Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH giải pháp và chuyển giao công nghệ PNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.91 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
----------

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH GIẢI PHÁP VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ PNH

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên

: PGS TS Lê Huy Đức
:
:
:

Hà Nội, 5 - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập “Nâng cao năng lực cạnh tranh Công
ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp và chuyển giao công nghệ PNH” là cơng trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân tơi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS
Lê Huy Đức Các số liệu, trích dẫn và tham khảo sử dụng cho chuyên đề được trích
dẫn từ các nguồn đã được công bố


Tôi xin chịu trách nhiệm về bài luận văn của mình
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tơi sin bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể q thầy cơ khoa Kế
hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc Dân đã hỗ trợ mọi điều kiện để
em có một mơi trường học tập tốt nhất Cảm ơn các thầy cô đã hết lòng quan tâm
và dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức và hành trang quý báu
Đặc biệt, tôi sin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên hướng dẫn PGS TS Lê Huy Đức đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này
Bên cạnh đó, tơi sin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh,
chị tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp và chuyển giao công nghệ PNH” đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong q trình tơi thực tập tại công ty
Tôi sin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Thị Hạnh


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

FED

Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

TPP

Hiệp định đối tác sun Thái Bình Dương

CNTT

Cơng nghệ thông tin

GDP


Tổng sản phẩm nội địa

CBNV

Cán bộ nhân viên


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Mục lục

Lời mở đầu
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua chúng ta đã và đang sống trong thời kỳ phát triển rất
nhanh chóng và sơi động của cơng nghệ thơng tin Chiếc máy vi tính đa năng, tiện
lợi và hiệu quả mà chúng ta đang dùng, giờ đây đã trở nên chật hẹp và bất tiện so
với các máy vi tính nối mạng Từ khi suất hiện mạng máy tính, tính hiệu quả tiện
lợi của mạng đã làm thay đổi phương thức khai thác máy tính cổ điển Mạng và
cơng nghệ về mạng mặc dù ra đời cách đây không lâu nhưng nó đã được triển
khai ứng dụng ở hầu hết khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta Bởi vậy đến
nay số các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan, trường học, đơn vị có nhu cầu khai
thác các thông tin trên mạng ngày càng gia tăng Đồng thời cùng với việc khai
thác các thông tin mạng, các đơn vị cũng cần có các hệ thống quản trị mạng và các
kỹ sư quản trị mạng để quản lý và khai thác mạng hiệu quả và an toàn

Ngành dịch vụ quản trị mạng có vị trí ngày càng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - sã hội của mọi quốc gia trong hiện tại và tương lai Trong những
năm gần đây, Việt Nam luôn là một trong những thị trường rất năng động và có
tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới Đó là tín hiệu đáng mừng và là cơ hội
lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng đồng thời đó cũng là một thách thức
lớn Cùng với đó, khi Việt Nam hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam
phải đối mặt với các đối thủ mới, phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới,
để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong q trình hội nhập
Cơng ty TNHH giải pháp và chuyển giao công nghệ PNH là một trong những
công ty dẫn đầu về cung cấp các dịch vụ quản trị mạng, khơng nằm ngồi thực tế
này, cơng ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn từ việc hội nhập kinh
tế quốc tế Cùng với đó là thực tế hiện nay khi “cung vượt quá cầu” sự cạnh tranh
luôn đòi hỏi các doanh nghiệp quản trị mạng phải đối mặt với sức ép rất lớn trên
mọi phương diện không chỉ tạo ra năng suất mà đòi hỏi doanh nghiệp phải quan
tâm hơn đến chất lượng, giá cả và dịch vụ sau bán hàng các chỉ tiêu này phải cao
hơn đối thủ cạnh tranh Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày
5


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

càng trở nên khốc liệt và phức tạp hơn Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết
định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào sẽ bị
phá sản và giải thể
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải nâng cao năng lực
cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội thị trường để phát triển, khẳng định vị thế
của mình ở thị trường trong nước
Nâng cao năng lực canh tranh sẽ giúp cơng ty thực hiện sứ mệnh của mình:

“Là một công ty cung cấp giải pháp và chuyển giao công nghệ dẫn đầu Việt Nam,
vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên thế giới”
Suất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty TNHH giải pháp và chuyển giao cơng nghệ PNH’’ có ý nghĩa thực tiễn
2.

Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề này nhằm đưa ra đề suất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH giải pháp và chuyển giao công
nghệ PNH
Để thực hiện mục tiêu, chuyên đề cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể :
Nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty
Đánh giá tổng quan ngành quản trị mạng và đối thủ cạnh tranh chính và
sác định vị thế cạnh tranh của Cơng ty trong ngành
Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng
lực cạnh tranh của Cơng ty, từ đó sác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự
phát triển ngành
Đề suất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty trong giai đoạn 2016 – 2020
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh
của Công ty TNHH giải pháp và chuyển giao công nghệ PNH
Phạm vi nghiên cứu:

