Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG KIM DUNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ,
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phan Thị Thanh Huyền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Dương Kim Dung

i


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ Quản lý đất đai với đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các
tổ chức trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, cũng
như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào
tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý đất đai Khoa Quản lý Đất đai đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo các phòng, đơn vị: Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê huyện Quế Võ, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các khu
công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Trân trọng cảm ơn các cán bộ, doanh nghiệp, trên địa
bàn huyện Quế Võ, địa phương nơi tôi tiến hành điều tra nghiên cứu đã tận tình giúp

đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Dương Kim Dung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................................... vii
Danh mục các hình ........................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix

Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý sử dụng đất của các tổ chức ........................................ 4

2.1.1.

Một số khái niệm ................................................................................................ 4

2.1.2.

Tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức.................... 8

2.2.

Kinh nghiệm quản lý sử dụng đất tại một số nước trên thế giới ........................ 8


2.2.1.

Thụy Điển ........................................................................................................... 8

2.2.2.

Úc (Australia) ................................................................................................... 10

2.2.3.

Trung Quốc ....................................................................................................... 11

2.3.

Quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức được nhà nước giao đất, cho
thuê đất ở Việt Nam .......................................................................................... 12

2.3.1.

Quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức ở Việt Nam qua các thời kỳ ............. 12

2.3.2.

Một số quy định liên quan đến quản lý sử dụng đất của các tổ chức được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất ....................................................................... 17

2.3.3.

Tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức ở Việt Nam và tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 24


iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 33
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 33

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 33

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 33

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 33

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quế Võ ................................... 33

3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Quế Võ ...................................... 33

3.4.3.


Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn huyện Quế Võ ............................................................................................ 34

3.4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất
của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ ......................................... 34

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 34

3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 34

3.5.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp .................................................. 34

3.5.3.

Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ........................... 34

3.5.4.

Phương pháp so sánh ........................................................................................ 35

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 36

4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quế Võ .......................................... 36

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 36

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 38

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Quế Võ .............. 43

4.2.

Tình hình thực trạng quản lý và sử dụng đất huyện Quế Võ ............................ 45

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2015 .............................................. 45

4.2.2.

Tình hình sử dụng đất đai ................................................................................. 52

4.3.


Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn huyện Quế Võ ............................................................................................ 55

4.3.1.

Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ ........... 55

4.3.2.

Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh
tế trên địa bàn huyện Quế Võ ........................................................................... 58

4.3.3.

Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa
bàn huyện Quế Võ ............................................................................................ 61

iv


4.3.4.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
trên địa bàn huyện Quế Võ ............................................................................... 67

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất
của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ ......................................... 69


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 71
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 71

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 72

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 73
Phụ lục .......................................................................................................................... 74

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐS

Bất động sản

CNH và HĐH

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa

CCN


Cụm công nghiệp

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KCN

Khu công nghiệp

KT - XH

Kinh tế - xã hội

TN và MT

Tài nguyên và môi trường


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thứ tự

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh năm 2015 .........................................30

4.1.


Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Quế Võ giai đoạn
2005 – 2015............................................................................................. 39

4.2.

Dân số và cơ cấu lao động huyện Quế Võ giai đoạn 2005 – 2015 .....................40

4.3.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Quế Võ năm 2015 ...............................................54

4.4.

Hình thức giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế tại
huyện Quế Võ .....................................................................................................56

4.5.

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại
huyện Quế Võ .....................................................................................................57

4.6.

Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế phân theo đơn vị
hành chính trên địa bàn huyện Quế Võ ...............................................................58

4.7.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các tổ chức
kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ .....................................................................59


4.8.

Diện tích đất để hoang hóa, chậm đưa vào sử dụng của các tổ
chức kinh tế tại huyện Quế Võ............................................................................63

4.9.

Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng quy
định của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ....................................64

4.10. Tình hình lấn chiếm đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn
huyện Quế Võ .....................................................................................................66

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

4.1

Sơ đồ vị trí huyện Quế Võ.............................................................................. 36

4.2


Cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ năm 2015 ....................................................... 39

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Dương Kim Dung
Tên Luận văn: "Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên
địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA).

