Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề thi chọn HSG môn ngữ văn lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.99 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU
TRƯỜNG PTDTBTTHCS HỘI NGA

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút.

Câu 1. (3,0 điểm) Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ trong các câu thơ
sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu
hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
(Khánh Chi, Biển)
Câu 1. (3,0 điểm)
Xác định cụm danh trong đoạn văn sau?
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi
càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Câu 3 (14.0 điểm)
Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ
tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế
giới huyền diệu ấy.


PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU
TRƯỜNG PTDTBTTHCS HỘI NGA

Câu 1
( 3.0
điểm)



Câu 2
( 3.0
điểm)
Câu 3
( 14.0
điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 120 phút.

ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh , nhân
3.0
hoá trong các câu thơ sau :
- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá:
+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con
1.0
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu
hiền
- Nêu được tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng
khác nhau.
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể:
khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé
2.0
hiền lành, dễ thương, đáng yêu như trẻ con.

- Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đã gợi rõ, cụ thể
màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian mà tạo nên những
bức tranh khác nhau về biển .
Chỉ ra được 3 cụm danh từ ( Mỗi cụm danh từ ghi 1 điểm)
3.0
- Một chàng dế thanh niên cường tráng.
- Đôi càng tôi mẫm bóng.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo.
Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những
câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật
mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả,
biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự,
miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng
để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ.
- Diễn biến của cuộc gặp gỡ:
+ Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật
phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn

14.0


1.0
12.0


ngữ và diễn biến tâm trạng.)
+ Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn
tượng trong cuộc gặp gỡ.
+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.
- Nêu ấn tượng về nhân vật.
* Giáo viên ghi điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào
mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU

1.0

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG


TRƯỜNG PTDTBTTHCS HỘI NGA

NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút.

Câu 1: (4 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trình bày suy nghĩ của em bằng một
Đoạn văn ( Khoảng 8 – 10 câu)
Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên
giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản
Một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện này mà cãi nhau!”. Hai anh em hứa sẽ làm

theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người
anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất
cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý.
Kết cục tài sản ấy được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ
bỏ đi.
Câu 2 (4 điểm): Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu
thơ sau:
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3: (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu
cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám.”
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

PHÒNG GD&ĐT QUỲ CHÂU

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG


TRƯỜNG PTDTBTTHCS HỘI NGA

CÂU

Câu 1:
( 4.0
điểm)


Câu 2:
( 4.0
điểm)

NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút.

ĐÁP ÁN
- Về hình thức: viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Về nội dung: theo suy nghĩ của học sinh có thể theo các ý
sau:
+ Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối.
+ Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối thì kết
cục chẳng ai được lợi gì.
+ Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta (tình yêu
thương, lòng vị tha)
+ Bài học: Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi
li; nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối.
Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:
1. Nhân hoá: con thuyền (“mỏi”, “nằm”)
2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “nghe chất muối” (vị giác
chuyển thành thính giác)
( Nếu HS xác định được BPNT ẩn dụ thì cũng ghi điểm)
Tác dụng :
+ Gợi hình: Gợi lên hình ảnh chiếc thuyền như một người
dân chài sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả
không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn
thấy sự mệt mỏi, say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như

đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của
nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh
tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng
thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi.
+ Gợi cảm: Cho thấy tác giả có một tâm hồn tinh tế, tài hoa,
một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống
lao động làng chài quê hương thì mới có những câu thơ hay
đến như vậy.
* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố
cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn
chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi
chính tả.
* Về kiến thức : Cần đáp ứng được các ý sau
1-Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và
Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số
phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng
Tám.

ĐIỂM

1.0
1.0
1.0
1.0

-

0.5
0.5


1.5

1.5

12.0
1.5
9.0
4,0


Câu 3:
( 12.0
điểm)

2- Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho
phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước
cách mạng:
* Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng
trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước
cách mạng:
- Là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn
chứng)
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn
chứng).
3.0
* Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:
- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu.(dẫn chứng)
- Là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu
thương con sâu sắc.(dẫn chứng)

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi
thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận
xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh...
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất
sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, 2.0
lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng.
-> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng,
sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái
chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị
hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai
nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của
người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn.
Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần
cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng:
Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ
đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh
sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.
1.5
3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
* Lưu ý : GV căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm
phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi
đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết
có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài
viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.




×