Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện thuận thành - tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ THU THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN THÀNH - TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 44 01 03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Cao Việt Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân đây tôi xin được bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành của mình:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Cao Việt Hà là
giảng viên hướng dẫn khoa học cho tôi, Cô rất tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban giám đốc Học viện cùng các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Quản Lý Đất Đai, Ban Quản lý đào tạo đã giúp đỡ và có những ý
kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Đảng Bộ huyện, UBND huyện
Thuận Thành, Đảng Uỷ, UBND xã Đại Đồng Thành, UBND xã Song Hồ, UBND xã
Nghĩa Đạo, cùng các hộ dân tại xã Nghĩa Đạo, xã Song Hồ và xã Đại Đồng Thành đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên
nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập
và nghiên cứu đề tài khoa học này.

Hà Nội, ngày


tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Cao Thị Thu Thảo

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesic Abstract ............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2


1.3.1.

Phạm vi đối tượng ........................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi không gian ......................................................................................... 2

1.3.3.

Phạm vi thời gian ............................................................................................. 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

1.4.1.

Những đóng góp mới ....................................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4

2.1.

Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam ............................ 4

2.1.1.

Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau thời kỳ đổi mới ................................... 4

2.1.2.

Quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2003 ....................... 5

2.2.

Tổng quan về dồn điền đổi thửa ....................................................................... 5

2.2.1.

Ruộng đất mang mún ....................................................................................... 5

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 8

2.2.3.

Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi thửa ở Việt Nam ...................................... 10

2.3.


Những vấn đề về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp......................... 19

iii


2.3.1

Nhóm các vấn đề về điều kiện tự nhiên. ......................................................... 19

2.3.2.

Nhóm các vấn đề kinh tế - xã hội ................................................................... 20

2.3.3.

Nhóm các yếu tố tổ chức, kỹ thuật ................................................................. 20

2.4.

Mối quan hệ giữa dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. .... 21

2.4.1.

Dồn điền đổi thửa góp phần làm tăng hiệu lực trong công các quản lý nhà
nước về đất đai.

2.4.2.

21


Dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất đai ............................................................................................................ 21

2.4.3.

Dồn điền đổi thửa tạo ra lãnh thổ hợp lý cho quá trình tổ chức sản xuất
nông nghiệp ................................................................................................... 22

2.4.4.

Dồn điền đổi thửa tạo tâm lý ổn định cho người nông dân yên tâm đầu tư
sản xuất ......................................................................................................... 22

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 23
3.1

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 23

3.2.

Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 23

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 23

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 23


3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thuận Thành ............ 23

3.4.2.

Biến động Sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thuận Thành giai đoạn
2009-2014 ..................................................................................................... 23

3.4.3.

Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa huyện Thuận Thành trong
giai đoạn 2009 – 2011 .................................................................................... 23

3.4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa tại
huyện Thuận Thành ....................................................................................... 23

3.4.5.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau
dồn điền đổi thửa ........................................................................................... 24

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 24

3.5.1.


Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ............................................... 24

3.5.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ............................................................... 24

3.5.3.

Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp số liệu. ............... 24

3.5.4.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 25

3.5.5.

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .............................. 25

iv


Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 28
4.1

Đánh giá chung về huyện Thuận Thành ......................................................... 28

4.1.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên ........................................................................... 28


4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu ............................... 29

4.1.3

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập địa bàn nghiên cứu ............................ 32

4.1.4

Nhận xét chung .............................................................................................. 32

4.1.5.

Đánh giá cơ cấu sử đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành. ........... 33

4.2.

Đánh giá kết quả dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thuận Thành ............. 35

4.2.1.

Cơ sở pháp lý................................................................................................. 35

4.2.2.

Kết quả thực hiện công tác dồn điền đổi thửa huyện Thuận Thành giai
đoạn 2009 – 2011 .......................................................................................... 37

4.2.3.


Công tác dồn điền, đổi thửa ảnh hưởng đến quy hoạch nông thôn mới ........... 44

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT ................................ 46

4.3.1

Đặc điểm các loại hình sử dụng đất ................................................................ 46

4.3.2

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính và các loại hình sử dụng đất ......... 48

4.3.3

Hiệu quả xã hội.............................................................................................. 53

4.3.4

Hiệu quả môi trường ...................................................................................... 57

4.3.5

Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau DĐĐT................... 63

4.4.

Lựa chọn các LUT có hiệu quả ...................................................................... 64


4.4.1.

Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ......................... 64

4.4.2

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp sau DĐĐT ................................................................................. 66

Phần 5. Kết Luận và kiến nghị.................................................................................. 70
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 70

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... 71

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 73

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVTV


Bảo vệ thực vật

CNH - HDH

Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

CPTG

Chi phí trung gian

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DT

Diện tích

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn




Lao động

LUT

Loại hình sử dụng đất

LX - LM

Lúa xuân - lúa mùa

SL

Sản lượng

STT

Số thứ tự

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Thực trạng manh mún đất đai năm 2010 ..................................................14

Bảng 3.1:

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất................................26

Bảng 4.1:

Cơ cấu kinh tế các ngành qua một số năm của huyện Thuận Thành ........31

Bảng 4.2:

Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2014 so với năm 2000 và 2005 ........... 34

Bảng 4.3:

Kết quả dồn điền đổi thửa của xã Nghĩa Đạo ...........................................40

Bảng 4.4:

Kết quả dồn điền đổi thửa của xã Đại Đồng Thành ..................................43


Bảng 4.5:

Tình trạng manh mún ruộng đất tại các xã nghiên cứu trước khi thực hiện
dồn điền đổi thửa.....................................................................................44

Bảng 4.6:

Một số kết quả chính sau dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu ...........45

Bảng 4.7:

Một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện trước và sau
dồn điền ..................................................................................................47

Bảng 4.8:

Hiệu quả kinh tế các LUT tại các xã nghiên cứu sau DĐĐT ....................49

Bảng 4.9:

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ............52

Bảng 4.10: Đánh giá mức độ đầu tư sản xuất sau DĐĐT ...........................................53
Bảng 4.11: Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của các xã
sau DĐĐT ...............................................................................................54
Bảng 4.12: Đánh giá hiệu quả xã hội qua mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công
lao động của các xã sau DĐĐT ...............................................................55
Bảng 4.13: Đánh giá chi phí trực tiếp cho quá trình sản xuất sau DĐĐT tại các xã
nghiên cứu ..............................................................................................56

Bảng 4.14: So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn phân bón cân đối và hợp lý58
Bảng 4.15. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật ..................................61
Bảng 4.16: Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất ...................62
Bảng 4.17: Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ......................................63
Bảng 4.18: Các kiểu sử dụng đất có hiệu quả được khuyến cáo .................................65

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Chi phí và lợi nhuận từ trồng lúa theo quy mô ............................................15
Hình 4.1: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế tại huyện Thuận Thành .....................................31
Hình 4.2: Kênh mương nội đồng được bê tông hóa tại xã Nghĩa Đạo .........................42
Hình 4.3: Sự thay đổi cơ cấu các kiểu sử dụng đất nông nghiệp trước và sau DĐĐT tại
huyện Thuận Thành ...................................................................................48
Hình 4.4: Mô hình lúa cá tại xã Nghĩa Đạo đem lại hiệu quả kinh tế cao ....................51
Hình 4.5: Mức độ chấp nhận của người dân đối với hình thức DĐĐT tại các điểm
nghiên cứu (%)...........................................................................................53
Hình 4.6: Chi phí trung bình cho quá trình sản xuất trước và sau DĐĐT tại các xã
nghiên cứu .................................................................................................56
Hình 4.7: Cầy bằng máy tại xã Đại Đồng Thành ........................................................57

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền
đổi thửa trên địa bàn huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”
Học viên: Cao Thị Thu Thảo
Chuyên ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 60 85 01 03

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Cao Việt Hà
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện Chính sách
"Dồn điền đổi thửa" đến phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
trong những năm tới.
2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 3 xã gồm Đại Đồng Thành, Nghĩa
Đạo và Song Hồ.
- Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp số liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra nông hộ: phỏng vấn trực tiếp 75 hộ trên 3 xã
nghiên cứu.
3. Kết luận chủ yếu của luận văn
Trước và sau dồn điền đổi thửa huyện có 6 loại hình loại hình sử dụng
đất chính với nhiều kiểu sử dụng đất đa dạng. Các LUT được sử dụng phổ
biến như LUT chuyên lúa, LUT 2 lúa- 1màu, LUT chuyên rau, màu và LUT
nuôi trồng thuỷ sản, hiện nay các hộ dân đang phát triển LUT lúa kết hợp chăn
nuôi. Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa hiệu quả sử dụng đất của các loại
hình đều tăng.
ix


