VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN
KINH TẾ XÃ HỘI
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước kia, người ta thường coi lao động và vốn là hai yếu tố của sản
xuất, còn tri thức, thông tin, công nghệ là các yếu tố bên ngoài của sản xuất có
ảnh hưởng nhất định tới sản xuất.Gần đây các nhà nghiên cứu kinh tế (như
Rômơ, Sumpitơ, Sôlâu…) đều thừa nhận tri thức, thông tin công nghệ là yếu
tố nội tại của hệ thống kinh tế.
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, dưới tác động của những tiến
bộ vũ bão của khoa học và công nghệ hiện đại, các quốc gia đua nhau đua ra
các thành tựu khoa học mới như các thành tựu về công nghệ thông tin cùng
với thành tựu về công nghệ sinh học: công nghệ gen, nhân bản vô tính…, vì
thế môi trường kinh tế và xã hội đã có những biến đổi căn bản, nhanh chóng
về cơ cấu,chức năng và phương thức hoạt động,đang chuyển biến tới một môi
trường về cơ bản là mới của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Có nhiều
quốc gia đã đạt nhiều thành tựu về khoa học đồng thời phát triển kinh tế
nhanh chóng từ tri thức.Do đó vai trò của tri thức trong điều kiện hiện nay rất
quan trọng.Đất nước chúng ta hiện vẫn là một trong các nước nghèo và yếu
kém nhiều mặt so với các nước trên thế giới.Vì thế phát triển kinh tế là nhiệm
vụ cấp bách hàng đầu.Hơn nữa chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp
hoá hiện đại hoá, cùng hội nhập kinh tế với các quốc gia trên thế giới vì thế
không thể không đặt mình vào tri thức, phát triển tri thức để đưa nền kinh tế
phát triển cùng với các nước trên thế giới.
Góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế theo con đường công nghiệp
hoá hiện đại hoá chúng ta cần nghiên cứu vận dụng tri thức, tìm hướng đi
đúng đắn cho việc vận dụng tri thức vào hoàn cảnh nước nhà phù hợp với xu
thế của thời đại,trong sự vận động phát triển không ngừng của kinh tế tri
thức.Vì vậy em quyết định chọn đề tài :”Vai trò của tri thức trong hoạt
động thực tiễn kinh tế xã hội” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận chung
1.1.Tri thức là gì?
Tri thức đã có từ rất lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt
đầu biết tư duy thì đã có tri thức.Trải qua thời gian dài, cho đến thời gian gần
đây tri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội được đề cập
nhiều.
Có nhiều cách định nghĩa tri thức nhưng có thể hiểu “Tri thức là sự
hiểu biết sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó vào việc tạo ra
cái mới nhằm mục đich phát triển kinh tế xã hội”
Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới,một trình độ mới.Đó
là trình độ mà “nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn
trí lực và việc sáng tạo, phân phối nguồn lực vào các ngành kĩ thuật cao”.Tiêu
chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm then chốt để phát triển kinh tế và
tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên.Đó là thời
đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”. “tri
thức là tài nguyên là tư bản”.Tri thức là tâm điểm của cạnh tranh và là nguồn
lực dẫn dắt cho sự tăng trưởng dài hạn…dẫn tới những thay đổi lớn trong
cách tổ chức sản xuất,cấu trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp.Khả năng ứng
dụng của tri thức đã tạo nên “sự khác nhau rõ nhất giữa chúng ta và tổ tiên
của chúng ta”- theo cách nói của Alvin Tofler.
1.2.Vai trò của tri thức đối với đời sống xã hội
Chúng ta đều biết rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần
tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân
loại. Mặc dù những câu hỏi có tính triết học về bản chất của tri thức, về quá
trình hình thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ...Vẫn không
ngừng được tranh luận và chưa có được câu trả lời thoả đáng, nhưng trong
2
mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kinh tế, văn hoá, tri thức vẫn luôn được tìm
kiếm, phát hiện, và tác động ngày càng lớn đến sự phát triển xã hội loài
người.
1.2.1.Vai trò của tri thức đối với kinh tế-Kinh tế tri thức
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là bước tất yếu, có những mặt tiêu cực
cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, chịu chơi với nó, hơn
nữa tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Mà luật chơi mới là:
ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Nói cách khác, sân chơi mới là kinh tế tri
thức.Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi.Vậy kinh tế tri
thức là gì?
Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu
ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử
dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế,
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống". Sau đó, năm 2003 chương
trình "Tri thức vì sự phát triển" đã đưa ra một khái niệm rộng hơn: "Là nền
kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển KT-XH. Điều này
bao gồm việc chuyển giao, cải tiến công nghệ nước ngoài cũng như sự thích
hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt". Theo
Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Công nghệ thông tin thì "Kinh tế tri
thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai
trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng
cuộc sống". Xu thế phát triển này không nằm ngoài dự đoán của Các Mác.
Các Mác tuy không nói đến kinh tế tri thức nhưng đã nói : “tri thức đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp”, “khoa học trực tiếp làm ra sản phẩm”,
“giá trị của lao động cơ bắp trong sản phẩm làm ra sẽ còn là cực nhỏ”…
Những dự báo đó ngày nay đang được chứng minh.
Với định nghĩa trên có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao
của lực lượng sản xuất xã hội, mà trong quá trình lao động của từng người lao
động và toàn bộ lao động xã hội , trong từng sản phẩm và trong tổng sản
phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm
đi trong khi hàm lượng tri thức,hao phí cơ bắp tăng lên.
3
Để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia trước hết ta phải dựa
vào sự phát triển lực lượng sản xuất của quốc gia đó.Các thành tựu khoa học
đều là thành quả của lực lượng sản xuất.Hơn nữa việc vận dụng tri thức vào
kinh tế đã đem lại nhiều thành tựu cho các quốc gia.Nước Mỹ nói riêng và các
nước thuộc tổ chức OECD nói chung nhiều năm qua tăng trưởng ổn định với
tốc độ cao là nhờ có sự phát triển của các ngành kinh tế dựa trên tri thức như
các ngành công nghệ thông tin,viễn thông,vũ trụ,đầu tư,ngân hàng,tài
chính,chứng khoán,bảo hiểm.Trên thế giới hiện nay, ở các nước thuộc tổ chức
OECD, các ngành kinh tế tri thức đã đóng góp trên 50% GDP (Mỹ
55,3&,Nhật Bản 53%, Canada 51%...). Ở Hoa Kỳ, mỗi năm số tiền đầu tư vào
sản xuất tri thức chiếm khoảng 20% GDP, trong đó chi phí cho giáo dục
chiếm 10% GDP, chi phí cho đào tạo và giáo dục tại chức chiếm 5%, chi phí
cho nghiên cứu và triển khai chiếm 3-5%. Hiện nay, vốn vô hình của rất nhiều
xí nghiệp công nghệ cao của Hoa Kỳ đã vượt quá 60% tổng số vốn hữu
hình.Trong gần 10 năm qua , nền kinh tế Mỹ liên tục có tốc độ tăng trưởng
3%, lạm phát dưới 2%, thất nghiệp 4,5%, lương thực tế ngày càng tăng và đặc
biêt, lợi nhuận thực tế của các công ty Mỹ tăng 70% so với năm 1990.Các
nước phát triển là những nước đi đầu và dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế
tri thức. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong việc nâng
cao hiệu suất của nền kinh tế , hiệu quả của sự cạnh tranh …, các nước phát
triển đều đã chú trọng rất sớm bước chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền
kinh tế tri thức. Trong tương lai gần, khả năng khai thác tri thức trở thành chủ
yếu thay cho khai thác tài nguyên thiên nhiên đã bị cạn kiệt. Nhiều nền kinh
tế công nghiệp mới và các nước đang phát triển cũng đang hướng mạnh vào
kinh tế tri thức, tập trung nỗ lực để phát triển nhanh chóng một số ngành kinh
tế tri thức, như công nghệ thông tin,internet, thương mại điện tử, công nghệ
phần mềm…Quả thực trong kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định
sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và trở thành yếu tố chủ yếu của sản
xuất.Đầu tư váo tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế
dài hạn.Trong các nước phát triển, đầu tư vô hình( vào giáo dục đào tạo, khoa
học công nghệ, văn hóa, phát triển con người…) tăng nhanh hơn đầu tư hữu
hình ( đầu tư xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật).Ở Hoa Kỳ, đầu tư vô hình đã
4
cao hơn đầu tư hữu hình.
