Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.07 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

Chu Thị Huyền Yến

MỘT SỐ YẾU TỐ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC BẢO
TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THÓNG QUAN HỌ BẮC NINH

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62310301

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016

1


®¹i häc quèc gia hµ néi
trêng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n
----*---

Chu Thị Huyền Yến

MỘT SỐ YẾU TỐ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC BẢO TỒN GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
QUAN HỌ BẮC NINH

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62310301


DỰ THẢO
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2016

2


Công trình đã được hoàn thành tại Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi
2. TS. Mai Thị Kim Thanh

Phản biện 1: .................................................................
Phản biện 2:.....................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Vào hồi ............giờ.........., ngày.........tháng.............năm...........

Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

3


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1.

Chu Thị Huyền Yến (2016), “Toàn cầu hóa với việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống”,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (387), tr.27 – 30.

2.

Chu Thị Huyền Yến (2016), “Quan điểm cấu trúc – chức năng trong nghiên cứu giá trị văn
hóa”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội (09), tr.101 – 109.

4


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Trong thời đại ngày nay, việc bảo tồn văn hóa nói chung và giá trị văn hóa
truyền thống quan họ nói riêng gặp những khó khăn, thách thức do nhiều vấn đề
khách quan và chủ quan mang tính thời đại, tính toàn cầu.
Lễ hội quan họ Bắc Ninh, các giá trị văn hóa quan họ Bắc Ninh đáp ứng nhu
cầu đời sống tinh thần của cộng đồng, đảm bảo nhu cầu gắn kết của cộng đồng. Đó
cũng là môi trường nghệ thuật tạo cho con người những cảm xúc trở về với nguồn
cội. Vì vậy, bảo tồn các giá trị truyền thống quan họ đồng nghĩa với việc sáng tạo
và thụ hưởng văn hóa, bảo tồn, làm giảu và phát triển nền văn hóa dân tộc.
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh:
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân
- thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta tiếp thu được nhiều cái
hay, nhiều điều tiến bộ của thế giới, cần thiết cho công cuộc đổi mới có hiệu quả.

Đồng thời, ta cũng phải tiếp nhận sự du nhập ồ ạt của các sản phẩm nghệ thuật ở
nước ngoài và công chúng có thêm nhiều sự lựa chọn. Do đó, trong quá trinh tiếp
thu, học tập tinh hoa văn hóa của nhân loại, chúng ta luôn phải ý thức để giữ vững
bản sắc và giá trị truyền thống văn hóa dân tộc.
Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Một số yếu tố xã hội tác động đến
việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh”
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Tác giả cố gắng chỉ ra khả năng vận dụng các lý thuyết xã hội học trong lĩnh
vực văn hóa để phân tích thực trạng bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc
Ninh cũng như lý giải các nhân tố ảnh hưởng tới việc bảo tồn các giá trị truyền thống
của quan họ Bắc Ninh. Ngoài ra, nghiên cứu mong muốn đóng góp về mặt khái niệm
khoa học, cụ thể là làm hoàn thiện, sâu sắc hơn khái niệm bảo tồn giá trị truyền thống
của quan họ.
5


2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần đưa ra một số ý kiến tư vấn đối với
Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên trách, các cán bộ trong lĩnh
vực văn hóa và người dân nhằm giúp cho hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống
quan họ Bắc Ninh hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Vận dụng các quan điểm và lý thuyết xã hội học để phân tích thực trạng và các yếu
tố tác động tới việc bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh hiện nay, từ
đó đưa ra những khuyến nghị về giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
tồn các giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

- Xác định cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực trạng và các yếu tố
tác động đến việc bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh.
- Dùng phương pháp định tính và định lượng để thu thập, phân tích thông tin
nhằm chứng minh các giả thuyết.
- Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc
bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
- Người dân sống tại xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
- Cán bộ quản lý chung và các cán bộ văn hóa tại huyện Tiên Du và xã Hiên
Vân.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn giá trị truyền thống của quan họ
Bắc Ninh.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc bảo tồn các
giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh.
6


- Thời gian: năm 2012 - 2015
- Không gian: huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh như

thế nào?
- Những nhân tố xã hội nào tác động đến hoạt động bảo tồn các giá trị

truyền thống của quan họ Bắc Ninh?
- Mức độ tác động của các nhân tố xã hội đối với hoạt động bảo tồn giá trị


truyền thống quan họ Bắc Ninh như thế nào?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Cộng đồng nhận thức được mục đích của việc bảo tồn di sản văn hóa quan

họ. Các hoạt động cụ thể được triển khai trong quá trình bảo tồn là bảo tồn cảnh
quan môi trường sinh hoạt quan họ, bảo tồn âm nhạc truyền thống và bảo tồn các
hình thức hát quan họ.
- Chính sách, chính quyền, gia đình, nhà trường, cộng đồng và truyền thông

