Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ VÀ NHỮNG GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 166 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HOA

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ
VÀ NHỮNG GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội năm 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ HOA

VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ
VÀ NHỮNG GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
MÃ SỐ: 62 31 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. LƯU VĂN AN
2.PGS,TS. TRỊNH THỊ XUYẾN

Hà Nội năm 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Phạm Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .........................8
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về vận động hành lang, vận động chính sách công
ở Anh, Pháp, Mỹ...................................................................................................8
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về vận động hành lang, vận động chính sách công
ở Việt Nam .........................................................................................................24
1.3. Đánh giá những công trình nghiên cứu ..............................................................28
Chương 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG ..............33
2.1. Khái niệm và cơ sở vận đông chính sách công ..................................................33
2.2. Mục đích và sự cần thiết vận động chính sách công ..........................................42
2.3. Chủ thể, đối tượng và phương thức vận động chính sách công .........................47
2.4. Quy trình vận động chính sách công ..................................................................54
Chương 3. VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ ...................60
3.1. Pháp luật về vận động chính sách ở Anh, Pháp, Mỹ..........................................60
3.2. Chủ thể và đối tượng của vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ ............73
3.3. Quy mô, tài chính cho vận động chính sách công .............................................86
3.4. Phương thức, phương tiện vận động chính sách công .......................................95
3.5. Một số nhận xét về vận động chính sách ở Anh, Pháp, Mỹ.............................102
Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GỢI MỞ VỚI VIỆT NAM....................................117
4.1. Quan niệm về vận động chính sách công ở Việt Nam hiện nay ......................117

4.2. Biểu hiện vận động chính sách công ở Việt Nam ............................................120
4.3. Điều kiện, thách thức và xu hướng phát triển vận động chính sách ở Việt Nam
thời gian tới .......................................................................................................133
4.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm ứng xử hợp lý với vận động chính
sách công ở Việt Nam hiện nay ........................................................................141
KẾT LUẬN .............................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................153


1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

EU

Liên minh Châu Âu

NGOs

Các tổ chức phi chính phủ

PNTR

Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn


VASEP

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VĐCS

Vận động chính sách

VĐHL

Vận động hành lang

VNGO

Tổ chức phi Chính phủ Việt Nam

USD

Đô la Mỹ

WTO

Tổ chức thương mại thế giới



2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hầu hết nhà nước đều có nhiệm vụ chung là nghiên cứu, đánh giá tình
hình thực tế, so sánh và đối chiếu với các luật, điều khoản Hiến pháp hiện hành,
đưa ra những lập luận chính xác để quyết định hướng giải quyết cho những vấn
đề cấp bách, quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh cũng như sự phát triển
của một quốc gia. Vì tính chất quan trọng của chúng, pháp luật thường đặt ra
những yêu cầu khắt khe, có thể trở thành rào cản khiến cho công dân của các
quốc gia gặp khó khăn trong việc nêu quan điểm, suy nghĩ của mình với các cơ
quan, quan chức nhà nước để đóng góp vào quá trình xây dựng những quy định,
quyết định hợp lý, hiệu quả, bảo đảm tính dân chủ của xã hội. Nhằm giảm thiểu
sự xuất hiện rào cản đó giữa các cơ quan nhà nước và công dân của quốc gia, cơ
chế vận động chính sách (VĐCS) công được hình thành và phát triển. Lịch sử
VĐCS công đã bắt đầu tư rất lâu và được coi là một phần tất yếu của hoạt động
chính trị trên thế giới tuy nhiên chỉ đến những năm cuối thế kỷ XIX, yếu tố này
mới được người dân biết đến một cách rộng rãi. Cho đến nay, VĐCS công đã trở
nên phổ biến ở nhiều quốc gia và ngày càng chứng minh được sự cần thiết khách
quan của nó trong đời sống chính trị nói chung, đặc biệt là trong quy trình chính
sách của các nước. Có thể hiểu một cách khái quát, VĐCS là hoạt động được tiến
hành bởi một cá nhân hay tổ chức nhằm thuyết phục các cơ quan xây dựng và
quyết định chính sách về sự cần thiết ban hành hay sửa đổi một chính sách nào
đó vì lợi ích của bản thân họ hoặc vì cộng đồng, xã hội.
Trong nền chính trị quốc tế đương đại, tồn tại nhiều loại hình thể chế chính
trị, nhiều mô hình tổ chức quyền lực, nhiều mô hình quy trình chính sách khác
nhau và vì vậy, sự tác động của VĐCS vào quy trình chính sách ở các nước khác
nhau cũng không hoàn toàn giống nhau. Nhưng có điểm chung là ở những quốc
gia có sự tham gia của VĐCS vào quy trình chính sách công và có khung pháp lý
cho hoạt động này thì về cơ bản, hoạt động hoạch định chính sách công diễn ra

công khai hơn, các thông tin liên quan đến chính sách công được mở hơn và chất


3

lượng các chính sách công cao hơn bởi lẽ các quyết định chính sách thường đúng
đắn hơn trên cơ sở những thông tin đa chiều và đã được tiếp cận, phân tích trên
nhiều bình diện. Điều này đặc biệt thấy rõ ở các nước tư bản phát triển, và ở tất cả
các mô hình thể chế chính trị. Vậy, liệu có mối liên hệ giữa các mô hình thể chế
chính trị khác nhau ấy với sự tác động của VĐCS công đến đời sống chính sách
công ở các quốc gia này?
Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều mô hình thế chế chính trị nhưng tựu
chung lại, về mặt hình thức hay tên gọi, có thể khái quát thành hai loại là thể chế
quân chủ và thể chế cộng hòa. Còn dưới góc độ bản chất của chế độ, và xét riêng
ở những nước tư bản phát triển, có thể tiếp cận thể chế chính trị theo ba mô hình:
mô hình nghị viện, mô hình tổng thống và mô hình hỗn hợp. Tiêu biểu cho các
mô hình ấy là các quốc gia Anh, Mỹ, Pháp. Đây cũng là những quốc gia mà hoạt
động VĐCS công có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy trình chính sách công, tạo
thành một hoạt động, một phương tiệnquan trọng trong quy trình chính sách ở
các nước này. Đây cũng chính là một trong những lí do tác giả lựa chọn nghiên
cứu VĐCS công ở cả ba quốc gia này.
Vận động chính sách công đã được áp dụng và luật hóa ở nhiều quốc gia
trên thế giới từ lâu nhưng vẫn còn là một vấn đề mới ở Việt Nam. Trong xu thế
phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế, dù muốn hay
không, dù tích cực hay bị động thì chúng ta cũng luôn là một thành viên, một chủ
thể trong đời sống chính trị quốc tế. Do đó, việc phải nghiên cứu để tìm ra những
hướng gợi mở cho Việt Nam, tìm ra những bài học từ VĐCS công trong quy
trình chính sách công ở các nước phát triển là một điều hết sức cần thiết. Hơn thế
nữa, mặc dù cơ bản các chính sách công ở Việt Nam hiện nay đã bám sát và giải
quyết được những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội nhưng phải thừa nhận vẫn

