HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ VŨ TUẤN ANH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG –
TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60.85.01.03
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Vũ Tuấn Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ nhiệt tình, chu đáo của các Thầy, Cô giáo và các nhà khoa học, đến nay tôi đã hoàn
thành chương trình đào tạo Cao học và làm luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất và chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo khoa Quản lý đất đai, Viện đào
tạo Sau Đại học – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Xương và các phòng,
ban, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian thu thập thông tin, tài liệu,
nghiên cứu làm luận văn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Vũ Tuấn Anh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cần thiết của đề tài ...................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1
Khái niệm về đất đai và đánh giá đất................................................................3
2.1.1.
Khái niệm về đất đai ........................................................................................3
2.1.2.
Khái niệm về đánh giá đất................................................................................3
2.2.
Các loại hình sử dụng đất .................................................................................7
2.2.1.
Khái niệm về loại hình sử dụng đất ..................................................................7
2.2.2.
Nguyên tắc xác định loại hình sử dụng đất bền vững........................................8
2.3.
Cơ sở lý luận về hiệu quả và đánh giá hiệu quả sử dụng đất .............................9
2.3.1.
Hiệu quả kinh tế.............................................................................................10
2.3.2.
Hiệu quả xã hội..............................................................................................12
2.3.3.
Hiệu quả môi trường ......................................................................................12
2.4.
Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt
Nam...............................................................................................................13
2.4.1.
Lịch sử đánh giá đất ở Việt Nam ....................................................................13
2.4.2.
Những kết quả nghiên cứu về loại hình sử dụng đất .......................................14
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................18
3.1.
Đối tượng và phạm vi thời gian nghiên cứu ...................................................18
3.1.1.
Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................18
iii
3.1.2.
Thời gian nghiên cứu .....................................................................................18
3.1.3.
Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................18
3.2.
Nội dung nghiên cứu......................................................................................18
3.2.1.
Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng
Xương - tỉnh Thanh Hóa ................................................................................18
3.2.2.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Xương..............................18
3.2.3
Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường .....................................................................................................19
3.2.4 .
Đề xuất các loại sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và hợp lý trên địa bàn
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh hóa.............................................................19
3.3.
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................19
3.3.1.
Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................19
3.3.2.
Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ........................20
3.3.3.
Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu.........................................................22
3.3.4.
Phương pháp so sánh .....................................................................................22
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................23
4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................23
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..................................................23
4.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................32
4.1.3.
Đánh giá chung những thuận lợi và hạn chế trong phát triển nông nghiệp
huyện Quảng Xương ......................................................................................52
4.2.
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Xương ..........56
4.2.1.
Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Xương ..............56
4.2.2.
Hiện trạng một số cây trồng chính và các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Quảng Xương ....................................................................57
4.3.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quảng Xương ...........62
4.3.1.
Đánh giá hiệu quả kinh tế ..............................................................................62
4.3.2.
Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn
huyện .............................................................................................................65
4.3.3.
Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn
huyện .............................................................................................................67
4.3.4.
Đánh giá hiệu quả chung của các LUT ...........................................................76
iv
4.4.
Đề xuất sử dụng đất cho từng tiểu vùng .........................................................77
4.4.1
Định hướng sử dụng đất cho tiểu vùng I.........................................................78
4.4.2
Định hướng sử dụng đất cho tiểu vùng II .......................................................79
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................80
5.1.
Kết luân .........................................................................................................80
5.2.
Kiến nghị .......................................................................................................81
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................82
Phụ lục ......................................................................................................................85
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ATTP
An toàn thực phẩm
BVTV
Bảo vệ thực vật
CLB
Câu lạc bộ
CLĐ
Công lao động
CPTG
Chi phí trung gian
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
GDTX - DN
Giáo dục thường xuyên - dạy nghề
GTNC
Giá trị ngày công
GTSX
Giá trị sản xuất
HTX
Hợp tác xã
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KT - XH
Kinh tế - Xã hội
LUT
Loại hình sử dụng đất
NN & PTNN
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản
QP - AN
Quốc phòng – An ninh
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TT
Thị trấn
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TX
Thị xã
UBND
Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Phân cấp hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ..................................20
Bảng 3.2.
Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1 ha)..................21
Bảng 3.3.
Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường .................................22
Bảng 4.1.
Phân loại đất ............................................................................................26
Bảng 4.2.
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu ....................................................32
Bảng 4.3.
