Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Gioi thieu vinaship nghiệp vụ khai thác tàu chuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.82 KB, 56 trang )

TÀI LIỆU THỰC TẬP

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP
1.1.

Giới thiệu về công ty Vinaship:
+ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VINASHIP JOINT STOCK COMPANY.
+ Tên công ty viết tắt: VINASHIP.
+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 01 Hoàng Văn Thụ, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng.
+ Điện thoại: (031)3842151, 3823803, 3842185.
+ Fax: (031)3842271, Telex: 311214 VSHIP VT.
+ Giấy phép thành lập số: 0203002740.
+ E-mail:
+ Website:
+ Vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước nắm giữ 51%.
+ Giấy chứng nhận ĐKKD số 0203002740 đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 12 năm 2006, đăng ký thay đổi
lần thứ nhất ngày 09 tháng 4 năm 2009 tại Sở Kế hoạch đầu tư Tp.Hải Phòng.

1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship – tức công ty vận tải biển III (VINASHIP) trước đây vốn là một

DNNN hạng I được thành lập theo quyết định số 694/QĐ-TCCB ngày 10/3/1984 của Bộ giao thong vận tải, và
sau đó được thành lập lại theo quyết định số 463/QĐ-TCCB ngày 23/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thong vận

1


TÀI LIỆU THỰC TẬP


tải với nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hang hóa nội địa, vận tải biển pha song, kết hợp với vận tải vùng Đông Nam
Á và vận chuyển hành khách tuyến Bắc Nam và ngược lại, VINASHIP đã dần từng bước thoát khỏi những yếu
kém, trì trệ, bước đầu đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Công ty đã chủ động sắp xếp tổ chức lại một cách hệ thống bộ máy điều hành, bố trí cán bộ chủ chốt có
năng lực vào các phòng ban nghiệp vụ quan trọng. Kiện toàn được cơ cấu tổ chức bố trí cán bộ phù hợp là tiền đề
tạo thế ổn định, gây được niềm tin, sự hứng khởi và đoàn kết trong nội bộ, để từ đó Công ty khẩn trương đi sâu
vào từng khâu quản lý then chốt như Kinh doanh - Kỹ thuật - Vật tư - Tài chính kế toán quyết định đến sự thành
bại của doanh nghiệp. Trong thời gian này bằng cách mua hoặc chuyển nhượng tài sản trong nội bộ Tổng công
ty, VINASHIP đã có thêm hàng loạt các tàu như Hùng Vương 03, Thắng Lợi 01, 02, Hà Tây, Nam Định, Ninh
Bình, Hưng Yên, Hà Giang, nâng tổng trọng tải đội tàu lên nhanh chóng so với những năm trước đây. Năm 1999,
trọng tải đội tàu đạt 72.987 dwt.
Giai đoạn 2001-2007:
Công ty vận tải biển III trong giai đoạn này đã đặc biệt chú trọng đến việc phát triển đội tàu, Công ty đã bổ
sung thêm vào danh sách đội tàu của Công ty những cái tên mới như Hà Nam, Hà Đông, Hà Tiên, Bình Phước,
Mỹ An, Mỹ Thịnh, Mỹ Vượng mua tại thị trường nước ngoài, Chương Dương mua trong nước và Mỹ Hưng
đóng mới tại nhà máy đong tàu Bạch Đằng. Điểm nổi bật trong khâu phát triển đội tàu mang “thương hiệu”
VINASHIP có thể kể đến ở đây là ngoài việc chú ý đến khả năng tài chính, nhịp độ đầu tư để không ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất, Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm trong nhiều năm về việc mua bán tài nên các bước
mua bán luôn được tiến hành một cách thận trọng và kỹ lưỡng. Nhờ vậy mà các tàu mua về đều đảm bảo chất

