Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU MẠNH CHIẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẾN SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số :

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Đỗ Văn Nhạ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Chu Mạnh Chiến

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Văn Nhạ giảng viên Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam - người đã hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình trong thời gian tôi
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai đã giảng dạy, đóng
góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thanh Oai, phòng Kinh tế huyện, phòng
Tài nguyên và Môi trường, chi cục Thống kê huyện Thanh Oai đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, cán bộ địa chính, các hộ gia đình thuộc các xã
Hồng Dương, Đỗ Động, Cao Dương huyện Thanh Oai, TP Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong
việc cung cấp tài liệu của địa phương, của các hộ gia đình để tôi nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này./.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Chu Mạnh Chiến

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ ix
Thesis abstract .................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2

1.3.


Phạm vi nhiên cứu của đề tài ............................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.1.

Chính sách quản lý và sử dụng ruộng đất Việt Nam ............................................. 4

2.1.1.

Chính sách ruộng đất trước thời kỳ đổi mới. ........................................................ 4

2.1.2.

Chính sách đất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới đến nay .................................. 5

2.2.

Tổng quan về dồn điền, đổi thửa .......................................................................... 8

2.2.1.

Thực trạng ruộng đất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta ........................................ 8

2.2.2.


Thực trạng về dồn điền đổi thửa......................................................................... 12

2.3.

Tình hình dồn điền đổi thửa ở trên thế giới và ở Việt Nam ................................. 16

2.3.1.

Tình hình dồn điền đổi thửa trên Thế giới .......................................................... 16

2.3.2.

Nghiên cứu việc dồn điền đổi thửa ở Việt Nam .................................................. 18

2.4.

Hiệu quả sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất ......................... 20

2.4.1.

Hiệu quả sử dụng đất ......................................................................................... 20

2.4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ............................. 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 28

iii



3.1.

Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 28

3.2.

Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 28

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 28

3.4.

Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 28

3.4.1.

Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng
đất nông nghiệp của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .................................. 28

3.4.2.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội............. 28

3.4.3.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền, đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu. ..................................................................................... 28


3.4.4.

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn
nghiên cứu. ........................................................................................................ 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 29

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm, chọn hộ nghiên cứu .................................................... 29

3.5.2.

Phương pháp điều tra thu thập thông tin ............................................................. 29

3.5.3.

Phương pháp đánh giá hiệu quả ......................................................................... 30

3.5.4.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 31

3.5.5.

Phương pháp so sánh ......................................................................................... 32


Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................ 33
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................... 33

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Oai .................................................................. 33

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai ................................................. 36

4.1.3.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Thanh Oai ........................................... 45

4.2.

Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai................. 48

4.2.1.

Quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa ................................................................ 48

4.2.2.

Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Thanh Oai .................................... 54

4.2.3.


Những ưu điểm và khó khăn, tồn tại sau khi thực hiện công tác dồn điền đổi
thửa trên địa bàn huyện Thanh Oai..................................................................... 58

4.3.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Oai. .................................................................................. 59

4.3.1.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp. ................................................................................................ 59

4.3.2.

Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến cơ cấu cây trồng........................ 60

iv


4.3.3.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........... 66

4.3.4.

Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến các vấn đề khác ...................................... 73

4.4.


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau công tác
dồn điền đổi thửa; .............................................................................................. 78

4.4.1.

Những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa tại huyện
Thanh Oai .......................................................................................................... 79

4.4.2.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng đất sau dồn điền đồi
thửa tại huyện Thanh Oai ................................................................................... 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................... 81
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 81

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 82

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 83
Phụ lục ................................................................................ Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%) .......................................... 9

Bảng 2.2.

Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước ............................... 10

Bảng 2.3.

Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH .............................. 11

Bảng 4.1.

Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm ............................. 36

Bảng 4.2.

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp................................... 37

Bảng 4.3.

Thống kê diện tích một số cây trồng chính................................................... 38

Bảng 4.4.

Chỉ tiêu dân số huyện Thanh Oai đến tháng 12 năm 2015. ........................... 41

Bảng 4.5.


Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015 ..................................... 46

Bảng 4.6.

Mục đích, đối tượng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 ............................. 47

Bảng 4.7.

Thực trạng ruộng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai trước và sau dồn
điền đổi thửa ............................................................................................... 54

Bảng 4.8.

Thực trạng ruộng đất nông nghiệp của các xã, thị trấn trước và sau khi
dồn điền đổi thửa ......................................................................................... 55

Bảng 4.9.

