Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình nông thôn mới ở huyện nho quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627 KB, 93 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
XuânChuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ
GVHD: TS.Đặng Thị Lệ Xuân

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân khóa 54
Chuyên ngành Kế hoạch, đặc biệt là trong thời gian làm chuyên đề tốt nghiệp Tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trước tiên, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS.Đặng
Thị Lệ Xuân, cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi làm tốt chuyên đề tốt nghiệp trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, các bác/cô/chú/anh/chị tại phòng Nông
nghiệp của Sở KH & ĐT tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập tại
đây.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo trong bộ môn Kinh tế phát
triển nói riêng và Khoa Kế hoạch và Phát triển nói chung đã cung cấp kiến thức quý
báu trên lớp để trong quá trình thực tập này tôi có thể vận dụng làm tốt chuyên đề của
mình.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế, chuyên đề không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy Tôi rất mong nhận được ý kiến từ các thầy, cô để đề
án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thu Thủy

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B




Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
XuânChuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ
GVHD: TS.Đặng Thị Lệ Xuân

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ

.88

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ Xuân

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu
NTM
CNH-HĐH
CT

KT- XH
XHCN
NXB
NN
CN
XD NTM
UBND
HTX
SX
TTCN

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Cụm từ đầy đủ
Nông thôn mới
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Công tác
Kinh tế - Xã hội
Xã hội chủ nghĩa
Nhà xuất bản
Nông nghiệp
Công nghiệp
Xây dựng Nông thôn mới
Uỷ ban nhân dân
Hợp tác xã
Sản xuất
Tiểu thủ công nghiệp

Lớp: Kế Hoạch B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ Xuân

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt Nông thôn với Nông thôn mới.
Bảng 1.2. Bảng tiêu chí đánh giá sự thành công trong quá trình xây dựng nông thôn
mới dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới.
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất huyện Nho Quan 2013.
Bảng 1.4. Tình hình phát triển sản xuất huyện Nho Quan giai đoạn 2011- 2015.
Bảng 1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nho Quan giai đoạn 2011-2015.
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ở huyện Nho Quan giai đoạn 2011-2013.
Bảng 1.7. Nhân khẩu, lao động của huyện Nho Quan năm 2013.
Bảng 1.8. Tình hình hộ nghèo, lao động có việc làm của huyện Nho Quan giai đoạn
2011-2015.
Bảng 1.9. Bảng tổng kết đánh giá các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai
đoạn 2011-2015.
Bảng 1.10. . Tổng hợp kết quả huy động vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 huyện Nho Quan.
Bảng 1.11 Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chế độ thông tin báo cáo từ 30/7/2014
đến 31/5/2015.
Bảng 1.12. Kết quả công tác phát động phong trào thi đua khen thưởng trong xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 huyện Nho Quan.
Bảng 1.13. Tổng hợp quy hoạch và đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 huyện
Nho Quan.
Bảng 1.14 Kết quả làm đường giao thông nông thôn đến 31/5/2015.
Bảng 1.15. Tổng hợp kết quả phát triển sản xuất giai đoạn 2011-2015 huyện Nho Quan
Bảng 1.16 Thực trạng cơ sở y tế tỉnh Ninh Bình


SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ Xuân

Bảng 1.17. Kết quả thực hiện nhóm văn hóa- xã hội- môi trường giai đoạn 2010-2015
huyện Nho Quan.
Bảng 1.18. Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội các xã huyện Nho Quan giai
đoạn 2011-2015.
Bảng 1.19. Đóng góp của người dân vào xây dựng NTM huyện Nho Quan giai đoạn
2011-2015.

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ Xuân

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu sử dụng đất ở huyện Nho Quan.
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện năm 2014, 2015.

