 930 + 93 + 300 = 1323 Kcal/ngày


b) Xác định số lượng bữa ăn và phân bố năng lượng giữa các bữa ăn
Bữa ăn
Bữa sáng (7 g)
Bữa trưa (11 g)
Bữa phụ buổi chiều (15 g)
Bữa tối(18 g)
Bữa phụ buổi tối(20 g)

% tổng số năng lượng
20%
35%
10%
25%
10%

tổng năng lượng cả ngày
264,6 Kcal
463 Kcal
132,3 Kcal

330,8 Kcal
132,3 Kcal

Xác định tỉ lệ Protein : Lipid : Glucid theo khối lượng
a) Protein
- Cung cấp 15 % năng lượng / ngày
EProtein = 15 % E = 198 ( kcal / ngày )
MProtein = EProtein / 4 = 49,5 ( g )
MProtein động vật = 60 % MProtein = 29,7 ( g )
b) Lipid
- Cung cấp 25 % năng lượng / ngày
ELipid = 25 % E = 331 ( kcal / ngày )
MLipid = ELipid / 9 = 36,8 ( g )
MLipid thực vật = 60 % MLipid = 22,08 ( g )
c) Glucid
- Cung cấp 60 % năng lượng / ngày
EGlucid = 60 % E = 794 ( kcal / ngày )
MGlucid = EGlucid / 4 = 198,5 ( g )

3. Đưa ra lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Bữa ăn hợp lý phải bảo đảm đủ các thành phần dinh dưỡng. Đạm, béo, đường, vitamin và
muối khoáng phải ở tỷ lệ cân đối. Giai đoạn này, mỗi tháng trẻ tăng 150-250g và cao thêm 0,50,7cm, chính vì vậy, chế độ ăn uống của trẻ phải được cân nhắc kĩ lưỡng và cẩn thận.
Một số đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ 2 tuổi:

 Đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm


- Ăn đủ số lượng và chất lượng thực phẩm để trẻ nhận đủ năng lượng, đạm, các vitamin và

-


-

khoáng chất mỗi ngày: năng lượng 1.300-1.400Kcal, gạo 150-250g (100g gạo tương
đương với 200g bún hoặc bánh phở, 140g bánh mì), thịt, cá, tép (nạc) 100g, dầu 20-25g,
rau (đã làm sạch) 100-150g.
Ngoài các bữa chính, mỗi ngày, bé cần được ăn thêm khoảng 2-3 bữa phụ vào lúc 9-14
giờ, 20-21 giờ. Tuy gọi là bữa phụ nhưng năng lượng tổng cộng cũng phải tương đương
1/2 lít sữa tươi. Trong đó, các món chính là sữa và sản phẩm từ sữa, kèm theo trái cây,
nước trái cây, 1-2 cái bánh quy.
Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: đạm 15%, béo 20%, đường bột 65%

 Protein:
Ðặc điểm của protein được cấu thành bởi nhiều chất axít - amin khác nhau, trong đó có 8
axít - amin cơ thể con người không tự tổng hợp được (hoặc tổng hợp không đủ) cho nên
nhất thiết phải được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 1 - 3 tuổi là 28
g/ngày .Cần ưu tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá, tôm... vì chúng có giá
trị cao, có đủ các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra còn giúp
cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Lượng đạm động vật trong
khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60%. Tuy nhiên, nếu phối hợp tốt đạm động vật với
đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc... ) sẽ tạo nên sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt
hơn. Protein là chất dinh dưỡng khó tiêu hoá, khó bài tiết các chất chuyển hoá, nên ăn
quá nhiều có thể gây gánh nặng cho cơ thể, nhất là trong trường hợp uông không đủ
nước. Vì thế, trong nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ với tỉ lệ khoảng 14%-15% do
protein là tốt. Chế độ ăn thiếu đạm sẽ làm trẻ chậm lớn, khi trưởng thành có tầm vóc thấp
bé. Ngoài ra, còn làm trẻ giảm sức đề kháng, tăng nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn và
kém phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, cho trẻ ăn quá nhiều đạm cũng không tốt. Trong quá
trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian thối rữa gây độc hại, mà các sản
phẩm chuyển hóa của chất đạm đều phải được xử lý qua gan và thận. Do vậy, nếu cho trẻ
ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể mệt mỏi. Đồng