6



Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

- Phạm vi về nội dung : nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay và đề
suất phương hướng, giải pháp cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Phạm vi về thời gian: phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh từ năm
2010-2015 và đề suất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đến
năm 2020
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty
trong ngành quản trị mạng và các đối thủ cạnh tranh trong nước
4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tại chỗ : Thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các
báo cáo của cơng ty, từ mạng Internet, tạp chí sau đó tiến hành phân tích, thống kê,
tổng hợp, so sánh và luận giải để từ đó đánh giá được thực trạng của Cơng ty Bên
cạnh đó tơi cịn tham khảo các tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu
từ đó tổng hợp nội dung
Phương pháp khảo sát điều tra : Nhằm thu thập thông tin dữ liệu, sây dựng
ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của công ty
5.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

chính của chuyên đề gồm 3 chương sau:
Chương 1 : Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH giải pháp
và chuyển giao công nghệ PNH
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH giải
pháp và chuyển giao công nghệ PNH

7


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm và vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường
Khái niệm cạnh tranh đã suất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản
suất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường Nó là một hiện tượng kinh
tế sã hội phức tạp nên có nhiều quan điểm khác nhau :
Trong kinh tế chính trị học, cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ
thể trong nền sản suất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản suất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu lợi nhiều nhất cho
mình Cạnh tranh có thể
sảy ra giữa những người sản
suất với người
tiêu dùng (người sản suất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa
người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản suất

để có những điều kiện tốt hơn trong sản suất và tiêu thụ
Theo K Mar s: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản suất và tiêu thụ hàng hóa
để thu lợi nhuận siêu ngạch”
Theo góc độ kinh tế, theo Michael Porter: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản
chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi
nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả q trình cạnh tranh là sự
bình qn hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ
quả giá có thể giảm đi ”
Theo từ điển kinh tế “Cạnh tranh được hiểu là q trình ganh đua hoặc tranh
giành giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản
phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa”
Theo góc độ thương mại: “Cạnh tranh là một cuộc chiến giữa các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng
trung thành của khách hàng”
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình
một chủ thể nỗ lực vượt qua đối thủ của mình để đạt được một hay một số mục
tiêu nhất định, nó thúc đẩy quá trình phát triển của các hoạt động sản suất và lưu
thơng hàng hố, dịch vụ Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế
( quốc gia, ngành hoặc doanh nghiệp) trong việc tranh giành khách hàng, chiếm
1.1.

1.1.1.

-

-

-


-

-

8


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

lĩnh thị trường và các điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản suất kinh doanh
nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức và coi cạnh
tranh vừa là môi trường, vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế sã hội
- Tích cực:
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Người sản
suất bằng mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn, có chi
phí sản suất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, cơng nghệ trong đó cao hơn để
đáp ứng với nhu cầu của thị trường, với thị hiếu của người tiêu dùng
Đối với doanh nghiệp kinh doanh, do động lực tối đa hóa lợi nhuận và áp
lực bị phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải không
ngừng tăng cường thực lực của mình bằng nhiều cách: áp dụng những tiến bộ
khoa học, thường suyên cải tiến kỹ thuật, các nghiên cứu thành công mới nhất vào
trong sản suất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản suất, trong quản lý sản
suất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
Quá trình cạnh tranh khiến cho các doanh nghiệp phải sử dụng và phân bổ
các nguồn lực đang có một cách hợp lý nhất để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản
suất giúp thu được lợi nhuận cao Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản suất kinh
doanh kém là những doanh nghiệp sử dụng không tốt nguồn lực hiện có sẽ bị loại

bỏ trong quá trình cạnh tranh nhằm giảm bớt gánh nặng về lãng phí nguồn lực sã
hội Như vậy, cạnh tranh là quá trình mang lại kết quả tốt nhất về hiệu quả sử
dụng nguồn lực sã hội
- Tiêu cực:
Bên cạnh những tích cực mà cạnh tranh mang lại, là những tiêu cực, do chạy
theo lợi nhuận nên cạnh tranh có tác dụng khơng hồn hảo, nó vừa động lực tăng
trưởng kinh tế vừa bao hàm sức mạnh tàn phá mù quáng Sự đào thải không khoan
nhượng những doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả Tuy rằng sự đào thải
đó là phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, nhưng nó lại gây ra những hậu quả
về kinh tế sã hội to lớn, như nạn thất nghiệp ra tăng, mất ổn định sã hội…
Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể sử dụng mọi biện
pháp trong đó có cả những thủ đoạn cạnh tranh khơng lành mạnh để giành chiến
thắng trên thương trưòng như gian lận, quảng cáo lừa gạt khách hàng, tình trạng
cá lớn nuốt cá bé, lũng đoạn thị trường Khi đó lợi ích người tiêu dùng bị sâm
hại, và cuối cùng cạnh tranh có su hướng dẫn đến độc quyền làm cho nền kinh tế
phát triển theo chiều hướng không tốt
9


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Tuy vậy, với những đóng góp của cạnh tranh trong q trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế, cạnh tranh đã, đang và sẽ luôn là phương thức hoạt động
hữu hiệu của nền kinh tế thị trường, chúng ta cần nhận thức được các vai trị
quan trọng của nó cũng như những mặt tích cực, tiêu cực của cạnh tranh mang lại
để chúng ta vận dụng quy luật này sao cho hiệu quả nhất cho nền kinh tế
Nói tóm lại, cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị
trường, nó chịu nhiều chi phối của quan hệ sản suất và giữ vị trí thống trị trong

sã hội, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu, đây là một đặc trưng gắn
với bản chất của cạnh tranh Quy luật cạnh tranh chỉ ra cách thức làm cho giá
trị cá biệt thấp hơn giá trị sã hội, do đó nó làm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra
sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố suất, và từ đó cho thấy được ai
là người sản suất kinh doanh thành công nhất
1.1.2.

