Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

BT nhóm môn Quản Trị Học_Công ty Nestle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.02 KB, 21 trang )

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ HỌC
Nghiên cứu về công ty Nestle Việt Nam

Danh sách thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.

Trần Nam Nhân, 40k04, lớp học phần QTHO3_15
Nguyễn Thị Kim Hoa, 40k04, lớp học phần QTHO3_15
Lê Thị Hoa. 40k04, lớp học phần QTHO3_15
Bằng Tiến Giang, 40k04, lớp học phần QTHO3_13


I. NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA
CÔNG TY NESTLE:
1. Tổng quan về công ty đa quốc gia:
2. Về công ty Nestle:
3. Nestle tại thị trường Việt Nam:
4. Logo và slogan của công ty:
5. Sơ đồ tổ chức của công ty Nestle Việt Nam:
6. Các sản phẩm chính của Nestle trên thị trường:
II. SỨ MẠNG VÀ VIỄN CẢNH, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA
CÔNG TY NESTLE VIỆT NAM:
1. Sứ mạng của công ty:
2. Viễn cảnh, định hướng chiến lược:
III. PHÂN TÍCH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
1. Môi trường bên ngoài:
a. Môi trường vĩ mô:


b. Môi trường vi mô:
2. Môi trường nội bộ:
a. Nguồn nhân lực:
b. Nguồn lực vật chất:
c. Nguồn lực vô hình:
IV. CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY NESTLE VIỆT NAM:
1. Chiến lược phát triển sản phẩm:
2. Chiến lược phát triển thị trường:
3. Chiến lược xâm nhập thị trường:
V. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
1. Hoạt động tài chính kế toán:
2. Hoạt động sản xuất:
3. Hoạt động Marketing:
4. Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng:
5. Hoạt động kiểm tra đảm bảo chất lượng:
VI. KẾT LUẬN CHUNG:
3.


I. NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CỦA

CÔNG TY NESTLE:
1. Tổng quan về công ty đa quốc gia:
- Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation)
hoặc MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản
xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn
có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có
thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các
quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang

hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.
- Đặc điểm hoạt động của công ty đa quốc gia:
• Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, các công ty con, đại lí trên khắp
thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng
có những hoạt động hằng ngày không hẳn giống nhau.
• Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh
doanh có tính toàn cầu. Tuy nhiên các công ty có thể có nhiều chiến
lược và kĩ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi
nó chi nhánh.
2. Về công ty Nestle:
- Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới về Thực phẩm và Đồ uống, với
mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên toàn cầu. Nestlé điều hành
gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 280.000
nhân viên, tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm.
-

Đây là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt
tại Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước
khoáng, thực phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.

-

Vào những năm 1860, dược sĩ Henri Nestlé đã phát minh ra một loại thức ăn
cho những trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ. Thành công đầu
tiên của ông là đã cứu sống một đứa bé sinh non không thể được nuôi bằng
sữa mẹ hay những thực phẩm thay thế thông thường khác. Giá trị của sản
phẩm mới này nhanh chóng được công nhận kể từ sau khi công thức mới của


Nestlé đã cứu sống đứa bé sinh non. Từ đó, sữa bột Farine Lactée Henrie

Nestlé đã được bày bán rộng rãi tại Châu Âu.
3. Nestle tại thị trường Việt Nam:
- Tập đoàn Nestle chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng một
văn phòng kinh doanh tại Sài Gòn năm 1912.
-

1992: Công ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel thuộc Nestlé và
một công ty thương mại Long An được thành lập

-

1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam và mở văn phòng đại diện tại
TP.HCM

-

1995: Nestlé Việt Nam ra đời. Chính thức khởi công xây dựng nhà máy
Đồng Nai

-

2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên

-

2007: Lựa chọn Dielthem là nhà phân phối chính thức cho các sản phẩm sô
cô la và bánh kẹo

-


2008: Thành lập Bộ phận Dinh dưỡng Đặc biệt

-

2011: Tháng 8 xây dựng nhà máy Trị An, tháng 11 mua lại nhà máy Bình
An (Gannon) tại Đồng Nai


-

2013: Nestlé Việt Nam khánh thành nhà máy NESCAFÉ mới tại Khu công
nghiệm Amata, Đồng Nai.

