Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.33 KB, 14 trang )

Header Page 1 of 161.
đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn cao hiến

một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn
giữa công dân việt nam với ng-ời n-ớc ngoài
theo quy định của pháp luật việt nam trong xu
thế hội nhập

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2011

Footer Page 1 of 161.

1


Header Page 2 of 161.
đại học quốc gia hà nội
khoa luật

nguyễn cao hiến

một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn
giữa công dân việt nam với ng-ời n-ớc ngoài
theo quy định của pháp luật việt nam
trong xu thế hội nhập
Chuyờn ngnh : Lut dõn s


Mó s

: 60 38 30

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. Nguyn Phng Lan

Hà nội - 2011

MC LC CA LUN VN

Footer Page 2 of 161.

3


Header Page 3 of 161.
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI

1
10


NƯỚC NGOÀI

1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.
1.1.1.2.
1.1.2.
1.1.2.1.
1.1.2.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.4.

Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Khái niệm kết hôn
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Người nước ngoài
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Đặc điểm chung
Những đặc điểm đặc thù của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
Nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Chương 2: KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO QUY


10
10
10
13
14
14
16
17
17
19
22
27
31

ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.3.1.
2.1.3.2.
2.1.3.3.
2.1.3.4.
2.1.3.5.
2.1.4.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.

2.2.3.
2.3.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.

Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp
Điều kiện về tuổi kết hôn
Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam và nữ khi kết hôn
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn với người khác
Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn
Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi
ba đời
Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố
chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng
Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
Điều kiện về nghi thức kết hôn
Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam
Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại khu vực biên giới
Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
Trình tự, thủ tục đăng ký kết giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Về thủ tục nộp và nhận hồ sơ kết hôn
Về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn
Chương 3: THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

32

35
37
40
41
44
46
48
49
51
55
55
57
59
61
64
65
68
71

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.2.1.
3.1.2.2.
3.1.3.
3.2.
3.2.1.

3.2.2.

Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài những năm gần đây
Một số nét về tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm
gần đây
Thực trạng pháp luật điều chỉnh và hoạt động của các cơ quan liên quan đảm bảo thực thi việc kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Thực trạng về pháp luật điều chỉnh
Thực trạng hoạt động của các cơ quan liên quan bảo đảm thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài
Một số vướng mắc liên quan đến việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài
Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các cơ quan có liên quan trong việc thi hành pháp luật về kết
hôn có giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 3 of 161.

5

71
71
89
89
92
95

102
103
110
115
118
122


Header Page 4 of 161.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước ta đã làm cho đời
sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ
về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng phát sinh ngày càng nhiều. Việc
điều chỉnh quan hệ này trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu
dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan.
Để kịp thời điều chỉnh được các quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài nói riêng, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật có giá trị như:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài 2/12/1993; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và một số văn bản hướng dẫn thi hành các văn
bản trên. Điều này đã tạo điều kiện cho các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài có cơ sở pháp lý để phát
triển đồng thời tăng cường sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Do vậy, trong thời gian qua số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng nhanh về cả số
lượng và ngày càng đa dạng về phạm vi chủ thể. Đây là minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Đảng và
nhà nước ta mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu dân sự giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những yếu tố tiến bộ, tích cực, trong quan hệ kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài đang nảy sinh các hệ lụy như hiện tượng lấy chồng (vợ) là người
nước ngoài vì mục đích kinh tế, để "xuất ngoại", kết hôn không xuất phát từ tình yêu nam nữ, sự tự nguyện…
Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến một số trường hợp lợi dụng việc kết hôn với người

