Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quy trình và phương pháp tính thiệt hại cho ngành bắt và chế biến thủy hải sản do sự cố formosa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.59 KB, 18 trang )

Đề tài: Quy trình và phương pháp tính thiệt hại cho
ngành đánh bắt và chế biến thủy sản do sự cố
Formosa
LUẬT VÀ QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI MÔI
TRƯỜNG
1. Luật bảo vệ môi trường năm 2014
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG
Điều 163. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
I.

Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
2. Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy
giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
Điều 164. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức,
cá nhân gây ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm môi trường và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải
được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều
tra và kết luận kịp thời.
2. Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá
nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của
pháp luật.
3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân được quy định như
sau:
a) Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm
đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên
quan đến hoạt động của tổ chức mình;
b) Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi
của mình gây ra;


c) Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do
thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 165. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường
1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các
mức độ sau:
a) Có suy giảm;


b) Suy giảm nghiêm trọng;
c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức
năng, tính hữu ích gồm:
a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ
vùng lõi và vùng đệm.
3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm:
a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại
hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;
b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh
thái, giống loài.
4. Việc tính chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như
sau:
a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức
năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường;
b) Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;

d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những biện
pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi
phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải
quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa
bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan
chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia
hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc
xác định thiệt hại.
6. Việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người,
tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của
pháp luật.


7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 166. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng,
tính hữu ích của môi trường
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của
môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường thiệt hại về
môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại gồm hồ sơ đòi bồi thường thiệt
hại, thông tin, số liệu, chứng cứ và căn cứ khác liên quan đến
bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
3. Việc lựa chọn tổ chức giám định thiệt hại phải được sự đồng
thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường; trường

hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức giám định
thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải quyết việc bồi
thường thiệt hại quyết định.
Điều 167. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
môi trường
1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
thực hiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi
trường.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có
nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường phải mua bảo hiểm
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định
của Chính phủ.
Nghị định quy định về xác định thiệt hại đối với
môi trường
2.1.
Giới thiệu chung về nghị định
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Gồm 5 chương:
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Điều 3. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định
thiệt hại đối với môi trường
CHƯƠNG II: DỮ LIỆU, CHỨNG CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG
2.



Điều 4. Dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi
trường
Điều 5. Hình thức và thời điểm thu thập dữ liệu, chứng cứ để
xác định thiệt hại đối với môi trường
Điều 6. Trình tự, thủ tục thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng
cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường
Điều 7. Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường
Điều 8. Trách nhiệm cung cấp dữ liệu, chứng cứ để xác định
thiệt hại đối với môi trường
Điều 9. Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu
bồi thường thiệt hại đối với môi trường
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIỆT HẠI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Điều 10. Nguyên tắc tính toán thiệt hại đối với môi trường
Điều 11. Tính toán thiệt hại đối với môi trường
Điều 12. Mức độ hệ sinh thái bị suy thoái và định mức chi phí
khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
CHƯƠNG IV: XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Điều 13. Nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với môi trường
Điều 14. Giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường
CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
2.2.
Nội dung chính của nghị định:
Nghị định số 03/2015/NĐ-CP cơ bản kế thừa Nghị định số
113/2010/NĐ-CP, gồm 5 chương, 15 điều và 4 phụ lục quy định
về trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt

hại đối với môi trường. Theo đó, Nghị định yêu cầu thu thập dữ
liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính
toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra
trong các trường hợp: Môi trường nước phục vụ mục đích bảo
tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị
ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt
nghiêm trọng; Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo
tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức
nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc biệt nghiêm trọng; Hệ sinh
thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị
suy thoái; Loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật
bị chết, bị thương.