- Về hiệu quả kinh tế: LUT nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao

nhất có GTSX trung bình sau DĐĐT đạt 740,0 triệu đồng/ha (tăng 140,0 triệu
đồng/ha so với trước DĐĐT), gấp 8,96 lần LUT chuyên trồng lúa. LUT chuyên
lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất (GTSX trung bình sau DĐĐT đạt 82,55 triệu
đồng/ha).
- Về hiệu quả xã hội: Sau dồn điền đổi thửa LUT nuôi trồng thủy sản thu
hút được nhiều công lao động nhất trung bình (1.710công/ha), giá trị ngày công
362,57 nghìn đồng/công. LUT chuyên lúa thu hút ít công lao động nhất
(329công/ha), giá trị ngày công 123,12 nghìn đồng/công. Các LUT chuyên lúa,
LUT 2 lúa – màu, LUT 1 lúa – 2 màu khả năng thu hút lao động sau dồn điền đổi
thửa giảm lần lượt là: 1,89 công/sào/vụ, 1,32 công/sào/vụ và 0,67 công/sào/vụ do
cơ giới hoá sản xuất, người dân có them thời gian để tham gia các công việc khác
lúc nông nhàn.
- Về môi trường: Việc sử dụng phân bón nhất là phân bón hóa học chưa
hợp lý tại cả các xã thực hiện DĐĐT và không thực hiện DĐĐT, mất cân đối so
với tiêu chuẩn cho phép, việc sử dụng thuốc BVTV chưa khoa học và chưa có sự
kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến gây hệ quả xấu cho môi trường như gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy sản xuất nông nghiệp
cần gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

x


THESIS ABSTRACT

Subject’s name: “Evaluate the efficiency of agricultural land use after
regrouping of lands in Thuan Thanh District – Bac Ninh Province”
Name: Cao Thị Thu Thảo
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03


Intructor: Assoc. Prof. PhD. Cao Viet Ha
1. The purpose of the researching subject
- Evaluate the efficiency of using agricultural land after implemented
"Regrouping of lands" policy to develop agriculture and rural areas in Thuan
Thanh district, Bac Ninh province.
- Proposed several methods to improve the efficiency of using agricultural
land after regrouping of lands in Thuan Thanh district, Bac Ninh province in the
coming years.
2. Subject research methodology
- Methods of surveying and collecting secondary data
- Method selected study sites: 3 communes including Dai Dong Thanh ,
Nghia Dao and Song Ho
- Statistical methods and analysis, data processing and aggregating data
- Methodology expert
- Method household survey: interview directly 75 households in 3 communes.
3. Main conclusion of thesis
Before and after regrouping of lands, Thuan Thanh district has six types of
using major land with different types of land use. The LUT is used as common as
LUT - specializing in rice growing, LUT 2 rice harvest season – 1 short – day
crop, LUT - specializing in vegetable, LUT short – day crop and aquaculture.
Nowadays, households are growing LUT- rice farming combined with livestock.
After land consolidation,efficiency of different types has increased.
xi


- In terms of economic efficiency: LUT- aquaculture for highest economic
efficiency with average production value after land regrouping reached 740
million dong / ha ( increased140.0 million dong / ha compared to before
regrouping of lands), 8.96 times for LUT - specializing in rice growing. LUT specializing in rice growing has the lowest economic efficiency (the average

value of production reached 82.55 million dong / ha after regrouping of lands).
- In terms of social effects: After land regrouping LUT aquaculture
attracted the most average labor (1.710 labor / ha), the value of labor is 62.57
VND per day. LUT - specializing in rice growing has the least labor
(329labor/ha) with value of labor is 123,12 VND per day.LUT - specializing in
rice growing, LUT 2 rice harvest season – 1 short – day crop, LUT 1rice harvest
season – 2 short – day crop capable of attracting labor after land regrouping
decreased respectively: 1.89 labor/ pole/ crop, 1,32 labor/ pole/ crop, and 0.67
labor/ pole/ crop due to mechanization, people have more time to participate in
other works in free time.
- In terms of environment: Using fertilizer especially chemical fertilizer is not
suitable for all the communes which regrouped lands or not, imbalance in
comparison with the standard allowed, the use of pesticides is not scientific and
strict uncontrolably has led to cause adverse environmental consequences such as
causing environmental pollution and affect human health. Thus, agricultural
production should be linked to ecological environment protection and public health.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ là đối tượng
lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà
nước ta luôn có những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp
phát triển, điển hình là Luật Đất đai năm 1993, theo đó đất đai được giao đến tận
tay người nông dân. Chính sách mới về quyền sử dụng đất đã làm thay đổi hoàn
toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người nông dân thực sự làm chủ mảnh đất

của mình, đó là động lực cho sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp sau
ngày thống nhất đất nước, đưa Việt Nam từ một nước phải nhập khẩu lương thực
trở thành một nước xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới.
Vai trò to lớn của sự phân chia ruộng đất cho nông dân là không thể
phủ nhận. Song trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang trên đà phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông
nghiệp không những có nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà
còn phải đảm nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lượng nông sản
xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo nghị định
64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, chúng ta thực hiện theo phương
châm công bằng xã hội, ruộng tốt cũng như ruộng xấu, xa cũng như gần đều
được chia đều tính trên nhân khẩu nông nghiệp, dẫn đến tình trạng ruộng đất
bị phân tán, manh mún không đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền nông
nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Sự manh mún ruộng đất dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất
thấp, hạn chế, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
gây nên những khó khăn trong quản lý và sử dụng đất đai.
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, việc đồn đổi ruộng đất từ thửa
nhỏ thành thửa lớn là việc làm rất cần thiết, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới,
tạo điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất đai một cách có
hiệu quả; đồng thời nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1