Quy mô, diện tích bình quân và số thửa bình quân ....................................... 57

Bảng 4.10. Biến động diện tích đất nông nghiệp 2010- 2015 huyện Thanh Oai ............. 59
Bảng 4.11. Diện tích, cơ cấu cây trồng thay đổi trên địa bàn huyện Thanh Oai .............. 63
Bảng 4.12. Số lượng trang trại trước và sau DĐĐT trên địa bàn huyện Thanh Oai ........ 65
Bảng 4.13. Diện tích, năng xuất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau
chuyển đổi ................................................................................................... 67
Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất trên 1 ha đất nông nghiệp
trước và sau dồn điền đổi thửa ..................................................................... 68
Bảng 4.15. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính huyện Thanh Oai,
Hà Nội ........................................................................................................ 69
Bảng 4.16. So sánh mức đầu tư phân bón trước DĐĐT và sau DĐĐT ........................... 70

Bảng 4.17. Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thâm canh cây trồng tại
huyện Thanh Oai ......................................................................................... 72
Bảng 4.18. Diện tích đất gao thông, thủy lợi trước và sau dồn điền đổi ithửa ................. 74
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác QLNN về đất đai ................................ 76
Bảng 4.20. Kết quả phỏng vấn nông hộ sau dồn điền đổi thửa ....................................... 77

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2010 - 2015 .......... 37
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thực hiện dồn điền đổi thửa ..................................................... 51
Hình 4.3. Quy mô, diện tích đất sau dồn điền đổi thửa ở xã Cao Dương .......................... 56
Hình 4.4. Cơ cấu cây trồng sau dồn điền đổi thửa ở xã Đỗ Động ..................................... 66

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

: Ban chỉ đạo

CĐRĐ

: Chuyển đổi ruộng đất


CN - TTCN

: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

DĐĐT

: Dồn điền đổi thửa

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTXNN


: Hợp tác xã nông nghiệp

CPTG

: Chi phí trung gian

KHTS

: Khấu hao tài sản

TNHH

: Thu nhập hỗn hợp

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

NLN

: Nông lâm nghiệp

SDĐ

: Sử dụng đất

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp


GTNC

: Giá trị ngày công

TW

: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân

GTGT

: Giá trị gia tăng

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Mạnh Chiến
Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa
đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội.
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp tại
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa tại
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm và hộ nghiên cứu; Phương pháp thu thập thông tin
điều tra; Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi
thửa; Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu, phương pháp so sánh.
3. Kết quả chính và kết luận
- Huyện Thanh Oai nằm ở phía Tây nam thành phố Hà Nội, có diện tích tự
nhiên 12.385,56 ha, dân số 176,336 người, hiện có sản xuất nông nghiệp chiếm
16,87% nền kinh tế với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội rất thuận tiện cho phát
triển nông nghiệp. Để khắc phục tình trạng ruộng đất của các nông hộ manh mún,
phân tán gây nhiều hạn chế cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả của các nông hộ
huyện Thanh Oai đã triển khai 2 đợt dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Trong đó
đợt 1 đã hoàn thành trước năm 2014, đợt 2 triển khai từ năm 2014 đến nay đã hoàn
thành ở 20/21 xã.
- Kết quả của công tác dồn điền đổi thửa đã làm số thửa bình quân/hộ từ 6,91
giảm còn 3,64 thửa/hộ, diện tích bình quân/thửa từ 229 m2/thửa tăng lên 431
m2/thửa (trước và sau dồn điền đổi thửa).Tạo điều kiện cho các xã trên địa bàn
huyện: Mở rộng đất giao thông, thủy lợi nội đồng; tăng diện tích chủ động tưới,
tiêu; Quản lý đất đai thuận lợi và hiệu quả hơn. Dồn điền đổi thửa còn tạo điều kiện

ix


cho hộ nông dân thực hiện cơ giới hóa, áp dụng các kiểu sử dụng đất nhiều vụ cây
trồng và ứng dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất nhằm tăng giá trị sản xuất, giảm

chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế (kiểu sử dụng đất Lúa xuân- lúa mùa sau dồn
điền đổi thửa đã làm tăng lãi 4,58 triệu đồng/ha/năm; công lao động cũng được
giảm từ 476 công/ha trước DĐĐT xuống còn 461công/ha). Bên cạnh đó, dồn điền
đổi thửa còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đất đai được áp dụng
các biện pháp cải tạo (bừa ải, bón phân, sử dụng thuốc BVTV) theo đúng khoa học,
kỹ thuật. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất trong công tác dồn điền đổi thửa ở huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội hiện vẫn còn 01 xã đang tiếp tục chỉnh trang đồng
ruộng, tiến hành dồn điền đổi thửa nhưng tiến độ chậm. Tại các xã đã thực hiện
xong công tác dồn điền đổi thửa, nhưng bình quân số thửa/hộ chưa đạt yêu cầu đặt
ra theo đề án Dồn điền đổi thửa (Cá biệt vẫn còn hộ trên 06 thửa).
Qua quá trình nghiên cứu công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh
Oai, từ những tồn tại trong công tác nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa ở huyện: Giải pháp tăng cường kiểm
tra, giám sát và công khai hóa đến từng người dân về DĐĐT; giải pháp về cơ chế
chính sách; giải pháp kỹ thuật, chuyên môn; giải pháp tăng cường công tác tuyên
truyền về DĐĐT cho người dân thấy rõ lợi ích của công tác DĐĐT, tạo động lực
phát triển sản xuất, tạo đà xây dựng Nông thôn mới.

