Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

RÈN LUYỆN kĩ NĂNG lựa CHỌN KIẾN THỨC để học tập và vận DỤNG KIẾNTHỨC đã học vào THỰC TIỄN CHO SINH VIÊN NGÀNH sư PHẠM LỊCH sử QUA VIỆC học tập và làm THEO tấm GƯƠNG đạo đức hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.99 KB, 9 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG “LỰA CHỌN KIẾN THỨC ĐỂ HỌC TẬP VÀ VẬN
DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO THỰC TIỄN” CHO SINH VIÊN NGÀNH
SƯ PHẠM LỊCH SỬ QUA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO
ĐỨC CỦA HỒ CHÍ MINH.
Th.s. Nguyễn Hiếu Nghĩa
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, tri thức trở thành chìa khóa quan trọng đối với sự phát
triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ những con người có
năng lực, có tri thức, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với môi trường
cạnh tranh và áp lực công việc, biết chia sẻ, hợp tác, tự chiếm lĩnh tri thức đã trở thành
mục tiêu chiến lược của mỗi quốc gia.
Nhận thức rõ xu thế phát triển của thời đại, cũng như mong muốn đưa nền giáo
dục Việt Nam nhanh chóng phát triển, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng, - Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, mục V.1 đã
nêu : “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp
dạy và học,... Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề
cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề…, "cả nước trở thành một xã hội
học tập" và tại điều 24.2 - Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn…”.1
Tuy nhiên, đối với phân môn xã hội nói chung, bộ môn Lịch Sử nói riêng, để phát
huy được năng lực của người học, nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu đã
tập chung giải quyết về các vấn đề về nội dung, phương pháp, kỹ năng…nhưng lại ít đề
cập đến việc rèn luyện kỹ năng lựa chọn kiến thức để tự học, còn kĩ năng vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn thì chưa được chú trọng đúng mức. Chúng ta điều
1

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.



biết rằng, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sinh viên chuyên ngành Lịch sử có
điều kiện tiếp nhận một lượng tài nguyên kiến thức khổng lồ. Nhưng để có thể chiếm lĩnh
được nó thì đòi hỏi người học phải phát huy tinh thần tự học, vấn đề được đặt ra là phải
hình thành kĩ năng tự học như thế nào để kiến thức được tiếp nhận không thừa thải,
không bị “ngộ độc” là yêu cầu hết sức cấp thiết đối với sinh viên chuyên ngành Lịch sử.
Nếu không hình thành được kĩ năng này, sinh viên Lịch sử dễ rơi vào xu hướng “xét lại”,
nhận thức không đúng về quá khứ, bởi nhưng tư liệu thật giả lẫn lộn tràn ngập trên
internet…. Và khi không lựa chọn đúng kiến thức để học, hiểu không đúng về Lịch sử thì
không thể vận dụng vào thực tiễn được. Nguy hiểm hơn là sinh viên rơi vào bẫy “diễn
biến hòa bình” của các thế lực muốn phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và nền độc lập
nước nhà.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Hồ Chủ tịch là tấm gương sáng trong việc lựa
chọn kiến thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn thông qua hoạt động
của Người trong suốt quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi
đến thắng lợi vinh quang. Vì vậy, để việc rèn luyện những kĩ năng này được hiệu quả thì
tìm hiểu về tấm gương của Bác có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
NỘI DUNG
1. Tấm gương của Bác đối với việc lựa chọn kiến thức để học tập
Sinh thời Hồ Chủ tịch luôn có khát vọng cống hiến hết sức mình để đem lại hạnh
phúc cho dân tộc, Người nói “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Xuất phát từ khát vọng đó nên ngay từ khi còn
thanh niên Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Đó là tìm kiếm một học thuyết,
một giải pháp khả dĩ để đưa dân tộc ra khỏi ách nô lệ đến bến bờ của hạnh phúc, tự do.
Nhưng học thuyết nào có thể khơi gợi sức mạnh dân tộc, đánh thức lòng tự tôn, ý chí quật
cường để dân tộc đứng lên chống lại quân thù giành độc lập dân tộc và cơm áo cho nhân
dân là điều Người luôn trăn trở.
Trong những năm đầu thế kỉ 20, có thể học thuyết dân chủ tư sản là học thuyết tiến
bộ nhất được các nhà cách mạng tiền bối như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh rất tán