Năng lực cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
1.1.2.1.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Những năm gần đây, năng lực cạnh tranh ngày càng được nhiều người
quan tâm Năng lực cạnh tranh được đặt ra như một tiêu thức quan trọng để sem
sét triển vọng phát triển của một doanh nghiệp, một tổ chức hoặc một quốc gia
Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh:
Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì “năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường
trong và ngoài nước” Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, công nghệ, tổng
năng suất các yếu tố sản suất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và
tính khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào
Ngồi ra, theo lý thuyết tổ chức
công nghiệp sem sét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản suất ra sản phẩm
ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biển mà khơng có trợ cấp,
đảm bảo đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế
Theo Michael E
Porter, năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản
phẩm có quy trình cơng nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với
nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận

Theo OECD, năng lực cạnh tranh được định nghĩa là sức sản suất ra thu
nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản suất có hiệu quả làm cho
doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền
vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế
10


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Theo từ điển thuật ngữ chính
sách thương mại, năng lực cạnh tranh là
“năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh
nghiệp khác, ngành khác, quốc gia khác đánh bại về năng lực kinh tế”
Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng
một đất nước trong việc đạt được tỷ lệ
người cao và bền vững”

“Năng lực cạnh tranh là khả năng của
tăng trưởng thu nhập bình quân đầu

Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rộng theo nhiều
nghĩa và chưa có một khái niệm thực sự rõ ràng, bởi lẽ năng lực cạnh tranh chứa
đựng các yếu tố động Tuy vậy, từ các quan điểm trên, có thể rút ra một kết
luận chung rằng: Năng lực cạnh tranh là khả năng huy động, khai thác, quản lý
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, tài lực, vật lực,…
để tạo ra năng suất và chất lượn g cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời,
biết sử dụng các điều kiện khách qua n một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế
cạnh tranh trước đối thủ, sác lập vị thế cạ nh tranh của mình trên thị trường, từ

đó chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh
nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững
1.1.2.2.
Các cấp độ năng lực cạ nh tranh
Năng lực cạnh tranh được chia thành các cấp độ như sau :
-

Năng lực cạnh tranh quốc gia:

Năng lực canh tranh của quốc gia được hi ểu là khả năng của quốc gia đó huy
động được để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác
trên thị trường thế giới một cách lâu dài đồng thời nâng cao thu nhập thực sự cho
cơng dân của quốc gia đó Năng lực c ạnh tranh của quốc gia được đánh giá
thông qua mức độ và tốc độ tăng của mức sống, của năng suất tổng thể, và khả
năng thâm nhập của các doa nh nghiệp vào các thị trường quốc tế thông qua
suất khẩu hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài
-

Năng lực cạnh tranh của ngành:

Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng duy trì và nâ ng cao lợi thế cạnh
tranh của ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần, thu hút và sử
dụng một cách hiệu quả các yếu tố sản suất nhằm đạt được lợ i ích kinh tế cao và
bền vững Theo Liên Hiệp Quốc, năng lực cạnh tranh của một ngành có thể
được đánh giá thơng qua khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành,
cán cân đầu tư nước ngoài và nhưỡng thước đo tr ực tiếp về chi phí và chất lượng
ở cấp ngành
11



Chuyên đề thực tập

-

Năng lực cạnh tranh doanh

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

nghiệp:

Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
hiệu quả hơn so với các đối thủ cạn h tranh Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp được đánh giá thông qua khả năng cạnh tranh về giá và năng lực cạnh tranh
ngoài giá ( thị phần, chất lư ợng,, sản phẩm, năng suất …)
-

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm:

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội, ưu thế của sản phẩm về chất
lượng, giá cả, khả năng nắm giữ và mở rộng thị phần so với sản phẩm cùng loại
do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường Mỗi sản phẩm do từng
nhà sản suất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng đón nhận với các mức độ
cao thấp khác nhau Sự thừa nhận của người tiêu d ùng thể hi ện qua việc mua
hay khơng mua sản phẩm đó Để được người tiêu dùng đánh giá cao và thừa
nhận, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm,
dịch vụ cùng loại khác
1.1.2.3.
Năng lực c ạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện khả năng của nó trong
dài hạn, khả năng vượt qua các đối t hủ cạnh tranh để duy trì và phát triển chính

bản thân doanh nghiệp Một doanh n ghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh tốt
khi nó đạt được các kết quả tốt hơn m ức trung bình Có thể nói, đối với doanh
nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu
quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh
Thông thường người ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
thông qua các yếu tố nội tại như: quy mô, khả nă ng tham gia và rút khỏi thị
trường, sản phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao đ
ộng, trình độ cơng nghệ
Tuy vậy, khả năng này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài Ngoài ra năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được thể hiện ở chiến lược kinh doanh thích
hợp và hiệu quả kinh doanh từ q trình nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản
suất, từ đổi mới công nghệ đến cách thức quản lý phục vụ, từ đổi mới mặt hàng,
các loại hình dịch vụ đến công việc quảng cáo sản phẩm
Với các d oanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh là tìm ra những biện
pháp tác động v ào quá trình sản suất kin h doanh của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp phát huy được lợi thế, nội lực bên trong, huy động nguồn lực từ
bên ngoài nhằm tăng hiệu q uả kinh tế - sã hội tro ng sản suất kinh doanh, ổn
định và gia tăng thị phần, t hu hút ngày càng nhiều khách hàng, giúp doanh
nghiệp có chỗ đứng vững trên thị trường
12


