Tải bản đầy đủ (.doc) (319 trang)

Phát huy vai trò của người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 319 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

w

w ___
_______

/1?_____ _________ ________ 2

**

_

*___—_____

BÁŨ CÁŨ TONG HỢP KẾT QuA NGHIÊN cứu
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011 Mã số: B.11-27

PHÁT HUY VAI TRÒ CỤA NGU0I VIÊT NAM ở NUÔC NGŨÀI ĐỐI VÔI
CONG cuõc ĐỔI MÔI ở NUÔC TA HIÊN NAY

Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN CT-HC KHU VỰC I
Chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Thị Thu Hà Thư ký đề
tài: Ths. Nguyễn Thị Thu Hà

9102

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC



Trang
1

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG
YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI
VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1

Tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

1.2

Tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong

giai đoạn hiện nay
1.3

11
19
31
37

Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về

Người Việt Nam ở nước ngoài
1.4


11

45

Những yêu cầu đặt ra đối với công tác vận động, phát huy

vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài với công cuộc đoi mới

50

ở nước ta hiện nay

53

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÔNG
CUỘC ĐỔI MỚI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010
2.1

65
94

Công tác vận động, phát huy vai trò của người Việt Nam

ở nước ngoài từ năm 1986 đến năm 1993
2.2

Công tác vận động phát huy vai trò của người Việt Nam

ở nước ngoài từ năm 1993 đến 2003

2.3

Công tác phát huy vai trò vủa người Việt Nam ở nước

ngoài từ năm 2004 đến 2010
2.4

Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm về công tác phát

huy vai trò NVNONN từ 1986 - 2010
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG

101
101

105
123
126
136


CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1

Dự báo tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

trong thời gian tới
3.2


Định hướng và những giải pháp chủ yếu đối với công tác phát

huy vai trò người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc đoi mới
của nước ta trong thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆ U THAM KHẢ
O KIẾN NGHỊ


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng gần 4 triệu người,
cư trú trên 103 quốc gia và vùng lãnh tho trên thế giới. Đây là một cộng đồng phức
tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị, địa vị pháp lý, đa dạng về ngành
nghề, tôn giáo, dân tộc. Bên cạnh phần lớn luôn hướng về Tổ quốc với tinh thần
xây dựng còn một số không nhỏ vẫn mặc cảm về quá khứ “vượt biên”, thành kiến
hoặc thiếu hiểu biết về chế độ mới, thậm chí còn có tư tưởng hận thù cách mạng...
Đây là nét riêng biệt của cộng đồng người Việt ở nước ngoài so với cộng đồng
kiều bào khác trên thế giới. Thực tế đó đặt ra rất nhiều khó khăn đối với công tác
vận động, tập hợp, phát huy vai trò, sự đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài
đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Công tác vận động, phát huy vai trò của các cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài đối với sự nghiệp chung đã và đang là nhiệm vụ được các cấp, các
ngành, các đoàn thể chú trọng thực hiện. Từ năm 1986 đến nay, cùng với quá trình
đổi mới toàn diện, “mở cửa”, hội nhập quốc tế, công tác vận động và phát huy vai
trò của Việt kiều đối với đất nước đã được quan tâm, thúc đẩy hơn trước. Bước đột
phá lớn trong tư duy về công tác này là Đảng ta đã khẳng định: cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời trong khối đại đoàn kết

toàn dân tộc, là đối tượng quan trọng của công tác vận động, tập. Trên nền tảng
quan điểm đó, nội dung và phương thức vận động, tập hợp, phát huy vai trò của
người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới đất nước đã có nhiều đổi
mới. Những chuyển biến lớn trong việc phát huy vai trò của kiều bào đối với các
lĩnh vực phát triển chính của đất nước những năm gần đây là minh chứng thực tế
cho thành công của công tác này. Người Việt Nam ở nước ngoài đã tích cực tham
gia nhiều hoạt động mang tính hướng về cội nguồn, thể hiện tình cảm, sự quan tâm
đối với Tổ quốc. Hàng năm nguồn kiều hối được huy động về nước là tương đối
lớn để đầu tư phát triển kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa,
hỗ trợ nâng cao đời sống người dân... Tiềm năng của đội ngũ trí thức Việt kiều
được phát huy phục vụ thiết thực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, việc vận động, phát huy vai
1


trò của người Việt Nam ở nước ngoài những năm qua còn gặp nhiều khó khăn
và có những hạn chế cần khắc phục. Công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối
đúng đắn của Đảng về công tác vận động, phát huy vai trò người Việt Nam ở nước
ngoài chưa được quán triệt đầy đủ, sâu sắc trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể nhân dân. Trong quá trình xây dựng hệ thống chính sách về công tác này
đôi khi bị ảnh hưởng bởi "ban phát quyền lợi" cho kiều bào, chưa thể hiện rõ trên
thực tế quan điểm chiến lược của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc và kiều bào là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Trong quá trình
triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về vận động, phát huy vai trò của
người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều cơ quan chức năng chưa thực sự nhạy bén
trong phân tích những diễn biến mới của tình hình để chủ động ứng phó đối với
những thách thức đang đặt ra. Công tác vận động, tuyên truyền chưa tính toán tới
việc cần thiết phải khu biệt từng nhóm đối tượng kiều bào để có nội dung và
phương pháp phù hợp; nhiều lúc, nhiều nơi công tác này còn bó hẹp trong các hội
đoàn và cá nhân tích cực, chưa đủ sức nhân rộng ra cộng đồng. Các hình thức,

phương pháp vận động, phát huy thiếu linh hoạt, sáng tạo, còn có khuynh hướng
nặng về khai thác, tranh thủ sự đóng góp vật chất của kiều bào
tâm

tới

tâm

tư, tìnhcảm,nguyệnvọng,hỗ trợ và

hơn là quan
bảo vệ

quyền lợi chính đáng của kiều bào ở các nước sở tại cũng như khi họ về nước.
Nhiều to chức hữu quan chưa thực sự thể hiện vai trò là chỗ dựa cần thiết cho các
đối tượng kiều bào gặp nhiều khó khăn của cuộc sống tha hương. Công tác thông
tin văn hóa mới chỉ đáp ứng được nhu cầu một bộ phận kiều bào, chưa phát huy tốt
tác dụng trong ngăn ngừa, đấu tranh với những luận điệu của bọn phản động luôn
chống phá công cuộc đổi mới trên nhiều phương diện... Những hạn chế lớn nêu
trên đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng của việc phát huy đóng góp của kiều bào đối
với đất nước, nhiều tiềm năng, sự tâm huyết của kiều bào chưa thực sự được phát
huy; thậm chí còn hạn chế đối với việc tạo cơ sở, động lực trong xây đắp mối quan
hệ tình nghĩa, gắn bó giữa người Việt Nam trong nước với các thế hệ kiều bào.
Trong bối cảnh hiện nay, công tác vận động, phát huy vai trò của người Việt
Nam ở nước ngoài đang đặt ra nhiều vấn đề lớn cần nghiên cứu, lý giải sâu sắc và
tìm ra các giải pháp hữu hiệu như: sự phát triển về vị thế kinh tế, về sự phân hoá về
2


