Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

CD - HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HÓA DỆT HÀ TÂY - CQ502394 - Nguyễn Thị Phương Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.98 KB, 106 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
-------------------

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUN NGÀNH
ĐỀ TÀI:
HỒN THIỆN KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CƠNG TY TNHH HĨA DỆT HÀ TÂY

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Phương Thảo

Lớp

: Kế toán tổng hợp 50B

MSSV

: CQ502394

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Hà Nội – 05/2012



SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................10
CHƯƠNG 1.......................................................................................................1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI CƠNG TY TNHH HÓA DỆT HÀ TÂY....................................................1
1.1.Đặc điểm sản phẩm của Công ty.............................................................1
1.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công Ty TNHH Hóa dệt Hà
Tây 4
Sơ đồ 1.1 - Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty......6
1.3.Tổ chức quản lý chi phí sản xuất tại Cơng ty TNHH Hóa dệt Hà Tây....8
1.4.Ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí
sản xuất tới tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty
TNHH Hóa dệt Hà Tây................................................................................11
1.4.1.Ảnh hưởng tới tổ chức chứng từ kế toán CPSX và tính giá thành
sản phẩm..................................................................................................11
1.4.2.Ảnh hưởng tới tổ chức hệ thống tài khoản kế toán CPSX và tính giá
thành sản phẩm........................................................................................12
1.4.3.Ảnh hưởng tới tổ chức hệ thớng sổ kế toán CPSX và tính giá thành
sản phẩm..................................................................................................13
Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ theo hình thức NK-CT phần hành kế toán

CPSX và tính giá thành sản phẩm...................................................14
1.4.4.Ảnh hưởng tới tổ chức báo cáo chi phí cho quản trị CPSX và tính
giá thành sản phẩm..................................................................................15
CHƯƠNG 2.....................................................................................................16
THỰC TRẠNG KẾ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HÓA DỆT HÀ TÂY............................16
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại cơng ty TNHH Hóa dệt Hà Tây...............17
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................17

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

2.1.1.1. Nội dung hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.............17
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng..................................................................18
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ chi tiết..........................................................19
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ
song song.........................................................................................20
Biểu số 2.1 – Định mức vật tư cho mã hàng FT - 2011...................21
Biểu số 2.2 – Phiếu xuất kho...........................................................23
Biểu số 2.3 – Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ...24
Biểu số 2.4 – Bảng kê chi tiết vật liệu xuất dùng mã hàng FT-2011
.........................................................................................................24
Biểu số 2.5 – Sổ chi tiết tài khoản 621 mã hàng FT - 2011.............25
Biểu số 2.6 – Sổ tổng hợp tài khoản 621 tháng 11 năm 2011.........26

2.1.1.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp.......................................................27
Biểu sớ 2.7 – (Trích) Bảng kê sớ 4- chi phí NVLTT.......................28
Biểu sớ 2.8 – (Trích) Sổ cái tài khoản 621......................................29
2.1.2. Kế toán chi phí nhân cơng trực tiếp...............................................29
2.1.2.1. Nội dung hạch toán chi phí nhân cơng trực tiếp.....................29
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng..................................................................31
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.............................................31
Biểu sớ 2.9 – (Trích) Báo cáo lương khoán của các mã hàng.........32
Biểu sớ 2.10 – Phân bổ lương khoán cho các phân xưởng..............34
Biểu sớ 2.11 – Bảng tính lương khoán cho mã hàng FT – 2011.....35
Biểu số 2.12 – Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội..........39
Biểu số 2.13 – Sổ chi tiết tài khoản 622 phân xưởng May..............41
Biểu số 2.14 – Sổ chi tiết tài khoản 622 mã hàng FT - 2011...........42
Biểu số 2.15 – Sổ tổng hợp tài khoản 622.......................................43
2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp.......................................................43
Biểu sớ 2.16 – (Trích) Bảng kê sớ 4- Chi phí nhân cơng trực tiếp..44
Biểu số 2.17– Sổ cái tài khoản 622.................................................45
2.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung.....................................................45

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

2.1.3.1. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung............................45
2.1.3.2. Tài khoản sử dụng..................................................................46

2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết.............................................47
Biểu số 2.18 – Quy định mức tiền lương trách nhiệm, phụ cấp cơng
việc..................................................................................................48
Biểu sớ 2.19 – (Trích) Bảng tính khấu hao tài sản cố định theo bộ
phận.................................................................................................52
Biểu số 2.20 – Sổ chi tiết tài khoản 627 tại phân xưởng May.........56
Biểu số 2.21 – Sổ tổng hợp tài khoản 627.......................................57
Biểu số 2.22 – Sổ chi tiết tài khoản 627 mã hàng FT - 2011...........58
2.1.3.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp.......................................................58
Biểu sớ 2.23 – (Trích) Bảng kê sớ 4................................................60
Biểu sớ 2.24 – Nhật ký chứng từ số 7 phần I..................................61
Biểu số 2.25 – Sổ cái tài khoản 627................................................62
2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.................................................62
2.1.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất......................................................62
2.1.4.2. Tài khoản sử dụng:.................................................................63
2.1.4.3. Quy trình ghi sổ và hạch toán:................................................63
Biểu số 2.26 – Sổ tổng hợp tài khoản 154.......................................65
2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty TNHH Hóa dệt Hà
Tây 65
2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của cơng ty.................65
2.2.2. Quy trình tính giá thành.................................................................67
2.2.2.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang.......................................67
2.2.2.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành.......................69
Biểu sớ 2.28– Thẻ tính giá thành mã hàng FT - 2011.....................69
Biểu sớ 2.29– Sổ tổng hợp tính giá thành sản phẩm Tháng 11 năm
2011.................................................................................................71
Biểu sớ 2.30– (Trích) sổ chi tiết tài khoản 154 mã hàng FT – 2011
.........................................................................................................71
Biểu số 2.31– (Trích) sổ cái tài khoản 154......................................72


SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

CHƯƠNG 3.....................................................................................................73
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN KẾ
TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH HÓA DỆT HÀ TÂY.........................................................73
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại cơng ty TNHH Hóa dệt Hà Tây và phương hướng hoàn thiện
73
3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................74
3.1.2. Nhược điểm...................................................................................78
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành tại cơng ty TNHH Hóa dệt Hà Tây................................................80
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây....................................81
3.2.1. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung...................................81
3.2.2. Hoàn thiện đánh giá sản phẩm dở dang.........................................84
3.2.3. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại do sản phẩm hỏng.........................84
Sơ đồ 3.2-Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa
chữa được:.......................................................................................86
3.2.4. Một sớ biện pháp hoàn thiện chung...............................................87
Sơ đồ 3.3- Quy trình xử lý thông tin trong kế toán máy................88
KẾT LUẬN.....................................................................................................93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................95

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp

CCDC

: Công cụ dụng cụ

CPNCTT


: Chi phí nhân cơng trực tiếp

CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX

: Chi phí sản xuất

CPSXC

: Chi phí sản xuất chung

ĐĐH

: Đơn đặt hàng

KPCĐ

: Kinh phí công đoàn

NK-CT

: Nhật ký chứng tư

PX

: Phân xưởng

PNK

: Phiếu nhập kho


PXK

: Phiếu xuất kho

QC

: Quality Control-Kiểm soát chất lượng

SP

: Sản phẩm

TK

: Tài khoản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

: Tài sản cố định

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu số 2.1 – Định mức vật tư cho mã hàng FT - 2011.................................. 22
Biểu số 2.2 – Phiếu xuất kho........................Error: Reference source not found
Biểu số 2.3 – Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.............Error:
Reference source not found
Biểu số 2.4 – Bảng kê chi tiết vật liệu xuất dùng mã hàng FT-2011........Error:
Reference source not found
Biểu số 2.5 – Sổ chi tiết tài khoản 621 mã hàng FT - 2011.....Error: Reference
source not found
Biểu số 2.6 – Sổ tổng hợp tài khoản 621 tháng 11 năm 2011.........................28
Biểu số 2.7 – (Trích) Bảng kê số 4- chi phí NVLTT........................................ 29
Biểu số 2.8 – (Trích) Sở cái tài khoản 621...Error: Reference source not found
Biểu số 2.9 – (Trích) Báo cáo lương khoán của các mã hàng. Error: Reference
source not found
Biểu số 2.10 – Phân bổ lương khoán cho các phân xưởng......Error: Reference
source not found
Biểu số 2.11 – Bảng tính lương khoán cho mã hàng FT – 2011...............Error:
Reference source not found
Biểu số 2.12 – Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. .Error: Reference
source not found
Biểu số 2.13 – Sổ chi tiết tài khoản 622 phân xưởng May......Error: Reference
source not found
Biểu số 2.14 – Sổ chi tiết tài khoản 622 mã hàng FT - 2011...Error: Reference
source not found
Biểu số 2.15 – Sổ tổng hợp tài khoản 622....Error: Reference source not found
Biểu số 2.16 – (Trích) Bảng kê số 4- Chi phí nhân cơng trực tiếp...........Error:

Reference source not found

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Biểu số 2.17– Sổ cái tài khoản 622..............Error: Reference source not found
Biểu số 2.18 – Quy định mức tiền lương trách nhiệm, phụ cấp công việc
......................................................................Error: Reference source not found
Biểu số 2.19 – (Trích) Bảng tính khấu hao tài sản cố định theo bộ phận Error:
Reference source not found
Biểu số 2.20 – Sổ chi tiết tài khoản 627 tại phân xưởng May. Error: Reference
source not found
Biểu số 2.21 – Sổ tổng hợp tài khoản 627.......................................................59
Biểu số 2.22 – Sổ chi tiết tài khoản 627 mã hàng FT - 2011...Error: Reference
source not found
Biểu số 2.23 – (Trích) Bảng kê số 4.............Error: Reference source not found
Biểu số 2.24 – Nhật ký chứng tư số 7 phần I..........Error: Reference source not
found
Biểu số 2.25 – Sổ cái tài khoản 627.............Error: Reference source not found
Biểu số 2.26 – Sổ tổng hợp tài khoản 154....Error: Reference source not found
Biểu số 2.27 – Bảng tính giá thành sản phẩm dở dang Error: Reference source
not found
Biểu số 2.28– Thẻ tính giá thành mã hàng FT - 2011. .Error: Reference source
not found

Biểu số 2.29– Sở tởng hợp tính giá thành sản phẩm Tháng 11 năm 2011 Error:
Reference source not found
Biểu số 2.30– (Trích) sở chi tiết tài khoản 154 mã hàng FT – 2011.........Error:
Reference source not found
Biểu số 2.31– (Trích) sổ cái tài khoản 154. .Error: Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐƠ
Sơ đồ 1.1 - Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty......................6