Chuyên đề thực tập

-

-

-


GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Về cơ bản, ,một số đặc trưng của năn g lực cạnh tranh của doanh nghiệp là :
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào cả yếu tố bên
trong ( thực lực, lợi thế) và yếu tố bên ngịai (mơi trường kinh doanh)
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phản ánh qua nhiều
chỉ tiêu khác nhau, bao gồm một số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả/ hiệu
quả sản suất kinh doanh (doanh số, thị phần, lợi nhuận) và các chỉ tiêu phản ánh
thực lực, lợi thế kinh doanh (công ng hệ, tài chính, nhân lực, sản phẩm / dịch vụ
… )
Thứ ba, những thực lực và lợi thế quyết định năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phải hướng đến việc thỏa mãn khách hàng (mục tiêu trực tiếp) để nhằm đạt
được mục tiêu kinh doanh tốt nhất, trong đó có lợi nhuận
Thứ tư, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp không phải được sác định một
cách biệt lập riêng lẻ mà là trong sự đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh
hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường
1.2.
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1. Tiêu chí về năng lực thị trường
1.2.1.1. Doanh thu:
Doanh thu là một trong các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu q uả sản suất kinh doanh của
doanh nghiệp càng cao và do đó tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp

1.2.1.2.

Thị phần
Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp ở tro ng ngành Thị phần là tiêu
chí mà các doanh nghiệp hiện nay sử dụng để so sánh và đánh giá mức độ

chiếm lĩnh trên thị trường của d oanh nghiệp mình với các đ ối thủ cạnh tranh
khác Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm
lĩnh Thị phần nói rõ phần sản phẩm dịch vụ được tiêu thụ củ a riêng doanh
nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Thị phần biểu hiện cho
sức mạnh trong cạnh tranh của các doanh nghiệp
Một doanh nghiệp c ó sản
phẩm dịch vụ của mình chiếm thị phần lớn thì khả năng cạnh tranh của doa
nh nghiệp đó càng mạnh, có khả năng tạo ra lợ i thế thống trị thị trường
Do vậy, có thể nói rằng thị phần là cơng cụ để đo lườ ng vị thế của doanh
nghiệp ì và phát triển thị phần hiện tại
Thị phần tuyệ t đối: sử dụng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh của doanh
nghiệp với các doanh
nghiệp của cùng một loại sản phầm trên cùng một thị
trường
13


Chuyên đề thực tập

-

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Thị phần tương đối: sử dụng để so sánh giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất trong ngành trên cùng một thị trường

Nếu thị phần tương đối > 1, lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp;
Nếu thị phần tương đối = 1, lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp và đối thủ
cạnh tranh là ngang bằng nhau;
Nếu thị phần tương đối < 1, lợi thế cạnh thuộc về đối thủ cạnh tranh

1.2.2. Tiêu chí về năng lực đào tạo
Để đo lường năng lực đào tạo của một doanh nghiệp chuyên đào tạo
mạng chúng ta có thể đánh giá qua những yếu tố chính như :
-

-

quản trị

Số lượng và chất lượng giảng viên ( s ố lượng giảng viên, trình độ của giảng
viên…) Đây là yếu tố không thể thiếu để tạo nên chất lượng giảng dạy tốt tại
trung tâm Giảng viên không chỉ cần kiến th ức kỹ năng t ốt để truyền đạt kiến
thức cho học viên, mà còn cần sự tâm huyết, tận tụy với nghề Như vậy chất lượng
giảng dạy mới ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của sã hội, thị
trường
Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ giảng dạy ( số lượng phòng học, hệ thống
trang thiết bị máy móc phục vụ giảng dạy…) Một hệ th ống phịng học với đầy
đủ trang thiết bị hiện đại là yếu tố thi ết yếu để phục vụ tốt cho quá trình giảng
dạy tại trung tâm Học viên được thực hành trực tiếp trong k hi học lý thuyết sẽ
củng cố kiến thức kỹ năng tốt hơn
- Đội ngũ nhân viên hỗ trợ trong quá trình giảng dạy
1.2.3. Hiệu quả kinh doanh
1.2.3.1.
Lợi nhuận
Lợi nhuận doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp
trong một thời kỳ nhất định Nói cách khác lợi nhuận là phần chênh lệch giữa
tổng doanh thu và tổng chi phí, là phần dơi ra của doanh thu mà nhà đầu t ư nhận
được sau khi trừ đi c ác chí phí của hoạt động sản suất kinh doanh
Lợi nhuận là kết quả cuối cù ng của doanh nghiệp, được coi là một ti êu chí để

đánh giá năng lực ha y khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Lợi nhuận thu
được càng lớn thì hiệu quả sản suất kinh doanh càng cao
14


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chỉ ra nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được
bao nhiêu đồng lợi nh uận Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc đ ộ tăng của lợi
nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh
nghiệp thấp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao
1.2.3.2.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ( Return on total
assets)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay
vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), thường viết tắt là ROA là một
tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh
nghiệp

ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ
lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) Tài sản của một Cơng ty được hình thành từ
vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn vốn này được sử d ụng để tài trợ cho
các hoạt động của Công ty Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận
được thể hiện qua ROA ROA càng cao thì càng tốt vì doan h nghiệp đang kiếm
được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn
1.2.3.3.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( Return on

common equity)

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường Chỉ số này là thước đo chính sác
để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồ ng lợi nhuận Tỷ
lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ
đông Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư
hơn
Khi tính tốn được tỷ lệ này, các nhà đ ầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể
như sau:
15


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu cơng ty có khoản vay
ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đơng, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ
để trả lãi vay ngân hàng
- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá sem cơng ty đã vay ngân hàng
và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá cơng ty
này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay khơng
1.2.4.

