Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Lý luận hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.47 KB, 16 trang )

Mục lục
A.LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................2
B. NỘI DUNG CHÍNH
I.LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI. NỀN TẢNG LÝ LUẬN
CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ............................................3
1. Những cơ sở để phân tích đời sống xã hội........................................................3
2. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội:................................................................5
II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÁCH

MẠNG



HỘI

CHỦ

NGHĨA



NƯỚC

TA

HIỆN

NAY......................................................................................................................6
1.Sự


phát

triển

cửa

các

hình

thái

kinh

tế

-



hội..................................................6
2. Hình thái kinh tế xã hội của C.Mác trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay....................................................................................................7
3. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ..........................................8
III. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO SỰ
NGHIỆP

XÂY

DỰNG


CHỦ

NGHĨA



HỘI



NƯỚC

TA.......................................................................................................................9
1.Mục tiêu...........................................................................................................9
2.Phương hướng..................................................................................................9
C.KẾT LUẬN.....................................................................................................15
Tài liệu tham khảo ............................................................................................16

1


A. LỜI NÓI ĐẦU

Theo Bách Khoa toàn thư, Hình thái kinh tế chính trị là một phạm trù cơ
bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ một cấu trúc xã hội ở từng giái đoạn
lịch sử, dựa trên một phương thức sản xuất nhất định với kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho cơ sở kinh tế của xã hội và với một kiến trúc thượng tầng
được xây dựng trên cơ sở đó. “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã
hộilà một quá trình lịch sử tự nhiên”. Trong những hoàn cảnh lịch sử và điều

kiện kinh tế - xã hội nhất định của thời đại, có những quốc gia dân tộc có thể
bỏ qua một hoặc hai giai đoạn của quá trình phát triển xã hội để tiến thẳng
lên một hình thái cao hơn. Về vấn đề “ Lý luận hình thái kinh tế xã hội đối
với cách mạng xã hội” của Mác là một bước đột phá nền tảng lý luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội ra đời
là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội, là cơ sở
phương pháp luận của sự phát triển khoa học về quá trình vận động và phát
triển xã hội. Vận dụng điều này vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, Đảng ta
khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tác rời nhau. Xây
dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về
chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn phức tạp,
cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tình chất quá độ .Viết đề tài “Lý
luận hình thái kinh tế - xã hội với sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước
ta” giúp ta thêm phần hiểu rõ về hình thái kinh tế xã hội của Mác. Đó là quy
luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối
cách mạng Đảng.

3


B. NỘI DUNG CHÍNH
I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI. NỀN TẢNG LÝ LUẬN
CHUNG CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
1. Những cơ sở để phân tích đời sống xã hội.
a. Cơ sở lý luận:
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối
tiếp nhau. Trên cơ sở phát hiện ra các quy luật vận động phát triển khách
quan của xã hội, C.Mác đã đi đến kết luận: “Sự phát triển của những hình
thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức
tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất và
kiên trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng
và tác động qua lại lẫn nhau.
Cơ sở đầu tiên khi xây dựng quan niệm duy vật lịch sử C. Mác và P.
Angghen “là tiêu đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự
tồn tại của những cá nhân, con người sống”. Xã hội dưới bất kỳ hình thức
nào cũng là sự liên hệ và tác động qua lại giữa người với người, trên cơ sở
đó họ có những đề xuất, những biện pháp, những phương hướng hướng con
người đến cuộc sống tốt đẹp. Nhưng do những hạn chế về lịch sử mà con
người đã mắc phải nhiều sai lầm. Để khắc phục điều này, triết học Mác đã có
những phát hiện đóng góp vào phương thức tồn tại của con người. Xuất phát
từ cuộc sống con người hiện thực. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của
con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Mặt khác, các quy định hành
vi lịch sử đầu tiên cũng là động lực thúc đẩy con người hoạt động trong suốt
lịch sử của mình là nhu cầu và lợi ích, P.Angghen đã viết: “... đã phát hiện ra
quy luật phát triển của lịch sử loài người nghĩa là tìm ra sự thực đơn giản ...
là trước hết con người phải ăn, mặc, ở, trước khi có thể lo đến chuyện làm

