Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoại của vân thanh, lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của võ quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.15 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................2

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong đời sống con người xưa nay, văn học đã trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu. Với

tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật, văn học làm phong phú hơn hiểu
biết của con người, góp phần hình thành nhân cách, đúng như M.Gorki đã từng nói “ Văn học là
nhân học”.
Ở Việt Nam, trong sự phát triển của nền văn học dân tộc, mỗi đối tượng, mỗi lứa tuổi, cũng
có những sáng tác văn học phù hợp. Trong đó, văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng góp
phần làm nên diện mạo của văn học nước nhà. “Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống”. Đó
là những bức tranh mn màu về cuộc sống, về thế giới tâm hồn đáng yêu, hồn nhiên và trong
sáng của lứa tuổi ấu thơ.
Và với bất kì ai, tuổi thơ là quãng thời gian đáng nhớ, quãng thời đẹp, quãng thời gắn bó với
những cảm xúc, suy nghĩ hồn nhiên, sống động. Những lời hát ru, những câu chuyện cổ tích thời
thơ ấu sẽ theo chúng ta suốt cuộc đời và trở thành kỉ niệm khó quên của tuổi thiếu niên. Lớn lên,
khi bắt đầu biết đọc những con chữ các em lại tiếp tục tìm những câu chuyện phù hơp sở thích,
để thỏa mãn trí tưởng tượng phong phú của mình. Văn học thiếu nhi, vì vậy đã trở thành một bộ
phận khơng thể thiếu của bất kì nên văn học nào.
Khi nhắc đến văn học thiếu nhi thì chúng ta khơng khỏi khơng nhớ đến Tơ Hồi một nhà
văn được xem là người có công đặt viên gạch đầu tiên dựng nên ngôi nhà văn học thiếu nhi Việt
Nam hiện đại. Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn tài năng và là tấm gương sáng về lao động nghệ
thuật. Nhà văn đã có nhiều tác phẩm dành nhiều cho thiếu nhi. Từ những câu chuyện nhỏ hằng
ngày, từ những cốt truyện khai thác từ truyện cổ tích, truyền thuyết trong dân gian, từ chuyện
viết về những loài vật gần gũi, đáng yêu đến những loài cây cối xanh tươi…tác giả dành phần
lớn sự nghiệp cầm bút viết nên những tác phẩm hay dành tặng lứa tuổi thiếu nhi. Thơng qua hình
tượng nhân vật, tác giả đã giúp các em có nền tảng tốt đẹp để cảm nhận và thấu hiểu điều hay lẽ
phải ở đời.


Đồng thoại là mảng truyện mượn hình ảnh của những loài vật để khắc họa những diễn biến
tâm lý, tình cảm, sự nhận thức và thái độ của thế giới tuổi thơ trước thế giới và cuộc sống xung
quanh. Có thể nói, truyện đồng thoại đã thực sự tạo ra một thế giới rất riêng, sinh động hấp dẫn
nhưng cũng rất gần gũi với tâm sinh lý, với trí tưởng tượng của trẻ thơ. Bởi vậy mà truyện đồng
1


thoại đã trở thành người bạn than thiết của tuổi thơ, là nguồn dinh dưỡng tinh thần không thể
thiếu cuả các bạn đọc giả nhỏ tuổi. Tuy nhiên, qua khảo sát có thể thấy, mảng truyện đồng thoại
của Tơ Hồi chưa được nghiên cứu thấu đáo và hoàn chỉnh. Vấn đề này vẫn đề này vẫn cịn
những khoảng trống có thể nghiên cứu, bổ sung để đầy đủ hơn. Mặt khác, những truyện đồng
thoại của Tơ Hồi ln có mặt trong chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt trong phân môn
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Là một giáo viên tương lai em muốn thông qua kết quả
nghiên cứu của đề tài này để có hướng giúp bản thân tích lũy vốn tri thức, đồng thời giúp trẻ tìm
hiểu, cảm nhận được cái hay, cái đẹp những bài học ý nghĩa đằng sau mỗi câu chuyện.
Xuất phát từ những lý do trên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Đặc điểm truyện đồng thoại
viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi”, để góp phần khám phá, khẳng định tài năng của nhà văn, đồng
thời có cách tiếp cận đúng đắn với truyện đồng thoại của Tơ Hồi.
2.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ những năm đầu thế kỷ XX, truyện đồng thoại được nhiều tác giả nghiên cứu và có những

đánh giá sâu sắc. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về đặc trưng, chức năng của thể loại truyện
đồng thoại như: Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoại của Vân Thanh, Lại nói về truyện đồng
thoại viết cho thiếu nhi của Võ Quảng, Về sức tưởng tượng của đồng thoại của Nguyễn Kiên
và Truyện đồng thoại viết cho lứa tuổi nhi đồng của Định Hải. Trong các công trình trên các tác
giả trên đều khẳng định: Truyện đồng thoại phản ánh cuộc sống không theo quy luật tả thực mà
theo quy luật tưởng tượng. Theo họ, nhờ tưởng tượng mà cuộc sống trong truyện đồng thoại hiện
lên rõ hơn, lộng lẫy hơn, có sức khái quát cao hơn. Nhờ đó, thể loại này dễ dàng bắt nhịp với tuổi

thơ, tham gia rất sớm vào quá trình hình thành nhân cách của mỗi con người. Khi nói về đặc
trưng của truyện đồng thọai, các tác giả trên cũng bàn đến vấn đề nhân vật. Theo họ, hệ thống
nhân vật của truyện đồng thoại rất đa dạng, nhưng trọng tâm vẫn là loài vật, và chúng được miêu
tả theo một số nguyên tắc nhất định: nhân cách hóa, cách điệu hóa… Nhân vật của đồng thoại
khơng chỉ là người mà cịn đủ các lồi vật, lồi có xương sống hoặc khơng có xương, biết nhảy,
biết bay, biết bơi lội (…), là các loài cây cỏ hoa quả mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả từ cây kim sợi
chỉ cho đến đồn tàu, chiếc cầu sắt, đều có thể biến thành nhân vật của đồng thoại.
Nhà văn Tơ Hồi là người có nhiều sáng tác hay dành cho thiếu nhi được cả người lớn yêu
thích. Nhiều nhà nguyên cứu, phê bình đã quan tâm đến những sáng tác cho thiếu nhi của Tơ
Hồi, trong đó có mảng truyện đồng thoại.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại (quyển IV, Nxb Tân Dân, H. 1944)
nhận xét: “Truyện ngắn của Tơ Hồi khơng những đặc biệt về lời văn, cách quan sát, về lối kết
cấu, mà còn đặc biệt cả về những đặc biệt cả về những đầu đề do ơng lựa chọn nữa”. “Truyện
của ơng có những tính chất nửa tâm lý, nửa triết lý, mà các vai lại là loài vật. Mới nghe tưởng
như những truyện ngụ ngơn, nhưng thật khơng có tính cách ngụ ngơn chút nào: Ơng khơng phải
một nhà luận lý, truyện của ơng khơng để răn đời. Nó là những truyện tả chân về loài vật, về
2


cuộc sống của lồi vật, tuy bề ngồi có vẻ lặng lẽ, nhưng bên trong có lắm cái “Ồn ào”, vui cũng
có mà buồn cũng có” [Theo Phong Lê – Vân Thanh, sđd.59].
Tác giả Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp H.1975) nói về đặc điểm truyện đồng thoại của Tơ Hồi như sau: “Trong các
truyện đồng thoại (Con mèo lười, Chim chích lạc rừng, Cá đi ăn thề), Tơ Hoài đã phát huy nhân
tố tưởng tượng, phần phong phú nhất trong tư duy các em nhỏ. Truyện đồng thoại của Tơ Hồi
cũng là sự kết hợp giữa khả năng quan sát loài vật rất tinh tế với một bút pháp miêu tả giàu chất
trữ tình và chất thơ. Thiên nhiên ở đây màu sắc rực rỡ, âm thanh náo nức và luôn chuyển động
rộn rang, tươi vui đúng như thị hiếu hàng ngày của tuổi thơ” [Theo Phong Lê – Vân Thanh, sđd,
tr.94].
Tác giả Trần Hữu Tá trong Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 2 (Nxb Giáo dục 1990) đã