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sở theo hình thức NK-CT phần hành kế toán CPSX và
tính giá thành sản phẩm...............................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sở chi tiết vật tư theo phương pháp ghi thẻ song song
......................................................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.1-Sơ đồ kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được.......Error:
Reference source not found
Sơ đồ 3.2-Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
......................................................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.3- Quy trình xử lý thơng tin trong kế toán máy...........Error: Reference
source not found

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394


Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

LỜI MỞ ĐẦU
Với tiến trình gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam thực sự đã có nhiều
khởi sắc nhưng cũng đối mặt với nhiều biến động cùng với sự biến động của
nền kinh tế thế giới. Một nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các
doanh nghiệp cần phải tự hoàn thiện, phát triển theo hướng ổn định, lâu dài.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp mình, một trong những biện pháp được các nhà quản lý đặc biệt quan
tâm hiện nay là công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp. Mục tiêu của công tác quản lý chi phí là đảm bảo chi phí
sản xuất được kiểm soát tốt nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, để đảm
bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường, vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm đồng thời còn phải đảm bảo đầu ra được thị trường chấp nhận, có
nghĩa là chất lượng sản phẩm cũng ngày một nâng cao trong khi các chi phí
được tiết kiệm tới đa.
Trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, ngành da giày Việt Nam
phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, nhất là sự cạnh tranh từ Trung Quốc,
một nước có sản lượng xuất khẩu mặt hàng này rất lớn, đồng thời còn phải
chịu áp lực từ các dự luật chống bán phá giá, hạn chế nhập khẩu của các nước
châu Âu. Trước tình hình đó, một doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu
như công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây cần có nỗ lực mạnh mẽ để tìm kiếm thị
trường, tạo đầu ra ổn định cho hoạt động xuất khẩu của mình. Song song với
việc mở rộng thị trường để tăng doanh thu, công ty cần phải có biện pháp tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm

tạo thế mạnh cạnh tranh với các nước trong khu vực. Do đó, cơng tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò vơ cùng quan trọng
trong việc hỗ trợ công ty thực hiện mục tiêu trên. Hiện nay Công ty TNHH
Hóa Dệt Hà Tây đã và đang không ngừng đổi mới, đầu tư cho chiều sâu để
nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Đặc biệt, công tác kế

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành nói riêng ngày càng
được coi trọng, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên,
trong cơng tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cơng ty
TNHH Hóa dệt Hà Tây đã bộc lộ một số điểm hạn chế về việc phân bổ chi
phí, hạch toán các khoản chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng,… làm cho
công tác quản trị chi phí gặp khó khăn đồng thời hiệu quả chưa cao. Chính vì
vậy, trong thời gian thực tập tại cơng ty TNHH Hóa dệt Hà Tây và qua quá
trình tìm hiểu em đã chọn đề tài “Hồn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây” để làm
chuyên đề tớt nghiệp của mình với mục đích tìm ra những giải pháp thích hợp
góp phần cải tiến cơng tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành tại công
ty.
Bố cục của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài lời mở đầu, kết luân, phụ
lục, mục lục bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tở chức sản xuất và quản lý chi phí tại

công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây
Chương 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hóa dệt Hà
Tây
Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của
cơ giáo PGS.TS Nguyễn Minh Phương cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo của các
anh chị phòng kế toán của công ty. Dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian
thực tập ngắn cộng với trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em
không tránh khỏi thiếu sót, kính mong sự cảm thơng và đóng góp ý kiến của
các thầy cô, bạn bè và các anh chị phòng kế toán của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI
PHÍ TẠI CƠNG TY TNHH HĨA DỆT HÀ TÂY
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Cơng ty


Danh mục sản phẩm

Tuy được thành lập từ năm 2002, nhưng ban đầu công ty sản xuất kinh

doanh mặt hàng vải sợi, chỉ từ năm 2005 trở lại đây công ty mới chuyển
hướng kinh doanh sang mặt hàng giầy dép. Sau hơn 9 năm đi vào hoạt động
Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây ngày càng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Cụ thể, quy mô được mở rộng thêm một chi nhánh thuộc xã Cam
Thượng – Ba Vì – Hà Nội, lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng dần qua
các năm. Không những thế, việc sản xuất của công ty ngày càng được mở
rộng, chủng loại sản phẩm cũng đa dạng hơn, ban đầu chỉ có mặt hàng giầy
vải, công ty dần có các đơn đặt hàng giầy thể thao, giầy trẻ em và dép sandal.
Từ khi thành lập đến nay việc đảm bảo mẫu mã và chất lượng đã mang đến
cho công ty một thương hiệu ngày càng lớn mạnh trên thị trường giầy dép
xuất khẩu. Hiện nay, thương hiệu giầy Đơng Ấn đang dần khẳng định mình
trên thị trường trong nước, và khi xuất khẩu sang các nước khác với cái tên
Dolce & Active cũng rất được ưa chuộng. Danh mục sản phẩm của Công ty
được lập đựa trên các các đơn đặt hàng của các khách hàng về loại giầy, kiểu
dáng, mẫu mã…chẳng hạn: FT-11-PU42 là giầy PU cỡ sớ 42 cho khách hàng
FOOT-TECH. Chính vì vậy, danh mục sản phẩm của công ty rất đa dạng
nhưng lại rất khoa học và hợp lý. Việc lập danh mục sản phẩm nhằm đảm bảo
quá trình quản lý theo dõi và tính chi phí, phân bổ chi phí khi tính giá thành
sản phẩm đồng thời theo dõi quá trình sản xuất, theo dõi doanh thu cho từng

1
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

đơn hàng cho từng năm. Sau đây là bảng trích danh mục sản phẩm của công
ty TNHH Hóa dệt Hà Tây:
Biểu số 1.1 – (Trích)Danh mục sản phẩm của cơng ty TNHH Hóa Dệt
Hà Tây
DANH MỤC SẢN PHẨM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19




….