x


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Chu Manh Chien
Thesis title: “Assessment of the status and impact of land consolidation works to
use agricultural land in Thanh Oai district, Hanoi city”
Major: Land management

Code: 60.85.01.03


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1. Research Objectives
- Assessment of the status of land consolidation activities in Thanh Oai
district, Ha Noi city.
- The impact of land consolidation works to use agricultural land in Thanh
Oai district, Ha Noi city.
- Propose measures to complete the regrouping of lands in the near future in
Thanh Oai District, Ha Noi city.
2. Materials and Methods
Location and household selection methods; Methods of collecting data; Methods of
collecting information investigation; Method used to assess the effectiveness of land
before and after land consolidation; Methods of analysis, synthesis and processing
of data and comparative method.
3. Main findings and conclusions
- Thanh Oai district, which located in the southwest of Ha Noi, has total area of
12.385,56 hectares and population of 176,336 people. This district has an agricultural
production accounts for 16,87% of the economy with suitable natural and social
conditions for developing agricultural. In order to improve the land’s fragmentation,
dispersion caused limitations for efficient agricultural production of farmers, Thanh Oai
district has implemented 2 times of regrouping of agricultural lands. The first phase has
been completed before 2014, and the second phase implemented from 2014 to date has
been completed in 20/21 communes.

xi


- The results of regrouping of lands activities has made the average number of
lot/household from 6,91 lot/household fell to 3,64 lot/household, the average
area/lot from 229 m2/lot increased up to 431 m2/lot (before and after regrouping of
lands). This activity has made good conditions for: Expanding of land transport,

irrigation infield; increasing the area of initiative irrigation and drainage; managing
land more efficiently. Regrouping of lands also facilitate mechanization, application
many types of land use and crop, application of advanced science and technology in
production in order to increase the production value, reduce production costs,
increase economic efficiency (Using land type of spring-summer rice season after
regrouping lands has increased the rate more 4,58 million/ha/year); labor has been
reduced from 476 per hectare of land consolidation prior to work on the 461hectare). Besides, land consolidation also contributed to reducing environmental
pollution by applicable land improvement measures (harrow frontier, fertilizer,
pesticide use) in accordance with the scientific and technical. However, the biggest
problem in regrouping land (phase 2) in Thanh Oai District, Ha Noi city is 1
communes are continuing to arrange their field, conducting behindhand regrouping
land progress. In the communes which have done regrouping lands, the average
number of lot/household is still unsatisfactory according to regrouping lands project
(Particularly, there are some households which have 06 lots).
In order to improve and enhance the effectiveness of regrouping lands in the
district, the major solutions are: Solutions to strengthen inspection and supervision
and publicized to each citizen on land consolidation; Solutions on mechanisms and
policies; technical solutions, expertise; measures to enhance the dissemination of
land consolidation for people clearly see the benefits of the work of land
consolidation; And motivate the development of production, creating new
momentum Rural Construction.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện, phương tiện duy
trì và phát triển sự sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu

của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội, quốc
phòng và an ninh. Vai trò của đất đối với con người và các hoạt động sống là rất
quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian,
không thể di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, quản lý và
sử dụng đất một cách có hiệu quả là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và mỗi quốc gia.
Đất sản xuất nông nghiệp, là nơi phát triển sản xuất, tạo ra của cải vật chất nuôi
sống đại bộ phận dân số của cả nước (70% dân số chủ yếu sống bằng nguồn thu từ
nông nghiệp), đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần cung ứng lương thực
cho thế giới, xuất phát từ tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến
các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai nói chung và đất sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Những năm gần đây nổi lên nhiều vấn đề về phương thức quản lý sử dụng đất đai, các
thuật ngữ như dồn điền đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn, kinh tế trang trại, sản xuất nông
nghiệp hàng hóa... tất cả đều có mục đích là tìm giải pháp quản lý, khai thác sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ổn định, phát triển bền vững hơn.
Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định: “Giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích nông nghiệp”,
Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 quy định: “Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia
đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” và sau này theo
Nghị định số 85/1999/NĐ-CP (Bổ sung Nghị định 64/CP) và Nghị định số
163/1999/NĐ-CP (Thay cho Nghị định 02/CP). Chính sách đất đai đã từng bước
đáp ứng được nhu cầu về quản lý đất đai, nhờ những đột phá quan trọng trong các
chính sách đất đai đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn, người
nông dân thực sự trở thành người chủ trên mảnh đất của mình, đây là động lực tạo
nên sự phát triển vượt bậc của nền nông nghiệp Việt Nam, từ chỗ thiếu đói và
khủng hoảng lương thực, vươn lên đủ ăn và trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ
hai trên thế giới; cùng với đó, nhiều nông sản khác như cao su, cà phê, điều, tiêu và
thủy sản đã tham gia xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU,…