thành, và đã cụ thể hóa học thuyết đó bằng những phương thức đấu tranh cách mạng khác
nhau, nhưng Người nhận định những học thuyết và đường lối đó không thể thành công
được, Người nói: cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương “chẳng
khác gì xin giặc rủ lòng thương”. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp.
Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Vì vậy, ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Nhà
Rồng, Người rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đến nhiều nơi trên thế
giới tìm hiểu những cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới là cách mạng Mỹ (năm 1776),
cách mạng tư sản Pháp (năm 1789), đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, Người rất khâm phục tinh thần cách mạng ở những
nước này, nhưng không thể đi theo con đường đó được. Bởi vì, như Người đã nói: “Kách
mệnh Mỹ cũng như kách mệnh Pháp là kách mệnh tư bản, kách mệnh không đến nơi,
tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức
thuộc địa”. Với Người: "Nước độc lập mà dân không được tự do thì độc lập ấy chẳng có
nghĩa lý gì". Hay nói cách khác Người đã không lựa chọn học thuyết dân chủ tư sản dù
với hình thức đấu tranh nào.
Sau khi trở lại Pháp năm 1917, Người có điều kiện tiếp xúc với học thuyết chủ
nghĩa cộng sản của Mác và Ăngghen sáng lập. Tuy nhiên, những học thuyết này phần
nhiều chỉ đề cập đến phong trào đấu tranh giai cấp mà không đề cập gì đến phong trào
giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Vì vậy, Người cũng không lựa chọn đi theo
Quốc tế 2. Mãi đến năm 1920, Người được đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề
dân tộc và thuộc địa với những nội dung chỉ ra mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa sự
nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Điều
đó làm cho Người “rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng”. Với lòng yêu nước và
khát vọng giải phóng dân tộc, cộng với vốn tích lũy kiến thức và hoạt động thực tiễn
mười năm, được trang bị một vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn, Người đã
quyết định lựa chọn học thuyết của chủ nghĩa Lênin, Người nói: “Bây giờ học thuyết



nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng
nhất là chủ nghĩa Lênin”. 2
Có thể nói việc Người lựa chọn học thuyết cách mạng của Lênin là quá trình làm
việc hết sức khoa học, nghiêm túc, là kĩ năng sàng lọc, lựa chọn kiến thức phù hợp với
thực tiễn cách mạng Viêt Nam. Quyết định này của Người đã tạo ra bước ngoặt quan
trọng việc định hình phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộc để mưu cầu hạnh phúc
cho toàn dân.
2. Tấm gương của Bác với việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
Sau khi đã tiếp cận được học thuyết của chủ nghĩa Lênin - một chủ thuyết đã vạch
ra các mối quan hệ cơ bản về vấn đề dân tộc và thuộc địa,việc thành lập các chính đảng
cộng sản ở các nước và phương pháp đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng
cộng sản.. v.v. – Người đã tích cực vận dụng những học thuyết ấy vào thực tiễn một cách
tài tình, điều đó được thể hiện ở các điểm sau:
- Thứ nhất, để đoàn kết nhân dân thuộc địa chống lại kẻ thù chung, Người tham
gia , tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (năm 1921).
- Thứ hai, để vạch rõ bản chất bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân ở các thuộc địa
nhưng bị chúng lừa mị người dân chính quốc với chiêu bài “khai hóa”. Để từ đó kêu gọi
sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết của người lao động ở chính quốc với phong trào đấu ở
thuộc địa. Người viết nhiều bài cho các báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân…; đặc biệt
là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1922).
- Thứ ba, để đưa cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản,
Người đã tích cực nghiên cứu phương thức hoạt động, cách thức tổ chức của nhà nước
công nông ở Liên Xô như: nghiên cứu lý luận chính trị, tham dự Hội nghị Quốc tế nông
dân, Đại hội V của Quốc tế 3….(những năm 1923, 1924)
- Thứ tư, để trang bị lý luận cách mạng đúng đắn cho phong trào yêu nước ở Việt
Nam, Người đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925), mở các lớp đào
tạo cán bộ cách mạng, ra báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh…

2


Hồ Chí Minh (2008): Toàn tập, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.