-

2013: Văn phòng chính của Nestlé Việt Nam chuyển về địa điểm mới tại
Lầu 5, Tòa nhà Empress Tower, Quận 1 từ tháng 9

-

10/2014: Nestlé khánh thành phân xưởng sản xuất trị giá 37 triệu đô la Mỹ
tại nhà máy Nestlé Bình An
4. Logo và slogan của công ty:

- Theo một bài báo trên trang ngoisaoso.vn Logo của công ty Nestle đã được
vinh danh top 10 logo đắt nhất thế giới với định giá 233 tỷ USD.
- Với phương châm mang lại sự hài lòng cũng như chăm sóc tốt nhất về dinh
dưỡng cho mọi người đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, công ty Nestle cùng với
các sản phẩm của mình đã có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách



hàng cũng như trên thị trường thương mại. Vượt qua sự cạnh tranh gắt gao
của các công ty khác trong cùng lĩnh vực, Nestle vẫn vươn lên và khẳng
định vị trí cũng như giá trị của mình luôn trường tồn với thời gian.

5. Sơ đồ tổ chức của công ty Nestle Việt Nam

6. Các sản phẩm chính của Nestle trên thị trường:
a. Trên thế giới:
- Các sản phẩm chính bao gồm:
1. Cà phê
2. Nước tinh khiết
3. Thức uống khác
4. Sản phẩm đóng hộp
5. Đồ mát
6. Kem


7. Thực phẩm cho trẻ em
8. Sản phẩm tăng lực
9. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe
10. Gia vị
11. Sản phẩm đông lạnh
12. Sản phẩm ướp lạnh
13. Chocolate, bánh kẹo, đồ nướng
14. Dịch vụ thực phẩm
15. Thực phẩm cho vật nuôi
Trong đó có nhiều sản phẩm nổi tiếng và rất được ưa chuộng trên khắp thế
giới nhất là thực phẩm cho trẻ em



Alfare



Beba



Cérélac



FM 85



Good Start



Guigoz



Lactogen



Nan




NAN HA



NanSoy



Neslac




Nestlé



Nestogen



Nestum



PreNan




Nidal



SMA



S26

b. Tại thị trường Việt Nam:


- KitKat: là bánh xốp mang hương vị sô-cô-la vô cùng quyến rũ
- Bánh ăn sáng Nestlé KOKO KRUNCH: Được làm từ những loại ngũ cốc giàu
dinh dưỡng, KOKO KRUNCH càng thêm hấp dẫn với vị sô cô la.
- Các sản phẩm MAGGI: bao gồm các sản phẩm như: Nước tương MAGGI
được sản xuất theo công nghệ lên men tự nhiên, Dầu hào MAGGI được cô
đặc từ hào nguyên chất, Hạt nêm MAGGI với sự kết hợp hoàn hảo của 3 vị
ngọt hay hạt nêm MAGGI Nấm hương đậm đà thơm ngon đem đến cho bạn
bữa chay nhẹ nhàng, ngon miệng.
- Sữa MOM & mẹ: Sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Bột Ngũ Cốc Dinh Dưỡng CERELAC: Vào tháng thứ 6, sữa mẹ có thể không
còn đủ để đáp ứng cho trẻ về mặt dinh dưỡng và năng lượng. Các sản phẩm
bột ngũ cốc Nestlé chứa nguồn dinh dưỡng hoàn hảo có thể cung cấp nguồn
năng lượng bổ sung cần thiết cho trẻ ăn dặm. Những giá trị dinh dưỡng cao
của ngũ cốc được bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và các chất dinh
dưỡng khác.

- NestléNAN Kid 4: Giúp hỗ trợ miễn dịch cho trẻ từ 2 đến 6 tuổi.
- Nestlé GẤU Complete: mỗi ngày giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cho trẻ cơ
hội vui chơi và khám phá thế giới xung quanh.