Nghị định này không áp dụng đối với các trường hợp thiệt hại
đối với môi trường do một trong các nguyên nhân như: Do thiên
tai gây ra; Gây ra bởi trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp
thiết phải tuân theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Việc xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe,
tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân do hậu quả của môi trường bị ô nhiễm, suy thoái
được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại
đối với môi trường
Nghị định quy định Bộ TN&MT và UBND các cấp có trách nhiệm
yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Cụ
thể: UBND cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại
đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn

thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, UBND
cấp xã có trách nhiệm đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thu
thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối
với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra; UBND cấp huyện
có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường
do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị
tứ trở lên; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu bồi thường
thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên
địa bàn từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;
Bộ TN&MT có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với
môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai
tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trở lên.
Nghị định cũng quy định cụ thể cơ quan có trách nhiệm thu
thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối
với môi trường bao gồm: UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ
chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt
hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn
của mình; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thu thập và
thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi
trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên thuộc phạm vi quản lý
của mình; Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh tổ
chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt
hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn
từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.


Dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường
Để tính toán, xác định thiệt hại, Nghị định quy định chi tiết các
loại dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại đối với môi trường bao

gồm:
Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập để xác định tổ chức, cá nhân
làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái là nguồn thải, hoạt động
gây sự cố môi trường, xâm hại môi trường trực tiếp hoặc liên
quan đến khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; Thông tin
cơ bản về tổ chức, cá nhân có liên quan đến khu vực môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái bao gồm: Loại hình hoạt động; sản
phẩm, công suất, nguyên liệu đầu vào; quy trình sản xuất; chất
thải; điểm xả thải; biện pháp xử lý chất thải; công tác quan
trắc, phân tích các thông số môi trường; Dữ liệu, chứng cứ cần
thiết khác có liên quan đến khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy
thoái.
Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để tính toán thiệt
hại đối với môi trường trong trường hợp nước, đất bị ô nhiễm là
diện tích, thể tích, khối lượng nước, đất bị ô nhiễm; Chất gây ô
nhiễm và hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong nước, đất;
Quyết định, giấy phép, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền quy định việc sử dụng hoặc phê duyệt quy
hoạch sử dụng các thành phần môi trường nước, đất tại nơi xảy
ra ô nhiễm, suy thoái.
Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để tính toán thiệt
hại đối với môi trường trong trường hợp hệ sinh thái tự nhiên bị
suy thoái là diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái; Mức độ
hệ sinh thái bị suy thoái; Quyết định, văn bản của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ bảo tồn của hệ
sinh thái tự nhiên.
Dữ liệu, chứng cứ cần thu thập hoặc ước tính để tính toán thiệt
hại đối với môi trường trong trường hợp loài được ưu tiên bảo
vệ theo quy định của pháp luật bị thương hoặc bị chết là loài
được ưu tiên bảo vệ bị thương, bị chết; Số cá thể bị thương, bị

chết của loài được ưu tiên bảo vệ; Quyết định, văn bản của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định mức độ ưu tiên
bảo vệ loài.


Nghị định cũng quy định chi tiết dữ liệu, chứng cứ để xác định
thiệt hại đối với môi trường có thể dưới hình thức hình ảnh,
băng từ, dữ liệu thu được từ quan trắc, đo đạc, phân tích, viễn
thám, hệ thống thông tin địa lý và các hình thức khác. Dữ liệu,
chứng cứ để tính toán thiệt hại đối với môi trường phải được thu
thập hoặc ước tính tại thời điểm môi trường bị ô nhiễm, suy
thoái ở mức cao nhất tính từ khi xảy ra hoặc tại thời điểm phát
hiện môi trường bị ô nhiễm, suy thoái.
Nghị định quy định trình tự thủ tục thu thập và thẩm định dữ
liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, trong đó
đã quy định thêm chi tiết về cơ cấu thành viên trong Hội đồng
thẩm định dữ liệu, chứng cứ. Theo đó, Hội đồng thẩm định
chứng cứ, dữ liệu xác định thiệt hại đối với môi trường phải có
không ít hơn 30% số thành viên là các chuyên gia trong lĩnh vực
môi trường; không ít hơn 30% số thành viên là cán bộ làm công
tác quản lý; đại diện chính quyền địa phương nơi thu thập
chứng cứ, dữ liệu; đại diện cộng đồng dân cư và các thành phần
liên quan.
Tính toán thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với môi trường
Thiệt hại đối với môi trường được tính toán dựa trên chi phí
khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường tại nơi
xảy ra ô nhiễm, suy thoái để đạt các quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường đối với chất lượng môi trường nước, chất lượng môi
trường đất; chi phí để phục hồi hệ sinh thái và loài được ưu tiên

