Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích biến động giá tôm niên vụ 20142016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.47 KB, 17 trang )

B. Phiếu Đánh Giá Các Thành Viên

STT
26
27
28
29
30

MSV
605665
605666
598507
605673
601418

Họ Tên
Đánh Giá
Nguyễn Thị Hồng
Nguyễn Thị Kim Hồng
Đỗ Thị Huyền (NT)
Trần Đăng Huynh
Cù Thị Thu Hương

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU VỀ NGHÀNH XUẤT KHẨU TÔM.


Hình 1 : Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Sóc
Trăng. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)
Hiện nay ngành thủy sản của VN ngày càng ưa chuộng ở nhiều nước và khu vực,
năm 1997 đã xuất khẩu sang 46 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, năm 1998 là


50 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thị trường lớn
ngày càng tang. Ví dụ vào EU tăng 24,24% vào Mỹ tăng 104,25% so với cùng kì
năm 1997. Đưa tỷ trọng hàng xuất khẩu vào EU, Mỹ chiếm 20,21% tổng kim ngạch
xuất khẩu đang quan tâm trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu, nhóm sản phẩm
tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong đó tôm nuôi. Năm
1997 tỷ lệ tôm chiếm 62% về khối lượng và 68% giá trị kim ngạch xuất khẩu các cá
thể khác như Nhuyễn Thể, cá Song, cá Hồng, cá Basa, cá Quả... cũng là những sản
phẩm xuất khẩu lớn nhưng vẫn đứng sau tôm. Dự kiến dưới góc độ biến động về
giá hàng thuỷ sản trên thế giới cho thấy giá tôm tiếp tục tăng đến năm 2010
 Diện tích nuôi tôm

Hình 1: Diện tích nuôi tôm qua các năm


 Sản lượng:

Hình 2: Sản lượng tôm qua các năm

 Các loại tôm xuất khẩu:

Hình 3: Sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam

Nguồn: Vasep, MBKE

Năm 2016, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và trở thành nước xuất khẩu tôm đứng
đầu thế giới
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH CUNG, CẦU CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU TÔM
2.1.Đặc điểm cung của ngành xuất khẩu tôm:
2.1.1: Cung trên thế giới:
Năm 2015 là một năm khá ảm đạm với ngành tôm, sản lượng thấp, giá lao dốc.

Tuy nhiên, nửa cuối năm 2015 tình hình khả quan hơn, nhu cầu tiêu thụ tăng trở
lại. Ecuador, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ vẫn là những nước xuất khẩu
tôm đầu bảng:

 Ecuador


Năm 2015, thị trường châu Á, đặc biệt Việt Nam là nhân tố quan trọng giúp
Ecuador tăng khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm. Tôm Ecuador chiếm thị phần
42,4% tại châu Á, tương đương 118,4 triệu pound.
 Thái Lan

2015 tiếp tục là năm khó khăn với ngành tôm Thái Lan, dù đã có một vài dấu hiệu
phục hồi sau đại dịch EMS. Tuy vậy, đến tháng 10, xuất khẩu tôm tăng nhẹ dù lượng
hàng xuất sang Mỹ vẫn giảm 8,3%, tương đương 56.489 tấn. Tôm Thái Lan phải
cạnh tranh gay gắt về giá bán với tôm Ấn Độ, Indonesia và Ecuador tại thị trường
nhập khẩu lớn nhất là Mỹ.
 Indonesia

Năm 2014, Indonesia trở thành nước nuôi tôm lớn thứ hai thế giới với sản lượng
tôm thẻ chân trắng tăng 31% lên 504.000 tấn, sau Trung Quốc - 955.000 tấn.
 Ấn Độ

Xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm đạt trị giá 2,4 tỷ USD; giảm 15,3% so cùng kỳ năm
2014. Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 926,3 triệu USD; giảm 10,7% so
cùng kỳ năm ngoái và chiếm 39% tổng xuất khẩu tôm Ấn Độ. Việt Nam đứng thứ
hai với 374,5 triệu USD; giảm 11,8% và chiếm 16%. Đứng thứ 3 là Nhật Bản với
229,7 triệu USD, giảm 18,8
2.1.2 Cung tại Việt Nam
Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2015 gặp nhiều khó khăn hơn, kim ngạch xuất khẩu

giảm mạnh. 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm trên 50%;
sang Nhật Bản gần 19%, EU hơn 14%, Trung Quốc 28%, Hàn Quốc 17%. Theo
thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm đạt 1,2 tỷ USD,
giảm 29,2% so cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ yếu từ các thị


trường chính Mỹ, Nhật Bản, EU và giá tôm giảm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thời
gian tới, hàng loạt hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam
tham gia đàm phán, như FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Việt Nam và EU hay Hiệp
định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… sẽ mang lại lợi thế cạnh
tranh cho thủy sản Việt Nam nói chung, trong đó có tôm.
Việt Nam là nước sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới với nguồn cung tôm cỡ lớn ổn
định và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.Vì thế, về lâu dài, xuất khẩu tôm
Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn các nước sản xuất và xuất khẩu tôm châu Á
và Nam Mỹ.

