Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Thâm nhập thị trường và So sánh XKTT, XKGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.24 KB, 2 trang )

Môn học: KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề bài:
1. Tại sao chọn Phương thức xâm nhập thị trường thế giới là một quyết định quan trọng?
2. Sự khác nhau giữa XK trực tiếp và XK gián tiếp?
Bài làm
1) Tầm quan trọng của việc chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế:
Khi một công ty quyết định hoạt động kinh doanh ở nước ngoài thì lãnh đạo công ty
phải chọn lựa một cấu trúc tổ chức thích hợp để hoạt động trong các thị trường đó.
Điều quan trọng hơn cả đối với ban giám đốc của một công ty kinh doanh trên thị trường
quốc tế là phải lựa chọn quyết định liên quan đến các cách thức thâm nhập vào từng thị
trường nước ngoài riêng biệt. Một khi đã chọn được các phương thức thâm nhập thì mới có
thể thực thi một loạt các biện pháp marketing có liên quan. Quả thật khi đã chọn đựơc một
cách thức để thâm nhập vào thị trường một nước ngoài nào đó thì nhà kinh doanh mới có thể
xác định một cách căn bản toàn bộ chương trình marketing quốc tế liên quan. Do đó trước khi
nghiên cứu để mở rộng thị trường, công ty phải dành thời gian và công sức cho quá trình lựa
chọn quyết định thâm nhập nước ngoài.
Có những phương pháp khác nhau để bước vào một thị trường nước ngoài, và mỗi
phương pháp tiêu biểu cho mức độ dấn sâu vào thị trường quốc tế. Thông thường, cách thức
kinh doanh ở các thị trường nước ngoài được lựa chọn từ hình thức đơn giản đến phức tạp.
Để xâm nhập vào một thị trường nước ngoài, công ty có thể lựa chọn các phương pháp sau
đây: xuất khẩu gián tiếp; xuất khẩu trực tiếp; nhượng giấy phép; liên doanh; đầu tư trực tiếp.
Tùy phương pháp này, mà có mức gánh chịu trách nhiệm cao hơn, rủi ro cao hơn nhưng hứa
hẹn lợi nhuận cao hơn. Do đó, chúng ta cần lựa chọn kỹ lưỡng và cân nhắc.
Thực tế cho thấy công tác marketing có thể là lực đẩy đằng sau các chiến lược xuất khẩu đầy
thành công. Theo thời gian, các chiến lược xuất khẩu có thể được thau thế bởi chiến lược sản
xuất nội địa hoặc nó vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược xuất khẩu từ “nguồn”.


2) So sánh

Xuất khẩu Trực tiếp



Xuất khẩu Gián tiếp

K/n

Là hình thức xuất khẩu là hình thức là hình thức
xuất khẩu do một doanh nghiệp trong nước trực
tiếp xuất khẩu hàng hoá cho một doanh nghiệp
nước ngoài thông qua các tổ chức của chính
mình.

Là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu phải thông qua một người thứ ba,
người này là trung gian.

Đặc điểm
chung

– Đặc điểm chung lớn nhất của xuất khẩu là việc di chuyển sản phẩm qua biên giới quốc gia, phạm
vi hoạt động mở rộng, chịu tác động phức tạp của nhiều yếu tố môi trường nước ngoài như chính trị,
pháp luật, văn hoá, xã hội, địa lý khí hậu.

Trường
hợp áp
dụng

– Trước khi xuất khẩu, công ty phải nghiên cứu
thị trường và phải có được đầy đủ những thông
tin cần thiết nhằm đảm bảo chắc chắn cho hoạt
động kinh doanh đạt hiệu quả như dự kiến. Đây

là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là điều
kiện để xuất khẩu trực tiếp.
– Phải có đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động ra
thị trường nước ngoài,
– Có khả năng quản lý, điều hành xuất khẩu hiệu
quả.

– Công ty chưa có đủ thông tin cần thiết về thị
trường nước ngoài, như nhu cầu và cầu cụ thể,
tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, đối thủ
cạnh tranh.
– Lần đầu tiếp cận, thâm nhập thị trường,
– Quy mô kinh doanh còn nhỏ,
– Các nguồn lực có hạn, chưa thể dàn trải các
hoạt động ở nước ngoài.
– Cạnh tranh gay gắt, thị trường quá phức tạp,
rủi ro cao.
– Rào cản thương mại từ phía Nhà nước.

Hình
thức tiến
hành

– Mở chi nhánh bán hàng ở nước ngoài.
– Xuất khẩu từ nước thứ ba,
– Xuất khẩu từ công ty liên doanh,
– Lập đại diện bán hàng ở nước ngoài,
– Tiến hành qua Hiệp hội xuất khẩu…

– Thông qua công ty thương mại xuất khẩu hay

nhà xuất khẩu chuyên doanh,
– Qua tổ chức mua gom hàng và xuất khẩu,
– Qua một hãng khác xuất khẩu theo kênh
Marketing riêng của họ.
– Qua một công ty quản lý xuất khẩu…

Ưu điểm

Giảm bớt được các chi phí trung gian từ đó tăng
thu nhập cho doanh nghiệp.
Biết được nhu cầu của khách hàng từ đó đưa ra
các phương án kinh doanh phù hợp.

Giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn
hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh
như: mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh
doanh, am hiểu thị trường giảm được rủi ro,
giảm các chi phí trong quá trình giao dịch.

Nhược
điểm

+ Chi phí để giao dịch trực tiếp cao.
+ Rủi ro trong kinh doanh lớn vì không có điều
kiện nghiên cứu các thông tin kĩ về bạn hàng.
+ Trình độ kĩ thuật nghiệp vụ của các cán bộ
tham gia xuất khẩu phải cao.

Bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người
trung gian, đặc biệt là không kiểm soát được

người trung gian.



×