2


TÀI LIỆU THỰC TẬP
lượng và hoạt động có hiệu quả cao. Việc đầu tư đúng hướng không những phát triển về số lượng mà còn giúp
tre hóa đội tàu. Tuổi tàu bình quân liên tục được giảm, từ 22 tuổi trong những năm đầu thành lập công ty cho đến
22 tuổi (năm 1999), 20 tuổi (năm 2001) và 19,4 tuổi (năm 2003).
Luôn đề cao vai trò nguồn vốn con người là một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định
đến sự thành bại của doanh nghiệp, Công ty đã luôn cố gắng hoàn thành tốt công tác tổ chức cán bộ, coi trọng
nhân tài, bố trí đúng người đúng việc. Hàng năm ngoài việc tuyển dụng bổ sung lực lượng lao động trẻ từ các

trường Đại học, Cao đẳng; Công ty đã đào tạo và đào tạo lại về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thong
tin, ngoại ngữ, lý luận chính trị cho CBCNV, sỹ quan thuyền viên phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển sản
xuất.
Hơn 20 năm qua, Công ty vận tải biển III nay là Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship đã phấn đấu không
ngừng để tồn tại, ổn định và phát triển. Qua mỗi giai đoạn công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng
bước khẳng định bản lĩnh và vị thế của mình trong ngành vận tải biển. Chính phủ đã tặng cho cá nhân và tập thể
Công ty các Huân chương Lao động và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Giai đoạn 2007-nay:
Đây là giai đoạn thị trường vận tải biển có nhiều biến động. Từ năm

2007-2009, đây là giai đoạn

phát triển cường thịnh nhất của ngành vận tải biển. Hòa vào sự phát triển của ngành vận tải biển quốc tế, Công ty
vận tải biển Vinaship đã đầu tư thêm một loạt tàu mới, trọng tải lớn như tàu Vinaship Ocean, Vinaship Diamond,
Vinaship Sea, Vinaship Pearl và Vinaship Star. Lần đầu tiên đội tàu Vinaship vượt biển lớn, vươn tới các thị
trường mới, xa hơn, rộng hơn đơn cử là tàu Mỹ Thịnh vào tháng 6/2009 đã hành trình sang khai thác khu vực

3


TÀI LIỆU THỰC TẬP
Châu Phi, Nam Mỹ mở đương cho một loạt tàu sao đó khai thác tuyến này. Tuy nhiên, từ năm 2010-nay, do ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, ngành vận tải biển cũng suy thoái dần. Công ty vận tải biển Vinaship cũng
đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác đội tàu.

1.3.
1.3.1.

Lĩnh vực kinh doanh và cơ sở vật chất của công ty
Lĩnh vực kinh doanh

- Kinh doanh vận tải biển
- Khai thác cầu cảng, kho bãi và dich vụ giao nhận kho vận
- Dịch vụ đại lý tàu
- Dịch vụ đại lý vận tải nội địa
- Dịch vụ cung ứng tàu biển
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
- Dịch vụ khai thuế hải quan
- Dịch vụ hợp tác lao động
- Cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn
- Dịch vụ xuất nhập khẩu
- Đại lý mua bán, ký gửi hang hóa

+ Các chi nhánh:
-

Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh công ty tại thành phố Đà Nẵng
Chi nhánh công ty tại thành phố Hạ Long

4


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Các xí nghiệp trực thuộc:
-

1.3.2.
a)

Xí nghiệp Dịch vụ vận tải (TRANSE)

Xí nghiệp Xếp dỡ - dịch vụ và vận tải (STS)

Tình hình cơ sở vật chất của công ty:
Tài sản cố định của công ty:

Bảng 1: Tài sản cố định của công ty:
Chỉ tiêu
I. TSCĐ hữu hình
Nhà cửa, vật kiến
trúc
Máy móc, thiết bị

Nguyên giá

Hao mòn lũy kế

Giá trị còn lại

1.755.942.819.399

682.269.431.604

1.073.673.387.795

27.594.201.494

11.523.903.244

16.070.299.250


100.752.694

100.752.694

-

5


TÀI LIỆU THỰC TẬP

Phương tiện vận tải

1.727.962.983.689

670.370.881.975

1.057.592.101.714

284.881.522

273.893.691

10.987.831

238.654.500

199.932.259

38.722.241


Thiết bị dụng cụ
quản lý
II. TSCĐ vô hình

b)

Tình hình sử dụng đất đai, nhà xưởng của công ty
Bảng 2. Tình hình sử dụng đất đai, nhà xưởng của công ty

STT

1
2

Địa chỉ

01 Hoàng Văn Thụ, Hồng Bàng,
Hải Phòng
280 Ngô Quyền

Diện tích
(m2)