dành cho Tơ Hồi những lời khen ngợi: “Tơ Hồi có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật
miêu tả linh động. Người, vât, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt,… tất cả đều hiện lên lung linh, sống
động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bằng một chất thơ” [Theo Phong Lê – Vân Thanh,
sđd, tr.158].
Trần Đình Nam trong Tạp chí văn học (số 9 – 1995) khẳng định tài năng thiên bẩm và khả
năng quan sát tinh tế đã giúp cho “Tơ Hồi có một xê – ri sách viết về các con vật: dế, chuột,
chim, mèo, cá,… được gọi là truyện loài vật. Truyện loài vật của Tơ Hồi là một cống hiến độc
đáo vào văn học hiện đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng - ở nước ta chưa có ai viết về
lồi vật được như ơng” [Theo Phong Lê – Vân Thanh, sđd, tr.167].
Nhà văn Hà Minh Đức trong Đi tìm chân lý nghệ thuật (Nxb Văn học 1998) cũng đã nhận
xét: “Truyện lồi vật của Tơ Hồi cũng nhằm nói nhiều với thế giới con người, nhưng kín đáo và
có hàm ý sâu xa (…) Tơ Hồi là người biết tạo yếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời
sống tự nhiên của lồi vật (…). Ngịi bút của Tơ Hồi đã phát hiện cái ngộ nghĩnh, lố lăng, khoe
mẽ, đa điệu của một số loài vật. Tác giả khơng châm biếm đả kích một đối tượng nào trong các
giống lồi mà ơng miêu tả. Ơng khơng ghét bỏ mà có tìm thấy ở mỗi lồi những nét hay hay, ngộ
nghĩnh và miêu tả với chất dí dỏm. Chất dí dỏm làm cho đối tượng được nói đến thêm sinh động
và trong chiều sau của cách viết này vẫn là lịng u mến các lồi vật” [Theo Phong Lê – Vân
Thanh, sđd, tr.469-470].
Trong bài viết “Vấn đề nhận vật và tu tưởng nhân vật là vấn đề tính thời đại sáng tác” đăng
trên Tạp chí văn học (số 6 - 1995), Tơ Hồi cũng đã từng phát biểu quan niệm về đồng thoại: “
Tôi nghĩ rằng câu chuyện sáng tạo nhân vật, phú cho nhân vật ấy một tính nết, một hồn cảnh
thật khơng phải là việc ta chợt nghĩ và chỉ có chủ quan ta muốn làm thế. Cả đối với những loại
sáng tác, loại tưởng tượng, dù khác thường đến như thế nào, ví dụ sáng tác cho thiếu nhi, người
viết tạo ra cái cây, đám khói, một con vật, một cái gì kỳ quái nhất, tất cả những sáng tác phong

3


phú đó, theo tơi nghĩ, cũng khơng phải là một tình cờ hay một sự chợt nghĩ” [Theo Vân Thanh,
Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập 1, 2003, tr.289].

Có thể thấy, khi nghiên cứu truyện thiếu nhi, trong đó có mảng đồng thoại của nhà văn Tơ
Hồi, các tác giả đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau, song vẫn cịn những vấn đề khoa học
cho khóa luận của em nghiên cứu. Đặc biệt, việc tìm hiểu truyện đồng thoại của Tơ Hồi qua
Tuyển tập Văn học thiếu nhi ( 2001) cũng là việc làm có ý nghĩa. Dù khả năng cịn rất hạn chế,
tác giả khóa luận đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu có liên quan, kế thừa những kết quả nghiên cứu
trước đó để mở rộng và phát huy những đặc điểm trong truyện đồng thoại của Tơ Hồi. Hy vọng
đây sẽ là đề tài có ý nghĩa với những ai quan tâm tới truyện đồng thoại nói chung và đồng thoại
Tơ Hồi nói riêng.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu đặc điểm truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Tơ Hồi qua tài liệu khảo sát. Thông
qua những đặc điểm ấy thấy được tác dụng của truyện đồng thoại của Tơ Hồi đối với việc giúp
trẻ năng cao khả năng cảm thụ văn học.
4.
4.1.
4.2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Tô Hoài.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những tác phẩm thể loại truyện đồng thoại trong
Tuyển tập Văn học thiếu nhi của Tơ Hồi ( NXB Hà Nội, 2001).

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các tác phẩm đồng thoại trong Tuyển tập Văn
học thiếu nhi của Tơ Hồi ( NXB Hà Nội, 2001) để thấy được đặc sắc về nhân vật, ngôn ngữ, cốt
truyện và kết cấu của thể loại truyện đồng thoại, từ đó tổng hợp, khái quát lại và đưa ra kết luận
chung.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Dùng để thống kê, phân loại và xác định tần số xuất
hiện truyện đồng thoại trong chương trình Mầm Non. Từ đó, xác định vị trí và tầm quan trọng
của thể loại truyện đồng thoại trong chương trình.
- Kết hợp các thao tác khoa học khác: phân tích, bình giảng,…
6.
ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lí luận: Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những đặc điểm của thể loại truyện
đồng thoại, qua đó có thể hiểu rõ hơn về truyện đồng thoại bằng việc tìm hiểu các tác phẩm
truyện cụ thể trong Tuyển tập Văn học thiếu nhi của Tơ Hồi ( NXB Hà Nội, 2001).

4


- Về thực tiễn: Ngoài ra kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu cần thiết giúp giáo viên
hiểu đúng truyện đồng thoại trong chương trình Mầm Non và hồn thiện thao tác phân tích tác
phẩm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học truyện đồng thoại trong chương trình Mầm Non.
7.
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về văn học thiếu nhi.Truyện đồng thoại và truyện đồng thoại của Tơ
Hồi.
Chương 2: Truyện đồng thoại của Tơ Hồi nhìn từ phương diện nội dung.
Chương 3: Truyện đồng thoại của Tô Hồi nhìn từ phương diện nghệ thuật.

CHƯƠNG I: KHÁI QT VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI. TRUYỆN ĐỒNG THOẠI VÀ
TRUYỆN ĐỒNG THOẠI CỦA TƠ HỒI
1.1 KHÁI QT VỀ VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI
Khi nói đến sứ mệnh của văn học thiếu nhi, trong lời mở đầu Tạp chí Văn học ( số 5/1993),
nhà nghiên cứu Phong Lê đã khẳng định: “ Nếu sự tồn tại và phát triển của dân tộc, cũng như
nhân loại trong các tương lai gần và xa là đặt vào thế hệ thiếu nhi thì câu chuyện về văn học

thiếu nhi, câu chuyện về các món ăn tinh thần cho thiếu nhi chúng ta bàn hôm nay và ở đây
không thể xem là một câu chuyện nhỏ, ngoài lề mà là câu chuyện nghiêm trang của tất cả mọi
người lớn, của bậc cha mẹ, của các thầy cô, và cố nhân, của những ai viết cho thiếu nhi, của tất
cả những ai quan tâm và có trách nhiệm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi”.
Văn học thiếu nhi có nhiệm vụ chính yếu, đó là giáo dục trẻ em trở thành người tốt. Văn học
thiếu nhi phải tải đạo. Nhưng tuyệt nhiên ở đây không phải là lời giáo huấn giá lạnh, khô khan,
hoặc ngược lại, đây cũng không phải là chuyện bạo lực, giật gân để làm cho thiếu nhi bị thu hút.
Văn học thiếu nhi được gọi là hay, là tốt, thường có bên trong một sức mạnh. Đó là sức mạnh
của cái đẹp, sức mạnh của văn chương nghệ thuật. Sức mạnh đó sẽ đánh thức trong các em tình
cảm và ý nghĩa tốt đẹp, làm cho các em biết tôn trọng, yêu thương, thấy những nghĩa vụ cần làm,

5


sống có tình nhân ái, biết sống một cách tốt đẹp. Đã có nhiều thơng tin trong và ngồi nước nói
về tác dụng cực kì to lớn của sách tốt, sách hay đối với thiếu nhi.
Kinh nghiệm trong và ngoài nước cho thấy đề tài viết cho thiếu nhi rất rộng mở. Từ những
chuyện người thực việc thực, những chuyện của đời thường cho đến chuyện cổ tích, thần thoại,
truyện khoa học viễn tưởng, những chuyện có đủ mọi phép thần thơng biến hóa đều có thể đến
với các lứa tuổi thiếu nhi. Trẻ em thích những truyện có nhiều tưởng ượng, dí dỏm, tươi vui.
Nhưng trong mọi sang tác được gọi là hay cho thiếu nhi đều phải mang vẻ đẹp của một sáng tác
văn học chân chính. Ở đó câu chuyện thường có tính điển hình, đúng đối tượng. Ở đó mọi tình
tiết xảy ra đều gắn bó theo qui luật cuộc sống và tình cảm của con người. Đặc biệt nhất ở đây
mọi hình tượng hiện lên sinh động chân thật như hơi thở có nhịp đạp, có máu thịt. Đó là tính
chân thật hiểu theo nghĩa rộng. Ở đậy mọi tưởng tượng hịa với cái có thật, hiện lên như “ thật ”,
trong lúc ở những sang tác dở, lắm lúc cái thật lại hiện lên cái giả tạo.
Văn học thiếu nhi rất kị cái giả tạo, vì nó sẽ làm trẻ em hiểu sai bản chất sự sống. [48,tr.37]
Mọi tiếp nhận văn học của thiếu nhi từng lúc, từng nơi cũng có những biến động, đổi mới,
nên mọi sang tác văn học cho thiếu nhi cần phải nhìn thấy điều đó. Mặt khác cũng phải thấy rõ,
mỗi sang tác tốt và hay cho thiếu nhi đều có sức mạnh của cái đẹp. Chính nhờ sức mạnh của cái