1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng đất của các
tổ chức trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng 4 phương pháp nghiên
cứu sau: phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp điều tra, thu
thập số liệu sơ cấp; phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu;
phương pháp so sánh.
3. Kết quả chính và kết quả
- Kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quế Võ
cho thấy: huyện Quế Võ phát triển về mọi mặt, thu hút nhiều dự án đầu tư vào khu

công nghiệp và cụm công nghiệp. Trong những năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn
nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn chậm so với lợi thế của
huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 bình quân đạt 9,8 %/năm.
- Công tác quản lý đất đai của huyện Quế Võ thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật, cụ thể: hoàn thành việc xác định địa giới hành chính, lập và
quản lý hồ sơ địa giới hành chính; lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 117 dự án, với
tổng diện tích là 1.270,63 ha; thu hồi đất 06 dự án với tổng diện tích là 5,60 ha;

ix


công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện nghiêm túc và thường xuyên; công tác giải
quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được thực hiện tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm
các trường hợp vi phạm Luật Đất đai theo đúng thẩm quyền.
- Kết quả đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế
cho thấy có 123/137 tổ chức kinh tế đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất với diện tích 496,69 ha. Việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức dần đi vào
nền nếp nhằm khai khác hiệu quả quỹ đất được giao, được thuê. Tuy nhiên, vẫn
còn tồn tại tình trạng để đất hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng; để đất bị lấn,
bị chiếm; chuyển nhượng không đúng quy định.
- Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử
dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ.
- Trên toàn huyện có 137 tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng đất với tổng diện
tích là 917,42 ha, chiếm 5,91% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó: diện
tích đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là 15,69 ha, chiếm 1,71%
tổng diện tích đất các tổ chức kinh tế đang quản lý sử dụng; diện tích đất được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là 47,52 ha, chiếm 5,17% tổng diện tích
đất các tổ chức kinh tế đang quản lý sử dụng; diện tích đất được Nhà nước cho

thuê đất trả tiền thuê đất một lần là 2,0 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0,22%; diện tích đất
được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm là 753,12 ha, chiếm
82,10%. Trong tổng số 137 tổ chức thì đã có 123 tổ chức được cấp GCN với tổng
số 1.017 GCN, tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận là 496,69 ha. Tỷ lệ các tổ
chức đã được cấp GCN QSDĐ đạt khá cao 89,78% tổng số tổ chức.
- Việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức dần đi vào nền nếp nhằm khai
khác hiệu quả quỹ đất được giao, được thuê. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng
để đất hoang hóa, chậm đưa đất vào sử dụng (334,32 ha); để đất bị lấn, bị chiếm
(1,06 ha); chuyển nhượng không đúng quy định (15,71 ha).
- Để tăng cường công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại
huyện Quế Võ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: thường xuyên tuyên
truyền phổ biến pháp luật đất đai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; xác
định năng lực tài chính khi giao đất, cho thuê đất; kiên quyết xử lý các trường
hợp vi phạm pháp luật trong sử dụng đất; hoàn thiện công tác đăng ký đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Duong Kim Dung
Thesis title: “Assessment of land use management of organizations in Que Vo
district, Bac Ninh province”.
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).

1. Purposes of the study

- Assessment of land use management organizations the State allocated or
leased land in the districts of Que Vo - Bac Ninh province.
- Propose some solutions to strengthen the management of land use by
organizations in the districts of Que Vo - Bac Ninh province.
2. Methodologys
To make the contents of the study, subjects using the following four
research methods: survey method, secondary data collection; survey methods,
primary data collection; statistical methods, synthesis, processing and analyzing
data; comparative method.
3. Main findings and conclusions
- With favorable geographical position has created conditions for
development of Que Vo District in all aspects, to attract more investment projects
in Industrial Parks and Industrial complexes. In recent years, the economic
restructuring taking place in the direction of increasing the proportion of
industrial, construction and services while agriculture, forestry tends to decrease
but still slow compared to the advantages of the district. Economic growth rate
period 2010 - 2015 average of 9.8% / year.
- Que Vo district has done the work of land management in accordance
with legal documents. Complete the identification of administrative boundaries,
establishment and management of the administrative boundary files at two levels:
the district and commune levels. Measured cadastral mapping, maps of land use
in 2014, a map of land use planning until 2020. Following the allocation of land,