đại chúng là những nhân tố xã hội tác động đến bảo tồn giá trị truyền thống quan
họ.
- Mức độ tác động của các yếu tố xã hội đối với bảo tồn giá trị truyền thống

quan họ là khác nhau. Yếu tố có tác động mạnh nhất là nhà trường, sau đó là gia
đình và hoạt động của truyền thông đại chúng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7. 1 Phương pháp phân tích tài liệu
Luận án sử dụng một số tài liệu có liên quan như: các nghiên cứu, bài viết trong
nước và ngoài nước về các chủ đề: bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn giá trị truyền thống
của quan họ, các số liệu thứ cấp, các báo, văn bản của các cơ quan ban ngành trên địa
bàn Tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du.
7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tác giả thực hiện 30 phỏng vấn sâu bao gồm:
- 25 trường hợp người dân xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
7


- 5 trường hợp cán bộ trạm y tế tại xã trên.
- Thảo luận nhóm

7.3 Phương pháp quan sát
Tác giả sử dụng phương pháp quan sát phi cấu trúc hoạt động đến việc bảo tồn
giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh tại hoạt động cộng đồng của người dân
(sinh hoạt hàng ngày, vui chơi, giải trí,…), tại các lễ hội (Hội Lim,…), tại các cuộc thi,
hội diễn...
Ngoài ra, phương pháp quan sát được sử dụng trên các cá nhân trả lời phỏng
vấn để bổ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác.
7.4 Phương pháp xử lý thông tin và báo cáo kết quả
Luận án sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)
để xử lý các thông tin thu thập được.
8. Khung phân tích

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ- VĂN HÓA – XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

- Các chính sách liên quan đến văn hóa
- Các đặc điểm liên quan đến gia đình
- Các đặc điểm liên quan đến nhà trường
- Vai trò của sự tham gia của cộng đồng
- Các đặc điểm nhân khẩu xã hội
CÔNG TÁC VĂN HÓA TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU

Nội dung bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh
Mục đích bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh
Hình thức bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh
VIỆC BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA QUAN HỌ BẮC NINH

8



9


10


8. Kết cấu của luận án
Luận án “Một số yếu tố xã hội tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền
thống của quan họ Bắc Ninh” gồm:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu.
- Chương 3: Hoạt động bảo tồn các giá trị truyền thống của quan họ Bắc Ninh
- Chương 4: Các yếu tố căn bản tác động đến việc bảo tồn các giá trị truyền
thống của quan họ Bắc Ninh
- Kết luận và khuyến nghị.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan một số cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu về việc bảo tồn giá trị
văn hóa truyền thống
Trong phần tổng quan một số cơ sở lý thuyết xã hội học cho các nghiên cứu về
văn hóa truyền thống, tác giả đã bàn về một số lý thuyết: lý thuyết cấu trúc chức năng,
lý thuyết nghiên cứu văn hóa của M.Weber. Các luận điểm trong mỗi nhóm lý thuyết
trên đã trở thành cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực văn hóa. Mặc
dù nội dung mỗi trường phái lý thuyết đều rất rộng, nhưng tác giả chỉ khoanh vùng lại
11


một số luận điểm quan trọng có liên quan đến các chủ đề nghiên cứu được trình bày
trong phần 1.2.

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về việc bảo tồn các giá trị truyền thống

Tài liệu liên quan đến đề tài bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống khá phong
phú và đa dạng. Đó là các nguồn tài liệu bao gồm: báo cáo khoa học, sách, bài viết,
luận văn của các tác giả trong và ngoài nước. Dưới đây là những khía cạnh chính
được các tác giả đi trước nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án “ một số yếu tố
xã hội tác động đến bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh”.

12


1.2.1. Các nghiên cứu về tính tất yếu của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền

thống.
Gregory J.Ashworth, John Kleinen (2007) , Oscar Salemink (2007) khi
nghiên cứu về xã hội và văn hóa đều đặt hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền
thống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các tác giả Trần Đình Hượu, Phan Ngọc (1995),
Trần Lâm Biền – Trịnh Sinh (2010), Trần Quốc Vượng (2010), Nguyễn Chí Bền
(2010) đã cung cấp những đánh giá sâu sắc về giá trị to lớn của các khía cạnh lịch
sử, tư tưởng, xã hội, mỹ thuật của hệ thống di sản văn hóa của dân tộc. Qua đó,
khẳng định sự cấp thiết cần bảo tồn những giá trị này với sự chung tay của cả xã
hội. Nhìn chung, những nghiên cứu đề cập đến tính tất yếu của việc bảo tồn giá trị
văn hóa truyền thống trong quá trình toàn cầu hóa đều đã mô tả tương đối khái quát
những thách thức và khó khăn của việc thực hiện hoạt động bảo tồn trong bối cảnh
và xu thế của quá trình toàn cầu hóa.
1.2.2. Các nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa
truyền thống