Hình 4: Biểu đồ 5 tỉnh có sản lượng tôm lớn nhất .

Nguồn : Vasep
Tại Việt Nam hiện nay có 5 tỉnh đang cung tôm lớn nhất là : Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Bến Tre, Kiên Giang. Trong đó, Cà Mau chiếm 116000 là tỉnh dẫn đầu, sau đó
là Bạc Liêu với sản lượng 95700 tấn, Sóc Trăng 67312 tấn, Bến Tre 52000 tấn, và
cuối cùng là Kiên Giang với 51430 tấn.
2.2 Đặc điểm cầu của ngành xuất khẩu tôm :
2.2.1 Cầu trên thế giới :
Xu hướng giảm giá trên thị trường thế giới kéo dài đến tháng 3 và 4/2016 đã thúc
đẩy nhập khẩu tôm. Nhập khẩu tôm vào Nhật và EU tăng so với cùng kỳ năm 2015.


Tuy nhiên, nhập khẩu tôm vào thị trường lại giảm mạnh do dự trữ trong nước lớn,

chủ yếu do nhu cầu thấp vào mùa đông và cuối năm.
 Trung Quốc
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong Quý 4/2015 đạt hơn 102 triệu USD tăng
18,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp nối đà tăng trưởng, 2 tháng đầu năm 2016
xuất khẩu tô,m sang thị trường này đạt 64,8 triệu USD chiếm hơn 175 tổng xuất
khẩu, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2015.
 Nhât Bản
Nhập khẩu tôm tăng đều từ T5-T10/2015, Trong đó nhập khẩu tôm tháng 10 tăng
cao nhất kể từ đầu năm do thời điểm này diễn ra nhiều lễ hội tại Nhật Bản, Theo
ITC, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, thứ 2 là Thái lan,
Indonesia và Ấn Độ lần lượt đứng thứ 3 & thứ 4.
 Hàn Quốc
10 tháng đầu năm 2015, nhập khẩu tôm Hàn Quốc đạt gần 413 triệu USD, giảm
10,35 so với cùng kỳ năm 2014. Việt Nam vẫn dẫn đầu về cung cấp tôm cho Hàn
Quốc chiếm gần 49% tổng nhập khẩu tôm của thị trường này và là thị trường tiêu
thụ lớn thứ 5 sau Nhật Bản và EU.
 Thị trường EU
Nhập khẩu tôm vào thị trường EU tăng gần 2% trong quý I/2016. Nhập khẩu tôm
vào thị trường EU chủ yếu từ các nước không phải thành viên EU, chiếm gần 74%.
So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu giảm 6.3% tại Tây Ban Nha, 3% ở Pháp
nhưng tăng 12% ở Đan Mạch và Anh, tăng 3% ở Hà Lan. Một phần nhập khẩu vào
Đan Mạch và Hà Lan được tái xuất sang các nước châu Âu khác. Nhập khẩu tại các
nước Italy, Đức, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ và Hy Lạp cũng ghi nhận tăng.
2.2.2 Cầu tại Việt Nam:


Năm 2015, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường giảm so với năm 2014
là 150 thị trường. Top 10 thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN và Thụy Sĩ chiếm gần 95% tổng giá trị
xuất khẩu tôm. Trong đó, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm

mạnh: Mỹ (-35,4%), EU(-18%), Nhật Bản (-22,8%), Trung Quốc (-18%)….. nhưng
xuất khẩu sang 2 thị trường đơn lẻ tăng tăng so với năm 2014 như Anh (+17,3%),
Hồng Koong(+3,9%). Đáng chú ý ở đây là Anh – thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất
của Việt Nam trong khối EU ngày càng tăng nhu cầu đối với tôm nước ấm do nguồn
cung tôm nước lạnh trên thị trường này giảm trong khi giá lại cao.