bảo vệ về bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu. Việc
tính toán thiệt hại đối với môi trường dựa trên các dữ liệu,
chứng cứ đã được thu thập, ước tính, thẩm định theo quy định
tại Nghị định này. Thiệt hại đối với môi trường của một khu vực
địa lý bằng tổng thiệt hại đối với từng thành phần môi trường
của khu vực địa lý đó.
Nghị định cũng quy định nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại đối với môi trường. Cụ thể việc xác định tổ
chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái được thực
hiện theo các nguyên tắc: Ô nhiễm, suy thoái ở một khu vực địa
lý tự nhiên do các nguồn phát sinh chất thải hoặc các hành vi
xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực đó nhưng tác
động xấu đến khu vực đó; Có cơ sở khoa học về tồn tại mối liên
hệ giữa các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải


hoặc hành vi xâm hại với tình trạng suy giảm chức năng và tính
hữu ích của môi trường; Việc xác định tổ chức, cá nhân gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường phải đảm bảo kịp thời và công
bằng.
Tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra,
đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực
hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan đã ứng
trước kinh phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làm môi trường bị
ô nhiễm, suy thoái thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
môi trường, trách nhiệm chi trả chi phí xác định thiệt hại và
thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại của từng tổ chức,
cá nhân được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong

tổng thiệt hại đối với môi trường.
Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật
về BVMT, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng
minh được rằng không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thì
không phải bồi thường thiệt hại đối với môi trường và không
phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực
hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghị định cũng quy định khoản tiền bồi thường thiệt hại sau khi
trừ đi chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi
thường thiệt hại sẽ được sử dụng để khắc phục ô nhiễm, suy
thoái và cải tạo môi trường nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái.
II.

Những thiệt hại kinh tế-môi trường chính của sự
cố Formosa. Những nhóm xã hội và ngành nghề
chịu thiệt hại.
1. Những thiệt hại kinh tế-môi trường chính của

sự cố Formosa
a)


Thiệt hại kinh tế
Gây ảnh hưởng tới thu nhập và sinh kế sau này của bà con
đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản và người thuộc các
ngành nghề phụ trợ theo
+ Chính phủ xác định có tới trên 17.600 tàu cá và gần
41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Trên 176.000






b)


người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo, 19.500 người buôn
bán hải sản, dịch vụ tại cảng cá...cũng bị ảnh hưởng thu
nhập.
+ Ngoài ra, do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ
đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và
gần 4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng
khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng. Trong
khi đó, các sản phẩm khai thác xa bờ lại khó tiêu thụ, hoạt
động kinh doanh và thu mua hàng thủy sản, dịch vụ hậu
cần nghề cá của người dân bị tê liệt hoàn toàn.
Hệ lụy tới các ngành nghề khác bên cạnh đánh bắt thủy
sản
+ Cụ thể, ngành nông nghiệp nếu sử sụng nước biển
nhiễm độc để tưới tiêu hay chăn nuôi thì nguy cơ bị đình
trệ sản xuất là rất cao. Bên cạnh đó, ngành du lịch chịu
thiệt hại nặng nề khi du khách ngần ngại đến tham quan
tắm biển hay mua bán, tiêu dùng thủy hải sản tại địa bàn
ô nhiễm trên khi đồng loạt 4 tỉnh miền Trung tỉ lệ khách
hủy tour lên tới 50%; công suất sử dụng phòng chỉ còn 4050%, cá biệt tại Hà Tĩnh chỉ còn 10-20%.
+ Một loạt các ngành phụ trợ cho đánh bắt thủy sản cũng
gặp khó khăn từ khâu cung cấp nguyên liệu, thiết bị đầu
vào tới khâu sản xuất chế biến và phân phối sản phẩm sau
này. Ví dụ có thể kể tới là các hộ cung cấp đầu vào (bán
lưới, đá, cần, đóng tàu,,,) hay các hộ sản xuất, chế biến cá