nước ngoài nhằm buôn bán người, xâm phạm tình dục người phụ nữ. Hậu quả từ những tiêu cực trong việc
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài để lại cả trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều
mặt kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế… Có nhiều nguyên nhân cả
khách quan lẫn chủ quan dẫn đến các hiện tượng trên nhưng sự hạn chế của pháp luật cùng với thiết chế thực
thi chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đóng vai trò không
nhỏ.
Chủ trương của nhà nước ta về vấn đề cải cách tư pháp đã được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết số 49
NQ/TW ngày 02/6/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", theo đó: "sớm hoàn thiện hệ thống
pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật…". Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh.
Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, từ đó rút ra được một số đề xuất thực tế nhằm hoàn thiện hơn nữa
các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nhận thức
được điều đó, em đã mạnh dạn chọn vấn đề "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập" làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là vấn đề có tính thời sự cao. Do vậy, từ trước tới
nay có không ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể chia các công trình nghiên cứu về kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài thành 3 nhóm lớn sau:
- Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Vấn
đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ luật học của Vilayvong Senebouttarat, Trường
Đại học Luật Hà Nội, 2008), Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Lào theo quy định của
pháp luật Việt Nam và Lào (Khóa luận tốt nghiệp của Vithanha Inthivixay, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2010), Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp, của Nguyễn Thị
Hương, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Hay như Đỗ Thị Kiều Ngân,

Footer Page 4 of 161.

7



Header Page 5 of 161.
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009 với đề tài: "Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài
và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay".
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra một số vấn đề cơ bản của pháp luật Việt Nam về quan hệ
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết các công trình trên đều được nghiên
cứu dưới góc độ khác (chủ yếu là tư pháp quốc tế) hoặc với phạm vi rộng lớn nên chỉ mang tính khái quát
hoặc nghiên cứu dưới góc độ tư pháp quốc tế, lý giải về hiện tượng xung đột pháp luật trong khi giải quyết
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
- Nhóm sách giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: trong nhóm này, đầu tiên phải kể đến cuốn sách Quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế của Nông Quốc Bình
và Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư pháp, năm 2006. Ngoài ra còn có một số giáo trình và bình luận khoa học Luật
Hôn nhân và gia đình. Hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định
của pháp luật hôn nhân và gia đình về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, chưa
đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên.
- Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: trong số này phải kể đến bài viết của Đỗ Văn Chỉnh đăng
trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 1 (1/2011) với nhan đề: "Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng
pháp luật"; "Một số vướng mắc liên quan đến việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài" của Ngô Văn Thìn,
đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 7/2009; "Thực trạng về việc phỏng vấn trong kết hôn với người
nước ngoài hiện nay" của Nguyễn Văn Thắng, đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề về đăng
ký khai sinh và đăng ký kết hôn… Phần lớn các bài viết này đề cập tới một số vấn đề cụ thể của quan hệ kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, chưa đề cập được sâu sắc và toàn diện các vấn đề của việc
công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Tóm lại, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu,
đầy đủ và có hệ thống về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Các công trình nghiên cứu
hoặc chủ yếu tập trung vào một mảng cụ thể của quan hệ này hoặc nghiên cứu dưới góc độ xung đột pháp luật
và đi sâu vào việc luận giải hệ thống pháp luật nào giải quyết quan hệ đó. Do vậy, các công trình nghiên cứu
trên so với đề tài của luận văn này là hoàn toàn không có sự trùng lắp về mặt nội dung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là qua quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật hôn nhân và
gia đình về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và thực trạng của vấn đề này trong
những năm gần đây, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp khác
nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của các thiết chế trong việc thi hành pháp luật về kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn cần phải giải quyết được
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài như khái
niệm, đặc điểm, nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và ý
nghĩa việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Phân tích thực trạng quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm
gần đây;
- Đánh giá thực trạng của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; đưa ra một
số vướng mắc liên quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về kết hôn có
yếu tố nước ngoài trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài, các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; pháp luật hôn nhân và gia đình
của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới về vấn đề này; tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài trong những năm gần đây và thực trạng pháp luật điều chỉnh và các thiết chế đảm bảo
thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

Footer Page 5 of 161.

