Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập ôn thi Olympic sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.78 KB, 9 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 NST đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào
đều nguyên phân một số lần bằng số NST đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con
sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các
hợp tử tạo ra chứa tổng số 2882 NST đơn.
1. Xác định bộ NST của loài, tên loài.
2. Nếu tế bào của loài khi phát sinh giao tử không có đột biến. Mỗi cặp NST tương đồng đều có cấu trúc

khác nhau. Có trao đổi chéo xảy ra tại một điểm trên 3 cặp NST tương đồng thì tối đa xuất hiện bao nhiêu
loại giao tử?
3. Trong trường hợp các cặp NST tương đồng có nguồn gốc khác nhau, không có trao đổi đoạn và đột biến.

Hãy xác định:
a. Số giao tử của bố không mang bất cứ NST nào của ông nội?
b. Tỉ lệ giao tử của mẹ có mang 2 NST của bà ngoại?

Câu 2:
1. Một tế bào sinh dục sơ khai của gà (2n = 78) nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo 256 tế bào con có tổng số

NST ở trạng thái chưa nhân đôi là 19968. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều trở thành các tế
bào sinh giao tử và đều giảm phân tạo giao tử. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 16 hợp
tử.
a. Tính số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Xác định giới tính của con gà đang xét.
c. Tính số NST tương đương nguyên liệu môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử của tế bào sinh dục

sơ khai nói trên.
2. Cho biết loài có 2n = 20 và chu kỳ nguyên phân diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kỳ trung gian nhiều hơn

thời gian phân bào trong 1 chu kỳ tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kỳ trước, kỳ
giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỷ lệ 3:2:2:3. Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số NST


theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại các thời điểm 43 giờ, 54 giờ 30 phút, 65 giờ 42
phút, 78 giờ.
Câu 3: Người ta tiến hành lai giữa 2 thứ thuốc lá có kiểu gen như sau:
P: ♂ AaBB x ♀ AAbb
Biết 2 alen A, a nằm trên cặp NST số 3 còn 2 alen B, b nằm trên cặp NST số 5. Hãy viết các kiểu gen có thể có
ở F1 trong mỗi trường hợp sau:
a. Con lai được tứ bội hóa lên thành thể 4n.
b. Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai 3n.
c. Do xảy ra đột biến trong giảm phân và tạo ra con lai là thể 3 ở cặp NST số 3.

Câu 4: Ở một loài ong chúa, trứng thụ tinh sẽ nở thành con cái; trứng không thụ tinh nở thành con đực. Một
ong chúa đẻ một số trứng bằng 87/16 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Tổng số NST đơn trong tất cả
trứng trên là 4704, các NST trong mỗi cặp tương đồng đều có cấu trúc giống nhau.
a. Xác định số NST 2n của loài ong trên?


b. Số loại giao tử mà ong chúa có thể tạo ra được là bao nhiêu?
c. Tỷ lệ loại giao tử có chứa 5 NST có nguồn gốc từ bố của ong chúa đó?

Câu 5:
1. Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8.

4 tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm được ký hiệu là A, B, C, D đang phân bào. Số tế bào con từng xuất hiện
trong quá trình phân bào của mỗi tế bào con theo thứ tự trên lần lượt có tỷ lệ 1 : 5 : 10 : 21. Tổng số NST
chứa trong các tế bào con đã từng xuất hiện là 1776. Xác định:
a. Số lần phân bào và số tế bào con của mỗi tế bào A, B, C, D.
b. Số tế bào phát sinh từ mỗi tế bào A, B, C, D đi vào lần phân bào cuối cùng.
2. Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n = 24. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh
tinh, người ta thấy có 20 tế bào không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra
bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số giao tử được tạo

thành từ quá trình trên thì số giao tử chứa 13 NST chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 6:
1. Ở phép lai: ♂ AaBbDd x ♀ AaBbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang gen Aa ở