còn nhiều hạn chế, bất cập trong quy trình chính sách công cũng như chất lượng
hoạch định chính sách công ở nước ta. Điều đó càng cho thấy tính tất yếu của
việc nghiên cứu để làm rõ vai trò của VĐCS công ở một số nước tư bản phát
triển để từ đó tìm ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam.


4

Vậy thì, thực tiễn VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ có những điểm tương
đồng khác biệt gì? Tính chất thể chế chính trị và các yếu tố về kinh tế, văn hóa,
xã hội cũng như những quy định pháp lý có tác động như thế nào đến thực tiễn
chính sách của mỗi nước? VĐCS công có thực sự là nhu cầu tất yếu khách quan
của các chủ thể trong đời sống xã hội, và nếu như vậy thì nhà nước nên nhìn nhận
và ứng xử thế nào với VĐCS để vừa phát huy được những tác động tích cực của
VĐCS, vừa kiểm soát và kiềm chế được những ảnh hưởng tiêu cực của nó mà vẫn
khơi dậy được động lực phát triển của các chủ thể trong đời sống xã hội?Với
những đặc thù về thể chế chính trị và quy trình chính sách, Việt Nam có thể học
hỏi được kinh nghiệm của Anh, Pháp, Mỹ trong việc nhận thức và ứng xử với
VĐCS công không và nếu có thì kinh nghiệm ấy là gì? Đó là những vấn đề đặt ra
và sẽ được nghiên cứu trong luận án này.
Vấn đề được đặt ra cấp thiết như thế, nhưng cho đến nay, chưa nhiều công
trình khai thác trực tiếp hướng nghiên cứu này. Chính vì vậy, tác giả xác định đây
còn là một mảnh đất trống cần khai phá trong nghiên cứu khoa học. Và điều đó
cũng thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài “Vận động chính sách công ở Anh, Pháp,
Mỹ và những gợi mở đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án chính trị
học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung hệ thống và làm rõ những vấn đề cơ bản về VĐCS công
như khái niệm VĐCS công, mục đích và sự cần thiết VĐCS công, chủ thể, đối

tượng và phương thức VĐCS công, khảo sát thực trạng hoạt động này ở ba nước
Anh, Pháp, Mỹ; từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về hoạt động VĐCS công
ở ba quốc gia nêu trên; đồng thời đưa ra một số gợi mở cho VĐCS công ở Việt
Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục tiêu trên, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ bản
như sau:


5

- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về VĐCS công, trong đó hệ thốngvà
phân tích khái niệm chính sách công, xác định mục đích, sự cần thiết của VĐCS,
chủ thể, đối tượng, phương thức, phương tiện vận động, khái quát những bước cơ
bản trong quá trình VĐCS.
- Khảo cứuthực trạng VĐCS công ở Anh, Mỹ, Pháp hiện nay trêncác khía
cạnh pháp luật về VĐCS, chủ thể và đối tượng, quy mô hoạt động và tài chính
cho vận động, phương tiện và phương thức vận động của từng nước vàđưa ra
những nhận xét về thực tiễn hoạt động này ở từng quốc gia.
- Từ thực tiễn VĐCS của ba nước Anh, Pháp, Mỹ, luận án làm rõ quan
niệm và những biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam, đưa ra những gợi mở cho chính
phủ Việt Nam trong đó chủ yếu tập trung vào những khuyến nghị để Nhà nước
ứng xử phù hợp và hiệu quả hơn với VĐCS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trực tiếp hoạt động VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ; những biểu
hiện của VĐCS ở Việt Nam và gợi mở đối với Việt Nam từ nghiên cứu trường
hợp Anh, Pháp, Mỹ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động VĐCS ở Anh, Mỹ, Pháp là

ba quốc gia đại diện cho ba mô hình thể chế chính trị điển hình. Đồng thời, luận
án cũng nghiên cứu quan niệm và biểu hiện của VĐCS ở Việt Nam hiện nay để
trên cơ sở những nhận xét rút ra từ VĐCS ở Anh, Mỹ, Pháp tìm ra những gợi mở
cho Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền lực chính trị của nhân
dân lao động, về quyền lực nhà nước, thực thi và kiểm soát quyền lực nhà nước;


6

- Một số lý thuyết chính trị học và chính sách công nhưlý thuyết về VĐCS
công, lý thuyết lựa chọn công cộng, lý thuyết nhóm, lý thuyết hành vi…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận Mác- Lênin, cụ thể
là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để có những nhìn nhận
khách quan, toàn diện về các biểu hiện của VĐCS ở các nước cũng như ở Việt
Nam.
- Phương pháp riêng: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp như logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh,
nghiên cứu tài liệu trong đó phương pháp logic – lịch sử và phân tích – tổng hợp
kết hợp với nghiên cứu các tài liệu để tiếp cận lịch sử hình thành và phát triển của
VĐCS ở các nước, thao tác tư duy về những biểu hiện của thực tiễn VĐCS để
trên cơ sở trình bày những biểu hiện cụ thể sẽ khái quát lại để rút ra những nhận
định mang tính bản chất về VĐCS ở Anh, Pháp Mỹ và ở Việt Nam. Phương pháp
so sánh được sử dụng lồng trong các nội dung trình bày về những biểu hiện của
VĐCS trong thực tiễn chính trị và chính sách ở mỗi quốc gia, luận giải cụ thể
hơn những tương đồng và khác biệt nếu có giữa các quốc gia này để đưa ra
những đánh giá phù hợp, thuyết phục.

5. Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu về VĐCS công và VĐCS ở từng quốc gia không còn là vấn đề
mới mẻ, nhưng nội dung được đặt ra trong luận án đảm bảo tính mới ở hai điểm
cơ bản:
Thứ nhất là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách công phu, chi tiết về
VĐCS công ở Anh, Pháp, Mỹ dựa trên các biểu hiện mang tính hệ thống và logic
bao gồm pháp luật VĐCS, chủ thể và đối tượng, quy mô và tài chính, hình thức,
phương pháp và phương tiện vận động.
Thứ hai, một nghiên cứu so sánh được sử dụng để nghiên cứu cho cả ba
trường hợp Anh, Pháp, Mỹ như trong đề tài này cũng lần đầu tiên được thực hiện.
Trước đó cũng đã có một số công trình trên thế giới nghiên cứu theo hướng so


7

sánh nhưng chỉ tập trung vào một khía cạnh của VĐCS như những quy định về
VĐCS hoặc hiệu quả của VĐCS. Một công trình đề cập đến những vấn đề khá
căn cốt của VĐCS được khảo cứu qua bộ ba quốc gia Anh, Pháp Mỹ như trong
luận án này là hoàn toàn mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần luận giải và làm rõ những vấn đề về mặt lý luận có liên
quan đến hoạt động VĐCS ở ba nước Anh, Mỹ, Pháp, bước đầu có những đánh
giá một cách khoa học trên quan điểm mác xít về vấn đề này, đồng thời có những
tham chiếu đối với Việt Nam và làm rõ một số vấn đề có liên quan đến hoạt động
VĐCS công ở Việt Nam hiện nay.
Luận án được thực hiện sẽ là một đóng góp về mặt lý luận, làm rõ hơn về
hoạt động VĐCS công ở một số nước tư bản phát triển (Anh, Pháp, Mỹ) và kinh
nghiệm cho Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách của Việt Nam trong thời gian tới để có cái nhìn khách quan và
khoa học hơn đối với vấn đề VĐCS công ở Việt Nam.
Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và
nghiên cứu chính trị học.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án có 4 chương 16 tiết.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. NHÓM CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẬN ĐỘNG HÀNH LANG,
VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG Ở ANH, PHÁP, MỸ

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về vấn đề lý luận
Trong nhóm công trình này, có những vấn đề sau đây đã được bàn đến ở
những mức độ khác nhau:
Trước hết, quan niệm về chính sách công và VĐHL, VĐCS công. Nhóm
này phổ biến với không chỉ các công trình nghiên cứu mà còn hệ thống giáo trình
phong phú như: Cuốn “Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001” của
tác giả Lê Vinh Danh (2001); Giáo trình “Hoạch định và phân tích chính sách
công” (2006) của tác giả Phan Ngọc Tú; Giáo trình “Khoa học chính sách công”
(2008) của Khoa chính trị học, Học viện Báo chí và tuyên truyền; Tập bài giảng
“Chính sách công” (2010) của Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền; Giáo trình “Chính sách công” (2013) của Khoa Chính sách công,
Học viện Chính sách và Phát triển; cuốn sách “Đại cương về chính sách công”

của các tác giả Nguyễn hữu Hải và Lê Văn Hòa (2013); cuốn “Chính sách công Những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Hữu Hải (2016)…Cho đến nay, khoa
học chính sách công đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ với những
quan niệm phong phú về chính sách công. Dù xuất phát từ những cách tiếp cận
khác nhau thì chính sách công nhìn chung vẫn được quan niệm là những quyết
định hành động của các chủ thể quyền lực nhà nước, thể hiện quan điểm, mục
tiêu, ưu tiên của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể trong những
điều kiện cụ thể. Vì vậy, dù chưa phải đã hoàn toàn thống nhất nhưng tựu chung
lại, các quan niệm đều chỉ ranhững đặc điểm sau đây của chính sách công: 1)
CSC là các chính sách do nhà nước ban hành để thực hiện chức năng của nhà
nước là quản lý, điều hành kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đề ra; 2) CSC là
kết quả quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước; 3) CSC là những quyết


9

định hành động, trước hết thể hiện dự định của các nhà hoạch định chính sách
nhằm thay đổi hoặc duy trì một hiện trạng nào đó và sau đó là những hành vi
thực hiện các dự định đó; 4) CSC tập trung giải quyết vấn đề đang đặt ra trong
đời sống xã hội theo những mục tiêu xác định; 5) CSC bao gồm những việc nhà
nước định làm hoặc không định làm, nghĩa là không phải mọi mục tiêu của chính
sách công đều dẫn tới hành động, mà nó có thể là yêu cầu chủ thể không được
hành động; 6) CSC tác động đến các đối tượng của chính sách - là những người
chịu sự tác động hay điều tiết của chính sách, bao gồm: đối tượng trực tiếp và đối
tượng gián tiếp; 7) CSC được nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của
cộng đồng hoặc của quốc gia, gắn với việc phân phối và sử dụng các nguồn lực
công của nhà nước [27, tr. 6, 7, 8].
Về VĐHL và VĐCS công, dù vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ nhưng
cũng có nhiều công trình đưa ra quan niệm về VĐHL, VĐCS công như “Những
cơ sở của nền chính trị Mỹ” của Gary Wassrman (bản dịch của thạc sỹ Đoàn Văn
Thắng), Longman - New York, 1997 đã đưa ra khái niệm VĐHL“Vận động hành

lang là khi các cá nhân hay nhóm lợi ích gây sức ép lên chính phủ để chính phủ
hành động theo ý muốn của họ” [13, tr. 220]. Một cách phát biểu khác về VĐHL
cũng được đưa ra “VĐHL là hoạt động bao gồm những tiếp xúc cả trực tiếp hay
gián tiếp của các nhóm có tổ chức (hoặc đại diện của họ) đến các quan chức hành
chính, những nhà hoạch định chính sách, những đại biểu dân cử nhằm gây ảnh
hưởng lên quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách ấy” [94, tr.8] như
trong “Lobbying in Europe” (vận động chính sách ở châu Âu). Riêng trong
“Lobbying in the Dark? The Effects of Policy-Making Transparency on Interest
Group Lobbying Strategies in France and Sweden”(Vận động chính sách công
trong “bóng tối”? Những ảnh hưởng của môi trường hoạch định chính sách minh
bạch lên chiến lược vận động chính sách của các nhóm lợi ích ở Pháp và Thụy
Điển), tác giả xuất phát từ kết luận của một nghiên cứu trước đó rằng VĐHL có
thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong số những hình thức quan
trọng nhất là “VĐHL thông tin” (informational lobbying) được hiểu là việc
“thuyết phục các nhà hoạch định chính sách để có những hành động cụ thể thông