- Nestlé MILO: với Protomalt là chiết xuất dinh dưỡng vượt trội từ mầm lúa
mạch nguyên cám, sữa, bột ca cao…, được bổ sung nhiều vitamin và khoáng
chất, cung cấp dưỡng chất cân bằng và đầy đủ, giúp trẻ từ 6 – 12 tuổi luôn
tràn đầy năng lượng và mạnh khỏe.
- Trà Chanh NESTEA: mang đến cho bạn một cảm giác sảng khoái tràn đầy
sức sống. Với cảm giác mát lạnh hết ý và hương vị sảng khoái hơn, bạn có
thể uống một ngụm lớn để giải tỏa cơn khát ngay tức thì.
- Ngũ cốc dinh dưỡng Nestlé NESVITA: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất
trong ngày, là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe.
Một bữa điểm tâm thích hợp sẽ tạo cho bạn một ngày mới tràn đầy sức sống
- Nước khoáng LaVie: Với người tiêu dùng Việt Nam, thương hiệu LaVie đã
trở nên vô cùng quen thuộc, có mặt khắp mọi nơi. LaVie được khai thác từ
nguồn nước nhiên tinh khiết nhất, được bổ sung rất nhiều khoáng chất có lợi
cho cơ thể trong cuộc sống năng động hàng ngày.
Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường TNS về ngành nước uống
đóng chai (được thực hiện trong tháng 11/2009 tại hai thành phố lớn là Hà
Nội và TP.HCM), La Vie đứng đầu về mức độ nhận biết thương hiệu, kế đến
là Aquafina, rồi đến Joy và tới Vĩnh Hảo.
- NESCAFE là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu trên toàn thế
giới với lịch sử phát triên lâu đời. NESCAFE luôn nhận được sự tín nhiệm
và tin yêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới bởi chúng tôi cùng chia sẻ
một tình yêu và niềm say mê cà phê để đem đến những ly cà phê thơm ngon
nhất cho bạn những giây phút thưởng thức cà phê tuyệt vời nhất.
Hiện tại, Trung Nguyên, Vinacafe và Nescafé vẫn đang là 3 “ông lớn” trong
thị trường cà phê hòa tan. Theo nghiên cứu gần đây của Cộng đồng khảo sát

trực tuyến Vinaresearch (Công ty W&S), nhãn hiệu đang được sử dụng
nhiều nhất là Trung Nguyên chiếm 26,3% thị trường; Vinacafé Biên
Hòa 22,8% và Nestle21,7%. Ba vị trí dẫn đầu này cũng thường xuyên có xáo
trộn do các doanh nghiệp cũng có những hoạt động quảng bá, marketing hay
phát triển sản phẩm mới ngằm định vị thương hiệu. Ví như trong năm 2011,
Vinacafé chiếm vị trí số một với khoảng 33%, Nestlé sát nút với 31% và
Trung Nguyên 18%.


II. SỨ MẠNG VÀ VIỄN CẢNH, ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA

CÔNG TY NESTLE VIỆT NAM:
1. Sứ mạng của công ty:
-

Các thành viên Nestle toàn cầu cùng chung một sứ mạng:
“Nestle là nguồn dinh dưỡng trong cuộc sống của bạn,
Thức ăn hàng ngày của bạn
Chất lượng sản phẩm tốt xứng đáng giá trị”
(Theo định hướng chiến lược Nestle toàn cầu)

* Sứ mạng của công ty bao gồm:
- Quan trọng và đặt lên hàng đầu là gắn bó mật thiết với người tiêu dùng
nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực sản xuất thực
phẩm.
- Nó tạo thành một mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời giữa cuộc sống con
người với những sản phẩm của Nestle.
- Để tạo được mối quan hệ mật thiết đó, bắt buộc những sản phẩm của Nestle
phải có được một chất lượng và một tầm vóc tương xứng – đây cũng là mặt
ưu việt nổi trội để những sản phẩm của Nestle có được tính sáng tạo và trội

hơn những đối thủ cạnh tranh.
Theo ba nội dung này, các chính sách chiến lược của Nestle thành viên phải xem
xét như là đường hướng kinh doanh bắt buộc.
2. Viễn cảnh, định hướng chiến lược:
Nestle Việt Nam quyết định theo đuổi chiến lược “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng”.
Thành công trong chiến lược này sẽ tạo điều kiện tăng ngân quỹ hỗ trợ các nhãn
hiệu sản phẩm, tung ra nhiều sản phẩm mới, đào tạo và phát triển nhân viên, đầu tư
tăng công suất và năng suất.
Để thực hiện chiến lược “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng” trên cơ sở bền vững,
Nestle Việt Nam cần tiếp tục thay đổi tổ chức và văn hóa công ty bằng những sáng


kiến, dự án kinh doanh linh hoạt, hiệu quả. Những sáng kiến, dự án này được hình
thành từ nhiều nguồn phân tích khác nhau tập trung vào các chủ đề sức mạnh tổng
hợp của các tổ chức, quy trình kinh doanh tốt nhất cũng như hiệu quả hoạt động
của từng bộ phận và của cả tổ chức.