xi


lease and transfer of land use purposes with 117 projects, with a total area of
1270.63 ha. 06 land acquisition projects with a total area of 5.60 ha. Land area of
administrative organization, career, working offices, religious establishments in
the district has basically been granted land use right certificates to 153

certificates, 196 parcels of land, the area is 77.55 hectares, equivalent to 94% of
the organizations and over 80% of the land. Subscribed for 117.346 land plots for
families and individuals with an area of 9057.8 hectares. 117.648 certification
parcel of land with an area of 9067.2 hectares. 100% of the units have established
communal administration book for the land plots registered, certified and used,
updated, regularly revised the land changes, information on a parcel of land
cadastral books paper as prescribed. Complete results of land inventories in Que
Vo district in 2014 on schedule, quality assurance as requested, No. 2 in the
country (after Da Nang city). Work done regularly land statistics in 2015. The
inspection, test taken seriously, often in many forms. The settlement of disputes,
complaints and denunciations done quite well, handled promptly and completely
the infringement case in accordance with the Land Law jurisdiction.
- The situation of the land use management organizations Que Vo district
has always been interested in monitoring. In general, the use of land by
organizations especially basic economic institutions regulated by law.
- Que Vo district has a total area of 15511.20 hectares natural, distributed
over 21 administrative units (20 communes and 01 towns), representing 18.85%
of the total natural area of Bac Ninh province. Among them: Agricultural land
covers an area of 9463.81 hectares, accounting for 61.01% of the total natural
area; Non-agricultural land with an area of 6000.32 hectares, accounting for
38.68% of the total natural area; unused land covers an area of 47.08 hectares,
accounting for 0.30% of the total natural area.
- On the district has 137 economic entities to which the State allocated or
leased land with a total area of 917.42 hectares, accounting for 5.91% of the total
natural area of the district. Among them: land allocation by the State with
collection of land use is 15.69 hectares, accounting for 1.71% of the total land
area of economic organizations are managed and used; State land is allocated
without collection of land use fee is 47.52 hectares, accounting for 5.17% of the
total land area of economic organizations are managed and used; land leased by
the State to pay a lump sum rent is 2.0 ha, accounting for a very small percentage

xii


of 0.22%; land leased by the State to pay the annual rent is 753.12 hectares,
accounting for 82.10%. In total, there were 137 organizations 123 organizations
with a total of 1,017 license granted certificates of land use rights, the total area
has certification is 496.69 ha. The percentage of organizations that have been
granted land use right certificates was high 89.78% of the total organization.
- The management of land use by organizations gradually into order to
effectively exploit the land is allocated or leased. However, the situation remains
fallow, slowly put into use land (334.32 ha); to land is encroached, occupied
(1.06 ha); transfer in contravention of regulations (15.71 ha).
- To strengthen the management of land use of economic institutions in
Que Vo district, to perform the following synchronization solutions: regular
dissemination land legislation; strengthening inspection and investigation;
determine the financial capacity allocation or lease of land; resolutely handle
cases of law violation in land use; complete the registration of land and granting
land use right certificates, ownership of assets attached to the land.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với tất cả các quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là bộ phận hợp thành quan trọng của môi
trường sống, là địa bàn phân bố và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng.
Việt Nam là một nước đang phát triển, phải đối mặt với nhiều thách thức
mới đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai. Ý thức sâu sắc về vấn đề này, Đảng