Quá trình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa hay công tác chuyển đổi
ruộng đất đã được nhiều tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, mức độ thành công ở mỗi địa
phương là khác nhau kể cả trong cách tổ chức, thời gian và kết quả đạt được.
Huyện Thuận Thành đã thực hiện DĐĐT theo Quyết định số 162/2009/QĐUBND ngày 21/10/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đề án “Dồn
điền, đổi thửa” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009 - 2011; Quyết định số
52/2010/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh quy định chế độ hỗ trợ kinh

phí cho công tác “Dồn điền, đổi thửa” giai đoạn 2009-2011 trên địa bàn tỉnh, Công
văn số 1938/UBND-NN.TN ngày 12/9/2011 của UBND tỉnh.
Để đánh giá thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
Thuận Thành. Công tác dồn điền đổi thửa tại huyện đã đáp ứng được nhu cầu của
người dân chưa? Công tác dồn điền đổi thửa mang lại hiệu quả gì đối với sản
xuất nông nghiệp… Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thuận
Thành - tỉnh Bắc Ninh"
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện Chính sách
"Dồn điền đổi thửa" trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thuận Thành trong những năm tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi đối tượng
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thuận Thành, các
chỉ tiêu phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và hệ thống.
- Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa và ảnh hưởng đến điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thuận Thành, làm cơ sở cho việc đề
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong những
năm tiếp theo.
1.3.2 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Thuận Thành. Điều tra thực địa
được tiến hành tại 3 xã đặc trưng cho các xã có dồn điền đổi thửa và không dồn
điền đổi thửa.

2


1.3.3. Phạm vi thời gian

Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2009-2015
Số liệu sơ cấp: Thu thâp thông tin về tình hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp của các nông hộ được điểu tra trong giai đoạn 2009-2014
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn nghiên cứu bổ sung các thông tin về thực trạng cũng như các
giải pháp giúp địa phương đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đề xuất áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất nông nghiệp.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích các khó khăn trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để từ đó
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Sự phát triển của quản lý ruộng đất sau thời kỳ đổi mới
Trong suốt thời kỳ đổi mới, một loạt các chính sách và văn bản luật trong
lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai
đã ra đời. Những chính sách quan trọng nhất là Luật Đất đai năm 1993, sau đó là
Luật đất đai sửa đổi năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP
năm 1994 về quy định phân bố đất rừng và đất nông nghiệp. Bên cạnh đó cũng
có một loạt các chính sách liên quan đến hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn
đề về đất đai. Theo Luật đất đai năm 1993, hộ nông dân được giao quyền sử dụng
ruộng đất lâu dài với 5 quyền: Quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền

cho thuê, quyền thừa kế và quyền thế chấp. Người có nhu cầu sử dụng được giao
đất trong thời hạn 20 năm đối với cây hàng năm, 50 năm đối với cây lâu năm.
Việc giao đất sẽ được tiến hành tại thời điểm cuối chu kỳ giao đất nếu như người
sử dụng đất vẫn có nhu cầu sử dụng. Luật đất đai cũng quy định mức hạn điền
đối với hộ nông dân, cụ thể như quy định hạn mức đất trồng cây hàng năm là 2
ha đối với các tỉnh miền Bắc và miền Trung; 3 ha đối với các tỉnh ở miền Nam...
Cùng với việc giao đất nông nghiệp thì việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cũng được các cơ quan chức năng xem xét và cấp cho các hộ nông dân. Đến năm
1998, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho 71% hộ nông dân,
cuối năm 2000 con số này là trên 90% (Ban chấp hành TW Đảng, 1981).
Đối với đất rừng ở khu vực Trung du và Miền núi nơi có rất nhiều phong
tục tập quán thì việc giao đất phức tạp hơn, quá trình cấp giấy chứng nhận diễn ra
chậm hơn và quá trình này vẫn đang được tiếp tục. Vào năm 1998, người nông
dân được giao thêm 2 quyền sử dụng nữa đó là quyền cho thuê lại và quyền được
góp vốn đầu tư kinh doanh bằng quyền sử dụng đất (Bộ TN&MT, 1998).
Những thay đổi trong chính sách đất đai ở Việt Nam từ năm 1981 đến nay
đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển
khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7%/năm trong suốt giai