5


chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo...” Vì vậy mà hoạt động lịch sử đầu
tiên của con người là sản xuất ra những tư liệu cần thiết để thoả mãn những
nhu cầu của mình. C.Mác xác lập nguyên lý có tính chất phương pháp luận
để giải quyết vấn đề này là: “không phải ý thức con người quyết định sự tồn
tài của họ, trái lại chính sự tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ”. Chính
quy luật xã hội là yếu tố lặp đi lặp lại của quá trình hiện tượng đời sống xã
hội.
b. Cơ sở thực tế:

Thực tiễn của Việt Nam và một số nước khác hiện nay vẫn đang vững
bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tự đẩy mạnh công cuộc đổi mới
và cải cách, mở rộng giao lưu hội nhập và hợp tác quốc tế chính là bằng
chứng sinh động, vững chắc khẳng định cho chân lý của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mác - Angghen về hình thái kinh tế - xã hội. Tại Đại hội X
vừa qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “giá trị định hướng
và chỉ đạo có ý nghĩa to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991)”. Đường lối, quan niệm của Đảng ta
coi cách mạng Việt Nam đang ở “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” mà
chưa phải đã ở trong chủ nghĩa xã hội “phát triển” hay ở “giai đoạn đầu” của
chủ nghĩa xã hội, là xuất phát từ chính tình hình thực tiễn đất nước ta. Đường
lối, quan niệm đó cũng là duy nhất đúng đắn và phù hợp tình hình thực tiễn
đất nước ta, và cũng là duy nhất đúng đắn, phù hợp với lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội:
a. Hình thái kinh tế - xã hội chính là xã hội xét trên góc độ kinh tế. Bao
gồm ba mặt:
- Lực lượng sản xuất
- Quan hệ sản xuất
- Kiến trúc thượng tầng.
7


Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng
tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách
quan của xã hội. Nguồn gốc xâu xa của sự vận động phạt triển của xã hội là
ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của lực lượng sản
xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Quá trình đó diễn ra một
cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. V.I.Lênin đã viết:
“Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem
quy những quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng

sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát
triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Hình thái kinh tế - xã hội là một cặp phạm trù của chủ nghĩa quy vật lịch
sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một trình độ
nhật định. Hình thái kinh tế - xã hội đặt nguyên tắc phương pháp luận khoa
học để nghiên cứu tất cả các mặt của xã hội. Nói cách khác phạm trù hình
thái kinh tế - xã hội cho phép nghiên cứu về xã hội cả về mặt loại hình và về
mặt lịch sử. Xem xét đời sống xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất
định.
b. Kết cấu về chức năng của các yếu tố cấu thành.
Sự tác động của những quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế
- xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao, đó là con đường phát triể
chung của nhân loại. Con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi
phối bởi các quy định chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự
nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hoá, về điều kiện quốc tế. Sự ra đời
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một
phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học.
Học thuyết đó đã chỉ ra: Xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu
nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống sinh động, các mặt
thống nhất chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội không phải
là những tổng số, những hiện tượng, sự kiện rời rạc, những cái nhìn riêng lẻ,
9


mà xã hội là một chỉnh thể toàn diện có cơ cấu tổ chức phức tạp. Trong đó có
những mặt có vai trò cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ xã hội và kiến
trúc thượng tầng. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kỹ thuật mà mỗi
hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất quyết
định.V.I.Lênin viết: “lực lượng sản xuất hấp dẫn toàn thể nhân loại là công
nhân, là người lao động”. Còn quan hệ sản xuất đó là tiêu chuẩn khách quan

để nhận biết xã hội cụ thể khác đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử.
Về kiến trúc thượng tầng thì mỗi yếu tố của nó có đặc thù riêng, quy luật
riêng nhưng không tồn tại tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau,
đều này sinh trên cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản
xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Trong
xã hội có tính chất đối kháng, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng do điều
kiện sản xuất thống trị quy định.
Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn ngay từ cơ
sở hạ tầng. Chính nhờ nhà nước mà tư tưởng giai cấp thống trị toàn bộ đời
sống xã hội. Nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng của toàn bộ đời
sống tinh thần của xã hội và quyết định cả tính chất đặc trưng cơ bản của
kiên trúc thượng tầng xã hội.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội là mô hình lý luận về xã hội. Trong
thực tế các sự kiện lịch sử mang tính chất không lặp lại, hêt sức phong phú
các yếu tố tinh thần và vật chất, kinh tế và chính trị. Hình thái kinh tế - xã
hội chỉ phản ánh mặt bản chất những mối quan hệ bên trong, tất yếu lập lại
của hiện tượng ấy. Từ hình thái đa dạng cụ thể, lịch sử bỏ qua những chi tiết
cá biệt, dựng lại cấu trúc ổn định và lôgic phát triển của quá trình lịch sử. Bất
kỳ trong giới tự nhiên hay trong xã hội đều không có và không thể có hiện
tượng “thuần tuý”, đó chính là điều mà phép biện chứng của C.Mác đã nêu
lên.
Hình thái kinh tế - xã hội đem lại những nguyên tắc phương pháp luận
11