Một số chỉ tiêu phát triển nông lâm nghiệp và thuỷ sản ............................35
Bảng 4.4.
Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp ........................................36
Bảng 4.5.
Một số chỉ tiêu phát triển ngành trồng trọt ................................................37
Bảng 4.6.
Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi ...............................................39
Bảng 4.7.
Hiện trạng sản xuất thuỷ sản huyện Quảng Xương ...................................41
Bảng 4.8.
Hiện trạng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp .........................43
Bảng 4.9.
Dân số và lao động huyện Quảng Xương giai đoạn 2011– 2015 ...............46
Bảng 4.10. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 .............................................................56
Bảng 4.11. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 .........................................57
Bảng 4.12. Chủng loại, diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của huyện
Quảng Xương năm 2015 ..........................................................................58
Bảng 4.13. Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính trong các vụ sản xuất..............59
Bảng 4.14. Các loại hình sử dụng đất huyện Quảng Xương. .......................................59
Bảng 4.15. Các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng I...................................................61
Bảng 4.16. Các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng II .................................................62
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng I ................................................62
Bảng 4.18. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng I................63
Bảng 4.19 Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng II ..............................................64
Bảng 4.20. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng II ..............64
Bảng 4.21. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng I ..........................66
Bảng 4.22. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại tiểu vùng II .........................67
Bảng 4.23. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại tiểu vùng I với hướng dẫn
của Sở NN và PTNT ................................................................................68
Bảng 4.24. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại tiểu vùng II với hướng dẫn
của Sở NN và PTNT ................................................................................69
vii
Bảng 4.25. Bảng so sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế tại tiểu vùng II
với khuyến cáo của Sở NN và PTNT........................................................71
Bảng 4.26. Bảng so sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế tại tiểu vùng II
với khuyến cáo của Sở NN và PTNN .......................................................72
Bảng 4.27. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất tiểu
vùng I (điểm) ...........................................................................................74
Bảng 4.28. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất tiểu
vùng II (điểm) ..........................................................................................74
Bảng 4.29. Tổng hợp hiệu quả của các loại hình sử dụng đất huyện Quảng
Xương......................................................................................................77
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.
Bản đồ hành chính huyện Quảng Xương ..................................................23
Hình 4.2.
Cảnh quan cánh đồng trồng lúa huyện Quảng Xương ...............................37
Hình 4.3.
Cảnh quan cánh đồng trồng khoai tây huyện Quảng Xương .....................38
Hình 4.4.
Cảnh quan cánh đồng trồng ngô huyện Quảng Xương ..............................38
Hình 4.5.
Cảnh quan mô hình chăn nuôi gia súc huyện Quảng Xương .....................39
Hình 4.6.
Cảnh quan mô hình chăn nuôi gia cầm huyện Quảng Xương ....................40
Hình 4.7.
Cảnh quan ao tôm huyện Quảng Xương ...................................................42
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Vũ Tuấn Anh
Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Quảng Xương – tình Thanh Hóa.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Tất Cảnh.
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện (từ tháng
01/2015 đến 05/2016).
- Đề xuất các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao phục vụ cho công tác
quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về đất nông nghiệp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh
Hoá. Các số liệu được điều tra, tính toán tại thời điểm năm 2015.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Dựa vào sự khác biệt về địa hình, hệ thống cây trồng để phân chia thành
2 tiểu vùng nghiên cứu. Tôi tiến hành điều tra tình hình sử dụng đất của các hộ
gia đình. Số lượng hộ điều tra là 120 hộ được phân đều cho 4 xã đại diện cho 2
tiểu vùng điều tra là các xã: Quảng Lưu, Quảng Lợi, Quảng Phúc, Quảng Vọng
(gồm các đối tượng sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân).
- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Chi cục
Thống kê huyện Quảng Xương. Số liệu về hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản
lý sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Quảng Xương.
- Phương pháp thống kê: Thống kê sắp xếp các số liệu theo thời gian từ
năm 2011 – 2015.
- Phương pháp đánh giá: Phân tích đánh giá hiệu quả của các loại hình sử
dụng đất.
x
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để tổng hợp các số liệu về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý sử
dụng đất và tổng hợp kết quả hoạt động của địa bàn nghiên cứu.
- Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo các tiêu chí đã
xây dựng và thành lập bảng.
4. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Xương. Qua nghiên cứu cho thấy Quảng
Xương được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thủy
văn, vị trí địa lý, con người thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội toàn diện.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 20.040,0 ha, diện tích đất nông nghiệp là 11.907,71
ha, chiếm 59,07% tổng diện tích tự nhiên. Trong nhóm đất nông nghiệp, đất
trồng lúa 8.318,46 ha, chiếm 41,27% tổng diện tích đất tự nhiên, đất trồng cây
lâu năm 616,96 ha chiếm 3,06% tổng diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp 339,32
ha chiếm 1,68% tổng diện tích tự nhiên, đất nuôi trồng thuỷ sản 1.049,86 ha
chiếm 5,21% tổng diện tích tự nhiên, đất cây trồng hàng năm khác 1.455,83 ha
chiếm 7,22% tổng diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp khác 127,28 ha chiếm
0,63% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Hiện trạng một số cây trồng chính và các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Quảng Xương. Kết quả cho thấy huyện Quảng Xương có 7 loại
hình sử dụng đất chính là chuyên lúa, 2 lúa màu, chuyên cây ăn quả, lúa cá, 2
màu – lúa, cói, tôm. Trong đó LUT chuyên lúa vẫn là chủ yếu.
- Về hiệu quả kinh tế: Các LUT có hiệu quả kinh tế cao là LUT lúa, LUT
cây ăn quả, LUT tôm, LUT cói.
- Về hiệu quả xã hội: Một số LUT có hiệu quả xã hội cao do mang lại thu
nhập cao cho người lao động và giải quyết việc làm như: LUT chuyên lúa – rau
màu, LUT chuyên cói, LUT tôm.
- Về hiệu quả môi trường: LUT lúa – rau màu có hiệu quả môi trường cao
nhất, LUT lúa – rau màu có hiệu quả môi trường thấp nhất.
Cần đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: chú trọng xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, thủy lợi...) áp dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất theo hướng hàng hóa, nghiên cứu đưa ra
các giống cây trồng, vật nuôi mới có ưu thế vào sản xuất. Mở các lớp tập huấn về
khoa học kỹ thuật và kiến thức sản xuất cho người nông dân, từ đó ứng dụng
thực tế vào sản xuất nâng cao hiệu quả.
xi
THESIS ABSTRACT
Author Name: Le Vu Tuan Anh
Project title: “Evaluation of the effect of agricultural land use of in Quang
Xuong district - Thanh Hoa province”.
Specialization: Land Management
Code: 60.85.01.03
Instructor: Dr. Nguyễn Tất Cảnh.
Training institutions: Institute of Agriculture Vietnam.
1. Purpose of the study
- Assessing the effectiveness of different types of use of agricultural land
in the district in accordance with the natural conditions, economic and social
aspects of the district (from 01/2015 to 05/2016 months).
- Proposed land use types with high efficiency in service planning land
use to economic development - society of the district.
2. Object and scope of research
Research projects on agricultural land Quang Xuong District, Thanh Hoa
Province. The survey figures, calculated at the time of 2015.
3. Research Methodology of topics
- Based on the differences in topography, cropping systems to split into 2
sub-study area. I surveyed the land use situation of the household. Number of
households surveyed 120 households were equally divided for 4 communes
representing 2 subregion investigation is the communes of Quang Luu
Commune, Quang Loi commune, Quang Phuc, Quang Vong (Including land use
objects as households and individuals).
- Collect documents and data on natural conditions, economic and social
departments in Quang Xuong district statistics. Data on the current use of the
land, the situation of land use management in the resource room - Quang Xuong
district environment.
- Statistical Methods: Statistics data sorted by time in 2011 – 2015.
- Assessment Method: Analysis and assessment of the effectiveness of
different types of land use.
xii
- Use Microsoft Office Excel software to aggregate data on natural
conditions, economic - social, land use status, the status of management of land
use and aggregate operating results of field site lamb.
- On the basis of the actual survey, data are aggregated according to
criteria developed and established the table.
4. The main findings and conclusions
- Assessing the natural conditions, economic and social impact on
agricultural production in Quang Xuong district. Past research shows that Quang
Xuong be blessed in natural resources, climate, hydrology, geography, people
favorable to economic and social development across the board. The total land
area is 20.404,0 hectares of natural, agricultural land area is 11,907.71 hectares,
accounting for 59.07% of the total natural area. In the group of agricultural land,
paddy land 8318.46 hectares, accounting for 41.27% of total natural land area,
perennial crops account for 3.06% of the total 616.96 ha of natural area, forest
land 339. 32 ha accounted for 1.68% of the total natural area, aquaculture land
1049.86 hectares, accounting for 5.21% of the total natural area, other annual
crop land 1455.83 hectares, accounting for 7.22% of the total natural area, 127.28
hectares of agricultural land accounts for 0.63% of total natural land area.