Vai trò của tri thức càng được Cac Mac làm sáng tỏ hơn trong luận
điểm “Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”.Mac viết: “Giới tự
nhiên không tạo ra cả xe hơi lẫn xe lửa,cả đường sắt lẫn điện tín, hay các yếu
tố nông nghiệp…Mọi cái đó đều là sản phẩm của lao động con người, là vật
chất tự nhiên đã biến đổi thành các khí quan của ý chí con người làm chủ giới
tự nhiên, hay hoạt động của con người trong tự nhiên.Mọi cái đó đều là các
khí quan của bộ não người được tạo nên bởi bàn tay của chính họ, là sức
mạnh vật chất hoá của tri thức”
(Theo nguồn: Cac Mac-Phridrich Anghghen: Toàn tập, Xuất bản lần
thứ hai, Nxb Sách chính trị, Mãtcova,1964, phần II,tr 215)
Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu để tăng năng lực sử dụng tri
thức cũng khác nhau. Một số nước có trình độ phát triển cao hơn đang nỗ lực
xây dựng và triển khai những chiến lược quốc gia về tri thức nhằm đuổi kịp
các nước phát triển. Mặt khác việc vận dụng tri thức có hiệu quả đóng vai trò
làm rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia.Một số nền kinh tế Đông Á chỉ
sau vài thập kỷ (kể từ thập kỷ 60 thế kỷ XX) đã trỗi dậy san lấp được khoảng
cách của nền kinh tế thu nhập thấp của mình so với các nền kinh tế có thu
nhập cao trong khi đó nhiều nền kinh tế khác vẫn giậm chân tại chỗ. Điều gì
đã tạo ra sự khác biệt này? Cho đến nay, những giải pháp tăng trưởng kinh tế
đối với các nước đang phát triển vẫn thường được áp dụng là : thứ nhất, khai
thác những vùng đất đai chưa được khai phá. Thứ hai, tích luỹ vốn vật chất để
phát triển đường xá, xưởng máy… thứ ba, tăng cường giáo dục đào tạo lực
lượng lao động. Phương pháp thứ ba đã thành công ở Hồng Kông và Singapo,
hầu như đất đai tài nguyên rất ít nhưng họ đã tập trung đầu tư nguồn vốn vật
chất vào giáo dục nên những thập kỷ gần đây đã đạt được mức tăng trưởng
liên tục. Những nỗ lực nghiên cứu gần đây đã giải thích được một phần
nguyên nhân tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế Đông Á nói trên là do đã
đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực.Quan điểm phát triển ở các nước
này là trình độ học vấn cao hơn trong dân chúng sẽ tạo điều kiện cho nhiều
người có thể học các ứng dụng các công nghệ tốt hơn.Giáo dục là yếu tố quan
trọng cho sự thành công của các nền kinh tế nói trên.So với những nước đang
5
phát triển, tỷ lệ dân đi học ở các nền kinh tế Đông Á đạt mức cao hơn
hẳn.Vào cuối những năm 50 của thế kỷ XX, thu nhập quốc dân đầu người của
Hàn Quốc và Gana là tương đương, nhưng tới thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Hàn
Quốc đã vượt gấp 6 lần Gana.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chênh lệch trên
là do Hàn Quốc thành công trong việc nâng cao trình độ dân trí và sử dụng
rộng rãi trong toàn xã hội.
Cuốn sách “Nền kinh tế dựa trên tri thức” của tổ chức OECD viết:
“Hơn 50% GDP của các nước thành viên chủ yếu của tổ chức OECD bây giờ
đã lấy tri thức làm cơ sở”. “Đấu tư vô hình ngày càng phát triển hơn đầu tư
hữu hình. Những cá nhân nào có nhiều tri thức hơn sẽ nhận được công việc có
tiên lương cao hơn, những công ty nào có nhiều tri thức hơn sẽ là người chiến
thắng trên thị trường và những quốc gia tiếp thu nhiều tri thức hơn sẽ có năng
lực sản xuất lớn hơn” (OECD, 1996). Ở thế kỷ XVIII, một nước muốn công
nghiệp hoá phải mất 100 năm. Đầu thế kỷ XX là khoảng 30 năm, trong thập
kỷ 70-80 thế kỷ XX là khoảng 20 năm. Còn trong thập kỷ 90 thế kỷ XX,
quãng thời gian này là 10 năm hoặc ngắn hơn nữa, như Trung Quốc chỉ mất
có 10 năm.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng ý với nhà kinh tế người Anh
Anphret Macsan rằng: “Tri thức là động lực sản xuất mạnh nhất của chúng ta,
nó tạo ra điều kiện cho chúng ta chinh phục thiên nhiên và… thoả mãn những
ham muốn của chúng ta”.Tri thức thực sự trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng
cho phát triển, bởi vì mọi việc chúng ta làm đều phụ thuộc vào tri thức.Nói
một cách đơn giản, để sống, chúng ta phải biến đổi những nguồn lực mà
chúng ta có thành những đồ vật mà chúng ta cần, điều đó cần có tri thức. Sự
thừa nhận tầm quan trọng của tri thức đã khiến cho tri thức giữ vai trò quan
trọng trong chiến lược của mỗi quốc gia.