để nghiên cứu xã hội, loại bỏ đi cái bên ngoài, cái ngẫu nhiên, không đi vào
chi tiết vượt khỏi tri thức kinh nghiệm hoặc xã hội học mô tả. Đi sâu vạch ra
cái bản chất ổn định từ cáci phong phú của hiện tưọng. Vạch ra cái lôgíc bên
trong của tính nhiều vẻ của lịch sử.

II. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.Sự phát triển cửa các hình thái kinh tế - xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều quá trình nối tiếp nhau từ
thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế - xã hội.
Trong đó, sự vận động, phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội cũng như
bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội
khác đền tuân theo các quy luật duy vật lịch sử chung nhất, phổ biến, tất yêu.
Theo C.Mác sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình
lịch sử tự nhiên. Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động, phát triển
của hình thái hinh tế - xã hội thì quy luật về sự phù hợp về quan hệ sản xuất với
tình chất và trình độ của lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Những
quan hệ sản xuất lỗi thời đã được xoá bỏ và thay bằng những kiểu quan hệ sản
xuất mới cao hơn và dẫn đến hình thái kinh tế - xã hội mới hơn giai đoạn đầu.
Trong quá trình tiến triển của các hình thái kinh tế - xã hội, hình thái mới
không xoá bỏ mọi yếu tố của hình thái cũ mà trong khi phá vỡ cấu trúc của hệ
thống cũ lại bảo tồn và kế thừa, đổi mới những yếu tố của nó, vừa đảm bao tính
liên tục vừa tạo ra bước phát triển. Do đó tạo ra tình trạng chồng chất đan xen
những yếu tó của hình thái kinh tế - xã hội khác của nhiều thời kỳ lịch sử khác.
Còn theo Lênin, trên thế giới không có và cũng không thể có thứ chủ nghĩa tư
bản nào mà thuần tuý cả vì chủ nghĩa tư bản luôn luôn có lẫn những yếu tố
phong kiến, tiểu thị dân và cả những cái khác nữa... Tiến trình lịch sử của một
dân tộc, của một quốc gia cụ thể thường xuyên bị yếu tố bên trong và bên ngoài
khác chi phối như hoàn cảnh địa lý, truyền thống văn hoá dân tộc.....

13


2. Hình thái kinh tế xã hội của C.Mác trong cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa, không có nghĩa là gạt bỏ tất cả các quan hệ sở hữu cá thể, tư nhân,
chỉ còn lại chế độ công hứu và tập thể, mà trái lại những gì thuộc về sở hữu tư
nhân góp phần vào sản xuất kinh doanh thì chấp nhận nó như một bộ phận tự
nhiên của quá trình kinh tế xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng ta khẳng định lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho thành công và nêu cao tư tưởng Hồ
Chí Minh. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin là ở tư tưởng giái phóng
con người khỏi chế độ làm thuê. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội của nhân dân ta đương nhiên lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam
cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta. Xây
dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, bản chất giai cấp công nhân do đội
tiên phong của nó là Đảng Cộng Sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người
chủ thực sự của xã hội. Toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về nhân dân, thực hiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân
dân.
3. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ
a. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội.
Lênin đã chỉ rõ ra rằng chúng ta không hề coi lý luận của Mác như một cái gì đó
đã qua hẳn và bất khả xâm phạm trái lại chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt lên
nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa phải phát triển
hơn nữa về mọi mặt nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống. Cũng
như các hình thái kinh tế xã hội khác, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao trong đó có hai giai đoạn cơ
bản: Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản. Đó là hai giai đoạn kế tiếp nhau
trong cùng một hình thái kinh tế xã hội. Sự khác nhau cơ bản của hai giai đoạn
nói trên là trình độ phát triển kinh tế xã hội và trước hết là trình độ phát triển
15