10% số tế bào không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân
ly bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang gen Bb ở 20% số tế bào không
phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Lấy
ngẫu nhiên 2 cá thể ở đời con, tính xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBBdd. Biết rằng trong quá
trình giảm phân và thụ tinh không có xảy ra đột biến nào khác.
2. Một cá thể cái của 1 loài động vật tiến hành giảm phân, khi không có đột biến và có xảy ra trao đổi chéo tại
1 điểm ở 2 cặp NST tương đồng đã tạo ra 64 loại trứng. Biết các NST đều có cấu trúc và nguồn gốc khác
nhau.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội và tên của loài động vật trên.
b. Giả sử có đột biến lệch bội xảy ra, thì trong quần thể của loài này có thể hình thành tối đa bao nhiêu loại

thể đột biến mà bên trong tế bào sinh dưỡng đồng thời xảy ra thể 1 nhiễm và thể 3 nhiễm kép?
c. Khi một thể đột biến 3 nhiễm kép của loài động vật trên tiến hành giảm phân bình thường sẽ cho loại

giao tử có 4 NST chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?


Câu 7:
1. Ở một loài động vật có bộ NST 2n = 8 (mỗi NST có 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ

mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng có 30% tế bào xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 1,
có 25% tế bào xảy ra trao đổi chéo một điểm ở cặp số 3; cặp số 2 và số 4 không có trao đổi chéo thì theo lý
thuyết, loại tinh trùng mang tất cả các NST có nguồn gốc từ bố có tỷ lệ bao nhiêu?
2. Ở một loài ong mật có bộ NST 2n = 32. Các trứng sinh ra từ ong chúa nếu được thụ tinh sẽ nở ra ong chúa

con hoặc ong thợ, nếu không được thụ tinh sẽ nở ra ong đực. Một con ong chúa đẻ ra một số trứng bao gồm

cả trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Có 80% số trứng được thụ tinh đã nở ra ong thợ và
60% số trứng không được thụ tinh đã nở ra ong đực; số trứng còn lại không nở đều bị tiêu biến. Biết rằng
trong các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST đơn, số ong đực con bằng
2% số ong thợ con và số tinh trùng được thụ tinh với các trứng chiếm 1% tổng số tinh trùng tham gia thụ
tinh.
a. Tìm số ong thợ con và số ong đực con đã được sinh ra?
b. Tổng số trứng đã được đẻ ra và số trứng đẻ ra nhưng không nở là bao nhiêu?
Câu 8:
1. Có 40 tế bào mầm phân bào liên tiếp một số đợt, môi trường nội bào đã cung cấp 4560 NST. Các tế bào

con giảm phân tạo giao tử và môi trường nội bào đã cung cấp 6080 NST.
a. Bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Giả sử đó là tế bào sinh tinh, hiệu suất thụ tinh là 10%. Số hợp tử được tạo ra là bao nhiêu?
2. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen A có 3 alen là A, a, a 1 quy định theo thứ tự trội – lặn là A >
a> a1. Trong đó, A quy định hoa đỏ, a quy định hoa vàng, a 1 quy định hoa trắng. Khi cho thể tứ bội có KG
AAaa1 tự thụ phấn thu được F1. Nếu cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ
tinh bình thường thì theo lý thuyết, ở đời con trong số những cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỷ lệ bao
nhiêu?
Câu 9:
1. Bộ NST ở một loài động vật là 48. Một tế bào sinh dục sơ khai cái của loài này nguyên phân liên tiếp một

số lần tạo ra các tế bào con có tổng số 49056 NST được cấu tạo hoàn từ các nguyên liệu do môi trường nội
bào cung cấp. Các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh trứng và qua giảm phân tạo trứng. Hiệu suất
thụ tinh của trứng bằng 12,5%; của tinh trùng bằng 3,125%. Mỗi trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng tạo
ra một hợp tử bình thường. Tính:
a. Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái ban đầu.
b. Số hợp tử được tạo thành.
c. Số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực ban đầu, cần thiết cho quá trình thụ tinh nói trên cho biết số lần
nguyên phân của các tế bào này bằng ½ số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái nói lúc đầu.
2. P chứa cặp gen dị hợp Dd nằm trên cặp NST tương đồng; mỗi gen đều có chiều dài 510 nm. Gen trội D


chứa 3600 liên kết hiđro, gen lặn d có tỷ lệ các loại nucleotit bằng nhau.
a. Xác định số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử do P giảm phân tạo ra trong 2 trường hợp
sau:
- P giảm phân bình thường.