10

qua những điều khoản có tính chiến lược về thông tin nhằm gây ảnh hưởng đến
các cuộc tranh luận hay thông qua chính sách” [94, tr.26].
Theo bài viết “Contracts: Illegality: Lobbying” đăng trên California Law
Review thì tạiKhoản 35 điều IV, Hiến pháp bang California lại đưa ra quan điểm
VĐHL là việc tìm cách “gây ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu cho một thành viên
của nghị viện bằng cách hối hộ, hứa tặng quà, đe dọa hoặc những cách thức
không trung thực khác” [56, tr.344]. Điều 89 của Luật Hình sự bang này lại coi
VĐCS là một loại tội danh giống như bất kỳ một tội danh nào khác và đề xuất
mức phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm với hoạt động này [56, tr.345].
Thứ hai là các công trình bàn đến chủ thể của VĐCS.“Những cơ sở của
nền chính trị Mỹ” của Gary Wassrman chỉ ra những chủ thể của VĐHL là “các

cựu Nghị sĩ hoặc những người đã từng làm trong ngành hành pháp, họ là những
người có kiến thức trong từng lĩnh vực nhất định, có kinh nghiệm chính trị và bản
thân cá nhân có quan hệ với những người hoạch định chính sách” [13, tr.220].
Cũng nói về VĐCS công ở Mỹ, “Societal Complexity and Interest-Group
Lobbying in the American States” (Sự phức tạp của xã hội và VĐCS của các
nhóm lợi ích ở các bang ở Mỹ) coi nhóm lợi ích là chủ thể chính của VĐCS và
phân chia các nhóm lợi ích tham gia vào VĐCS ở Mỹ thành 15 nhóm lớn dựa
trên lợi ích mà các nhóm này đại diện bao gồmnhóm sản xuất nông nghiệp; nhóm
hoạt động văn hóa; nhóm phát triển kinh tế; nhóm tài chính, bảo hiểm và bất
động sản; sản xuất công nghiệp; các cơ quan chính phủ; sản xuất khoáng sản; các
nhóm hỗ trợ công dân và phi lợi nhuận; nhóm theo ngành nghề; nhóm đại diện
cho ngành bán lẻ và bán buôn; nhóm những người có cùng hệ tư tưởng và những
người độc thân; giao thông vận tải; nghiệp đoàn và các tổ chức tương tự; nhóm
dịch vụ công; và các nhóm không xác định được [75, tr.490-491]. Thống nhất
quan điểm cho rằng các nhóm lợi ích là chủ thể chủ yếu tham gia VĐCS nhưng
từ thực tiễn châu Âu, tác giả của “Lobbying in Europe” đưa ra nhận định các
nhóm lớn như các tập đoàn thường chi nhiều tiền cho VĐCS hơn và cũng có
nhiều cơ hội tiếp cận các nhà hoạch định chính sách hơn các công ty nhỏ [94,
tr.18].


11

“Lobbying by the Insiders: Parallels of State Agencies and Interest
Groups” (1988) (VĐCS từ bên trong: so sánh giữa vận động của các cơ quan nhà
nước và các nhóm lợi ích) của Glenn Abney đề cập đến một phương diện khác
của VĐHL là VĐHL của chính các chủ thể trong bộ máy nhà nước và chỉ ra
những nét tương đồng và khác biệt cơ bản giữa các cơ quan nhà nước và các
nhóm lợi ích với tư cách là những chủ thể tiến hành VĐCS và đưa ra mười luận
điểm đối với VĐCS của các cơ quan nhà nước trong so sánh với các nhóm lợi

ích. Như vậy, công trình này nhấn mạnh chính các cơ quan hành pháp cũng là
một chủ thể quan trọng tiến hành VĐCS một cách hiệu quả với những lợi thế đặc
biệt mà các nhóm lợi ích bên ngoài không thể có được.
“Vận động hành lang của các hiệp hội kinh tế của các nước trên thế giới,
thực trạng và xu hướng phát triển tại Việt Nam” của tác giả Trần Hữu Quỳnh
(2009) đề cập đến ba vấn đề chính coi các hiệp hội kinh tế là một trong những
chủ thể quan trọng và tham gia có hiệu quả vào quá trình VĐCS.
“Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây”
(2010) của PGS. TS. Lưu Văn An phân tích vai trò của VĐHL trong nền chính trị
các nước phương Tây dựa trên sự phân loại các chủ thể tiến hành vận động bao
gồm các nhóm lợi ích, các đảng chính trị, các cơ quan nhà nước và các công dân.
Qua đó phản ánh sự phong phú, đa dạng về của chủ thể VĐCS.
Bài viết “Về các công ty xuyên quốc gia và ảnh hưởng của chúng đối với
quyền lực nhà nước”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, tháng 3 năm 2014 nhấn
mạnh các công ty xuyên quốc gia có thể gây áp lực lên các chính sách của các
nước và vì vậy có thể coi các công ty xuyên quốc gia là một trong những chủ thể
tiến hành VĐCS.
- Bài viết “Tổ chức nghiên cứu, tư vấn chính sách trong lĩnh vực chính
sách công ở một số nước trên thế giới” của tác giả Nguyễn Trọng Bình đăng trên
tạp chí Tổ chức nhà nước số 2 năm 2015 phân tích vai trò của các tổ chức nghiên
cứu, tư vấn chính sách như một chủ thể quan trọng góp phần nâng cao năng lực
chính sách công của các chính phủ. Sự phát triển của các tổ chức tư vấn và việc


12

phát huy đầy đủ chức năng của chúng có tác dụng quan trọng góp phần thúc đẩy
quá trình hiện đại hóa quản trị công và nâng cao chất lượng thể chế và chính sách.
Cũng nhấn mạnh các tổ chức tư vấn như là chủ thể ngày càng tích cực VĐCS, bài
viết “Vai trò của các think tank trong hoạch định chính sách - kinh nghiệm cho