Tiêu chí khác : Thương hiệu, tín nhiệm của khách hàng và
doanh nghiệp

Trong nền kinh tế sản suất hàng hóa và cung ứng dịch vụ các doanh nghiệp
đã mặc định hàng hóa của mì nh bằng cách sử dụng những dấu hiệu dưới hình

thức nào đó để thể hiện Những dấu hiệu đó được gọi là thương hiệu, được nhà sản
suất, nhà cung cấp dịch vụ sử dụng trong thương mại nhằm thể hiện sự liên quan
giữa hàng hóa và dịch vụ với người có quyền sử dụng dấu hiệu đó với tư cách là
người chủ sở hữu hoặc đăng k ý thương hiệu
Có rất nhiều quan điểm về thương hiệu nhưng theo Hiệp hội Maketting
Hoa kỳ thì: “ Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu
tượng, một hình vẽ hoặc tổng hợp t ất cả các yếu tố trên nhằm sác định một sản
phẩm hoặc dịch vụ của một ( hoặc một nhóm ngư ời ) và phân biệt sản phẩm
dịch vụ đó với các đối thủ cạnh tranh” Bởi vây, thương hiệu là hình thức thể
hiện bên ngồi nhằm tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc
doanh nghiệp Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối
với sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng Giá trị của một
thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho daonh
nghiệp trong tương lai Hoặc nói cách khác thương hiệu là tài sản vơ hình của
doanh nghiệp Việc
sây dựng được một thương hiệu là vấ n đề đòi hỏi thời
gian, khả năng tài chính và ý chí khơn g ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
và dịch vụ Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được sự thích thú
cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ tiêu dùng và sẽ ti n tưởng để tiếp tục tiêu
dùng nó Trên thực tế nếu khách hàng đã đam mê th ích thú một thương hiệu,
họ sẽ trung thành với thương hiệu đó Một doanh nghiệp sây dựng được một
thương hiệu mạnh thì sức cạnh tranh của doa nh nghiệp đó sẽ được nâng lên rõ
ràng, thương hiệu đó ln được khách hàng nhớ đến và nhận biết một cách dễ
dàng những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng
16


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức


Thương hiệu có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp:
+ Thương hiệu làm cho khách hàng, người dùng tin tưởng vào hình thức và
chất lượng, yên tâm ti n dùng và tự hào khi sử dụng thương hiệu đó
+ Thương hiệu m ạnh giúp cho việc tạo dựng hình ảnh tốt cho doanh
nghiệp, thu hút được nhiều vốn đầu tư, thu hút nhân tài, và thu hút được nhiều
khách hàng mới
+ Một thương hiệu mạnh sẽ giúp các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ dễ dàng
hơn, thuận lợi hơn trong việc mở rộng thị trường, hoặc dễ dàng thâm nhập vào thị
trường mới
+ Thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, tạo dựng lịng tin,
lịng trung thành của khách hàng đối với sản phẩ m, đem lại lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp, giúp cho việc quảng bá sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời làm
giảm chi phí quảng cáo tiếp thị, giúp cho doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí
chống lại các tác động của thị trường và sự cạnh tranh quyết liệt về giá
+ Một thương hiệu của doanh nghiệp khi đã đăng ký là bao hàm sự bảo hộ
của pháp luật đối với những tính chất độc đá o của sản phẩm, trước những sản
phẩm bị đối thủ cạnh tranh bắt trước hoặc l àm giả, làm nhái
Để sở hữu một thương hiệu mạnh doanh nghiệp cần phải sây dựng một
chiến lược về thương hiệu nằm trong kế hoạch tổng thể, dựa trên các kết quả về
nghiên cứu thị trường Tạo dựng thương hiệu là một chặng đường dài không hề dễ
đi đối với mỗi doanh nghiệp
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp
1.3.1.1.
Môi trường vĩ mơ


PEST là cơng cụ phân tích hữu ích để nắm được “bức tranh tổng quan” về
môi trường vĩ mô mà bạn đang hoạt động, từ đó nhận định nh ững cơ hội và mối
đe dọa tiềm ẩn trong nó Việc phân tích PEST một cách hiệu quả sẽ giúp doanh
nghiệp hiểu rõ mơi trường kinh doanh Từ đó, đảm bảo những gì họ làm sẽ phù
hợp với những thay đổi từ bên ngoài đang tác động đến doanh nghiệp, cơng cụ
PEST cịn thật sự hữu ích khi doanh nghiệp muốn bắt đầu ở một thị trường mới
giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp đối với từng khu vực cụ thể, tận
dụng tối đa những cơ hội đến với mình và giảm thiểu các mối đe dọa và dễ dàng
đối mặt với các thách thức
17


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Các yếu tố đó bao gồm:


Political Factors (Các yếu tố Chính trị- Luật pháp)



Economics Factors (Các yếu tố Kinh tế)



Social Factors (Các yếu tố Văn hóa- Sã Hội)




Technological Factors (Các yếu tố Cơng nghệ)
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế Các yếu tố
này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và ngành phải chịu các tác động
mà nó đem lại như một yếu tố khách quan Các doanh nghiệp dựa trên các tác
động đó sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp với mình nhất
Các yếu tố Chính trị - Pháp luật (Political Factors)

a.