và Nhà nước ta đã từng bước đưa ra những quyết sách đúng đắn, phù hợp với
tình hình quản lý sử dụng đất đai. Một trong những chính sách lớn là chương
trình hành động do Chính phủ đưa ra nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách
lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chương trình hành động này xác định
nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương, các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa nước ta
bước vào giai đoạn phát triển mới nhanh và bền vững. Ở nước ta, quỹ đất của các
tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay diện
tích này quản lý chưa được chặt chẽ, sử dụng ở một số nơi chưa hiệu quả, trong
việc quản lý còn để xảy ra nhiều tiêu cực, đó là bỏ hoang không sử dụng trong
thời gian dài, chậm sử dụng đất theo mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, hoặc sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chuyển sang mục đích
sử dụng khác, cho thuê trái phép... gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và
sử dụng đất đai nói chung.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn khách quan, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2007 về việc kiểm
kê quỹ đất đang quản lý, sử dụng của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất đến ngày 01 tháng 4 năm 2008. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực
trong việc tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên đặc biệt
quan trọng về đất đai nói chung và diện tích đất đang giao cho các tổ chức kinh tế
quản lý sử dụng nói riêng.
1


Huyện Quế Võ nằm ở phía Đông tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng đồng bằng
châu thổ Sông Hồng, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Ninh 10 km về phía
Bắc, cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Tây Nam. Huyện có Quốc lộ 18 từ Nội

Bài đến Quảng Ninh chạy qua địa phận huyện dài 22 km, là cầu nối phát triển
kinh tế - xã hội giữa huyện với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như:
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Với lợi
thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, huyện Quế Võ đã và đang có nhiều thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp
phát triển mạnh và đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện. Chính vì vậy, dẫn đến nhu cầu về đất đai gia tăng, gây sức ép
lớn đến quỹ đất cho các ngành kinh tế nói riêng và quỹ đất đai nói chung. Điều
này đòi hỏi Uỷ ban nhân dân huyện Quế Võ phải nắm được tình hình quản lý sử
dụng đất của các tổ chức kinh tế nói riêng và các tổ chức sử dụng đất nói chung
để có những biện pháp quản lý, sử dụng đất đai phù hợp nhằm khai thác hiệu quả
quỹ đất, đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan đó, việc nghiên cứu đề tài “Đánh
giá thực trạng quản lý sử dụng đất của các tổ chức trên địa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” là rất cần thiết và có ý nghĩa.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng đất của các
tổ chức trên địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ
chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, do tổ chức
kinh tế có nhiều bất cập và biến động nhiều.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở xác định được những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý sử
dụng đất của các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế Võ, đề xuất được các
giải pháp hợp lý để quản lý, sử dụng đối với quỹ đất này.
2



1.4.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về công tác quản lý sử dụng đất của
các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở giúp cho địa phương có những
biện pháp quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học
viên tại các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo chuyên ngành quản lý đất đai.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng (Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam, 1993). Đất đai là thành quả lao động của nhiều thế
hệ, là di sản của nhân loại. Đất đai là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã
hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của con người (Nguyễn Văn Sửu, 2010).
Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp
ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng; con người có
khả năng chiếm hữu và sử dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham
gia vào giao lưu dân sự)... Đất đai còn được coi là tài sản quốc gia vô cùng quý
giá, được chuyển tiếp qua các thế hệ, và được coi là một dạng tài sản trong

phương thức tích luỹ của cải vật chất của xã hội. Đồng thời, đất đai còn được coi
là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao động làm ra, mà lao động tác
động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hoá trở thành sử dụng vào đa
mục đích. Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian và vô hạn về thời
gian sử dụng. Bên cạnh đó, đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử
dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lý thì giá trị của đất (đã được
khai thác sử dụng) không những không mất đi mà có xu hướng tăng lên (Hồ Thị
Lam Trà và Nguyễn Văn Quân, 2006).
Ngày nay quản lý, sử dụng đất trên thế giới được quán triệt thực hiện theo
quan điểm phát triển bền vững. Xóa bỏ nghèo khó, thay đổi các mẫu hình sản
xuất và tiêu thụ, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội là những mục đích có tính bao quát và là những yêu cầu thiết yếu để
phát triển bền vững (Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012).
2.1.1.2. Giao đất, cho thuê đất
- Giao đất: Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao
quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Việc giao đất dựa vào
4