4


đoạn 1994 – 1999 và khoảng 4,6% trong giai đoạn 2000 – 2003. An ninh lương
thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa và đói nghèo đang từng
bước được đẩy lùi (Bộ TN&MT, 2003).
2.1.2. Quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2003
Các chính sách đất đai liên quan đến việc giao đất và các quyền sử dụng
đất cho phép sự phát triểu của thị trường đất đai. Điều đó đã mang lại hiệu quả
trong việc phân bổ nguồn lực trong điều kiện hiện nay. Theo Luật pháp của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất đai là tài sản xủa toàn dân, Nhà

nước thống nhất quản lý với tư cách người đại diện. Luật Đất đai năm 2003 thừa
nhận rằng Chính phủ là “đại diện cho sở hữu toàn dân”. Chính vì đất đai thuộc sở
hữu toàn dân nên không thể chuyển quyền sở hữu cho từng cá nhân (hay tổ chức)
mặc dù cá nhân hay tổ chức (có thể là người nước ngoài - Việt Kiều) có thể sở
hữu hoặc chuyển nhượng tài sản trên đất, ví dụ như nhà cửa được xây dựng trên
đất đó. Các cá nhân (trừ người nước ngoài), hộ nông dân và các tổ chức có thể sử
dụng hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Những chính sách đổi mới trong
quản lý đất đai vào năm 1993 với mục đích giúp người nông dân có được đảm
bảo trong việc sử dụng đất thông qua việc giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định,
lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thời hạn giao đất
vẫn còn rất ngắn và vẫn chưa được thay đổi trong Luật Đất đai năm 2003. Điều
này có thể khiến người dân vẫn chưa yên tâm trong việc đầu tư dài hạn trong
nông nghiệp. Thêm vào đó, tính linh hoạt trong sử dụng đất vẫn bị ràng buộc, cá
biệt là sự chuyển đổi sang các loại cây trồng khác trên diện tích đất lúa truyền
thống. Bằng việc tăng tính đảm bảo chắc chắn cho người sử dụng đất; tạo điều
kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng thông qua việc cho phép
họ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và các quyền sử dụng đất được xem xét
như những mặt hàng có thể đem ra kinh doanh.
2.2. TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA
2.2.1. Ruộng đất mang mún
2.2.1.1. Khái niệm
Manh mún đất đai nghĩa là một hộ nông dân có nhiều thửa ruộng, là một
trong những đặc điểm quan trọng của nhiều nước, nhất là các nước đang phát
triển. Ở Việt Nam, manh mún đất đai rất phổ biến, đặc biệt ở miền Bắc. Theo con

5


số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu thửa đất canh tác đã giao cho 9259 hộ
gia đình, cá nhân sử dụng, trung bình một hộ nông dân có khoảng 7-8 mảnh.

Manh mún đất đai được coi như là một trong những rào cản của phát triển sản
xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, làm cản trở quá trình dịch chuyển từ
nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa cho nên rất nhiều nước
đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai, VD như Kenya,
Tanzania, Rwanda, Albania, Bulgaria. Việt Nam cũng đang thực hiện chủ trương
này trong những năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu manh mún đất đai
làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn thì việc giảm
mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được sử dụng ở
các ngành khác hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi
ích khi ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai
cũng mang lại một số lợi ích cho nông dân. Do đó, ở nhiều nơi nông dân muốn
duy trì một mức độ nào đó tình trạng này (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
Manh mún đất được hiểu trên hai khía cạnh:
Một là, sự manh mún về mặt ô thửa, trong đó một đơn vị sản xuất (thường
là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ và bị phân tán ở
nhiều xứ đồng.
Hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô đất đai của các đơn vị sản xuất,
số lượng ruộng đất quá nhỉ không tương thích với số lượng lao động và các yếu
tố sản xuất khác (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
2.2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất
Tình trạng manh mún ruộng đất do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, sự phức tạp của địa hình, nhất là các vùng đồi núi, trung du. Do
địa hình bị chia cắt nên đất đai ở đa số các địa phương hầu như đều có 3 dạng địa
hình: Đất cao, đất vàn và đất thấp trũng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng manh mún ruộng đất;
Hai là, chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho con cái. Ở Việt Nam ruộng
đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả con cái khi tách hộ. Vì thế tình
trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ;
Ba là, tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô sản xuất nhỏ
lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là thay đổi liên quan đến ruộng đất;