-

P giảm phân bị đột biến lệch bội thể ở cặp NST tương đồng chứa cặp gen đã cho.
b. Cho P tự thụ phấn. Trong số các hợp tử F1 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 2550 timin.
- Xác định kiểu gen của loại hợp tử nói trên và lập sơ đồ minh họa cho cơ chế đã xảy ra.
- Tính số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại hợp tử F1 được tạo ra từ cơ chế trên.
Câu 10:
1. Một NST có 40 nucleoxom, đoạn nối giữa các nucleoxom có 30 cặp nucleotit. Tính số phân tử histon và

chiều dài của NST?
2. Xét các loài thực vật có 2n = 24. Một tế bào mẹ đại bào tử tiến hành giảm phân hình thành giao tử cái. Môi
trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST cho quá trình hình thành giao tử cái từ tế bào mẹ đại bào tử đó?
3. Người ta tách một tế bào vừa kết thúc kỳ trung gian từ mô đang nuôi cấy sang một môi trường mới. Trải

qua 23 giờ ở môi trường mới các tế bào sử dụng của môi trường nội bào lượng ADN tương đương 3024
NST đơn.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết rằng thời gian các kỳ của quá trình nguyên phân có tỷ lệ 2 : 1 : 1 : 3

tương ứng với 3/14 chu kỳ tế bào, kỳ cuối chiếm 18 phút.
b. Cần bao nhiêu thời gian để tế bào trên tạo thành mô gồm 512 tế bào?
4. Một tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội 2n = 20, trải qua 11 lần nguyên phân. Sau một số lần phân bào
đầu tiên có một tế bào bị đột biến tứ bội, sau đó các tế bào con tiếp tục nguyên phân bình thường, cuối quá
trình đã tạo ra 2016 tế bào con.

a. Lần phân bào xảy ra đột biến là lần thứ mấy?
b. Số lượng tế bào lưỡng bội và tế bào tứ bội được sinh ra vào cuối quá trình là bao nhiêu?

Câu 11:
1. Giả sử một loài động vật có bộ NST lưỡng bội (2n = 8) được ký hiệu AaBbDdXX hoặc AaBbDdXY. Xét

500 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdXY tiến hành giảm phân. Trong quá trình giảm phân có 120 tế
bào chỉ xảy ra trao đổi chéo tại một điểm của cặp Aa, 160 tế bào chỉ xảy ra trao đổi chéo tại một điểm của
cặp Bb, các tế bào còn lại không có trao đổi chéo.
a. Xác định tần số hoán vị gen.
b. Có bao nhiêu giao tử chỉ chứa NST có nguồn gốc từ bố, không mang gen của mẹ?
2. Xét 2 cặp NST có thành phần gen như sau:
ABxCDEGHMNxOPQRS
a. Hai NST trên có lập thành cặp NST tương đồng không? Giải thích?
b. Từ hai NST đó có thể xảy ra các dạng đột biến nào về cấu trúc không? Giải thích?
Câu 12:
1. Một loài 2n = 40, có chu kỳ tế bào diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kỳ trung gian nhiều hơn thời gian phân

bào trong chu kỳ tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối
tương ứng với tỷ lệ 3 : 2 : 2 : 3. Một hợp tử tiến hành phân chia liên tiếp nhiều lần tạo các tế bào con.
a. Xác định thời gian kỳ trung gian, thời gian nguyên phân và thời gian từng kỳ của nguyên phân?
b. Xác định số NST và trạng thái tồn tại của NST ở các tế bào con tại thời điểm 32 giờ.
2. Ở chuột, gan chi phối hoạt động của cơ quan tiền đình trong tai nằm trên NST thường. Alen W là chuột đi
bình thường trội hoàn toàn so với alen w là chuột đi như nhảy van. Thống kê kết quả lai của 2 cặp chuột bố
mẹ qua nhiều lứa đẻ người ta thu được:
- Cặp thứ nhất: P: ♀ đi bình thường x ♂ đi nhảy van