SV: Vũ Thị Thu Thủy


Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

7

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung
chủ yếu ở nông thôn. Dân số trong độ tuổi lao động sống trong khu vực nông thôn
chiếm 69,3 % (2014) cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì thu nhập và mức
sống dân cư thành thị, nông thôn ngày càng khác biệt rõ rệt. Trước yêu cầu phát triển
và hội nhập đất nước cùng với mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi
hỏi phải có những chính sách đột phá cụ thể, đồng bộ nhằm giải quyết toàn bộ các vấn
đề phát triển nông thôn. Do đó Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng
10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển
kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng. Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn các xã trong phạm vi cả nước theo
định hướng XHCN.
Huyện Nho Quan cũng đã triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới
và có những bước chuyển biến tích cực về nông nghiệp khi chuyển đổi giống cây
trồng, vật nuôi, các ngành nghề thủ công. Kết cấu hạ tầng đang được đầu tư xây dựng
phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân. Tuy nhiên, Nho Quan là một huyện có xuất

phát điểm thấp, địa hình rộng, quy mô dân cư không tập chung nên khả năng phân bổ
các nguồn vốn cho các xã không đồng đều. Việc thực hiện xây dựng NTM có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao mức sống cho người
dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị và góp phần vào tiến
bộ chung của toàn xã hội. Huyện Nho Quan đã hoàn thành xong giai đoạn 2010-2015
của quá trình xây dựng NTM còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn, công tác còn nhiều phần
đang dang dở cần phải xem xét, rút kinh nghiệm và đưa ra phương hướng cho giai
đoạn thực hiện tiếp theo. Là một sinh viên chuyên ngành Kế hoạch em đã được học các
kiến thức của môn Kinh tế phát triển và một phần em muốn đóng góp công sức cho
quê hương Ninh Bình. Do đó, em đã chọn đề tài “ Thúc đẩy quá trình thực hiện

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

chương trình nông thôn mới ở huyện Nho Quan” để đưa ra những giải pháp nhằm
tháo gỡ những khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.
Tìm hiểu thực trạng quá trình tiến hành xây dựng Nông thôn mới của huyện Nho
Quan, qua đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy công tác xây dựng Nông thôn mới.


1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Khái quát lý luận về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng NTM.
- Làm rõ các phương pháp, nội hàm của NTM.
- Làm rõ thực trạng xây dựng NTM huyện Nho Quan giai đoạn 2010-2015.
- Đánh giá kết quả xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 theo Bộ tiêu chí
quốc gia.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng Nông thôn mới của huyện
Nho Quan, từ đó xác định những thuận lợi khó khăn.
- Nắm được nguyên nhân và hạn chế trong việc xây dựng Nông thôn mới ở huyện
Nho Quan.
- Đưa ra các giải pháp cho việc thúc đẩy quá trình xây dựng Nông thôn mới của
huyện.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình xây dựng NTM huyện Nho Quan theo bộ 19 tiêu chí quốc gia.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu lý luận, thực tiễn xây dựng NTM trong phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
- Về không gian: các xã trong huyện Nho Quan , tỉnh Ninh Bình.
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Xuân

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình xây dựng NTM huyện Nho Quan giai đoạn
năm 2010- 2015 và giải pháp cho giai đoạn 2016-2020.
+ Thời gian thực tập: 25/2/2016 đến 22/5/2016
+ Thời gian thu thập số liệu: tình hình xây dựng NTM 2010-2015.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phân tích là nghiên cứu tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng
thành các bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt,
từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và
sâu sắc về đối tượng.
Phương pháp phân tích tổng hợp dùng cho việc xây dựng khung lý thuyết cho
luận văn.
1.4.1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu.
Thực hiện phỏng vấn các cán bộ quản lý về công tác thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan và phỏng vấn người dân địa phương để thăm
dò ý kiến, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề.

1.4.2 Phương pháp thu thập, phân tích số liệu.
Số liệu được lấy từ nguồn Tổng cục thống kê, các phòng ban của sở Kế hoạch và
đầu tư tỉnh Ninh Bình: phòng Nông Nghiệp, phòng Tài Chính, phòng Tổng hợp …
Luận văn có tham khảo số liệu về điều kiện tự nhiên và phát triển KT-XH của
huyện Nho Quan, Niên giám thống kê hàng năm của huyện Nho Quan.
Thu thập và xử lý số liệu: số liệu thu thập được chưa qua xử lý (dữ liệu thô), dữ
liệu đó chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng

thể chúng ta cần trình bày thành bảng số liệu. Thống kê mô tả liên quan đến thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê suy luận bao gồm các phương pháp

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

10

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên
cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở các quan sát mẫu.