đẹp mà nhiều sang tác cho thiếu nhi đã vượt mọi biên thùy, mọi thời gian đến với các em, trở
thành bất tử.
Văn học thiếu nhi có một số vấn đề khác với văn học cho người lớn, trong đó có vấn đề lứa
tuổi. Tâm lí thiếu nhi khác với tâm lí người lớn. Tâm lí thiếu nhi ở mỗi lứa tuổi cũng đều khác
nhau. Thường lứa tuổi ở trên có thể hiểu được lứa tuổi ở dưới, những lứa tuổi ở dưới không thể
hiểu được lứa tuổi ở trên. Mọi sáng tác đều phải phù hợp theo từng đối tượng lứa tuổi. Người
viết văn phải đủ sự nhạy bén mới có thể phân thân, mới có thể nhập vào đối tượng, mới có thể
làm cho sáng tác trở nên chân thật, sinh động đối với mỗi đối tượng. Ví dụ, một bài thơ sáng tác
cho các cháu ở độ tuổi mầm non mà trong đó mọi tình tiết hiện lên khơng rõ nét, khơng thể vẽ
được, thì đó là một bài thơ chưa hay, vì thiếu nhi ở các lứa tuổi bé thơ thích nhìn hơn thích đọc,
thị giác của các em đó nhạy bén hơn thính giác, hình ảnh tác động mạnh hơn. Trong mọi sáng tác
tốt cho thiếu nhi, mọi hình tượng tốt, xấu đều phải hiện lên rành mạch, rõ rang, tốt ra tốt, xấu ra
xấu. Cũng từ tư duy logic ở các em chưa phát triển đầy đủ như ở người lơn, các em rất khó phân
biệt được tốt, xấu, đúng, sai. Hiện nay có một số em phạm tội, chỉ vì các em bắt chước cái xấu
hiện lên trong một số phim cho người lớn.
Trong Tạp chí Văn học số 5 – 1993, nhà thơ phùng Ngọc Hùng viết: “ Viết cho các em trước
hết, theo tơi phải có một tình u chân thật, yếu các em, yêu cuộc đời. Viết cho các em, nhớ và
hình dung về quá khứ của mình là cần nhưng không đủ. Bởi lẽ cuộc sống các em bây giờ có
nhiều điều khác trước. Điều quan trọng nhất là hòa nhập với cuộc sống thực của trẻ em. Thế giới
6


trẻ em bao giờ cũng phong phú và xa lạ đối với người lớn. Dù người lớn đã từng là trẻ con. Sự
tham nhập với đời sống thường ngày của trẻ em tùy mức độ khác nhau mà có những bất ngờ
trong sáng tạo. Điều buồn nhất trong sáng tác cho các em là sự áp đặt và giả dối, giả vờ thì được
chứ giả dối ( cố tình hay không) đều bị trả giá. Viết cho các em trước hết là viết về cái đẹp, cái
hồn nhiên, trong trẻo của thiên nhiên và cuộc đời. Sự vật xung quanh trẻ đều là bạn bè và biết
nói. Có những sự vật hiện tượng với người lớn khơng có ý nghĩa gì, nhưng với trẻ em lại có hồn
và tràn đầy sống động (…) Vấn đề là viết như thế nào để gợi dậy trong các em lịng thương đồng
loại, thơng cảm sâu sắc với con người và cảnh vật; thức dậy trong các em một hành động nhân

ái? Đó là vấn đề hồn tồn khơng đơn giản. Viết cho các em, phải là tình bạn, khơng phải chúng
tahaj mình cúi xuống mà thực sự hòa nhập vào cuộc sống trẻ thơ và được các em chấp nhận về
mặt tình cảm. [48,tr.39]
Văn học thiếu nhi khơng chỉ có vị trí quan trọng trong nền văn học dân tộc mà cịn có vai trò
đặc biệt quan trọng trong đời sống trẻ thơ. Nhiều nghiên cứu cho thấy văn học thiếu nhi đã góp
phần khơng nhỏ vào việc rèn luyện tư duy; kích thích khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ,
cung cấp cho các em những trải nghiệm cuộc sống. Văn học thiếu nhi quan trọng với trẻ em ngay
cả trước và sau khi đến trường. Đối với lứa tuổi mầm non và tiểu học, văn học thiếu nhi còn giúp
cho các em học đọc, học viết. Thông qua các tác phẩm văn học, các em khơng những tích lũy
được vốn từ phong phú, hiểu được nghĩa của từ ngữ nghệ thuật mà còn biết nâng cao khả năng
biểu đạt trong lời nói. Văn học thiếu nhi cũng giúp cho trẻ em học cách giao tiếp, thấy được
những niềm vui, nỗi bất hạnh của con người trong cuộc đời để biết cảm thông và chia sẻ.
Trong tham luận “ Văn học và trẻ em”, Vân Thanh – một trong những chuyên gia đầu ngành
về văn học thiếu nhi đã trình bày một vấn đề không mới nhưng không bao giờ cũ, đó là mối
quan hệ giữa văn học và trẻ em, cái làm nên giá trị của một tác phẩm viết cho trẻ em.
Lã Thị Bắc Lí trong “ Nhận diện Văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời kì đổi mới” đã trình
bày một các khái quát sự vận động và những thành tự nổi bật của văn học cho trẻ em ở Việt Nam
từ năm 1986 đến nay. Tác giả đã khẳng định: “ Văn học thiếu nhi Việt Nam từ thời kì đổi mới và
hội nhập quốc tế đã phát triển khá phong phú, đa dạng trong cách khai thác đề tài, chủ đề, mở ra
khả năng bao quát những bức tranh sinh động về đời sống trẻ em. Không chỉ là tiếp cận trẻ em ở
phương diện” con ngoan, trò giỏi “ kiểu truyền thống mà tiếp cận, khám phá trẻ thơ như những
số phận, những nhân cách được tác động từ nhiều hướng, nhiều chiều…” Sự gay gắt của những
chuyển biến kinh tế, xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới văn học, đặc biệt là văn học thiếu nhi… ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống tâm hồn và sự phát triển nhân cách của trẻ thơ…”. [32,tr.10]
Cùng mang cái nhìn tổng quát, tác giả Lê Hằng ( CĐSP Hà Nội ) hướng tới đánh giá sự hội
nhập của văn học thiếu nhi Việt Nam trong xu hướng tồn cầu hóa. Tác giả băn khoăn về vấn đề:
Quán tính của văn học thiếu nhi thời chiến quá lớn hay sự lo lắng thái quá về nguy cơ “ diễn biến
7



hịa bình” khiến văn học thiếu nhi khơng dam bứt phá để bắt kịp với sự đổi mới của văn học thời
kì hội nhập? những vấn đề này cần được giới chun mơn quan tâm nhiều hơn nữa để có thể chi
ra nguyên nhân căn cốt, hướng tới một chiến lược đồng bộ nhằm thúc đẩy sự phát triển của văn
học viết cho thiếu nhi cả ở số lượng và chất lượng, tác giả, tác phẩm và độc giả… Từ đó đưa ra
kết luận phải quan tâm hơn nữa đến đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi, phát động nhiều cuộc thi
sáng tác co các em với việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc,
nâng cao chất lượng nghệ thuật.
Nếu như Lã Thị Bắc Lí và Lê Hằng đưa ra những nhận định có tính khái qt từ phía những
nhà nghiên cứu thì hai tham luận: “ Văn học cho trẻ em, đơi điều cảm nhận và đề xuất” cảu Trần
Hồng Vy ( Tây Ninh) và “ Nhọc nằn Văn học Thiếu nhi” của tác giả Hồi Khánh ( Hải Phịng)
là những cảm nhận thực tế của những người trực tiếp viết cho các em. Đó là những khó khăn của
người viết trong vấn đề xuất bản; vấn đề sách truyện và đối tượng thích ứng…hai tác giả đã đưa
ra những câu hỏi bổ ích như hồi chng cảnh tỉnh những thiếu sót trong thực trạng xuất bản, phát
hành sách cho trẻ em hiện nay.
Nhà văn Lê Phương Liên, người giữ vai trò Trưởng ban Văn học thiếu nhi của Hội nhà văn
Việt Nam, trong tham luận “ Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lại” đã có những gợi ý mang
tính chiến lược để thúc đẩy nền văn học thiếu nhi nước nhà:
1/ Cần đào tạo bồi dưỡng các tác giả viết cho thiếu nhi, nấng cao trình độ về mọi mặt…
2/ Cần tiếp tục nghiên cứu giới thiệu truyền bá các di sản ăn học thiếu nhi trong quá khứ
với các thế hệ tiếp theo…
3/ Cần tiếp tục xây dựng một đội ngũ nòng cốt những chuyên gia về Văn học thiếu nhi Việt
Nam… [32,tr.154]
Tham luận mang tính thực tiễn cao của hai cô giáo Nguyễn Thị Thu Nga và Lê Minh Nguyệt
( Hà Nội) đã đưa ra những con số thuyết phục từ cuộc khảo sát cụ thể, tỉ mỉ tại các tỉnh miền
Bắc, miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên về vấn đề đọc sách của trẻ. Kết quả của cuộc điều tra này
đã phán ánh đúng thực trạng và những tồn động của văn học trẻ em hiện nay: “ Văn học cho
thiếu nhi Việt Nam hiện nay đang “ thừa” nhưng vẫn “thiếu” bởi sự xuất bản tràn lan truyện
tranh nước ngoài mà phàn lớn mang tính bạo lực, kích động, song lại thiếu các tác phẩm văn học
hay, mạng tính giáo dục và mang bản sắc văn hóa Việt Nam”. Vì vậy văn hóa đọc của trẻ em cần
hơn nữa sự định hướng từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