Với những đặc điểm và vai trò ngày càng to lớn của tri thức trong nền
kinh tế hiện nay, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng nhấn mạnh: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra
và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế
tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công
6
nghiệp hoá, hiện đại hóa”.
1.2.2.Vai trò của tri thức đối với chính trị, văn hóa xã hội
Tri thức đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức.Người có
tri thức là có khả năng tư duy lý luận, khả năng phân tich tiếp cận vấn đề một
cách sát thực, đúng đắn.Quyền sở hữu đối với tri thức trở thành quan trọng
nhất, hơn cả vốn, tài nguyên, đất đai. Giá trị xã hội cũ lấy sản xuất sản phẩm
vật chất làm chủ đạo đang dần được thay thế bằng giá trị mới lấy việc sản
xuất thông tin tri thức làm mục đích và lấy tri thức tiến hành sản xuất làm chủ
đạo. Do vậy có thể nói, nền kinh tế tri thức là giai đoạn cao nhất trong lịch sử
phát triển của loài người. Ai chiếm hữu được tri thức thì người đó thắng trong
cuộc cạnh tranh.Vì vậy việc chiếm hữu nhân tài và tri thức quan trọng hơn
nhiều so với việc chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, đất đai. Hệ
thống chính sách, pháp luật cần đảm bảo cho việc phát triển tri thức tạo môi
trường thuận lợi cho tài nguyên trí lực không bao giờ cạn, hướng mạnh vào
phương châm phát triển tri thức, tôn trọng nhân tài.Bộ máy nhà nước cần tập
hợp những người có năng lực, tư duy bảo đảm cho nền chính trị quốc gia
đó.Nó quyết định đến vận mệnh của một quốc gia.Chúng ta cần có những giải
pháp trong việc đào tạo cán bộ và hệ thống tổ chức : Tuyển chọn những người
học rộng tài cao , đức độ trung thành với mục tiêu xã hội chủ nghĩa , thuộc
các lĩnh vực đời sống , tập trung đào tạo bồi dưỡng cho họ những tri thức còn
thiếu và yếu để bố trí vào các cơ quan tham mưu hoạch định đường lối chính
sách cửa Đảng và pháp luật cửa nhà nước với những quy định cụ thể về chế
độ trách nhiệm quyền hạn và lợi ích.
Về văn hoá xã hội,tri thức còn giúp con người tiếp cận văn minh,
phong tục tập quán, đời sống tinh thần đa dạng. Nước ta đang trong giai đoạn
hội nhập, phấn đấu mở rộng quan hệ quốc tế với các quốc gia trên thế giới.
Việc hiểu biết về văn minh văn hoá của từng quốc gia sẽ giúp cho việc tiếp
cận họ một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Do đó người sở hữu tri thức sẽ có
khả năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức, từ đó ý thức con người được
nâng cao, từ đó xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, phồn vinh.
7
2. Việt Nam trước nền kinh tế tri thức
2.1.Thực trạng ở Việt Nam- những cơ hội và thách thức
Trong những thập niên tới con nguời đi nhanh vào nền kinh tế tri thức,
cùng hoà với các quốc gia trên thế giới nước ta không thể bỏ lỡ cơ hội lớn đó
mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức, phải biết đổi mới cách nghĩ cách
làm,bắt kịp tri thức của thời đại.rút ngắn khoảng cách với các nước, như vậy
nền công nghiệp nước ta phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Chuyển nền
kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và từ công nghiệp sang tri thức.Cũng
có nghĩa là chúng ta nắm bắt kịp thời các tri thức và công nghệ mới nhất để
hiện đại hoá nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp và dịch
vụ dựa vào tri thức và công nghệ mới nhất.Hơn nữa với lợi thế của một nước
đi sau, nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm từ các nước đi trước đồng thời dựa
vào tiềm lực tri thức có sẵn thì đó là thuận lợi lớn cho việc phát triển kinh tế
quốc gia.