thời bé cũng khó hấp thu các loại vitamin, dễ sút cân và đi ngoài phân sống. Chất đạm có
trong thịt, trứng, thủy hải sản (cá, tôm...); sữa và các sản phẩm từ sữa; các loại hạt thuộc
họ đậu (đậu xanh, đậu tương, đậu Hòa Lan...). Trong các loại ngũ cốc, protein ở gạo là tốt
nhất, tuy vậy trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, ngoài lương thực với gạo là chủ yếu, cần
có thêm các thức ăn giàu protein động vật, có thêm lượng dầu, mỡ cần thiết, các thứ rau
quả giàu vitamin và muối khoáng (vì protein và các chất trong cốc dễ mất máu trong qúa
trình xay xát chế biến).

 Lipit
Ở trẻ em, tỉ lệ phát lipit trong khẩu phần hàng ngày chiếm khoảng 20-30% năng lượng là
đủ. Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng mềm, tạo
cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như
vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa
tuổi 1-3, trẻ cần khoảng 30-40 g dầu mỡ một ngày, cụ thể một bát bột hoặc cháo cần cho
1-2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì cho dầu và mỡ vào xào, rán thức
ăn.Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt... vì chúng
chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.


Chất béo có trong dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu nành, dầu ô-liu...; mỡ động vật như
bơ, mỡ lợn, mỡ gà, dầu cá...; các hạt chứa dầu như lạc, vừng, đậu tương. Mỡ lợn, mỡ gà
rất tốt cho trẻ vì trong thành phần các loại mỡ đó có các axit béo không no cần thiết như:
axit lioleic, axit liolemc, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Với
trẻ ăn cháo: cũng như nấu với bột, sau khi cháo được mới cho dầu hoặc mỡ vào, quấy
đều, đun chín lại. Với trẻ ăn cơm: có thể dùng dầu rán, xào thức ăn cho trẻ, hoặc dùng
dầu (bảo đảm chất lượng) trộn trực tiếp vào cơm, rau... mỗi ngày với liều lượng từ 5g25g. Nếu trẻ ăn bột hoặc cháo nấu với thịt thì nên chọn thịt nạc lẫn mỡ (thịt nạc vai).
Hoặc với trẻ ăn cơm nên thêm vào khẩu phần của trẻ 1-2 thìa bột vừng trộn lạc. Trong
khẩu phần của trẻ thường xuyên không có hoặc có quá ít nhất béo, cơ thể sẽ gián tiếp
thiếu một số loại vitamin chỉ tan trong dầu mỡ, cũng như thiếu calo vì khối lượng protein
và gluxít ăn vào quá lớn do vậy trẻ nhanh no nhưng lại chóng đói, sinh mệt mỏi hay quấy

khóc. Khẩu phần thiếu lipít là một trong những nguyên nhân gây bệnh suy dinh dưỡng
Protein - năng lượng ở trẻ em.
 Gluxit
Trẻ 2 tuổi cần khoảng 195 gam chất đường bột (Gluxit) 1 ngày. ở trẻ, nhu cầu chất gluxít
tương đối cao. Nếu tính trong ba chất sinh nhiệt (đạm, béo, ngọt) thì trong khẩu phần
hàng ngày của trẻ tỉ lệ các chất gluxít, chiếm khoảng 50 - 60%. Cơ thể nếu thiếu chất
ngọt dễ sinh chứng hạ đường huyết và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa hấp thu các chất
dinh dưỡng khác, vì thế trẻ gày yếu, mệt mỏi, chậm lớn. Tinh bột có chứa chất xơ (hỗ trợ
hệ thống tiêu hoá) và các loại đường phức (cung cấp năng lượng kéo dài). Hơn nữa, tinh
bột còn chứa các loại vitamin B và một số loại ngũ cốc chế biến sẵn sẽ cung cấp nhiều
vitamin và khoáng chất cần thiết Chất gluxít không phải chỉ là những chất có khẩu vị
ngọt như chất ngọt từ mía, tử củ cải đường, mật kẹo, bánh ngọt, mà còn có trong ngũ cốc
với gạo, mì, ngô, kê các loại bột gạo (nếp, tẻ), bột mì, bột ngô các loại khoai củ, bột khoai
củ mì sợi, miến... và các loại quả tươi.
 Chất xơ
Nó kích thích sự co bóp của dạ dày, ruột, tạo điều kiện cho các hoạt động sinh lý về tiêu
hóa. Nó còn giúp cho sự bài tiết cặn bã ở ruột, thậm chí bài tiết cả các chất gây độc hại.
Quan trọng của chất xơ là chống táo bón. Do đó trong ăn uống cần có một tỉ lệ chất xơ
hợp lý. Chất xơ có nhiều ở rau. Chất xơ không có trong các thức ăn gốc động vật, có ít
trong các loại hạt củ quả. Việc bảo đảm đủ rau xanh với một lượng chất xơ cần thiết là
nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng rất quan trọng, giúp tăng cường thể lực, tạo nên
sự tinh nhanh, khỏe mạnh cho con trẻ. Nếu chế độ ăn của trẻ chỉ có sữa, nước xúp,
trứng... mà thiéu hoặc không có rau, củ, quả thì sẽ bị thiếu chất xơ (ảnh hưởng tới tiêu
hóa) và thiếu các loại vitamin... Thiếu vitamin trẻ sẽ chậm lớn, mệt mỏi.Nếu thiếu nhiều,
kéo dài sẽ gây những bệnh đặc hiệu.rau quả giúp chuyển hóa các chất và tăng cường
chất đề kháng, cung cấp vitamin và khoáng chất.Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa
là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Nguồn sắt
tốt có trong thức ǎn thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm. Sắt có trong
thức ǎn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ǎn thực vật nhưng trong rau quả lại có nhiều
vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn. Các chuyên gia dinh