tươi, các loại cá đóng hộp và những người góp phần tiêu
thụ đầu ra như marketing, vận chuyển hàng, các thương
nhân trung gian mua bán,,,
Tống chi phí xử lí, di dời các chất thải từ nhà máy
Thiệt hại xã hội
Sức khỏe người dân có nguy cơ bị suy giảm nếu ăn phải cá
nhiễm các chất kim loại nặng do Formusa thải ra biển
+ Gây bất ổn trong xã hội, làm giảm lòng tin của các tầng
lớp nhân dân. Người dân nghi vấn về quá trình thẩm định,
phê duyệt đầu tư; giảm cả lòng tin về khả năng của các cơ
quan chức năng trong ứng phó các tình huống khẩn cấp về
môi trường. Một bộ phận thì không còn tin vào sự an toàn
của cá biển và các sản phẩm liên quan như nước mắm,
rong tảo… Người dân lo lắng về việc mất sinh kế, thất
nghiệp, nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được cá và sản



c)

phẩm hải sản. Nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội cũng
tiềm ẩn…
Tạo nên các áp lực về di dời ngư dân hay chuyển đổi nghề
nghiệp mới cho họ…
Thiệt hại môi trường
Gây ô nhiễm biển bởi các chất độc kim loại nặng như Sắt,
Phenol, Amoni….có ảnh hưởng lâu dài và khó phân hủy
trong môi trường biển, nhất là khu vực đáy biển vẫn tồn
tại lớp huyền phù, màng bám keo tụ tại các khu vực san
hô, đá cứng khiến các loại cá chết hàng loạt, làm giảm đa

dạng sinh học
+ Ước tính có khoảng hơn 115 tấn cá chết dạt vào bờ (Hà
Tĩnh 15 tấn, Quảng Bình 100 tấn), số chìm dưới đáy chưa
thống kê được. Ngoài ra trên 1.600 lồng nuôi cá bị chết; 10
ha cua, 5,7 ha tôm bị chết. Một số loài sinh vật biển tại
vùng chịu tác động suy giảm đến phân nửa.
+Suy giảm các rặng san hô làm gián đoạn các chuỗi thức
ăn trên biển. Thống kê sơ bộ cũng cho biết, có tới 450 ha
rạn san hộ bị tác động trực tiếp, trong đó có đến 40-60%
rạn san hô bị phá hủy.
2. Những nhóm xã hội và ngành nghề chịu thiệt
hại do sự cố môi trường Formosa

2.1.Những nhóm xã hội chịu thiệt hại do sự cố môi trường
Formosa
Ngày 29-9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1880
về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại 4 tỉnh
miền Trung: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
bị thiệt hại vì sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra .
Theo đó, có 7 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi
thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, gồm:


Nhóm 1. Khai thác hải sản:

a) Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy
hoặc có lắp máy công suất dưới 90 CV trực tiếp khai thác thủy
sản trên biển, cửa sông, cửa biển, đầm phá, có đăng ký hộ khẩu

thường trú và thực tế hoạt động khai thác thủy sản tại các tỉnh
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải ngừng
hoạt động do sự cố môi trường biển;


b) Chủ tàu và người lao động trên tàu có công suất máy chính
từ 90CV trở lên có đăng ký hộ khẩu tại địa phương, tàu có đăng
ký tại 04 tỉnh và thực tế đang hoạt động khai thác hải sản tại
các vùng biển từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 đến 30 tháng 9
năm 2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển;
c) Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản
có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ
biển, đầm phá, cửa sông như: câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm,
chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương
thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.


Nhóm 2. Nuôi trồng thủy sản:

a) Hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh
nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gọi chung
là cơ sở nuôi trồng thủy sản) trực tiếp nuôi trồng thủy sản; sản
xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ bị thiệt hại do thủy
sản, giống thủy sản bị chết do ảnh hưởng của sự cố môi trường
biển;
b) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do
nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển;
c) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ
các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy
sản mặn, lợ phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô

nhiễm bởi sự cố môi trường biển.