* Mục tiêu:
-

Nestle Việt Nam nỗ lực xây dựng một công ty Thực phẩm, Dinh dưỡng,
Sức khỏe và Thịnh vượng.

- Bứt phá trở thành công ty Nestle hàng đầu về thực phẩm tại thị trường Việt
Nam giống như Nestle thế giới.
III. PHÂN TÍCH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT

ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
1. Môi trường bên ngoài:
a. Môi trường vĩ mô:



Các yếu tố kinh tế:

-

Thuận lợi:

+ Tình hình kinh tế phát triển ổn định, GDP/ đầu người tăng thể hiện mức sông
người dân ngày một cải thiện, thuận lợi cho việc mở rộng thị trường sản phẩm của
công ty đặc biệt là những sản phẩm cao cấp.
+ Các chính sách tài chính thông thoáng tạo thuận lợi huy động vốn cho kinh
doanh, đầu tư.
+ Gia nhập WTO sẽ làm giảm thuế nguyên vật liệu đầu vào.
-

Hạn chế:

+ Giá dầu thô thế giới tăng dẫn đến hàng loạt các yếu tố đầu vào từ nguyên vật
liệu, nhiên liệu, tiền lương ... tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng.
+ Lãi suất tăng làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm
tăng.




Các yếu tố chính trị và luật pháp:

- Thuận lợi:
+ Với môi trường chính trị ổn định sẽ là một thuận lợi để ban giám đốc Nestle toàn

cầu xem xét đầu tư mở rộng cho Nestle Việt Nam.
+ Thu hút được đầu tư nước ngoài vào các ngành nguyên vật liệu làm tăng tính
cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm giá.
- Hạn chế:
Vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay là ý thức thi hành luật pháp và các biện pháp
chế tài thi hành luật ở Việt Nam chưa tốt, đặc biệt trong lĩnh vực chống sản xuất,
kinh doanh hàng nhái, hàng giả, và buôn lậu.


Các yếu tố xã hội:

Với dân số hiện nay 90 triệu người đây là điều kiện thuận lợi để Nestle phát triển
thị trường. Tuy nhiên nhu cầu thị trường ngày một đa dạng về chủng loại và chất
lượng ngày càng cao hơn nên đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến sản xuất, đầu tư
công nghệ mới nhằm duy trì và tăng thêm thị phần.


Các yếu tố thuộc về tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên Việt Nam tương đối tốt, ít xảy ra thiên tai. Các chính sách nhà
nước và những ràng buộc của địa phương về môi trường còn ở mức thấp, thuận lợi
cho việc sử dụng những công nghệ mang hiệu quả kinh tế cao. Chi phí phải trả cho
việc bảo vệ môi trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên thấp. Mặc khác
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng trọt chế biến nguồn nguyên liệu như cà
phê, chè, mía... Vì trong điều kiện đó Nestle Việt Nam là một trong những mục
tiêu số một của Nestle toàn cầu chọn lựa đầu tư mới nhà máy chế biến cà phê.
c. Môi trường vi mô:


Đối thủ cạnh tranh:


- Công ty cổ phần Vinamilk: với 80% cổ phần thuộc nhà nước. Công ty
được thành lập từ năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 6 nhà máy: 1. Nhà máy sữa


-

-

-

-

Thống Nhất, 2. Sữa Trường Thọ, 3. Sữa bột Dielac, 4. Cà Phê Biên Hòa, 5.
Bánh kẹo Lubica và 6. Bột dinh dưỡng Bích Chi. Hiện Vinamilk có 8 nhà
máy, 1 xí nghiệp với 3 chi nhánh chiếm 65% thị phần sữa trong nước.
Doanh thu năm 2004 đạt 3,775 tỷ đồng trong đó sữa đặc có đường chiếm tỷ
trọng 38% doanh thu, sữa bột chiếm 26.5%. Những sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp với Nestle VN như sữa bột, bột ngũ cốc.
Công ty Unilever Việt Nam: Unilever Viêt Nam thuộc tập đoàn Unilever
toàn cầu của Anh và Hà Lan. vốn đầu tư khoảng 120triệu USD với 3 doanh
nghiệp LD Lever VN, LD Elida p/s và Unilever Bestfoods VN. Unilever VN
có 5 nhà máy với hệ thông phân phôi khá mạnh (350 nhà phân phối, 150,000
của hàng bán lẻ), tuyển dụng 2000 lao động, doanh thu năm 2003 đạt 3,525
tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm 5%. Những sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp với Nestle VN như trà Icetea, Knorr.
Công ty Duth Lady: Là công ty 100% vốn nước ngoài với những sản phẩm
cạnh tranh trực tiếp như sữa bột Cô gái Hà Lan, sữa chua. Là một công ty
đứng đầu về sự nhận biết của người tiêu dùng. Dutch Lady có những chiến
lược Marketing và chiến lược quảng cáo hiệu quả, doanh thu năm 2002 đạt