1



Huyện Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành
phố Hà Nội, trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ
khá, bình quân tăng hơn 5%/năm. Nhưng thực tế sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
hiện nay cho thấy: ruộng đất chia quá nhỏ, trung bình mỗi hộ 6-8 sào nhưng thành
10- 15 mảnh ở các xứ đồng khác nhau. Ruộng đất bị xé lẻ cản trở việc chuyển giao
áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, chưa hình thành được vùng chuyên canh lớn hiệu quả
kinh tế cao. Việc chuyển đổi ruộng đất ở các vùng màu, vùng bãi chưa được quan
tâm, quy hoạch và quản lý quỹ đất công ích còn bất cập. Những hạn chế này đã ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
đầu tư thâm canh trên địa bàn.
Nhằm đánh giá việc thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh
Oai một cách khách quan, sát thực, từ đó đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh công
tác dồn điền đổi thửa, tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh, tiến tới phát triển nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu của việc
xây dựng Nông thôn mới, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và
ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội.
- Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp tại
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy công tác dồn điền đổi thửa tại
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu: Công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Thanh
Oai. Việc sử dụng đất của hộ gia đình với trước và sau khi dồn điền đổi thửa trên cơ
sở đó đánh giá được ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa....

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được tiến hành chủ yếu tại 3 xã đã
hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa tốt là xã Hồng Dương, Đỗ Động, Cao Dương
huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Thông qua việc nghiên cứu và thực tiễn, xây dựng cơ sở

2


lý luận và hoàn thiện quy trình dồn điền đổi thửa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp góp phần tích cực cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu đề tài và thực tiễn đề xuất các
giải pháp giúp hộ nông dân có hướng đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng theo hướng hàng hóa, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa trên
cơ sở tích tụ ruộng đất nông nghiệp.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT VIỆT NAM
2.1.1. Chính sách ruộng đất trước thời kỳ đổi mới
Quan hệ ruộng đất trước khi thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước: Dưới
chế độ phong kiến, ở Việt Nam, quan hệ sở hữu ruộng đất tồn tại dưới ba hình thức:
sở hữu nhà nước; sở hữu làng, xã; sở hữu tư nhân. Sở hữu dưới dạng đất công của
nhà nước quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà vua, hoa lợi do đất đai này
mang lại chủ yếu dùng vào việc công như ban thưởng, lễ hội, công trình xây dựng,
an ninh, quốc phòng... đất công của làng, xã gọi là sở hữu cộng đồng xuất hiện rất
sớm ở Việt Nam. Hình thức sở hữu này gắn liền với văn hóa làng, xã của Việt Nam,

nhất là ở Đồng bằng sông Hồng. Về mặt hình thức thì đất công của làng, xã vẫn
thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng quyền sử dụng hoàn toàn do làng, xã quy
định. Việc sử dụng đất công của làng, xã được thực hiện theo 2 cách: cho nông dân
cấy rẽ hoặc sử dụng lao dịch của nông dân thu hoa lợi trang trải cho việc công của
làng, xã. Ruộng đất tư: Trong lịch sử nước ta có hai thời kỳ ruộng đất tư khá phát
triển là trước thế kỷ 14 và trong thế kỷ 17. Sở dĩ hai thời kỳ này đất tư phát triển là
do trước thế kỷ 14 tầng lớp quý tộc phong kiến đang hình thành, còn trong thế kỷ
17, chiến tranh liên tiếp xẩy ra giữa các phe phái làm cho nhà nước suy yếu đến
mức không thể kiểm soát được phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Ngoài ba hình thức sở hữu truyền thống đó, trước cách mạng Tháng Tám, ở
Việt Nam còn hiện hữu hình thức sở hữu ruộng đất của tư bản Pháp dưới dạng các
đồn điền.
Mặc dù tồn tại sở hữu tư nhân về đất đai nhưng vào đầu thế kỷ 20, nông dân
lao động Việt Nam làm chủ được rất ít đất đai, 95% dân số là nông dân nhưng chỉ
sở hữu 30% diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt 60% nông dân là bần nông chỉ có
10% đất canh tác (Chu Mạnh Tuấn, 2007).
- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước trước năm 1945
Quan điểm về chính sách ruộng đất của Đảng ta là "Tịch ký hết thảy ruộng đất của
bọn địa chủ ngoại quốc, bản xứ và các giáo hội, giao ruộng đất ấy cho trung nông
và bần nông, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về chính phủ công nông”. Đảng phát
động nông dân chống lại địa chủ cường hào bóc lột, trả đất lại cho dân cày, trả công
điền lại cho dân. Thời kỳ này chính sách ruộng đất chưa có điều kiện triển khai
nhưng quan điểm và đường lối của Đảng trong vấn đề ruộng đất đã tạo sự ủng hộ
lớn trong giai cấp nông dân.