Nhóm 3. Sản xuất muối:

Tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình và lao động làm thuê cho cơ
sở sản xuất muối (nếu có) bị thiệt hại trực tiếp do sự cố môi
trường biển.


Nhóm 4. Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển:

a) Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu
thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển trực tiếp thu
mua, sơ chế thủy sản từ các tàu cá, tại cảng cá, bến cá, chợ cá,
cơ sở nuôi trồng thủy sản, bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường
biển;
b) Chủ cơ sở chế biến nước mắm, mắm hải sản, tẩm ướp hải
sản và các phương thức chế biến khác có địa điểm sản xuất,
kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị
trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển;


c) Người lao động làm việc thường xuyên và có thu nhập chính
từ các hoạt động: vận chuyển, chở thuê hàng hải sản, bốc vác,
sơ chế, chế biến thủy sản và người làm thuê cho các cơ sở nêu
tại điểm a và b mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.


Nhóm 5. Dịch vụ hậu cần nghề cá:


Người lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; đóng, sửa tàu
thuyền; sản xuất, kinh doanh ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại
các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi
trường biển.


Nhóm 6. Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển:

Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán
hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch có địa điểm kinh doanh
hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã,
phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.


Nhóm 7. Thu mua, tạm trữ thủy sản:

a) Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản có kho lạnh, kho cấp
đông tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng bởi sự
cố môi trường biển, còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được
thu mua trước ngày 30 tháng 8 năm 2016;
b) Người làm thuê thường xuyên có thu nhập chính từ cơ sở nêu
tại điểm a mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.
2.2. Những ngành nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự cố
Formosa.










Nghề đánh bắt hải sản của dân cư ven biển dường như bị
bế tắc hoàn toàn do môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm
trọng.
Du lịch: Sự cố cá chết cũng khiến ngành du lịch lao đao.
Đồng loạt 4 tỉnh miền Trung tỉ lệ khách hủy tour lên tới
50%; công suất sử dụng phòng chỉ còn 40-50%, cá biệt tại
Hà Tĩnh chỉ còn 10-20%.
Dịch vụ thương mại ven biển: không duy trì phát triển được
do phụ thuộc vào ngành du lịch +Các ngành sản xuất mắm
từ các loại cá biển, buôn bán hải sản bị trì trệ trông thấy.
Nghề cơ khí nhỏ không đăng ký kinh doanh
Người lao động làm thuê tại các nhà nghỉ ở các bãi tắm có
hợp đồng lao động, đăng ký tạm trú.


III.

1.

Quy trình và phương pháp tính thiệt hại cho
ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản do
Formusa gây ra
Phương pháp tính thiệt hại cho ngành đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản


Cho đến nay người ta sử dụng rất nhiều các kĩ thuật để
đánh giá mức độ thiệt hai kinh tế của môi trường khi xảy ra các
sự cố tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp, quy trình để
thực hiện còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể của các
quốc gia. Trong khuôn khổ của đề tài nhóm đã sử các phương
pháp lượng giá sau:


Phương pháp giá thị trường

+Khái niệm: Là phương pháp xác định giá trị của HST thông
qua các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa được trao đổi trên thị
trường
+Điều kiện áp dụng: Để áp dụng phương pháp này cần xác định
được thặng dư sản xuất (PS) và thặng dư tiêu dùng (CS) của
hàng hóa thủy sản trước khi có sự cố Formosa. PS được xác
định thông qua chi phí sản xuất và doanh thu nhận được từ việc
đáp ứng lượng cầu về thủy sản trên thị trường
+Ưu điểm: Đây là phương pháp trực quan, dễ hiểu. Việc thu
thập dữ liệu về giá thị trường, lượng mua bán tương đối đơn
giản và mức chi phí không lớn
+Nhược điểm: Điểm hạn chế của phương pháp này là rất khó
khăn trong việc khu biệt được những tác động từ sự cố so với
các tác nhân khác.