các căn cứ được quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai năm 2013 như sau: kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt; Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao
đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất dưới hai hình thức là giao đất
không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Và một trong các
đối tượng được giao đất là các tổ chức gồm: UBND xã, cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế và tổ chức ngoại giao. Nếu như
việc Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là để đảm bảo lợi ích chính
đáng của người trực tiếp lao động sản xuất, bảo vệ tốt quỹ đất nông nghiệp, lâm

nghiệp, nuôi trồng thủy sản,... nhằm bảo đảm cho hoạt động bình thường của các
cơ quan Nhà nước hoặc sử dụng đất vào lợi ích chung, lợi ích công cộng,... thì việc
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà
nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Thời hạn giao đất: Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 thì thời hạn
giao đất được chia theo loại đất sử dụng đất gồm đất sử dụng ổn định lâu dài và
đất sử dụng có thời hạn.
- Cho thuê đất: Cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất
bằng hợp đồng cho thuê cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Việc cho thuê đất
dựa vào các căn cứ được quy định tại Điều 52 Luật đất đai năm 2013 như sau: kế
hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt; Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao
đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê đất theo hai hình thức: cho thuê trả tiền thuê đất hàng
năm hoặc cho thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Một trong đối
tượng được cho thuê đất là các tổ chức gồm: UBND xã, cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội
nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công, tổ chức kinh tế và tổ chức ngoại giao
(Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Theo Luật đất đai năm 2003 thì các tổ chức kinh tế chỉ có hình thức thuê
đất trả tiền hàng năm; còn theo Luật đất đai năm 2013, các tổ chức kinh tế được
lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho
cả thời gian thuê đất, cụ thể được quy định tại Điều 56.
5


2.1.1.3. Quản lý sử dụng đất đai
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật
được sử dụng bởi chính quyền để quản lý mà đất được sử dụng và phát triển.
Quản lý sử dụng đất tập trung vào đất và đất được sử dụng cho mục đích sản

xuất, bảo tồn. Quản lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết định và được xác định bởi
mục đích sử dụng nó ví dụ cho sản xuất lương thực, nhà ở, giải trí, khai
khoáng… và được xác định bởi bản chất và giá trị của đất. Trước đây quản lý
sử dụng đất tập trung chủ yếu vào đất nông nghiệp. Ngày nay, quản lý đất đai
còn phải đối mặt với các vấn đề về công nghiệp hóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai
khoáng… (dẫn theo Bùi Tuấn Anh, 2015).
Hệ thống quản lý sử dụng đất đề cập đến tất cả các hoạt động mà chính
quyền địa phương yêu cầu để quản lý đất. Hệ thống quản lý sử dụng đất sẽ xác
định quyền sử dụng cho phép hoặc thừa nhận có tương quan đến vùng (dẫn theo
Bùi Tuấn Anh, 2015).
2.1.1.4. Quản lý đất đai
Quản lý đất đai là các hoạt động quản lý gắn liền đối với đất đai mà đất
được coi như một nguồn tài nguyên cả về ý nghĩa môi trường và kinh tế. Quản lý
đất đai là một ngành khoa học có truyền thống lâu đời và ngày nay càng có vai
trò quan trọng, mang tính liên tục theo thời gian và không gian. Quản lý đất đai
bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc xác lập và thực thi các
quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai cùng với những lợi nhuận
thu được từ đất (thông qua bán, cho thuê, hoặc thuế) và giải quyết những tranh
chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền sử dụng đất.
Quản lý đất đai là một khái niệm đa nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý đất
đai bao hàm cả việc bảo vệ lẫn việc kiểm soát sử dụng đất đai sao cho đất đai
phục vụ con người tốt nhất trong hiện tại và tương lai. Theo nghĩa này, quản lý
đất đai bao gồm nhiều việc như bảo vệ lãnh thổ chủ quyền quốc gia, chống lại
mọi sự xâm phạm; kiểm kê, đo vẽ, lập bản đồ địa chính; phân bổ đất đai cho các
ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau; sử dụng bền vững; tổ chức không gian trên đất
một cách hợp lý, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với
phong tục, tập quán từng vùng, miền; khuyến khích đầu tư vào đất và bảo vệ
đất… Quản lý đất đai theo nghĩa hẹp là công việc của ngành quản lý đất đai trong
phân hệ quản lý Nhà nước. Theo nghĩa này, quản lý đất đai là quá trình thu thập,
6



điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các
quyền và các thuộc tính khác của đất; lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông
tin về sở hữu, giá trị, sử dụng đất cũng như các nguồn thông tin khác liên quan
đến thị trường bất động sản và giao dịch có tính thị trường về đất đai (thế chấp
đất, chuyển đổi đất…) (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2012).
2.1.1.5. Tổ chức sử dụng đất
- Tổ chức sử dụng đất (là một trong những đối tượng sử dụng đất) là tổ
chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc được Nhà nước công
nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang sử dụng.
- Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế
khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Tổ chức kinh tế: Theo điều 3,
Luật Đầu tư năm 2014, tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam, 2014). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là
tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam, 2014).
Theo Thông tư số 28/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, tổ chức sử dụng bao gồm (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2014):
- Tổ chức trong nước gồm: (1) Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và
các hợp tác xã; (2) Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả
Ủy ban nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị
quốc phòng, an ninh; (3) Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp
do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy
định của pháp luật; (4) Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự
nghiệp công lập, tổ chức kinh tế).
- Tổ chức nước ngoài gồm: (1) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh
nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo
7


quy định của pháp luật về đầu tư; (2) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác
của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận;
cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên
chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
2.1.2. Tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt và có hạn, mọi hoạt động của con
người đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn bó với đất đai. Tổng diện tích tự nhiên của
một phạm vi lãnh thổ nhất định là không đổi. Nhưng khi sản xuất phát triển, dân
số tăng, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì nhu cầu của con người
đối với đất đai ngày càng gia tăng. Có nghĩa cung là cố định, cầu thì luôn có xu
hướng tăng lên. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa những người sử
dụng đất và giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau. Vì vậy, để sử dụng đất có
hiệu quả và bền vững thì việc quản lý đất đai được đặt ra như một nhu cầu cấp bách
và cần thiết. Quản lý đất đai đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong cả nước.
Việc quản lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điều
kiện hệ thống pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai. Mặt khác,
quản lý đất đai còn có vai trò quan trọng trong việc kết hợp hài hòa các nhóm lợi
ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển.
Công tác quản lý đất đai dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Do đó quản lý, sử dụng đất đai là một trong

những hoạt động quan trọng nhất của công tác quản lý hành chính Nhà nước nói
chung và quản lý, sử dụng đất của các tổ chức nói riêng.
2.2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Thụy Điển
Việc quản lý đất đai tại Thụy Điển bắt nguồn từ quá trình bảo vệ quyền sử
dụng đất và từ việc cai quản đất đai. Việc bảo vệ quyền sử dụng đất và thực hiện
những giao dịch hợp pháp luôn có tầm quan trọng đối với người dân. Trước đây,
các tòa án địa phương là thể chế chính thực hiện những công việc quản lý đó.
Một trong những nhân tố quan trọng đối với mỗi nhà nước chính là việc bảo đảm
8