Việt Nam” của tác giả Trần Mai Hùng đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước số 229,
tháng 2 năm 2015 phân tích vai trò của think tank trong hoạch định chính sách
thông qua nghiên cứu các trường hợp think tank ở Mỹ và ở Trung Quốc. Về cơ bản
tác giả khẳng định các think tank là nơi tập hợp những chuyên gia hàng đầu về tư
duy chiến lược, đóng góp cho việc hoạch định chính sách của chính phủ các nước.
Từ đó cũng đề xuất Việt Nam nên có cơ chế để tạo dựng và phát huy vai trò của
các nhóm think tank trong đời sống chính trị nói chung và trong xây dựng chính
sách nói riêng.
Thứ ba là các công trình đề cập đến đối tượng của VĐCS
“Lobbying Legislatures” (VĐCS đối với cơ quan lập pháp) của Morten
Bennedsen and Sven E. Feldmann tập trung vào hành động VĐCS của các nhóm
lợi ích đối với riêng nhánh lập pháp, theo đó, coi các nhà lập pháp chính là một
trong những đối tượng cơ bản mà các chuyên gia VĐCS hướng tới. Cũng tập trung
vào nhánh hành pháp như đối tượng chính của hoạt động VĐCS từ các nhóm lợi
ích, “The Role of Legislators in the Determination of Interest Group
Influence”(Vai trò của các nhà lập pháp trong quyết định gây ảnh hưởng của các
nhóm lợi ích) cho rằng các nhà lập pháp là những người đóng vai trò quan trọng
trong quyết định gây ảnh hưởng của các nhóm lợi ích để đạt được mục đích của
họ.“Presidential Power and White House Lobbying” (Quyền lực Tổng thống và
VĐCS ở Nhà Trắng) của John F. Manley cho chúng ta thấy chính Tổng thống
trong thể chế chính trị Mỹ là đối tượng mà các nhóm lợi ích rất quan tâm và luôn
muốn tiếp cận trong quá trình vận động.
Thứ tư là các công trình đề cập đến các hình thức, phương pháp, phương
tiện VĐCS.“Những cơ sở của nền chính trị Mỹ” của Gary Wassrman đưa rahai
phương phápVĐHL là vận động trực tiếp và vận động gián tiếp. Theo đó VĐHL


13

trực tiếp thường diễn ra trong các ủy ban của Quốc hội và trong các nhà lãnh đạo

hành pháp, VĐHL gián tiếp bao gồm các chiến dịch vận động viết thư ồ ạt, sử
dụng các ngân hàng điện thoại, VĐHL cơ sở. “Lobbying in Europe” tuy không đi
vào chi tiết nhưng cũng đề cập đến các phương thức cơ bản để VĐCS bao gồm vận
động trực tiếp và vận động gián tiếp, các hình thức biểu hiện cụ thể trong mỗi
phương thức vận động này.“Effective lobbying in Europe”(Hiệu quả của VĐCS
công ở châu Âu) có nội dung về các kênh gây ảnh hưởng đến quá trình vận động,
đặc biệt là các nguồn thông tin hữu ích, các kênh truyền thông trực tuyến, các kênh
truyền thông như mạng xã hội và các nguồn công nghệ số khác… được người dân
đánh giá là phù hợp nhất với họ và được sử dụng phổ biến hơn.“The Lobbying
Activities of Organized Interests in Federal Judicial Nominations”(Các hoạt động
VĐCS của các nhóm lợi ích đối với các thẩm phán tòa án liên bang) (2000) của
Gregory A. Caldeira, Marie Hojnacki, John R. Wright đã đề cập đến các kỹ thuật
hay phương thức VĐCS “Các kỹ thuật của VĐCS hiện đại cung cấp cho các nhóm
lợi ích có tổ chức thêm nhiều lựa chọn mang tính chiến thuật. Dù tiến hành vận
động đơn lẻ hay tập hợp trong một liên minh, các nhóm đều có thể tiến hành các
nghiên cứu, đưa ra cảnh báo cho các thành viên, tổ chức các chiến dịch viết thư tay
và gọi điện thoại, tiếp xúc với các nhà lập pháp thông qua các chuyên gia VĐCS,
cung cấp thông tin cho các phương tiện truyền thông, đăng các quảng cáo, và
nhiều kỹ thuật khác nữa” [68, tr.52, 53].
“Lobbying for Justice: Organized Interests Supreme Court Nominations,
and United StatesSenate” (VĐCS đối với ngành tư pháp: các nhóm lợi ích, thẩm
phán tòa án tối cao và các thượng nghị sĩ Mỹ)(1998) của Gregory A. Caldeira
and John R. Wright cũng đề cập đến ba dạng hoạt động hay nói đúng hơn là ba
hình thức mà các nhóm lợi ích sử dụng để gây ảnh hưởng đến số lượng cũngnhư
nội dung thông tin mà các nhà lập pháp sử dụng trong quá trình bỏ phiếu bao
gồm truyền đạt thông tin về chính sách đến các nhà lập pháp với hi vọng kết nối
quan điểm của họ với ưu tiên của mình; tạo điều kiện thuận lợi và tổ chức tập
hợp các quan điểm của dân chúng như gửi thư tay, gọi điện thoại, gửi thư tín;



14

cung cấp thông tin trực tiếp cho các nhà lập pháp về kết quả của các chính sách
mà họ ủng hộ.
Thứ năm là các công trình đề cập đến môi trường hay các yếu tố ảnh
hưởng đến VĐCS.
“Information and influence: lobbying for agendas and votes” (Thông tin và
ảnh hưởng: VĐCS trong giai đoạn xác lập nghị trình và bỏ phiếu thông qua) tập
trung bàn đến tính chất và mức độ ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến quá trình
xây dựng luật và các chính sách trong điều kiện hoạch định chính sách với những
thông tin không đầy đủ. Theo đó khẳng định quá trình VĐCS có thể được coi như
một trò chơi với việc truyền tải thông tin chiến lược. Theo đó, các nhóm lợi ích
sẽ có những lựa chọn chiến lược VĐCS khác nhau tùy thuộc vào môi trường và
mức độ thông tin họ nắm được. Họ có thể lựa chọn vận động trực tiếp ngay từ
giai đoạn xác lập nghị trình, có thể vận động ở cả giai đoạn xác lập nghị trình lẫn
giai đoạn thông qua chính sách, tuy nhiên ảnh hưởng của thông tin đối với việc
vận động mỗi giai đoạn này là không giống nhau. Cũng chú trọng vào mối quan
hệ giữa mức độ thông tin với VĐCS, luận án“Lobbying in the Dark? The Effects
of Policy-Making Transparency on Interest Group Lobbying Strategies in France
and Sweden” chỉ ra hai môi trường với mức độ công khai thông tin khác nhau
hoàn toàn giữa Thụy Điển (mức độ minh bạch thông tin cao) và Pháp (mức độ
minh bạch thông tin thấp) để đưa ra kết luận về hiệu quả của VĐCS và đưa đến
kết luận, sự minh bạch và công khai về thông tin, nhất là những thông tin hữu
dụng (actionable information) là điều kiện cần cho VĐCS tích cực.“Societal
Complexity and Interest-Group Lobbying in the American States” lại bàn đến
mối quan hệ giữa sự phức tạp của xã hội với hoạt động VĐCS của các nhóm lợi
ích qua nghiên cứu các bang ở Mỹ và đi đến khẳng định “xã hội ngày càng phức
tạp thì hoạt động VĐCS càng gia tăng” (… society becomes more complex,
lobbying should increase as well” [75, tr.489]). Lập luận được đưa ra ở đây là
“Nếu sự gia tăng hoạt động của nhóm lợi ích này là kết quả của những bất ổn lặp