4


- Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước sau cách mạng Tháng Tám
Sau khi được thành lập, chính quyền cách mạng đã ban hành nhiều sắc luật

về ruộng đất và chính sách đối với nông dân như Sắc lệnh giảm 25% tô (ngày
20.10.1945), Sắc lệnh giảm thuế ruộng 25% (ngày 26.10.1945) ... Đồng thời đem
những đồn điền ấp trại tịch thu của thực dân Pháp và bọn phản động chia cho nông
dân tá điền. Năm 1952, Chính phủ ban hành Điều lệ về sử dụng công điền, công thổ
để cho công bằng và có lợi cho người nghèo. Chính phủ cũng chia lại ruộng đất cho
nông dân. Tháng 12 năm 1953 Quốc hội thông qua Luật Cải cách ruộng đất với mục
tiêu cải thiện đời sống nông dân, động viên kháng chiến. Sau năm 1954 đất nước
chia cắt 2 miền, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo nông dân miền Nam đấu tranh bảo vệ
thành quả của chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống Pháp. Chính sách cải
cách ruộng đất ở hai miền đã gặt hái được nhiều thành công, lần đầu tiên dân nghèo
ở nông thôn được làm chủ quá nửa số diện tích đất canh tác. Thắng lợi cải cách
ruộng đất tạo điều kiện cho Đảng ta vững tin bước vào công cuộc xây dựng nông
thôn theo mô hình kinh tế XHCN (Chu Mạnh Tuấn, 2007).
- Chính sách đất nông nghiệp trong thời kỳ tập thể nông nghiệp trước năm 1981
Công cuộc tập thể hóa được thực hiện từ tháng 8 năm 1955 ở miền Bắc và sau
năm 1975 trong cả nước. Đến năm 1960, miền Bắc đã căn bản hoàn thành HTXNN
bậc thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân (85,8%), 76% diện tích đất nông nghiệp. Đến
năm 1965 về cơ bản miền Bắc đã đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể với
90,3% số hộ nông dân là xã viên HTXNN. Do nóng vội nên mô hình HTXNN sử dụng
đất kém hiệu quả, làm hao hụt hàng vạn héc ta ruộng đất, năng suất lúa giảm, thu nhập
của xã viên càng giảm thấp. Từ đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải cải cách các
HTXNN, mà trước hết là chính sách ruộng đất trong các HTXNN.
2.1.2. Chính sách đất nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới đến nay
- Chính sách khoán sản phẩm tới các hộ nông dân trong các HTXNN
Ngày 13 tháng 1 năm 1981 Đảng ra Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương về
cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
nông nghiệp. Chủ trương đổi mới bắt đầu bằng việc trao quyền quản lý và sử dụng đất
nông nghiệp cho các hộ xã viên HTXNN. Khoán 100 đã tạo động lực khuyến khích lợi
ích vật chất đối với người nhận khoán, nông dân phấn khởi, đầu tư thêm công sức, tiền
vốn, vật tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tận dụng đất đai để phát triển sản xuất. Sau hơn 4

năm thi hành Chỉ thị 100, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Trong 5

5


năm 1981-1985, sản lượng quy thóc tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8%, diện tích
trồng cây công nghiệp hàng năm tăng 62,1%, tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 6%, thu
nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,6%.
Tuy nhiên sau một thời gian phát huy tác dụng là động lực thúc đẩy sản xuất,
cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 đã bộc lộ những hạn chế. Cơ chế khoán 100 về cơ
bản vẫn dựa trên sở hữu tập thể, quản lý tập trung vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, xã
viên chưa thực sự làm chủ trong quá trình sản xuất vì tư liệu sản xuất, đặc biệt là đất
đai vẫn do hợp tác xã quản lý tập trung, thu nhập của nông dân từ kinh tế tập thể
còn thấp, mức khoán không ổn định...
Nhằm khắc phục nhược điểm của khoán 100, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết
10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Theo cơ
chế khoán 10, ruộng đất được giao ổn định đến hộ xã viên trong khoảng 15 năm,
sản lượng khoán ổn định trong 5 năm, các hộ xã viên nhận khoán được hưởng
khoảng 40% sản lượng khoán. Tiếp theo đó Hội nghị TW 6 (khóa VI) đã ra Nghị
quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. Việc khẳng định hộ
gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ và được nhận khoán đất nông nghiệp sử
dụng lâu dài đã tạo ra động lực mới trong sản xuất, khuyến khích hộ nông dân bỏ
thêm vốn liếng, công sức, vật tư vào sản xuất.
Sau một thời gian tạo ra động lực mạnh mẽ cho sản xuất nông nghiệp, chính
sách quản lý đất đai dựa trên cơ chế khoán thể hiện một số hạn chế như cơ chế quản
lý và phân phối kết quả sản xuất do nông dân làm ra chưa công bằng; Về mặt pháp
lý đất nông nghiệp vẫn thuộc quyền quản lý của HTXNN. Cơ chế này làm cho hộ
nhận khoán không thỏa mãn, họ cảm thấy bị thiệt thòi, từ đó không thấy hấp dẫn để
đầu tư tăng năng suất. Từ đó Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm kiếm những quyết
sách nhằm đổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã viên với ruộng đất nhận

khoán tạo động lực mới trong nông nghiệp.
- Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong sở hữu và sử dụng đất theo tinh
thần đổi mới từ năm 1993 đến nay
Luật Đất đai 1993 ra đời bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống các
chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Theo đó, hộ nông dân được
giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền: chuyển nhượng, chuyển đổi, cho
thuê, thừa kế và thế chấp. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời hạn giao đất. Luật