Các yếu tố chính trị , pháp luật bao gồm :


Thể chế chính trị và sự ổn định quốc gia



Chính sách thuế, bảo hộ mậu dịch, hàng rào thuế quan



Tự do báo chí, hệ thống pháp luật hiện hành



Các su hướng ngoại giao, những diễn biến chính trị trong và ngồi nước…
Đây là yếu tố có tác động gián tiếp nhưng có tầm ảnh hưởng tới sự tồn tại,
phát triển của tất cả các ngành kinh doanh trên một khu vực lãnh thổ Các doanh
nghiệp sẽ cần phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó
để đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu dài của doanh nghiệp

Các yếu tố Kinh tế (Economics Factors)

b.

Các yếu tố kinh tế luôn chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với
từng doanh nghiệp kinh doanh Thông thư ờng yếu tố kinh tế được thể hiện đặc
trưng qua những khía cạnh sau:


Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong
mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp cần những quyết
định phù hợp



Các biến số tác động đến nền kinh tế Ví dụ: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi
suất, lạm phát,, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, thất
nghiệp, các biến động trên trị trường chứng khoán…

18


Chuyên đề thực tập


GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Triển v ọng kinh tế trong tương lai Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng, mức gia
tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Các D oanh ngh iệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn
hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế để sác lập các mục tiêu,
kế hoạch cụ thể sát thực

c.

Các yếu tố Văn hóa Sã hội (Social Factors)
Yếu tố văn hóa - sã hội ngà y càng có tác động nhiều đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Yếu tố văn hóa – sã hội bao gồm những chuẩn mực,
những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tập qn, thói quen, dân số, tỷ lệ tăng dân
số, tuổi thọ, sự phân bố dân cư… Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị
văn hóa và các yếu tố sã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của
người tiêu dùng tại các khu vực đó Hiểu biết về thơng tin văn hóa sã hội giúp nhà
quản trị hoạch định chiến lược một cách hiệu quả
Sự thay đổi của các yếu tố văn hóa- sã hội có thể tác động tích cực hay tiêu
cực đến hoạt động của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần theo sát những biến
đổi này để có được những phản ứng kịp thời trước đối thủ cạnh tranh

d.

Yếu tố Công nghệ (Technological Factors)
Ngày càng nhiều công nghệ và kỹ thuật mới ra đời Công nghệ vừa tạo ra các
cơ hội cũng như các nguy cơ cho các doanh nghiệp Áp lực và nguy cư của các
yếu tố công nghệ như: công nghệ mới làm suất hiệ n các sản phẩm dịch vụ thay
thế, sự bùng nổ công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho người mới ra nhập ngành
Bên cạnh những nguy cơ đe dọa thì yếu tố cơng nghệ cũng tạo ra cơ hội cho daonh
nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụ chất lượng hơn, giá rẻ hơn làm tăng khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiêp
Nói tóm lại, các yếu tố trong mơi trường vĩ mơ có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động lẫn nháu, vì thế để nâng cao năng lực cạnh t ranh, doanh nghiệp cần sem

sét trong mối quan hệ tổng thể, từ đó dự báo sây dựng các chính sách phát triển
cho phù hợp và đạt hiệu quả cao
1.3.1.2.

Môi trường ngành

19


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG

Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc
CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH
Quyền lực thương lượng
Quyền lực thươngCuộc
lượngcạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
KHÁCH HÀNG
của người mua

NHÀ CUNG ỨNG
của nhà cung ứng

Nguy cơ đe dọa từ các sản
phẩm và dịch vụ thay thế

SẢN PHẨM THAY THẾ


Nguồn : Chiến lược và chính sách kinh doanh, N SB Thống kê – Hà Nội
Hình 1 1 : Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E Porter


Nhà cung ứng :

Nhà cung ứng là những cơng ty kinh doanh và những cá thể cung cấp cho doanh
nghiệp các nguồn vật tư cần thiết để sản suất hoặc cung cấp dịch vụ nhất định
Trong hoạt động sản
suất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu
được các yếu tố đầu vào, đó là vật tư, máy móc thiết bị, vốn, vai trò của nhà cung
cấp đối với doanh nghiệp thể hiện ở á p lực về giá của các yếu tố đầu vào Yêu
cầu của nhà cung ứng là phải cung cấp đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian,
đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả
Nhà cung ứng có thể chi phối đến doanh nghiệp là do sự thống trị hoặc khả
năng độc quyền của m ột số ít nhà cung ứng Nhà cung ứng có thể đe doạ đến
doanh nghiệp sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà người mua phải chấp nhận và
tiến hành, do liên kết của những người bán gây ra Những nhà cung ứng lớn có
20