Phương pháp thay đổi năng suất

+Khái niệm: Phương pháp thay đổi năng suất chú trọng vào các

tài nguyên thiên nhiên với tư cách là đầu vào của quá trình sản
xuất thủy sản. Khi đầu vào giảm thì sẽ dẫn đến giảm lượng thủy
sản cung cấp cho sản xuất, kết quả làm giảm lợi ích của người
sản xuất theo giá thị trường. Tổng suy giảm lợi ích này là thiệt
hại do sự cố môi trường đem lại.
+Điểu kiện áp dụng: Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi
phải có cơ sở dữ liệu về sản lượng thủy sản tại khu vực nghiên
cứu ngay trước và sau khi có sự cố môi trường xảy ra.


+Ưu điểm: Đối với những địa phương có ghi chép đầy đủ những
số liệu trên qua thời gian, việc lượng giá những tổn thất là
tương đối dễ dàng
+Nhược điểm: Việc tách bạch sự tác động của sự cố môi trường
với các nhân tố tác động khácvà phải tính đến sự biến động
năng suất theo xu thế thời gian.
2.

Quy trình tính thiệt hại cho ngành đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản do Formusa gây ra

Bước 1: Xác định phạm vi thiêt hại
Sự cố môi trường nghiêm trọng do Formusa gây ra ảnh hưởng
tới 4 tỉnh miền Trung, trải dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Bắt đầu ở vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) từ ngày 6 tháng 4 năm
2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế theo dòng hải lưu và đạt tổng diện tích đường bờ
biển ô nhiễm kéo dài tới 208 km.
Bước 2: Xác định các loại thiệt hại phát sinh
Bao gồm: Chi phí cố định

Chi phí biến đổi
Chi phí lao động
Bước 3: Tính toán thiệt hại
Sử dụng phương pháp lượng giá theo giá thị trường
a)Cách tính thiệt hại của các hộ đánh bắt thủy sản:
Bước 1: Điều tra mẫu 1 số ngư dân hoạt động trong vùng bị ảnh hưởng theo
công thức:
Trong đó: N: tổng sô hộ ngư dân đánh bắt thủy sản hoạt động trong vùng bị
ảnh hưởng
n: số hộ ngư dân đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng được điều tra
e: mức sai số chấp nhận được là 5%
Bước 2: Tính tổng doanh thu hàng năm
Bảng1. Mô hình đánh bắt của 1 hộ ngư dân
Sales
Lượng đánh bắt trung bình mỗi A
ngày


Giá bán trung bình
Số ngày đánh bắt trong năm
Tổng doanh thu hàng năm

B
C
D

CHI PHÍ CỐ ĐỊNH
Khấu hao
E
Lãi suất

F
Sửa chữa và bảo dưỡng tàu G
thuyền
Chi phí khác
H
Chi phí cố định trừ khấu hao
I
Tổng chi phí cố định
J
CHI PHÍ BIẾN ĐỎI TRỪ LAO ĐỘNG
Sửa chữa, thay thế động cơ
K
Chi phí các chuyến đánh bắt
Nhiên liệu
L
Đá
M
Mồi nhử
N
Đồ ăn, thức uống
O
Chi phí quảng cáo
P
Chi phí khác
Q
Tổng chi phí chuyến đi
R
Tổng chi phí biến đổi
CHI PHÍ LAO ĐỘNG


S

Chi phí chung cả đoàn
Lương cho người lao động
LỢI NHUẬN

t1
t2
U

Tổn thất mỗi ngày do ngừng V
đánh bắt

= (a x b x c)

= (f + g + h)
= (e + f +g +h)

= ( l + m + n +o +
p + q)
=k+r

= (d-r)/2
= d - (i + s + t)
= (d – s)/365

Điều tra sản lượng khai thác trung bình của 1 người trong năm
(a) và giá trung bình 1kg thủy sản (b)
Doanh thu trung bình của 1 ngư dân là: a x b



Tổng doanh thu là : TR= a x b x c

Bước 3: Tính các chi phí phát sinh gồm có :


+ Chi phí cố định (FC):
Chi phí cố định = Số tiền trả lãi suất + Chi phí khấu
hao máy móc + Chi phí duy trì và bảo dưỡng tàu thuyền +
Các loại chi phí khác
+ Chi phí biến đổi (VC) :
Chi phí biến đổi = Chi phí khi ra khơi bám biển (số tiền
mua mồi nhử, đá, xăng, thức ăn, chi phí quảng cáo,…) + Chi
phí sửa chữa, thay thế động cơ + Chi phí khác
+ Chi phí lao động trên tàu (t1,t2)