1.5 Tổng quan nghiên cứu.
Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài xây dựng NTM:

1.5.1 Những nghiên cứu trong nước về nông nghiệp, nông thôn và xây
dựng NTM.
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới- Quá
khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích. Cuốn sách đã nhìn nhận một cách toàn
diện về lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thế kỷ XX. Nội dung nghiên
cứu theo các giai đoạn: thứ nhất, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam dưới chế độ thuộc
địa, nửa phong kiến (1901-1945); thứ hai, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ khi ra
đời nước Việt Nam dân chủ công hòa đến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

(1945-1975); thứ ba, nông nghiệp, nông thôn sau ngày giải phóng miền Nam, cả nước
bước vào thời kỳ xây dựng vật chất kỹ thuật của XNCN(1976-1986); thứ tư, nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới (1986-2006).
Vũ Văn Phúc tác giả cuốn sách “ Nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực
tiễn” với nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, các cơ quan trung ương địa
phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM với những nội dung như: Những vấn đề
lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM, đặc biệt thực tiễn xây dựng
NTM ở Việt Nam.
Phạm Xuân Nam “ Phát triển nông thôn” của NXB Khoa học xã hội xuất bản
1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Tác giả phân
tích những nội dung về phát triển kinh tế- xã hội như: lao động, dân số, việc làm, xóa
đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…Phân tích những thành tựu, mặt yếu kém,
thách thức trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Từ đó, nhấn mạnh phải
hoàn thiện các chính sách và sự chỉ đạo thực hiện của Nhà nước.
Nguyễn Sinh Cúc tác giả của “ Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới” NXB Thống kê 2003. Công trình nghiên cứu quá trình đổi mới nông nghiệp sau
20 năm, cung cấp tư liệu về phát triển nông nghiệp.
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

11

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

Các công trình nghiên cứu thực tiễn ở các địa phương: “ Biến đổi cơ cấu ruộng

đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới” của
PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng” của TS.
Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng xuất bản năm 2003.

1.5.2 Những nghiên cứu ngoài nước về nông nghiệp, nông thôn và xây
dựng NTM.
Frans Elltis “ Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” nêu lên
những chính sách nông nghiêp của các nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu
lý thuyết, khảo cứu ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách
này đã đề cập đến những vấn đề phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho
sản xuất nông nghiệp, những quá trình phát sinh trong đô thị hóa, chính sách thương
mại nông sản. Công trình đã xem xét đến nền nông nghiệp của các nước đang phát
triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa với phát triển nông sản. Đồng thời,
cuốn sách có nêu ra những mô hình thành công, thất bại trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn, giải quyết vấn đề của nông dân.
Dự án MISPA năm 2006 với vấn đề “ Lý luận thực tiễn xây dựng nông thôn mới
XHCN” được dịch bởi Cù Ngọc Hưởng- dịch giả đã nghiên cứu vấn đề xây dựng NTM
ở Trung Quốc trên nhiều khía cạnh: khái niệm, bối cảnh, nội hàm, ý nghĩa thực hiện
của việc xây dựng NTM XHCN. Công trình tổng hợp nhiều ý kiến của các học giả
trong nước trên những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như hệ thống lý luận, tiêu chuẩn
đánh giá, hệ thống chỉ tiêu, lựa chọn linh hoạt các chỉ tiêu cho từng khu vực.
Kết luận: Các công trình trên đây, dưới nhiều góc độ khác nhau đã tập trung làm
rõ mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn; sự phát triển của nông thôn;
mô hình xây dựng NTM. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trên đã
giúp ích cho quá trình nghiên cứu thực trạng xây dựng NTM ở huyện Nho Quan, là
tiền đề xây dựng khung lý thuyết của chuyên đề. Mặc dù các nghiên cứu đã đề cập đến
các vấn đề về Nông nghiệp, nông thôn, nông dân, CNH-HĐH và NTM nhưng thực tế
các kết quả nghiên cứu này còn đang dừng lại ở mặt lý thuyết chung, trong khi đó thực
tiễn triển khai xây dựng NTM còn có nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ như: thứ

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

12

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

nhất, xây dựng NTM phát triển KT- XH ở cấp tỉnh, huyện, xã. Mỗi một địa phương có
những điều kiện thuận lợi cũng như những mặt khó khăn khác nhau mà khi xây dựng
chương trình NTM phải linh hoạt trong việc áp dụng bộ 19 tiêu chí quốc gia. Thứ 2,
các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng NTM, chủ thể trong xây dựng NTM và phát
huy vai trò của người dân trong xây dựng NTM.