Tên sản phẩm
ATG-L-11
ATG-AS-11
ATG-TT-11
CPS 9535
NEXT-11
NOV 11
NOV-TE-11
NOV-2011-01
LX11
FT-2011
FT-11-LE
FT-11-PU
1KV4
HT-1150
HT-1104
TD2200
TD2230
WY-SS12
WY-190
….

Đơn vị tính: Đơi
Mã sản phẩm
AL1010
AAS010
ATT001
CPS 9535-42A

NEXT-11-826042
N00001
NTE011
NOV030
LX11-22635
FT-2011-36
FT-11-LE40
FT-11-PU42
1KV4-95249
HT-1150/41
HT-1104/38
TD2200-1D
TD2230-1D
WY-SS12-353
WY-190 B2
….

Tiêu ch̉n chất lượng
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển như hiện nay, để tồn

tại và phát triển lâu dài bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng, quan
tâm đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu như Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây thì vấn đề tiêu chuẩn chất
lượng luôn được đặt lên hàng đầu để có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe
của các nước EU và châu Mỹ. Việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần chú
ý đến các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng sản phẩm được quy định rõ trong
hợp đồng ký kết.
2
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394


Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Những sản phẩm sản xuất ra đều được kiểm tra và đánh giá ngay từ khâu
thiết kế, thẩm định mức vật tư cho đến khâu sản xuất cuối cùng. Sản phẩm đạt
tiêu chuẩn chất lượng phải là những sản phẩm có cơ lý phù hợp. Việc kiểm tra
giám sát cuối cùng được quy về kiểm tra chất lượng do phòng kiểm tra chất
lượng – QC (Quality Control) chịu trách nhiệm. Hiện tại sản phẩm của công
ty được đánh giá dựa trên hệ thống quản lý chất lượng được công nhận đạt
tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 & ISO 14001.
Để có thể đảm bảo chất lượng Công ty đã xây dựng một quy trình kiểm
tra chất lượng nghiêm ngặt. Quy trình được xây dựng từ khâu đầu tiên là trang
bị máy móc, thiết bị cho đến khi sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Được sự
tư vấn, giúp đỡ của các công ty hoạt động lâu năm và có thương hiệu trong
nước như cơng ty giầy Thượng Đình, Cơng ty giầy Thụy Khuê, Công ty
TNHH Hóa Dệt Hà Tây đã đầu tư các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại
đảm bảo cho việc sản xuất được tiến hành tốt nhất. Ngoài những máy móc
chính dùng cho sản xuất và gia cơng giầy công ty còn đầu tư thêm những máy
móc để đo chất lượng thành phẩm giầy như: Máy thử độ bám dính giầy, máy
thử ́n gập giầy, máy thử bền màu giầy, máy thử mài mòn giầy…
Tiếp đến, vấn đề lựa chọn nguyên vật liệu cũng được công ty đặc biệt
chú trọng. Khi nhận đơn đặt hàng Công ty phải chọn mua những nguyên vật
liệu đúng với yêu cầu, đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung
cấp được công ty thẩm định rất chặt chẽ để có thể tìm được nguồn hàng có
chất lượng tớt với giá cả phù hợp.
Quan trọng hơn cả là quá trình sản xuất thường xuyên theo dõi kiểm tra,

từ khâu cắt đến may, cán và gò. Khi sản phẩm hoàn thành Phòng QC sẽ tiến
hành kiểm tra 100% sản phẩm xuất xưởng để đánh giá sản phẩm hỏng, lỗi và
các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Với những sản phẩm không đặt yêu cầu về
chất lượng cho đơn hàng xuất khẩu nhưng vẫn có thể dùng được, sẽ được
công ty tiêu thụ trong nước với mức giá thanh lý để đảm bảo thiệt hại ở mức
thấp nhất.
3
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUN ĐỀ THỰC TẬP TỚT NGHIỆP



GVHD: PGS.TS Ngũn Minh Phương

Tính chất của sản phẩm
Sản phẩm của công ty là các loại giầy vải, giày da, dép sandal với mẫu

mã đa dạng, kiểu dáng phong phú. Sản phẩm của công ty gồm: Giầy vải, giầy
giả da, giầy da, Giầy thể thao, giầy quân đội, dép sandal, giầy trẻ em… với
mỗi loại giầy lại có đủ các màu sắc, họa tiết trang trí tùy thuộc vào yêu cầu
của đơn hàng. Các loại giầy của công ty có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp đáp
ứng thị hiếu của những khách hàng khó tính từ các thị trường Châu Âu, châu
Á, Châu Mỹ.