Tổng chi phí (TC) bằng tổng 3 loại chi phí trên

Bước 4: Xác định lợi nhuận kinh tế và thiệt hại cho ngư dân
Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng U= TR-TC
Thiệt hại kinh tế trong 1 ngày trong năm là: V = (TR-VC) :
365


Tổng thiệt hại cần tính là: D= V x T x N
với T là số ngày gián đoạn không thể ra khơi đánh bắt do
sự cố môi trường
N: số hộ dân đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng


a)

Cách tính thiệt hại các hộ chế biến thủy sản
Bước 1: Điều tra mẫu 1 số hộ chế biến thủy sản hoạt động
trong vùng bị ảnh hưởng:
Trong đó:
N: tổng số hộ chế biến thủy sản hoạt động trong vùng bị ảnh hưởng
n: số hộ chế biến thủy sản hoạt đọng trong vùng bị ảnh hưởng được điều
tra
e: mức sai số chấp nhận được là 5%
Bước 2: Tính tổng doanh thu và tổng chi phí của từng hộ chế biến thủy
sản
TR=Wi×Ppi
Trong đó
Wi: Khối lượng sản phẩm thủy sản i sản xuất ra trong một năm của một
hộ gia định
Ppi: Giá bán trung bình của sản phẩm thủy sản
TC=FC+VC
Trong đó


FC=s là chi phí cố định
VC=n là chi phí biến đổi
S và n được tính toán như bảng 3 dưới đây
Bảng2. Mô hình chế biến thủy sản của 1 hộ gia đình
SALES
Khối lượng sản phẩm (kg /year) W
Giá bán trung bình
Pp
Tổng thu nhập hàng năm

V
CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT

= (Cr x Dw x Y)
= (W x Pp)

Dung lượng mỗi ngày làm việc Cr
(kg)
Số ngày làm việc trong năm
D
w
Năng suất sản phẩm
Y
Độ hiệu quả/ công nhân/ Số Er
ngày làm việc (kg)
Nhiên liệu/ kg thủy sản sống
Fr
Thành phần nguyên liệu/ kg Ir
thủy sản sống
Hàng tiêu thụ khác/ kg thủy Or
sản sống
CHI PHÍ BIẾN ĐỔI
Giá từng loại thủy sản sống
Tổng chi phí thủy sản sống
Tiền trả lao động (người/ngày)
Chi phí lao động
Giá cả nhiên liệu
Chi phí nhiên liệu
Giá cả thành phần nguyên liệu
Chi phí thành phần nguyên liệu

Giá cả hàng tiêu thụ
Chi phí hàng tiêu thụ
Vận chuyển
Chi phí bán/ quảng cáo
Sửa chữa và bảo dưỡng
Tổng chi phí biến đổi mỗi
năm
CHI PHÍ CỐ ĐỊNH

A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
n

= (A x Cr x Dw)
= (Cr /Er) x C
= (E x Fr x Cr x Dw)
= (G x Ir x Cr x Dw)
= (I x Or x Cr x Dw)


= (B + D + F + H
+ J + K + L + M)


Chi phí thuê
P
Khấu hao
Q
Lãi suất
R
Tổng chi phí cố định mỗi s
năm
Tổng chi phí mỗi năm
t
TỔNG LỢI NHUẬN
U
LỢI NHUẬN RÒNG
T

= (P + Q + R)
= (n + s)
= (V- n)
= (V - t)

Bước 3: Tính lợi nhuận (π) và giá trị kinh tế bị thiệt hại (α ) của tất cả các
hộ chế biến thủy sản
Tính lợi nhuận của một hộ chế biến thủy sản
π = TR-TC
Tính giá trị kinh tế bị thiệt hại


α=(π năm không có sự cố môi trường gần nhất-π năm có sự cố môi trường)×n
n là số hộ gia đình chế biến bị thiệt hại
Bước 4: Thu thập và xử lí số liệu về giá trị thiệt hại



×