6


cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 20 năm đối với cây hàng năm,
50 năm đối với cây lâu năm. Hết thời hạn giao đất nông dân có thể được gia hạn sử
dụng tiếp nếu có nhu cầu và chấp hành tốt các quy định quản lý đất đai khác của Nhà
nước. Luật cũng quy định hạn mức giao đất tới 3 ha áp dụng cho 16 tỉnh, thành phố, ở
miền Nam, hạn mức 2 ha đối với các tỉnh thành khác. Điểm mới của Luật Đất đai
năm 1993 đi cùng với việc giao đất ổn định đã quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của Nhà nước, để người nông dân có quyền tự
chủ cá nhân trong việc canh tác trên mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng
khuyến khích nông dân tìm phương thức sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn.
Luật Đất đai năm 1993 được tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 1998,
năm 2001 và đặc biệt sau 10 năm thực hiện Luật Đất đai 1993 được sửa đổi căn bản
vào năm 2003, trong đó phân định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của cả Nhà nước và
nông dân sử dụng đất nông nghiệp. Với việc ban hành Luật Đất đai năm 2003, Nhà
nước ta đã đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho việc xây dựng chính sách đất nông
nghiệp thích hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
trên các điểm sau: thừa nhận quyền tự do kinh doanh trên đất của nông dân; quyền
sử dụng đất có đủ điều kiện pháp lý trở thành hàng hóa; thiết lập thể chế pháp lý cần
thiết để đất nông nghiệp tham gia thị trường bất động sản; bảo hộ thích đáng lợi ích
của người sử dụng đất.

- Chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 và Luật Đất đai năm
2003 đều quy định chế độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp
được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả những hộ gia
đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, cơ sở
tôn giáo, tổ chức nước ngoài có quyền sử dụng đất đều được Nhà nước cấp
GCNQSDĐ. Việc giao đất, cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
sử dụng nhằm tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư thâm canh trên diện tích đã được
giao, là vật bảo đảm về mặt pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền của
họ mà pháp luật đã quy định.
- Chính sách tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp
Luật Đất đai năm 1993 cũng như các luật sửa đổi sau này mới chú trọng đến
vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh nông

7


nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất
nông nghiệp theo quy mô hiệu quả. Do diện tích đất nông nghiệp nước ta nhỏ, cách
giao đất lại theo kiểu bình quân, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất
nông nghiệp được phân chia rất manh mún. Tình trạng các hộ chỉ có 0,2 - 0,3 ha đất
canh tác nằm rải rác trên nhiều xứ đồng vẫn rất phổ biến, nhất là ở miền Bắc. Các
quy định của Luật Đất đai về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất là
cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện từng bước cho tích tụ ruộng đất, nhưng chưa
đủ để khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Do đó “dồn điền đổi thửa” được coi
là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước ta
trong một số năm gần đây.
Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay
đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu
vực nông thôn. An toàn lương thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa

và nghèo đói đang từng bước được đẩy lùi (Ban Kinh tế, năm 2004).
2.2. TỔNG QUAN VỀ DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA
2.2.1. Thực trạng ruộng đất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta
Manh mún đất đai nghĩa là một hộ nông dân canh tác nhiều thửa đất diện tích
nhỏ vị trí riêng lẻ xa rời nhau (từ 3 thửa đất trở lên). Ở miền Bắc nước ta, theo con
số ước tính, toàn quốc có khoảng 75 triệu mảnh ruộng, trung bình một hộ nông dân
có khoảng 7-8 mảnh. Manh mún đất đai được coi là một trong những rào cản của
phát triển sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất trồng trọt, cho nên rất nhiều nước
đã và đang thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất đai. Việt Nam cũng
đang thực hiện chính sách này trong mấy năm gần đây. Dưới quan điểm kinh tế nếu
manh mún đất đai làm cho lao động và các nguồn lực khác phải chi phí nhiều hơn
thì việc giảm mức độ manh mún đất đai sẽ tạo điều kiện để các nguồn lực này được
sử dụng có hiệu quả hơn. Như vậy, trên tổng thể nền kinh tế sẽ đạt được lợi ích khi
ta giảm mức độ manh mún đất đai. Tuy nhiên, mức độ manh mún đất đai cũng
mang lại một số lợi ích nhỏ, trước mắt cho nông dân. Do đó ở nhiều nơi nông dân
muốn duy trì một mức độ nào đó của tình trạng này.
a) Thực trạng manh mún ruộng đất ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH)
* Tình trạng manh mún ruộng đất ở cấp nông hộ