- The status of a number of major crops and types of use of agricultural
land of Quang Xuong district. Results showed Quang Xuong district has 7 main
types of land use are specialized rice, colored rice 2, specialized fruit, fish rice, 2
colors - rice, rush, shrimp. In which specializes LUT is still mainly rice.
- In terms of economic efficiency: The LUT has high economic efficiency
is rice LUT, LUT fruit, shrimp LUT, LUT rush.
- On the social effects: Some social LUT effectively bringing high due to
higher income for workers and jobs such as specialized LUT rice - vegetable,
specializing rush LUT, LUT shrimp.
- In terms of environmental efficiency: LUT rice - vegetables with the
highest environmental performance, LUT rice - vegetables with the lowest
environmental performance.
Intensive investment needed to increase productivity, product quality: focus
on building technical infrastructure (transport systems, irrigation ...) to apply
advanced science and technology to serve the producers under commodity oriented,
research released crop varieties and animal breeds are advantages in production.
Open training courses on science and technology and manufacturing knowledge to
farmers, which in practical applications to improve the efficiency of production.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, cơ sở không gian
của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, thành
phần quan trọng của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư. Dân số thế
giới ngày càng tăng lên trong khi nguồn tài nguyên đất đai có hạn, áp lực về việc
sử dụng đất cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội và môi trường đòi hỏi các
nhà quản lý phải tổ chức tốt khâu phân bổ quỹ đất và sử dụng đất một cách hợp
lý, hiệu quả nhất.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn dựa vào nông
nghiệp là chính. Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện chuyển từ nền kinh
tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
và đạt được nhiều thành quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bên
cạnh đó nền nông nghiệp cũng đã từng bước chuyển từ tự cấp, tự túc sang sản
xuất hàng hoá. Kinh tế nông nghiệp có sự tăng trưởng khá, sức sản xuất ở nông
thôn được giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp dần được khai thác. Ở nước ta
hiện nay, với gần 70% dân số đang sống ở vùng nông thôn vì thế nền nông
nghiệp vẫn có một vai trò rất quan trọng trong những năm tới. Vậy nên cùng với
việc phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề
sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, đồng thời phải bền vững theo thời gian và phù
hợp với quy hoạch là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý đất đai nói
riêng và của toàn xã hội nói chung. Công tác đánh giá hiệu quả các loại hình sử
dụng đất không những cho thấy các mặt ưu điểm, nhược điểm của các loại hình
sử dụng đất hiện tại mà còn tạo ra định hướng về sử dụng đất trong tương lai để
có thể đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững.
Như vậy, việc đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
hiện tại là rất quan trọng để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả nhất
theo hướng phát triển bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường).
Quảng Xương là huyện nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thanh
Hoá, Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Tỉnh
lộ 4 chạy qua đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho huyện Quảng Xương trong việc
giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn trên
1
cả 2 miền Nam Bắc. Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm chủ đạo trong cơ cấu
kinh tế của huyện. Trong vài năm gần đây, theo xu thế phát triển kinh tế - xã hội
chung của toàn tỉnh thì diện tích đất nông nghiệp của huyện đã bị thu hẹp do
chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước tình trạng đó, việc đánh giá hiệu
quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiện tại có ý nghĩa quan trọng đối với
đánh giá sử dụng đất thích hợp phục vụ cho công tác quy hoạch và chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi của huyện, nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự phân công của khoa Quản lý
đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sự đồng ý của UBND huyện Quảng
Xương, cùng sự hướng dẫn của thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Tất Cảnh tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện
kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
địa phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về đất nông nghiệp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh
Hoá. Các số liệu được điều tra, tính toán tại thời điểm năm 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận trong
đánh giá đất, nghiên cứu sâu về các loại hình sử dụng đất.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Quảng Xương.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai trong đánh giá đất theo FAO được hiểu theo nghĩa rộng. Nó là
một khoanh đất được xác định về mặt địa lý (có diện tích, có toạ độ) với những
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ có thể dự
đoán được của môi trường ở bên trên, bên trong và bên dưới nó như: Không khí,
điều kiện khí hậu thời tiết, điạ chất, thuỷ văn, loại đất, động thực vật, những tác
động của con người vào đất đai ở mức độ mà các thuộc tính này có ảnh hưởng
đáng kể đến việc sử dụng khoanh đất đó ở hiện tại và tương lai.