dưỡng trên thế giới đều khuyến cáo nên cho trẻ ăn rau củ quả 5 lần mỗi ngày. Ngoài các
món rau củ quả trong bữa ăn chính, bố mẹ nên cho con ăn thêm hoa quả hoặc uống sinh










tố, nước cam. có thể xác định nhu cầu chất xơ bé trên 2 tuổi cần là: lấy số tuổi + 5 = số
gam chất xơ cho bé. Để có đủ lượng cung cấp chất xơ cho cơ thể, các bé cần ăn khoảng
200 – 300g rau và 100g quả chín mỗi ngày. Các loiạ trái cây và rau củ giàu chất xơ như:
lê, táo, đu đủ,…khoai lang, bí ngô, cải xanh..
Vitamin
Nhu cầu vitamin thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo bệnh và tùy theo trạng thái hoạt động
của cơ thể (cần nhiều hơn bình thường với trẻ em, phụ nữ có thai, với người lao động vất
vả, người mẹ cho con bú...). Với mỗi người, nhu cầu vitamin tuy chỉ cằn một lượng rất
nhỏ, nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hnởng rất đến sự phát triển bình thường của cơ thể, đặc biệt
đối với trẻ em (ốm đau, chậm phát triển...).
Vitamin A
Nhu cầu vitamin A ở trẻ không cao lắm. Trẻ 1 - 3 tuổi cần 400 mcg/ngày. Cái tốt của
vitamin A là, nếu ta ăn nhiều một lần, hai lần, thường không bị lãng phí mà được lưu giữ
lại ở gan, để thỏa mãn dần cho nhu cầu trong 5, 6 tháng (khác với B1 - C cần phải được
cung cấp đều đặn, thường xuyên). Trong thức ăn hàng ngày nếu trẻ ăn đủ thịt, cá loại thì
không sợ thiếu vitamin A. Tuy vậy, không phải bữa nào trẻ cũng ăn nhiều thịt cá, cho
nên trong việc lựa chọn thức ăn cho trẻ cần phải có sự ưu tiên những thức ăn có nhiều
vitamin A nhất: lòng đỏ trứng, các loại gan (gà, cá, lợn, bò), cá bơ, sữa...; dầu cá, đậu