Rất nhiều nhà nghiên cứu xã hội học như Ngô Đức Thịnh ( 2007), Đỗ Thị


Thủy (2004), Lưu Trần Tiêu (2007), Nguyễn Xuân Kính (2007) đều đề cập đến vai
trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Hầu hết, các
tác giả chỉ khái lược những chi tiết về địa điểm làng xã tổ chức và những lễ tục liên
quan đến tâm linh. Trong khi đó, cần đặt giá trị văn hóa truyền thống trong không
gian của hệ thống văn hóa như các giá trị văn hóa, hệ thống chuẩn mực, hệ thống
biểu tượng và đặc biệt là không gian diễn xướng.
1.2.3. Các nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống

Tác giả Ngô Đức Thịnh ( 2007), Võ Quang Trọng (2009), Nguyễn Thị Song
Hà (2015), Nguyễn Bá Hòe nhấn mạnh vai trò của gia đình trong quá trình bảo tồn
các giá trị văn hóa truyền thống đã cho thấy: văn hóa phi vật thể tiềm ẩn trong trí
nhớ và tâm thức của con người và được bộc lộ thông qua hành vi hoạt động của
con người.
13


1.2.4. Các nghiên cứu về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn
giá trị văn hóa truyền thống

Phạm Lê Hòa, Nguyễn Chí Bền (2010), Đặng Văn Bài (2007), Trịnh Ngọc
Chung (2009), Ngô Đức Thịnh (2010), Xu Honggang (2001),… nhấn mạnh giáo
dục về di sản văn hóa cho cộng đồng để giúp cộng đồng hiểu biết sâu sắc hơn về
quá khứ, nguồn gốc, giúp cộng đồng ý thức hơn về chính mình, gắn công tác đào
tạo với bảo tồn. Kết hợp đào tạo tại các trường lớp với việc đi thực tế. Việc cọ sát
với thực tế sẽ giúp người biểu diễn sống trong các không gian tự nhiên và xã hội
nơi sản sinh ra giá trị văn hóa truyền thống, từ đó họ sẽ có những cảm xúc thực hơn
khi học tập và biểu diễn
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm công cụ
2.1.1. Khái niệm giá trị truyền thống

2.1.2. Khái niệm bảo tồn giá trị truyền thống dân ca quan họ
2.1.2.1. Khái niệm bảo tồn
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “bảo tồn” có nghĩa là giữ lại không
để cho nó mất đi, còn “ phát huy” là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục
nảy nở thêm [tr.39, 768]. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của
UNESCO giải thích rằng bảo tồn là “ các biện pháp có mục tiêu đảm bảo khả năng
tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm việc nhận diện, tư liệu hóa,bảo vệ,
phát huy,củng cố, truyền dạy, đặc biệt là thông qua hình thức giáo dục chính thức
hoặc không chính thức cũng như việc làm sống lại các phương diện khác nhau của
loại hình di sản này” [tr 84-85].
2.1.2.2. Khái niệm bảo tồn giá trị truyền thống của quan họ
Quan họ Bắc Ninh là một loại hình sinh hoạt văn hóa âm nhạc độc đáo,
không chỉ mang đặc trưng riêng của vùng quê Kinh Bắc mà còn mang đậm dấu ấn
văn hóa của của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giá trị di sản văn hóa quan họ được thể
14


hiện trên hai khía cạnh cơ bản, đó là âm nhạc và trang phục. Nét đặc trưng của âm
nhạc quan họ là hát đối đáp giữa một bên là liền anh và một bên là liền chị trong
không gian văn hóa quan họ.
Như vậy, bảo tồn giá trị truyền thống của quan họ là nghiên cứu phát hiện
các giá trị kết hợp với những giải pháp gìn giữ lâu dài nhằm khai thác giá trị phục
vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
2.1.3. Khái niệm yếu tố xã hội tác động đến bảo tồn các giá trị truyền thống dân ca
quan họ
Các yếu tố xã hội tác động đến bảo tồn giá trị văn hóa là những điều kiện mà
trong đó mọi người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành phát triển, lao động làm