1.6 Bố cục chuyên đề.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về nông thôn mới và xây dựng nông
thôn mới.
Chương 2. Thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan giai
đoạn 2010-2015.
Chương 3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện nông thôn mới ở huyện
Nho Quan giai đoạn 2015-2020.

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B



13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÔNG
THÔN MỚI VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.
1 Khái quát về Nông thôn, Nông thôn mới.
1.6.1 Khái niệm Nông thôn, Nông thôn mới.
1.6.1.1 Nông thôn.
Theo tổ chức Liên hợp quốc (FAO) có thể định nghĩa Nông thôn theo 2 phương
pháp: Thứ nhất, thành thị được xác định bởi tất cả những trung tâm của tỉnh, huyện và
các vùng còn lại được định nghĩa là nông thôn. Thứ hai, sử dụng mức độ tập trung dân
cư sống thành cụm quan sát được để xác định thành thị. Việt Nam theo phương pháp
thứ nhất để xác định thành thị, nông thôn. Nông thôn theo quy định hành chính của
Việt Nam là những địa bàn thuộc xã( những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được
quy định là thành thị).
Nông thôn là môi trường sống của người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động văn
hóa, xã hội với nhiều nét đặc thù và không phải đô thị. Nông thôn là nơi lưu giữ, bảo
tồn những di sản văn hóa quốc gia như phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ
hội, phương thức sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống, các di tích lịch
sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh…
Theo thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới khẳng
định: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố, thị
xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”
1.6.1.2 Nông thôn mới.

Quan điểm của một số tác giả về NTM:
Tác giả Vũ Trọng Khải trong cuốn sách “Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng
xã truyền thống đến văn minh hiện đại” cho rằng NTM là nông thôn văn minh nhưng
vẫn giữ được nét đẹp của truyền thống mang đậm chất con người Việt Nam.
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

14

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

Có tác giả cho rằng: NTM mang đặc điểm, cấu trúc của 1 tổ chức mới với các tiêu
chí tiên tiến hơn nông thôn trước kia.
Nhìn chung các tác giả khác đều cùng thống nhất quan điểm: NTM là nông thôn
có kinh tế phát triển, đời sống tinh thần được nâng cao, có quy hoạch kết cấu hạ tầng
hiện đại, trình độ dân trí cao, môi trường sinh thái lành mạnh, bản sắc văn hóa dân tộc
vẫn được lưu giữ lại, an ninh chính trị được đảm bảo.
Ngày 04/6/2010 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 800 QĐ/TTg về
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020. Theo Nghị quyết 26 NQ/TW xác định: “ Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự giữ vững; đời sống
vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.”


1.6.2 Đặc điểm của Nông thôn, Nông thôn mới.
1.6.2.1 Đặc điểm của Nông thôn.
Nông thôn có các đặc trưng sau: Thứ nhất, Nông thôn được cấu trúc trên nền tảng
của làng, xã truyền thống, cư dân nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình rất chặt
chẽ. Thứ hai, Nông thôn mang những nét mộc mạc, giản dị với sông, suối, ao hồ, cánh
đồng, con trâu, lũy tre làng, nhà mái ngói, tiếng ve hè….Thứ ba, Nông thôn tồn tại
những ngành nghề truyền thống do cha ông để lại. Thứ tư, Nông thôn là nơi lưu giữ,
bảo tồn những di sản văn hóa quốc gia: phong tục tập quá, lễ hội, di tích lịch sử, danh
lam thẳng cảnh, hình thức sản xuất.
1.6.2.2 Đặc điểm của Nông thôn mới.
Mô hình NTM mang những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông
thôn theo những tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều kiện
hiện nay. NTM hiện nay được xây dựng khác biệt, tiên tiến hơn mọi mặt so với nông
thôn xưa được thể hiện ở 5 đặc điểm sau: Một là, NTM đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH,
chuẩn bị những điều kiện vật chất tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống, phát triển
ngay chính trên mảnh đất quê hương mình. Hai là, có khả năng khai thác các nguồn
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

15

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm

năng du lịch được khai thác. Ba là, dân chủ nông thôn. Bốn là, nông dân nông thôn có
văn hóa phát triển, dân trí được nâng lên. Năm là, đơn vị cơ bản của mô hình NTM là
làng, xã.