thái độ chính trị của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến

công tác vận động, tập hợp. Những vấn đề đặt ra về cơ chế, chính sách, phương
thức tập hợp, phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài.
Cần phải chi tiết hóa trong xây dựng nội dung, phương thức vận động tập hợp cho
phù hợp với đặc điểm của cộng đồng người Việt Nam ở từng quốc gia, khu vực,
thậm chí từng vùng trong một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ như thế nào. Đổi mới
công tác tuyên truyền, đặc biệc là mạng thông tin, truyền thông để hỗ trợ có hiệu
quả công tác vận động, tập hợp kiều bào. Giải quyết một cách hài hoà giữa việc
phát huy, khai thác với việc tôn vinh, khẳng định vai trò của kiều bào với tư cách
là bộ phận không thể tách rời trong khối đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy vai trò
của các tổ chức hữu quan trong bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của kiều bào tại
các nước sở tại sao cho có hiệu quả? Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong cộng
đồng người Việt để tạo ra các thế hệ người Việt Nam gắn bó hơn nữa với dân tộc
như thế nào trong giai đoạn hiện nay. Phát huy vai trò của người Việt Nam trong
phá vỡ các âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng phản động chống phá sự nghiệp
đổi mới đất nước hiện nay như thế nào. Phương thức huy động sức mạnh tổng hợp
và nâng cao chất lượng sự liên kết giữa các tổ chức hữu quan đối với công tác
này ...
Từ những vấn đề đặt ra ở trên, nghiên cứu đề tài “Phát huy vai trò của
người Việt Nam ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay " có ý
nghĩa khoa học thực tiễn.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực tiễn hoạt động của công tác vận động, phát huy vai trò của người Việt

Nam ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng đất nước những năm qua đạt được
nhiều thành tựu quan trọng nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này chưa thực sự
được quan tâm tương xứng. Cho đến nay có không nhiều các công trình nghiên
cứu về vấn đề này kể cả ở trong nước và nước ngoài, chưa có chuyên khảo chuyên
sâu. Tổng hợp về lịch sử nghiên cứu vấn đề này trên sách, báo tạp chí có thể khái

quát thành một số nhóm nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các chuyên khảo về ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã
phản ánh công tác vận động, phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài
3


như một mảng trong hoạt động ngoại giao. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu:
Bộ Ngoại giao, "Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”, Nxb. CTQG, H, 2002; Vũ
Dương Huân, "Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002) ”,
Học Viện Quan hệ Quốc tế, lưu hành nội bộ, năm 2002; Lưu Văn Lợi, "Năm mươi
năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995", tập 2 (Ngoại giao Việt Nam 1975-1995),
Nxb. Công an Nhân dân, H, 1998... Trong các chuyên khảo
này, bên

cạnh những vấn đề lớn như: chủ trương của Đảng đối với ngoại giao

Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ đoi mới; thành tựu và những vấn đề
đặt ra đối với việc tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các khu
vực, quốc gia cụ the... vấn đề người Việt ở nước ngoài được đề cập trên những nét
chính như tình hình biến đổi về cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong quá trình
đoi mới, hội nhập; vai trò, đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
trong củng cố, tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia,
vùng lãnh thổ sở tại; những hoạt động của ngành ngoại giao Việt Nam đối với việc
bảo vệ lợi ích, quyền lợi hợp pháp cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài...
Những vấn đề nêu trên được đề cập bên cạnh những nội dung nghiên cứu chủ đạo
của các công trình trên như: chủ trương của Đảng đối với ngoại giao Việt Nam qua
các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ đổi mới; thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với
việc tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các khu vực, quốc gia
cụ thể....
Thứ hai, những nghiên cứu về lịch sử hình thành, đặc điểm của cộng đồng

người Việt ở nước ngoài đã phác họa được những nét cơ bản về bức tranh tổng thể
của người Việt ở nước ngoài với những thuận lợi, thế mạnh và khó khăn riêng.
Đây là những vấn đề phục vụ trực tiếp cho đề tài khi triển khai nội dung nghiên
cứu, đặc biệt là về thực trạng tình hình người Việt ở nước ngoài trong lịch sử và
hiện nay. Cụ thể như các công trình:
+ Vũ Ngọc Bình, "Thuyền nhân Việt Nam định cư hay hồi hương",
Nxb.CTQG, H, 1996. Tác giả nghiên cứu chủ yếu về những vấn đề về người tị nạn
trên thế giới, về “thuyền nhân Việt Nam” và quá trình ra đi cũng như hồi hương
của họ; về pháp luật quốc tế và luật phát Việt Nam đối với thuyền nhân. Tác giả
thống kê nhiều số liệu về người tị nạn trên thế giới và thuyền nhân Việt Nam.
4


Những số liệu về người Việt Nam vượt biên bằng đường biển, số người hồi hương,
số người còn trong các trại tị nạn ở Hồng Công và ở một số nước Đông Nam Á, số
người được định cư tại các nước thứ ba từ năm 1975 đến 1996 đã được tác giả
thống kê khá chi tiết.
+ Trần Trọng Đăng Đàn, "Người Việt Nam ở nước ngoài", Nxb. CTQG,
H, 1997. Đây là chuyên khảo nghiên cứu công phu với hệ thống tư liệu phong phú,

sinh động đề cập đến nhiều vấn đề trên các mặt, các lĩnh vực khác nhau trong đời
sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội... của người Việt ở nước ngoài từ
trước cho đến những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Tác giả đã trình bày bản khảo
cứu khá cụ thể về người Việt Nam ở nước ngoài theo từng vùng: Tây Âu, Bắc Mỹ,
Liên Xô trước đây và Đông Âu, Ôxtrâylia và Đông Nam Á; theo từng nhóm người:
trí thức, sinh viên, doanh nghiệp, văn nghệ sĩ, lao động...
+ Nguyễn Văn Phẩm, ”Tri thức kiều bào "nguồn nội lực”phát triển khoa
học và công nghệ nước nhà", Tạp chí Quê hương, năm 2003. Trong bài viết này,
tác giả đã nêu và phân tích về số lượng, chất lượng đội ngũ trí thức khoa học công
nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá về thực trạng việc khai

thác nguồn lực này đối với sự phát triển của đất nước những năm qua, tác giả đã
khuyến nghị những giải pháp hữu hiệu để Đảng và Chính phủ tăng cường việc thu
hút, sử dụng nguồn lực có giá trị này đối với sự nghiệp CNH, HĐH của Việt Nam
hiện nay.
+ Nguyễn Thanh Sơn: Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạp chí Cộng sản online, ngày
1-

