Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Lịch sử thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.73 KB, 16 trang )

Nguồn từdiễn đàn THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH
Đây là đề cương tham khảo dùng để ôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử 12!
Trước hết là phần Lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1991)
gồm có 5 bài như sau:
1. Liên Xô và các nước Đông Âu
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ latinh
3. Mỹ - Nhật - Các nước Tây Âu
4. Quan hệ quốc tế
5. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai
* * * * *
Bài 1:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1- Liên Xô và các nước Đông Au xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến nửa
đầu những năm 70):
1.1- Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70):
a- Bối cảnh lịch sử:
- Trong nước: Trong cuộc chiến tranh chống phát xít, nhân dân Liên Xô phải gánh
chịu những hy sinh và tổn thất nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và
hơn 70.000 làng mạc bị thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
- Thế giới:
+ Sau chiến tranh, các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu, tiến hành bao vây kinh tế,
chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và
các nước XHCN.
+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, Liên Xô phải giúp đỡ các nước
XHCN, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
b- Những thành tựu chính:
- Về kinh tế:
+ Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng
4 năm 3 tháng:
• Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh.
• Sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.


+ Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật
của chủ nghĩa xã hội và đã thu nhiều thành tựu to lớn:
• Năm 1972, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần so với năm 1922.
• Trong thập niên 50, 60 và nửa đầu 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai
trên thế giới (sau Mĩ).
• Giữa thập niên 70, Liên Xô chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế
giới.
+ Liên Xô còn đi đầu trong một số ngành công nghiệp mới như: công nghiệp vũ trụ,
công nghiệp điện nguyên tử …
- Về khoa học kỹ thuật:
+ 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
+ 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
+ 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay
vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Về quân sự:
+ Đầu những năm 70, Liên Xô kí kết với Mĩ các hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng,
chống tên lửa và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là Hiệp ước ABM và
Hiệp định SALT1, SALT2).
+ Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và
sức mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng với các nước phương Tây.
Butbi9x không chịu trách nhiệm về nội dung hay bản quyền của đề cương lấy từ Diễn Đàn
THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH này.
Nguồn từdiễn đàn THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH
c- Ý nghĩa:
- Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên nhiều lĩnh vực: xây dựng kinh tế, nâng cao đời
sống, củng cố quốc phòng.
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh của Mĩ.
- Củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
1.2- Các nước Đông Au xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70):
a- Hoàn cảnh lịch sử:

- Khó khăn:
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật của các nước Đông Au còn rất lạc hậu.
+ Các nước đế quốc tiến hành bao vây kinh tế và can thiệp, phá hoại về chính trị
+ Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ở trong nước vẫn tồn tại và ra sức chống phá.
- Thuận lợi:
+ Sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.
+ Sự nỗ lực của nhân dân trong nước.
b- Những thành tựu:
- Bộ mặt đất nước của các nước Đông Au ngày càng thay đổi:
+ Ở Anbani: Trước 1945 là nước nghèo, chậm phát triển nhất châu Au, đến năm
1970, đã hoàn thành điện khí hóa cả nước, sản xuất nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu
lương thực của nhân dân.
+ Ở Ba Lan: Đầu những năm 70, sản xuất công nghiệp tăng 20 lần, sản xuất nông
nghiệp tăng gấp đôi so với năm 1938.
+ Ở Bungari: Năm 1975, tổng sản phẩm công nghiệp tăng 55 lần so với năm 1939.
+ Ở CHDC Đức: Sau 30 năm xây dựng chế độ mới, đã đạt mức sản xuất công nghiệp
bằng cả nước Đức cũ năm 1939.
+ Ở Hunggari: Sau hơn 20 năm xây dựng chế độ mới, đã trở thành một nước công –
nông nghiệp, có nền văn hóa và khoa học, kĩ thuật tiên tiến.
+ Ở Rumani: Từ một nước nông nghiệp đã trở thành một nước công – nông nghiệp,
trong đó sản xuất công nghiệp chiếm 70% thu nhập quốc dân.
+ Ở Tiệp Khắc: Năm 1970, sản lượng công nghiệp chiếm 1,75% tổng sản lượng công
nghiệp toàn thế giới.
- Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các
nước Đông Au ngày càng được nâng cao.
- Tất cả mọi âm mưu chống phá do bọn đế quốc và các thế lực phản động trong nước
gây ra đều lần lượt bị dập tắt.
c- Những thiếu sót và sai lầm:
- Rập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô trong những
hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với Liên Xô.