1.6.3 Phân biệt Nông thôn, Nông thôn mới.
Bảng 1.1. Phân biệt Nông thôn với Nông thôn mới
Nội dung
Định
nghĩa

Đặc điểm

Nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ
không thuộc nội thành, nội thị,
các thành phố, thị xã, thị trấn
được quản lý bởi cấp hành
chính cơ sở là Ủy ban nhân dân


Mục 1.1.2.1

- Cung cấp lương thực thực
Vai
trò phẩm cho xã hội.
trong phát - Cung cấp nguồn nhân lực cho
triển KT- xã hội.
XH
- Thị trường rộng lớn.
- Có vị trí hết sức quan trọng

trong việc ổn định kinh tế,
chính trị của đất nước.
- Đóng vai trò lớn trong phát
triển bền vững.

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Nông thôn mới
NTM là khu vực nông thôn có kết
cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh
trật tự giữ vững; đời sống vật chất,
tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao; theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Mục 1.1.2.2
- Về kinh tế: Tạo điều kiện thuận lợi
cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn
bán, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Về chính trị: Phát huy dân chủ, đề
cao vai trò lãnh đạo của Đảng và sự
điều hành, quản lý của chính quyền
với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn

lệ làng, hương ước với pháp luật để
điều chỉnh hành vi con người, đảm
bảo tính pháp lý, phát huy tính tự chủ
của làng xã văn minh.
- Về văn hóa - xã hội: Xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau
xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm
giàu chính đáng.

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

16

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

- Về con người: Xây dựng nhân vật
trung tâm của mô hình NTM, đó là
người nông dân sản xuất hàng hóa
khá giả, giàu có; là người nông dân
kết tinh các tư cách: công dân của
làng, người con của các dòng họ, gia
đình.

1.7 Một số lý luận về xây dựng nông thôn mới.
1.7.1 Khái niệm xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng NTM chính là phát triển toàn diện vững chắc nông nghiệp, nông dân,

nông thôn nhằm nâng co đời sống người dân và sự phát triển của toàn xã hội.
Nghị quyết số 419 và Quyết định 800/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ thì “Xây
dựng NTM là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn
mới”.

1.7.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Đại hội X của Đảng: Nghị quyết Đại hội X đã xác định “ Phải luôn coi trọng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…Gắn phát triển kinh tế với xây
dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị, giữa
các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội”. Ngày 5 tháng 8 năm 2008
Hội nghị Ban chấp hành trung ương khóa X ban hành nghị quyết số 26 NQ/TW về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nghị quyết trung ương 7 khóa X đã đánh giá thành tựu và hạn chế trong vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn đó là:
+ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an
ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo tồn môi trường sinh thái.
+ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,
gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

17


GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Đại hội XI đã thông qua cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định
những định hướng phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Chiến
lược kinh tế xã hội 2011-2020 đã xác định rõ định hướng xây dựng NTM: “ Quy hoạch
phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển
mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ mội trường. Triển khai chương
trình nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững
chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc của nông
thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo môi trường thuận
lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn nhất là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo
nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ
nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào
vùng bão, lũ; bố trí hợp lý điểm dân cư, đảm bảo an toàn những vùng ngập lũ, sạt lở
núi, ven sông, ven biển.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta, chính vì vậy nó phải có hệ thống lý luận soi đường. Quan
điểm của nước ta về xây dựng NTM là sự sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
hướng đến mục tiêu cách mạng CNXH, từng bước thực hiện xóa bỏ khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn.

1.7.3 Nguyên tắc xây dựng NTM.
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNN&PTNN-BKH&ĐT-BTC ngày
13 tháng 4 năm 2011( liên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và
đầu tư, Bộ tài chính) hướng dẫn về một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg
ngày 4/6/2010 về thực hiện chương trình Nông thôn mới đã đề ra 6 nguyên tắc:
Một, các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của bộ tiêu chí Quốc gia về NTM ban hành tại quyết

định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ.