8


Muốn có được những giải pháp triệt để khắc phục tình trạng manh mún ở
ĐBSH trước hết phải nghiên cứu những đặc điểm của manh mún ruộng đất và
những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Manh mún ruộng đất ở ĐBSH là một
hiện tượng mang tính lịch sử. Tình trạng manh mún thể hiện trên cả 2 góc độ: manh
mún về ô thửa và bình quân quy mô ruộng đất/hộ gia đình nông dân. Vào những
năm 30 của thế kỷ trước, ĐBSH đã có đến 16,0 triệu thửa ruộng to nhỏ khác nhau.
Diện tích trung bình mỗi thửa ở tỉnh Bắc Ninh lúc bấy giờ là 680 m2. Nếu tính riêng
diện tích phải giành ra làm bờ vùng, bờ thửa thì ĐBSH đã mất đi trên 3% diện tích

đất canh tác. Đến năm 1997, tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH vẫn đứng ở vị
trí thứ 2 trong 7 vùng sinh thái cả nước, chỉ sau miền núi phía Bắc.
Ở đồng bằng sông Hồng hiện nay sự manh mún ruộng đất cấp nông hộ thể
hiện ở các đặc điểm sau:
- Diện tích canh tác bình quân trên hộ hay trên lao động rất thấp (chỉ khoảng
0,25 ha/hộ).
- Số lượng các hộ có diện tích từ 1 ha trở lên không đáng kể (chưa đầy 15%)
đa số có diện tích nhỏ hơn 0,50 ha.
- Bình quân diện tích canh tác trên hộ và trên khẩu có xu thế giảm do mất đất
nông nghiệp và sự gia tăng của dân số nông thôn.
Bảng 2.1. Thay đổi quy mô đất nông nghiệp ở nông hộ (%)
2005

1994

So sánh
2005/1994

1. Hộ không sử dụng đất

4,16

1,15

3,01

2. Hộ có dưới 0,2 ha

25,15


26,59

- 1,44

3. Hộ có từ 0,2 ha đến dưới 0,5 ha

39,19

43,96

- 4,77

4. Hộ có từ 0,5 ha đến dưới 1 ha

16,42

16,23

0,19

5. Hộ có từ 1 ha đến dưới 3 ha

13,06

10,52

2,54

6. Hộ có từ 3 ha đến dưới 5 ha


1,57

0,98

0,59

7. Hộ có từ 5 ha đến dưới 10 ha

0,40

0,19

0,21

8. Hộ có từ 10 ha trở lên

0,05

0,02

0,03

Loại quy mô hộ

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2007)

9


* Tình trạng manh mún về số ô thửa

Như đã nêu ở phần đặt vấn đề, tại thời điểm chia ruộng năm 1993 để đảm
bảo công bằng, các hộ nông dân được chia ruộng cao-thấp, xa-gần, tốt-xấu khiến
ruộng đất bị phân chia thành rất nhiều thửa loại, hạng đất khác nhau và manh mún
rất cao. Tình trạng mang mún ở ĐBSH cũng như các vùng kinh tế khác trong cả
nước tập trung chủ yếu trên các loại đất trồng cây hàng năm và mức độ manh mún
thể hiện ở 2 mặt:
Diện tích/thửa: Với cây lúa, diện tích/thửa có thể diễn biến từ 200 đến 400
2

m , với cây màu nhỏ hơn 100-200 m2 đặc biệt, với cây rau thì rất nhỏ chỉ từ 20 – 50
m2, tỷ lệ thửa có diện tích < 100 m2 chiếm đến 5 - 10% tổng số thửa.
Số thửa/hộ: Số hộ có từ 7 đến 10 thửa là phổ biến, thậm chí có nơi lên tới 25
thửa, cá biệt có hộ có 47 thửa (Vĩnh Phúc). Về số thửa/hộ giữa các vùng cũng có sự
khác nhau. Ví dụ: ở Nam Định là 5,7 thửa, ở TP Hà Nội là 8,3 thửa, trong đó ở Hải
Dương là 11 thửa.
Bảng 2.2. Mức độ manh mún ruộng đất ở các vùng trong cả nước
Tổng số thửa/hộ
TT

Vùng sinh thái

Diện tích bình quân(m2)/thửa

Trung
bình

Cá biệt

Đất lúa


Đất rau

10 – 20

150

150 - 300

100 - 150

7

25

300 - 400

100 - 150

1

Trung du miền núi Bắc bộ

2

Đồng bằng sông Hồng

3

Duyên hải Bắc Trung bộ


7 – 10

30

300 - 500

200 - 300

4

Duyên hải Nam Trung bộ

5 – 10

30

300- 1.000

200 – 1.000

5

Tây Nguyên

5

25

200 - 500


1.000 – 5.000

6

Đông Nam bộ

4

15

1.000 – 3.000

1.000 – 5.000

7

Đồng bằng sông Cửu Long

3

10

3.000 – 5.000

500 - 1000

Nguồn: Tổng cục Địa chính (1997)

Kết quả điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cũng phản
ánh rõ mức độ manh mún đất nông nghiệp ở 5 tỉnh thuộc vùng ĐBSH, kết quả cụ

thể được tổng hợp ở Bảng 2.3.