Loại hình sản xuất
Công ty chủ yếu sản xuất theo các đơn đặt hàng xuất khẩu, ngoài ra còn

thực hiện các đơn hàng gia công giầy cho các đơn vị khác như Cơng ty giầy
Thăng Long, Cơng ty giầy Thượng Đình…Ưu điểm của việc sản xuất theo
đơn đặt hàng giúp đảm bảo ổn định sản xuất và đầu ra tiêu thụ đồng thời
Cơng ty khơng phải tớn chi phí giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Cho đến nay
công ty có khoảng hơn 20 khách hàng quen thuộc từ các nước EU, châu Mỹ,
châu Á với việc duy trì quan hệ lâu dài giúp công ty ngày càng ổn định, phát
triển. Bên cạnh việc sản xuất theo đơn đặt hàng, Công ty cũng bắt đầu nghiên
cứu, thiết kế các sản phẩm riêng để giới thiệu cho khách hàng, nhằm tạo lập
một thương hiệu giày trong nước và tiến ra thị trường q́c tế.

Thời gian sản xuất
Hiện nay, trung bình có 8-10 đơn đặt hàng xuất khẩu trong một tháng,
thời gian thực hiện một đơn đặt hàng thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Ngoài
ra, mỗi tháng Công ty cũng nhận được khoảng từ 3-5 đơn hàng gia công.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công Ty TNHH Hóa dệt Hà
Tây
-

Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm ảnh hưởng đến cơng tác kế

toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty:
Là một công ty sản xuất giầy có quy mô sản xuất tương đối lớn và mơ
hình sản xuất phức tạp, mặt hàng đa dạng. Chính vì vậy mơ hình sản xuất của
4
SV: Ngũn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUN ĐỀ THỰC TẬP TỚT NGHIỆP


GVHD: PGS.TS Ngũn Minh Phương

cơng ty được xác định là một mơ hình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến
liên tục có các công đoạn song song đến khi sản phẩm nhập kho là kết quả
của rất nhiều công đoạn khác nhau.
Để sản xuất ra một đôi giầy công ty phải nhập rất nhiều loại nguyên vật
liệu. Nguyên vật liệu chính chủ yếu là vải, các loại hóa chất cao su (Crep tự
nhiên, Crep tổng hợp, xúc tiến M, xúc tiến DM, Parafin, colofan và một số
phụ gia khác…). Ngoài ra do sản xuất mặt hàng đặc thù nên cần nhập khẩu
một số nguyên vật liệu phụ khác như: dây giầy, ôze, khóa …Các loại nguyên
vật liệu chính và phụ đều được nhập về kho vật tư của công ty sau đó cấp cho
các phân xưởng: phân xưởng bồi- cắt, phân xưởng may, phân xưởng cán để
sản xuất ra bán thành phẩm, các bán thành phẩm này được chuyển đến phân
xưởng gò để hoàn thiện thành phẩKho
m. vật tư
Quy trình sản xuất sản phẩm được tóm tắt như sau:
• Phân xưởng bồi- cắt:
Là một phân xưởng đảm nhận khâu đầu tiên của quá trình sản xuất đó là
PX Bồi- Cắt

PX Cán

công đoạn bồi tráng vải và cắt chặt.

Vải, da, giả da Tóm tắt quy trình cơng nghệ sản x́t giầy
Cao su, hóa chất
Bồi

Cắt


tại cơng ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây

PX May

Luyện

Cán
Đế giày

Chỉ, ôzê, bông gai

Mũi giày
PX Gò

Xăng, keo
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394
Bao gói

Hấp

Lưu hóa

5
Lớp: Kế toán tổng hợp 50B
Thành phẩm


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Sơ đồ 1.1 - Quy trình cơng nghệ sản x́t sản phẩm tại Công ty
Nguyên vật liệu phục vụ cho phân xưởng bồi- cắt là các loại vải. Vải
được nhập về từ kho vật tư sau đó được đưa lên máy bồi. Máy bồi có nhiệm
vụ làm kết dính lớp vải cùng với lớp bông mút bằng một lớp keo. Các tấm vải
sau khi bồi xong được chuyển đến các máy chặt để tiến hành chặt bán thành
phẩm theo đúng dưỡng mẫu của đơn đặt hàng do phòng mẫu đưa xuống. Sau
khi cắt chặt xong được chuyển sang phân xưởng may để may mũ giầy.
• Phân xưởng cán:
Ngun vật liệu chính của PX là các loại cao su hóa chất. Các loại
nguyên vật liệu này cũng được nhập về từ kho vật tư của công ty sau kết hợp
với nhau theo đơn pha chế và theo tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của
từng loại cao su, sau đó được hỡn lụn trong một loại máy lụn kín để tạo
thành một loại cao su không màu sắc. Dựa vào các giầy mẫu mà khách hàng
cung cấp, nhân viên kỹ thuật của phân xưởng sẽ tiến hành pha chế thành từng
loại cao su có rất nhiều loại màu sắc khác nhau.
Máy móc được sử dụng tại phân xưởng là máy cán, máy ra hình, máy
chặt dập, máy lụn kín….Phân xưởng cán có nhiệm vụ ra hình các loại bán
thành phẩm như: viền, đế, đầu bò, mặt nguyệt, pho, độn…các loại bán thành
phẩm này sẽ được chuyển sang phân xưởng gò và phân xưởng may để may và
hoàn thiện đơi giầy.
• Phân xưởng may:
Đảm nhận công đoạn tiếp theo của PX bồi-cắt và phân xưởng cán đó là
may lắp ráp các chi tiết bán thành phẩm thành mũ giầy hoàn chỉnh.Nguyên
6
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