1,125 tỷ đồng.
Công ty Vinacafe: là một doanh nghiệp nhà nước lớn nhất trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê. Là thành viên của hiệp hội cà phê
cacao Việt Nam, diện tích trồng cà phê năm 2004 của Vinacafe 100,000 ha
với sản lượng 160,000 tấn/năm. Nhà máy chế biến cà phê hòa tan mang
nhãn hiệu Vinacafe có công suất 1000 tấn sản phẩm năm. Thi phần Vinacafe
năm 2004 chiếm 47% cao hơn Nescafe (46%).
Công ty Ajinomoto: Công ty Ajinomoto là một công ty liên doanh giữa
công ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Fifon) với Bode Week của Hồng
Kông. Sau ngày 16/01/2004, công ty Ajinomoto trở thành công ty 100% vốn
nước ngoài. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ajinomoto trong những năm
gần đây rất tốt (theo báo cáo nội bộ của Ajinomoto). Sản phẩm cạnh tranh
trực tiếp với Nestle Việt Nam là bột nêm Aji Ngon.



Thị trường:

-

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nestle Việt Nam hiện tại là thị trường
trong nước.Thị trường này ngày một nhiều cạnh tranh hơn. Hầu hết những
doanh nghiệp mới là những doanh nghiệp trong nước có thế mạnh là rất linh


hoạt, có chi phí thấp, các sản phẩm tập trung ở phân khúc thị trường thu
nhập thấp.
-

Công ty cũng bước đầu nghiên cứu thị trường các nước lân cận như

Philipiness, Đài Loan, Hàn Quốc....



Nguồn nguyên liệu:
Nestle Việt Nam sử dụng nguyên liệu đầu vào từ hai nguồn chính:
+ Nguồn trong nước: chiếm khoảng 50% tổng nguyên vật liệu. Các nguyên
liệu sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như: cà phê xanh, đường, mạch nha và
bao bì đóng
+ Nguồn nhập khẩu: 30% nguyên liệu nhập từ nước ngoài có nguồn gốc từ
các Nestle khác trên thế giới như các sản phẩm bột sữa, bột ngũ cốc, tinh
trà.... Phần còn lại nhập từ rất nhiều nước khác nhau theo những hợp đồng
toàn cầu của Nestle như siêu bột ngọt, hương liệu, bột cacao... Nguyên liệu
nhập khẩu hiện nay phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao, có những nguyên
liệu phải chịu thuế suất 50%.
Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí và khả năng cạnh tranh về giá của sản
phẩm do công ty thực hiện tại Việt Nam.



Sản phẩm thay thế:
+ Nhóm thức uống Nescafe, Nestea: có các sản phẩm giải khát như nước có
gas, nước ép trái cây, nước hoa quả tự nhiên...
+ Nhóm sản phẩm bột ngũ cốc: sản phẩm thay thế chính là cháo, bột tự nấu.
+ Nhóm bột nêm, nước tương: sản phẩm thay thế chính là bột ngọt, nước
mắm.