Hình 5: Thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam

Nguồn: VASEP
Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu tôm sang Mỹ chiếm vị trí đứng đầu 20,6%, thứ 2 là
EU 17,0%, thứ 3 là Nhật Bản 15,3%, Trung Quốc , Hàn Quốc, ASSEAN lần lượt đứng
thứ 4,5&6, các thị trường khác chiếm 19,1%.


PHẦN 3. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ TỪ 2014-T6/2016
3.1 Biến động giá tôm năm 2014
 Giá thu mua
Đối với tôm thẻ chân trắng hiện nay giá ở các kích cỡ khác nhau đều tăng nhẹ
3000đ/kg sau khi giảm giá mạnh hồi đầu năm, trừ tôm thẻ chân trắng 60 con/kg
giảm 2000đ/kg. Vào T9/2014, giá của các loại tôm có kích cỡ khác nhau được thu
mua ở Cà Mau đều tăng. Cụ thể: tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg đạt
115.000đ/kg,loại 80 con/kg đạt 134.000đ/kg, loại 60 con/kg đạt 145.000đ/kg, loại
50 con/kg đạt 159.000đ/kg, loại 40 con/kg đạt 172.000/kg. Đây là mức giá cao
nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân giá thu mua tôm chân trắng tăng cao là
do lượng tôm thu hoạch trong thời gian tới là không còn nhiều, trong khi nhu cầu
thu mua tôm nguyên liệu để chế biến đáp ứng các đơn hàng tôm đông lạnh phục vụ
dịp Noel, Tết dương lịch sắp tới của các nhà nhập khẩu tăng cao. Chính vì vậy mà
việc thương lái lợi dụng thông tin Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao tôm đông lạnh
Việt Nam để ép giá tôm nguyên liệu của nông dân không còn hiệu quả.


Hình 6: Giá tôm chân trắng thu mua tại Cà Mau năm 2014
( đơn vị: nghìn đồng)
Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Cà Mau
Đầu năm 2014 giá tôm sú có xuất phát điểm ở mức cao (tăng khoảng 50% so với
mức đáy hồi giữa năm 2013). Tại Cà Mau, giá tôm sú loại 30 con/kg tháng 1/2014
ở mức 260.000 đồng/kg; loại 40 con/kg ở mức 210.000 đồng/kg. Nguyên nhân, các
tháng nửa cuối năm 2013 nguồn cung hạn chế do dịch bệnh diễn biến phức tạp
cùng với xuất khẩu hút hàng, đặc biệt trong quý IV/2013.


Tuy nhiên, từ đầu năm 2014, giá tôm sú quay đầu giảm mạnh, đến tháng 7 và
8/2014 chỉ còn 205.000 đồng/kg đối với loại 30 và 165.000 đồng/kg đối với loại 40
con/kg, tức là giảm mạnh tới gần 25% so với hồi đầu năm.
Nguyên nhân giảm:


Hầu hết các doanh nghiệp đều chịu sự tác động của vụ kiện chống bán phá

giá của Mỹ đối với mặt hàng tôm
• Trở ngại về rào cản kỹ thuật nên nhiều doanh nghiệp xuất hàng đi rồi bị trả
về;
• Nhiều nước trên thế giới được mùa tôm nuôi ảnh hưởng tới thị trường xuất
khẩu tôm Việt Nam Biểu
• Thu hoạch tôm tại ĐBSCL được mùa.

Hình 7: Giá tôm sú nguyên liệu thu mua tại Cà Mau năm 2014

Nguồn: AGROINFO

 Giá xuất khẩu

Theo hiệp hôi Thủy sản Việt Nam, tính trong 8 tháng đầu năm 2014 mặt hàng tôm
đóng góp 50,1% vào tổng giá trị xuất khẩu. Chỉ trong vòng 3 năm, giá trị xuất khẩu
tôm gần tăng gấp đôi khi quý 2 năm 2011 đạt 572 triệu USD thì tới quý 2 năm 2014
đã đạt tới 993 triệu USD.