Tham luận “ Sách học cho trẻ em thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế - đôi điều suy nghĩ”
của Phùng Ngọc Kiến (ĐHSP Hà Nội), từ việc nêu lên một số nhận xét về thực trạng sáng tác
văn học cho trẻ em, phân tích cả hai phương diện “cầu” và “cung”, chia sẻ những suy nghĩ về
tình trạng “thừa” và “thiếu” của văn học thiếu nhi hiện nay, tác giả đã bước đầu đề xuất những ý
tưởng trả lời câu hỏi: làm thế nào để văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển?
8


Ba bản tham luận: “ Tơ Hồi và truyện ngắn thiếu nhi” ( Nguyễn Đặng Mạnh –ĐHSP Hà
Nội), “ Văn chương của sự nhẹ nhõm, sấu xa” ( Nhã Thuyên), “ Thằng quỉ nhỏ” của Nguyễn
Nhật Ánh. “ Từ nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi” ( Trần Văn Toàn
– ĐHSP Hà Nội) đã thể hiện những băn khoăn, lo lắng cho chất lượng của văn học trẻ em hôm
nay, và đưa ra những yếu cầu mang tính gợi mở đối với cơng việc sáng tác văn học cho trẻ em
thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế.
Trong q trình hội nhập hơm nay, trẻ em Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tiếp cận văn
hóa xâm nhập khơng qua thử thách của thời gian, sự kiểm sốt của chính quyền, sự lựa chọn của
thiết chế tổ chức giáo dục. Để giúp các em đủ bản lĩnh tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa
nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam mà vẫn “ đề kháng” “ miễn dịch” trước làn
sóng “ xâm lăng”phản văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, chúng ta phải xây dựng cho các em được
“ Nhân cách” người Việt – cái làm nên sức sống và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Đối với
việc hình thành và phát triển nhân cách thiếu nhi, khơng gì hơn là tác động vào văn học thiếu
nhi. Trước yêu cầu của thời đại, văn học viết cho thiếu nhi cần tích cực vận động cho phù hợp
với yêu cầu giáo dục và thị hiếu trẻ em thời kì tồn cầu hóa…”[32,tr.66]
Tác động của văn học thiếu nhi đối với trẻ em khơng chỉ bó hẹp trong các sáng tác văn học
Việt Nam mà còn là những sáng tác văn học nước ngoài. Qua các tham luận: Các tác phẩm văn
học nước ngoài trong chương trình THCS và vấn đề giáo dục nhân cách cho học sinh ( PGS.TS
Lê Nguyên Cẩn – ĐHSP Hà Nội Đơremon truyện tranh Nhật Bản trong thời tồn cầu hóa ( TS
Đào Thu Hằng – ĐHSP Hà Nội); Andecxen “ Cô bé bán diêm” và những câu chuyện muôn thuở
( PGS.TS Lê Huy Bắc – ĐHSP Hà Nội); Tagore nhà sư phạm lớn ( TS Nguyễn Thị Mai Liên –
ĐHSP Hà Nội ); Sức hấp dẫn văn học viết thiếu nhi qua hình tượng “ Nhóc Nicolas ( PGS.TS

Nguyễn Thị Bình – Ths Nguyễn Thị Thanh Hải - ĐHSP Hà Nội ); Nhóc Nicolas – Những tấm
lịng cao cả” ( Nguyễn Thị Hằng – Đại học Tây Bắc)… Các tác ỉa đều khẳng định: dù ở đâu trên
thế giới, trẻ nhỏ ln nhận được những tình cảm trìu mến nhất bởi các em chính là tương lai của
nhân loại, là sự sống khơng ngừng sinh sơi. Những tác phẩm đích thực cho trẻ em là những tác
phẩm vượt qua giới hạn của thời gian và khơng gian để có thể đến được với mọi trẻ em trên toàn
thế giới. Và theo như Lê Nguyên Cẩn thì việc giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngồi ( dù
dưới hình thức các đoạn trích) cũng cần xác lập hướng tiếp cận hướng về việc giáo dục nhân
cách của trẻ em, coi việc giáo dục trẻ em qua các tác phẩm này không chỉ dừng ở cấp độ khảo át
cái hay cái đẹp của hình tượng mà điều quan trọng là phải rút ra ý nghĩa lien quan tới chức năng
hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ em, qua đó dạy cho trẻ biết cách sống đúng và sống
đẹp.
Trong sự chuyển biến của thời đại, việc giáo dục tình cảm nhân cách cho trẻ em còn đặt ra
vấn đề hết sức cấp thiết, đó là giáo dục giới tính. Điều này được đặt ra trong tham luận “ Văn học
9


trẻ em và vấn đề giáo dục giới” của TS Trần Hạnh Mai (ĐHSP Hà Nội), và tham luận “ Thời kì
hội nhập và đề tài thao giảng trong văn học thiếu nhi” của nhà văn Trần Quốc Toàn ( Thành phố
Hồ Chí Minh). Nếu như Trần Hạnh Mai dừng lại ở việc nêu vấn đề từ góc nhìn của nhà nghiên
cứu, thì nhà văn Trần Quốc Tồn đã đóng góp trực tiếp những sáng tác của ơng mang tính “ ứng
dụng” cao trong việc giao dục giới cho trẻ. Thiết nghĩ, đây là một yêu cầu cần thiết của văn học
trong việc góp phần hồn thiện nhân các trẻ em.
1.2 Truyện đồng thoại
Truyện đồng thoại được coi là một thể loại đặc biệt của văn học thiếu nhi, đó là sựu kết hợp
nhuần nhuyễn giữa yếu tố hiện thực và tưởng tượng. Nhân vật chính trong truyện thường là các
lồi vật, thực vật và các vật vơ tri, vơ giác được nhân cách hóa để tạo nên một thế giới vừa hư
vừa thực. Qua cái thế giới vừa hư vừa thực đó truyện đồng thoại nhằm biểu hiện cuộc sống sinh
hoạt của con người. Truyện đồng thoại thườn ngắn gọn, vui tươi, dí dóm, có nhiều yếu tố bắt
ngờ, thú vị.
1.2.1 Nguồn góc khái niệm

Theo Hồng Vân Sinh, “ từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ Nhật Bản, xuất hiện ở
Trung Quốc vào cuối nhà Thanh” [17,tr.1]. Ở Nhật, những truyện kể cho trẻ em được gọi là
Dowa, dịch sang Hán ngữ là “ đồng thoại ”.
Ban đầu, đồng thoại được hiểu theo nghĩa rộng, gồm tất cả mọi tác phẩm có tính kể chuyện
cho trẻ em. Về sau, đồng thoại được hiểu “ là văn học huyễn tưởng có tính đặc thù, trở thành một
thể loại độc lập” [ Hoàng Vân Sinh, 2001, Nhi đồng văn học khái luận,tr.1], có địa vị quan trọng
trong văn học nhi đồng.
Theo lí thuyết Trung Hoa, đồng thoại nảy sinh từ trong dân gian và được tiếp nối trong thời
hiện đại. Do vậy, kho tàng đồng thoại dân gian là những sáng tác của quần chúng nhân dân, phản
ánh những nhu cầu bức thiết của nhân dân muốn thoát khỏi ách bốc lột, mong ước về tự do, hạnh
phúc. Đồng thoại hiện đại là những sáng tác của các nhà văn dựa tên cơ sở của đồng thoại dân
gian, hoặc là chất liệu, hoặc là nguyên tắc nghệ thuật. Có thể thấy, trong cách hiểu của người
Trung Hoa, đồng thoại thực chất là truyện cổ tích.
1.2.2 Khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam.
Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi cơng trình Hán –
Việt từ điển của Đào Duy Anh ( Quan Hải tùng thư xuất bản, 1932).
Theo kết quả khảo sát, hầu hết các bộ Từ điển Hán – Việt, Từ điển Tiếng Việt đều có mục từ
“ đồng thoại ”.
10


Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh và nhiều từ điển khác định nghĩa đồng thoại là “ truyện
chép cho trẻ em ”.
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học lại xem đồng thoại là một thể loại văn học: “
Đồng thoại: thể truyện cho trẻ em, trong đó lồi vật và các vật vơ tri được nhân cách hóa, tạo nên
một thế giới thần kì thích hợp với trí tưởng tượng của các em” ( Viện Ngôn ngữ học, 2001, Từ
điển Tiếng Việt, tr.344).
Trong bài viết “ Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoại ”, Vân Thanh đã đưa ra định nghĩa như
sau: “ đồng thoại là một thể loại đặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện
thực và mở tưởng. Ở đây, các tác giả thường dùng nhân vật chính là động vật, thực vật và những