6


Bốn là, phương pháp chua ruộng bình quân theo nguyên tắc có tốt, có xấu,
có xa, có gần khi thực hiện Nghị định 64/CP.
Việc chia nhỏ thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã tác động
không nhỏ làm tăng tình trạng manh mún ruộng đất. Quan điểm bảo vệ sự công
bằng cho những người được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến cho các địa
phương chia nhỏ ruộng đất cho nông dân, đó là:
- Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, ruộng xa, tốt, xấu, cao, thấp. Có
như vậy mới thể hiện tính công bằng;
- Độ phì tự nhiên của đất ở các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ;
- Do hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất khác nhau nên phải
chia đều ruộng đất cho các hộ;
- Có những chân đất thường không an toàn do các vấn đề như úng, hạn,
chua, mặn... Do đó việc chia đều rủi ro cho các hộ cũng là chỉ tiêu quan trọng
trong khi chia ruộng (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998)
2.2.1.3. Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất
nông nghiệp và quản lý Nhà nước ở địa phương
Tình trạng manh mún ruộng đất đã gây nhiều khó khăn cho người nông
dân và các nhà quản lý. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động tiêu cực
của sự manh mún ruộng đất, cụ thể như sau:
- Manh mún ruộng đất dẫn đến giảm sản xuất nông nghiệp do bờ ngăn, bờ
thửa (theo tính toán có thể giảm từ 2,4 – 4% diện tích đất nông nghiệp);
- Manh mún ruộng đất làm tăng chi phí sản xuất cao hơn, chi phí lao động
cao bởi nông dân phải tốn nhiều công để đi từ mảnh ruộng này đến mảnh ruộng
khác hoặc thực hiện tưới tiêu cho nhiều mảnh nhỏ hoặc do chi phí vận chuyển
đầu vào và đầu ra cao hơn;
- Manh mún ruộng đất làm hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hóa nông

nghiệp, hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất;
- Gây khó khăn, phức tạp và tốn kém cho công tác quản lý đất đai, lập hồ
sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tóm lại, manh mún ruộng đất dẫn đến tình trạng hiệu quả sản xuất thấp,
chấp lượng sản phẩm thấp, thiếu khả năng cạnh tranh, không đáp ứng được việc
xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, gây cản trở cho quá trình CNH – HĐH

7


nông nghiệp hóa nông thôn. Vì thế Đảng và Nhà nước ta chủ trương cần phải dồn
điền đổi thửa, dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tích tụ và tập trung ruộng đất là một yêu cầu đặt ra trong quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước. Tập trung ruộng đất của các trang trại
quy mô nhỏ thành những trang trại quy mô lớn, tạo điều kiện để áp dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất sinh học, năng suất lao
động, tăng khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa, giảm chi phí sản xuất và giá
thành nông sản. Vì vậy, việc tích tụ ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa hầu
như đã trở thành quy luật, diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chủ
trương, biện pháp và mức độ tích tụ ruộng đất ở mỗi quốc gia không giống nhau.
2.2.2.1. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Âu, Mỹ
Ở các nước Âu, Mỹ bình quân ruộng đất trên đầu người khá cao, tốc độ
đô thị hóa nhanh, nhu cầu lao động công nghiệp nhiều, chính quyền khuyến
khích việc đẩy nhanh tốc độ tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô trang trại bằng
các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh của
các trang trại lớn. Tuy nhiên, để tránh tích tụ ruộng đất vượt quá hạn mức trong
địa phương, một số nước như Anh, Pháp có biện pháp quản lý thông qua Hội
đồng quy hoạch đất đai của từng tỉnh, huyện, vớ Hội đồng quản trị gồm những
đại diện nông dân địa phương, những chuyên viên ruộng đất và hai ủy viên của

Chính phủ (thuộc Bộ Nông nghiệp và Bộ tài chính). Hội đồng này mua đất trên
thị trường tạo ra quỹ đất dự trữ và bán lại công khai cho các hộ nông dân theo
giá thị trường.
Ở Pháp, tuy không đề ra các hạn mức cụ thể, nhưng để đề phòng tích tụ
ruộng đất quá mức, Nhà nước có biện pháp can thiệp vào thị trường ruộng đất
thông qua Hội đồng quy hoạch ruộng đất địa phương để mua bán đất của nông
dân, lập quỹ đất dự trữ, điều tiết thị trường bất động sản (Hội khoa học kinh tế
Việt Nam, 1998)
2.2.2.2. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Châu Á
Các nước thuộc Châu Á bình quân ruộng đất thấp, quy mô trang trại nhỏ
nên việc tích tụ ruộng đất không dễ dàng như các nước Âu, Mỹ. Ngay ở Nhật
Bản là một nước có trình độ công nghiệp hóa cao trong lĩnh vực nông nghiệp
cũng có tình trạng như vậy.