Tháng 1/2014, Việt Nam thu về trên 258.6 triệu USD từ xuất khẩu tôm, trong đó
tôm chân trắng chiếm tới gần 61% tỷ trọng với 157.6 triệu USD, trong khi tôm sú
chỉ chiếm 31,18% với 80.64 triệu USD. Xuất khẩu tôm sang các nước lớn cũng tăng
mạnh như Nhật Bản và EU tăng 64,3%. Xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 143.5%,
sang Australia tăng 96%.
Quý 1/2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng mạnh nhất trong nhóm các thị trường
nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. Xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trên 3 con số
trong cả 3 tháng đầu năm 2014. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu trong Quý 1/2014 tăng
200,2% so với Quý 1 năm 2013, đạt 293,4 triệu USD. Việt Nam tiếp tục là nhà cung
cấp tôm thay thế quan trọng cho Mỹ chiếm 139% về giá trị và 74% về lượng so với
cùng kỳ năm 2013. Nửa đầu năm 2014, giá trung bình của tôm nhập khẩu vào Mỹ
đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước khiến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam
cũng được hưởng lợi về giá trị. Phân tích từ Rabobank, nhập khẩu tôm từ Mỹ cũng
như EU tăng do giá thịt bò tại 2 thị trường này tăng cao khi nguồn cung giảm 7%.
Quý 2/2014, EU vẫn là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong top 10 thị trường
tiêu thụ tôm Việt Nam. Xuất khẩu tôm sang EU trong Quý 2 đạt trên 175,4 triệu
USD, tăng 113,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
3.2 Biến động giá tôm năm 2015
 Giá tôm thu mua
Giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giảm kể từ đầu năm 2015 mặc dù có đan xen các
đợt tăng giá nhẹ. Thị trường tôm nguyên liệu trong tháng 8 mặc dù có sự tăng nhẹ
về giá nhưng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước. Giá tôm thẻ chân trắng
tăng trong khi nguồn cung không nhiều, tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra trên diện
rộng.

Tại Sóc Trăng, giá tôm sú nguyên liệu trong tháng 9 tiếp tục ổn định, trong khi giá
tôm thẻ chân trắng giảm khoảng 5.000 –6.000 đ/kg. Cụ thể, giá tôm sú nguyên liệu
các cỡ 20, 30, 40 con/kg ổn định lần lươt ở mức 240.000 đ/kg, 170.000 đ/kg,


125.000 đ/kg. Giá tôm thẻ cỡ 60 con/kg giảm 6.000 đ/kg xuống mức 102.000 đ/kg;
cỡ 70, 90, 100 con/kg giảm 5.000 đ/kg xuống lần lượt mức 98.000đ/kg, 88.000
đ/kg và 85.000 đ/kg.
Tại Khánh Hòa giá tôm tăng dần từ tháng 8 đến mức cao nhất vào giữa tháng 8,
sau đó giảm dầm, đến trung tuần tháng 9 (từ 11/09-18/09) giảm mạnh, tôm sú
loại 40 con/kg giảm 30.000 đ/kg xuống mức 300.000 đ/kg; tôm thẻ loại 60-80
con/kg cũng giảm 10.000 đ/kg xuống mức 160.000-170.000 đ/kg.
Tại Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh nhất là vào T5/2015. Cụ thể, giá
tôm thẻ chân trắng cỡ 60 con/kg ở mức 98.000 đ/kg , giảm 7.000 đ/kg so với T4;
tôm cỡ 50 và 40 con/kg giảm 10.000 đ/kg và 15.000đ/kg lần lượt ở mức 105.000
đ/kg, và 120.000 đ/kg
Hình 8: Giá tôm chân trắng thu mua tại Cà Mau năm 2015
( đơn vị: nghìn đồng)
Nguồn: Sở NN & PTNT Cà Mau
Giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giảm kể từ đầu năm 2015 mặc dù có đan xen các
đợt tăng giá nhẹ. Thị trường tôm nguyên liệu trong tháng 8 mặc dù có sự tăng nhẹ
về giá nhưng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước và nguồn cung cũng không
nhiều. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra trên diện rộng.
Giá tôm sú có chút biến động giá nhẹ qua các tháng nhưng vẫn giữ ổn định vào T7
và T8 ở mức 260.000đ/kg với tôm loại 20con/kg đạt 190.000đ/kg với tôm cỡ 30
con/kg và 160.000đ/kg với tôm cỡ 40 con/kg.

Hình 9: Giá tôm sú thu mua tại cà Mau năm T1-T82015

Nguồn: Sở NN & PTNT Cà Mau



Giá tôm nguyên liệu liên tục sụt giảm kể từ đầu năm 2015 mặc dù có đan xen các
đợt tăng giá nhẹ. Thị trường tôm nguyên liệu trong tháng 8 mặc dù có sự tăng nhẹ
về giá nhưng vẫn ở mức thấp so với cùng kỳ năm trước và nguồn cung cũng không
nhiều. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra trên diện rộng.
 Giá tôm xuất khẩu
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam tính tới
T11/2015 đạt 2,7 tỷ USD giảm 25,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên vẫn
chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 44% trong tổng xuất khẩu thủy sản.
Mỹ, Nhật Bản và EU tiếp tục được xác định là 3 thị trường trọng điểm của tôm Việt
Nam mặc dù nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Hàn Quốc và ASEAN được đánh giá như
những thị trường tiềm năng cho XK tôm nhờ Hiệp định thương mại tự do đã được
ký kết và sớm có hiệu lực và Cộng đồng kinh tế chung ASEAN sẽ được thành lập.