Như vậy đất đai trong đánh giá đất theo FAO được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt
trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất
theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng,
thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng, động
vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.
Theo điều 13 Luật Đất đai Việt Nam năm 2003 thì đất tự nhiên được chia
thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm
đất chưa sử dụng Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông
nghiệp (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác.
2.1.2. Khái niệm về đánh giá đất
2.1.2.1 Khái niệm về đánh giá đất
Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà thổ nhưỡng học về đặc tính,
tính chất đất, các yếu tố khí hậu, địa hình, chế độ nước, mức độ quản lý…kết hợp
với việc khảo sát thực tế sản xuất trên đồng ruộng để tiến hành đánh giá
khả năng và mức độ sử dụng đất thích hợp. Từ đó đã dẫn tới khái niệm đánh giá,
phân hạng đất đai:
Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất
cho một hoặc một số loại sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn.(Đất Việt Nam).
FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất là
quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với
những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất cần phải có.
3
Như vậy, đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét toàn
diện và phân hạng là việc làm cụ thể để phân định ra mức độ thích hợp cao hay
thấp. Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai được thể hiện bằng bản đồ, báo cáo và
các biểu đồ số liệu kèm theo.
2.1.2.2. Các phương pháp và trường phái đánh giá đất chính
Theo sự phát triển của ngành Khoa học đất nói chung thì công tác đánh
giá đất cũng được hình thành và phát triển, có nhiều phương pháp đánh giá đất
được ra đời nhưng có 3 phương pháp được xem là trọng tâm:
- Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán.
- Đánh giá đất theo phương pháp thông số.
- Đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định hướng.
Tuỳ theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã lựa chọn, đề ra nội
dung và phương pháp đánh giá riêng của mình.
Ở Liên Xô cũ:
Đây là trường phái đánh giá đất dựa trên quan điểm phát sinh của
Docutraep. Nội dung của phương pháp này là đánh giá theo định tính và định
lượng, chủ yếu dựa vào sự mô tả xét đoán theo 2 hướng nghiên cứu: đánh giá
chung và riêng (theo hiệu suất cây trồng là cây ngũ cốc và cây họ đậu). Đơn vị
đất đai là các chủng đất, quy định đánh giá đất cho đất được tưới, đất được tiêu
úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ thâm canh, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ
chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm (được quy ra
rup/ha), mức hoàn vốn, địa tô cấp sai (phần có lãi thuần tuý).
Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn những hạn chế như:
- Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng chưa đi
sâu vào từng loại hình sử dụng đất.
- Phương pháp tập trung vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai mà
chưa có những quan tâm cân nhắc tới các điều kiện kinh tế - xã hội.
Ở Hoa kỳ:
Hệ thống đánh giá sử dụng đất theo tiềm năng của Hoa Kỳ dựa trên việc
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, chúng được chia
thành hai nhóm:
4
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ
dàng thay đổi và cải tạo được như độ dốc, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt…
- Nhóm các yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục bằng các biện
pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng và những
trở ngại về tưới tiêu…
Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng đất của Mỹ (USDA) tuy không
đi sâu vào từng loại hình sử dụng đất cụ thể và hiệu quả kinh tế - xã hội, song ở
phương pháp này người ta rất quan tâm đến yếu tố bất lợi, bảo vệ môi trường và
việc xác định các biện pháp cải tạo đất. Đây cũng là điểm mạnh của phương pháp
này đối với mục đích duy trì và sư dụng đất bền vững.
Các nước Châu Âu phổ biến thực hiện theo hai hướng:
- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai
(phân hạng định tính).
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định sức sản xuất thực tế của đất đai
(phân hạng định lượng).
Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi:
Thường áp dụng phương pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các
yếu tố dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng cũng được thể hiện
dưới dạng phần trăm hoặc cho điểm.