Hình thức
thuê hoặc

Mục đích

giao đất


3.700

Thuê lâu dài

11.118

Thuê lâu dài

Trụ sở cơ
quan
Xí nghiệp dịch

6


TÀI LIỆU THỰC TẬP
vụ xếp dỡ và
vận tải
3

Bãi Đông Hải, Hải An, Hải Phòng

4

Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh

5
6


c)

16.400

Thuê lâu dài

Bãi container

430

Thuê lâu dài

Chi nhánh

Chi nhánh Đà Nẵng

97

Thuê lâu dài

Chi nhánh

Chi nhánh Quảng Ninh

88

Thuê lâu dài

Chi nhánh


Đội tàu của công ty
Bảng 3. Đội tàu của công ty
No

Ship name

GRT

NRT

LOA

Beam

Draft

DWT

Power

HO/HA

Bale

Grain

DRRK

Built


1

Vinaship

18108

10015

169.03

27

9.65

27841

6545

5/5

34629

36254

4x30T

1998.JPN

14602


8402

150.19

26

9.53

24241

5296

4/4

29817.4

30909.97

4x30T

1996.JPN

Sea
2

Vinaship

7



TÀI LIỆU THỰC TẬP
Pearl
3

Vinaship

15438

8180

158.5

25.8

9.4

23949

5979

4/4

28768

29463

4x30T

1996.JPN


14397

8344

153.5

25.8

9.553

24034

7200

4/4

30101

31101

4x30T

1996.JPN

Star
4

Vinaship
Diamond


5

Mỹ Thịnh

8414

5030

134.04

21.2

7.94

14348

3800

4/4

17984

17984

4x15T

1990.JPN

6


Mỹ Vượng

8414

5030

134.04

21.2

7.94

14339

3800

4/4

17985

17985

4x15T

1989.JPN

7

Vinaship


7110

4381

121.8

20.00

11.00

12367

4100

3/3

15052

15052

4x25T

1986.JPN

8216

5323

136.4


20.20

8.20

13245

4/4

18590

18590

4x25T

2008.VN

Ocean
8

Vinaship
Gold

9

Mỹ An

4929

3135


109.97

18.30

7.32

8232

4000

2/2

9903

10675

2x20T

1994.JPN

10

Mỹ Hưng

4085

2436

102.79


17.00

6.95

6500

3600

2/2

8159

8610

4x15T

2003.VN

11

Hà Nam

4068

2616

98.5

18.00


6.92

6512

3235

2/2

8249

8734

4x20T

1985.JPN

Total

175608

8


TÀI LIỆU THỰC TẬP

1.4.

Cơ cấu tổ chức của công ty VINASHIP:
Công ty vận tải biển VINASHIP được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với hình thức
bán cổ phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Công ty được quản

lý và điều hành theo cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, gồm có: Đâị hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng, bộ máy giúp việc và đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc. Công ty được tổ chức theo quy định của luật doanh nghiệp và các quyết
định có liên quan đến pháp luật và điều lệ của công ty.

9


TÀI LIỆU THỰC TẬP

1.5.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
10


TÀI LIỆU THỰC TẬP
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
ĐHĐCĐ có thẩm quyền cao nhất trong công ty, những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHĐCĐ
đã được quy định trong điều lệ của công ty và pháp luật liên quan.
Hội đồng quản trị (HĐQT)
HĐQT là cơ quan quản trị của công ty gồm các thành viên có toàn quyền nhân danh vinaship để quyết
định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội
đồng cổ đông.
Ban kiểm soát
Gồm 3 thành viên thay mặt các cổ đông kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh
doanh của công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật những công việc thực hiện theo
quyền hạn và nghĩa vụ.
Tổng giám đốc
Chức năng nhiệm vụ: Điều hành chung. Tổng giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định bổ

nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Tổng giám đốc là người đại diện pháp
nhân và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản trị,
Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và pháp luật về điều hành công ty.
Phó tổng giám đốc
a)

Phó tổng giám đốc khai thác

11


TÀI LIỆU THỰC TẬP
Chức năng nhiệm vụ: Giúp Tổng giám đốc quản lý và điều hành sản xuất khai thác kinh doanh, nghiên
cứu thị trường, điều phối, nắm bắt nguồn hang, xây dựng phương án kinh doanh, đề xuất với tổng giám đốc
công ty ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa và các phương án cải tiến tổ chức sản xuất trong công ty, theo dõi
hoạt động của đội tàu.
b)