việc và già đi… trong đó, nhấn mạnh đến hệ thống quản lý, văn hóa, giáo dục,
truyền thông. Những điều kiện này được hình thành bởi sự phân bố về quyền lực
quảnlý, tài chính, và các nguồn lực khác ở nhiều cấp độ địa phương, dân tộc, quốc
tế.
Các yếu tố xã hội tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ tác động của yếu tố
xã hội đối với bảo tồn giá trị truyền thống, luận án hướng đến nghiên cứu các yếu
tố sau: (1) yếu tố chính sách và hoạt động của chính quyền cấp cơ sở, (2) yếu tố gia
đình và nhà trường; (3) yếu tố cộng đồng và (4) yếu tố truyền thông đại chúng.
2.2 Các lý thuyết sử dụng trong đề tài
2.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng của E.Durkheim
2.2.2. Lý thuyết nghiên cứu văn hóa của M.Werber
2.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu – huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Một số điểm đặc trưng cơ bản về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hành chính,
văn hóa, dân cư và điều kiện kinh tế huyện Tiên Du đã được tác giả luận án chọn lọc
những khía cạnh có liên quan với vấn đề nghiên cứu về hoạt động bảo tồn các giá trị
truyền thống quan họ Bắc Ninh. Từ đó, những thông tin này được sử dụng làm cơ sở
lý giải rõ ràng hơn cho những phân tích cụ thể trong chương 3 và 4 của luận án.

15


CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA QUAN HỌ
BẮC NINH
3.1 . Khái quát về quan họ Bắc Ninh

Quan họ là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở vùng Kinh
Bắc xưa nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Tên gọi Quan họ và lịch sử ra đời của thể loại sin
hoạt này cho tới nay vẫn chưa tìm được những cứ liệu xác đáng. Giải thích về cụm
từ “quan họ” có nhiều giả thuyết khác nhau: “ họ nhà quan”, “ quan viên hai họ”; “

quan dừng lại (họ).. và được gắn với các giai thoại như tiếng hát của “ hai họ nhà
quan”, là tiếng hát trong đâm cưới, hay các quan dừng lại khi nghe thấy tiếng hát
hay. Hồ sơ Quốc gia đệ trình UNESCO đăng ký vào danh sách Di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của Nhân loại do Viện Văn hóa Nghệ thuật soạn thảo cho rằng loại
hình hát đối đáp nam nữ này vốn tồn tại ở 49 làng quan họ gốc và hiện vẫn đang
hiện diện ở hơn 300 làng thuộc tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Trong khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Kinh Bắc được xem là một
tiểu vùng văn hóa đặc biệt. Dân ca quan họ là một di sản văn hóa đặc biệt của cộng
đồng nơi đây. Đó là một loại hình văn hóa tổng hợp, vừa chứa đựng trong nó nhiều
khía cạnh có liên quan đến nghệ thuật, từ âm nhạc, lời ca diễn xướng, gắn bó sâu
sắc với thiên nhiên, con người, với văn hóa, văn minh làng xã vừa phản ánh nhiều
mặt hoạt động của đời sống cộng đồng nông thôn vùng Kinh Bắc xưa. Nói cách
khác, đó là sự kết tinh quan niệm về tình người, tình yêu, giá trị đạo đức, lối ứng xử
và là một nét đẹp trong văn hóa dân gian của vùng đất giàu truyền thống như Bắc
Ninh.
3.2. Mục đích bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh
Trong tiến trình phát triển cộng đồng xã hội, có hai loại nhu cầu không thể
tách rời đời sống của con người, đó là nhu cầu về vật chất và nhu cầu tinh thần.
Gắn với việc đáp ứng thỏa mãn hai loại nhu cầu đó, hoạt động sống của con người
cũng hướng đến hai loại hình sản xuấtcơ bản, đó là sản xuất ra vật chất và sản xuất
tinh thần. Chính từđó, hình thành nên văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Căn
16


cứ theo Điều 4 Luật Di sản văn hóa thì di sản văn hóa quan họ là một loại hình
nghệ thuật diễn xướng dân gian. Điều đó cho thấy tính giá trị sáng tạo nhân văn nổi
bật cũng như sự độc đáo của loại hình nghệ thuật này là một trong những giá trị cơ
bản cần bảo tồn lưu truyền cho thế hệ mai sau.
Việc thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cũng là một rào
cản trong thực hiện bảo tồn di sản văn hóa quan họ. Có 12,8% người dân đồng ý