Phương pháp đánh giá đất theo FAO
Nhận thức được tầm quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là cần
phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn
những tổn thất đối với tài nguyên đất đai
Năm 1970, tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp các
chuyên gia nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dưng “ Đề cương
đánh giá đất đai”. Các nhà nghiên cứu đánh giá đất cũng đã nhận thấy những nỗ
lực không thể đơn phương ở từng quốc gia riêng rẽ, mà phải có sự thoog nhất các
nguyên tắc và tiêu chuẩn đánh giá đất đia trên phạm vi toàn thế giới.
Kết quả là Ủy ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã
cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được
Blikman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973.
5
Năm 1975 bản dự thảo đã được các chuyên giá đánh giá đất của tố chức
FAO tham gia đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framenwork for
land Evatuation, 1976) đã ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước
đang phát triển đề cương này được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện vào các năm
sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp cụ thể như sau:
- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời – 1983.
- Đánh giá đất cho vùng đất rừng – 1984.
- Đánh giá đất cho nông nghiệp được tưới – 1985.
- Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả - 1989.
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất –
1992.
Đánh giá đất theo FAO dựa trên những nguyên tắc cơ bản:
- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại
hình sử dụng đất cụ thể.
- Việc đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu
tư cần thiết trên các loại đất khác nhau ( phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy
móc…).
- Yêu cầu phải có quản điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và
tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.
- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của vùng trong khu vực đất nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các
nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định mức độ thích
hợp trong sử dụng đất đai.
- Đánh giá đất tập trung so sánh các sử dụng đất khác nhau.
Những nội dung chính trong đánh giá đất theo FAO được thể hiện trong 4
vấn đề:
- Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất.
- Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
- Phân hạng thích hợp đất đai..
6
2.2. CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Khái niệm về loại hình sử dụng đất
Tuỳ theo mức độ và tên gọi khác nhau, nhưng trong nông nghiệp, loại sử
dụng đất đai được hiểu khái quát là những hình thức sử dụng đất đai để sản xuất
một hoặc một nhóm cây trồng, vật nuôi trong chu kỳ một năm hoặc nhiều năm.
Đơn vị đất đai là nền, còn loại sử dụng đất là đối tượng để đánh giá, phân hạng
mức độ thích hợp của đất đai.
Trên thế giới, học thuyết về loại sử dụng đất đã được Duddley Stamp
(thế kỷ 19) xây dựng và sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông phát
triển. Gần đây Beek và Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brinkman và Smyth sử
dụng trong đề cương đánh giá đất đai (1976).
Đề cương đã giới thiệu:
- Loại sử dụng đất đai chính dùng trong đánh giá khái quát, ví dụ như:
Nông nghiệp nhờ nước trời, nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, rừng hoặc bảo tồn tự
nhiên….
- Loại sử dụng chi tiết hơn là một loại hoặc một nhóm cây trồng được
sản xuất trong điều kiện tự nhiên, kinh tế kĩ thuật hiện hành. Ví dụ: Trồng mía
quy mô nhỏ, quảng canh hoặc trồng mía quy mô lớn có thâm canh; trồng cà phê
gia đình, bán thâm canh…
Loại hình sử dụng đất có một ý nghĩa quan trọng không thể bỏ qua được
trong công tác đánh giá phân hạng thích hợp đất đai. Đây là đối tượng bắt buộc
phải xác định trong hầu hết các công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn tốt
nghiệp… về đánh giá đất đai. Bởi nó cung cấp các thông tin, những chỉ tiêu xác
định về hiệu quả sử dụng đất, chỉ ra cần duy trì và phát triển những loại cây gì
trên loại đất gì ít mang lại hiệu quả mà không bền vững. Từ đó đưa ra kế hoạch,
quy hoạch cho chiến lược phát triển quy hoạch ở địa phương hay mỗi vùng miền
(Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp).
Loại sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng
đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, xã hội
và kế hoạch được xác định. Những loại hình sử dụng đất này có thể hiểu theo
nghĩa rộng là các loại hình sử dụng đất chính hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn
với khái niệm là các loại hình sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông, lâm
nghiệp chủ yếu dựa trên cơ sở của sản xuất cây trồng hàng năm, lâu năm, đồng
7
cỏ, rừng, động vật hoang dã và công nghệ được dùng đến như tưới nước, cải
thiện đồng cỏ (Giáo trình: Thống kê nông nghiệp).