Phó tổng giám đốc kỹ thuật
Chức năng nhiệm vụ: giúp Tổng giám đốc quản lý điều hành công việc kỹ thuật, vật tư, sửa chữa, công tác

nghiên cứu, ứng dụng khoa học sang kiến, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động liên quan khác, tiến hành
theo dõi hoạt động của đội tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động an toàn.
Phòng kinh doanh
Là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý và khai thác đội tàu hiệu quả, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Tổng giám đốc, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Tổ chức kinh doanh khai thác đội tàu, chỉ đạo đôn đốc hệ thống đại lý trong và ngoài nước, nhằm thực
hiện tốt kế hoạch sản xuất của công ty.
+ Khai thác nguồn hàng, tham mưu và ký kết hợp đồng vận tải, tổ chức thực hiện hợp đồng.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo thống kê sản xuất vận tải, doanh thu hàng tháng, quý và cả năm,

định hướng cho việc khai thác kinh doanh đầu tư phát triển sản xuất. Thực hiện những yêu cầu quản lý do cấp
trên quy định.
+ Điều hành toàn bộ hoạt động của các tàu theo hợp đồng đã ký kết. Lựa chọn phương án điều hành tối ưu,
đạt hiệu quả.
12


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về tính pháp lý của các hợp đồng đã ký, kết quả kinh doanh khai
thác và các hoạt động điều tàu.
+ Đề xuất phương án giải phóng tàu nhanh, tăng vòng quay phương tiện để khai thác đội tàu đạt hiệu quả
kinh doanh của công ty.
+ Thường xuyên đánh giá phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của đội tàu.
+ Phối kết hợp với phòng tài chính kế toán theo dõi chặt chẽ các khoản thu cước phí trong và ngoài nước
cũng như các chi phí khác của đội tàu.
+ Theo dõi thong tin liên lạc với đội tàu kể cả với các trung tâm thông tin điện tử về thời tiết khí tượng để
phục vụ cho đội tàu.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng – hàng quý – hàng năm.
+ Thống kê báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty.
Phòng khoa học – kỹ thuật
Là phòng nghiệp vụ giúp Tổng giám đốc về quản lý kỹ thuật định mức nhiên liệu, vật tư của đội tàu. Chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật, quản lý kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy
phạm về kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phục vụ khai thác kinh doanh vận tải đạt hiệu quả. Có nhiệm
vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc tìm và chọn đối tác để ký kết các hợp đồng kinh tế có liên
quan đến khoa học kỹ thuật.

13



TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Quản lý kỹ thuật, kế hoạch sửa chữa theo từng bộ môn Vỏ - Máy - Điện - Thiết bị hàng hải, thông tin
liên lạc, thiết bị bổ sung, điều chỉnh các chỉ tiêu, định mức kỹ thuật, định mức sửa chữa, bảo quản bảo dưỡng về
vật tư nhiên liệu phụ tùng và sửa chữa các trang thiết bị nghi khí hàng hải.
+ Xây dựng điều chỉnh các nội quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm và tiêu chuẩn quản lý sử dụng máy
móc trang thiết bị trên tàu. Đồng thời kiểm tra – đôn đốc – có chỉ thị kịp thời uốn nắn các sai sót trong quá trình
thực hiện.
+ Quản lý về chất lượng, tính năng kỹ thuật của các thiết bị máy móc trên tàu. Theo dõi, hướng dẫn các
hoạt động khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc trên tàu theo đúng quy trình, quy
phạm.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy cho các thiết bị, phương tiện của công ty.
+ Lập kế hoạch sửa chữa định kỳ hàng năm theo yêu cầu của Đăng kiểm, quản lý giám sát quá trình sửa
chữa tàu, đảm bảo chất lượng thiết bị, phụ tùng, vật tư, tiến độ và chi phí.
+ Theo dõi định mức nhiên liệu, phụ tùng vật tư thường xuyên điều chỉnh định mức phù hợp với thục tế dử
dụng.
+ Cung cấp số lượng chủng loại, ký mã hiệu. nước sản xuất của vật tư phụ tùng thay thế cần thiết mà trong
nước không cho Phòng vật tư đặt mua ở nước ngoài khi có yêu cầu của sản xuất và được Tổng giám đốc phê
duyệt.