vật vô tri, lồng cho chúng những tình cảm của con người. ( Cũng có khi nhân vật là người). Qua
thế giới khơng thực mà thực đó, tác giẩ lồng cho chúng những tình cảm và cuộc sống của con
người. Tính chất mở tưởng hoặc khoa trương đó chính là những yếu tố khơng thể thiếu được
trong đồng thoại” [18,tr 282 – 283].
Nhà văn Trần Hoài Dương trong bức thư gửi Viện Văn Học Việt Nam ngày 13/03/2007 có
viết: “ Từ đồng thoại vốn là mượn của Trung Quốc. Theo đúng nghĩa của họ là để chỉ “ những
truyện chép cho trẻ em”, nhất là với lứa tuổi nhỏ, chon hi đồng. Nhưng lâu nay ở ta, đồng thoại
được hiểu là loại truyện viết mang tính nhân cách hóa lồi vật, đồ vật, mang nhiều ẩn dụ, ngụ
ngôn… Tôi dùng truyện tưởng tượng là khơng muốn dùng một khái niệm nước ngồi đã bị hiểu
sai đi, mang một nghĩa khác nhiều với nguyên ý ban đầu của nó”.
Như vậy, khái niệm truyện đồng thoại ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu theo nghĩa hẹp:
Truyện đồng thoại là một thể loại hiện đại dành cho trẻ em, sử dụng loài vật, đồ vật và các loại
vật vơ tri được nhân cách hóa làm nhân vật chính, có quan hệ gần gũi với nhiều thể loại, nhất là
cổ tích và ngụ ngơn.
1.2.3 Đặc điểm thể loại của đồng thoại
Nói về đặc điểm truyện đồng thoại khơng thể khơng nói tới các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, thế giới nhân vật của đồng thoại đa số được chọn lọc chủ yếu từ thế giới lồi vật.
Nhìn lại kho tàng truyện đồng thoại, có thể dễ nhận thấy trong đó nhân vật cũng có khi là con
người nhưng chủ yếu vẫn là các loài vật quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống được gán tính cách
con người: Dế Mèn phiêu lưu ký, Đám cưới chuột, Dê và Lợn, Trê và Cóc, Võ sĩ Bọ Ngựa,…
( Tơ Hồi), Bài học tốt, Trong một hồ nước, Những chiếc áo ấm,… ( Võ Quảng), Cô Bê 20
( Văn Biển), Chuyện chú trống choai ( Hải Hồ),…
Thứ hai, sự hư cấu, tưởng tượng bay bổng kỳ diệu là đặc trưng của đồng thoại. Thế giới
đồng thoại được dệt lên từ những tưởng tượng nhưng tuyệt khơng xa rời thực tế. Chính những sự
11


việc, tình huống có thực trong cuộc sống là cái nền, là cơ sở hình thành những liên tưởng thú vị,
độc đáo.
Thứ ba, nhân hóa là đặc điểm khơng thể thiếu của truyện đồng thoại. Loài vật trong truyện

đồng thoại được gán tính cách như con người phù hợp với điểm thực của mỗi loài vật trong cuộc
sống. Qua tấm gương các nhân vật đó mà trẻ em cảm nhận và phân biệt được điều gì đúng, điều
gì sai, việc nên làm và khơng nên làm. Nghệ thuật nhân hóa đã giúp truyện đồng thoại mang đậm
ý nghĩa nhân sinh.
1.3 Truyện đồng thoại của Tơ Hồi
1.3.1 Vài nét về tiểu sử nhà văn Tơ Hồi
Tơ Hồi tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đơ, phủ Hồi Đức tỉnh Hà Đơng (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ
cơng. Ơng cịn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ
Đột Kích,…
Quê quán : xã Kim An - huyện Thanh Oai - tỉnh Hà Tây.
Tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như : dạy học tư,
bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn, … Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân
và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội.
Năm 1943, Tơ Hồi gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu
quốc và Cờ giải phóng.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc”. Ơng là một trong số
những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang,
Tây Nguyên…). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.
Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980, Tơ
Hồi đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như : y viên Đảng Đồn, Phó
Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.
Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tô Hoài đã
sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ở nhiều thể loại
khác nhau như : tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng
góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ơng được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí
Minh.

* Tác phẩm của Tơ Hồi trước Cách mạng tháng Tám :
-


Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Giăng

thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).
12


* Tác phẩm chính của Tơ Hồi sau Cách mạng tháng Tám :
- Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây
Bắc (1953, Giải nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác
trước (1957), Vỡ tỉnh (1962), Người ven thành (1972).
- Tiểu thuyết: Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bông sen
vàng năm 1970 của Hội Nhà văn Á Phi), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971), Tự
truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981, Giải A
năm 1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).
- Kí: Đại đội Thắng Bình (1950), Thành phố Lênin (1961), Tơi thăm
Cămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng
vàng song cửa (1981). Cát bụi chân ai (1992).
- Truyện thiếu nhi: Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)
- Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của
tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và
phương pháp viết văn (1997).
Tơ Hồi có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt Dế mèn
phiêu lưu kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.
Nhìn chung Tơ Hồi là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũng
sớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào ông
cũng đạt được những thành công đặc sắc. Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về lồi
vật và miền núi Tây Bắc. Tơ Hồi ln có những cố gắng tìm tịi, khám phá trong
sáng tạo nghệ thuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn,
sức sống và ý nghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của
người đọc nhiều thế hệ.

1.3.2 Những chặng đường sáng tác của nhà văn Tơ Hồi.
1.3.2.1 Trước cách mạng tháng Tám

Tơ Hồi đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác đầu tay
của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuy xuất hiện ở
giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tơ Hồi đã sớm khẳng định được vị
trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc
13


sắc như : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng
thề (1943) Nhà nghèo (1944 ). Từ các tác phẩm này, người đọc dễ nhận thấy sức
sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ơng. Sau này, Tơ Hồi đã bộc
bạch chân thành qua Tự truyện về việc ông đến với nghề văn, ơng viết : “Tơi vào
nghề văn có trong ngồi ba năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như
chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyện ngắn, cịn truyện thiếu nhi
như Dế mèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tơi khơng
nhớ hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe
như vậy đấy”.
Tác phẩm của Tơ Hồi trước cách mạng có thể phân thành hai loại chính là :
truyện về lồi vật và truyện về nơng thơn trong cảnh đói nghèo.
Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như : O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ,
Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực..., người đọc nhận thấy, nhà văn
thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày tỏ mong
muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một cuộc sống tốt đẹp
mang tính khơng tưởng.
Trước hết, với Dế Mèn phiêu lưu kí, tài năng nghệ thuật của Tơ Hồi được bộc
lộ ở nhiều phương diện. Bằng cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loài vật, kết hợp
với những nhận xét thơng minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lơi cuốn các em vào thế giới
loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh của: Dế Mèn, Dế Trũi như

anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng qn mình vì bạn, vì nghĩa lớn. Xiến Tóc
trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời. Chị Cào Cào ồn ào và duyên dáng. Bọ Ngựa
kiêu căng, ngạo mạn. Cóc huênh hoang, dở hơi. Ếch thông thái giả. Anh chàng
Kỉm Kìm Kim hèn đớn. Cậu cơng tử bột Chim Chả Non có mẽ mà đầu óc lại rỗng
tuếch,... Từ đời sống và tích cách của từng con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan
niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một
cuộc sống hịa bình, n vui, về tình thương, lịng chân thành và sự đoàn kết. Bởi
thế câu chuyện về chú Dế Mèn khơng chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả
cho người lớn và cho cả xã hội. Nó thực sự mang giá trị lâu bền trong đời sống tinh
thần của con người, cũng vì thế, dù ở đâu và ở thời kì nào, người đọc vẫn tìm thấy
14


bao điều thú vị, bao bài học ý nghĩa từ tác phẩm này. Sau này, Tơ Hồi tâm sự:
“Cách hiểu thế giới đại đồng của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc… là cách hiểu chủ
nghĩa cộng sản của tơi với vẻ đẹp và cả cái trống rỗng thiếu sót trong suy nghĩ của
tơi”.
Viết về lồi vật, Tơ Hồi đã dành khá nhiều trang để thể hiện chân thật, sinh
động họ nhà chuột. Các chủng loại chuột như : chuột nhắt, chuột cống, chuột cộc,
chuột bạch, chuột xù..., xuất hiện trong các tác phẩm của ơng với những đặc điểm,
thói quen riêng và cả những mối quan hệ của chúng. Trong số những truyện viết về
chuột thì truyện Gã chuột bạch đã để lại cho người đọc bao điều suy nghĩ. Cuộc
sống của vợ chồng chuột bạch là “vẩn vơ tìm những hạt gạo tẻ mà người ta rắc vào
một cái đĩa ở đáy lồng”, là “đánh vòng”, dựa vào lồng “ngủ đứng”. Ngay cả khi có
dịp ra khỏi lồng chúng vẫn khơng lấy gì làm thích thú mà “ngơ ngác nhìn quanh
quẩn. Như là họ hít phải cái khơng khí lạ. Như là họ hít phải cái khơng khí lạ. Như
là họ chẳng quen bị giữa nơi khống đãng. Và họ lại nối đi nhau , tha thẩn, từ từ
bị vào, cũng như lúc bị ra”. Có thể nói, qua cảnh sống của vợ chồng chuột bạch,
Tơ Hồi đã phê phán cách sống nhàm chán, buồn tẻ và vô vị, cũng như tâm lí chấp
nhận, lệ thuộc của một lớp người trong xã hội, đồng thời muốn thức tỉnh những ai