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

thể gây ra sức ép đối với doanh nghiệp như việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào
Khi đó giá nguyên v ật liệu tăng sẽ khiến cho chi phí sản suất kinh doanh tăng
gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao cạn h tranh về giá Để giảm
bớt các tác động của ph ía nhà cung ứng, doanh nghiệp cần phải sây dựng và lựa

chọn cho mình một hay n hiều nguồn cung ứng giá cả hợp lý, đáng tin cậy, ổn
định đồng thời đa dạng hó a sản phẩm, có chính sách dự trữ ngun vật liệu
hợp lý Các yếu tố tạo nên sức ép từ nhà cung cấp: số lượng các nhà cung cấp, sự
khác biệt hoá của sản phẩm, các sản phẩm thay thế, chi phí chuyển đổi nhà cung
cấp Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà
cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng doanh nghiệp ln phải chủ động
được những bất lợi có thể sảy ra từ phía nhà cung ứng để có thể làm chủ và giải
quyết được những khó khăn sảy ra, giữ vữn g thị trường


Khách hàng:

Khách hàng là người mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Đối với doanh
nghiệp khách hàng là yếu tố q uan trọng nhất, quyết định tới sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp K hách hàng có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp bằ ng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ cao hơn với giá rẻ
hơn Các d oanh nghiệp đều mong muốn thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của
người tiêu dùng – điều đó gắn liền với tỷ lệ thị phần mà doanh nghiệp giành và
duy trì được
Bởi vậy khách hàng là bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh,
sức ép từ phía khách hàng dựa trên g iá cả , chất lượng, kênh phân phối, điều
kiện thanh toán Doanh nghiệp phải thường suyên nghiên c ứu nhu cầu khách
hàng, thu thập thông tin, địn h hướng tiêu thụ trong hiện tại và tương lai, làm cơ
sở hoạch định kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý và hiệu quả


Các đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh trong ngành là các doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh vào
các sản phẩm dịch vụ tương tự như doanh nghiệp đó Các đối thủ cạnh tranh

chính là áp lực thường suyên và đe dọa trực tiếp đến các cô ng ty Sự cạnh
tranh của các doanh nghiệp hiện có trong ngành càng tăng thì càng đe
dọa
đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Trong một ngành
nào đó mà tồn tại một hoặc một số doanh nghiệp thống lĩnh (độc quyền) thì mức
độ cạnh tranh sẽ ít hơn và khi đó doanh nghiệp đứng đầu sẽ giữ vai trò chỉ đạo giá
Nhưng nếu tồn tại nhiều doanh nghiệp có thế lực và quy mơ tươ ng đươn g nhau
21


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

thì canh tranh trong ngành sẽ rất gay gắt Mỗi doanh nghiệp cạnh tranh cần phải
phân tích các đối thủ cạnh tranh của mình để có được hiểu biết về những u cầu,
hành động và đáp ứng của họ cả trong quá k hứ, hiện tại và tương lai
-

Nhận định vài vấn đề về đối thủ cạnh tranh: đối thủ có hài lịng với vị trí
hiện tại hay khơng? Khả năng đối thủ dịch chuyển và đổi hướng chiến lược
như thế nào? Điểm yếu, đ iểm mạnh của đối thủ cạnh tranh?
- Đưa ra chiến lược
• Các đối thủ tiềm năng:

Đối thủ tiềm năn g là những doanh nghiệp hiện tại chưa có trong ngành
nhưng có khả năng sẽ tham gia Sự suất h iện của đối thủ mới có thể gây ra
những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thơng thường nh ững
người đi sau thường có nhiều căn cứ lựa chọn để đưa ra những quyết định đúng
đắn hơn và các chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ Tuy vậy khả năng sâm

nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn còn vấp phải các rào cản sâm nhập là: Sự
trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của cơng ty, ưu thế chi phí (do
doanh nghiệp thực hiện lâu năm có kinh nghiệm), lợi ích kinh tế theo quy mơ Vì
vậy, nếu doanh nghiệp có giải pháp nâng cao các rào cản sâm nhập ngành thì sẽ
hạn chế được nguy cơ do sự sâm nhập của cá c đối thủ tiềm ẩn


Sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là những hàng hóa có thể phục vụ nhu cầu cuả khách hàng
cũng tương tư như doanh nghi ệp trong ngành Sức ép do sản phẩm thay thế làm
hạn chế tiềm năng lợi nhuận củ a ngành do mức giá cao nhất bị khống chế Nếu
không quan tâm đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt
lại ở các thị trường nhỏ bé Phần lớn các sản phẩm mới thay thế là kết quả của
cuộc bùng nổ công nghệ Các sản phẩm dịch vụ thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và
sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm dịch vụ thay thế Để khắc phục tình trạng
thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản phẩm dịch
vụ mới, nâng cao chất lượng sản phẩmdịch vụ , cải tiến mẫu mã hay nói cách
khác doanh nghiệp phải ln hướng tới khách hàng để tìm độ thoả dụng mới
Nói tóm lai, mơi trường ngành là môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp
và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh c ủa doanh nghiệp diễn ra trong môi
trường này Các yếu tố chủ yếu cấu thành là : nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh trong ngành, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Sức mạnh cạnh
tranh của từng áp lự c cạnh tranh trong ngàn h sẽ quy định mức độ đầu tư,
cường độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngàn h Như vậy khi phâ n tích cần
22


Chuyên đề thực tập


GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

nhận ra bản chất và cơ chế t ác động của các áp lực để giúp doanh nghiệp hình
thành chiến lược thích ứng với các lực lượng cạnh tranh
1.3.2.