14


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Nghiên cứu tiếp nhận và phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong năm sản xuất đến các đơn vị tàu,
phòng ban, hỗ trợ các đơn vị về khoa học kỹ thuật, tập hợp theo dõi các sang kiến, cải tiến trong quản lý và sử
dụng về mặt kỹ thuật. Là thường trực hội đồng Khoa học kỹ thuật, sang chế, sáng kiến của công ty.
+ Đề nghị bổ sung thay thế các trang thiết bị phụ tùng vật tư, quy trình công nghệ phù hợp với tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
+ Tham gia các trương trình kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật. kỹ sư máy, lái tàu, quản
lý khai thác kỹ thuật, tham gia giám định sang kiến, nghiên cứu khoa học, tổ chức thi cấp bậc, nâng bậc.

Phòng tổ chức cán bộ - lao động
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương trong
hoạt động kinh doanh khai thác. Quản lý khai thác sử dụng lực lượng lao động của công ty theo đúng pháp luật
phù hợp với chức năng nhiệm vụ và đặc điểm của công ty. Phòng có nhiệm vụ sau:
+ Theo dõi hoạt động bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty theo cơ chế và mô hình
tổ chức, đề xuất xây dựng sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung các mô hình tổ chức sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ và đặc điểm của công ty, nhằm đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
+ Phối hợp với cùng một số đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
trình độ chuyên môn cho đội ngũ sỹ quan, thuyền viên, cán bộ công nhân viên trong công ty đáp ứng các nhu cầu
trước mắt và sau này.
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc về bố trí lao động khối phòng ban, chi nhánh, đội tàu của công ty phù
hợp với tính chất lao động và cả luật định đã được nhà nước ban hành.

15


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Lập kế hoạch lao động và tiền lương phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính
hàng năm. Xây dựng, sửa đổi các quy chế liên quan đến quản lý lao động, chi trả lương và các chế độ khác cho
người lao động theo đúng nội quy, quy chế của công ty và phù hợp với các quy định của Bộ luật lao động.
+ Thống kê lao động tiền lương hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Quản lý sử dụng quỹ tiền lương, áp
dụng các chính sách, sử dụng hiệu quả các đòn bẩy kinh tế của tiền lương nhằm kích thích sản xuất. Xác định
định mức lao động, tổ chức tốt an toàn lao động, cấp phát bảo hộ lao động.
+ Chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, giải quyết yêu cầu nghiệp vụ theo các chức năng nhiệm vụ, những
quy định theo chính sách của nhà nước, theo nội quy của công ty.
+ Thực hiện công tác nâng bậc, nâng lương hàng năm cho CBCNV trong công ty, thực hiện tiếp nhận hồ
sơ, giải quyết các thủ tục cho người lao động đến và đi, hộ chiếu cho sỹ quan thuyền viên đi công tác nước ngoài.
+ Có kế hoạch phân loại lao động, sử dụng có hiệu quả lao động, thực hiện tốt công tác bảo hiểm xã hội
cho người lao động.
+ Là ủy viên thường trực của hội đồng lương, hội đồng kỷ luật, hội đồng lao động.

+ Phụ trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ cho công ty.
+ Được ký sao các bản sao lục nghiệp vụ, văn bản hướng dẫn trong nội bộ công ty. Được Tổng giám đốc
ủy quyền ký lệnh điều động cán bộ công nhân viên các phòng ban và thuyền viên lên, xuống các tàu trong công
ty. Ký duyệt các chứng từ thanh toán lương, cấp phát BHXH, cấp giấy nghỉ phép cho CBCNV.
Phòng tài chính – kế toán