phụ...; gấc, cà chua, bí, cà rốt, cần tây, hành hoa. ..; mơ, xoài, muỗm, đu chín...thực tế ở
Việt Nam, nguồn vitamin A chủ yếu là ở rau, quả. Trong rau quả tươi có chất betacaroten
(tiền vitamin A), khi vào cơ thể sẽ tạo nên vitamin A. Vì thế với chế độ ăn đủ rau, quả
tươi thì nếu có thiếu chút ít thịt, cá cũng không sợ thiếu vitamin A. Các loại rau có màu
xanh đậm và các loại quả có màu vàng da cam hay màu đỏ khi chín như đu đủ, xoài, quả
trứng gà, khoai lang nghệ, cà rốt, gấc (màng hạt gấc) đều có nhiều betacaroten. Ðiều
đáng chú ý nhất là trong chế độ ăn cùng với rau quả tốt nhất cần có một lượng lipit nhất
định thì cơ thể mới hấp thu được betacaroten.
Vitamin D
vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thu và chuyển hóa chất canxi (vôi) và chất
phốtpho (lân). Trong thức ăn có hai nguồn cung cấp vitamin. Nguồn vitamin D trong các
thức ăn động vật như thịt, cá, trứng... Nguồn vitamin D trong thức ăn thực vật như ngũ
cốc, rau quả, các loại khoai thì có Ergostéroc (gọi là tiền vitamin D) khi vào cơ thể, dưới
tác dụng ánh nắng (tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời) chuyển thành vitamin D. Sẽ
không sợ thiếu vitamin D nếu: Bữa ăn của trẻ đủ dầu mỡ, tạo điều kiện dễ hấp thu
vitamin D và tiền vitamin D. Thường xuyên cho trẻ một chế độ tắm nắng hợp lý. Khác
với nhiều loại vitamin, vitamimt D khi quá thừa sẽ có những tác hại cho cơ thể mà biểu
hiện rõ nhất là rối loạn sự hình thành xương. Do vậy ngoài ăn uống và một chế độ tắm
nắng hợp lý, việc dùng vitamin D dưới dạng thuốc đều cần phải có sự khám xét với
những định cụ thể của thầy thuốc.
Vitamin B1
Nhu cầu Vitamin B1 của trẻ là 0,8 mg/ngày. Vitamin B1 có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình
chuyển hóa chất gluxít (chất ngọt). Ðặc biệt còn có tác dụng bảo vệ và tăng cường sự
hoạt động của hệ thần kinh.
Trẻ thiếu vitamin B1 thường ăn kém ngon, chậm lớn. Thiếu lâu ngày có thể bị bệnh tê
phù, đau nhức các chân tay, thậm chí nếu thiếu nặng còn có thể bị suy tim. Trong thực tế
có rất nhiều thức ăn chứa vitamin B1: trứmg, thịt nạc, đặc biệt là các hạt ngũ cốc (gạo,
mỳ, ngô) và các loại đậu đỗ rất phong phú nguồn vitamin B1.











Tuy nhiên, vitamin B1 là loại dễ bị thiếu nhất vì nó tan trong nước và lại rất dễ bị phân
huỷ khi chế biến, nấu nướng. Mặt khác, cơ thể con người không dự trữ nhiều vitamin B1
được. Bữa ăn thiếu B1 chỉ trong vòng 1 tuần lễ là có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe
của trẻ. Vitamin B1 là loại vitamin cần được cung cấp đều đặn hàng ngày.
Vitamin C
Nhu cầu Vitamin C của trẻ là 35 mg/ngày. Vitamin C là một chất kbông bền, hòa tan
trong nước, lại dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao, bởi ánh nắng, bởi môi trường kiềm...
Cho nên, có thể nói: tất cả các thức ăn động vật, các thức ăn chế biến sẵn (kể cả bột ngũ
cốc), thức ăn bảo quản lâu ngày đều mất vitamin C. Vitamin C không tích luỹ lâu dài
trong cơ thể, được đưa vào người bằng thức ăn hàng ngày, hấp thu qua niêm mạc ruột và
dễ dàng thải trừ qua nước tiểu khi quá thừa. Cho nên quan trọng nhất đối với vitami C là
phải cung cấp hàng ngày. Nguồn cung cấp vitamin C hàng ngày cho trẻ em nhất thiết
phải lấy từ rau, củ tươi (khoai tươi cá loại) và hoa quả. Vitamin C có nhiều trong rau
xanh, củ quả tươi (khoai lang tươi... cà chua...). Nước cam rất giàu vitamin C - là nguồn
thiên nhiên và dễ hấp thu đối với trẻ. Nếu không có nước cam có thể dùng nước quả cà
chua. Nước quả cà chua không giàu vitamin C bằng nước cam (lượng phải tăng gấp đôi
so với nước cam co thể 100 g mỗi ngày chia làm hai lần). Các loại quả khác như táo,
bưởi, chanh, quít, muỗm, xoài, ổi, nhãn... Nói chung các loại quả có múi, tép đều giàu
vitamin C (lượng vitamin C trong bưởi nhiều gấp 2 lần so với cam).
Các vitamin khác
Trong sự phát triển lành mạnh của cơ thể còn cần rất nhiều vitamin:Loại tan trong dầu
như vitamin K, vitamin E...Loại tan trong nước như vitamin B2, vitamin P vitamin B6,