Năm qua, Hà Nội đã tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương, gọi tắt là APEC. Cũng trong dịp này, cả nước đón chào
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, gọi tắt là WTO. Hai sự
kiện lịch sử nói trên đánh dấu một bước chuyển biến lớn lao trong lịch sử phát
triển của dân tộc. 21 người đứng đầu 21 nền kinh tế thành viên APEC và gần
chục ngàn vị khách quốc tế đã đến Việt Nam, cùng ghi nhận sự tiến bộ vượt
bậc của Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua, đồng thời dự báo những
thành tựu lớn lao của Vệt Nam trong thời gian đang tới.Gia nhập WTO là đi
vào cuộc cạnh tranh lớn trên thị trường hàng hóa. Việt Nam đã có điều kiện
để khai thác những thuận lợi mà WTO đưa lại. WTO đã gạt bỏ cho Việt Nam
những bất lợi trước đây, những sự đối xử không công bằng và hạn chế đối với
hàng hóa Việt Nam. Ngày nay, trong quan hệ giữa 150 nước của WTO, Việt
Nam được bảo đảm sự bình đẳng về luật pháp trong xuất nhập khẩu và cạnh
tranh hàng hóa. Tuy nhiên, không ít những khó khăn đặt ra và cần được giải
quyết. Những sự kiện nói trên đã mở ra trước nhân dân ta một thời cơ hiếm có
và cả những thách thức chưa lường hết. Chúng ta có rất nhiều thuận lợi cần
khai thác nhưng lại đứng trước rất nhiều khó khăn phải vượt qua.
8
Trước khi vào WTO, trong lĩnh vực ngoại thương, mặc dầu ta đã có ít
nhiều kinh nghiệm nhưng còn chưa nắm vững được luật pháp quốc tế. Những
sai sót và thiệt hại đã đem lại cho chúng ta nhiều bài học đáng quý.Gia nhập
WTO, việc buôn bán của Việt Nam sẽ nhanh chóng mở rộng và phát đạt,
nhưng khả năng sai sót vẫn còn nhiều. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt trên
lĩnh vực hàng hóa, thì hàng hóa Việt Nam còn kém chất lượng, còn khó khăn
trong việc tìm kiếm thị trường, còn chưa thích hợp lắm với thị hiếu khách
hàng ở từng nước. Cuộc cạnh tranh lại không chỉ diễn ra ở ngoài nước mà còn
diễn ra ở trong nước giữa hàng nhập khẩu và hàng nội hóa. Có thể xảy ra tình
trạng nhiều hàng hóa Việt Nam không tránh khỏi sự ế ẩm, kéo theo sự phá
sản của nhiều doanh nghiệp không kịp thời nâng cao được chất lượng sản
phẩm. Cạnh tranh hàng hóa còn gắn liền với những thuận lợi và khó khăn trên
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là ở các khâu tiền vốn và đầu tư, ở việc sử
dụng công nghệ hiện đại, ở trình độ quản lí của từng doanh nghiệp Việt Nam.
Tiền vốn và đầu tư là khâu quan trọng đầu tiên để sản xuất và kinh
doanh. Việt Nam gia nhập WTO giữa lúc tổ chức thành công Hội nghị APEC.
Thành công của Việt Nam đã nâng cao uy tín của đất nước ta và tạo được sự
tin cậy rộng rãi của cả cộng đồng APEC và của nhiều nước trên thế giới. Tình
hình này khiến cho đầu tư của thế giới sẽ dồn dập đổ vào Việt Nam, đem lại
cho Việt Nam điều kiện quan trọng bậc nhất để kinh doanh, đồng thời cũng
đặt trước Việt Nam những thách thức về thành công hay thất bại. Chỉ có trí
tuệ Việt Nam được nâng cao mới kịp thời và sáng suốt trong việc sử dụng tiền
vốn và đầu tư để mọi công việc sản xuất, thương mại, dịch vụ đều đạt được
những kết quả mĩ mãn.