với quan điểm này. Với quan điểm trên đã phần nào cho thấy sự tham gia vai trò
của cộng đồng, cũng như tầm quan trọng của người dân địa phương trong việc thực
hiện hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp của quan họ.
3.3. Nội dung bảo tồn giá trị truyền thống quan họ Bắc Ninh
3.3.1.Bảo tồn cảnh quan tự nhiên
Theo quan điểm bảo tồn văn hóa, mỗi loại hình di sản đều là sản phẩm của
một môi trường nhất định, nếu tách khỏi môi trường cụ thể, di sản sẽ mất cội nguồn
và mất sức sống. Do đó, bảo tồn di sản văn hóa quan họ cần chú ý đến bảo vệ chỉnh
thể làm nguyên tắc ,trong đó chú ý đến bảo vệ môi trường văn hóa sinh thái truyền
thống. Nếu làm thay đổi môi trường cảnh quan theo ý muốn chủ quan hoặc đưa
những người kế thừa ra khỏi cộng đồng đang sinh sống, có thể sẽ mang lại ảnh
hưởng tiêu cực đối với quá trình bảo tồn di sản văn hóa quan họ.
Một hoạt động rất quan trọng trong việc thực hiện bảo tồn cảnh quan, môi
trường sinh hoạt quan họ là tôn tạo những cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt văn
hóa quan họ. Bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh, sinh hoạt văn hóa quan họ ở ngay
chính làng xã sản sinh ra nó và do cộng đồng lựa chọn và thực hiện. Hành vi ứng
xử văn hóa quan họ được xem như là chất xúc tác, biểu hiện về tình người trong
sáng, thủy chung để cho sinh hoạt văn hóa quan họ được thực hiện một cách tự
nguyện, niềm say mê, hào hứng và cuốn hút lòng người.
3.3.2.Bảo tồn các hình thức tổ chức hát quan họ
Thực tế hiện nay, vấn đề sinh hoạt quan họ đã có những biến đổi nhất định
do sự tác động của quá trình toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường. Trước
17


đây, từ chỗ quan họ chỉ sinh hoạt trong các làng quan họ gốc mà không gian diễn
xướng là trong các lễ hội, trong giao lưu cộng đồng các làng, các bọn quan họ với
tục kết chạ… thì ngày nay bên cạnh việc sân khấu hóa quan họ ở các đoàn nghệ
thuật, các CLB, các cuộc thi liên hoan nghệ thuật… đã kéo theo cả nhiều biến đổi
về không gian, môi trường và phạm vi cũng như nội dung sinh hoạt. Vì vậy, việc

bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa nghệ thuật này đòi hỏi sự thích ứng trong quá
trình tổ chức các hình thức hát quan họ.
Kết quả khảo sát cho thấy,ngoài việc thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
gắn với việc biểu diễn quan họ thì việc tổ chức các hình thức hát quan họ cũng
được người dân, cán bộ cộng đồng chú trọng hướng tới. Hiện tại, hình thức quan họ
được thực hiện chủ yếu vẫn là ba loại hình: hát canh, hát họ và hát thi nhưng đã có
nhiều đổi mới để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại ( 49,3%). Cụ thể, hình thức
sinh hoạt được thực hiện nhiều nhất là hát canh ( 81,5%), sau đó làhát hội ( 67,3%)
và hát thi ( 53,2%). Duy trì củng cố mối quan hệ kết chạ, kết bạn quan họ giữa Vân
Khám với các làng khác ( 30,2%).
3.3.3. Bảo tồn âm nhạc truyền thống hát quan họ
Như đã phân tích ở trên, ngoài việc bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn hình
thức tổ chức hát quan họ thì việc bảo tồn âm nhạc truyền thống cũng được thực
hiện một cách đồng bộ và song hành. Âm nhạc truyền thống thường được nhìn
nhận gồm có hai thành tố: âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp. Theo đó,
di sản văn hóa quan họ vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian có pha màu
chuyên nghiệp, lại vừa là một nghệ thuật chuyên nghiệp còn đậm màu dân gian.
Một trong những chất liệu làm nên tính độc đáo của quan họ chính là âm
nhạc. Nhiều bài quan họ mang phong cách của những tác phẩm âm nhạc chuyên
nghiệp. Những sắc thái và đặc trưng phong cách đó được hình thành nên từ những
nét đẹp của văn hóa truyền thống.
Cộng đồng được xem là chủ thể văn hóa đóng vai trò quan trọng, cộng đồng
được quyền lựa chọn giá trị bảo tồn và từ chối thực thi các hoạt động bảo tồn. Do
18


vậy, người dân với vai trò là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, họ cũng đủ
năng lực đánh giá các giá trị của di sản để quyết định hình thức bảo tồn.
CHƯƠNG 4
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN GIÁ TRỊ