3- 2010, tác giả khái quát quá trình vận động người Việt Nam ở nước

ngoài từ 1945 đến thời kỳ đổi mới.
+ Các báo cáo, tài liệu tham khảo của các tổ chức hữu quan như: Ban Việt
Kiều Trung ương (nay là Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài), Bộ Nội vụ..., đã
cung cấp những số liệu cụ thể cũng như những đánh giá khách quan về tình hình
người Việt ở nước ngoài qua từng năm, hoặc một số giai đoạn cụ thể và trên nhiều
phương diện. Tiêu biểu như: Ban Việt kiều Trung ương, Báo cáo số 158/VK ngày
7-8-1990 Về tình hình người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Tài liệu lưu tại ủy
ban về NVNONN); Ban Việt kiều Trung ương, Báo cáo số 105/VK ngày 13-35


1993 Về ban hành Nghị quyết của Đảng về công tác vận động cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài (Tài liệu lưu tại Ủy ban về NVNONN); Ban Việt kiều
Trung ương, Báo cáo số 432/VK, ngày 28-12-1988 Về tình hình Hội người Việt
Nam ở Canada (Tài liệu lưu tại Ủy ban về NVNONN); Bộ Nội vụ, Tổng cục V
(1997), Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Tài liệu tham khảo nội bộ, Hà
Nội; ; Tổng kết hoạt động của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài được đăng
trên tạp chí Quê Hương. Tiêu biểu như: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở
nước ngoài, 50 năm - một chặng đường vẻ vang, tạp chí Quê Hương số tháng 11
-2009, Nguyễn Thanh Sơn, Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạp chí Quê Hương số tháng 11

-2008; Kết quả 6 năm triển khai Nghị quyết 36/ NQ - TW của Bộ Chính trị về công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tạp chí Quê Hương số tháng 10 -2010;
Phạm Gia Khiêm, Đảng và Nhà nước tiếp tục chăm lo quyền lợi chính đáng của
người Việt Nam ở nước ngoài, tạp chí Thông tin đối ngoại số tháng 5 -2007;
Phạm Gia Khiêm, Tiếp tục đẩy mạnh công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và chấn hưng đất nước, tạp chí Quê
Hương số tháng 11 - 2008
Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đã đề cập một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp về một vài khía cạnh trong công tác vận động, phát huy vai trò của cộng đồng
người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước những năm
qua. Tiêu biểu như:
+ Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, "Thực trạng và giải pháp thu
hút đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài" - Đề tài nghiên cứu khoa
học của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài năm 2001. Đề tài này tập trung
nghiên cứu về tiềm năng và môi trường đầu tư liên quan tới người Việt định cư ở
nước ngoài, kinh nghiệm một số nước trong thu hút đầu tư của kiều dân. Các
chuyên đề của đề tài đã phân tích thực trạng đầu tư của người Việt ở nước ngoài về
trong nước. Qua đó, đề tài đánh giá những thành tựu đạt được và nêu lên những
hạn chế, thiếu sót cần khắc phục và kiến nghị các nhóm giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động thu hút nguồn kiều hối của người Việt kiều đối với sự phát
triển nền kinh tế đất nước.
6


+ Nguyễn Đình Bin, "Người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và hướng về
quê hương", Tạp chí Cộng sản năm 2003. Bài viết này khái quát về quá trình, thực
trạng sự "hội nhập" của người Việt ở nước ngoài đối với xã hội và đất nước mà họ
đang định cư; về đóng góp của họ mang ý nghĩa "hướng về quê hương" trên một
số lĩnh vực chủ yếu của đất nước những năm qua.
+ Nguyễn Phú Bình, "Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài và

những bài học thực tế"- Tạp chí Cộng sản số tháng 2 năm 2005 và "Những chuyển
biến tích cực trong công tác vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
năm 2005" - Tạp chí Cộng sản năm 2006; "Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công
tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài" - Tạp chí Thông tin Đối ngoại năm
2006.
+ Đặng

Thế Hùng, Tiếng Việt và cộng đồngngười Việt Nam ở

nước

ngoài, tạp chí Quê Hương số tháng 11 - 2008.
+ Nguyễn Thế Cường, Kiện toàn bộ máy công tác về người Việt Nam ở
nước ngoài : Thực tiễn và yêu cầu đạt ra, tạp chí Quê Hương, số tháng 102010.
+ Nguyễn

Dy Niên, 50năm đôi điều suy nghĩ, tạp chí Quê Hương số

tháng 11 -2009.
+ Phạm TrườngGiang, Hội nghị người Việt Nam ở nước

ngoài lần thứ

nhất, tạp chí Quê Hương tháng 11- 2009.
+ Tạ Nguyên Ngọc: Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài
trong sự nghiệp phát triển đất nước, Tạp chí Quê Hương số 11- 2009.
+ Vũ Lê Hà, Bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài: Quán
triệt phương châm chủ động kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả, tạp chí Quê Hương,
số tháng 10 - 2010.
Mặc dù dung lượng các bài viết không lớn nhưng tác giả đã khái lược, tong

kết được những nét chính của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài và
phân tích những chuyển biến tích cực của công tác này trong năm 2005 trên các
mặt chủ yếu. Tác giả đã khái quát những đổi mới về nội dung, phương pháp tuyên
truyền, vận đồng kiều bào qua hệ thống thông tin, văn hóa văn nghệ; trong kết hợp
vận động mang tính tổ chức với vận động bằng ảnh hưởng của các cá nhân có uy
tín trong cộng đồng; phát huy vai trò của Hội thân nhân Việt kiều để tạo cầu nối
7


cho các hoạt động có liên quan... Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác trên, tác
giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
vận động, phát huy vai trò của người Việt ở nước ngoài đối với sự phát triển của
nước ta.
Thứ tư, vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài cũng thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhà khoa học nước ngoài. Tiêu biểu như: Thanya Thip Sriphana,
”Cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan ”, Nghiên cứu Đông Nam Á, 2004.
Bài viết có giá trị nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở vùng cụ thể là vùng Đông
Bắc Thái Lan; phác họa những nét chính trong quá trình hình thành, phát triển và
vị trí của cộng đồng người Việt ở đây. Nhà dân tộc học người Pháp - Georges
Boudarel đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về người Việt Nam ở nước ngoài
và hoàn cảnh lưu vong của họ. ở Mỹ, ký giả Sonni Efron đã thực hiện một phóng
sự điều tra với quy mô lớn về thực trạng cộng đồng người Việt ở Mỹ sau 15 năm
và đăng tải liên tiếp các bài viết trên tờ "Los Angeles Times" năm 1990. Tại nước
Nga có GS.TS, nhà Việt Nam học nổi tiếng - N.I.Niculin đã công bố nhiều công
trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở Liên Xô cũ và Đông Âu...
Những bài viết của các tác giả nước ngoài mặc dù đã đề cập khá sát về tình hình
người Việt ở nước ngoài và cụ thể ở một số khu vực hoặc một quốc gia nào đó
nhưng nhìn chung chưa thực sự phản ánh toàn diện và khách quan về những thuận
lợi, khó khăn, những thế mạnh và vai trò, vị thế của cộng đồng người Việt tại các
nước sở tại.