9


Header Page 6 of 161.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, luận văn tập trung vào một
số vấn đề sau:
- Những quy định của pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong đó tập trung chủ yếu vào

quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong một số văn
bản pháp luật như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Bộ luật dân
sự năm 2005 và các văn bản pháp luật khác liên quan. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu về quan hệ kết
hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và
theo các quy định của pháp luật Việt Nam mà không đề cập tới việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài theo pháp luật nước ngoài và yêu cầu pháp luật Việt Nam công nhận
- Một số quy định của pháp luật các nước trên thế giới về kết hôn có yếu tố nước ngoài như Hàn Quốc,
Đài Loan, Anh, Mỹ, có sự so sánh và đối chiếu với pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, qua đó tiếp thu
những điểm tiến bộ và phù hợp với các quy định về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
- Tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà chủ yếu là nữ công dân Việt Nam
kết hôn với người nước ngoài trong vài năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu như phương pháp duy vật biện chứng
và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; phương pháp phân tích
luật học; phương pháp phân tích - so sánh; phương pháp tổng hợp (trên cơ sở phân tích, so sánh và tham khảo
pháp luật nước ngoài); phương pháp trích dẫn, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia v.v... Trên cơ
sở phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt đánh giá, phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh một
số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã lựa chọn, tác giả rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc thi hành
pháp luật, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật.
6. Đóng góp của luận văn
Với tính cách là một trong những công trình khoa học (thuộc chuyên ngành luật dân sự) nghiên cứu một
cách có hệ thống các vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài đặc biệt là kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
mang lại những đóng góp mới về khoa học pháp lý như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và ứng dụng khái niệm "quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài" đã
được pháp luật quy định, tác giả đưa ra khái niệm về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài. Việc đưa ra các khái niệm này trong tình hình hiện nay là cần thiết, góp phần quan

trọng vào công tác nghiên cứu và giảng dạy về pháp luật dân sự nói chung, pháp luật hôn nhân và gia đình nói
riêng, củng cố cho nền khoa học pháp lý nước ta, cũng như phục vụ tích cực cho việc sửa đổi Luật Hôn nhân
và gia đình về vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đang diễn ra hiện nay.
Thứ hai, luận văn phân tích, đánh giá một cách khoa học những quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam hiện hành về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; chắt lọc những quy định về
kết hôn có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới và tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài trong những năm gần đây.
Thứ ba, luận văn đã xác định những bất cập trong các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cần phải hoàn thiện, những vướng mắc trong
việc thực thi pháp luật cần phải khắc phục và xác định rõ nguyên nhân của thực trạng đó.
Thứ tư, Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài. Mặt khác, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
các thiết chế bảo đảm thực thi việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

Footer Page 6 of 161.

11


Header Page 7 of 161.

Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu mới của luận văn sẽ là nguồn tư liệu mang tính lý luận và thực tiễn
sâu sắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tham khảo góp phần sửa đổi một số quy định trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Đồng thời,
những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tư liệu học tập, tài liệu tham khảo, nghiên cứu
tại các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm đến quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3

chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Chương 2: Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành
Chương 3: Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm gần đây
và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về vấn đề này.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN
GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
1.1.1. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm kết hôn
Tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đưa ra khái niệm về kết hôn, theo đó: "Kết hôn
là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn".
Như vậy, kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về kết hôn và
đăng ký kết hôn. Kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của
hai người khác giới, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau.
1.1.1.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về khái
niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ vào khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, ta
có thể đưa ra khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc việc kết hôn được xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài.
1.1.2. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
1.1.2.1. Người nước ngoài
Tại Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 quy định "người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước
ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam". Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định
số 68/2002/NĐ-CP thì "người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công dân nước
ngoài và người không quốc tịch". Theo các quy định trên thì người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là

công dân nước ngoài hoặc có thể là người không có quốc tịch.
1.1.2.2. Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Hiện nay pháp luật thực định Việt Nam cũng như các công trình nghiên cứu đều chưa đưa ra được khái
niệm về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
Trên cơ sở khái niệm về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như khái niệm về quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài, ta có thể hiểu một cách khái quát về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài như sau:

Footer Page 7 of 161.