TRUYỀN THỐNG QUAN HỌ BẮC NINH

4.1. Tác động của việc thực hiện chính sách đến việc bảo tồn giá trị truyền thống
của dân ca quan họ Bắc Ninh
4.1.1. Một số chính sách về bảo tồn giá trị truyền thống dân ca quan họ Bắc
Ninh
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý
giá của cộng đồng. Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, nâng cao trách
nhiệm của nhân dân trong trong việc tham gia, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa, bên cạnh sự tôn trọng các điều luật và Công ước quốc tế, trên cơ sở đặc điểm
riêng của đất nước. Nhà nước đã tiến hành soạn thảo và đưa ra những điều khoản
quy định riêng phù hợp với tình hình trong nước. Những điều khoản đó đã đưa
thành Luật Di sản, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua.
Luật Di sản văn hóa đã có những quy định rõ về lễ hội. Điều 25 của Luật quy
định: Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội
truyền thống, bài trừ hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong
tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội phải theo quy định của pháp luật.
4.1.2. Việc thực hiện triển khai chính sách của chính quyền địa phương đối
với bảo tồn giá trị truyền thống dân ca quan họ Bắc Ninh
Bảo tồn di sản văn hóa quan họ không gì tốt hơn là bắt đầu từ chính những
người đã sản sinh ra nó – đó chính là người dân, cộng đồng. Cộng đồng là người
sáng tạo, trao truyền và kế thừa mọi sáng tạo văn hóa phi vật thể. Do đó, hoạt động
bảo tồn nhất thiết phải có sự tham gia trực tiếp của người dân gắn với lợi ích của
họ. Cộng đồng được nhìn nhận là chủ thể văn hóa, đóng vai trò quan trọng, cộng
19


đồng được quyền lựa chọn và từ chối bảo tồn di sản văn hóa. Nói như vậy, có nghĩa
là người dân với vai trò là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, họ cũng đủ năng
lực đánh giá các giá trị của di sản để quyết định hình thức bảo tồn.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, các hoạt động của cộng đồng có tác
động đến hoạt động bảo tồn giá trị truyền thống quan họ được chia thành các công
việc cụ thể,đó là:
(1) Tổ chức các lớp dạy hát quan họ do các nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian
truyền dạy (truyền dạy tự phát)
(2) Tổ chức các lớp dạy hát quan họ do các nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian
truyền dạy ( truyền dạy hệ thống)
(3) Thành lập các tổ, đội hát quan họ ở các thôn, xã.
Bảng 4. 1 : Mức độ thực hiện hoạt động của cộng đồng trong bảotồn di sản văn
hóa quan họ ( mean)
Điểm
Các hoạt động của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn N

trung

Độ lệch

hóa quan họ
Tổ chức các lớp dạy hát quan họ do các nghệ nhân,

bình

chuẩn

nghệ sĩ dân gian truyền dạy (tự phát)
Tổ chức các lớp dạy hát quan họ do các nghệ nhân,
nghệ sĩ dân gian truyền dạy (có hệ thống)
Thành lập các tổ, đội hát quan họ ở các thôn, xã
TỔNG


405 1.80

.903

405 2.20

.856

405 1.78
405 1.9301

.838
.74242

Theo kế quả khảo sát, phần lớn các ý kiến của những người được điều tra
đều cho rằng việc thành lập các lớp dạy hát quan họ trong cộng đồng là cần thiết để
lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của quan họ Bắc Ninh.
Cùng với các hoạt động bảo tồn được thực hiện trong gia đình, nhà trường,
cộng đồng thì hoạt động của Chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cũng là một
20


trong những yếu tố có tác động đến việc bảo tồn giá trị truyền thống dân ca quan họ
Bắc Ninh.
Bảng 4.3 : Mức độ thực hiện “hoạt động đãi ngộ nghệ nhân và hỗ trợ tài
chính” của chính quyền ( mean)
Mức độ thực hiện các hoạt động đãi ngộ nghệ

N


Điểm trung

Độ lệch

bình

chuẩn

405

3.14

.653

405

2.84

.609

405

2.23

.774

405

2.48


.872

405
405

2.22
2.3512

.720
.71645

nhân và hỗ trợ tài chính của chính quyền
Có chế độ phụ cấp cho các nghệ nhân, nghệ sĩ
dân gian
Hỗ trợ bằng tiền/phương tiện đi lại để tham dự
các hội thi/ hội diễn quan họ
Tổ chức tuyên dương công lao đóng góp đối
với các nghệ nhân/nghệ sĩ dân gian
Hỗ trợ kinh phíđể sưu tầm và bảo tồn các làn
điệu quan họ cổ
Tìm kiếm các nghệ nhân, nghệ sĩ dân gian
TỔNG