Năm 2015, tình hình hoàn toàn đảo ngược so với năm 2014. Nhu cầu nhập khẩu từ
các thị trường chính giảm, giá xuất khẩu lao dốc, sản lượng Ấn đọ tăng mạnh, giá
tôm cạnh tranh tại thị trường Mỹ và đồng nội tệ của các nước cạnh tranh như Ấn
độ, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia giảm giá so với tỷ giá của đồng VNDso với USD.
Các yếu tố này đã làm giảm sức cạnh tranh của tôm Việt Nam đồng thời khiến xuất
khẩu tôm Việt Nam liên tục giảm 25-30% trong năm nay.
Năm 2015, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 92 thị trường giảm so với năm 2014
là 150 thị trường. Top 10 thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN và Thụy Sĩ chiếm gần 95% tổng giá trị
xuất khẩu tôm. Trong đó, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm
mạnh: Mỹ (-35,4%), EU(-18%), Nhật Bản (-22,8%), Trung Quốc (-18%)….. nhưng
xuất khẩu sang 2 thị trường đơn lẻ tăng tăng so với năm 2014 như Anh (+17,3%),
Hồng Koong(+3,9%). Đáng chú ý ở đây là Anh – thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất
của Việt Nam trong khối EU ngày càng tăng nhu cầu đối với tôm nước ấm do nguồn
cung tôm nước lạnh trên thị trường này giảm trong khi giá lại cao.



Theo số liệu của hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh trong tháng
8/2015 đạt 12,7 triệu USD, tăng hơn 7% so với tháng 7. Tính tổng 8 tháng năm
2015, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 72,4 triệu USD tăng 24,4% so với
cùng kỳ năm 2014.
Trong các yếu tố tác động đến xuất khẩu tôm năm 2015 phải kể đến những biến
động mạnh trên thị trường tiền tệ. Năm 2015, đồng USD tăng giá mạnh so với tiền
tệ của ccc nước lớn cùng với động thái thả nổi hoặc phá giá đồng nội tệ của một số
nước khiến cho thị trường bất ổn. Biến động tiền tệ khiến nhu cầu chuyển sang các
sản phẩm như cá biển, cá nước ngọt trong khi đó nhu cầu về tôm lại giảm.
Yếu tố tác động thứ 2 làm giá tôm thế giới giảm mạnh: kinh tế thế giới suy thoái
đặc biệt tại các thị trường chính nhu cầu tiêu thụ giảm tạo ra các vòng xoáy giảm
giá cho hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản đặc biệt là các loại thủy sản cao cấp
như tôm. Ví dụ với sản phẩm tôm sú cỡ 16/20 của Việt Nam vốn được ưa chuộng
tại thị trường Mỹ giá đã giảm 14% từ 11,3 USD hồi đầu năm xuống còn 9,75 USD
/pao trong Quý 4. Tôm sú vỏ cỡ 21/25 của Việt Nam giảm gần 30% từ 7,5 xuống 5,8
USD/pao, trong khi giá tôm cùng loại của Ấn Độ cũng giảm từ 6,9 USD xuống mức
tương đương 5,85 USD/pao.
Áp lực của thuế chống bán phá giá: Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất
của Việt Nam nhưng trong 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tại thị trường này
của Việt Nam giảm 44% ở hầu hết các mặt hàng. Nguyên nhân chính là do doanh
nghiệp Việt Nam chịu thuế chống bán phá giá ở mức cao.
3.3 Biến động giá tôm đến T6/2016
Trước tình trạng người nuôi tôm không mặn mà thả nuôi dẫn đến nguồn cung
nguyên liệu cho các doanh nghiệp đang thiếu đã đẩy giá tôm thẻ lên cao.