Một vấn đề lo ngại nữa là nạn chảy máu chất xám đã làm cho các nước
đã nghèo lại càng nghèo hơn vì nghèo tri thức là nguồn gốc của mọi cái
nghèo.Trên thế giới khoảng 20% dân số giàu ở các nước phát triển chiếm tới
86% GDP, trong khi 20% dân số ở các nước nghèo nhất chỉ chiếm 1& GDP,
tương tự ở công nghiệp là 44,5% va 8%.Qua đó có thể thấy sự giãn rộng
khoảng cách giàu nghèo đang là một thách thức đối với các nhà hoạch định và
quản lý kinh tế xã hội.
Hơn nữa, thước đo đầu tiên của một nền kinh tế tri thức là mức độ đóng
9
góp của tri thức đối với nền kinh tế nước đó.Ở nước ta, riêng trong lĩnh vực
nông nghiệp, tri thức, công nghệ mới đã góp phần tạo ra trên 30% sự tăng
trưởng liên tục tổng sản lượng lương thực. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1
ha gieo trồng đã tăng từ 13,5 triệu đồng (1996) lên 17,5 triệu đồng (năm
2000) và trên 20 triệu đồng (năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng chế biến nông
sản của nước ta còn thấp, hầu hết dưới 50%, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lớn:
lúa 13-15%, rau quả 25-30%, lương thực 13%, đường thủ công 3040%....GDP đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực
công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản nhưng vẫn chưa
phản ánh cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế tri thức. Tỷ trọng GDP của các
ngành công nghiệp mũi nhọn công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghiệp năng lượng mới, công
nghệ chế biến... thấp và vẫn đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Vượt qua những yếu kém này là thách thức rất nan giải, chúng ta còn
những tồn tại có tính chất cố hữu, đó là sự trì trệ trong tư duy, sự quan liêu,
năng lực quản lý kém và chưa hình thành một văn hoá chấp nhận đổi mới...
Trong khi đó, nền kinh tế lại chịu áp lực kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá
mạnh mẽ.Sự gia tăng tốc độ phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ trong các nền kinh tế dựa vào tri thức ở các nước công nghiệp tiên
tiến đã hàm chứa nguy cơ mở rộng khoảng cách tụt hậu không chỉ về
GDP/người mà cả khoảng cách về công nghệ, khoảng cách về tri thức. Việc
chuyển giao công nghệ ngày càng gặp trắc trở hơn do: giá cao hơn, điều kiện
ngặt nghèo hơn, ...
Hạ tầng thông tin là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri
thức. Cơ sở hạ tầng này giúp giảm các chi phí giao dịch và khắc phục những
rào cản về khoảng cách. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là lĩnh vực còn mới mẻ,
lạc hậu kém hơn nhiều các nước trong khu vực.Lượng người biết sử dụng
internet đã tăng so với những năm trước nhưng chưa đáng kể hơn nữa số
người sử dụng internet cho mục đích giải trí chiếm phần nhiều.Trình độ công
nghệ ở các doanh nghiệp còn lạc hậu, ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu
kém.Theo kết quả khảo sát 42 cơ sở của một ngành do Viện khoa học bảo hộ
lao động thuộc Tổng liên đoàn lao đông Việt Nam tiến hành gần đây, có đến
10
76% thiết bị máy móc nhập khẩu thuộc thế hệ những năm 50-60.Xét về trình
độ công nghệ thông tin,Việt Nam chỉ đứng thứ 7/10 trong ASEAN ( báo đầu
tư, số 22,23/2/2001).
Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức, do vậy, con người có
tri thức là yếu tố quan trọng và quyết định trong phát triển kinh tế tri thức ở
nước ta.Tuy nhiên một vấn đề nữa là tình trạng thiếu nhu cầu về tri thức
khuếch đại những vấn đề tồn tại bấy lâu trong hệ thống giáo dục Đại học ở
Việt Nam.Do có quá ít nhu cầu đối với những nhân tài thực sự và thành tích
học tập chẳng quan trọng bằng các mối quan hệ, bằng cấp bị mất giá trị.Tiêu
cực ngày càng tràn lan trong nhà trường.Không chỉ có vậy, người sử dụng lao
động tại TP.HCM thường phàn nàn, cử nhân ra trường hiện không làm đúng
ngành nghề mà họ theo học.Thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp nước ta, tỷ
lệ lao động qua đào tạo rất thấp.Trong các doanh nghiệp Việt Nam, số lao
động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 32%, trong khi đó con số này ở Hàn
Quốc là 48%,Nhật Bản là 64,4%, Thái Lan là 58,2%.