13


Header Page 8 of 161.

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo
quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó một bên là công dân Việt Nam và
một bên là người nước ngoài.
1.2. Đặc điểm của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
1.2.1. Đặc điểm chung
- Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chỉ được nhà nước công nhận giữa
những người khác nhau về giới tính
- Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải có sự công nhận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý
- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài phải đảm bảo sự tự nguyện của hai bên nam
nữ và nhằm mục đích xây dựng gia đình
1.2.2. Những đặc điểm đặc thù của quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
- Chủ thể tham gia quan hệ kết hôn bắt buộc một bên phải là công dân Việt Nam và một bên là người
nước ngoài

- Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài luôn là pháp luật
Việt Nam và pháp luật nước mà người nước ngoài là công dân
- Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
- Không có hiện tượng xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
1.3. Nguyên tắc giải quyết quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
- Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
- Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài
1.4. Ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn gữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là yêu cầu khách
quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Việc ghi nhận và cơ chế để đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài sẽ góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đó.
- Việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn gữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là cơ sở pháp lý
vững chắc để giải quyết các yêu cầu của các bên đương sự và tranh chấp khi phát sinh liên quan đến lĩnh vực
hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Thể hiện quan hệ hợp tác và tương trợ pháp lý giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, thể hiện tình
hữu nghị và hợp tác, giao lưu dân sự quốc tế.
Chương 2
KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp
2.1.1. Điều kiện về tuổi kết hôn
Theo quy định của pháp Việt Nam, về điều kiện tuổi kết hôn, tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định như sau: "Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên".

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cả hai bên đều phải tuân thủ pháp luật

của nước mà mình là công dân về điều kiện tuổi kết hôn. Tuy nhiên, nếu việc kết hôn của họ được tiến hành
Footer Page 8 of 161.
15


Header Page 9 of 161.
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì theo tinh thần của khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000, người nước ngoài ngoài việc phải tuân thủ điều kiện tuổi kết hôn theo pháp luật của nước
mà người đó là công dân thì họ vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
2.1.2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam và nữ khi kết hôn
Khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện
quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở".
Để việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, pháp luật quy định không được cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc
cản trở kết hôn, việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, tiến bộ. Do vậy, trong những trường hợp kết hôn mà có hành
vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn đều bị coi là kết hôn trái pháp luật.
2.1.3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Theo quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ 2000, việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau:
- Cấm người đang có vợ hoặc có chồng kết hôn với người khác
- Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn
- Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
- Cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
- Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
2.1.4. Điều kiện về nghi thức kết hôn
Tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều
14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp
lý". Tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên
nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu
hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên".

Như vậy, về nghi thức kết hôn, có hai trường hợp:
- Đăng ký kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
Nếu việc kết hôn được thực hiện tại Việt Nam thì phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam thực hiện theo nghi thức quy định của pháp luật Việt Nam. Nghi thức này là nghi thức
dân sự, tức là lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp. Khi tổ chức lễ đăng ký kết
hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định
lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ
đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ,
chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
- Đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
Trong trường hợp việc kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài thì Cơ
quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện việc đăng ký kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó (Khoản 2 Điều 12 Nghị định số
68/2002/NĐ-CP).
2.2. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
2.2.1. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam
Việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh. Tại khoản 1 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Uỷ ban quyền
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đăng ký kết hôn,… có yếu tố nước ngoài theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam".
2.2.2. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại khu vực biên giới

Footer Page 9 of 161.