Nếu chỉ xem xét việc sử dụng đất qua các loại hình sử dụng đất chính thì
chưa đủ cho quá trình đánh giá đất vì mỗi loài, mỗi giống cây trồng khác nhau sẽ
đòi hỏi những điều kiện đất đai khác nhau. Đôi khi việc sử dụng phân bón cho
cây trồng không hợp lý còn lam giảm độ phì của đất hoặc làm ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đó (Giáo trình: Đánh giá đất). Do đó, cần
có những mô tả chi tiết hơn trong việc sử dụng đất. Vì vậy một khái niệm loại
hình sử dụng đất đã được đề cập đến trong đánh giá đất.
Loại hình sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định, các
thuộc tính đó bao gồm: Quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như
sức kéo làm đất, đầu tư vật tư kĩ thuật và các đặc tính về kinh tế kĩ thuật như định
hướng thị trường, vốn thâm canh, lao động, vấn đề sử dụng đất đai (Giáo trình:
Đánh giá đất, 1998).
Loại hình sử dụng đất là tổ hợp cây trồng hoặc phương thức canh tác trên
một vạt đất với những phương thức quản lý trong điều kiện kinh tế - xã hội và kĩ
thuật được xác định.
2.2.2. Nguyên tắc xác định loại hình sử dụng đất bền vững
Năm 1991, FAO đã nêu ra 5 nguyên tắc cho việc xác định loại sử dụng
đất bền vững như sau:
- Duy trì và nâng cao sản lượng.
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn thoái hoá đất.
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế.
- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội.
Vận dụng nguyên tắc trên ở Việt Nam đã đề ra 3 yêu cầu đối với việc xác
định và lựa chọn loại sử dụng đất:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về môi trường: Bảo vệ được đất và môi trường tự nhiên.
- Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội.
8
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT
Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không
có hiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biến
trong sản xuất. Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát từ
nhiều góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thể khái
quát như sau:
- Hiệu quả theo quan điểm của C. Mác đó là việc “Tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý”, các nhà khoa học Xô Viết cho rằng đó là sự tăng trưởng kinh
tế thông qua tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao
nhằm đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội và
được viết trong cuốn Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới
quá khứ và hiện tại của Nguyễn Văn Bích (2007).
- Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không
thể tăng một loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác. Một nền
kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn
đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”, hoặc “Khi sản
xuất có hiệu quả, chúng ta nói rằng nền kinh tế đang sản xuất trên giới hạn khả
năng sản xuất” .
Ta có thể thấy bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất
và phát triển kinh tế - xã hội là đáp ứng ngày càng cao về nhu cầu đời sống vật
chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Cho nên mỗi cá nhân và tổ
chức đều phải có bổn phận nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của
việc làm mang lại.
Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục
đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính
chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con
người mà ta phải xem xét kết quả đó dược tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là
bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá kết
quả hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải
đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh
giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả.
9
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới (Nguyễn Thị Vòng và cs., 2001). Nó không chỉ thu hút sự quan tâm
của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông
nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật
nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó
là một trong những điều tiên quyết để phát triển được nền nông nghiệp hướng về
xuất khẩu có tính ổn định và bền vững.
Hiện nay, khi nói đến hiệu quả sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông
nghiệp nói riêng, chúng ta thường đề cập đến 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và
môi trường. Sử dụng đất có hiệu quả là đảm bảo được cả 3 yếu tố đó.
2.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để đạt
được lợi nhuận cao với chi phí thấp hơn, là tiêu chí được quan tâm hàng đầu,
khâu trung tâm để đạt các loại hiệu quả khác. Có khả năng lượng hoá bằng các
chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà khoa học kinh tế Samuel – Norhuas
“hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. “Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến
chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại
hàng hoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác”. Theo các
nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là
chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và
mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp
phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền
sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
10
- Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”.
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống.
- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so
sánh tuyệt đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Đạt được
một trong hai yếu tố đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để
đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kĩ
thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là: Với một diện tích đất đai sản xuất ra một khối lượng của cải vật
chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu:
Hiệu quả tính trên 1ha đất nông nghiệp:
• Tổng chi phí: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng
tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong
quả trình sản xuất.
• Tổng thu nhập: Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất được tạo ra trong
một thời kỳ nhất định (thường là một năm) và tính bằng sản lượng cây trồng
nhân với giá bán sản phẩm tại thời điểm hiện tại.
• Thu nhập thuần: Là giá trị sản phẩm được tạo ra thêm trong thời kỳ sản
xuất đó, tính bằng hiệu số giữa tổng chi phí và tổng thu nhập.
11