vitamin H, vitamin B12. v.v... .Loại nào cũng cần, tuy rất ít, nhưng nếu thiếu sẽ ảnh
hưởng không tốt cho sự phát triển của cơ thể và nếu thiếu trầm trọng có thể gây bệnh, để
lại tật nguyền như: mù mắt do thiếu vitamin A, còi xương (chân đi vòng kiềng) do thiếu
vitamin D; suy tim thiếu vitamin B1...
Chất khoáng
Trong cơ thể con người có đến trên 50 chất khoáng.
Ðã có nhiều chất qua nghiên cứu, thực nghiệm được xác định khá cụ thể vai trò của nó.
Nói chung các chất khoáng có vai trò: Là thành phần của các tổ chức, tế bào, đặc biệt, là
tổ chức xương. Là yếu tố duy trì sự cân bằng axít-base trong cơ thể, duy trì áp lực thẩm
thấu để giúp cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Thiếu một chất nào cũng có thể gây bệnh,
đặc biệt là sự phát triển kém.
Sắt (Fe)
Lượng sắt trong cơ thể rất ít. Ở trẻ sơ sinh có khoảng 250 mg sắt, ở cơ thể trưởng thành
có từ 3,5- 4,0g sắt. Từ 6 tháng tuổi cho đến 6 tuổi, hàng ngày cơ thể trẻ cần được cung
cấp 6-7mg sắt mới đủ cho sự phát triển. Sắt có nhiều trong các thức ăn động vật và các
loại rau họ đậu - nhất là đậu tương.
Rau quả cũng có nhiều sắt, nhưng nguồn sắt thực vật hấp thu kém (chỉ hấp thu khoảng
10%, trong lúc đó ở thức ăn động vật sắt được hấp thu lên đến 20 - 30%).
Sắt có nhiều và dễ hấp thu là sắt có trong gan, tim, bầu dục, thịt, lòng đỏ trứng, đậu đỗ,
vừng, lạc, mộc nhĩ. Ðáng chú ý là trong mộc nhĩ đen có chứa một lượng sắt nhiều hơn
trong gan 7 - 8 lần, do đó có thể dùng mộc nhĩ đen, ngâm rửa sạch, thái nhỏ làm thức ăn
hàng ngày cho trẻ rất tốt. Ngoài ra sắt còn có trong nước một số hoa quả như nước dứa,
nước bưởi, nước chanh, nước quít, nước nho...; trong ngũ cốc; rau xanh (cải xoong, rau
muống, mùng tơi).


 Canxi ( Ca )
Cơ thể trẻ cần 500 mg/ngày. Nguồn cung cấp canxi rất phong phú: 100g sữa bò có 120
mg canxi. Nhiều loại rau như rau muống, rau giền, rau ngót, rau đay... có đến 100 mg
canxi/100g rau ăn được.Các thực phẩm khác như thịt, cá (có khoảng 10-30 mg