17


Header Page 10 of 161.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định: " Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn,… giữa công dân Việt Nam

thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt
Nam".
2.2.3. Việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành tại nước ngoài, tuy không có
quy định cụ thể nhưng theo tinh thần của khoản 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: "Cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu tố
nước ngoài theo quy định của Luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu việc đăng ký, giải quyết đó không
trái với pháp luật của nước sở tại".
Theo quy định trên thì Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa
công dân Việt Nam và người nước ngoài ở nước đó, đồng thời có trách nhiệm bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân Việt Nam ở nước sở tại trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói chung, kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng ở nước sở tại.
2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký kết giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
* Một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn
Tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
quy định hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên gồm các giấy tờ như: Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;
Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên; Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ và một số giấy tờ khác.
* Về thủ tục nộp và nhận hồ sơ kết hôn
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP thì khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên
đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có
đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn
qua người thứ ba.
* Về trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trình tự giải quyết việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài nếu được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có một số điểm
khác biệt so với việc kết hôn được tiến hành trước Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, nhưng về cơ
bản đều phải có thủ tục phỏng vấn, niêm yết việc kết hôn, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ…
* Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn

Nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì lễ đăng
ký kết hôn được tiến hành theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, theo đó: Lễ đăng ký
kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng
nhận kết hôn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá
90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng
ký kết hôn từ đầu.
Chương 3
THỰC TRẠNG KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM
VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ NÀY
3.1. Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài những năm gần đây

Footer Page 10 of 161.

19


Header Page 11 of 161.
3.1.1. Một số nét về tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những
năm gần đây
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng
giao lưu, hợp tác nhiều mặt với các nước, quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung, quan hệ
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng và có tính chất,
nội dung ngày càng phức tạp.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong
những năm gần đây, ta có thể phân tích tình hình kết hôn qua một số nét cơ bản sau:
- Kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng như số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tăng
dần qua các năm
- Chủ yếu là nữ công dân Việt Nam tham gia trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài

- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền
trong cả nước, tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
- Công dân Việt Nam chủ yếu kết hôn với công dân các nước Đài Loan, Hàn Quốc
Sở dĩ hiện tượng lấy chồng nước ngoài, kết hôn với người nước ngoài của công dân Việt Nam hiện nay
trở thành một trào lưu, số lượng các trường hợp kết hôn ngày càng nhiều là do một số nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan: Nhìn chung sự gia tăng các quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong xu thế hội nhập. Sự mở rộng quan hệ hợp
tác, giao lưu trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước trên thế giới là cơ hội để nhiều người nước ngoài đến
Việt Nam học tập, công tác cũng như công dân Việt Nam ra nước ngoài gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu nhau…
Do đời sống kinh tế tại nhiều khu vực nông thôn còn khó khăn, lao động thành niên không có việc làm,
bên cạnh đó là mạng lưới môi giới hôn nhân bất hợp pháp hoạt động rất tinh vi đã dụ dỗ, lôi kéo nhiều cô gái,
nhất là các cô ở vùng nông thôn lấy chồng nước ngoài.
* Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của nhiều người dân, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa về vấn đề kết
hôn với người nước ngoài còn rất hạn chế. Nhiều bậc cha mẹ, nhiều cô gái thiếu các thông tin về pháp luật Việt
Nam, không nắm được pháp luật của nước nơi mình đến kết hôn, không có điều kiện tìm hiểu phong tục, văn hóa
của họ và không nhận thức được các hệ lụy của kết hôn thông qua môi giới hôn nhân nên đã đồng ý hoặc ép gả con
mình lấy chồng nước ngoài. Thậm chí nhiều cô gái còn suy nghĩ rằng mình kết hôn với người nước ngoài thì bố mẹ
mình sẽ được một khoản tiền và họ coi rằng đây là một cách trả hiếu cho bố mẹ, giúp gia đình bớt nghèo...
3.1.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh và hoạt động của các cơ quan liên quan đảm bảo thực thi việc
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
3.1.2.1. Thực trạng về pháp luật điều chỉnh
* Việc áp dụng pháp luật xác định điều kiện kết hôn
Nếu kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước đã ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này
(Hiệp định tương trợ tư pháp) với Việt Nam thì việc xác định điều kiện kết hôn căn cứ theo các quy định trong
Hiệp định. Theo tinh thần chung của các Hiệp định là điều kiện kết hôn được xác định theo pháp luật của nước
mà hai người là công dân, do đó, các bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn.
Nếu kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của nước chưa ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này
với Việt Nam thì việc xác định điều kiện kết hôn căn cứ theo Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Trong trường hợp này, điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam được xác định theo Điều 9, Điều 10 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với người nước ngoài, khi họ