2. Môi trường nội bộ:
a. Nguồn nhân lực:


Nestle Việt Nam có hơn 800 lao động chính thức trong đó 73% nam, tuổi trung
bình rất trẻ 29 tuổi và thâm niên công tác trung bình 2.5 năm. Trình độ học vấn:


đại học 37%, sau đại học 3% còn lại tốt nghiệp trung cấp cao đẳng và tốt nghiệp
phổ thông trung học.
Tất cả nhân viên trước khi vào làm việc được đào tạo kiến thức chuyên môn
phù hợp với công việc sắp đảm nhận và duy trì việc huấn luyện nâng cao hàng
năm.
Để giảm chi phí tiền lương, ngoài lực lương lao động chính thức công ty còn sử
dụng lao động thuê mướn ngắn hạn bên ngoài thông qua các công ty dịch vụ
việc làm. Công ty duy trì tỷ lệ công nhân thời vụ từ 20%-25% so với lực lượng
lao động cố định.
b. Nguồn lực vật chất:

Mặc dù vốn đầu tư không lớn, nhưng dựa vào uy tín và bảo lãnh của Neslte
toàn cầu Nestle Việt Nam dễ dàng huy động các nguồn vốn từ ngân hàng cho
hoạt động kinh doanh và tài trợ cho các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Nestle toàn
cầu cũng đã cam kết tài trợ vốn cho các dự án lớn có tính chiến lược và phát
triển lâu dài tại Việt Nam. Đây là một lợi thế rất lớn của Nestle Việt Nam trong
việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.
c. Nguồn lực vô hình:

Có thể kể đến nguồn lực vô hình lớn nhất của Nestle VN là danh tiếng của
Nestle toàn cầu. Hơn 130 năm xây dựng thương hiệu, ngày nay các Nestle trên
thế giới toàn trong đó có Nestle VN sở hữu những nhãn hiệu có giá trị như
Nescafe, sữa Carnition, Guigoz, Pelacgon, Lactogen... đây là thế mạnh rất lớn
của Nestle VN.
Ngoài ra danh tiếng và nguyên tắc kinh doanh đúng mực của Nestle cũng đã tạo
ra hình ảnh đẹp cho Nestle Việt Nam. Đây không phải là nhãn hiệu sản phẩm

mà là nhãn hiệu công ty Nestle. Khi nói đến công ty Nestle mọi đối tác, ngân
hàng, nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng đều an tâm và sẵn sàng cộng
tác.
IV. CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY NESTLE VIỆT NAM:
1. Chiến lược phát triển sản phẩm:


Từ khi đi vào hoạt động thương mại năm 1997, Nestle Việt Nam liên tục đưa ra thị
trường những sản phẩm mới như Milo, Nescafe, nước tương Maggi, bột nêm
Maggi, sữa chua...
Hầu hết nhưỡng sản phẩm mới của công ty là những sản phẩm Việt hóa từ những
sản phẩm gốc Nestle toàn cầu. Các trung tâm nghiên cứu phát triển Nestle hàng
năm cho ra đời nhiều sản phẩm mới phục vụ cho các chi nhánh Nestle trên toàn thế
giới. Dựa vào kết quả nghiên cứu này và những thông tin thị trường, phòng phát
triển sản phẩm Nestle Việt Nam điều chỉnh từ công thức gốc của sản phẩm để phù
hợp với thị hiếu, thói quen, sở thích của người tiêu dùng.
Thường xuyên thay đổi liên quan đến bao bì, quy cách đóng gói, các thành phần
tạo hương vị và thỉnh thoảng cũng có thay đổi thành phần dinh dưỡng cho phù hợp
với điều kiện sống của người Việt Nam.
2. Chiến lược phát triển thị trường:
Sản phẩm của công ty được đưa ra thị trường đầu tiên ở thành phố lớn là Hồ Chí
Minh và Hà Nội. Thông qua chiến lược phát triển thị trường, công ty đã từng bước
xây dựng được hệ thống phân phối và hệ thống cửa hàng bán lẻ sang các tỉnh miền
trung, cao nguyên và các tỉnh miền tây. Năm 1998 Nestle Việt Nam chỉ có 9 nhà
phân phối trong đó có 6 nhà phân phối ở Tp.HCM và Hà Nội thì nay có 10 nhà
phân trên toàn bộ các tỉnh thành trên cả nước.
3. Chiến lược xâm nhập thị trường :
Nestle Viêt Nam thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường thông qua những chiến
lược Marketing cụ thể sau:
- Quảng cáo: các trương trình quảng cáo trên tivi và báo của Nescafe, Nestea,

sữa Gấu, Milo...
- Tài trợ các trương trình truyền hình, chương trình ca nhạc, các giải thể thao:
Chuyện nhỏ (Sữa Gấu), nốt nhạc chiều thứ 7 (Nescafe), tài trợ giải bóng thiếu
niên có hoàn cảnh đặc biệt (Milo)...
- Tổ chức hội thảo dinh dưỡng sức khỏe cộng đồng, tư vấn chuyên đề về dinh
dưỡng trẻ đang tăng trưởng, trẻ ăn dặm cho các bà mẹ.(sữa gấu, bột ngũ
cốc..)