vật lệu chính của PX may là bán thành phẩm từ PX cán: pho hậu cao su và
pho mũi cao su. Bán thành phẩm chuyển từ phân xưởng bồi cắt sang là các
chi tiết như: lót vải, lót bạt, thân, nẹp, tăng cường pho hậu, tăng cường pho
mũi… nguyên vật liệu phụ là là các loại ôze và chỉ may được nhập từ kho vật
tư của côn g ty về.Công nhân may có nhiệm vụ may lắp ráp các chi tiết trên
thành mũ giầy hoàn chỉnh. Sau khi mũ giầy đã được may hoàn thiện sẽ được
công nhân thu hóa của phân xưởng may kiểm tra. Nếu đạt đúng đủ theo quy
trình và mẫu ban hành thì được chuyển sang phân xưởng gò.
• Phân xưởng gị:
Là phân xưởng đảm nhận khâu ći cùng của quy trình cơng nghệ sản
xuất giầy. Sản phẩm của PX gò là những đôi giầy thành phẩm.
Bán thành phẩm tại phân xưởng gò là các chi tiết được sản xuất tại phân
xưởng may và phân xưởng cán chuyển sang. Công đoạn lắp ráp được thực
hiện trên dây chuyền gò. Bước đầu tiên là đưa các mũ giầy nhập từ phân
xưởng may vào máy gò mũ. Máy gò mũi có tác dụng gò ép mũ giầy vào
phom tạo khn thành hình chiếc giầy sau đó cơng nhân dán viền sẽ dán
những sợi viền nhập từ phân xưởng cán vào xung quanh chiếc giầy và dán
tấm đế dưới đáy chiếc giầy để hoàn thiện chiếc giầy và đưa vào lưu hóa.
Quá trình lưu hóa được thực hiện ở nhiệt độ cao trong lò hấp, đồng thời
có tác dụng làm cho đôi giầy không bị mốc, có độ bền cao. Sau đó, giầy được
đưa lên thành đôi và được thu hóa kiểm tra toàn bộ đảm bảo không có lỗi gì
đới với mỡi đơi giầy và tiếp tục đến khâu đóng thùng. Khâu cuối cùng tại
phân xưởng gò giầy được xâu dây đóng gói một cách hoàn chỉnh rồi mới đưa
vào kho thành phẩm của công ty. Việc kiểm tra giám sát cuối cùng là được
đưa về kiểm tra chất lượng QC (Quality Control)

- Cơ cấu tổ chức sản xuất tại cơng ty TNHH Hóa dệt Hà Tây
Sản xuất giầy được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với các phân xưởng
sản xuất là: Bồi – Cắt, May, Cán, và Gò. Trong mỗi phân xưởng lại được chia
nhỏ thành các tổ, mỗi tổ có một người tổ trưởng đứng đầu theo dõi quản lý tổ
của mình về quy trình sản xuất, giờ công, số sản phẩm làm được, số sản phẩm
7
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

hỏng… Nhờ đó không chỉ giúp quản lý công nhân, đánh giá chấm công mà
còn giúp cho tay nghề công nhân được nâng cao, quản lý sản xuất được chặt
chẽ hơn.
1.3. Tổ chức quản lý chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây
Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập,
tiến hành tổ chức theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tún chức năng, mơ hình tổ
chức này phù hợp với quy mô sản xuất cũng như chức năng nhiệm vụ của
công ty. Công ty tồn tại gắn liền với việc sử dụng các chi phí, đó là các chi phí
sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí bằng
tiền khác. Chính vì thế tất cả các chi phí đều được quản lý chặt chẽ, đặc biệt
là chi phí sản xuất – là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong Cơng ty. Từ Hội
đồng thành viên cho đến các phòng ban, các phân xưởng đều tham gia vào
việc quản lý chi phí sản xuất của Cơng ty. Mỡi cấp có nhiệm vụ khác nhau
trong việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch, dự toán, định mức, cung cấp thơng
tin chi phí, kiểm soát chi phí…



Hội đồng thành viên: gồm tất cả các thành viên tham gia góp vốn, là

cơ quan cao nhất của Công ty, có quyền hạn cao nhất trong quản lý chung các
chi phí, phê duyệt các kế hoạch sản xuất.


Giám đốc cơng ty: do Hội đồng thành viên bầu ra, là đại diện cao nhất

của Công ty và sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng thành viên và
pháp luật về mọi hoạt động của Công ty cũng như trong việc thực hiện các
quyết định của Hội đồng thành viên, tổ chức và tiến hành công việc quản lý,
điều hành các hoạt động của Công ty. Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của
Giám đốc được quy định trong Điều lệ của Cơng ty. Vì vậy trước khi trình
Hội đồng thành viên phê dụt, Giám đớc chịu trách nhiệm trực tiếp với tất cả
các vấn đề về phê duyệt kế hoạch chi phí, kiểm soát chi phí…