16


TÀI LIỆU THỰC TẬP
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý hoạt động kinh tế, hạch toán kinh tế, hạch toán kế
toán cho toàn công ty. Quản lý kiểm soát các thủ tục thanh toán, hạch toán đề xuất các biện pháp triển khai để
công ty hoàn thành các chỉ tiêu về tài chính. Phòng có các quyền hạn và nhiệm vụ sau:
+ Tổng hợp số liệu kế toán, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài chính, vật tư, tiền
vốn, bảo đảm quyền chủ động trong kinh doanh và tự chủ trong tài chính. Phân tích đánh giá hoạt động tài chính
trong khai thác đội tàu, tìm ra biện pháp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Phục vụ tốt các yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đảm bảo việc ghi chép số liệu, tổng hợp tình hình, số liệu liên quan đến hoạt động tài chính kinh doanh
của công ty. Cung cấp số liệu cần thiết cho các phòng nghiệp vụ liên quan.
+ Phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời, rõ rang và dễ hiểu toàn diện mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty theo nguyên tắc kế toán độc lập về nghiệp vụ.
+Phổ biến và triển khai thực hiện các chế độ chính sách tài chính của nhà nước, hướng dẫn bồi dưỡng
nghiệp vụ cho CBCNV có liên quan đến nghiệp vụ kế toán ở các chi nhánh và xí nghiệp thành phần.
+ Yêu cầu các phòng ban chi nhánh cung cấp số liệu, hồ sơ chứng từ liên quan đến quản lý tài chính, hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tham gia vào việc xây dựng các phương án cải tiến cơ chế quản lý, quy chế trong các lĩnh vực liên
quan. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về tài chính.

17



TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Không thanh toán khi phát hiện sai sót, chưa đủ thủ tục, chứng từ còn nghi vấn chưa rõ ràng, chứng từ
tẩy xóa không hợp lệ, từ chối các khoản chi tiêu không đúng chế độ, không đúng lệnh của Tổng giám đốc.
+ Có quyền tham gia, tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ kế toán tài chính trong phạm vi của công ty.
+ Đề xuất các biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời các sai sót trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài
chính.
Phòng vật tư
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý, cấp phát nhiên liệu, vật tư của toàn công ty. Chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật, phòng vật tư có quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
+ Chỉ đạo và trực tiếp xây dựng nội quy, quy chế quản lý nguyên, nhiên vật liệu cùng các định mức kinh tế
kỹ thuật liên quan trình Tổng giám đốc phê duyệt để áp dụng vào thực tiễn của công ty.
+Tìm thị trường, chọn đối tác để tham mưu cho Tổng giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực
mua bán vật tư, nhiên liệu đảm bảo tính pháp lý và có lợi cho công ty.
+ Nắm vững được nhu cầu sử dụng quản lý vật tư phụ tùng theo định mức kỹ thuật kinh tế. Lập kế hoạch
kiểm tra thực hiện cung cấp, sử dụng nhiên liệu vật tư phụ tùng đảm bảo hợp lý tiết kiệm theo yêu cầu sản xuất.
+ Triển khai về mua bán và cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế cho đội tàu. Xây dựng, điều chỉnh các nội
quy, quy chế về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị trên
tàu.

18


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Quản lý về chất lượng, tính năng về kỹ thuật của trang thiết bị máy móc trên tàu. Theo dõi, hướng dẫn
hoạt động khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc theo đúng quy trình quy phạm tiêu
chuẩn kỹ thuật.
Phòng pháp chế an toàn hàng hải
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác pháp chế, an toàn hàng hải của tàu, theo

dõi về các vấn đề pháp lý của công ty. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế hàng hải. Tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định
của công ty, luật pháp quốc tế và Việt Nam trên tàu. Quản lý, hướng dẫn việc thực hiện về công tác an toàn hàng
hải, an toàn lao động trong sản xuất và hoạt động khai thác vận tải trong toàn công ty.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm trong công ty. Yêu cầu các phòng ban, các tàu, các đơn vị trong công ty
cung cấp số liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, khai thác kỹ thuật khi cần
cho nghiệp vụ của phòng.
+ Có quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật các cá nhân, tập thể thể hiện an toàn hàng hải, an toàn lao
động cũng như chấp hành các luật lệ, luật pháp quốc tế, Việt Nam và các quy chế công ty.
Phòng đầu tư và phát triển đội tàu
Là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác kế hoạch, đầu tư trong sản xuất kinh doanh, quan hệ
kinh tế đối ngoại trong các hoạt động kinh doanh, có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như sau:

19


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về lĩnh vực kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, thị trường mua bán tàu, đóng mới tàu, hợp tác liên doanh phát triển và thực hiện mua bán tàu,
tham gia giao dịch đóng mới tàu của công ty theo hướng phát triển hàng năm của công ty.
+ Giao dịch và làm việc với các đối tác nước ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo quý, năm để báo cáo lên Tổng giám đốc và các cơ
quan cấp trên.
+ Tập hợp số liệu báo cáo của các phòng, ban, chi nhánh của công ty; làm báo cáo quản trị doanh nghiệp
theo định kỳ tháng, quý, năm; phân tích, tổng hợp kịp thời chính xác thực trạng của các đơn vị theo yêu cầu của
Tổng giám đốc và phục vụ các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
+ Là đầu mối của công ty phối hợp với các tổ chức được công ty ủy quyền quản lý số cổ đông của công ty
và báo cáo theo yêu cầu của ban điều hành.
+ Chọn lọc thông tin và tài liệu trong công ty để báo cáo, trao đổi chính thức với cơ quan ngoài công ty.
+ Giúp Tổng giám đốc trong khâu quan hệ công chúng, quan hệ với cổ đông, công tác marketing.

+ Làm thủ tục liên quan cho các đoàn cán bộ của công ty đi công tác, học tập ở nước ngoài và các đoàn
khách nước ngoài xin vào làm việc với công ty (trừ các đoàn liên quan đến thuyền viên).
+ Tham mưu cho Tổng giám đốc soát xét các hợp đồng, giao dịch, quy chế quản lý nội bộ phù hợp với
pháp luật hiện hành.
+ Là đầu mối biên tập, cung cấp thông tin lên mạng nội bộ và website của công ty.

20


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Theo dõi, nghiên cứu thị trường tài chính, thị trường chứng khoán để tham mưu cho Tổng giám đốc
trong việc ra quyết định đầu tư tài chính, chứng khoán.
+ Quản lý Đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán.
+ Thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo mật thông tin, tài liệu theo chỉ đạo của Tổng giám đốc. Theo dõi và
thực hiện các hoạt động quảng cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên các phương tiện thông tin
đại chúng trong và ngoài nước. Soạn thảo nội dung, bài viết cung cấp thông tin cho báo chí, tạp chí theo sự chỉ
đạo của lãnh đạo công ty.
+ Tuân thủ các quy định trong hệ thống quản lý an toàn và chất lượng của công ty.
Phòng hành chính
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc các công việc hành chính như:
+ Quản lý về văn thư lưu trữ, lập kế hoạch mua sắm các trang thiết bị văn phòng phẩm.
+ Quản lý và lập kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng trụ sở chính và các chi nhánh, trang thiết bị nội thất, thiết bị
văn phòng, thiết bị thông tin liên lạc.
+ Quan hệ với các cơ quan chức năng trong địa phương để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty được thuận lợi.
Phòng bảo vệ - quân sự
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc giải quyết công tác thanh tra, bảo vệ sản xuất, thực
hiện công tác quân sự. Phòng có nhiệm vụ chủ yếu sau:

21



TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Tham mưu giúp Tổng giám đốc các công tác thanh tra theo quy định và pháp lệnh thanh tra Nhà nước,
triển khai công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn trong công ty, tổ chức thực hiện các pháp lệnh về dân
quân tự vệ trong công ty.
+ Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn về chống cướp biển, chống khủng bố trên biển.
Ban quản lý an toàn và an ninh
Là bộ phận nghiệp vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh tàu. Ban quản
lý an toàn và an ninh có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
+ Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường biển. Nghiên cứu
bộ luật quản lý an toàn IMS Code cho đội tàu của công ty.
+ Nghiên cứu và xây dựng hệ thống quản lý an toàn. Tham mưu và đề xuất cho Tổng giám đốc triển khai
duy trì hệ thống quản lý an toàn ngày càng hiệu quả hơn.
+ Quản lý tài liệu hệ thống quản lý an toàn.
Ban thi đua khen thưởng
Là đơn vị tham mưu cho Tổng giám đốc và lãnh đạo công ty về mặt thi đua lao động sản xuất, tổ chức
công tác tuyên truyền bằng nhiều phương pháp rộng rãi
+ Nghiên cứu đề xuất các phong trào thi đua trong từng thời kỳ, tổng hợp tình hình thực hiện các phong
trào thi đua đã thực hiện.
+ Hướng dẫn, tập hợp, nghiên cứu tham mưu cho hội đồng thi đua khen thưởng của công ty xét duyệt các
danh hiệu cho tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

22


TÀI LIỆU THỰC TẬP
Đội giám sát kiểm tra
Là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc giám sát kiểm tra việc thực hiện việc chấp hành các chính sách
pháp luật của Đảng, Nhà nước, nội quy quy chế trong phạm vi công ty.