- Tổ chức các hoạt động giới thiệu sản phẩm ngoài trời: giới thiệu sản phẩm
dùng thử đến trường học, nhà dân, các siêu thị...(sữa chua, Milo UHT, Maggi,
Nescafe..)
- Thực hiện các trương trình khuyến mãi: trúng thưởng xe hơi với nescafe,
tặng sổ tay nội trợ với sản phẩm Maggi, tặng quà Milo, Nestea..
V. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
1. Hoạt động tài chính kế toán
Bên cạnh những hoạt động tài chính thông thường như ghi chép, báo cáo cho các
cấp chức năng, Nestle Việt Nam tổ chức phòng tài chính gồm các chức năng đặc
thù phục vụ nhu cầu quản lý của công ty.
- Bộ phận kế toán quản trị: luôn lập ra những kế hoạch trong tương lai và điều
chỉnh liên tục theo những thay đổi của mục tiêu, thị trường là công cu hỗ trợ rất tốt
cho việc ra quyết định.
- Bộ phận kế toán tài chính: Ngoài những chức năng phải thu, phải trả, công ty
quan tâm đến việc phân tích chi tiết chi phí giá thành sản phẩm, tìm ra những
nguyên nhân thực tế, cụ thể để cải thiện giá thành đồng thời luôn kiểm soát tốt
những chỉ số tài chính theo quy định quản lý của công ty.
- Về khả năng huy động vốn: để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, Nestle Việt
Nam hoàn toàn có thể vay bằng tín chấp từ các ngân hàng lớn như Deutsch Bank,
Citi Bank. Để đáp ứng vốn cho các dự án đầu tư công ty thực hiện những hợp đồng
vay thông qua giới thiệu, bảo lãnh của công ty mẹ. Đây là một trong những lợi thế

cạnh tranh đáng kể trong môi trường kinh tế hiện nay.
2. Hoạt động sản xuất
Toàn bộ sản phẩm được sản xuất ở hai nhà máy Ba Vì và Đồng Nai. Nhà máy sản
xuất chính Đồng Nai có 5 dây chuyền sản xuất và 12 giây chuyền đóng gói những
sản phẩm sản xuất ra và những sản phẩm sản xuất ở Nestle nước ngoài.
*Điểm mạnh:
Cũng giống như những Nestle khác, Nestle Việt Nam sử dụng công nghệ hiện đại
của Nestle toàn cầu. Các máy móc thiết bị lắp đặt tại nhà máy phải thông qua phần


kiểm định kỹ thuật của một trung tâm chuyên hỗ trợ về mặt công nghệ của Nestle
toàn cầu tại Thụy Sỹ. về mặt quản lý sản xuất Nestle Việt Nam tuân theo tiêu
chuẩn NQS (Nestle Quality System) và đạt được chứng nhận HACCP, GMP.
*Hạn chế:
Hiện tại một số dây chuyền sản xuất đã vận hành với công suất cao nhất như Cà
phê, Nước tương, Bột nêm ... sẽ không đáp ứng được nhu cầu tăng thêm trong thời
gian tới. Ngoài ra hiện tại có những dây chuyền phải sản xuất nhiều loại sản phẩm
dẫn đến phải liên tục điều chỉnh thông số kỹ thuật làm cho thời gian gián đoạn sản
xuất và chi phí nguyên vật vật liệu cho điều chỉnh máy cao.
3. Hoạt động Marketing
*Điểm mạnh:
Có thể nói rằng công tác Marketing của Nestle được tổ chức khá tốt. Các chức
năng của Marketing được phân chia cụ thể cho từng phòng ban, dưới giám đốc
Marketing là những trưởng phòng chịu trách nhiệm từng nhóm mặt hàng đã cung
cấp những thông tin hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, lên kế hoạch sản xuất
kinh doanh phù hợp.
Bên cạnh công việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các chiến lược của đôi thủ
cạnh tranh, phòng Marketing còn thực hiện nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị,
khuyến mại, khách hàng dùng sản phẩm mẫu tạo điều kiện mở rộng thị phần và
thúc đẩy việc đưa sản phẩm mới vào thị trường.