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

18

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

Hai, Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ
trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện.
Ba, Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
Bốn, Thực hiện chương trình NTM phải gắn kế hoạch phát triển kinh tế của địa
phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã
được các cấp thẩm quyền xây dựng.
Năm, Công khai minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường phân
cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của
chương trình xây dựng NTM. Phát huy vai trò làm chủ của người dân và công đồng.
Thực hiện dân chủ trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh
giá.
Sáu, xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội: cấp ủy
đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề
án, kế hoạch và tổ chức thực hiện.


1.7.4 Nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới.
1.7.4.1 Quy hoạch xây dựng NTM.
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Đến năm 2011, cơ bản phủ kín xây dựng NTM trên địa bàn cả nước làm cơ sở đầu tư
xây dựng NTM, làm cơ sở thực hiện mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010-2020.
- Nội dung:
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội- môi trường; phát triển các khu dân cư mới
và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo Thông tư số 09/2010/TTBXD và sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch NTM của Bộ xây dựng.

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

19

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

1.7.4.2 Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.
- Mục tiêu: đạt yêu cầu tiếu chí 2,3,4,5,6,7,8,9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới.
- Nội dung:
+ Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao
thông trên địa bàn xã.

+ Hoàn thiện các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất
trên địa bàn xã
+ Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể
thao trên địa bàn xã.
+ Hoàn thiện các hệ thống công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn
xã.
+ Hoàn thiện các hệ thống công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa
bàn xã.
+ Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ.
1.7.4.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10,12 Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Nội dung:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển
sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
+ Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông- lâm- ngư- nghiệp.
+ Cơ giới hóa trong nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông
- lâm - ngư - nghiệp.
+ Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “ mỗi làng một
sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.
+ Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào
nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân


20

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

1.7.4.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội.
- Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí NTM.
- Nội dung:
+ Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62
huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
+ Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
+ Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
1.7.4.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức có hiêu quả ở
nông thôn.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Nội dung:
+ Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế
ở nông thôn.
1.7.4.6 Phát triển giáo dục và đào tạo ở nông thôn.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Nội dung: Tiếp tục thực hiện mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo.
+ Đạt và duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, chống mù chữ. Đảm bảo huy
động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 90% (xã đặc biệt khó khăn đạt 80%). Ít nhất 80% (xã đặc
biệt khó khăn 70%) số trẻ nhóm tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học, số còn lại đang học tiểu
học.
+ Phổ cập giáo dục trung học. Đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm
từ 90%( xã đặc biệt khó khăn từ 70%) trở lên. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15-18 tuổi có
bằng tốt nghiệp trung học cơ sở 80% ( xã đặc biệt khó khăn 70%) trở lên.

+ Nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học
phổ thông.
+ Đẩy mạnh đào tạo nghề.
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

21

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

1.7.4.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Nội dung: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế,
đáp ững yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
1.7.4.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông
thôn.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Nội dung:
+Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đáp ứng yêu cầu
tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia NTM.
+ Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn
1.7.4.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu số 17 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM , đảm bảo cung cấp
đầy đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở
và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường

sinh thái trên địa bàn.
- Nội dung:
+ Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sinh nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn.
+ Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn
theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn,
xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa
trang; cải tạo, xây dựng ao hồ sinh thái trong khu dân cư; phát triển cây xanh ở các khu
công cộng….
1.7.4.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể
chính trị - xã hội trên địa bàn.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

22

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

- Nội dung:
+ Tổ chức cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng NTM.
+ Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu
chuẩn về công tác ở xã, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để
nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này.

+ Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ
chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng NTM.
1.7.4.11 Giữ vững an ninh trật tự nông thôn.
- Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Nội dung:
+ Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống tệ nạn xã
hội và các hủ tục lạc hậu.
+ Điều chỉnh và bổ xung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực
lượng an ninh xã thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ; đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên
địa bàn theo yêu cầu xây dựng NTM.