- Thứ năm, muốn cách mạng vô sản phải có con người vô sản giác ngộ cách mạng
làm nòng cốt cho cách mạng, Người đã xúc tiến cho phong trào “vô sản hóa” trong nước
(năm 1928).
- Thứ sáu, để có một chính đảng chân chính, thống nhất lãnh đạo phong trào cách
mạng đi đến thành công, Người đã triệu tập Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
(năm 1930). Nội dung của Chính cương tháng 2 – 1930, được người báo cáo trong Hội
nghị là sự vận dụng sáng tạo những tri thức đã học tập được từ chủ nghĩa Lênin và nhà
nước Xô Viết với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Bởi nó chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản trong
xã hội Việt Nam, xác định đúng kẻ thù, thấy rõ động lực cách mạng, phát huy khối đại
đoàn kết giữa các thành phần giai cấp, phân hóa kẻ thù và chỉ rõ mối quan hệ cách mạng
trong nước và quốc tế. Chính cương mà Người nêu ra đã trở thành cương lĩnh cách mạng
đúng đắn cho cách mạng Việt Nam về sau.
Bên cạnh việc chọn học thuyết và phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Lênin,
Bác cũng rất tích cực học tập giá trị tốt đẹp của các học thuyết cổ - kim, Đông – Tây và
vận dụng sáng tạo sáng tạo những kiến thức đó vào việc lãnh đạo, điều hành cách mạng
Việt Nam khi Người về nước. Người từng trả lời một nhà báo rằng: “Học thuyết Khổng
Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng bác
ái. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật
Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước chúng tôi 3…” . Sự vận
dụng sáng tạo đó được Người thể hiện như sau:
- Người hiểu rõ dân tộc Việt Nam “có một lòng nồng nàn yêu nước”, đó là truyền
thống quý báu đồng thời cũng là sức mạnh của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Nhưng
dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp đã làm cho hơn 90% dân tộc Việt Nam mù chữ
thì rất khó tiếp cận những ngôn ngữ khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê. Vì vậy để khích lệ
tinh thần yêu nước, ý chí đoàn kết ngoại xâm, Người sáng tác hàng loạt các bài thơ với
ngôn từ giản dị, mộc mạc để dễ đi vào lòng người như: Lịch sử nước ta, Bà ca sợi chỉ,

Hòn đá, Con cáo và Tổ ong, Bài ca du kích…
3

Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội, tr 331.


- Chủ nghĩa Lênin luôn đề cao vai trò nòng cốt của công nhân, nhưng trong xã hội
Việt Nam, công nhân rất nhỏ bé về số lượng trong khi kẻ thù là đế quốc sừng sỏ. Muốn
đánh bại được chúng đòi hỏi phải là sức mạnh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của phương
pháp cách mạng khoa học. Vì vậy, Người đã chỉ thành lập mặt trận Việt Minh (năm
1941), đoàn kết tất cả nhân dân yêu nước vào một khối thống nhất. Thậm chí khi thành
lập chính phủ lâm thời (năm 1945), thì tinh thần đoàn kết được thể hiện ở chỗ các giai
cấp đều có mặt trong thành phần nội các. Đây là điều mà học thuyết Lênin chưa đề cập
đến, nói cách khác đây là sự vận dụng sáng tạo các học thuyết khoa học cổ - kim, Đông –
Tây vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Khi Pháp núp dưới bóng quân Đồng Minh muốn âm mưu cướp nước ta một lần
nữa. “Biết người, biết mình”, Hồ chủ tịch lựa chọn phương pháp ngoại giao để kéo dài
thời gian hòa hoãn, củng cố lực lượng, lui về chiến khu an toàn, chuẩn bị cho kháng
chiến lâu dài, tiêu thổ kháng chiến…Đây là phương pháp tác chiến chỉ có ở Việt Nam và
các nước Á Đông. Có thể nói Bác đã vận dụng rất tài tình những tri thức quý báu của tiền
nhân vào thực tiễn đất nước.
- Sự vận dụng sáng tạo những tri thức đã học tập của Bác còn được thể hiện ở việc
“chọn mặt gửi vàng”, “nhìn việc, nhìn người” phương Đông gọi đó là quan sát tướng
pháp để đánh giá về năng lực con người. Năm 1946, khi rời Hà Nội sang Pháp để đàm
phán, Bác đã giao việc quản lý chính phủ cho phó chủ tịch nước – cụ Huỳnh Thúc
Kháng, với lời nhắn nhủ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Cụ Huỳnh thấu hiểu thâm ý và hoàn
thành tốt sứ mệnh mà Bác giao cho. Bởi lẽ hiểu rõ, cụ Huỳnh là người thâm Nho, biết rõ
cái bất biến chính là tham vọng cướp nước ta của Pháp là không thay đổi, lòng ái quốc
của nhân dân ta là không thay đổi. Cái vạn biến là những âm mưu chia rẽ, lôi kéo của
Pháp và sự ngờ vực của nhân dân với chính phủ lâm thời là có thể diễn ra. Chỉ có cụ