Ông Ngô Tấn Pha, hộ nuôi tôm tại xã Phong Điền (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau)
cho biết, hiện nay do thời tiết nắng nóng giá tôm thẻ chân trắng cao gấp khoảng

1,2 lần năm ngoái. Cụ thể, loại 100 con/kg đang được mua tại ao với giá trên dưới
100.000 đồng/kg, loại 70 con giá 120.000 đồng/kg.
Giá tôm tăng mạnh, người nuôi phấn khởi. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
hiện đã vào vụ nuôi chính, bà con đang xuống giống khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều
người cũng tỏ ra e dè, do thời tiết năm nay nắng nóng khốc liệt, nguồn nước phục
vụ nuôi tôm không thuận lợi.
Giá tôm sú lại ít biến động do nguồn cung và cầu đều yếu. Các doanh nghiệp thu
mua tôm sú chủ yếu để xuất nội do nguồn cung, lượng tôm thu hoạch mỗi đầm đều
ít nên không thuận lợi cho việc thu mua của các nhà máy chế biến.

Hình 10: Giá tôm sú thu mua tại Cà Mau T1-T3/2016

Nguồn: VASEP
Giá tôm sú lại ít biến động do nguồn cung và cầu đều yếu. Các doanh nghiệp thu
mua tôm sú chủ yếu để xuất nội do nguồn cung, lượng tôm thu hoạch mỗi đầm đều
ít nên không thuận lợi cho việc thu mua của các nhà máy chế biến.

 Giá tôm xuất khẩu
Sau con số xuất khẩu ảm đạm của năm 2015, xuất khẩu tôm việt nam 4 tháng đầu
năm nay tăng trưởng khả quan, xuất khẩu trong từng tháng đều tăng trưởng
dương so với các tháng cùng kỳ năm 2015. Trong 4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu


trong tháng 3 đạt giá trị cao nhất với 240,8 triệu USD, xuất khẩu trong tháng 2 đạt
giá trị thấp nhất với 151 triệu USD.
Trong Quý 2/2016, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 75 thị trường, giảm so với 81 thị
trường của cùng kỳ năm 2015. Top 10 thị trường nhập khẩu chính gồm Mỹ, EU,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Điển
chiếm 95% tổng xuất khẩu tôm của cả nước. Trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn
nhất thì có duy nhất Nhật Bản giảm 8,8% còn các thị trường khác đều tăng. Trong

đó xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh nhất 41,8%, đến Mỹ 13,8%, EU 6,5% và
Hàn Quốc 6%.
Mỹ vẫn là thị trường NK lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 24,5% tổng XK. Sau
mức giảm 38,3% trong năm 2015, bước sang đầu năm 2016, XK tôm sang thị
trường này tăng trưởng khá tốt. XK trong cả 3 tháng của quý I đều tăng từ 22-52%
so với các tháng cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch XK tôm Việt Nam sang Mỹ tính đến
15/4/2016 đạt 176,8 triệu USD; tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh
đó, nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ năm 2016 nhích lên do giá NK trung bình giảm.
Giá NK trung bình trong tháng 3/2016 đạt 9,39 USD/kg so với 9,94 USD/kg của
cùng kỳ năm 2015 và 9,6 USD/kg trong cả năm 2015. Giá tôm trên thị trường Mỹ
những tháng đầu năm 2016 cũng giảm so với 2 năm trước đây. Doanh số bán tôm
từ dịch vụ thực phẩm và các hãng bán lẻ tăng cũng là một trong những yếu tố thúc
đẩy nhu cầu NK tôm của thị trường trong quý đầu
XK tôm sang thị trường này tăng trong những tháng đầu năm là do DN XK sang thị
trường này vẫn được hưởng lợi từ mức thuế CBPG của POR9. Mức thuế trung bình
0,91% trong POR9 đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015
và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Nhìn chung tình hình xuất khẩu tôm xuất khẩu tương đối ổn định , mang kết quả
cao về mặt kinh tế. Tuy có sự biến động giá qua các năm nhưng Việt Nam vẫn giữ
thị phần lớn và đóng góp một phần không nhỏ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên,


ngoài những kết quả đạt được vẫn còn canh cánh nỗi lo về dịch bệnh và biến động
thị trường, trong đó tình hình về ô nhiễm nguồn nước do việc thả nuôi tôm ồ ạt là
một vấn đề cần được quan tâm để phát triển ngành nuôi tôm bến vững trong thời
gian tới. Việt Nam cần tập trung cạnh tranh phải bằng chất lượng mới duy trì được
mức tăng trưởng, duy trì hàm lượng giá trị gia tăng để ngành tôm Việt Nam luôn
giữ vị thế cao trong nền kinh tế thế giới.





×