Như vậy, cho đến nay đã có một số công trình có giá trị nhất định cho việc
thực hiện đề tài, nhất là cung cấp tư liệu và cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
Tuy vậy, đến nay vẫn thiếu những nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về công tác
vận động, phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp đổi
mới đất nước hơn 25 năm qua và các biện pháp tăng cường hơn nữa công tác này
thời gian tới. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, đi sâu nghiên cứu một cách hệ
thống toàn diện về vấn đề đã nêu là nhiệm vụ khoa học có giá trị thực tế của đề tài.
3.

Mục tiêu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu của đề tài
-

Luận chứng cơ sở khoa học về việc tăng cường và phát huy vai trò
8


của người Việt Nam ở nước ngoài trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp vào việc phát huy vai trò của cộng

đồng người Việt ở nước ngoài trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai
đoạn phát triển mới của đất nước.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- về không gian: Đề tài nghiên cứu về đường lối, chủ trương của Đảng và

Nhà nước trong việc vận động, phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài ở tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và sự đóng góp của
kiều bào trên một số lĩnh vực chủ yếu, như kinh tế, y tế - giáo dục, văn hóa -xã hội,
đấu tranh chống phá Nhà nước ta.
về thời gian: Nghiên cứu việc đóng góp và phát huy vai trò của người Việt

Nam ở nước ngoài từ năm 1986 đến năm 2010. Tuy nhiên, để tìm hiểu về cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài và quá trình nhận thức của Đảng, đề tài có
nghiên cứu những vấn đề trên thời gian trước năm 1986.
4.

Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về người

Việt Nam ở nước ngoài trong việc vận động và phát huy người Việt Nam ở nước
ngoài trong công cuộc đổi mới đất nước.
5.

Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
-

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chủ

nghĩa Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật lịch sử
-

Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic,

ngoài ra đề tài kết hợp các phương pháp:
- Thu thập và phân tích tài liệu: phương pháp này được sử dụng để thu phân

tích các nguồn dữ liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương thức nghiên cứu định tính: Được sử dụng để xây dựng các câu hỏi

mở, tìm kiếm các nguồn thông tin an thông qua nghiên cứu tổng hợp, phỏng vấn
sâu về Bao gồm các tài liệu như: Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước;

sách, báo chí đề cập đến nội dung nghiên cứu; các báo cáo của các các cơ quan, tổ
chức hữu quan đến công tác vận động, phát huy vai trò người Việt ở nước ngoài
đối với công cuộc đổi mới nhận và những vấn đề liên quan đến đề tài. Cụ thể, đề
9


tài sẽ xây dựng các câu hỏi mở dưới dạng điều tra xã hội học đối với các tổ chức,
cá nhân hữu quan chịu trách nhiệm hoạch định, triển khai công tác vận động, phát
huy vai trò người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới đất nước những
năm qua. Bên cạnh đó, đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số nhân vật đại
diện cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang về Việt Nam tìm cơ hội hợp tác,
kinh doanh hoặc đang thực hiện các dự án trên một số lĩnh vực ở trong nước để tìm
hiểu về tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất của họ đối với chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo thực hiện công tác vận động, phát huy vai
trò của kiều bào đối với đất nước.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thông qua các cuộc hội thảo, các

cuộc toạ đàm, phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia có kiến thức lý luận và
thực tiễn, các nhà hoạch định và thực thi đường lối, chính sách về vận động, phát
huy vai trò của người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới hiện nay. Đề tài
thu nhập thông tin và ý kiến đánh giá về thực trạng công tác vận động, phát huy vai
trò của người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
hiện nay. Từ đó, đề tài dự báo các xu hướng, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng
đến công tác này trong những năm tiếp theo.
-

Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này được sử dụng để

xử lý các số liệu có liên quan đã được tập hợp, phân tích trong các báo cáo của các
cơ quan hữu quan, sách, báo, tạp chí và trong quá trình khảo sát thực tiễn.

Đề tài sẽ chuyển giao trực tiếp kết quả nghiên cứu cho Bộ Ngoại giao, Ban
Đối ngoại Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh và những cơ quan có liên quan
ó . Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
-

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho các

bộ, ban, ngành, các tổ chức có liên quan tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp
vận động, phát huy vai trò của người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới
đất nước hiện nay.
- Khuyến nghị sửa đổi, bổ sung những cơ chế còn bất cập hiện nay về công

tác quản lý, phát huy vai trò, sự đóng góp của người Việt đối với sự nghiệp đổi
mới đất nước hiện nay.
10


7. Kết cấu của tổng quan
Tổng quan khoa học của đề tài được kết cấu thành 3 phần với những nội
dung nghiên cứu sau đây:
Chương 1: Người Việt Nam ở nước ngoài và những yêu cầu đặt ra đối với
công tác vận động, phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài đối với công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Chương 2: Thực trạng công tác vận động, phát huy vai trò của người Việt ở
nước ngoài đối với công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 2G1G
Chương S: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác vận động,
phát huy vai trò của người Việt ở nước ngoài đối với công cuộc đổi mới.
CHƯƠNG 1:
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG YÊU CẦU

ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG, PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
1.1 . Khái quát về lịch sử hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước

ngoài
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau để chỉ NVNONN. Tuy nhiên cho
đến nay một số khái niệm lại chưa được định nghĩa một cách chính thức, đầy đủ.
Vì vậy những khái niệm để chỉ NVNONN còn là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể nữa
và phải được luật hóa trong tương lai. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, tất cả những
người ở nước ngoài thuộc các diện sau đây được gọi là NVNONN.
- Người mang quốc tịch Việt Nam. Bao gồm cả người Việt Nam, người

nước ngoài và người lai Việt Nam (có cha hoặc mẹ là người Việt Nam).
- Người gốc Việt Nam, lai Việt Nam (có cha hoặc mẹ là người Việt Nam)

mang quốc tịch nước ngoài.
Trong lịch sử, có nhiều cách gọi người Việt Nam ở nước ngoài như “Việt
kiều”, “kiều bào”, “người Việt Nam ở nước ngoài”, “người Việt Nam định cư ở
nước ngoài”... Thực tiễn ngày nay và ngay cả trong các văn bản pháp quy các khái
11


niệm này luôn gắn liền với công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Khái
niệm Việt kiều được sử dụng rộng rãi và cũng là danh từ sớm được sử dụng trong
các văn bản chính thức. Điều 36, Hiến pháp năm 1959, điều 75 Hiến pháp năm
1980 quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của Việt kiều”. Tiền thân
của Ủy ban Về NVNONN hiện nay cũng gọi là Ban Việt kiều Trung ương.
Từ năm 1945 đến năm 1975, kiều bào ta ở nước ngoài có nhiều đóng góp về

sức người, sức của. Lúc này khái niệm Việt kiều được sử dụng rộng rãi trong tên
gọi trong các phong trào Việt kiều yêu nước. Sau năm 1975, số người di tản ra
nước ngoài ồ ạt. Những người này ngại nhận mình là Việt kiều vì sợ lẫn với các
phong trào yêu nước Việt kiều trước đó. Do những mặc cảm về hoàn cảnh ra đi,
thái độ với chế độ mới ở trong nước, họ thường nhận là “người Việt tị nạn’, “người
Việt

hải ngoại”,“cộngđồng người Việt tự do”.

12

Tại Nga và các nước


Đông Âu, những người Việt Nam ở đây dù đã định cư cũng không muốn coi mình
là Việt kiều vì mặc cảm cho rằng Việt kiều chỉ dùng để chỉ những người Việt Nam
ở các nước tư bản phương Tây và sợ lẫn với người Việt tị nạn ở nước này.
Đại Từ điển tiếng Việt 1999 chú giải từ “kiều” là yếu tố ghép sau một danh
từ riêng, tên gọi một dân tộc để cấu tạo một danh từ, có nghĩa “Kiều dân”, ví dụ,
Hoa kiều, Việt kiều ở Mỹ, về ngôn ngữ, “kiều” mang ý xa xôi, sống phiêu bạt ở
nước ngoài.
Kiều bào là khái niệm được sử dụng nhiều trong các Nghị quyết của Đảng,
phát biểu của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đại Từ điển tiếng Việt năm 1999
ghi “Kiều bào là dân nước mình đang sống ở nước ngoài”. 1 Tuy nhiên trong thực
tế người ta không sử dụng kiều bào để chỉ những người Việt Nam đi lao động, học
tập có thời hạn ở nước ngoài.
Khái niệm Người Việt định cư ở nước ngoài lần đầu tiên được sử dụng trong
Hiến pháp 1992; được giải thích một cách chính thức trong Luật Quốc tịch Việt
Nam 1998. Điều 2, khoản 4 của Luật nêu rõ: “Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu

dài ở nước ngoài”. Định nghĩa này cũng chỉ mang tính ước lệ. Trong thực tế, xác
định rõ quy chế định cư của NVONN, người ta thường phải xem xét trong từng
trường hợp cụ thể trên cơ sở giấy tờ của đương sự, các mối quan hệ, luật pháp sở
tại.
Khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” được sử dụng phổ biến hiện nay.
Năm 1993, Ban Việt kiều Trung ương cũng được đổi tên Ủy ban về người Việt
Nam ở nước ngoài. Điều 2, khoản 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998 quy định:
“Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam
thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài”, có thể nói đây là khái niệm rộng nhất, bao
hàm tất cả các đối tượng người Việt Nam không phụ thuộc vào yếu tố quốc tịch
hay cư trú.
Như vậy, nội hàm của khái niệm NVNONN có cả người Việt Nam gốc nước
ngoài, người nước ngoài gốc Việt Nam, bao gồm cả người Việt Nam ra nước ngoài
theo diện xuất khẩu lao động, đi làm chuyên gia, cố vấn cho nước ngoài, người đi
1 Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999, tr. 942
12


ra nước ngoài học tập, đào tạo, trao đổi đào tạo, cả những cán bộ công nhân, viên
chức thuộc các cấp, các ngành, các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ, ra
nước ngoài công tác với bất cứ thời hạn nào, người Việt Nam ra nước ngoài thăm
quan, du lịch, thăm viếc thân nhân, đoàn tụ gia đình, giải quyết các công việc riêng
tư...
- Quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Từ rất sớm đã có người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Theo các tư liệu
lịch sử đã được công bố và xác nhận, cộng đồng NVNONN được hình thành và
phát triển thông qua các giai đoạn lịch sử cơ bản như sau:
Chiến tranh, mâu thuẫn trong Triều đình, biến đổi khí hậu kéo theo bão lụt,
mất mùa và đói kém đã dẫn đến di cư của người Việt tị nạn hoặc tìm cơ hội làm ăn

tại Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. và một số nước châu Âu.
Vào khoảng năm 1225-1226, sau những biến cố thăng trầm của thời LýTrần, để tránh thảm họa có thể đến với dòng tộc, Lý Long Tường đã cùng một số
tôn thất chọn cuộc di cư ra khỏi đất nước, chấp nhận cuộc sống lưu vong. Họ tổ
chức một cuộc vượt biển và tới bán đảo Triều Tiên. Nhiều người trong dòng họ
nhà Lý của Việt Nam, trong đó có Hoàng tử Lý Long Tường đã lên thuyền vượt
biển đến huyện Ủng Tân, Hàn Quốc hiện nay 1. So sánh, đối chiếu tư liệu ở Hàn
Quốc với tư liệu Việt Nam đã xác định rằng, Lý Long Tường là Hoàng tử, con vua
Lý Anh Tông, em vua Lý Cao Tông và là chú vua Lý Huệ Tông. Lý Long Tường
khi vừa trưởng thành gặp lúc triều Lý đang buổi suy vong, Hoàng triều có quá
nhiều biến cố dẫn đến sự sụp đổ của nhà Lý (1GG9 - 1225).
Một nước láng giềng tuy không thật gần với Việt Nam về mặt địa lý, nhưng
xét về mặt phát triển giao thông thì có thể tin là nước này có liên hệ với Việt Nam
từ rất sớm, ít nhất cũng trên dưới 4GG năm, đó là Nhật Bản. Qua bài “Một mối
tình Nhật - Việt 4GG năm trước” của tác giả Trịnh Tiến Thuận đăng trên tờ Phụ nữ
ngày 1G-4-1996, tác giả cho biết: “Từ thế kỷ thứ VIII một người Nhật tên là Abờ
Nakamaru đã phụng mệnh vua Đường sang An Nam đô hộ phủ làm quan "Tả tôn
kỵ thường thị”. Tới nửa đầu thế kỷ XV đã cõ một số người Nhật đến Việt Nam
buôn bán. Thời gian từ 1573 đến 1636 người Nhật đến Việt Nam thường xuyên
hơn và họ đã đóng vai trò khá quan trọng trong các hoạt động kinh tế, nhất là tại
14