8
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUN ĐỀ THỰC TẬP TỚT NGHIỆP



GVHD: PGS.TS Ngũn Minh Phương


Phó giám đốc kỹ thuật: do giám đốc bổ nhiệm, phó giám đốc kỹ thuật

là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất và điều hành khối
quản lý kỹ thuật bao gồm các phòng ban: phòng mẫu, tổ QC, tổ cơ điện
- Phòng mẫu: được thành lập với nhiệm vụ thiết kế mẫu theo yêu cầu
của khách hàng, ra dưỡng mẫu, là mẫu đối, mẫu phát triển, mẫu Test… để
khách hàng kiểm tra thông số kỹ thuật, chất lượng sản phẩm của cơng ty
trong quá trình sản xuất xem đạt được đúng yêu cầu về chất lượng của
khách hàng không sau đó khách hàng sẽ đặt hàng. Phòng mẫu còn thực
hiện lập các quy trình cơng nghệ sản xuất đưa phó giám đốc kỹ thuật xét
duyệt sau đó ban hành x́ng các bộ phận sản xuất.
- Phịng QC : Dựa vào quy trình và dưỡng mẫu do phòng mẫu ban hành
kèm theo thông báo của khách hàng gửi đến để kiểm tra chất lượng sản
phẩm trước khi đưa vào hoàn thiện và đóng gói
- Tổ cơ điện: Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn về các thiết bị điện cho toàn
công ty, đồng thời sửa chữa tất cả các thiết bị máy móc bị hỏng trong toàn
công ty nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất được diễn ra liên
tục không bị gián đoạn.
- Phó giám đốc kinh doanh: do giám đốc công ty bổ nhiệm, phó giám
kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, quản
lý và điều hành hoạt động của khối kinh tế bao gồm các phòng ban: phòng
KHSX, kho vật tư, phòng KT-TC, phòng XNK, phòng y tế, phòng TC-HC,
phòng thanh tra bảo vệ.
- Phòng KHSX: là phòng nhận chỉ lệnh sản xuất từ phòng XNK chuyển
sang sau đó dựa vào chỉ lệnh đó lập lên chỉ lệnh tác nghiệp gửi xuống các
phân xưởng, phân bổ KHSX cho từng phân xưởng để sản xuất kịp thời gian
giao hàng, đồng thời phòng KHSX còn làm đơn đặt hàng các nguyên vật
liệu dựa vào các chỉ lệnh và yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra phòng
9
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394


Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

KHSX còn tính định mức cho các mặt hàng khi sản xuất giầy mẫu để thuận
lợi cho giám đốc lên đơn giá với khách hàng.
- Kho vật tư: có nhiệm vụ nhập xuất tất cả các NVL, CCDC phục vụ
cho việc sản xuất của công ty sau đó cấp cho các phân xưởng theo giấy
định mức mà phòng KHSX cấp cho các phân xưởng theo từng mã hàng,
thường xuyên kiểm tra kho để thông báo mua sắm những NVL, CCDC nhỏ
lẻ dùng thường xuyên.
- Phòng KT-TC: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các chứng từ liên quan đến
các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất của cơng ty, dựa vào các
chứng từ đó vào sổ kế toán rồi lập báo cáo tài chính của cơng ty. Những
báo cáo này được trình lên giám đớc xem xét ký dụt và có phương hướng
cho các bước phát triển tiếp theo của công ty. Định kỳ hàng tháng thanh
toán lương, thưởng và các chế độ khác cho CBCNV trong công ty. Phòng
KT-TC là nơi tập hợp các khoản mục chi phí và tính giá thành sản phẩm
cho Cơng ty.
- Phịng XNK: có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, thông qua các tư
liệu khách hàng gửi tập hợp lại trình lên giám đốc giải quyết các vấn đề
liên quan đến khách hàng. Đồng thời, phòng XNK là nơi tìm kiếm nhà
cung cấp các nguyên vật liệu nhập khẩu mà trong nước chưa đáp ứng được.
Cơng tác tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu nhằm đảm bảo nguyên vật liệu
với chất lượng tốt, giá cả hợp lý làm cho chi phí nguyên vật liệu ở mức phù
hợp.

- Phòng TC-HC: Có chức năng quản lý nhân sự, tham mưu cho giám
đốc về các thông tin làm đơn giá sản phẩm cho từng mã hàng. Hàng ngày
làm thông báo, quyết định liên quan đến các chế độ đới với người lao động
trình lên giám đóc xét duyệt rồi đưa xuống các phân xưởng, bộ phận sản
xuất. Định kỳ cuối tháng, nhân viên thống kê các phân xưởng chuyển bảng
chấm công và báo cáo sản lượng lên phòng TC-HC. Phòng TC-HC dựa vào
10
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

các chứng từ đó làm căn cứ lập lên bảng thanh toán tiền lương và thưởng.
Sau đó chuyển lên giám đốc duyệt và chuyển lên phòng KT-TC để thực
hiện thanh toán lương cho CBCNV trong công ty. Như vậy, Phòng TC-HC
có nhiệm vụ theo dõi lương thưởng, một phần của chi phí sản xuất.
Như vậy, hầu hết các phòng ban trong công ty đều tham gia vào công tác
quản lý chi phí sản xuất tại cơng ty.
1.4. Ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi
phí sản xuất tới tổ chức kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công
ty TNHH Hóa dệt Hà Tây
1.4.1. Ảnh hưởng tới tổ chức chứng từ kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm
Thứ nhất, do sản phẩm của công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây là giầy, dép
các loại với số lượng, chủng loại rất đa dạng nên nguyên vật liệu được sử
dụng rất nhiều loại với kích cỡ, màu sắc, chất liệu khác nhau. Như vậy, mỗi

loại nguyên vật liệu cần được theo dõi riêng trong từng kho, từng bộ phận sản
xuất. Khi nhập kho hoặc xuất kho nguyên vật liệu thì trên PNK, PXK cần ghi
rõ nhập hoặc xuất tại kho nào? số lượng bao nhiêu? chủng loại, màu sắc gì?
để dễ dàng trong việc theo dõi , kiểm kê. Do quy trình sản xuất tại từng phân
xưởng riêng biệt nên trên các PXK cần ghi rõ xuất cho phân xưởng nào để có
thể theo dõi được định mức vật tư cho từng phân xưởng, tránh gây mất mát
trong quá trình sản xuất.
Thứ hai, do công ty sản xuất theo các đơn đặt hành nên kho thành phẩm
cũng được thiết kế để tách riêng hàng cho từng đơn đặt hàng, và trên chứng từ
nhập kho, xuất kho cũng được xác định rõ vị trí của thành phẩm cho đơn đặt
hàng đó. Như vậy, mỗi đơn đặt hàng sẽ được sắp xếp 1 bộ chứng từ riêng để
thuận lợi cho việc theo dõi số lượng và chất lượng, mức độ hoàn thành đơn
đặt hàng.