- Thiếu dân chủ và công bằng xã hội.
2- Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Au và các nước XHCN khác:
- Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Au và các nước XHCN khác thể hiện ở
việc ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và tổ chức liên minh phòng thủ
Vacxava.
+ Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời nhằm thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau về kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật giữa Liên Xô và các nước XHCN.
+ Tổ chức liên minh phòng thủ Vacxava ra đời nhằm giữ gìn an ninh của các nước
thành viên, duy trì hòa bình ở châu Au và củng cố tình hữu nghị hợp tác giữa các
nước XHCN anh em.
- Ngoài ra, giữa Liên Xô, các nước Đông Au và các nước XHCN khác có nhiều mối
quan hệ hợp tác về nhiều mặt. Quan hệ này nhìn chung là tốt đẹp song cũng không
tránh khỏi những bất đồng.
+ Vào thập niên 50, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc là hữu nghị, góp phần tăng
cường sức mạnh của các nước XHCN. Nhưng từ thập niên 60, quan hệ giữa hai nước
Butbi9x không chịu trách nhiệm về nội dung hay bản quyền của đề cương lấy từ Diễn Đàn
THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH này.
Nguồn từdiễn đàn THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH
có những bất đồng đi đến đối đầu căng thẳng. Đến cuối thập niên 80, quan hệ giữa
Liên Xô và Trung Quốc trở lại bình thường.
+ Đầu thập niên 60, quan hệ giữa Liên Xô và Anbani cũng có sự bất hòa đi đến căng
thẳng. Đầu thập niên 90, quan hệ hai nước đã bình thường hóa trở lại.
+ Liên Xô và nhiều nước XHCN khác còn tích cực giúp đỡ nhân dân các nước
CHDCND Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Lào, … trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Hãy phân tích những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945
đến nửa đầu những năm 70 và ý nghĩa của nó.
=> Gợi ý trả lời:
- Bối cảnh lịch sử (trong nước và thế giới).

- Những thành tựu chính.
- Ý nghĩa lịch sử.
2- Hãy nêu những thành tựu mà nhân dân các nước Đông Au đã đạt được trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 đến nửa đầu những năm 70.
=> Gợi ý trả lời:
- Hoàn cảnh lịch sử (khó khăn và thuận lợi).
- Những thành tựu chính.
- Những thiếu sót và sai lầm.
3- Mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước Đông Au và các nước XHCN khác thể hiện như
thế nào? Hãy kể rõ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác đối
với Việt Nam từ năm 1950 đến nay. Sự giúp đỡ này đã có ý nghĩa như thế nào đối
với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam?
=> Gợi ý trả lời:
- Trình bày mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước Đông Au và các nước XHCN khác.
- Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác đối với Việt Nam từ
năm 1950 đến nay thể hiện ở một số điểm sau:
+ Công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta, góp phần nâng cao địa vị và uy
tín của Nhà nước ta trên trường quốc tế.
+ Luôn tỏ rõ sự ủng hộ đối với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của ta.
+ Viện trợ vũ khí cho ta …
- Ý nghĩa: Sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác đối với Việt
Nam đã góp phần làm cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của dân tộc
ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Bài 2
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1- Cuộc nội chiến 1946 – 1949 ở Trung Quốc:
a- Hoàn cảnh lịch sử: Sau chiến tranh chống Nhật thắng lợi, TQ vẫn tồn tại hai thế
lực đối lập là Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông làm chủ tịch và Quốc dân đảng do
Tưởng Giới Thạch đứng đầu:
+ Lực lượng cách mạng do ĐCS TQ lãnh đạo đã lớn mạnh hơn trước: có 120 vạn