kết hôn với công dân nước ta thì điều kiện kết hôn của họ sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
là công dân.
* Việc áp dụng pháp luật về đăng ký kết hôn
Về thẩm quyền, trình tự thủ tục đặng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, pháp
luật Việt Nam đã có quy định trong các văn bản pháp luật có giá trị quan trọng như Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP, thông tư số 07/2002/TT… đã góp
Footer Page 11 of 161. 21


Header Page 12 of 161.
phần quản lý có hiệu quả tình trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài.
3.1.2.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan liên quan bảo đảm thực thi việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài
Thực tế giải quyết kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong những năm qua bước đầu
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các Sở Tư pháp đã tăng cường thắt chặt kỷ cương trong công tác
giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Việc tiếp nhận hồ sơ được
thực hiện thông qua cơ chế hành chính một cửa. Quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài công khai, minh bạch hóa, có cải tiến lớn trong lề lối làm việc; có sự phối kết
hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết hồ sơ. Từ khâu tiếp nhận, thẩm tra,
xác minh đến khâu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký được thực hiện chặt chẽ theo đúng trình tự, thủ tục luật
định. Biện pháp phỏng vấn được các cơ quan áp dụng nghiêm túc, khi tiến hành phỏng vấn, cơ quan tư pháp đã
tham mưu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho nhiều trường hợp không
đủ các điều kiện kết hôn. Việc làm này đã góp phần loại bỏ không ít trường hợp kết hôn giả tạo, kết hôn thông qua
môi giới bất hợp pháp, lợi dụng kết hôn để trục lợi, v.v…
Từ năm 2003 Hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh thành trong cả nước đã tích cực chuẩn bị cho việc thành lập các
trung tâm hỗ trợ kết hôn thuộc địa bàn tỉnh mình. Các trung tâm này đi vào hoạt động và bước đầu đã đạt được
những thành tựu nhất định nhưng hầu hết hoạt động của các trung tâm này chỉ mang tính hình thức, chưa phát
huy được hết vai trò của mình..
3.1.3. Một số vướng mắc liên quan đến việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

Thứ nhất, việc công dân Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng kết hôn với người nước ngoài
có xu hướng tăng, tuy nhiên, ngày càng có nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng
không vì mục đích hôn nhân và không xuất phát từ tình yêu nam nữ trên cơ sở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
(mà ở đây tập trung chủ yếu là kết hôn với nam giới Đài Loan, hiện nay có xu hướng mở rộng với cả nam giới
Hàn Quốc), điều này đã làm nảy sinh nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân Việt Nam đặc biệt
là người phụ nữ Việt Nam.
Thứ hai, vẫn còn không ít trường hợp phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thông qua hoạt
động môi giới bất hợp pháp. Sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên nam, nữ trước khi kết hôn hết sức hạn chế,
khiến hàng ngàn phụ nữ Việt sau khi kết hôn lâm vào hoàn cảnh khó khăn, trớ trêu dẫn đến hôn nhân tan vỡ.
Thứ ba, tình trạng lợi dụng kết hôn với người nước ngoài để thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ tư, về pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Giải quyết được
vướng mắc này có ý nghĩa quyết định trong việc lành mạnh hóa quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài trong thời gian tới. Thực tế hiện nay pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài có một số vướng mắc như việc áp dụng pháp luật nước ngoài còn nhiều hạn chế.
Thứ năm, hoạt động hỗ trợ kết hôn của các Trung tâm hỗ trợ kết hôn còn chưa tương xứng với vai trò và
đòi hỏi của xã hội. Điều này cũng làm giảm sự lành mạnh hóa của các quan hệ kết hôn với người nước ngoài
của công dân Việt Nam.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài
3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
Thứ nhất, bổ sung các quy định về điều kiện kết hôn
- Hiện nay pháp luật chỉ quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu, không quy định độ tuổi kết hôn tối đa trong
quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp tới đạo
đức, truyền thống văn hóa của người Việt Nam… Nhằm loại bỏ kết hôn không lành mạnh, kết hôn không vì
mục đích hôn nhân, đảm bảo thuần phong mỹ tục và văn hóa của người Việt Nam, chúng tôi đề xuất pháp luật
Việt Nam nên quy định độ tuổi chênh lệch tối đa giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài xin đăng ký
kết hôn tối đa là 20 tuổi.