+ Giám sát kiểm tra việc thực hiện nội dung các hợp đồng mua bán tài sản, trang thiết bị, vật tư, nhiên
liệu. Giám sát việc triển khai các hợp đồng sửa chữa (theo định kỳ và hàng năm).
+ Giải quyết và phục vụ mọi yêu cầu trong công tác quản lý và kinh doanh của công ty cho tàu về khu vực
xếp dỡ hàng hóa theo đúng hợp đồng vận tải, sửa chữa, nhận vật tư, nhiên liệu và những yêu cầu đột xuất theo
chỉ đạo chung của công ty.
Xí nghiệp dịch vụ vận tải
Là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc vào công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ,
có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật và chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ với
công ty. Xí nghiệp chịu sự quản lý của phó giám đốc phụ trách sản xuất khác trong việc tổ chức và điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Đội sửa chữa phương tiện
Đội sửa chữa phương tiện được thành lập theo quyết định của Tổng giám đốc, hoạt động dưới sự chỉ đạo
của Phó giám đốc kỹ thuật. Đội có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Sửa chữa đột xuất một hoặc một phần công việc sửa chữa định kỳ, theo hạng mục sửa chữa hoặc phiếu
giao việc của phòng kỹ thuật.
+ Lập hồ sơ thanh toán các công trình sửa chữa.

23


TÀI LIỆU THỰC TẬP
+ Quản lý các tài sản của công ty do Đội trao: trụ sở và các trang thiết bị trong trụ sở, kho và các vật tư,
dụng cụ, máy móc thiết bị sửa chữa.
+ Hàng tháng tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của đội báo cáo giám đốc công ty hoặc phó giám đốc
công ty phụ trách về kỹ thuật.
+ Mở sổ sách theo dõi hoạt động của đội.
+ Quan hệ, giao dịch với các cơ quan liên quan để giải quyết các công việc của đội như: tạm ứng tiền
công, tiền mua vật tư, phụ tùng, lĩnh vật tư phụ tùng, bổ sung lao động.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2014 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
NHIỆM VỤ NĂM 2015
2.1.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014
1. Đặc điểm tình hình

24


TÀI LIỆU THỰC TẬP
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2014 của Công ty có gặp một số thuận lợi và khó khăn cụ thể
như sau:
a. Thuận lợi
- Đội tàu công ty đã được cải thiện về chất lượng, tuổi tàu trẻ hơn và trọng tải lớn hơn nên có thể khai
thác trên vùng biển quốc tế không hạn chế.
- Chủ trương giãn, khoanh nợ, giảm lãi suất cho vay của Chính phủ đối với các khoản vay đầu tư của
doanh nghiệp vận tải biển tại các ngân hàng đã phần nào giúp giảm bớt khó khăn về tài chính.
- Nguồn lao động là sỹ quan thuyền viên đã bớt căng thẳng, Công ty có điều kiện để lựa chọn các lao
động có năng lực, chuyên môn tốt hơn bố trí trên các tàu.
- Công ty luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thông qua những người
đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại doanh nghiệp.
b. Khó khăn
+ Khó khăn khách quan
-

Trong năm 2014, vận tải biển thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh
nghiệp vận tải biển tiếp tục chịu ảnh hưởng xấu từ suy thoái sâu và phục hồi kinh tế chậm chạp của các nền
kinh tế lớn như Bắc Mỹ, Nhật Bản, EU. Giá cước vận tải biển tuy có giai đoạn phục hồi nhẹ nhưng nhìn
chung vẫn ở mức thấp, đặc biệt là cước tàu hàng khô cỡ handize trở lên. Tại thị trường công ty khai thác

truyền thống là Đông Nam Á, mặt hàng gạo xuất khẩu từ Việt Nam đi một số thị trường truyền thống như
Malaysia, Indonesia trong năm 2014 hầu như rất nhỏ, nguồn hàng gạo xuất đi Philippines tuy sản lượng lớn

25


×