quân chủ lực, 200 vạn dân quân, vùng giải phóng đã có 19 khu căn cứ bao gồm 1/4
đất đai và 1/3 dân số cả nước. Ngoài ra, Liên Xô còn chuyển giao cho ĐCS TQ nhiều
vũ khí và vùng Đông Bắc TQ quan trọng về chiến lược, càng tạo thêm thuận lợi cho
cách mạng TQ.
+ Được sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ, tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch âm mưu
phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt ĐCS TQ và phong trào cách mạng TQ.
b- Diễn biến:
Butbi9x không chịu trách nhiệm về nội dung hay bản quyền của đề cương lấy từ Diễn Đàn
THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH này.
Nguồn từdiễn đàn THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH
- Ngày 20/7/1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân chính quy
(khoảng 160 vạn quân) mở cuộc tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng của
ĐCS TQ. Cuộc nội chiến bùng nổ.
- Giai đoạn 1: (từ 7/1946 – 6/1947)
+ Do so sánh lực lượng lúc đầu còn chênh lệch, ĐCS TQ đã thực hiện chiến lược
phòng ngự tích cực, chủ yếu tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng củng cố lực lượng
mình.
+ Qua một năm chiến đấu, quân giải phóng đã tiêu diệt được hơn 1 triệu quân chủ
lực Quốc dân đảng và phát triển lực lượng của mình lên tới 2 triệu người.
- Giai đoạn 2: (từ 6/1947 – 10/1949)
+ Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải phóng các vùng do
Quốc dân đảng thống trị.
+ Từ 9/1948 đến 1/1949, quân giải phóng lần lượt mở 3 chiến dịch lớn (Liêu – Thẩm,
Hoài – Hải, Bình – Tân) tiêu diệt hơn 1,5 triệu quân Quốc dân đảng làm cho lực
lương chủ lực của địch về cơ bản bị tiêu diệt.
+ Tháng 4/1949, quân giải phóng vượt sông Trường Giang, giải phóng Nam Kinh
(23/4/1949), nền thống trị của Quốc dân đảng bị sụp đổ.
+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập, đánh dấu cách
mạng dân tộc dân chủ TQ đã hoàn thành.
c- Ý nghĩa:

- Kết thúc sự thống trị của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản, mở ra kỉ nguyên
độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Góp phần tăng cường lực lượng của CNXH trên phạm vi thế giới.
- Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới,
nhất là ở các nước Đông Nam Á.
2- Cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ 1945 đến 1975:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Lào phát triển
mạnh mẽ và trải qua các giai đoạn.
- Giai đoạn 1945 – 1954: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Ngày 23/8/1945, lợi dụng phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân Lào đã nổi dậy thành
lập chính quyền cách mạng ở nhiều nơi.
+ Ngày 12/10/1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền và
tuyên bố nền độc lập của Lào.
+ Tháng 3/1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược Lào. Nhân dân Lào đã đứng lên
kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Ngày 20/1/1949, Quân giải phóng nhân dân Lào thành lập do ông Cayxỏn
Phômvihản chỉ huy.
+ Ngày 13/8/1950, Mặt trận Lào tự do và chính phủ kháng chiến Lào được thành lập
do hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu đã đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách
mạng Lào.
+ Từ năm 1953 – 1954, Quân giải phóng nhân dân Lào cùng với quân tình nguyện
Việt Nam đã mở nhiều chiến dịch lớn, đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ của
Việt Nam giành thắng lợi đã buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), công
nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
- Giai đoạn 1954 – 1975: Chống chiến tranh thực dân mới của đế quốc Mĩ.
+ Sau khi chủ nghĩa thực dân cũ Pháp bị đánh bại, Mĩ tìm cách thay chân Pháp nắm
quyền chi phối mọi hoạt động của Lào.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào (thành lập từ 1955), quân
dân Lào đã đánh bại các cuộc tấn công quân sự của địch, giải phóng nhiều vùng đất
đai rộng lớn.