F1: 101 chuột đi bình thường : 102 chuột đi nhảy van
- Cặp thứ hai: P: ♀ đi bình thường x ♂ đi nhảy van

F1: 9 lứa chuột đi bình thường; 1 lứa có xuất hiện 1 con chuột đi nhảy van
a. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên?
b. Người ta có thể kiểm nghiệm những kết luận trong phần giải thích kết quả cặp lai thứ hai bằng phương

pháp nào?
Câu 13:
1. Một số tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái thực hiện nguyên phân một số đợt, sau

đó tất cả các tế bào con tạo thành đều tiến hành giảm phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN
trong nhân của các tế bào sinh tinh và các tế bào sinh trứng là 72 pg (picrogram), tổng hàm lượng ADN
trong nhân các tinh trùng tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các trứng tạo thành là 124
pg. Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi đang ở kỳ sau của giảm phân II là 2 pg.
a. Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói trên?
b. Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành đều trải qua một số đợt nguyên phân

liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là
256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên phân mấy đợt?
2. Quan sát tế bào lưỡng bội của loài nói trên thấy trong 1 tế bào có 7 NST bình thường và một NST có tâm

động ở vị trí khác thường. Hãy cho biết NST khác thường này có thể được hình thành bằng những cơ chế
nào?
Câu 14: Theo dõi quá trình sinh sản của 1 tế bào sinh dưỡng và 1 tế bào sinh dục sơ khai thấy ở vùng sinh sản
trong cơ thể một sinh vật, người ta nhận thấy tốc độ phân bào của tế bào sinh dục nhanh gấp 3 lần tốc độ phân
bào của tế bào sinh dưỡng. Sau một thời gian phân bào như nhau, người ta nhận thấy môi trường nội bào đã
cung cấp cho quá trình phân bào của 2 loại tế bào trên tất cả là 3108 NST đơn.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào trong thời gian đã cho.
c. Quy ước NST và ký hiệu bộ NST của cơ thể. Biết rằng các NST tương đồng có nguồn gốc khác nhau và

con đực của loài trên thuộc giới dị giao tử.

d. Một tế bào sinh tinh của cơ thể trên thực tế cho bao nhiêu loại tinh trùng? Viết thành phần NST hiện diện
ở kỳ sau của giảm phân I trong tế bào sinh tinh.
e. Một tế bào sinh trứng của cơ thể trên thực tế cho bao nhiêu loại trứng? Viết thành phần NST trong trứng.

Biết rằng, khi giảm phân xảy ra hiện tượng cặp NST giới tính không phân li ở lần phân bào một và lần
phân bào 2 diễn ra bình thường.
Câu 15: Xử lý dạng hoa đỏ dị hợp lưỡng bội Bb bằng cosixin. Rồi chọn 1 cặp lai với nhau, kết quả thu được
như sau: 81 cây hoa đỏ và 3 cây hoa trắng. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai (cho rằng trong giảm phân có
thể có xảy ra trao đổi chéo).
Câu 16:


1. Ở cơ quan sinh sản của ong chúa tạo 1 số trứng. Một phần trứng kết hợp tinh trùng tạo ong thợ 2n, phần

trứng không thụ tinh nở thành con đực đơn bội n.
a. Bộ NST của ong chúa là 2n = 32. Cơ thể ong đực có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Giải thích
(Giả sử NST trong cặp tương đồng có cấu trúc hoàn toàn khác nhau).
b. Giả sử tổ ong gồm 20001 cá thể. Trong đó, tỉ lệ ong đực / ong thợ là 200 / 19800. Một ong chúa đẻ được
một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. 80% số trứng được thụ tinh là nở
thành ong thợ, 50% số trứng không được thụ tinh là nở thành con đực. Các hợp tử phát triển thành ong
thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 123648 NST, biết rằng số ong đực con bằng 1,25% số ong thợ con.
Tính tỉ lệ giới tính đực / cái trong tổ? Biết rằng khi có 25% số ong đực giao phối, cung cấp tinh trùng cho
ong chúa và bị chết.
2. Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản – vùng sinh trưởng – vùng chín
đòi hỏi môi trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn có trong 1 giao tử tạo ra ở vùng chín gấp 2 lần số
tế bào tham gia vào lần phân bào cuối tại vùng sinh sản. Tổng số giao tử tạo ra bằng 1 / 2048 tổng số kiểu
tổ hợp giao tử có thể hình thành của loài. Biết quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến.
a. Xác định bộ NST của loài?
b. Xác định giới tính của cá thể trên?
c. Cá thể trên có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau trong quá trình giảm phân ở các trường