khu vực của miền Trung Việt Nam lúc bấy giờ. Quá trình người Nhật đến Việt
Nam cũng gắn liền với việc người Việt Nam đến Nhật làm ăn. Theo sử liệu Nhật
Bản, công chúa của chúa Nguyễn gọi là Ngọc Vạn mà người Nhật gọi là Anio, vào
năm 1969 đó kết hôn với Asaki Sotaro, sau đó theo chồng về Nagasaki.
Tác giả Trần Ánh viết: “Mối bang giao giữa triều đình nhà Nguyễn với triều
đình Nhật Bản không đơn thuần ở các bức thư từ trao đổi. Việc chúa Nguyễn gửi 1
trong 4 cô công chúa yêu của mình là công chúa Ngọc Hoa cho một cô công chúa
tiếng tăm thời bấy giờ của Nhật cũng đã nói lên mối quan hệ Việt - Nhật thắm thiết

tời mức nào”.1
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với việc mở rộng kiều cư ra các
nước Châu Á là các phong trào hoạt động yêu nước mag dậm rộ nhất là phong trào
Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng. Phan Bội Châu hoạt động tại Nhật Bản và
Trung Quốc từ năm 1904 đến năm 1925; cũng từ năm 1904, Tăng Bạt Hổ cũng
xuất du sang Nhật, mưu đồ cứu nước, ông cùng với những người đồng chí của
mình đã định cư ở nhiếu nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nga.; Nguyễn Thượng
Hiền, từ năm 1907, Phạm Hồng Thái từ năm 1918 đã trở thành một chí sỹ, biểu
tượng cho khát khao tranh đấu vì một nền độc lập, tự do cho dân tộc và đã hy sinh
anh dũng ở Trung Quốc. Bên cạnh NVNONN thuộc các nước phương Đông, người
Việt sinh sống ở các nước phương Tây cũng có nhiều hoạt động sôi nổi. Có nhiều
nhân vật lỗi lạc trở thanh niềm tự hào của dân tộc như Phan Chu Trinh, Phan văn
Trường, Nguyễn An Ninh và Đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1911, người đã
sống và hoạt động trên các châu lục và trở thành nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc
Việt Nam.
Ngoài ra, trong Thế chiến I (1914-1918) và Thế chiến II (1939-1945) đã có
tới 51.000 người An Nam bị động viên và đay ra mặt trận của nước Pháp. Ngoài
ra, 49.000 người khác được đưa đến các nhà máy để sản xuất thiết bị quân sự.
Người Pháp trong những báo cáo chính thức vẫn thường viết về "tuyển mộ lính
tình nguyện", nhưng sự thực những người An Nam đã bị họ bắt và đay vào chiến
tranh làm bia đỡ đạn, hoặc làm công nhân tại Pháp và một số thuộc địa của Pháp ở
châu Phi. Đội quân di cư của Việt Nam còn được bổ sung thêm một số người ra đi
1 Trần Ánh :13 bức thư về quan hệ Việt - Nhật cách đây 400 năm” báo Quân đội nhân dân ngày 2741994
15


lánh nạn do chiến tranh, biến đổi khí hậu, kiếm kế sinh nhai hoặc những phụ nữ lấy
chồng người Pháp, theo chồng hồi hương.
Tuy nhiên, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đến trước năm 1954 số lượng
người Việt Nam di cư ở nước ngoài không lớn, khoảng trên dưới 100.000 người.

Người Việt ở hải ngoại lúc đó phân bố ở vài chục nước, nhiều nhất ở Pháp và các
thuộc địa của họ ở châu Phi. Đa phần trong số người Việt di cư này đã phải cầm
súng chiến đấu ngoài mặt trận, làm việc trong các công xưởng. Một số ít may mắn
hơn được làm công chức cho Pháp. Số lượng bị cưỡng bức di cư đi lính chiếm
khoảng 51% trong tổng số người di cư ở giai đoạn này. Nếu tính cả
49.0

người bị đưa đến các nhà máy để sản xuất thiết bị quân sự, thì gần như

100% người Việt Nam di cư bị cưỡng bức trong khoảng thời gian này.
Một đặc điểm không thể không nói đến là 100.000 người bị ép buộc di cư đã
phải rời bỏ quê hương sang một xứ sở hoàn toàn xa lạ, nhiều người đã bỏ xác
ngoài mặt trận. Xứ sở xa lạ ấy hoàn toàn lạ lẫm đối với xứ An Nam thuộc địa,
không chỉ khác biệt về chủng tộc, màu da, tiếng nói, mà khác cả phong tục, tập
quán nói riêng và văn hóa nói chung. Nỗi nhớ cố hương luôn thôi thúc họ. Vì vậy,
phần lớn trong số đó không có ý định định cư lâu dài, mà chỉ cầm súng hoặc kiếm
kế sinh sống tạm thời, mong chiến tranh kết thúc và chờ khi có điều kiện thuận lợi
là họ sẵn sàng trở về Việt Nam. Có thể nói đây là cuộc di cư không tự nguyện lớn
nhất cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đến trước năm 1954.
Sách giáo khoa, tài liệu lịch sử Việt Nam có nhắc đến số phận của những
người nông dân ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam bị chính quyền thực dân đưa sang
Pháp, làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến với nước Đức hoặc làm công trong những
nhà máy sản xuất vũ khí. Họ được nhắc tới như những người con của đất Việt vì
nhiều lý do đã sang nước Pháp, phục vụ cho cỗ máy chiến tranh, đặc biệt trong giai
đoạn Thế chiến II (1939-1945). Trong một số tác phẩm của mình, cố bác sĩ
Nguyễn Khắc Viện, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu lịch sử, có nhắc tới
chuyện ông khám và chữa bệnh cho những người lính thợ Việt Nam khi ông ở
Pháp. Những người Việt Nam mang tới cho vùng đất Camarque (Pháp) giống gạo
ngon nổi tiếng, nhờ kinh nghiệm làm nông nghiệp từ quê hương cũng từng được
nhắc tới.