1.7.5 Tiêu chí đánh giá.
Đánh giá dựa theo bộ 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Bảng 1.2. Bảng tiêu chí đánh giá sự thành công trong quá trình xây dựng
nông thôn mới dựa theo Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới.
Nhóm tiêu
chí
1. Quy
hoạch

Tiêu chí cụ thể

Chỉ tiêu

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát Đạt
triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, dịch vụ
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi Đạt
trường theo chuẩn mới.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang Đạt

các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

23

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ

được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Giao
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa
2. Hạ tầng
thông
hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ
kinh tế thuật của Bộ GTVT
xã hội
Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng
hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ
GTVT
Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy
lội vào mùa mưa.

Thủy lợi


Điện

Trường
học
Cơ sở
vật chất
văn hóa
Chợ
nông
thôn

100%

70%

100%
(70%
được cứng
hóa)
Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được 65%
cứng hoá, xe cơ giới đi lại phải thuận tiện
Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu Đạt
sản xuất và dân sinh
Tỷ lệ km đường mương do xã quản lý được 65%
kiên cố hoá
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của Đạt
ngành điện.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn 98%
từ các nguồn.
Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu 80%

giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia
Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn Đạt
của Bộ VH-TT và Du lịch
Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao 100%
thôn đạt quy định của Bộ VH-TT và Du lịch
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Đạt

Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Đạt

Phủ sóng hoặc mạng để truy cập Internet



Bưu điện

SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

24

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ


Nhà ở
Nhà tạm dột nát
dân cư Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng
3. Nhóm
Thu
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với
kinh tế nhập
mức bình quân chung của tỉnh

tổ Tỷ lệ hộ nghèo
Cơ cấu Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong
chức sản
lao động lĩnh vực, nông thôn, nghề nghiệp
xuất
Hình
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sinh hoạt có
thức tổ hiệu quả.
chức sản
xuất
Giáo dục Phổ cập giáo dục trung học
4. Văn hóa –

Xã hội –
Môi
Y tế
trường

Văn hóa
Môi

trường

Không
80%
1.4 lần
<6%
35%


Đạt

Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp
tục học THPT
Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm y tế
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

>35%
85%

Số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn
hoá theo quy định của Bộ VH-TT&DL
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ
sinh theo quy chuẩn quốc gia.
Tỷ lệ các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về
môi trường.
Không có hoạt động suy giảm môi trường và
có các hoạt động phát triển môi trường xanh
- sạch - đẹp

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.

>70%

70%
Đạt

85%
90%
Đạt

Đạt

Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý Đạt
theo quy định
Hệ thống Cán bộ xã đạt chuẩn
100%
chính trị Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị Đạt
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


25

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Xuân

5. Hệ


thống
chính trị

GVHD: TS.Đặng Thị Lệ


hội cơ sở theo quy định
vững
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn Đạt
mạnh
“Trong sạch vững mạnh
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều Đạt
đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
An ninh, An ninh, trật tự xã hội được vững mạnh
Đạt
trật tự xã
hội
Nguồn: Ban quản lý xây dựng NTM huyện Nho Quan.

1.7.6 Bài học kinh nghiệm.
1.7.6.1 Kinh nghiệm.
1.7.6.1.1 Kinh nghiệm trong nước.
a. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương.
Hải Dương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc, có đường giao thông
thuận lợi cho việc đi lại với các thành phố khác. Kinh tế của Hải Dương đã có những
bước phát triển mạnh những năm gần đây. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dwgj và dịch vụ. Hải dương
đang hướng tới mục tiêu xây dựng làng, xã văn minh, sạch đẹp; hạ tầng được xây dựng
hoàn chỉnh, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, tháng 6/2007 Uỷ

ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã phê duyệt đề án xây dựng phát triển NTM trên địa
bàn. Tỉnh đã phát động phong trào NTM và đã làm tốt các công tác sau đây:
+ Tỉnh đã huy động sự tham gia tích cực của người dân trong đó vai trò chỉ đạo của
các cán bộ, các cấp chính quyền là rất quan trọng, sự vào cuộc của các hệ thống đoàn
thể cùng với sự đóng góp của nhân dân là điều kiện quan trọng dẫn đến sự thành công
của chương trình. Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm khuyến
khích nhân dân cùng tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH.
 Nhờ có những chính sách đúng đắn, nhiều nơi nhân dân đã tự nguyện hiến đất để
mở đường giao thông; nhiều tập thể, cá nhân ủng hộ nhiều ngày công, kinh phí, vật liệu
SV: Vũ Thị Thu Thủy

Lớp: Kế Hoạch B


×