đi lặp lại xuất phát từ sự phức tạp của xã hội hiện đại, thì hệ thống kinh tế, chính
trị, xã hội càng phức tạp, số lượng các nhóm lợi ích sẽ càng tăng lên, và hoạt


15

động của các nhóm lợi ích cũng ngày càng tăng theo. Tương tự như vậy, xã hội
tồn tại càng lâu, các bất ổn càng xuất hiện nhiều trong lòng hệ thống xã hội đó và
số lượng các nhóm lợi ích cũng như các hoạt động VĐCS của chúng cũng càng
tăng” [75, tr.489].“Interest Group Lobbying: Canada and the United
States”(VĐCS của các nhóm lợi ích: trường hợp Canada và Mỹ) trên cơ sở so
sánh hoạt động VĐCS của các nhóm lợi ích ở Mỹ và Canada đã khẳng định “văn
hóa chính trị và cấu trúc thể chế chính trị có tác động rõ rệt đến hiệu quả của
những nỗ lực của các nhóm lợi ích trong việc gây ảnh hưởng đến chính sách của
chính phủ” [90, tr. 71].
“Caps on Political Lobbying” tập trung phân tích tác động của tài chính
đối với các hoạt động VĐHL trong chính trị.Cũng coi tiền là một yếu tố tác động
mạnh đến đời sống chính trị và chính sách, “The Role of Legislators in the
Determination of Interest Group Influence”khẳng định, “thông thường, tiền được
coi như vật ngang giá trên thị trường chính trị nhưng những nỗ lực nhằm tìm
kiếm những bằng chứng về ảnh hưởng của tiền lên các lá phiếu thường thu được
những kết quả không thống nhất” [98, tr. 649].
“Tính công khai, minh bạch trong vận động hành lang” của GS. TS Lê
Minh Tâm, coi công khai, minh bạch là môi trường thuận lợi cho VĐHL tích cực
và bảo vệ quan điểm này bằng cách chỉ ra bốn căn cứ cho thấy sự cần thiết phải
công khai, minh bạch trong hoạt động VĐHL như:VĐHL là hoạt động mang tính
chuyên nghiệp, nhưng không mang tính chính thức vì nó được diễn ra bên ngoài
các phòng họp và làm việc chính thức của các cơ quan có thẩm quyền ra quyết
định, chính sách;VĐHL là những hoạt động đa dạng và đa mục đích; VĐHL bao
gồm các hoạt động mang tính chất trung gian, VĐHL cần đến những nguồn lực

tài chính do khách hàng cung cấp, vì vậy nó có những mặt trái cần được tính đến,
đó là tình trạng ‘thiên vị” vì lợi ích kinh tế, nhằm phục vụ cho quyền lợi riêng
của cá nhân.
Thứ sáu, là các công trình đề cập đến những tác động của VĐCS


16

“The Effects of Lobbying: A Comparative Assessment” (Những tác động
của VĐCS: đánh giá so sánh) của Harmon Zeigler là công trình trực tiếp đề cập
đến những tác động của VĐCS dựa trên cách tiếp cận so sánh mà cụ thể là so sánh
ảnh hưởng của VĐCS ở bốn bang sau đây của Mỹ: Massachusetts, North Carolina,
Oregon, and Utah và ở mỗi bang này, lại tập trung vào tác động của nhóm lợi ích
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
“Caps on Political Lobbying” trong khi phân tích các tác động của tài
chính đến VĐCS đồng thời cũng đưa ra những nhận định về một số tác động của
VĐCS đến đời sống chính trị, xã hội như sự gia tăng những người có nhu cầu vận
động, sự thiếu hụt về thông tin, sự lãng phí các nguồn lực xã hội, gia tăng sự khác
biệt giữa giá trị cá nhân và xã hội…“Interest Group Politics” (Nền chính trị nhóm
lợi ích) cũng luận giải nguy cơ bế tắc chính sách do VĐCS gây ra.
Như một cách gián tiếp đề cập đến những tác động tích cực của VĐCS,
“Lobbying for Change: Women's Lobby” (VĐCS hướng đến sự thay đổi: vận
động cho nữ giới) (1992) của Babette Kabak tập trung vào quá trình nỗ lực
VĐCS của Ủy ban về Tình trạng pháp lý của phụ nữ (Women's LegalStatus
Committee(WLSC)) cho những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ
nữ, qua đó khẳng định VĐCS là một cách thức hữu hiệu để đấu tranh cho quyền
lợi và sự tiến bộ của phụ nữ.
“Lobbying in Europe” (VĐCS công ở châu Âu) dành một phần đề cập đến
tác động xã hội và những ảnh hưởng không mong muốn của VĐCS. Theo đó,
thông qua nghiên cứu các trường hợp ở Châu Âu, tác giả cho rằng “Khi VĐCS

không được quy định và vẫn nằm dưới sự giám sát của công chúng thì tiềm ẩn
nguy cơ gia tăng ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động này. Nếu không có một rào cản
mạnh mẽ về đạo đức giữa khu vực công và các nhà VĐCS, các quyết định có thể
được thực hiện không phục vụ lợi ích công cộng mà chỉ vì các lợi ích cá nhân.
Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội như suy thoái môi
trường, sụp đổ hệ thống tài chính, lạm dụng quyền con người, và sự đe dọa sức
khỏe và sự an toàn của công chúng...” [94, tr.20].