10


Bảng 2.3. Mức độ manh mún ruộng đất ở một số tỉnh vùng ĐBSH
Diện tích bình quân/thửa (m2)

Tổng số thửa/hộ
STT

Tỉnh
Ít nhất

Nhiều
nhất

Trung
bình

Nhỏ
nhất

Lớn nhất Trung bình

1

Hải Phòng

5,0


18

6-8

20

700

216

2

Hải Dương

9,0

17

11,0

10

700

216

3

Vĩnh Phúc


7,1

47

9,0

10

5968

228

4

Nam Định

3,1

19

5,7

10

1000

288

5


Ninh Bình

3,3

24

8,0

5

3224

288

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003)

Kết quả ở Bảng 2.3 cho thấy mức độ manh mún ruộng đất thuộc một số tỉnh
đồng bằng sông Hồng rất khác nhau; ở các tỉnh đông dân, diện tích đất nông nghiệp
ít thì mức độ manh mún càng cao và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản
lượng các loại cây trồng.
b) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún
Nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất dẫn đến tình trạng manh mún ruộng
đất là sự phức tạp của địa hình đất đai ở mỗi địa phương trong ĐBSH; hầu như
trong mỗi làng, xã đều có 3 loại đất: đất cao, đất vàn và đất thấp. Đây chính là hệ
quả của việc xây dựng đê điều từ rất sớm trong đồng bằng.
Nguyên nhân thứ 2: là chế độ thừa kế chia đều ruộng đất cho tất cả con cái. Ở
Việt Nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi ra ở
riêng, vì thế tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ.
Nguyên nhân thứ 3: là tâm lý tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Do quy mô

sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan đến
ruộng đất.
Nguyên nhân thứ tư liên quan đến phương pháp chia ruộng bình quân theo
nguyên tắc xuất có tốt có xấu khi thực hiện Nghị định 64/NĐ-CP năm 1993. Việc
chia nhỏ các thửa ruộng để có sự công bằng giữa các hộ đã góp phần không nhỏ làm
tăng tình trạng manh mún ruộng đất ở ĐBSH. Quan điểm muốn bảo vệ sự công
bằng cho những người dân được chia ruộng và nhiều lý do sau đây khiến đa số các
địa phương chia nhỏ ruộng cho nông dân, đó là:

11


+ Tất cả các hộ đều phải có ruộng gần, tốt, xấu, cao, thấp. Có như vậy mới
thể hiện tính công bằng.
+ Độ phì tự nhiên của đất của các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ.
+ Do hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất khác nhau nên phải chia đều
đất cho các hộ.
+ Các chân đất thường không an toàn do các vấn đề như: úng, hạn, chua... do
đó việc chia đều rủi ro cho các hộ là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng.
+ Ngoài ra, giá đất luôn biến động, tăng cao, đặc biệt là các khu đất gần các
trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công
nghiệp... vì thế đất ở đó phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có thể
hưởng “thành quả” đền bù đất hay cùng chịu “rủi ro” nếu đất đai bị chuyển mục
đích sử dụng.
c) Những hạn chế của tình trạng manh mún ruộng đất đối với sản xuất nông nghiệp
- Hạn chế khả năng áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp, không giảm được chi
phí lao động đầu vào.
- Thửa ruộng quá nhỏ khiến nông dân ít khi nghĩ đến việc đầu tư tiến bộ kỹ
thuật (TBKT) để tăng năng suất. Theo họ, đầu tư TBKT có thể giúp tăng năng suất
nhưng trên diện tích quá nhỏ thì sản lượng tăng không đáng kể.

- Thửa ruộng đã nhỏ, nhiều thửa lại phân tán làm tăng rất nhiều công thăm
đồng, vận chuyển phân bón và thu hoạch, mặt khác nông dân không muốn trồng cây
hàng hoá do phải tăng công bảo vệ.
- Quy mô ruộng đất nhỏ làm giảm lợi thế cạnh tranh của một số sản phẩm
nông nghiệp trong bối cảnh giá nông sản luôn có xu thế giảm.
- Nhiều thửa ruộng dẫn tới lãng phí đất canh tác do phải làm nhiều bờ ngăn,
tính trung bình vùng ĐBSH mất khoảng 2,4% - 4% đất canh tác dùng để đắp bờ
vùng, bờ thửa.
- Khó khăn trong quản lý đất và không phù hợp với sản xuất hàng hoá.
2.2.2. Thực trạng về dồn điền đổi thửa
- Khái niệm về dồn điền đổi thửa: là tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ
thành các thửa ruộng lớn, trái ngược với việc chia các mảnh ruộng to thành nhiều
mảnh ruộng nhỏ. Có hai cơ chế chủ yếu để thực hiện dồn điền đổi thửa:

12


×