canxi/100g), các loại đậu (trên 60 mg/100g), ngũ cốc (20 - 30 mg/100g).Trong nước
uống và sữa có nhiều canxi cho nên trong nuôi trẻ cùng với bột lương thực nên có thêm
sữa (sữa mẹ, sữa bò tươi, và các chế phẩm từ sữa). Các loại thịt chim, tôm, tép, cua, ốc,
hến; đậu đỗ, nhất là quả đậu non - và các chế phẩm từ đậu... cũng như cho trẻ ăn uống đủ
nước sẽ giúp cơ thể trẻ được thỏa mãn đủ nhu cầu canxi... Trẻ em thiếu canxi, bị còi
xương, chậm lớn, thậm chí bị dị tật... thường do những nguyên nhân:Có thể do bữa ăn
mất cân đối giữa canxi và phốtpho (vôi và lân). Có thể do ăn quá nhiều protein. Có khi
gián tiếp do trong chế độ ăn quá ít lipít mà gây thiếu vitamin D.
Cho nên việc phòng ngừa tốt nhất bệnh còi xương ở trẻ phải là "bữa ăn cân đối", là cách
nuôi trẻ chứ lông chỉ đơn thuần là cho uống cốm canxi.
 Nước
Trẻ cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải các chất cặn bã, để điều
chỉnh nhiệt độ cơ thể… Vì vậy, nếu thức ăn quá cô đặc hoặc trẻ không được uống đủ
nước thì sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ cũng sẽ kém đi. Nhu cầu nước của trẻ từ 10 - 15%
tính theo trọng lượng cơ thể (Trẻ nặng 10kg cần một lượng nước 1 – 1,5l/ngày).Mùa
nóng, trẻ cần nhiều nước hơn mùa lạnh. Sau bữa ăn, trẻ cần nước nhưng không nên cho
trẻ uống nhiều quá làm mệt dạ dày, gây khó chịu vì cảm giác quá no. Lại nữa, uống nước
nhiều ngay sau bữa ăn thường làm kém tác dụng của tiêu hóa hấp thu các chất dinh
dưỡng. Cứ sau 1 giờ nên cho trẻ uống 1 lần nước. Không để trẻ quá khát mới cho uống,
rồi lại uống một lần quá nhiều, rất không tốt. Trẻ nhỏ mỗi lần uống độ 25 - 50ml, trẻ lớn
hơn độ 100 - 150ml.Trước khi đi ngủ nên cho trẻ uống nước. Không chỉ vì sợ trẻ đái dầm
mà hạn chế uống. Uống ít nước trẻ vừa mệt, lại khát. Khi quá khát, tỉnh dậy lại uống rất
nhiều. Ðây là cách uống có hại cho tim mạch và thận của trẻ. Cho trẻ ăn thêm quả... rau
là cách đưa nước vào cơ thể có tác dụng chống khát lâu, và có lợi cho các hoạt động tiêu
hóa, tuần hoàn và bài tiết của trẻ. Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt nhất là
uống trước bữa ăn, trẻ sẽ ăn rất ít cơm và đó là một trong những nguyên nhân gây suy
dinh dưỡng ở trẻ em.
Mùa đông cho trẻ uống nước ấm. Mùa hè cần phải chú ý cho trẻ uống đủ nước, uống
nước mát, nhất là những khi trẻ sốt hoặc trẻ nô đùa, mất nhiều mồ hôi, hoặc những hôm
trời quá nóng bức. Nếu có điều kiện nên cho trẻ uống nước nấu các loại lá (sài đất kim

ngân hoa, bông mã đề, râu ngô...), nước rau, nước quả vừa có tác dụng phòng bệnh lại
vừa tăng dinh dưỡng cho trẻ.

 Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Thịt cá, rau quả phải tươi sống, đảm bảo an toàn không thuốc trừ sâu hay hóa chấtThức
ăn chế biến sẵn như xúc xích, cá mòi, ruốc, phô mai, sữa chua… nên lựa chọn thương
hiệu uy tín về chất lượng cũng như về an toàn thực phẩm.Thức ăn nấu chín nên ăn ngay.
Nếu chưa dùng phải đậy nắp và để tủ lạnh, khi dùng phải nấu lại vì có một số vi khuẩn
vẫn phát triển ở nhiệt độ 5 - 10 độ C.Thịt, cá và rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy,
không nên cắt nhỏ và ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin tan trong nước









(vitamin C, nhóm B, axit folic…). Riêng rau củ như khoai tây, cà rốt thì nên rửa nhẹ
nhàng trong chậu nước sau khi đã gọt vỏ để giảm thiểu vitamin hòa tan vào nước vì các
vitamin thường nằm ngay dưới lớp vỏ.Thức ǎn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ
ít đến nhiều để trẻ quen dần. Nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến
mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa
phát triển.Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệngHạn chế cho
trẻ ǎn đồ ngọt (bánh kẹo). Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn.Sau khi cai sữa cần có
chế độ ǎn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới
tiêu hóa của trẻ.
Giờ ăn
Khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ (từ 1 - 3 tuổi) là từ 3 - 4 tiếng. Giờ ăn lý tưởng nhất