Huỳnh với đức cao, đạo trọng, tài ba, yêu dân yêu nước nhiệt mới có thể đảm nhận được.
Một sự kiện khác, nếu như năm 1950, Bác trực tiếp ra trận địa quan sát và chỉ thị chiến
dịch Biên Giới, thì năm 1954, khi nhận nhiệm vụ tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ,
Bác nhắn nhủ đồng chí Võ Nguyên Giáp “tướng quân tại ngoại”, nghĩa là giao toàn bộ
quyền định đoạt chiến trường cho tướng Giáp, sự thành bại của chiến dịch này sẽ quyết


định đến tương lai của dân tộc. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ lưu
danh anh hùng Võ Nguyên Giáp mà còn khẳng định sự am hiểu sâu sắc về học thuyết
phương Đông của Người, và Người đã sử hiệu quả chúng vào những khoảnh khắc quyết
định sự thành bại của dân tộc.
3. Rèn luyện kĩ năng “lựa chọn kiến thức để học tập và vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn cho sinh viên ngành cao đẳng sư phạm lịch sử” qua việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Qua việc học tập những bài học kinh nghiệm của Bác về kĩ năng lựa chọn kiến
thức để học tập và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tôi xin đề xuất một số
yêu cầu, biện pháp để rèn luyện kĩ năng lựa chọn kiến thức để học tập và vận dụng kiến
thức đã học vào thực tiễn cho sinh viên ngành Cao đẳng sư phạm Lịch sử như sau:
3.1. Yêu cầu
- Một là, nhằm đảm bảo cho việc rèn luyện kĩ năng lựa chọn kiến thức để học tập
được hiệu quả thì người học cần phải xác định rõ mục đích học tập của mình. Vì nếu
không xác định rõ mục đích đề ra, thì sẽ không có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, từ đó
không biết cách lựa chọn những kiến thức phù hợp với năng lực bản thân và yêu cầu của
ngành học. Ví dụ, nếu sinh viên xác định mục đích cao nhất của mình là học để trở thành
một giáo viên dạy lịch sử, thì cần nắm rõ những tiêu chuẩn cần thiết của một giáo viên
lịch sử là gì (về năng lực chuyên môn, lượng kiến thức cần chiếm lĩnh, khả năng sư
phạm….)? Từ đó, đặt ra mục tiêu cần phấn đấu trong từng học kỳ, từng môn học. Trên cơ
sở đó lựa chọn những kiến thức phù hợp cho việc học tập, nghiên của mình một cách chủ
động, tránh được tình trạng sa đà vào những kiến thức vô bổ.
- Hai là, để việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn được

hiệu quả, đòi hỏi sinh viên ngành CĐSP Lịch sử phải am hiểu thật sâu, thấu đáo, tường
tận những kiến thức mình đã được học. Nếu không hiểu thấu đáo, thì không tổng kết
được kinh nghiệm và vì thế không thể vận dụng được vào thực tiễn. Chẳng hạn, khi hiểu
thấu đáo vì sao trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh chỉ nhắc đến Tuyên ngôn của
Mỹ, Tuyên ngôn của Pháp mà không đề cập gì đến Tuyên ngôn Đảng Cộng sản và chủ
nghĩa Lênin, thì sẽ hiểu được sự linh hoạt về đường lối chính trị, ngoại giao và tư tưởng