Footer Page 12 of 161.


23


Header Page 13 of 161.

- Để bảo đảm quy định về việc xác định điều kiện sức khỏe của các bên khi kết hôn trong trường hợp kết hôn
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được
thực hiện có hiệu quả, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu để bổ sung chi tiết các thủ tục để xác định người
mất năng lực hành vi dân sự, bổ sung các giấy tờ sức khỏe cần thiết (không mắc bệnh tâm thần, HIV…) khi kết
hôn.
- Pháp luật cần quy định thêm về điều kiện ngôn ngữ và mức độ hiểu biết tối thiểu về hoàn cảnh gia đình,
văn hóa và pháp luật của nhau. Về vấn đề này, pháp luật nên quy định cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra
hai bên nam nữ có nói và hiểu được tiếng của một trong hai bên không hoặc nếu không thì họ có thể cùng nói
và hiểu được ngôn ngữ thứ ba không. Nếu hai bên nam nữ không đáp ứng được điều kiện này thì tạm thời
chúng ta chưa đăng ký kết hôn cho họ.
Thứ hai, sửa đổi và bổ sung một số quy định về trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các quy tắc làm việc cũng như trình tự, nội dung thực
hiện các cuộc phỏng vấn để các địa phương áp dụng thống nhất, đảm bảo khoa học và yêu cầu của nguyên tắc
pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác thi hành pháp luật.
- Để tránh gây khó khăn, phiền hà, lãng phí cho công dân, pháp luật nên sửa lại quy định này theo hướng
thay đổi quy định từ 02 bộ hồ sơ xuống còn 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại bộ phận Hộ tịch của Sở Tư pháp.
- Quy định thời hạn cho thật phù hợp theo hướng giảm thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn từ 30
ngày xuống còn 20 ngày, 20 ngày gia hạn xuống còn 10 ngày để đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự đồng
thời đảm bảo việc giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, tránh tốn kém thời gian, tài chính cho đương sự.
3.2.2. Đảm bảo hoạt động có hiệu quả của các cơ quan có liên quan trong việc thi hành pháp luật về kết hôn
có giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
- Các cơ quan hữu quan cần đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ
kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.
- Các cơ quan, tổ chức cần có sự phối kết hợp với nhau nhằm nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện pháp
luật hôn nhân và gia đình về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài

- Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, nhất là Hội phụ nữ đặc biệt là các Trung tâm hỗ trợ kết hôn
trong việc tư vấn, hỗ trợ các chị em phụ nữ khi họ muốn kết hôn với người nước ngoài.
- Nâng cao năng lực công tác của các cán bộ chuyên môn
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của
người dân đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