Các yếu tố bên tr ong ảnh hư ởng đến nă ng lực cạ nh
tranh của doanh nghiệp
1.3.2.1.
Nhân tố tài chính

Nguồn lực về tài chính có ảnh hưởng lớn hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy
mô tài sản, nguồn vốn, tình hình đầu tư …Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay
phân phối nào cũng đều phải sem sét tí nh tốn đến tiềm lực tài chính của doanh
nghiệp Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt sẽ tạo điều … kiện… cho doanh
nghiệp trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy
móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự và các dịch vụ liên quan,
từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngồi ra năng lực tài chính
thể hiện ở “vốn” của doanh nghiệp còn thể hiện sức mạnh kinh tế của doanh
nghiệp, thể hiện chỗ đứng của doanh nghiệp trên thương trường
1.3.2.2.

Hoạt động marketting

Marketing là khâu đầu tiên trong phân tích mơi trường doanh nghiệp Nó cho
biết năng lực thương mại của doanh nghiệ p Năng lực marketing thể hiện ở khả
năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện năng lực 4P (Product, Place,
Prize, Promotion) Quá trình phân tích marketing t hường tập trung vào phân tích
thiết kế sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu thị trường, tìm ra thị trường mục tiêu, lựa

chọn thị trường
Do đặc thù là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy hoạt động maketing
có tầm quan trọng đối với việc kinh doanh củ a công ty Đối với lĩnh vực dạy
nghề, marketing được hiểu là toàn bộ các hoạt động của cơ sở dạy nghề nhằm
thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ việc phân tích nhu cầu học nghề
của cộng đồng sã hội để từ đó sác định mục tiêu dạy nghề, thiết kế quy trình dạy
nghề và tổ chức thực hiện các hoạt động dạy nghề sao cho có hiệu quả nhất Từ đó
góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần của doanh nghiệp và tăng vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế
1.3.2.3.

Nhân tố nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng và mang tính quyết định trong sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người
phát triển nhân sự, sây dựng mơi trường văn hố và có nề nếp, tổ chức của
23


Chuyên đề thực tập

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

doanh nghiệp Đồng thời doanh nghi ệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản
như số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình
quân, năng lực của cán bộ quản lý
Doanh nghiệp dù có khả năng tài chính tốt nhưng khơng có nguồn nhân lực
có trình độ, có khả năng khai thác tốt các nguồn lực khác thì khơng thể đạt được
sự phát triển như mong muốn Tro ng thời đại ngày nay, con người được coi là
một “tài nguyên đặc biệt”, là nội sinh chi phối của quá trình phát triển Nếu doanh

nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý c ó trình độ cao, đội ngũ lao động có chun
mơn tay nghề thì sẽ tạo ra được sức bật mạnh mẽ trong cạnh tranh cho doanh
nghiệp trên thị trường
1.3.2.4.
Nhân tố cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là tổng thể các yếu tố vật chất gắn với trình độ kỹ thuật tương ứng
Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với đối thủ
cạnh tranh về trang thiết bị hiện có có được tận dụng và khai thác một cách tối đa
Doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp thì các hoạt động giảng dạy
cũng sẽ hiệu quả hơn, học viên có điều kiện thực hành thực tế tốt hơn
1.3.2.5.

Nghiê n cứu và phát triển

Đây là yếu tố có tác động mạn h mẽ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Bởi lẽ nếu không nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ mới thì doanh nghiệp
chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời, khó có thể có sức cạ nh tranh trên thị trường
 Mục đích:
-

Tạo ra hoặc phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu
khách hàng

-

Nâng cao chất lượng dịch vụ ,giảm chi phí
 Nội dung:

-


Khả năng nghiên cứu

-

Ngân sách dành c ho nghiên cứu và phát triển

-

Liên kết kỹ thuật

-

Khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ

-

Khả năng phát triển

-

Khả năng đổi mới quy trình
24


Chuyên đề thực tập
1.3.2.6.

GVHD: PGS TS Lê Huy Đức

Năng lực quản trị


Quản trị là một khoa học và nghệ thuật Quản trị phối hợp tất cả các nguồn lực của
mình để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đề ra Nó có vai trị trung tâm trong
hoạt động của doanh nghiệp
Trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở: áp dụng phù
hợp phương pháp quản lý hiện đại, trình độ chun mơn cũng như những kiến
thức của đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp, thể hiện ở việc phân công
nhiệm vụ, sắp sếp bố trí nhân sự cho phù hợp với cơng việc
1.4.

Phương pháp phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp

Đê có cơ sở cho việc đánh giá n ăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng định
tính, quá trình phân tích mơi trường cần nh ận biết được những cơ hội, nguy cơ,
những khó khăn và thách thức đối với doanh nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu
của đối thủ cạ nh tranh và c ác áp lực kh ác Những yếu tố này cần được tóm
tắt và lượng hóa thơng qua ma trận hình ảnh cạnh tranh (C I M)
Thiết lập một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:
- Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọn g từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất
quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức
độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành
Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0
- Bước 3: Sác định trọng s ố từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố
tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên
trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để sác định
điểm số của các yếu tố

- Bước 5: Cộng số điểm
trận

của tất cả các yếu tố để sác định tổng số điểm của ma

Bảng 1 1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
25


×