quyền sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển tài nguyên đất cũng như việc tài trợ cho
các hoạt động dựa trên các khoản đóng góp từ việc sử dụng đất và thuế. Hệ thống
địa chính đầu tiên được thành lập ở Thụy Điển bởi quốc vương nước này nhằm
thu thuế từ người sử dụng đất. Từ hệ thống đó, việc quản lý đất đai đã phát triển
thành cở sở hạ tầng chung của cả nước cung cấp thông tin về đất đai (Tổng cục
Quản lý đất đai, 2011b).
Quyền sở hữu đất ở Thụy Điển được quy định tại Bộ Luật Đất đai từ năm
1970. Theo đó, tất cả đất đai tại Thụy Điển đều được chia thành những đơn vị bất
động sản, và được xác định trong sổ đăng ký bất động sản. Quyền sở hữu đất là
các quyền đối với các đối tượng, thửa đất hay không gian ba chiều (3D) khoảng
không gian trên mặt đất, cả trong nhà và trên không (Lê Gia Chinh và cs., 2014).
Phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản lý và sử dụng đất
là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Các hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng
đất như quy hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, bất động sản và thông tin địa
chính đều được quản lý bởi ngân hàng dữ liệu đất đai và đều được luật hóa. Pháp
luật và chính sách quản lý đất đai của Thụy Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở
hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị trường, được sự giám sát chung của xã hội.

Từ năm 1970 đến nay, pháp luật và chính sách đất đai của Thụy Điển gắn liền
với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bất động sản tư nhân bao
gồm: quy định các tài sản cố định gắn liền với bất động sản, quy định việc mua
bán đất đai và thế chấp, quy định về hoa lợi, quyền thông hành địa dịch và các
hoạt động khác như vấn đề bồi thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng
ký quyền sở hữu đất và hệ thống đăng ký (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014).
Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình lập kế hoạch sử dụng đất
là việc độc quyền lập quy hoạch đô thị tồn tại trong các thành phố ở Thụy
Điển. Điều này có nghĩa là phát triển đô thị không thể diễn ra mà không có kế
hoạch đô thị được phê duyệt. Một chủ sở hữu đất không có quyền lập một kế
hoạch như vậy mà không có sự đồng ý của chính quyền thành phố. Nếu chủ
đất muốn phát triển mảnh đất của mình nhưng từ chối lập kế hoạch phát triển
theo chính quyền thành phố quy định thì chủ đất không có quyền được bồi
thường cho các giá trị phát triển có thể mất do từ chối lập kế hoạch. Một chủ
đất có quyền phát triển tài sản của mình như đầu tư vào cải tạo miễn là tiếp
9


tục sử dụng đất hiện có. Nếu một số quy định trong quy hoạch hoặc quy định
về sử dụng đất khác buộc các chủ đất dừng các hoạt động đang diễn ra của họ
hoặc phải trả lại đất thì chủ đất có quyền được bồi thường cho những thiệt hại
liên quan đến việc sử dụng đất đang diễn ra. Giá trị liên quan đến việc thay
đổi mục đích sử dụng đất sẽ không được bồi thường. Thay đổi mục đích sử
dụng đất sẽ phải xin phép, thường ở dạng một quyết định quy hoạch hoặc giấy
phép xây dựng. Nếu không được cho phép, các chủ sở hữu đất không có
quyền được bồi thường cho bất kỳ tổn thất về giá nào do từ chối thay đổi mục
đích sử dụng (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014).
2.2.2. Úc (Australia)
Tuy có những đặc thù riêng về mặt lịch sử và phát triển pháp luật, nhưng
nhìn chung, Pháp luật đất đai/bất động sản Úc chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ

thống pháp luật Anh quốc (Common Law).
Liên bang Úc thực hiện việc quản lý sử dụng và phát triển đất đai trên cơ
sở quy hoạch. Quy hoạch thể hiện như là sự hướng dẫn việc thực thi quyết định
cho thuê đất thông qua cơ quan quản lý đất đai của Chính phủ từng Bang. Đối
với những khu vực có nhu cầu phát triển cao, Chính phủ Bang thành lập Công
ty đất đai, đây là công ty thuộc sở hữu nhà nước có chức năng kinh doanh đất
đai qua các phương thức: phát triển đất (cải tạo, san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật) rồi bán cho người có nhu cầu; giao cho các công ty phát triển đất
(Land Developer) để họ phát triển rồi bán; hợp tác với các công ty phát triển
xây dựng nhà rồi bán. Dù qua hình thức nào thì đây đều là việc bán quyền sở
hữu nhà nước đối với đất đai cho các đối tượng có nhu cầu. Bên cạnh đó, quyền
sở hữu đất đai cũng được mua bán giữa những người có nhu cầu sở hữu đất. Để
đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các giao dịch về đất đai, Liên bang Úc có một
hệ thống thiết chế hỗ trợ gồm hệ thống đăng ký cung cấp đầy đủ các thông tin
chính thống về đất đai, thị trường đất đai minh bạch và hệ thống các công ty
cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới. Hệ thống đăng ký đất đai Torrens chứng
nhận quyền và được Nhà nước đảm bảo về tính chính xác của việc đăng ký. Với
hệ thống này, các giao dịch về đất đai được thực hiện thuận lợi, an toàn và chi
phí giao dịch thấp. Như vậy, các tổ chức sử dụng đất của Úc, nhất là doanh
nghiệp tiếp cận đất đai chủ yếu thông qua thị trường, kể cả trong trường hợp
10


mua bán đất của Nhà nước. Vai trò công quyền của Nhà nước là quản lý về mặt
thủ tục pháp lý và cung cấp các dịch vụ liên quan.
2.2.3. Trung Quốc
Luật Đất đai của Trung Quốc được xây dựng vào các năm 1954, 1975,
1978 và năm 1982. Trong đó, Luật Đất đai năm 1982 là bộ luật hoàn chỉnh nhất.
Từ năm 1982, Luật Đất đai Trung Quốc đã được sửa đổi 4 lần (qua các năm
1988, 1993, 1999 và năm 2004). Trong Luật Đất đai của Trung Quốc và quy định

của Chính phủ Trung Quốc về quản lý đất đai có quy định rõ, tách bạch nội dung
giám sát quản lý đất đai và kiểm tra việc sử dụng đất, gắn với các quy định về chế
tài xử lý. Điều này đã bảo đảm việc quản lý được tăng cường trách nhiệm và hạn
chế những sai phạm phát sinh về quản lý đất đai trong các cơ quan nhà nước, đồng
thời có căn cứ xử lý triệt để đối với các trường hợp quản lý sai quy định hoặc sử
dụng đất vi phạm pháp luật. Quy định chỉ giao đất ở cho các tổ chức đầu tư kinh
doanh nhà ở và không giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân sử dụng tại đô thị giúp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhưng chưa tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở cho các
hộ gia đình có mức thu nhập thấp hoặc gia đình có nhiều thế hệ sinh sống. Chính
sách và cơ chế về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa được quy định rõ và đầy
đủ. Giữa các địa phương còn có sự khác nhau trong việc thực hiện.
Trung Quốc là quốc gia có 2 hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước
và sở hữu tập thể, trong chính sách giao đất cũng áp dụng hai hình thức là giao
đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Để sử dụng
đất hiệu quả và tiết kiệm, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chính sách
như (Nguyễn Đình Bồng và cs., 2014):
- Không giao đất ở trực tiếp cho người dân để xây dựng nhà ở, các dự án
phát triển nhà ở chỉ được phép xây dựng nhà ở cao tầng với mật độ theo quy định.
- Quy định suất đầu tư tối thiểu làm cơ sở khi xét duyệt các dự án đầu tư và
kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
- Nhà nước chỉ cho phép sử dụng đất vào mục đích sản xuất trong các khu
công nghiệp theo quy hoạch được duyệt mà không giao đất cho các cơ sở sản xuất
hay tổ chức cá nhân riêng lẻ nhằm khai thác tối đa các công trình kết cấu hạ tầng.
Trong trường hợp đặc biệt không thể bố trí trong khu, cụm công nghiệp (CCN) thì
mới giao đất cho dự án có vị trí ngoài khu công nghiệp.
11


×