Trước những cơ hội và thách thức như thế cần có phương pháp để ứng
dụng tốt tri thức vào đời sống, giải quyết những khó khăn tồn đọng,đưa nền
kinh tế bắt kịp với các quốc gia.
2.2.Giải pháp cho việc ứng dụng tốt tri thức vào đời sống
Con người được đặt vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược, được
khẳng định vùa là mục tiêu vừa là động lực chính cửa sự phát triển kinh tế xã
hội. Quan niệm coi con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, coi chiến lược
phát triển kinh tế xã hội thực chất là chiến lược con người. Đó là những quan
niệm tích cực hình thành từ thực tiễn đổi mới của nước ta trong những năm
qua. Hơn nữa khoảng cách về kinh tế là khoảng cách về tri thức quyết
định.Mục tiêu hàng đầu của nước ta là phải rút ngắn khoảng cách về tri thức
với các nước phát triển.Phải tăng cường đầu tư cho con người, đầu tư vô hình.
Nước ta được xếp vào hàng các quốc gia có trình độ học vấn cao nhưng do
xuất phát điểm là nước nông nghiệp lạc hậu, tiếp đó là những năm dài nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nên đã để lại hậu quả nặng
nề về đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế cũng như đội ngũ người lao động.Đến
11
năm 2000 số cán bộ có trình độ cao đẳng đại học : 1.3 triệu, số cán bộ có trình
độ trên đại học có trên 13.000 người (năm 1996 : 9000 người, trong đó có 807
giáo sư, 11.718 tiến sĩ khoa học, tiến sĩ chuyên nghành và hơn 10.000 thạc sĩ.
Số cán bộ cao đẳng đại học được bổ sung hàng năm khoảng trên 200.000
người)
Con người Việt Nam không những thông minh để tiếp thu trí tuệ của
nhân loại mà còn có bàn tay khéo léo trong lao động. Nhưng cho đến nay, từ
trong tầng lớp này, ta chưa tạo ra được những công nhân kỹ thuật có trình độ
văn hóa và ngoại ngữ, đủ để thỏa mãn nhu cầu cấp thiết của công nghiệp hóa.
Ngày nay, hội nhập toàn cầu và vào WTO, chúng ta thấy một sự thiếu thốn
vừa lớn, vừa khẩn cấp về công nhân kĩ thuật. Nếu như chúng ta kịp thời đào
tạo được tầng lớp công nhân này thì chúng ta đã có đủ nguồn nhân lực có
trình độ và kĩ thuật cao vừa phục vụ cho đất nước, vừa có khả năng xuất khẩu
ra bên ngoài, không phải là những người lao động cơ bắp như ngày nay mà là
những người công nhân có kĩ thuật và hiểu biết.
Trong những năm tới, phải tăng mạnh đầu tư để phát triển giáo dục và
phải tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới, cải cách về mục tiêu, hệ thống
giáo dục, nhằm xây dựng người Việt Nam có lý tưởng có khả năng sáng
tạo.Hướng tới một xã hội học tập, phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên,
tạo điều kiện cho mọi người học tập suốt . Trong bối cảnh đó, nhiều người khi
nói tới hiện đại hoá giáo dục thường chỉ nghĩ đến việc vận dụng các phương
tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong giảng
dạy và học tập. Điều này đương nhiên quan trọng, song cái chính chưa phải ở
đó. Cái chính là thay đổi tư duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu,
yêu cầu đào tạo của nhà trường, từ đó thay đổi cung cách dạy, học, và phưong
pháp, nội dung, tổ chức và quản lý giáo dục, nhằm xây dựng một nền giáo dục
phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội và cuộc sống trong kỷ nguyên kinh tế tri
thức.Sau đây là một số giải pháp cho giáo dục (Theo GS. PHAN ĐÌNH DIỆU
- Đại Học Quốc Gia Hà Nội):
Cải thiện đời sống và bồi dưỡng năng lực chuyên môn thường
xuyên cho thầy giáo để họ có điêù kiện toàn tâm toàn lý cho việc dạy học và
tham gia các công việc giáo dục và đào tạo
12
Cải cách các chế độ thi cử, tuyển chọn, tuyển dụng,… để khắc
phục tình trạng học chỉ để thi, học vì bằng cấp, nạn bằng giả, học vị rởm,…
Tổ chức chu đáo việc nghiên cứu cải cách chương trình và nội
dung dạy học, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy có chất lượng
một cách thích hợp hơn ở mọi cấp học
Tích cực ứng dụng CNTT và sử dụng internet trong giáo dục và
đào tạo, trong việc dạy và học, phát triển dần hình thức tự học…
Tìm cách huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội cho giáo dục
và đào tạo, trước hết là tăng ngân sách, ít nhất cũng phải được khoảng 23% –
25% như nhiều nước trong khu vực
Tiếp đó là nâng cao mặt bằng dân trí Việt Nam. Hiện nay, trên 60 triệu
dân số sống ở nông thôn đã thoát nạn đói, nhưng chưa hết nghèo túng. Ở đây,
không những việc chữa bệnh đã khó khăn mà việc học tập cũng còn hạn chế.