là bắt đầu lúc 6h sáng và kết thúc lúc 20h, tức là trẻ được ăn 6 bữa một ngày trong đó có
2 bữa chính (11h và 16h30 - 17h). Bữa muộn nhất chỉ nên cho trẻ uống sữa, chứ không
nên cho ăn các loại thực phẩm khác vì sẽ khiến dạ dày phải hoạt động, gây khó ngủ.Bữa
sáng nên cho bé ăn đủ 3 nhóm: tinh bột (một bát mỳ, phở, bún, súp), sữa và một chút
hoa quả.Nếu trẻ không bú mẹ thì bạn nên cho trẻ ăn thêm 200 – 250ml sữa vào mỗi đêm.
Nếu không muốn bé ăn đêm thì bạn nên lui thời gian cho bé ăn bữa cuối lại hoặc bắt đầu
bữa đầu tiên sớm hơn. Sáng cần ăn nhiều, thường thì có bánh mặn, bánh ngọt, trứng gà,
sữa bò, cháo… có thể kết hợp cùng với các loại thức ăn nhẹ khác, chất dinh dưỡng
chiếm khoảng 25% số lượng thức ăn cả ngày. Bữa trưa là bữa ăn có chất dinh dưỡng
nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm. Rau cải, gan động vật, đậu phụ,
canh rau… lượng chất dinh dưỡng cần thiết chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn của cả
ngày. Bữa chiều có thể cho trẻ uống sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả… chất dinh dưỡng
chiếm khoảng 10% tổng số lượng thức ăn của cả ngày. Bữa tối nên cho trẻ ăn hơi nhạt,
ví dụ: cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng chiếm khoảng
30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ
nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ làm cho trẻ ngủ không
ngon.
Một số lưu ý khác
Muối
Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, mỗi ngày chỉ nên dùng 2g muối. Với trẻ em, cần khuyến khích
cho trẻ uống đủ nước lọc hằng ngày (sao cho nước tiểu thải ra có màu vàng nhạt là tốt,
nước tiểu màu vàng sậm là thiếu nước) để có thể thải bớt lượng muối dư thừa ra nếu có.
Như vậy, một điều cần nhớ là nên ăn nhạt nhất nếu có thể. nên hạn chế nêm nếm muối,
nước mắm vào thức ăn dặm của trẻ. Cảm giác vị giác của trẻ em còn tinh nhạy hơn so
với người lớn, vì vậy khi cần nêm thức ăn cho trẻ phải nêm nhạt hơn "lưỡi" của người
lớn, người lớn thấy vừa miệng là có thể đã quá mặn so với trẻ.
Mật ong
Khi cho trẻ uống mật ong, cần lưu ý vì có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân là do sự hiện
hữu của vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong mật ong. Điều này dẫn đến việc cản
trở quá trình truyền tín hiệu từ các cơ quan đến hệ thần kinh trung ương và ngược lại, trẻ

sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, vận động và hô hấp. Tuy nhiên, có thể đề phòng hiện
tượng này bằng cách trước khi cho trẻ uống mật ong nên chưng cất cẩn thận và không
cho trẻ dùng mật ong đã để ngoài không khí lâu.


4. Nhận xét về thực đơn của nhóm
Khối lượng trung bình 1 tuần

dinh dưỡng trung bình 1 tuần (%)

Biểu đồ dinh dưỡng trung bình 1 tuần (%)


Nhìn chung, thực đơn đã đáp ứng được đầy đủ và cân đối nhu cầu về protein, lipit, gluxit.
Tuy có sai số so với lý thuyết, nhưng không đáng kể.
Thực đơn dùng nhiều muối hơn so với tiêu chuẩn (2g/ngày), cần giảm lượng muối hằng
ngày.
Các Vitamin cung cấp cho từng ngày chưa cân đối, tuy nhiên, nếu tính cho cả tuần thì
lượng vitamin tương đối đầy đủ, chỉ có Vitamin A là còn thiều hụt nhiều. Do đó, cần ăn
bổ xung các thực phẩm giàu vitamin A như: gan, cà rốt, trứng, sữa…Tuy trên lí thuyết,
vitamin C trung bình là 116%, và được cung cấp từ trái cây và các loại rau tuy nhiên,
trong quá trình rửa, nấu,..vitamin C sẽ bị thất thoát ( tan trong nước, nhiệt độ, ánh
sang…). Do đó, lượng vitamin C như vậy là hợp lí, không cần phải giảm bớt.
Cần tăng cường chất xơ và canxi, bổ xung thêm rau, trái cây…hay các nước sinh tố từ
trái cây..bổ xung canxi bằng cách ăn thêm tôm, cua , đậu, các thực phẩm giàu canxi.Giảm
bớt các khẩu phần ăn có chứa nhiều sắt như gan, một vài các loại hoa quả..




×