16


Pierre Daum, nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp sau ba năm điều
tra từ vùng ngoại ô Paris và Marseille, cho đến Hà Nội và những làng quê hẻo lánh
ở Việt Nam, đã tìm được 25 nhân chứng cuối cùng còn sống để viết lại những
trang cay đắng của lịch sử thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Theo nghiên cứu của
Pierre Daum, Thế chiến II bùng nổ, nước Pháp không chỉ cần binh lính, mà còn
cần những người thợ trong các xưởng vũ khí để thay thế cho công nhân Pháp đã đi
lính. Năm 1939, nước Pháp đã đưa 20.000 người từ thuộc địa Đông Dương sang
Pháp để làm những công việc cực nhọc, như trộn thuốc súng. Phần lớn họ bị tuyển
mộ cưỡng bức. Cập bến Marseille, họ bị đưa vào nhà tù Baumettes, rồi được phân
bo đi khắp nước Pháp, đến những xí nghiệp thuộc ngành quốc phòng, và được gọi
là “lính thợ không chuyên”. Bị kẹt lại ở chính quốc trong suốt thời gian nước Pháp
thua trận, tuy không còn làm trong các nhà máy quân sự, nhưng họ vẫn bị nhốt
trong những trại có kỷ luật rất nghiêm khắc, bị bóc lột sức lao động, trở thành món
hàng của Nhà nước Pháp, cho các công ty công hoặc tư thuê, mà không được trả
đồng lương tử tế. Tình trạng đen tối đó vẫn duy trì rất lâu sau khi nước Pháp được
giải phóng. Năm 1946 họ dần được đưa trở về Việt Nam, và mãi đến năm 1952,
bảy năm sau kết thúc Thế chiến II, những người cuối cùng mới được trở về Tổ
quốc. Trong khi đó khoảng 1.000 người đã chọn ở lại định cư tại Pháp.
Chính công sức và sự tư vấn của những người lính thợ, có gốc gác là nông
dân của một nước có nền nông nghiệp lúa nước phát triển đã giúp dân vùng
Camargue tạo ra giống gạo ngon nổi tiếng. Ngày 10/12/2009, tại thành phố Arles,
miền Nam nước Pháp, chính quyền địa phương đã trao tặng Huy chương cho
những người lao động Đông Dương còn sống sót như biểu hiện vinh danh những
người lao động đã đóng góp vào sự phát triển của nước Pháp sau Thế chiến II.
Sau ngày 30/ 4/1975, Việt Nam thống nhất đất nước đã tạo nên sự thay đổi
sâu sắc không chỉ số lượng, thành phần, tính chất, mà cả địa bàn sinh sống của
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Số người ra đi sau chiến tranh như di tản, vượt biên trong các năm 1978 1980 hoặc theo Chương trình ra đi theo trật tự (Orderly Departure Program ODP) cho phép người Việt Nam tị nạn nhập cảnh vào Mỹ. Chương trình này được
Chính phủ Mỹ tiến hành từ năm 1979, dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên hợp quốc về
17


người tị nạn. Trong khoảng thời gian 1980 - 2008 đã có hơn 2 triệu người định cư
ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ, ôxtralia, Canada, Nhật Bản, các nước Tây và Bắc
Âu.
Trong những ngày cuối cùng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, khoảng
140.0

người Việt có quan hệ chặt chẽ với chế độ này đã di tản đến các trại tị nạn

tạm thời của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương, đó là các căn cứ quân sự của Mỹ trong
cuộc chiến tranh Việt Nam như đảo Guam, Clark, Wake, quần đảo Hawai, Vịnh
Subic... kể cả Philipin, Thái Lan để rồi lần lượt sau đó chuyển đến Căn cứ không
quân Eglin ở Florida, Fort Indiantown Gap tại Camp Pendleton Pennsylvania ở
California, Fort Chaffee ở Arkansas. Sau khi tạm cư một thời gian từ vài tuần cho
đến vài tháng hoặc lâu hơn cho đến khi các trại tiếp cư này đóng cửa vĩnh viễn vào
cuối năm 1975, có tới 111.919 người được nhập cư vào nước Mỹ nhờ Đạo luật Di
cư Đông Dương và Đạo luật hỗ trợ người tị nạn. Một số khác đã đến định cư ở các
nước khác, như: Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Canada... Tiếp theo sau đó là một đợt di
tản nhỏ hơn của người Việt tự tìm đường đến các nước láng giềng tại Đông Nam
Á. Đến cuối năm 1975, khoảng 5.000 người đến Thái Lan, 4.000 đến Hồng Kông,
1.800 đến Singapore, 1.700 đến Philippines... Cũng từ đây bắt đầu hiện tượng di
dân lớn bằng các loại tàu, thuyền khác nhau hoặc thuê người đóng mới để vượt
biên bằng đường bien. về sau người ta thường gọi những người ra đi như thế là
“thuyền nhân Việt Nam”.
Khoảng 150.000 người đã ra đi năm 1975, trong đó có 140.000 người ra đi
cuối tháng 4/1975. Sau 1975, binh sĩ và những đối tượng khác thuộc chế độ cũ

(Việt Nam Cộng hòa), học tập trong các trại cải tạo với thời hạn khác nhau từ vài
ngày đến 10 năm cũng di cư đến Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đan mạch, Thụy Điển,
Bỉ, Ôxtrâylia... Đây là cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử di cư của người Việt, nó
làm thay đoi sâu sắc không chỉ số lượng, thành phần, tính chất, mà cả địa bàn sinh
sống của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các cuộc di cư đã trở thành
những đợt vượt biên theo cách khác nhau. Tiếp đó là số người đi ra nước ngoài do
sự kiện xung đột tại biên giới phía Bác và những biến động tại khu vực Tây Nam,
một bộ phận đi bằng đường bộ, một bộ phận lớn hơn đi bằng đường thủy và họ
18


thường được gọi là “Thuyền nhân”. Theo thống kê của cơ quan Cao ủy Tị nạn
Liên Hợp quốc (UNHCR), thì từ năm 1975 đến năm 1991, có hơn 1 triệu người
Việt Nam di cư ra nước ngoài. Năm 1979, là năm có số lượng người ra đi nhiều
nhất khoảng 20 vạn, trung bình mỗi tháng có 1,5 vạn. Số người này thường đến
Thái Lan, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Nhật Bản. Về cơ bản, chính quyền sở tại
chỉ cho “tạm trú” tại các trại tị nạn để được chọn chuyển định cư ở các nước thứ ba
và cũng theo UNHCR cho biết, đến tháng 2-1985, các nước phương Tây đã tiếp
nhận 555.573 “thuyền nhân” từ các tỉnh, thành từ miền Nam Việt Nam.
Từ năm 1980 đến 1991, người Việt Nam đến sinh sống ở các nước XHCN ở
Liên Xô cũ và Đông Âu. Trong thời gian này, có khoảng gần 400.000 người trong
đó có khoảng 70.000 sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh và khoảng
300.0

lượt người lao động được Chính phủ Việt Nam chính thức gửi tới Liên

Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari và khoảng 100.000 người tới các
nước Trung Quốc, Cu Ba, Mông Cổ, Triều Tiên học tập và làm việc. Trong 10
năm đầu thực hiện hợp tác lao động và chuyên gia với các nước, Việt Nam đã gửi