17

“Living with Lobbying: A growth policy co-opted by lobbyists can be
better than no growth policy at all” (1993) của Knut Anton Mork phân tích mối
quan hệ giữa mô hình tăng trưởng với VĐCS và tỉ lệ tăng trưởng với phúc lợi xã
hội, làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của VĐCS trong đời sống chính
trị và khẳng định dù có những ảnh hưởng tiêu cực khó phủ nhận như lãng phí
nguồn lực xã hội nhưng khẳng định “VĐCS cũng có thể mang lại cho các nhà
hoạch định chính sách cơ hội để cải thiện phúc lợi xã hội mà lẽ ra có thể đã bị bỏ
qua. Vì vậy, mặc dù tốn kém, VĐCS với các chính sách về tăng trưởng có thể
được kì vọng sẽ nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức độ phúc lợi
xã hội” [78, tr. 605].
“Effective lobbying in Europe” (Hiệu quả của VĐCS công ở Châu Âu) là
một nghiên cứu công phu để làm rõ thế nào là VĐCS hiệu quả ở châu Âu, trong
đó đưa ra những gợi ý về những tác động tích cực và hạn chế của VĐCS theo
những tiêu chí khác nhau dựa trên đánh giá của người dân - những người được
điều tra trong nghiên cứu. Cụ thể, một số tác động tích cực của VĐCS được đề
cập bao gồm đảm bảo sự tham gia của các chủ thể kinh tế - xã hội và công dân
vào các quá trình chính trị, khả năng cung cấp những thông tin bổ ích và kịp thời,
nâng cao tầm quan trọng của vấn đề cả ở cấp quốc gia cũng như địa phương, ...
trong khi đó những tác động tiêu cực có thể là thiếu sự minh bạch dẫn đến thực

tiễn VĐCS không phát huy hiệu quả, tạo ra sức ép quá lớn trong suốt quá trình
chính sách đối với giới tinh hoa chính trị và những người giàu có trong xã hội, và
khả năng các thông tin được cung cấp không đảm bảo tính khách quan, trung
thực.
“Tính công khai, minh bạch trong vận động hành lang” của GS. TS Lê
Minh Tâm, trong khi coi công khai, minh bạch là môi trường thuận lợi cho
VĐHL tích cực và đưa ra những lập luận bảo vệ quan điểm này đồng thời cũng
nhấn mạnh VĐHL có những mặt trái cần được tính đến, đó là tình trạng ‘thiên
vị” vì lợi ích kinh tế, nhằm phục vụ cho quyền lợi riêng của cá nhân.


18

1.1.2. Những công trình bàn về pháp luật và thực tiễn vận động chính
sách công ở Anh, Pháp, Mỹ
Thứ nhất là các công trình đề cập đến pháp luật hay những quy định về
VĐCS
“Control of lobbying” (Kiểm soát VĐCS) tập trung bàn về những quy định
để kiểm soát hoạt động VĐCS từ khi các bang đầu tiên của nước Mỹ đưa ra
những quy định về việc này.Cũng tương tự, “Regulation of Pressure Groups and
Lobbyists” (Quy định đối với các nhóm áp lực và các chuyên gia VĐCS) (1958)
của Belle Zeller nghiên cứu trực tiếp về những quy định đối với các nhóm áp lực
và các chuyên gia VĐCS bắt đầu từ những quy định về VĐCS ở cấp bang ở Mỹ
từ khi mới chỉ có 31 bang thông qua những quy định cho hoạt động này đến khi
có quy định mới ở ba bang là Texas, Illinois và Wisconsin. Nghiên cứu cũng
trình bày lịch sử quy định VĐCS ở Quốc hội Hoa Kỳ và đưa ra những phê phán
đối với Luật VĐCS ở cấp liên bang.
“Lobbying - Registration” (VĐCS - Quy định về đăng ký) của John. A.
Lapp tập trung bàn đến bối cảnh ra đời cũng như nội dung của quy định mới về
VĐHL ở Mỹ mà tập trung là quá trình xây dựng và thông qua những quy định

này ở một số bang của nước Mỹ cũng như ở cấp liên bang.“Lobbying” (VĐCS)
của E. Watson Kenyon cũng đề cập đến những thay đổi trong quy định về VĐHL
của một số bang ở Mỹ. “The Regulation of Lobbying” (Quy định về VĐCS) của
James K. Pollock trình bày một cách có hệ thống về những quy định và luật
VĐHL của Mỹ nhưng chủ yếu theo hướng đề cập đến sự khác nhau trong quan
điểm và quy định cụ thể về VĐHL ở các bang của nước Mỹ.“Regulating
Lobbying: a global comparison” (Quy định về VĐCS: so sánh ở cấp độ toàn
cầu)của nhóm tác giả Raj Chari, Gary Murphy, và John Hogan, nghiên cứu một
cách công phudựa trên cách tiếp cận so sánh những quy định về VĐHL của các
nước trên thế giới, cụ thể là lựa chọn các quốc gia ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và
Ốtxtrâylia (khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ)với mong muốn đưa ra những đề
xuất để thúc đẩy sự minh bạch trong quy trình hoạch định chính sách công. Công


19

trình này đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá 3 mức độ đối với các quy định về
VĐHLlà mức độ thấp (điểm từ 1 đến 29), mức trung bình (điểm từ 30 đến 59) và
mức cao (điểm từ 60 đến 100) đồng thời còn chỉ ra những đặc trưng về thể chế
của từng mức này, chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức về tham nhũng với mức độ
hoàn thiện của quy định về VĐHL, hơn nữa còn đưa ra những luận giải về
nguyên nhân của sự khác biệt về môi trường văn hóa, chính trị và thể chế cho
mỗi nhóm. “Lobbying in Europe” còn đề cập đến sự cần thiết phải có những quy
định đầy đủ và toàn diện về VĐCS bao gồm những tác động tiêu cực tiềm ẩn từ
VĐCS do môi trường vận động phức tạp ở châu Âu, những đòi hỏi ngày càng
cấp thiết về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của Chính phủ, sự công khai
về thông tin để có VĐCS tích cực… và khẳng định rằng dù sẽ phải đối mặt với
nhiều khó khăn và thách thức để luật hóa VĐCS nhưng một quy định đầy đủ về
VĐCS là thực sự cần thiết để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của
VĐCS.“Societal Complexity and Interest-Group Lobbying in the American