hợp sau:
- TH1: Có 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm.
- TH2: Có 2 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc.
(Biết rằng quá trình phân bào diễn ra bình thường và các NST có cấu trúc hoàn toàn khác nhau).
Câu 17:
1. Một đoạn trên mạch gốc của gen có trình tự các nucleotit như sau:

… 5’ TGA XXT AAX GGT TTT GTA GXG 3’ …
a. Xác định số liên kết photphodieste của đoạn gen này.
b. Cho rằng đoạn trình tự trên nằm trong vùng mã hóa của gen với 7 bộ mã di truyền. Xác định trình tự sắp

xếp các nucleotit trên đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên và viết trình tự bộ ba đối mã tương
ứng của các tARN tham gia vào quá trình dịch mã.
c. Nếu xảy ra đột biến mất 1 nucleotit ở vị trí thứ 6 tính từ đầu 3’ của chuỗi polynucleotit trên thì hậu quả sẽ

như thế nào? Giải thích?
2. Ở một loài, xét gen A nằm trên NST số 1 có 2 alen (A và a); gen B nằm trên NST số 2 có 2 alen (B và b).

Một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Hãy xác định kiểu gen của các loại giao tử trong các
trường hợp sau:
a. Các cặp NST phân ly bình thường.
b. Cặp NST số 1 trong một số tế bào không phân ly trong giảm phân I.
c. Cặp NST số 2 ở tất cả các tế bào đểu không phân ly ở giảm phân II.
3. Một loài thực vật có 2n = 12, các NST trong cặp tương đồng khác nhau về nguồn gốc. Một cơ thể đột biến

dạng một nhiễm kép (2n – 1 – 1) thực hiện giảm phân tạo giao tử. Không xảy ra bất thường gì khác trong
giảm phân. Hãy xác định:
a. Số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra.
b. Loại giao tử có 4 NST (n – 1 – 1) chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c. Loại giao tử có 5 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?



Câu 18:
1. Năm tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau, môi trường nội bào đã cung cấp

nguyên liệu để tạo ra 930 NST đơn. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân tạo
giao tử, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tạo ra 960 NST đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao
a.
b.
c.
d.

tử là 2,5% và đã hình thành nên 16 hợp tử.
Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ hai.
Xác định giới tính của cơ thể tạo ra các giao tử đó.
Có bao nhiêu thoi vô sắc được hình thành và phá vỡ trong quá trình nguyên phân của năm tế bào sinh dục

sơ khai.
2. Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (ký hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể
của loài này, người ta phát hiện 2 thể đột biến (ký hiệu a, b, c). Phân tích tế bào học 3 thể đột biến đó, thu
được kết quả sau:
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
Thể đột biến
I
II
III
IV
a
3

3
3
3
b
5
5
5
5
c
1
2
2
2
a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên.
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c.

V
3
5
2

Câu 19:
1. Một tế bào lưỡng bội ở người có hàm lượng ADN = 6,6 pg (1 pg = 10 -12) đã nguyên phân một số đợt liên

tiếp và lấy nguyên liệu của môi trường là 204,6 pg.
Xác định số tế bào con ở thế hệ cuối cùng được tạo ra và tổng số NST của các tế bào con đó. Biết hàm
lượng ADN nói trên nằm trong nhân tế bào và các tế bào thế hệ cuối cùng đang ở pha G2.
2. Xét một cặp NST tương đồng chứa một cặp gen dị hợp đều dài 4080 .

-


Gen trội A có 3120 liên kết hiđro.
Gen lặn a có 3240 liên kết hiđro.