gần 300.000 lượt người đi làm việc ở nước ngoài, trong đó: 244.186 lao động,
7.200 lượt chuyên gia và 23.713 thực tập sinh vừa học vừa làm ở nước ngoài.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, luồng di cư chuyển đến một vài nước có nền kinh
tế phát triển năng động nhất của Châu Á. Hàng trăm nghìn người Việt Nam đã đi
đến các nước và lãnh thổ như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore,
Malaysia... để lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình và đã hình thành
những cộng đồng lớn, nhỏ ở các “vùng đất mới” này.
Từ năm 1992 đến 2010, trước những biến đổi chính trị to lớn ở Liên Xô,
Đông Âu và thế giới, việc đưa người Việt ra nước ngoài đã có sự thay đổi trong
quan điểm của Chính phủ Việt Nam và của bản thân những người di cư ở giai đoạn
này. Đó là những người di cư ra nước ngoài để học tập, lao động và làm việc với
tư cách chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp. Ớ giai đoạn này Chính phủ Việt
Nam đã gửi khoảng 1 triệu lượt người tới hơn 30 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
có nhiều người Việt Nam di cư tự nguyện và hợp pháp. Số lượng lưu học sinh gửi
đi các nước tăng dần hàng năm, đặc biệt là tới Mỹ và Nga. Sau 15 năm, Mỹ và
Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995-2010), Đại sứ quán cùng với
19


Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh đã cấp gần
visa không định cư, trong đó có khoảng 40.000 visa cấp cho thanh,

300.0

thiếu niên Việt Nam đến Mỹ học tập. Đến nay, có gần 13.000 sinh viên Việt Nam
ở Mỹ và Việt Nam đứng vị trí thứ 8 xét về số sinh viên ở Mỹ. Đây là biểu tượng
cho một trong những trụ cột quan trọng nhất trong mối quan hệ song phương Mỹ Việt Nam. Số lượng người di cư học tập, xuất khẩu lao động làm việc ở nước
ngoài trong thời gian này có khoảng gần 1 triệu lựợt người, tăng dần hàng năm từ
hàng nghìn đến hàng vạn người/năm. Hình thức và ngành nghề xuất khẩu lao động
ngày càng đa dạng (xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vận tải biển,

đánh bắt và chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp).Mức lươngvà
thu nhập

của người lao

động cũng đã đượctăng

dần lên qua các năm. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao
hơn từ

6 đến10 lần sovới thu nhập của những người cùng công việc làm việc

trong nước.
Theo

sốliệucủa Cục Quản lý lao động ngoài

nước (Bộ Lao động -

Thương binh và Xã hội), từ năm 2001 đến 2010, Việt Nam đã gửi 739.710 lao
động Việt Nam làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Tính trung bình mỗi
năm Việt Nam có khoảng 70.000 di cư lao động làm việc ở các nước. Thu nhập
của họ không những cải thiện đời sống cho gia đình, mà còn bổ sung nguồn vốn
đầu tư rất lớn cho xã hội (mỗi năm người lao động gửi về nước khoảng 1,7 đến 2 tỷ
USD).
Phần lớn cộng đồng Việt Nam ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi
cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có
tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam.
1.2.


Một số đặc điểm của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Đến năm 2010, có khoảng 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở trên 103

nước và vùng lãnh thổ. Trong đó, hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển.
Phần lớn cộng đồng người Việt Nam ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi
cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại.
Hiện nay, có khoảng 500.000 người đã nhận được học vấn ở trình độ đại
học, trên đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hoá,
20


khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế. Khoảng 300.000 chuyên gia, trí thức,
trong đó có nhiều người nắm giữ những vị trí quan trọng trong các viện nghiên
cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh của các nước và các tổ chức
quốc

tế. Một thế hệtrí thức mới người nước ngoài gốc Việt đang hình

thành và phát triển tập trung ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Đại Dương ở nhiều lĩnh
vực khoa học chuyên ngành và kinh tế mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử,
vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán...
Cộng đồng người Việt Nam luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương
đất nước, mong muốn Việt Nam phát triển, nhanh chóng hội nhập quốc tế và thành
công. Lượng kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%/năm, đóng góp quan
trọng vào công cuộc xóa đói nghèo và phát triển kinh tế trong nước.

21


Cộng đồng NVNONN là một cộng đồng phức tạp về thành phần xã hội, xu

hướng chính trị, địa vị pháp lý, thế hệ và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc.
Sự phức tạp này cũng rất khác nhau giữa các địa bàn và thể hiện dưới nhiều góc
độ.
- Về số lượng, sự phân bố.

Số lượng và sự phân bố người Việt Nam ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, nhật
và Ôxtrâylia chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự kiện Mỹ thất bại tại Việt Nam.
Những Việt kiều này tới định cư chủ yếu sau sự kiện tháng 5-1975, với mục đích
định cư lâu dài và họ tập trung thành một vùng riêng biết nhất là ở Mỹ. Phần lớn
cộng đồng đã hòa nhập và ổn định về địa vị pháp lý và kinh tế, có tiềm năng trí
thức, có khă năng giúp mở rộng quan hệ, mở thị trường.Tuy vậy, đây cũng là nơi
tập trung lực lượng có khuynh hướng chính trị khác biệt và thường có những hành
động chống đối về trong nước.
Khu vực các nước láng giềng Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc và
một số các quốc gia Đông Nam Á khác, cộng đồng người Việt thường hình thành
sớm, gắn bó với nhau và có tinh thần cách mạng, tinh thần dân tộc cao, có nhiều
đóng góp cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhìn chung, điều kiện kinh tế
Kiều bào nơi đây còn khó khăn hơn các khu vực khác, ít người được học cao.
Trong khi đó kiều bào ở các nước thuộc Liên Xô trước đây và Đông Âu lại
có những nét đặc thù riêng. Cộng đồng hình thành chủ yếu từ sau năm 199G, kể từ
khi chế độ XHCN của các nước trên đây không còn, phần lớn là cán bộ, học sinh
được cử đi công tác, học tập và lao động đã ở lại. Những năm từ 198G đến 1989,
số lượng mới chỉ có khoảng 2GGG người. Năm 199G tăng lên khoảng 3GGG và
đến nay con số đã là hơn 3GG.GGG người. Tỷ lệ người có xu hướng định cư ở một
nơi nào đó là rất ít, nhiều người không có giấy phép cư trú, không có tư cách pháp
lý. Không ít người đã qua đào tạo nhưng chuyển sang kinh doanh, nhạy bén với thị
trường, có vốn đầu tư ở trong và ngoài nước và là đầu mối để nhiều mặt hàng Việt
Nam xuất khẩu vào các thị trường này. Tâm lý chung của họ là sẽ quay trở về nước
làm ăn khi gặp khó khăn hoặc khi đã tích lũy được một số vốn nhất định.
Những năm trở lại đây, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động, nhưng

sống lượng NVNONN vẫn đang phát triển tương đối nhanh, ổn định và
2G


×