đoàn kết dân tộc. Khi đã hiểu đúng thì sẽ rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và vận
dụng nó vào thực tiễn của công việc một cách linh hoạt, biết khai thác cả yếu tố tương
đồng lẫn bất đồng…
3.2. Biện pháp
- Thứ nhất, trong việc rèn luyện kĩ năng lựa chọn kiến thức để học tập cho sinh
viên lịch sử phải sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu sử liệu. Việc so sánh, đối chiếu
chiếu sử liệu có tác dụng đặc biệt quan trọng giúp sinh viên nhanh chóng phân biệt sự
kiện đúng – sai, thật – giả. Từ đó biết loại bỏ những tư liệu thiếu cơ sở khoa học, những
tài liệu ngụy tạo nhằm xuyên tạc, bôi nhọ các vị anh hùng, các danh nhân….Trong điều
kiện bùng nổ công nghệ thông tin như ngày nay, người học có điều kiện tiếp cận nguồn
tài liệu phong phú, đặc biệt là tài liệu từ internet, nếu không hình thành cho mình kĩ năng
đối chiếu, so sánh thì người học dễ bị cuốn hút vào những nội dung mang tính giải trí, hư
cấu hơn là những nội dung mang tính giá trị lịch sử cao.
- Thứ hai, trong việc rèn luyện kĩ năng lựa chọn kiến thức để học tập chuyên môn
cần kết hợp giữa phương pháp luận mácxít với phương pháp liên môn để sàng lọc những
tư liệu có giá trị khoa học, chính thống và những tư liệu có giá trị hỗ trợ, làm sáng tỏ sự
thật lịch sử. Ví dụ, khi nói về “nạn đói năm Ất Dậu (1945)”, nguyên nhân căn bản dẫn
đến thảm họa này xuất phát từ chính sách cai trị của Nhật ở Việt Nam để phục vụ mục
đích chiến tranh đế quốc. Nhưng thực trạng nạn đói diễn ra như thế nào trên từng địa
phương, khát vọng, tâm tư, tình cảm… của người đương thời như thế nào, thì cần kết hợp
với các tài liệu văn học (truyện ngắn, thơ, hồi ký…) để làm sáng tỏ bức tranh hiện trạng.
- Thứ ba, trong việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

cần triệt để khai thác phương pháp nhận thức lịch sử: Từ sự kiện lịch sử => Tạo biểu
tượng lịch sử => Hình thành khái niệm => Nêu quy luật, rút ra bài học kinh nghiệm. Đây
là cách thức, là con đường để nhận thức đúng đắn lịch sử. Chỉ có khi nhận thức đúng đắn
về lịch sử mới có thể đúc kết được bài học kinh nghiệm từ quá khứ để lại. Qua đó có thể
vận dụng những hiểu biết của bản thân về quá khứ để giải quyết những vấn đề của hiện
tại, vì quá khứ là đầu mối của hiện tại, giữa chúng có rất nhiều điểm tương đồng.


KẾT LUẬN
Qua những dữ kiện trên có thể thấy, Hồ Chủ tịch là một tấm gương sáng về đạo
đức cách mạng, ý chí quật cường, tinh thần làm việc khoa học hăng say. Sự nghiệp của
Người để lại nhiều bài học quý báu về kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng lựa chọn kiến
thức để học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng chính là học tập những kĩ năng
sống, kĩ năng làm việc, học tập, ứng xử… của Người để hoàn thiện lấy chính mình. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta đang đứng trước thềm hội nhập quốc tế sâu rộng, đòi
hỏi thế hệ trẻ phải tự tin, nắm bắt kịp thời các cơ hội để vươn lên với bạn bè quốc tế năm
châu.
Đối với sinh viên ngành Sư phạm Lịch sử việc học tập tấm gương đạo đức của
Bác Hồ để rèn luyện kĩ năng lựa chọn kiến thức để học tập và vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn càng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì đây là chìa khóa giúp các bạn
thành công trong việc học tập, nghiên cứu chuyên môn và ứng dụng nó vào thực tiễn của
cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh (2008), Toàn Tập, Tập 1,2,3,4, Nxb CTQG, Hà Nội.
2.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb
CTQG, Hà Nội.
3. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.




×