Số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên bằng bao nhiêu?
Câu 20:
1.
a. Trong trường hợp không xảy ra đột biến và hoán vị gen, ở một loài động vật, loại hợp tử sinh ra chứa

toàn NST của ông nội và toàn NST của bà ngoại chiếm tỷ lệ 0,00390625 trong tổng số các loại hợp tử.
Hãy xác định bộ NST 2n của loài?
b. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có một số tế bào sinh
dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở
thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh


trùng chứa Y thụ tinh tạo ra các loại tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung cấp cho toàn bộ quá
trình phát sinh đó.
c. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14 tế bào sinh dục
sơ khai vái và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh trứng. Xác định
số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái.
2. Ở ngô, cho giao phấn giữa 2 cây lưỡng bội có kiểu gen BB và bb với nhau, F 1 xuất hiện một cây có kiểu
gen BBb, kết quả phân tích hóa sinh cho thấy hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng cây này gấp
1,5 lần hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng của cây lưỡng bội.
a. Cây BBb thuộc thể đột biến nào? Giải thích cơ chế hình thành thể đột biến trên?
b. Muốn tạo giống ngô có năng suất cao, liệu chúng ta có thể sử dụng chất cosixin làm tác nhân gây đột

biến được không? Vì sao?
Câu 21: Ở một loài trong quá trình phát sinh giao tử có sự trao đổi chéo tại một điểm của 2 cặp NST tương
đồng đã tạo ra giao tử tối đa là 64 (Biết các cặp NST trong bộ NST 2n của loài đều có cấu trúc khác nhau).

a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và cho biết trong tế bào sinh dưỡng của loài có chứa bao nhiêu phân

tử ADN khi NST chưa nhân đôi?
b. Trong một vùng sinh sản của 1 cá thể đực thuộc loài nói trên có một số tế bào sinh dục sơ khai đều
nguyên phân liên tiếp 6 đợt. Có 80% số tế bào con được chuyển qua vùng chín trở thành tế bào sinh tinh.
Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo
ra tổng số 384 hợp tử. Tính số tế bào sinh dục sơ khai đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số
NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.
c. Nếu hợp tử của loài trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt cần môi trường nội bào cung cấp 112 NST đơn thì

điều gì xảy ra trong quá trình tạo hợp tử này? (Biết bố mẹ sinh ra hợp tử này đều là thể lưỡng bội).
Câu 22: Bốn tế bào sinh dục sơ khai cái của 1 cơ thể nguyên phân một số lần bằng nhau tạo ra một số tế bào
mới chứa 6400 NST đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấo nguyên liệu để tạo ra
6200 NST đơn cho quá trình nguyên phân trên. Tất cả các tế bào tạo thành ở lần nguyên phân cuối cùng đều
thực hiện giảm phân bình thường để hình thành giao tử.
a. Xác định số lượng NST của tất cả tế bào con khi chúng đang ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ 2.
b. Xác định tổng số tế bào con xuất hiện qua toàn bộ quá trình nguyên phân trên.
c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 2%. Tính số hợp tử hình thành và số NST bị

tiêu biến trong suốt quá trình giảm phân và thụ tinh để tạo thành số hợp tử đó.
Câu 23: Theo dõi sự hình thành giao tử ở 1 cá thể đực của 1 loài sinh vật người ta nhận thấy giao tử chứa 2
NST có nguồn gốc từ bố trong các cặp NST tương đồng là 45. Khi quan sát một nhóm tế bào sinh dục của cá
thể trên đang thực hiện giảm phân có tổng số NST đơn và NST kép là 2000, trong đó số NST đơn ít hơn số NST
kép là 400. Số NST ở kỳ giữa I bằng 1/3 số NST ở kỳ sau I và bằng ½ số NST ở kỳ đầu II, số NST còn lại ở kỳ
sau II.
a. Xác định số tế bào ở mỗi kỳ nêu trên và số giao tử tạo thành qua giảm phân từ nhóm tế bào trên?


b. Xác định tổng số NST bị tiêu biến trong quá trình thụ tinh? Biết hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 25%


và các NST trong cặp tương đồng đều có nguồn gốc và cấu trúc khác nhau.



×