Tóm lại, hoạt động đãi ngộ nghệ nhân/ hỗ trợ tài chính trong bảo tồn quan họ
cổ ( như chăm sóc các nghệ sĩ dân gian, tổ chức các cuộc thi, tuyên dương công lao
đóng góp đối với các nghệ nhân/nghệ sĩ dân gian, tìm kiếm thêm các nghệ nhân…)
là những hoạt động được Chính quyền tại địa bàn khảo sát thực hiện ở mức độ
nhiều hơn so với các hoạt động khác.
4.2. Tác động của gia đình và nhà trường trong việc bảo tồn giá trị truyền
thống dân ca quan họ Bắc Ninh

4.2.1. Tác động của gia đình trong việc bảo tồn giá trị truyền thống dân ca
quan họ Bắc Ninh
Hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống sẽ không thể thực hiện
được, nếu thiếu sự tham gia của các thiết chế xã hội. Một trong những thiết chế có
21


tầm ảnh hưởng đến hoạt động này chính là gia đình. Dưới góc nhìn của xã hội học,
gia đình là một dạng thiết chế xã hội cơ bản, có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển xã hội và sự hình thành nhân cách của cá nhân.
Bảng số liệu dưới đây phản ánh những hoạt động cụ thể mà gia đình đã thực
hiện trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản văn hóa quan họ.
Bảng 4.6: Điểm trung bình về mức độ thực hiện hoạt động bảo tồn quan họ
trong gia đình ( mean)

Các hoạt động bảo tồn quan họ được thực hiện

N

trong gia đình

Điểm

Độ lệch

trung bình

chuẩn

Nói chuyện/ trao đổi về các giá trị quan họ

Hướng dẫn/ dạy hát quan họ theo lối cổ
Hướng dẫn/ dạy hát quan họ theo lối cải biên
Khuyến khích/ tạo điều kiện cho các thành viên

405
405
405

2.14
2.32
2.59

.809
.832
.766

của gia đình tham gia các hoạt động về quan họ

405

2.36

.910

405

2.3529

.72969


tại địa phương
TỔNG

Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến đều tập trung ghi nhận vai trò của gia
đình trong việc thực hiện các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa quan họ. Cụ thể,
điểm bình quân về mức độ thực hiện các hoạt động bảo tồn quan họ trong gia đình (
như hướng dẫn hát/ trao đổi về các giá trị quan họ, khuyến khích/ tạo điều kiện cho
các thành viên tham gia hoạt động liên quan đến quan họ tại địa phương ) là 2.35,
tức là được thực hiện ở mức độ nhiều. Trong đó, “ nói chuyện, trao đổi về các giá
trị quan họ của cho các thành viên trong gia đình” là hoạt động được các gia đình
tại địa bàn khảo sát thực hiện với mức độ nhiều nhất, với mức điểm trung bình là
2.14. Trong thiết chế gia đình, những hoạt động gắn việc trao truyền các giá trị về
di sản văn hóa quan họ được hình thành giống như một hoạt động thường kỳ, mang
22


tính tự nguyện. Điều này tạo nên cơ sở cho các giá trị văn hóa được thẩm thấu, bảo
tồn và phổ biến từ môi trường xã hội hóa sơ cấp.
Nếu nhìn nhận gia đình là môi trường xã hội hóa sơ cấp thì những đặc điểm
nhân khẩu xã hội phần nào có tác động đến hành vi thực hiện hoạt động liên quan
đến bảo tồn di sản văn hóa quan họ.
Bảng 4.7 : Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân khẩu xã hội của người trả lời với
hoạt động “ nói chuyện/ trao đổi về các giá trị văn hóa quan họ”
trong gia đình.
Đặc điểm nhân khẩu xã hội

Tỷ lệ trả lời mức độ thực hiện
hoạt động( %)
Nhiều
Bình


Giới tính
Trình

độ

Nam
Nữ
học Tiểu học và dưới

vấn***

Độ tuổi ***
Nghề nghiệp ***
Mức sống **

tiểu học
THCS
THPT và

trên

THPT
Dưới 30 tuổi
Từ 30 – 50 tuổi
Trên 50 tuổi
Nông nghiệp
Phi nông nghiệp
Khá giả
Trung bình