của lực lượng sản xuất. C.Mác coi hai giai đoạn đó là những nấc thang trưởng

thành về kinh tế của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. C.Mác và
P.Angghen đã đưa ra dự đoán về sự phát triển của xã hội loài người trong tương
lai tất yếu phải tiến đến hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà chủ
nghĩa xã hội là giai đoạn đầu “chủ nghĩa cộng sản” không phải là một trạng thái
cần phải sáng tạo ra, không phải ý tưởng mà hiện thực phải tuân theo. Chúng ta
gọi chủ nghĩa xã hội cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xoá bỏ trạng thái
hiện nay những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện
nay đang tồn tại. Con đường phát triển tất yếu từ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại. Con đường mà nhân loại
đang đi chính là con đường thắng lợi của hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và
chủ nghĩa xã hội. Lịch sử đã chứng mình không phải bất kỳ nước nào cũng phải
tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã hội đã từng có trong lịch sử. Việc bỏ
qua một hình thái kinh tế xã hội nào đó do những yếu tố bên trong quyết định
xong đồng thời còn tuỳ thuộc vào sự cộng tác của nhân tố bên ngoài.
b. Thời kỳ quá độ
Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh quyết
liệt về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội. Giữa một bên là liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp nhân dân lao động khác đã
giành được chính quyền nhà nước ra sức phát động đưa đất nước quá độ lên xã
hội chủ nghĩa, với bên kia là giai cấp bóc lột với các thế lực mới bị lật đổ nhưng
chưa hoàn toàn xoá bỏ mà nó vẫn còn nuôi hi vọng.
Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta là những nhân tố của xã hội
mới và tân tiến của xã hội cũ đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh
vực của đời sống, chính trị, văn hoá, xã hội tư tưởng ... trong xã hội. Cái biện
chứng nhất của thời kỳ quá độ là sự quá độ về chính trị.

17


III. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO SỰ

NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
1.Mục tiêu
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta
khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy
luật phát triển của Cách mạng Việt Nam. Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều
kiện cụ thể của nước ta.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX có nêu: “Con đường đi
lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu và kế thừa những thành
tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế
hiện đại.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tạo ra sự biến đổi
về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp,
cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều
hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ”.
Vì vậy mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là: “xây
dựng xã hội cơ bản, những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc
thượng tầng, chính trị và tư tưởng văn hoá phù hợp là cho nước ta trở thành xã
hội chủ nghĩa phồn vinh”
2. Phương hướng
Cần nhận thức một cách khoa học rằng, mỗi dân tộc có quyền lựa chọn con
đường tiến lên để đạt mục tiêu cách mạng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của
mình, không nhất thiết mọi nước đều có cùng khuôn mẫu giống nhau. Chính
19



Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định không có một mô hình, con đường chung
đi lên chủ nghĩa xã hội cho tất cả các nước. Người viết: " Từ cộng sản nguyên
thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ
nghĩa xã hội (cộng sản) - nói chung thì loài người phát triển theo quy luật
nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo
con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản)
như Liên Xô. Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên
chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - như các nước Ðông Âu, Trung Quốc, Việt
Nam". Người còn nhấn mạnh: "Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có
phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác... Ta có thể đi con đường
khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội".
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội là từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất
nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá phải gắn với
hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời
kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp chi thức làm
nền tảng cho Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệ hoá, hiện đại hoá đất nước, phải không
ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò
của tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, lấy phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ trung tâm; gắn tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái trong từng bước phát triển;
21



đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng. Tổ chức
việc kết nghĩa, giúp đỡ nhau giữa các vùng, các địa phương có kinh tế phát triển
với vùng nghèo, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó phải phát triển một nền móng công nghiệp toàn diện là nhiệm vụ
trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, đảm bảo cuộc sống cho
nhân dân ngày càng được cải thiện. Từng bước thiết lập quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Thực hiện nhiều
hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là
chủ

yếu.

Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục-đào tạo và khoa học - công nghệ, phấn đấu
nâng dần độ đồng đều về trình độ dân trí, văn hóa và mức độ hưởng thụ, chăm
sóc sức khỏe của nhân dân các vùng trong nước; gìn giữ và phát huy văn hóa
truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản

sắc

dân

tộc

của

cộng


đồng

các

dân

tộc

Việt

Nam.

Phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, đặc quyền, đặc lợi; thực hiện phương châm" dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra", coi trọng vai trò của nhân dân trong đấu tranh
chống

quan

liêu,

tham

nhũng,

lãng

phí,


tiêu

cực.

Ðịnh hướng chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội:
Giai cấp công nhân: nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và
nghề nghiệp, bồi dưỡng tác phong công nghiệp, thực hiện "trí thức hóa công
nhân".
Giải quyết việc làm, giảm tối đa tỉ lệ công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp.
Thực hiện tốt pháp luật lao động, bảo hộ lao động và việc chăm sóc, phục hồi
sức khỏe cho công nhân. Sớm tổ chức thực hiện Quỹ trợ cấp thất nghiệp. Xây
dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế đối với công nhân, viên chức, lao động; chính sách ưu đãi nhà ở đối
với

công

nhân

bậc
23

cao.


Tăng cường đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và phát triển đảng trong
công nhân. Nghiên cứu việc giao cho tổ chức công đoàn giới thiệu những công
nhân

ưu




để

kết

nạp

vào

Ðảng.

Giai cấp nông dân: Nhà nước có chính sách điều tiết, hỗ trợ, tổ chức tốt việc
tiêu thụ nông sản cho nông dân; đưa công nghệ sản xuất tiên tiến vào nông
nghiệp, nông thôn; có chính sách điều chỉnh hợp lý việc sử dụng quỹ đất, vừa
bảo đảm an ninh lương thực, vừa thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; có chính sách khuyến khích nông dân
chuyển sang các nghề phi nông nghiệp; thúc đẩy khôi phục làng nghề, phát triển
ngành nghề mới ở nông thôn; mở rộng thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối
với nông dân hết tuổi lao động...
Mở rộng các loại hình đào tạo nghề, chuyển giao khoa học-kỹ thuật và công
nghệ thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các trung
tâm học tập cộng đồng và các điển hình nông dân sản xuất giỏi.
Song song với phương hướng đó còn phải thực hiện tốt những biến đổi có
tính công nghiệp hoá trên cả 3 linh vực: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và
kiến trúc thượng tầng. Trong đó, phát triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ hàng
đầu tạo tiền đề vững chắc cho sự ra đời của phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa. Phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ đang diễn ra một cách dồn dập, chính vì thế, đòi hỏi chúng ta

phải quan niệm mới về công nghiệp hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật. .
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa
IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì "dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"

25


C.KẾT LUẬN
Lý luận hình thái kinh tế xã hội là một trong những thành tựu khoa học
mà C.Mác đã đề ra cho nhân loại. Lý luận đó chỉ ra: xã hội là một hệ thống mà
trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực
lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất tạo lên một kết cấu kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử tự nhiên. Ngày nay xã hội loài người đã có những phát
triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời C.Mác những sự phát triển đó vẫn dựa
trên hình thái kinh tế xã hội. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra con
đường đi đến chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan. Nước ta quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đối to lớn và sâu sắc.
Chủ nghĩa xã hội đứng trước nhiều khó khăn thử thách, đề giữ vững lập trường,
quan điểm, việc áp dựng hình thái kinh tế xã hội của C.Mác vào thực tiễn nhằm
xây dựng xã hội chủ nghĩa đó, do nhân dân làm chủ, có một nền kinh tế phải
triển xây dựng một xã hội chủ nghĩa phần vinh hạnh phúc.

27


29



Tài liệu tham khảo
1. C.Mác và P.Angghen: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Năm 1993
2. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Năm 2001
3. Giáo trình triết học Mác - Lênin. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Năm 2007
4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
5. V.I.Lênin: Toàn tập. Nxb Tiến bộ, Matxcơva, năm 1974.
6.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên XHCN nxb Sự Thật
1991
7. Tạp trí triết học.Năm 1999
8. Giáo trình kinh tế chính trị

31



×