đang lâm vào cảnh sống đó.
Nhiều lồi vật khác qua cách miêu tả của Tơ Hồi tạo cho người đọc dấu ấn
lâu bền. Đó là gã mèo mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dịng, trên mình có
khốc bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả. Lúc nào cũng nghĩ
ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm”. Đó là cậu gà trống gi “bé nhỏ
sống cơi cút một thân, một mình” thuở nhỏ, nhưng khi lớn lại có “bộ mặt khinh
khỉnh ta đây” và cũng rất đa tình, “có tật mê gái, như cái tính chung của lồi gà cả của loài người - khi mới lớn lên”, bỏ nhà ra đi vì ái tình, hay dễ quên đi ái tình
cũ để “lần mị đi tìm một vài ái tình khác”. Với chàng gà chọi “nhất sinh chỉ có
một nghề đi đánh lẫn nhau cho người ta xem”, “lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân
tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “tả cái oai lẫm liệt của chàng”. Chàng ta không
thiết gì đến con cái, trong đầu “chỉ đen những ý tình ma chuột”, hay “đi ve gái”,
thế mà khi Một cuộc bể dâu xuất hiện, họ nhà gà chết dần, chết mòn, chàng gà chọi
15


dù anh hùng, lẫm liệt nhưng rồi cũng “tắc thở” để lại “một mình chị mái già, ra lại
vào, ngẩn ngơ”. Với vợ chồng Đôi gi đá “tựa vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh.
Họ lờ khờ, ngẩn ngơ, xấu xí - nghĩa là đặc nhà quê”. Chúng cần mẫn xây tổ ấm,
sống hạnh phúc, “bình lặng, chịu khó, ít ồn ã”, chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng
nở, chờ những đứa con lớn lên từng ngày... Thế rồi, Tết đến, tiếng pháo nổ đón
xn về vơ tình đã làm tan tác gia đình chúng. Nghe tiếng pháo “kinh khủng nổ
vang động trong cây, cả nhà cuống cuồng bay đi”. Cuộc sống của đôi vợ chồng
chim gi đá rồi sẽ như thế nào trong cảnh tan tác đó đã khiến cho người đọc phải
ngậm ngùi, xót xa. Cịn Mụ ngan với “cái tính ngu tối, chậm chạp” đến mức những
đứa con của mình gặp nạn, hay bị chết vẫn vơ tình, thản nhiên. Kể cả khi bị đá, bị
đuổi đánh,“bị bỏ tù” thì “chúng vẫn khơng hiểu chi”. Hơn thế nữa khi “chồng mụ”
bị làm thịt, mụ vẫn “thản nhiên”, mụ ngan chỉ nhớ rõ “khi có hạt ngơ đo đỏ, hạt
thóc vàng vàng, tàu lá xanh xanh thì xơ đến mà khởi sự ăn”.
Cùng với hình ảnh của những lồi vật trên là của chú chó Đực ham vui, “la cà”
với “hàng tá nhân tình” nên bị người ta thiến. Đực “buồn thỉu, buồn thiu, đi lừ khừ

quên cả ăn uống”. Tuổi xuân của Đực qua nhanh, nó trở nên “lạnh lùng với cuộc
đời và lạnh lùng với tháng ngày”, nó “lặng lẽ sống cái cuộc đời tàn cục buồn thiu”,
“héo hắt dần”. Tác phẩm kết thúc với sự xuất hiện của một con chó khác cũng
“khỏe và béo lẳn” nhưng rồi thân phận của nó chắc gì đã khác với con Đực.
Tóm lại, thế giới lồi vật trong tác phẩm của Tơ Hồi thật độc đáo. Thế giới ấy
gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Có lẽ, từ
trước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết về lồi vật
nhiều và đặc sắc như Tơ Hồi.
Bên cạnh truyện viết về lồi vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng
được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động. Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của
những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người,
những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng trang sách với tất cả
niềm cảm thông chân thành của nhà văn. Đó là thân phận của bà lão Vối trong
truyện Mẹ già buộc lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con. Chỉ vì một con lợn
sổng chuồng mà bà bị chính con gái mình chửi rủa chì chiết đủ điều. Với cách nghĩ
16


của con gái bà thì bà chẳng khác gì người đi ở mướn, chị ta đã quát : “Thế tôi ni
bà để làm gì mà bà lại khơng trơng được con lợn?”, thậm chí, khơng cho bà ngủ ở
nhà trên mà đuổi bà xuống bếp nằm ngủ ở đống rơm. Sáng ngày hơm sau cả nhà ăn
uống nhưng hình như họ đã quên là có bà hiện diện trong cuộc sống của gia đình
mình. Đó là số phận của chị Hối trong truyện Ông cúm bà co, bị ốm nhưng khơng
có thuốc men chữa chạy, rồi bệnh nặng dần vì kém hiểu biết, mê tín, kết cục phải
“ra đồng” bỏ lại mấy đứa con thơ dại. Đó cịn là tấn bi kịch của anh Gà Gáy trong
truyện ngắn cùng tên. Từ đâu lưu lạc tới khơng ai rõ, chịu khó làm ăn cho đến khi
có một “Gia đình nho nhỏ, đề huề sống yên vui” ... Thế nhưng, vì cơn ghen vô cớ
của anh khiến người vợ bỏ đi biệt tích. Đứa con, niềm an ủi duy nhất đối với anh
ngã bệnh, hết tiền chạy chữa, trong lúc khốn cùng đành liều đi ăn trộm để rồi bị
bắt, cùng lúc đó đứa con cũng chết. Từ đó “Gà Gáy sống cịm cõi một mình”. Cay

đắng hơn là số phận của bé Gái trong cảnh Nhà nghèo. Nó sinh ra trong gia đình
nghèo khổ, túng thiếu và nhiều lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau. Nó bị rắn cắn
chết trong khi cùng với cha mẹ cố tìm miếng ăn cho gia đình, “Người nó có bao
nhiêu xương sườn, giơ hết ra cả”. Cảnh đó thật xót xa, thê thảm.
Cịn biết bao những cảnh đời khác như cảnh Hương Cay trốn nợ trong Khách
nợ, cảnh xung đột của gia đình anh Hối trong Buổi chiều ở trong nhà, cảnh tình
duyên của cô Lụa trong Lụa,... Tất cả cảnh đời của họ đều gợi cho người đọc bao
điều suy ngẫm và nỗi trăn trở về hiện thực cuộc sống nhiều bất hạnh đó.
Đáng chú ý ở thời kì này, Tơ Hồi cũng có những khát vọng thốt khỏi bế tắc,
thốt khỏi cuộc sống nhàm chán buồn tẻ và vô vị, hay ước mơ của môt chàng trai
về “một trận mưa rào cho lòng người hả hê và cho trời quang đãng” và hãy cất
bước vào một buổi mai, nhắm về phía “chân trời mới đỏ thắm màu hi vọng”, mặc
dù vì nghèo nên anh khơng lấy được người mình u. “Sự nghiệp anh khơng có”,
“nhà anh thanh bạch q”, “bấy nay anh chỉ có một tấm lịng”(Xóm Giếng ngày
xưa ).
Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi đã có khi bế tắc trước cuộc đời
nhưng cuối cùng nhà văn vẫn đứng vững ở vị trí của một nhà văn hiện thực. Tâm
hồn của Tơ Hồi bao giờ cũng có được vẻ đẹp trong sáng, đáng trân trọng trong
17


cảnh đời đen tối thời kì này. Ở đề tài nào và đối tượng khám phá nào, thế giới nghệ
thuật của Tơ Hồi trước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn
khá sâu đậm về một qng đời của ơng. Ơng quan niệm :“ Những sáng tác của tơi
đều miêu tả tâm trạng tơi, gia đình tơi, làng tơi, mọi cái của mình quanh mình.
Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay ngịch
ngợm và đá chút khinh bạc là phần nào con người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi”
(Một quãng đường).
1.3.2.2 Sau cách mạng tháng tám


Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng
và sáng tác. Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lại quá lâu ở Tơ
Hồi. Ơng đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sáng tạo thành cơng
nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau. Trong đó, tiểu thuyết Miền
Tây của ông đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi vào năm 1970.
Bước chuyển trong sáng tác của Tơ Hồi được thể hiện rõ ở cả chủ đề và đề tài.
Tơ Hồi khơng bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong phạm vi của một
vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ơng từng gắn bó, mà ơng cịn hướng đến
một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất
khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc. Tây Bắc khơng cịn là miền đất xa lạ,
nó đã trở thành quê hương thứ hai của Tơ Hồi. Ơng viết về Tây Bắc khơng chỉ
bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình u đằm thắm
thiết tha như chính q hương mình. Bởi lẽ, với Tơ Hồi: “Đất nước và người miền
Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá”, hình ảnh Tây Bắc “lúc nào cũng
thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tơi”, nó có sức ám ảnh mạnh mẽ
khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo và thúc đẩy nhà văn viết thành công nhiều tác
phẩm về miền đất này. Trên cơ sở đó, có thể xem ông là nhà văn của miền núi Tây
Bắc, là một trong những người đặt nền móng cho nền văn học viết về đề tài Tây
Bắc.
Tác phẩm đầu tiên của Tơ Hồi viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu quốc
(1948). Ở tác phẩm này ông đã thể hiện được cảnh sống vất vả, thiếu thốn, nhưng
giàu nghĩa tình đối với cách mạng, cũng như ý chí quyết tâm chiến đấu của đồng
18


bào miền núi. Tuy nhiên, tác phẩm này còn nặng về thể hiện, miêu tả các tài liệu,
bề mặt của vấn đề mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bản chất của nó để rồi “chết
chìm trong tài liệu” như nhà văn đã tâm sự trong Một số kinh nghiệm viết văn của
tơi. Vì thế, tác phẩm trên cịn thiếu sự sinh động, thiếu sức hấp dẫn đối với người
đọc.