States” cũng đề cập ở mức khái quát những quy định về VĐCS thông qua việc
chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong những luật quy định về việc đăng ký
đối với hoạt động VĐCS ở các bang của Mỹ. Bài viết “History of the Lobbying
Disclosure Act” (Sự hình thành Luật công khai VĐCS) diễn giải lịch sử các Luật
công khai hóa hoạt động VĐCS ở Mỹ thông qua việc trình bày những nỗ lực to
lớn và rất sớm ở cấp độ liên bang trong việc luật hóa hoạt động VĐCS. Cụ thể
hơn, bài viết đề cập đến hoàn cảnh ra đời cũng như những nội dung chính của
Luật đăng ký của các thể nhân nước ngoài năm 1938 (Foreign Agents
Registration Act of 1938), Những quy định của liên bang trong Luật VĐHL năm
1946 (Federal Regulation of Lobbying Act of 1946), Luật công khai hoạt động
VĐHL năm 1995 (Lobbying Disclosure Act of 1995) và một số bổ sung, hoàn
thiện từ các Luật đó cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường chính trị thực
tiễn.Vẫn là những điều chỉnh về luật VĐCS, “Lobbying reform” (Cải cách VĐCS)
tập trung phân tích những điều chỉnh mới của Liên bang về Luật VĐCS, nhất là
sau bê bối chính trị của Jack Abramoff và một số bê bối khác trong thực tiễn
VĐCS ở Mỹ.


20

“Lobbying and transparency: A comparative analysis of regulatory
reform” (VĐCS và minh bạch: phân tích so sánh về thay đổi pháp lý) (2012) của
Craig HolmanEmail và William Luneburg cũng đề cập đến các quy định về
VĐCS ở một số quốc gia, đặc biệt đề cập đến mô hình tự điều chỉnh đối với
VĐCS ở Anh và chỉ ra hai nan giải của mô hình này trong thực tiễn dẫn đến yêu
cầu cấp thiết phải thay đổi nó, hướng tới một quy định chặt chẽ và mang tính bắt
buộc đối với VĐCS trong thời gian tới.
Gần đây nhất là công trình “Comparison of models of lobbying regulation
in EU countries”(So sánh các mô hình quy định về VĐCS giữa các quốc gia châu
Âu) (2015) là công trình nghiên cứu công phu dựa trên cách tiếp cận so sánh về

những quy định về VĐCS. Đóng góp đặc biệt của công trình này là dựa trên
những tiêu chí khác nhau đã đưa ra các cách phân loại về mô hình các quy định
VĐCS từ đó nghiên cứu hình thức quy định VĐCS ở một số nước châu Âu trong
đó có Pháp và Anh, theo đó Pháp đã xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử đối với
VĐCS ở Thượng viện và Hạ viện năm 2009, 2010, còn Anh đã ban hành được
Luật minh bạch hoạt động VĐCS, chiến dịch vận động phi đảng phái và Luật
hành chính công đoàn năm 2014.
Thứ hai là những công trình đề cập đến thực tiễn hoạt động VĐCS ở Anh,
Pháp, Mỹ
Về VĐCS công ở Anh, có các công trình dưới đây:
“Lessons in lobbying for free trade in 19th - century Britain to concentrate
or not” (Những bài học về VĐCS cho tự do thương mại ở Anh trong thế kỷ XIX
nhằm tập trung hóa hay không) thừa nhận và áp dụng lý thuyết lựa chọn công
cộng để phân tích các hoạt động của các nhóm áp lực ở Anh trong thế kỷ XIX.
Trong số chín nội dung chính của cuốn “Lobbying: the art of political
persuasion” (VĐCS: nghệ thuật thuyết phục chính trị) (2008) củaLionel Zetter, tác
giả đã dành một chương (8)để tập trung đề cập những vấn đề rộng hơn và bao quát
bối cảnh vận động ở các tổ chức khác nhau trong phạm vi Vương quốc Anh bao
gồm Nghị viện Scotland, Nghị viện xứ Wales và Quốc hội Bắc Ireland, Chính


21

quyền Anh, và chính quyền địa phương (cũng như các hiệp hội khác nhau thuộc
chính quyền này), Cơ quan lập pháp và bộ máy tư pháp.
Các công trình sau đây bàn đến VĐCS công ở Pháp
“Lobbying in Europe” trong khi đề cập đến những tác động tiêu cực của
VĐCS đã dẫn chứng một vụ bê bối trong chính trị có liên quan trực tiếp đến
VĐCS của ngành dược phẩm ở Pháp.“Lobbying in the Dark? The Effects of
Policy-Making Transparency on Interest Group Lobbying Strategies in France

and Sweden” đã đề cập đến hoạt động VĐCS của các nhóm lợi ích trong lĩnh vực
lâm nghiệp ở Pháp trong tương quan so sánh với Thụy Điển để đánh giá hiệu quả
của sự minh bạch thông tin với chất lượng chính sách cũng như thúc đẩy VĐCS
tích cực. Luận án cũng đã đề cập đến các chiến lược liên minh của các nhóm lợi
ích ở Pháp trong VĐCS.
Trong các nghiên cứu về VĐCS ở châu Âu, cả Anh và Pháp đều là các
quốc gia được lựa chọn nghiên cứu. Cụ thể, ở cả hai công trình nghiên cứu về
VĐCS được tiến hành năm 2013 và 2015 mới đây về VĐCS ở châu Âu, cả Anh
và Pháp đều là những quốc gia được lựa chọn nghiên cứu. Cụ thể hơn, trong công
trình “Effective lobbying in Europe” (2013), các tác giả nghiên cứu để làm rõ
hiệu quả của VĐCS công thông qua việc lấy ý kiến của công chúng về mức độ
ảnh hưởng trên những bình diện cụ thể của VĐCS, những kết quả ở cả Anh và
Pháp đều được thống kê và bình luận. “Lobbying in Europe” (2015) lại là một
nghiên cứu tổng hợp hơn về VĐCS ở châu Âu, trong khi khảo sát các nước và
phân tích cũng đã chỉ ra những nội dung liên quan đến những quy định về VĐCS
ở Anh và Pháp, một số biểu hiện của VĐCS công ở hai quốc gia này.
VĐCS công ở Mỹ được nghiên cứu trong rất nhiều công trình:
“Rational

Economic

Behavior

and

Lobbying

on

Accounting


Issues:Evidence from the Oil andGas Industry”(Hành vi duy kinh tế và VĐCS
đối với những vấn đề về kế toán: Bằng chứng từ ngành công nghiệp dầu khí) đưa
ra những bằng chứng từ nghiên cứu điều tra về mối quan hệ giữa những hành vi


×