KẾT LUẬN
Kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ xã hội phổ biến trong quá trình hợp tác, giao
lưu dân sự giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau. Ở bất kỳ quốc gia nào. Kết hôn giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài là một quan hệ xã hội tuy không mới nhưng có nhiều điểm đặc thù, liên quan nhiều đến
các quan hệ xã hội khác, là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
với con cái. Không những thế, quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài còn ảnh hưởng
tới quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới, do vậy, cùng với quá trình mở rộng hội
nhập quốc tế và khu vực, quan hệ này đã được ghi nhận như một chế định quan trọng và cơ bản của Luật Hôn
nhân và gia đình.
Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó một bên là công dân Việt Nam và một bên là người
nước ngoài. Quan hệ này vừa có những điểm chung của quan hệ kết hôn, vừa có các đặc điểm đặc thù thể hiện bản
chất của nó. Bên cạnh đó, việc pháp luật ghi nhận quan hệ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức đúng
đắn tầm quan trọng của quan hệ này, từ đó là cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết các yêu cầu của đương sự và tranh chấp phát sinh từ quan hệ này; thể hiện tinh thần hợp tác và tương trợ
pháp lý giữa nước ta với các nước khác trên thế giới, thể hiện tình hữu nghị hợp tác, giao lưu dân sự quốc tế đồng
thời là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự khi tham gia các quan hệ đó.
Footer Page 13 of 161. 25


Header Page 14 of 161.

Trong những năm gần đây, việc pháp luật ghi nhận và có cơ chế đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy

định của pháp luật về quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã tạo hành lang pháp lý
cho quan hệ này phát triển, thể hiện rõ nét sự hội nhập sâu, rộng của công dân Việt Nam vào đời sống quốc tế.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, thấy rằng bên cạnh những mặt đã đạt được, kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài cũng bộc lộ những hạn chế và hệ lụy của nó, ảnh hưởng xấu tới đạo đức, truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc, tới hình ảnh của dân tộc Việt Nam trước bạn bè thế giới. Không những thế, hệ lụy của quan
hệ này còn xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của công dân Việt Nam đặc biệt là người phụ nữ
Việt Nam khi về làm dâu xứ người. Nguyên nhân nảy sinh những hệ lụy của quan hệ này xuất phát từ nhiều
phía, cả khách quan lẫn chủ quan nhưng trong đó sự hạn chế của pháp luật, sự yếu kém của các thiết chế đảm
bảo thực thi pháp luật của quan hệ này đóng vai trò không nhỏ. Do vậy, nghiên cứu một số vấn đề lý luận cũng
như thực trạng quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong một vài năm gần đây để từ
đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật cũng như hoạt động của các thiết
chế đối với vấn đề này là hết sức cần thiết nhằm lành mạnh hóa, hạn chế tiêu cực nảy sinh từ quan hệ đặc thù
này. Đây cũng là hoạt động cần thiết góp phần thực hiện thành công chiến lực cải cách tư pháp đến năm 2020
theo tinh thần của Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài bao gồm: phân tích và đưa ra khái niệm về kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài; đặc điểm; nguyên tắc giải quyết và ý nghĩa của việc pháp luật ghi nhận quan hệ kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài; đặc biệt luận văn đã đi sâu phân tích các quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với các quy
định hiện hành của pháp luật một số nước về vấn đề liên quan. Luận văn cũng đi nghiên cứu và đánh giá về tình
hình kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài của một số tỉnh, thành phố cũng như cả nước trong
một vài năm gần đây; làm rõ được những thành tựu cũng như một số vấn đề tồn tại của quan hệ kết hôn với
người nước ngoài của công dân Việt Nam, lý giải được nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó, luận văn đã
đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật cũng như các thiết chế đảm bảo cho
quan hệ này phát triển lành mạnh, bền vững trong tương lai, vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự
đồng thời góp phần không ngừng mở rộng hợp tác giao lưu dân sự giữa nước ta với các nước khác.

Footer Page 14 of 161.

27




×