Phải đến Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi mới có được sự thành công đặc sắc ở
mảng đề tài về miền núi Tây Bắc. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú
về Tây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đau
thương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong kiến.
Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng
A Phủ. Hình ảnh người lao động miền núi Tây Bắc nghèo khổ, mà nhất là người
phụ nữ trong tập truyện này được Tơ Hồi miêu tả với tất cả niềm cảm thông sâu
sắc. Cảnh đời của Mị, một cô dâu gạt nợ chết dần, chết mòn trong địa ngục trần
gian của nhà thống lí Pá Tra, hay thân phận của cơ ng, từ cơ gái có vẻ đẹp nổi
tiếng ở Mường Cơi bị xem như món đồ chơi qua tay nhiều quan châu, quan lang,
chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành bà lão Ảng ăn mày..., đã để lại cho người đọc
biết bao điều suy nghĩ về cuộc sống đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ Tây Bắc
dưới sự đè nén áp bức nặng nề của thực dân và phong kiến ở miền núi. Mặt khác,
qua tập truyện trên, Tơ Hồi đã khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của
người miền núi Tây Bắc, cũng như lí giải thành cơng về con đường tất yếu họ phải
tìm đến để thốt khỏi cuộc sống bị đọa đày áp bức đó là con đường cách mạng.
Có thể nói, Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con
đường sáng tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tơ Hồi về mối
quan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng.
Tài năng nghệ thuật của Tơ Hồi khi viết về miền núi càng về sau càng được
phát huy và khẳng định qua nhiều tác phẩm khác từ sau 1955 như : Miền Tây, Tuổi
trẻ Hồng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu,... Nhà văn tiếp tục ngợi
ca phẩm chất tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống kháng
chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội thơng qua những hình ảnh thực như : Hồng
Văn Thụ (dân tộc Tày), Kim Đồng (dân tộc Nùng), Giàng A Thào, Vừ A Dính (dân
19


tộc Hmơng)... Tất cả họ đều thủy chung, gắn bó son sắt với cách mạng và cuộc đời
mới. Nhiều người đã ngã xuống vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho quê hương

đất nước. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Trong số tác phẩm viết về miền núi Tây Bắc sau 1955 của Tơ Hồi, tiểu
thuyết Miền Tây là tác phẩm nổi bật nhất. Miền Tây có cốt truyện xoay quanh sự
đổi đời của gia đình bà Giàng Súa nhờ cách mạng. Cách mạng đã đem lại cho gia
đình bà nhiều niềm vui giản dị trong cuộc sống đời thường. Các con bà như Thào
Khay, Thào Mị đã trở thành cán bộ gương mẫu góp phần làm nên sự đổi thay trong
cuộc sống cho quê hương Tây Bắc. Bên cạnh đó, với Miền Tây, Tơ Hồi đã có
thêm những nét mới về nghệ thuật trong cách triển khai cốt truyện, dựng cảnh,
cách khai thác các chi tiết nghệ thuật, và nhất là việc xây dựng thành công một số
nhân vật mang tính điển hình tạo nên ở người đọc dấu ấn sâu bền như : Giàng Súa,
Thào Khay, Vừ Sóa Tỏa. Đặc biệt, nhà văn có sự kết hợp hài hịa bút pháp hiện
thực và bút pháp lãng mạn trong quá trình sáng tạo. Chính điều này đã góp phần
làm nên vẻ đẹp rất chân thật mà cũng rất giàu chất thơ mộng lãng mạn cho Miền
Tây.
Sống trong cuộc đời mới, nhà văn Tơ Hồi cũng “ơn chuyện cũ”, ngịi bút của
ông hướng về xã hội trước Cách mạng tháng Tám từ cách nhìn, sự suy ngẫm sâu
sắc hơn theo thời gian và những trải nghiệm trong cuộc sống. Ở tiểu thuyết Mười
năm, với tầm nhận thức mới và từ chỗ đứng của cuộc sống hiện tại nhiều đổi thay
mang ý nghĩa lớn trong đời sống dân tộc, Tơ Hồi đã phản ảnh chân thật và sinh
động hơn cảnh sống bi thảm, đói nghèo, cùng quẫn ở một vùng quê ven đô, nơi mà
nhà văn đã chứng kiến và trải qua cùng với bao số phận khác. Đồng thời,
qua Mười năm, nhà văn cũng thể hiện được quá trình giác ngộ cách mạng của quần
chúng cũng như sức mạnh của họ trong các phong trào đấu tranh chống lại sự áp
bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Đi đầu trong phong trào đấu tranh là
lớp thanh niên như Lạp, Trung, Lê, Ba,... Họ tiếp thu ánh sáng lí tưởng mới, và
hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động để đem lại sự đổi thay cho cuộc sống.

20



Ở Mười năm, cịn một số chi tiết có thể gạt bỏ để tác phẩm có thể hồn thiện
hơn, nhưng điều cần nhận thấy, ở tác phẩm này Tơ Hồi với tầm nhận thức mới đã
phát huy được sự sắc sảo trong cách quan sát và bút pháp thể hiện.
Sau tiểu thuyết Mười năm, Tơ Hồi cịn viết nhiều tác phẩm khác về ngoại
thành Hà Nội như : Quê người, Quê nhà, Những ngõ phố, người đường phố, và
gần đây là Chuyện cũ Hà Nội (hai tập). Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu,
cũng như nguồn cảm hứng sáng tác của Tơ Hồi về Hà Nội vơ cùng phong phú đa
dạng. Từ các tác phẩm viết về Hà Nội của ơng, người đọc có điều kiện hiểu hơn về
phong tục, nếp sinh hoạt, tên gọi phố phường, con người Hà Nội trải dài suốt cả
thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường và cả trong chiến tranh.
Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tơ Hồi cịn đạt
được thành tựu đặc sắc ở thể kí. Nhiều tác phẩm kí của ơng xuất hiện sau những
chuyến đi lên Tây Bắc như Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, hay đi thăm nước bạn
như Tôi thăm Cămpuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng song cửa,... Đặc biệt,
Tơ Hồi có các tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn và mơ ước của tuổi thơ,
bao kỉ niệm về những bạn văn, đời văn của ông như Tự truyện, Cát bụi chân ai,
Chiều chiều. Từ các tập hồi kí này, người đọc có điều kiện để hiểu thêm về phong
cách nghệ thuật, thân phận, nhân cách nhà văn trong hành trình văn chương của
ơng và một số nhà văn khác. Cách viết hồi kí của Tơ Hồi rất linh hoạt biến hóa,
các sự kiện được khai thác theo mạch liên tưởng và đan xen lẫn nhau nên luôn tạo
được sức hấp dẫn đối với người đọc khơng thua kém gì so với thể loại khác.
Bên cạnh những mảng sáng tác trên, Tơ Hồi cịn tiếp tục viết khá nhiều tác
phẩm cho thiếu nhi như : Con mèo lười, Vừ A Dính,Đảo hoang, Chuyện nỏ thần,
Nhà Chử,… Ở mảng sáng tác này, ngay cả khi tuổi tác khơng cịn trẻ Tơ Hồi vẫn
có được cách cảm nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn,
nhận thức của tuổi thơ, để cùng các em đến với một thế giới biết bao điều kì thú.
Trên cơ sở đó góp phần bồi đắp vẻ đẹp và sự trong sáng, cao cả cho tâm hồn trẻ
thơ.

21



Tóm lại: Những sáng tác của Tơ Hồi sau Cách mạng tháng Tám đã khẳng
định được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đời mới.
Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật để góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3.3 Phong cách nghệ thuật của Tô Hồi

1.3.3.1 Khơng gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện rất tập trung.
Tác phẩm của Tơ Hồi viết chủ yếu về hai địa bàn: vùng ngoại thành Hà Nội
và miền núi Tây Bắc. Đối tượng được Tơ Hồi khai thác nhiều nhất, thành công
nhất trong tác phẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở ngoại
thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc.
Bên cạnh đó, Tơ Hồi là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết
truyện về lồi vật. Thế giới lồi vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện
trong tác phẩm của ơng ln có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự
sinh tồn tự nhiên của xã hội lồi vật đó.
Có thể nói, những tác phẩm tiêu biểu nhất trên con đường văn chương của Tơ
Hồi cũng khơng nằm ngồi khơng gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể
hiện nói trên.
1.3.3.2 Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc
Đặc điểm phong cách nghệ thuật này của Tơ Hồi được biểu hiện cụ thể ở các
điểm sau:
- Cách đặt tên cho tác phẩm của Tơ Hồi có khi được xuất phát từ thành ngữ
dân gian: “ Đất khách, quê người”; “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Giăng thề cịn đó trơ
trơ”.
- Cách kể chuyện, dẫn truyện của Tơ Hồi có sức lơi cuốn, hấp dẫn người đọc,
biểu hiện rõ ở tác phẩm Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ, Dế Mèn phiêu lưu kí .
- Tơ Hồi thường đi vào khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con