Cho con đi học ở trình độ đại học còn là một điều rất vất vả đối với người
nông dân. Đây là một điều đáng tiếc, bởi đất nước chưa khai thác được tiềm
năng trí tuệ vô cùng to lớn còn nằm ở nông thôn. Ngành Giáo dục chắc đã
nghĩ tới điều này. Hy vọng việc cải cách giáo dục hiện nay sẽ cung cấp cho
đông đảo con em ở nông thôn một trình độ hiểu biết đầy đủ, sẵn sàng đáp ứng
với nhu cầu CNH, HĐH trong cả lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
KẾT LUẬN
Kinh tế tri thức đã bắt đầu xuất hiện từ hai thập kỷ qua, trong các nền
kinh tế phát triển trên thế giới đang diễn ra rất nhiều chuyển biến rất đáng
13
quý. Các hoạt động kinh doanh, thương mại, cách tổ chức sản xuất, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, vị trí con người trong sản xuất… đều có những thay
đổi to lớn. Tri thức và công nghệ đã trở thành yếu tố quyết định nhất của sản
xuất quan trọng hơn so với vốn, tài nguyên và lao động.
Nền kinh tế tri thức tạo ra nhiều cơ hội mới, nhưng đồng thời cũng đặt
ra nhiều thử thách với các nước đang phát triển : đó là nền kinh tế dựa trên
nền khoa học công nghệ tiên tiến và xa lộ thông tin hiện đại, có năng suất chất
lượng hiệu quả, tốc độ tăng trưởng cao, dịch chuyển cơ cấu nhanh và không
ngừng đổi mới. Song, đây là nền kinh tế mang nhiều tính rủi ro, linh hoạt,
biến động. Do đó không có năng lực sáng tạo, trì trệ, không đổi mới thì sẽ bị
thất bại, bị đè bẹp trong cuộc cạnh tranh
Với tiềm năng trí tuệ, tinh thần sáng tạo, ý chí và bản lĩnh kiên cường
của dân tộc Việt Nam, phát huy tính ưu việt của chế độ XHCN, phát huy sức
mạnh của toàn dân tộc, tiếp tục công cuộc đổi mới, chúng ta nhất định sẽ thực
hiện thành công nhiệm vụ từng bước phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức,
rút ngắn khoảng cách CNH & HĐH, đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng dân chủ văn minh.
14
MỤC LỤC
I.ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................ 1
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 2
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG...................................................................................................................2
1.1.TRI THỨC LÀ GÌ?............................................................................................................................2
1.2.VAI TRÒ CỦA TRI THỨC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI........................................................................2
2. VIỆT NAM TRƯỚC NỀN KINH TẾ TRI THỨC...................................................................................8
2.1.THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM- NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC.......................................................8
2.2.GIẢI PHÁP CHO VIỆC ỨNG DỤNG TỐT TRI THỨC VÀO ĐỜI SỐNG...................................................11
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 13
15
Tài liệu tham khảo
- Cac Mac-Phridrich Anghghen: Toàn tập, Xuất bản lần thứ hai, Nxb
Sách chính trị, Mãtcova,1964, phần II,tr 215)
- Phát triển kinh tế tri thức, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá hiện đại
hoá, Nxb chính trị quốc gia, 2001
- Hội thảo khoa học kinh tế tri thức tập I, II, Trung tâm thông tin tư liệu
KH&CN quốc gia, 2001
- Kinh tế tri thức- Vấn đề và giải pháp.Kinh nghiệm của các nước phát
triển và các nước đang phát triển. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001
16