8


Ở Nhật Bản, sau cải cách ruộng đất năm 1950, chủ trương hạn chế việc
bán ruộng đất đã gây trở ngại cho việc tích tụ ruộng đất. Về sau đã thay đổi chủ
trương này nhưng việc tích tụ ruộng đất cũng chập chạp. Tuy nhiên, họ có kinh
nghiệm đáng quan tâm là hạn chế việc chia nhỏ quy mô ruộng đất của các hộ
nông dân. Một hộ có nhiều con, theo tập quán chỉ có người con trai trai trưởng
mới có nhiệm vụ tiếp tục ở nông thôn làm ruộng và chăm sóc cha mẹ, còn các
con khác phải đi làm nghề khác, không chia ruộng cho tất cả các con.
Ở Đài Loan, sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra.
Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên
tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch
thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bản trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra
đời các trang trại với quy mô bình quân 1,29ha/trang trại; đến năm 1991 số trang trại
đã lên đến 679.000 trang trại với quy mô bình quân chỉ còn 1,08ha/trang trại. Tuy

nhiên, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn sau này đòi hỏi phải mở
rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,... nhưng do người Đài Loan coi ruộng
đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường nhưng
ruộng đất vẫn không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển
sang làm những nghề phi NN). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan
công bố Luật Phát triển nông nghiệp, trong đó công nhận phương thức sản xuất ủy
thác của các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển quyền sở
hữu đất đai. Ước tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở
rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong
cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung
một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập
trung ruộng đất, lao động để sản xuất (Hội khoa học kinh tế Việt Nam, 1998).
Năm 2007, Trung Quốc đã chi 2,6 tỷ USD cho việc cải tạp cơ sở hạ tầng
nông nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa. Việc thúc đẩy
nhanh công tác dồn điền đổi thửa là nhằm biến những thửa đất phân tán, rải rác
thành những vùng canh tác rộng lớn, thống nhất hơn với một hệ thống hỗ trợ
nông nghiệp như thủy lợi, đê điều được tốt hơn, mang lại năng suất nông nghiệp
cao hơn cho người dân.
Vấn đề hạn điền ở một số nước được đặt ra chủ yếu trong thời kỳ cải cách
ruộng đất, quy định hạn mức ruộng đất của những người có nhiều ruộng được
9


giữ lại, vượt quá hạn mức ruộng đất Nhà nước sẽ trưng mua để bán lại cho nông
dân thiếu đất như ở Nhật Bản và Đài Loan. Đến thời kỳ công nghiệp hóa phát
triển thì vấn đề hạn điền thường không cần đặt ra.
Theo Macheal Lipton, 2002, nền nông nghiệp của các nước đang phát
triển ở Châu Á được đặc trưng bởi các yếu tố sau đây:
- Tỷ lệ lao động, nông thôn khá lớn và dư thừa;

- Nền nông nghiệp thâm canh sản xuất lương thực, đặc biệt là trồng lúa
nước chủ yếu dựa vào đầu tư lao động của nông hộ với quy mô nhỏ;
- Sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp có tính chất quyết định đến
tăng trưởng kinh tế nông thôn.
Vì vậy, để xóa đói giảm nghèo cần tạo thêm công ăn việc làm cho lực
lượng lao động nông thôn. Thành quả của những cuộc cải cách ruộng đất thời
gian qua đã mang lại công ăn việc làm và tạo điều kiện cho các nông hộ phát
triển kinh tế. Nếu việc tập trung ruộng đất, phát triển trang trại quy mô lớn không
hợp lý thì có nguy cơ làm tăng thất nghiệp trong nông thôn. Do đó, tích tụ ruộng
đất phải đi đôi với giải quyết việc làm cho lực lượng nông dân đã cho thuê hoặc
bán ruộng đất cho người khác. Việc làm ở đây bao gồm các công việc ngay cả
trong lĩnh vực nông nghiệp như làm thuê cho các trang trại lớn (có thể làm thuê
cho chính người mình cho thuê hay bán ruộng đất). Tuy nhiên chủ yếu vẫn là tạo
ra các việc làm ngoài nông nghiệp để dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn.
2.2.3. Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi thửa ở Việt Nam
2.2.3.1. Khái niệm về dồn điền đổi thửa và nguyên nhân của việc tiến hành
dồn điền đổi thửa
Khái niệm về dồn điền đổi thửa (Regrouping of lands, trong tiếng Anh,
hay Remenbrement, trong tiếng Pháp) là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng
nhỏ thành thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành các
mảnh ruộng nhỏ. Có 2 cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa:
Một là, để cho thị trường ruộng đất và các nhân tố phi tập trung tham gia
vào, Nhà nước chỉ hỗ trợ sao cho cơ chế này vận hành tốt hơn;
Hai là, thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính, tổ chức phân chia lại
ruộng đất, thực hiện các quy hoạch có chủ định. Theo cách này, các địa phương
đều xác định dồn điền đổi thửa sẽ không làm thay đổi các quyền của nông hộ đối