người Việt Nam như : trọng nghĩa khinh tài, khí tiết, thủy chung,…

22


- Tơ Hồi khai thác đề tài lịch sử để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con người
Việt Nam, tiêu biểu là tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ơng Gióng.
1.3.3.3 Cách quan sát thơng minh hóm hỉnh và rất tinh tế.
Cách quan sát thơng minh hóm hỉnh và rất tinh tế là khả năng nổi trội của Tơ
Hồi trong q trình sáng tạo nghệ thuật. Khả năng này của ơng được biểu hiện rõ
ngay từ trước cách mạng qua những truyện viết về loài vật. Càng về sau càng được
phát huy ở nhiều tác phẩm khác. Những trang văn của Tơ Hồi khi miêu tả cảnh
sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại thành Hà Nội và vùng núi
Tây Bắc đều để lại cho người đọc ấn tượng sâu bền, cũng như luôn mang đến cho
họ nguồn tư liệu rất phong phú về lịch sử, địa lí và đời sống văn hóa tinh thần của
dân tộc. Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm lí của nhân vật, Tơ Hồi
đã chọn lựa những chi tiết độc đáo có sức gợi cảm nhằm tác động mãnh liệt đến
tình cảm nhận thức của người đọc về thân phận của nhân vật. Nhà văn còn sử dụng
yếu tố ngoại cảnh để góp phần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong từng
hồn cảnh, tình huống cụ thể. Chính vì thế, các nhân vật trong tác phẩm của Tơ
Hồi thường mang nét riêng và gợi cho người đọc biết bao điều suy ngẫm.
1.3.3.4 Đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tơ Hồi là ngơn ngữ xuất phát từ đời sống
quần chúng. Tơ Hồi quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn
lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị
của nó. Ơng khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang
bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của
mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc
sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế”(Sổ tay
viết văn).

Với sự nhận thức trên, Tơ Hồi đã ln trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc
sống đời thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây
Bắc. Ở từng vùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ơng đều có cách sử dụng
ngơn ngữ thích ứng với đặc điểm của nó. Mặt khác, ơng cịn sử dụng thành cơng
23


những từ ngữ giàu sức tạo hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương,... Điều đó tạo cho
tác phẩm của ông vừa có vẻ đẹp giản dị, vừa không kém phần kì thú.

CHƯƠNG 2: TRỤN ĐỜNG THOẠI CỦA TƠ HOÀI NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Nếu ở giai đoạn trước cách mạng, Tô Hoài đã sáng tác Dế mèn phiêu lưu ký khiến cả trẻ em
và người lớn đều say mê thì từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, trong dòng phát triển chung rất
mạnh mẽ của văn học thiếu nhi nói chung và mảng truyện đồng thoại nói riêng, Tô Hoài tiếp nối
thành tựu đã có ở giai đoạn trước, cho ra đời hàng loạt tác phẩm đồng thoại đa dạng về đề tài. Tô
Hoài nói truyện loài vật nhưng “xét đến cùng lại vẫn là hình ảnh phản chiếu thế giới loài người”.
Có thể thấy, nổi bật trong tập truyện là những truyện đồng thoại nói về tình cảm bạn bè, tình
yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, những truyện có nội dung giải thích các hiện tượng tự
nhiên, mở rộng nhận thức, giáo dục trẻ những bài học về đạo đức, lối sống,...
2.1.

Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước

Trước hết, đề tài này được thể hiện qua việc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp
con người trong thời kỳ đổi mới.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, miền bắc Việt Nam bắt đầu công cuộc khôi phục kinh tế
và xây dựng cuộc sống mới. Dưới ánh sáng của chế độ mới, đất nước đã có những đổi thay kì
diệu. “Nông thôn ngày nay đã khác trước, những công cuộc làm ăn đương thay đổi cả đồng
ruộng và đời sống”. Tô Hoài khắc họa những thay đổi trong thời kỳ đầu hòa bình qua nhiều chi

tiết đời thường.
Chim gáy trong Đàn chim gáy trước đây chỉ bay về đồng theo mùa gặt. Xưa có hai vụ nên
“tháng năm chim gáy đi ăn đôi, tháng mười chim gáy về theo đàn”. Từ khi miền Bắc bước vào
phát triển nền kinh tế hợp tác hóa nông nghiệp, “đồng ta lại cầy cấy được nhiều vụ, thì con chim
cũng đổi tính, nó theo đàn ra ăn quanh năm” (Đàn chim gáy). Hình ảnh “con chim béo mượt,
những con chim no ấm của mùa gặt hái quanh năm” không chỉ đại diện cho sự no đủ mà chính là
hình ảnh con người đang vươn lên xây dựng cuộc sống mới; là lời khẳng định tương lai tươi đẹp
đang hình thành.
Trong truyện Cá đi ăn thề, những chú Rô Ron đã bắt gặp điều rất kì lạ khiến chúng cảm thấy
tò mò: Những bác Cá Ngão to lớn, trắng nhoáng ngoài sông vốn “chỉ biết quanh quẩn ao nọ, hồ
kia chứ chẳng đủ can đảm và sức khỏe để giong ruổi đi chơi xuân đường xa” nay lại vào được
24


trong đồng ruộng. Và điều kì lạ ấy được tác giả lý giải: “Máy điện trạm bơm Đan Hoài lấy nước
sông Hồng vào nông giang đã đưa cả cá lên theo”. Nhờ hệ thống thủy lợi được xây dựng mà mỗi
khi tháng ba mưa mới xuống, những đàn cá ngoài sông, đàn cá trong đồng lại được gặp nhau
trong niềm hân hoan của ngày hội. Không khí vui tươi ấy chính là tiếng hát ngợi ca sự phát triển
của ngành nông nghiệp, cũng là sự phát triển của đất nước.
Bước vào thời kỳ đổi mới, nông thôn đang “thay da đổi thịt” hàng ngày, khiến “Mỗi lần
được về quê, chúng tôi lại đem ra tỉnh vô khối cái mới lạ, vô khối chuyện kể” (Ò...ó...o). Việc
những chú gà trống bỗng dưng gáy vào buổi tối được tác giả giải thích: Ánh sáng đèn điện của
nhà máy đã làm gà tưởng trời sáng rồi nên thi nhau gáy báo sáng. Và điều tác giả muốn nhấn
mạnh ở đây là niềm vui của em nhỏ khi đứng ngắm nhìn ánh điện sáng rực cả ngôi làng. Rõ
ràng, nông thôn miền bắc đang có sự chuyển mình đến ngỡ ngàng.
Sự đổi thay ấy cũng diễn ra ở thành thị. Tô Hoài đã dẫn bạn đọc nhỏ tuổi tham gia vào
chuyến đi chơi của chú mèo trong Cậu Miu để thấy thành phố đang từng ngày, từng giờ phát
triển. Theo tầm quan sát của chú mèo con “ở tầng gác mười hai, nhìn xuống một mảnh vườn.
Trước đây không lâu, cả vùng này còn là vườn cỏ. Rồi cái vườn co dần lại, vì những tòa nhà
nhiều tầng cứ mọc dần lên, bây giờ còn mọc. Đứng đây trông sang, thấy trong dãy nhà đương

xây dựng loang loáng những tia chớp, nhằng nhằng, sang sáng, tim tím”. Tất cả những điều ấy
làm chú thấy tò mò, khó hiểu. Chuyến đi của “Cậu Miu” khiến cậu khám phá được bao điều mới
mẻ, kì thú: Chiếc ô che mưa cho trẻ con chơi trong vườn trông như cây nấm, một cái ô tô vàng
khè có thể “veo veo chạy”, những cái ống xi măng, chiếc cần cẩu, ánh sáng hàn xì xanh xanh tim
tím, những bác thợ xây, tòa nhà mười hai tầng,... Tất cả những hình ảnh, âm thanh ấy chính là sự
đổi thay của thành phố được khám phá đầy mới lạ qua cái nhìn trẻ thơ.
Không chỉ có sự phát triển ở nông thôn và thành thị, Tô Hoài còn cho người đọc thấy sự đổi
thay diễn ra trên những vùng rừng núi. “Dãy núi đằng xa xanh xanh” (Núi xanh xanh) vốn là
miền đất mà trẻ em trong làng vẫn mơ ước được đặt chân đến để khám phá. “Đứng xa, chỉ thấy
có một màu xanh thế thôi, nhưng khi đến nơi mới thấy bóng núi đổi nhiều màu khác nhau lắm”.
Tô Hoài đã cho các em được thỏa mãn trí tò mò vốn có của mình mà “khối thứ Bé chưa biết”:
Những cây dâu Việt Nam, Trung Quốc đã leo lên đồi, “lô xô những bụi cây cốt khí (...) mọc chen
chân ven đồi để giữ đất màu”, những “đệm cỏ dày bềnh bồng đến một thước” xanh mơn mởn,
những đồi dứa Tây Ban Nha “đỏ lựng như đồi hoa mào gà”, những chú gà trống Cuba, những
chú bò Hà Lan, bò Thụy Sĩ, bò Ấn Độ, các chú bò Việt Nam, những chú bồ nông, những đàn le,
đàn két,... Tất cả cùng chung sống trong một vùng núi thanh bình. Dưới sự dẫn dắt của tác giả,
dãy núi xanh xanh xa mờ kia hiện lên thật gần gũi, sinh động. “Bây giờ, Bé đã biết không phải
núi Ba Vì chỉ có một màu xanh xanh như ta ở xa thấy thế đâu” (Núi xanh xanh).
25


×