- Giá: Giá của hầu hết các sản phẩm Nestle VN thường ở mức tương đôi cao. Cơ
sở xác định giá bán là giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thu nhập của thị
trường mục tiêu.
- Sản phẩm: công ty chủ trương sản xuất những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Vì thế Nestle luôn luôn đổi mới để đưa
vào thị trường những sản phẩm mới.
- Phân phối: Nestle luôn quan tâm hỗ trợ các nhà phân phối để có những thay đổi
phù hợp với chiến lược phát triển công ty.


- Khuyến mãi, quảng cáo: thực hiện khuyến mãi đa dạng, nhiều hình thức khác
nhau: tài trợ các chương trình truyền hình, chương trình thể thao, ca nhạc, quảng
cáo, giảm giá, quà tặng, trúng thưởng.... Các hình thức khuyến mãi quảng cáo này
luôn được kết hợp cho những sản phẩm một cách thích hợp.
*Hạn chế:
- Nestle Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về quảng cáo của Nestle
toàn cầu. Theo những quy định của tổ chức bà mẹ và trẻ em, Nestle toàn cầu xây
dựng những quy định quảng cáo mà tất cả các Nestle thành viên phải tuân theo:
+ Không quảng cáo bằng bất kỳ hình thức nào đôi với những sản phẩm cho trẻ
dưới 12 tháng tuổi.
+ Cấm nhân nhân viên công ty tiếp thị trực tiếp, hoặc phát miễn phí các mẫu
sản phẩm này đến các bà mẹ.
+ Cấm tưởng thưởng nhân viên bán hàng theo doanh số những nhóm mặt hàng
này.
- Chi phí quảng cáo quá cao: Việc theo đưổi các chương trình quảng cáo liên tục
và các chương trình tài trợ đã đẩy chi phí quảng cáo của công ty lên rất cao.
4. Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng
Dựa trên những kết quả nghiên cứu của 17 trung tâm nghiên cứu và phát triển phục
vụ cho toàn bộ các chi nhánh Nestle, phòng nghiên cứu và phát triển Nestle Việt
Nam Việt hóa lại những công thức này phù hợp hơn với người Việt. Phòng nghiên

cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả các chức năng nghiên cứu các công
thức, khẩu vị của các đối thủ cạnh tranh và so sánh với sản phẩm của công ty. So
với các công ty khác Nestle Việt Nam có thế mạnh rất lớn về sử dụng kết quả
nghiên cứu sẵn cũng như những phương pháp nghiên cứu, trang thiết bị từ công ty
mẹ.
5. Hoạt động kiểm tra đảm bảo chất lượng
Không giống như những công ty khác, Nestle Việt Nam kiểm soát chất lượng
ngay từ đầu vào nguyên vật liệu. Hàng năm công ty tiến hành đánh giá các nhà
cung cấp có uy tín để chọn lựa những nhà cung cấp chính cho công ty và duy trì
kiểm tra định kỳ các nhà cung cấp 2 lần/năm. Các nguyên vật liệu trước khi đưa


vào sản xuất và thành phẩm trước khi xuất xưởng phải được phòng quản lý chất
lượng thông qua với những tiêu thức phân tích đặc trưng của ngành thực phẩm
và của Neslte. Do vậy công ty luôn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm đưa ra thị
trường.

VI. Kết luận chung:
- Với những nỗ lực không ngừng nghỉ cùng với những bước hoạch định chính
xác, hiểu rõ thị trường và đưa ra những chiến lược kinh doanh, Marketing
hợp lí công ty đa quốc gia Nestle đã và đang đem lại sự hài lòng cho người
dùng trên khắp thế giới. Mỗi sản phẩm của Nestle đến tay người tiêu dùng là
kết tinh cả công sức và tinh huyết của toàn thể công ty với cam kết đem lại
sự hài lòng bậc nhất của người sử dụng.
- Thị trường được mở rộng cùng với việc không ngừng tiếp thu, vận dụng các
phương pháp khoa học kĩ thuật hiện đại cùng những sáng tạo trong việc cho
ra sản phẩm mới, chúng tôi tin rằng nhãn hiệu Nestle sẽ ngày càng tiến xa
hơn trên con đường kinh doanh và phát triển.




×