11
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Thứ ba, đơn đặt hàng của công ty thường tập trung vào khoảng tháng 5,
tháng 6, tháng 11 và tháng 12 nên trong giai đoạn này cần phải sắp xếp cho
công nhân làm thêm giờ hoặc thuê thêm các lao động thời vụ. Vì vậy, ngoài
các bảng lương chính, cơng ty còn lập thêm các bảng thanh toán lương chủ
nhât, bảng thanh toán lương thêm giờ, bảng thanh toán lương thời vụ.
Thứ tư, với đặc thù kinh doanh là sản xuất hàng xuất khẩu nên công ty

có sử dụng hóa đơn xuất khẩu và bộ chứng từ dành cho hàng hóa xuất khẩu
gồm: tờ khai hải quan xuất khẩu, C/O (Certificate of Origin : Chứng nhận
xuất xứ), Parking list ( Phiếu đóng gói kiện hàng hoặc container), Bill of
Lading (Vận đơn vận chuyển quốc tế)… các chứng từ này đều được sao lưu
cẩn thận dùng cho công tác hoàn thuế cuối Quý.
1.4.2. Ảnh hưởng tới tổ chức hệ thống tài khoản kế toán CPSX và tính giá
thành sản phẩm
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cơng ty đã dùng
các tài khoản chi phí loại 6 gồm: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”,
TK 622 “Chi phí nhân cơng trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung, sau
đó dùng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để kết chuyển chi
phí.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất theo phân xưởng nên các tài khoản tập hợp
chi phí cũng được mở tài khoản chi tiết theo từng phân xưởng để theo dõi
từng khoản mục chi phí ở từng phân xưởng, ví dụ TK chi tiết của TK 621
được mở như sau:
- TK 6211 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp PX Bồi - Cắt”
- TK 6212 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp PX May”
- TK 6213 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp PX Cán”
- TK 6214 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp PX Gò”
Ngoài ra, đối với TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, cơng
ty thực hiện mở chi tiết theo loại hình sản xuất là tự sản xuất hay gia công:
12
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

TK 1541 “Chi phí sản xuất giầy”
TK 1542 “Chi phí gia cơng giầy”
TK 1543 “Chi phí gia cơng nhuộm vải”
Đới với việc theo dõi nguyên vật liệu xuất dùng phục vụ cho việc tính
toán chi phí ngun vật liệu, cơng ty cũng mở chi tiết cho từng loại nguyên
vật liệu ở từng kho, cụ thể:
+TK 1521 “Nguyên vật liệu chính”: mở chi tiết cấp 3 như sau:
TK 15211 “Vải”: TK 15211M “Vải mộc”; TK15211MAU “Vải tô”;…
TK 15212 “Nguyên liệu mũ giầy”: TK 15212E “Eva”; TK 15212P “PU”;

TK 15213 “Vật tư may”
+ TK 1522 “Vật tư bao gói”
+ TK 1523 “Xăng keo, hóa chất”
+ TK 1524 “Vật tư cơ điện”
1.4.3. Ảnh hưởng tới tổ chức hệ thống sổ kế toán CPSX và tính giá thành
sản phẩm
Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây là doanh nghiệp sản xuất với quy mô
khá lớn nên hàng ngày diễn ra rất nhiều nghiệp vụ dẫn đến việc áp dụng các
hình thức ghi sổ Nhật ký chung hay Chứng từ ghi sổ không thể đáp ứng được
nhu cầu quản lý, hạch toán. Chính vì vậy, trong điều kiện kế toán bằng máy
và tạo điều kiện chuyên môn hóa cho nhân viên kế toán, công ty áp dụng hình
thức kế toán Nhật ký chứng từ, bao gồm các sổ kế toán tổng hợp (các Nhật
ký chứng từ, các sổ Cái tài khoản, các bảng kê), sổ kế toán chi tiết (sổ kế toán
chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết thành phẩm và các bảng phân
bổ…).
Quy trình ghi sổ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm theo hình
thức Nhật ký chứng từ được tóm tắt qua sơ đồ sau:
13

SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS.TS Nguyễn Minh Phương

Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
số 1, 2, 3

Bảng kê số 1,
2, 3, 4

Nhật ký chứng từ
số 7

Sổ Cái TK 621,
622, 627, 154,
155

Sổ kế toán chi tiết
các TK 621, 622,
627, 154, 155

Bảng tổng hợp
chi tiết


BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi ći tháng.
Đới chiếu, kiểm tra.
Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sở theo hình thức NK-CT phần hành kế toán CPSX
và tính giá thành sản phẩm

14
SV: Nguyễn Thị Phương Thảo-CQ502394

Lớp: Kế toán tổng hợp 50B


×