+ Năm 1964, Mĩ tiến hành “chiến tranh đặc biệt” rồi chuyển sang “chiến tranh đặc
biệt tăng cường” ở Lào. Mĩ tăng cường ném bom xuống Lào và liên tiếp mở những
Butbi9x không chịu trách nhiệm về nội dung hay bản quyền của đề cương lấy từ Diễn Đàn
THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH này.
Nguồn từdiễn đàn THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH
cuộc hành quân lớn nhằm đánh chiếm vùng giải phóng, tiêu diệt lực lượng cách
mạng Lào.
+ Quân dân Lào đã từng bước đánh bại các kế hoạch leo thang chiến tranh của đế
quốc Mĩ. Ngày 21/2/1973, Mĩ và tay sai phải kí hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình,
thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào.
+ Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (30/4/1975) đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi
cho cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập. Từ đó, cách
mạng Lào bước sang một thời kỳ phát triển mới: xây dựng chế độ dân chủ nhân dân,
tiến lên theo định hướng XHCN.
3- Quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN):
- Quá trình thành lập và phát triển:
+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ở Băng Cốc (Thái
Lan) gồm 5 thành viên là Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin.
+ Ngày 7/1/1984, ASEAN kết nạp thêm Brunây.
+ Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN.
+ Ngày 23/7/1997, ASEAN kết nạp thêm Lào và Mianma.
+ Ngày 30/4/1999, Campuchia là thành viên thứ 10 của ASEAN.
+ Hiện nay, Đông Timo vẫn chưa gia nhập ASEAN. Trong tương lai, Đông Timo cũng
sẽ là thành viên của ASEAN. Như vậy, ASEAN sẽ trở thành “ASEAN toàn Đông Nam
Á”.
- Mục tiêu:
+ Xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu
vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.
+ Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á.

=> Như vậy, ASEAN là tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam
Á.
- Quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam:
+ Từ 1979, do vấn đề Campuchia, ASEAN có quan hệ đối đầu với ba nước Đông
Dương.
+ Từ cuối những năm 80 đến nay, vấn đề Campuchia được giải quyết nên mối quan
hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Dương đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, mở ra
khả năng mới cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ở ĐNÁ.
+ Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm đi tới một quan điểm
thống nhất để xây dựng một khu vực ĐNÁ hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
4- Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi
từ 1945 đến nay:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu
Phi đã nổ ra sôi nổi, mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.
- Các giai đoạn:
+ Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào nổ ra ở Bắc Phi, điển hình là phong trào đấu
tranh của nhân dân Ai Cập (7/1952) dẫn đến nước Cộng hòa Ai Cập ra đời
(18/6/1953).
+ Giai đoạn 1954 – 1960: Phong trào nổ ra ở Bắc Phi và Tây Phi, có nhiều quốc gia
giành được độc lập: Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghinê (1958) …
+ Giai đoạn 1960 – 1975: Năm 1960 có 17 nước ở châu Phi giành độc lập (“Năm
châu Phi”). Tiếp đó là thắng lợi của Angiêri (1962), Êtiôpia (1974), Môdămbich
(1975), đặc biệt là thắng lợi của Angôla dẫn đến ra đời nước Cộng hòa nhân dân
Angôla (11/1975) đánh dấu sự sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
+ Giai đoạn 1975 – nay: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân cũ giành độc lập với sự ra đời của nước Cộng hòa Namibia (3/1991).
- Ngày nay, hầu hết các nước châu Phi đang gặp rất nhiều khó khăn thách thức: sự
Butbi9x không chịu trách nhiệm về nội dung hay bản quyền của đề cương lấy từ Diễn Đàn
THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH này.
Nguồn từdiễn đàn THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH

xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới, nợ chồng chất, nạn mù chữ, đói rét, bệnh tật,
bùng nổ dân số, tình hình chính trị không ổn định …
5- Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Mĩ la
tinh từ 1945 đến nay:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh
đã nổ ra sôi nổi, được mệnh danh là “đại lục núi lửa”.
- Các giai đoạn:
+ Giai đoạn 1945 – 1959: Cao trào cách mạng nổ ra với nhiều hình thức:
• Bãi công của công nhân ở Chilê (1955)
• Nổi dậy của nông dân ở Pêru, Êcuađo, Mêhicô, Braxin, Vênêxuêla …
• Khởi nghĩa vũ trang ở Panama (1947), Bôlivia (1949)
• Đấu tranh nghị viện ở Goatêmala (1951), Achentina (1957) …
+ Giai đoạn 1959 – cuối những năm 80:
• Năm 1959, cách mạng Cuba thắng lợi đánh dấu bước phát triển mới của phong trào
giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh.
• Phong trào đấu tranh vũ trang đã liên tiếp nổ ra ở nhiều nước như Bôlôvia,
Vênêxuêla, … đặc biệt là thắng lợi của Nicaragoa (1979), Chilê (1970 – 1973). Mĩ la
tinh trở thành “lục địa bùng cháy”.
• Với những hình thức đấu tranh khác nhau, các nước Mĩ la tinh đã lần lượt giành lại
độc lập chủ quyền cho dân tộc mình.
+ Giai đoạn cuối những năm 80 – nay:
• Lợi dụng những biến động ở Liên Xô và Đông Âu không có lợi cho cách mạng thế
giới, Mĩ đã tăng cường chống phá phong trào cách mạng ở Mĩ la tinh.
• Mở đầu là cuộc đàn áp cách mạng ở Grênađa (1983), Panama (1990), Nicaragoa
(1991) … Cách mạng ở Mĩ la tinh gặp nhiều khó khăn thử thách.
- Tuy khó khăn nhưng các nước Mĩ la tinh vẫn cố gắng giành độc lập tự chủ, nền kinh
tế ngày càng phát triển.
* Một số câu hỏi và gợi ý trả lời:
1- Cách mạng Trung Quốc thành công đã có tác động như thế nào đối với cách mạng
nước ta?

=> Gợi ý trả lời:
- Xem lại gợi ý trả lời ở phần Liên Xô và hoàn cảnh thuận lợi trước khi ta mở chiến
dịch Biên giới thu đông 1950.
2- Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân
tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975)?
=> Gợi ý trả lời:
- Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954):
+ Tháng 4/1953, bộ đội Việt Nam phối hợp với bộ đội Pa thét Lào mở chiến dịch
Thượng Lào, giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa
Lì.
+ Tháng 12/1953, ta phối hợp cùng bộ đội Pathét Lào tấn công ở Trung Lào, giải
phóng Thà Khẹt và Khăm Muộn, uy hiếp Sênô.
+ Đầu 1954, ta phối hợp với bộ đội Lào mở cuộc tấn công vào Thượng Lào, giải
phóng hoàn toàn tỉnh Phongxalì, uy hiếp Luông Phabang.
+ Những thắng lợi của quân dân Việt – Lào trong giai đoạn cuối của cuộc kháng
chiến chống Pháp đã buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), công nhận
các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
- Trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975):
+ Ngày 24 – 25/4/1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia họp
để biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.
+ Nửa đầu 1970, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào cùng quân dân Lào đập tan cuộc
Butbi9x không chịu trách nhiệm về nội dung hay bản quyền của đề cương lấy từ Diễn Đàn
THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA TÂY NINH này.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×