Khó khăn

Ít

70,8
67,3
47,4

thường
23,6
28,6
26,3

5,7
4,1
26,3

42,6
70,3

51,1
26,6

6,4
3,1

93,7
81,7
25,4
46,7

72,8
62,8
73,3
6,6

6,3
17,1
59,3
40,7
27,3
35,7
21,9
16,7

0,0
1,2
15,3
12,3
0
1,4
4,8
16,7

Mức ý nghĩa thống kê: * P<0,1 **P<0,05 ***P<0,001
Đây có thể xem là một tín hiệu đáng mừng khi những giá trị văn hóa truyền
thống được các nhóm xã hội thanh niên đón nhận. Điều này cũng là một lợi thế của
thiết chế gia đình trong việc cùng chung tay với xã hội thực hiện bảo vệ di sản văn
hóa quan họ. Những gia đình phi nông nghiệp có mức độ trao đổi về các giá trị văn
hóa nhiều hơn so với gia đình làm nông nghiệp. Những hộ gia đình phi nông
23



nghiệp có tỷ lệ trao đổi ở mức độ nhiều cao hơn so với những hộ gia đình làm nông
nghiệp ( 46,7% so với 72,%).
Tóm lại, văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca quan họ nói riêng tiềm ẩn
trong trí nhớ, tâm thức của con người và được bộc lộ thông qua hành vi hoạt động
của con người. Chỉ trong môi trường diễn xướng thích hợp thì các hiện tượng vốn
tiềm ẩn ấy mới có thể bộc lộ, thể hiện ra như một hiện tượng văn hóa. Vì vậy, gia
đình giống như một chiếc nôi văn hóa, đã phần nào thể hiện được sự quan tâm, chia
sẻ, trao đổi, truyền dạy và tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình tham gia
công sức trong việc duy trì, phát triển và bảo lưu các giá trị văn hóa của quan họ.
4.2.2. Tác động của nhà trường trong việc bảo tồn giá trị truyền thống dân
ca quan họ Bắc Ninh
Dưới góc độ xã hội học, nhà trường được xem là một môi trường xã hội hóa
sơ cấp. Thiết chế này không chỉ có ý nghĩa trong sự phát triển kỹ năng nhận thức và
hiểu biết của người học, mà còn cung cấp các tri thức cần thiết cho cá nhân chuẩn
bị nghề nghiệp trong tương lai.
Bảng 4.8 : Điểm trung bình về mức độ thực hiện các hoạt động về bảo tồn
quan họ trong nhà trường ( mean)

Các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa quan
họ thực hiện trong nhà trường
Tổ chức sưu tầm các làn điệu quan họ cổ
Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về quan
họ
Tổ chức khóa đào tạo dân ca quan họ tại các
trường lớp
Tổ chức đi thực tế tại các làng quan họ
Tổ chức truyền dạy ca hát quan họ trong nhà
trường

TỔNG
24

Điểm trung
N
405

bình

Độ lệch

1.78

chuẩn
.827

405

2.34

.902

404

2.44

.763

405


2.21

1.001

403

1.96

.906

402

2.1502

.68527


Theo kết quả khảo sát, phần lớn các ý kiến đều cho rằng, hoạt động của nhà
trường trên địa bàn đã thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn giá trị
văn hóa quan họ ở mức nhiều ( điểm trung bình là 2,15). Trong đó, việc “ tổ chức
sưu tầm các làn điệu quan họ cổ” và “tổ chức truyền dạy hát quan họ” được thực
hiện với mức độ nhiều nhất so với các hoạt động khác. Điểm bình quân cho việc tổ
chức sưu tầm các làn điệu quan họ cổ là 1,78 và tổ chức truyền dạy hát quan họ là
1,96.
Có thể nói, sau gia đình, nhà trường là một thiết chế giáo dục, môi trường xã
hội hóa quan trọng đối với cá nhân. Dưới góc độ nghiên cứu xã hội học văn hóa,
giáo dục của nhà trường là một tác nhân quan trọng chuyển giao giá trị văn hóa và
bảo tồn ý nghĩa truyền thống của quan họ.
4.3. Tác động của truyền thông đại chúng trong việc bảo tồn giá trị truyền thống
dân ca quan họ Bắc Ninh

Một yếu tố rất quan trọng trong quá trình thực hiện tuyên truyền, quảng bá
các giá trị văn hóa trong hoạt động bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh là truyền
thong đại chúng (TTĐC). Dưới góc nhìn của xã hội học, TTĐC là một quá trình xã
hội, qua đó các thông tin được truyền tải rộng rãi đến các nhóm công chúng. Quá
trình truyền tin được thực hiện thông qua hệ thống các phương tiện như truyền
hình, phát thanh, internet…
Khi nghiên cứu về tác động của TTĐC trong bảo tồn di sản văn hóa quan họ,
tác giả phân tích hai hoạt động cơ bản của TTĐC,đó là (1) quảng bá di sản văn hóa
quan họ qua lễ hội, tour du lịch và (2) quảng bá trong phát tin và xuất bản ấn phẩm
văn hóa.
Bảng 4.9 : Điểm trung bình về mức độ quảng bá di sản văn hóa quan họ qua
kết hợp lễ hội và du lịch ( mean)

25


×