10



với ruộng đất đã được quy định trong pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện quá
trình này có thể làm thay đổi khả năng tiếp cận ruộng đất của các nhóm nông dân
hưởng lợi khác nhau dẫn đến thay đổi bình quân ruộng đất ở các nhóm xã hội
khác nhau.
Từ những hạn chế của vấn đề manh mún ruộng đất cho thấy chủ trương và
việc tiến hành dồn điền đổi thửa là rất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa.
Bản chất của quá trình này là dồn ghép các ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để
thuận tiện cho việc thâm canh tăng năng suất, giảm công lao động, thuận lợi cho
việc áp dụng máy móc, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Quá trình này có thể giúp ta
quy hoạch lại đồng ruộng, hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, khắc phục
những diện tích bấp bênh. Mặt khác, để quy hoạch lại đồng ruộng, thứ nhất
chúng ta cần khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính,
thống kê kiểm kê đất đai, xây dựng hồ sơ địa chính. Để đánh giá đúng được số
lượng, chất lượng đất đai, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc và
phân hạng đất. Điều tra, đo đạc, khảo sát là các biện pháp kỹ thuật nhằm xác định
về số lượng đất như hiện nay tổng diện tích là bao nhiêu? Từng vùng là bao
nhiêu? Từng loại đất là bao nhiêu? Tất cả những câu hỏi này cần được cơ quan
quản lý đất đai phối hợp với các cơ quan liên quan trả lời một cách chính xác đầy
đủ. Đồng thời phải nắm chắc về chất lượng của đất như độ màu mỡ, lý tính, hóa
tính đất….Do đó, thông qua việc điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá đất mới có
thể phân chia toàn bộ quỹ đất đai trong toàn quốc thành các loại, các hạng thích
hợp, và điều đó hết sức có ý nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói
chung. Các cơ quan quản lý đất đai còn có nhiệm vụ thống kê, kiểm kê đất đai,
cung cấp số liệu về thực trạng sử dụng đất đai tại một thời điểm nhất định trong
năm, qua đó cho biết cơ cấu đất đai về loại đất cũng như đối tượng sử dụng đất.
Đây là nguồn số liệu giúp cho công tác đánh giá tình hình quản lý sử dụng, mức
độ thực hiện quy hoạch để từ đó có biện pháp bổ sung chấn chỉnh kịp thời những
lệch lạc so với định hướng sử dụng đất ở tầm vĩ mô và dài hạn. Xây dựng hồ sơ
địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai. Đây là việc thiết lập ban đầu và cập nhật biến

động hệ thống hồ sơ ở dạng văn bản và dữ liệu về toàn bộ nguồn lực đất đai, tình
hình phân bổ sử dụng, tình trạng pháp lý trong quản lý và sử dụng đất, thông tin
vền gười sử dụng đất…, nhằm mục đích phục vụ công tác tra cứu, quản lý, hoạch
định chính sách.

11


Thứ hai là công tác quy hoạch sử dụng đất, Theo Khoản 2, điều 3, Luật
đất đai (2013):“Quy hoạch sửdụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai
theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng,
an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất
đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế- xã
hội và đơn vị hành chính trong khoảng thời gian xác định. Quy hoạch sử dụng
đất thường được xây dựng cho thời gian 10 – 20 năm hoặc 30 năm (định kỳ quy
hoạch), tùy thuộc tính chất của quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch sửdụng đất
chi tiết hay tổng thể, quy hoạch vùng hay quy hoạch cho một đơn vị hành chính.
Công tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa
học, tính dự báo, khả thi và phù hợp với chiến lược”. Bằng cách khác, Viện điều
tra Quy hoạch Đất đai (2005): “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện
pháp quản lý, kỹthuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ,
hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả
nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất
khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo
vệ đất và bảo vệ môi trường”. Trong công tác thực thi cần tuân thủ các nội dung
đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, bổ sung.
Thứ ba là công tác kiểm kê đất đai, theo điều 3, Luật đất đai (2013):
“Kiểm kê đất đai là việc nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ
địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình
hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê”.

Cuối cùng là đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp
pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất. Được cấp GCN là quyền đầu tiên của
người sử dụng đất, là cơ sở để thực hiện các quyền khác của người sử dụng đất,
là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về QSDĐ. Giấy chứng nhận QSDĐ cũng
là điều kiện để giao dịch trên thị trường (Thông tư 23/2014/TT, BộTN&MT).
2.2.3.2. Cơ sở thực tiễn của việc dồn điền đổi thửa
Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu trong quá trình sản xuất nói
chung, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Xuất phát điểm là một quốc gia
thuần nông, Việt Nam có những thế mạnh về đất đai và đã tạo ra được những
thành tựu nhất định trong ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, năng suất lao

12


×