Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 38 trang )

Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Chương 1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
1.3. Mục tiêu của giải pháp
1.4.Các căn cứ đề xuất giải pháp
1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng

2
2
3
3
4
5

Chương 2. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1. Quá trình hình thành
2.2. Nội dung giải pháp

6
6
6

Chương 3. HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP
3.1.Thời gian áp dụnghoặc áp dụng thử của giải pháp


3.2. Hiệu quả đạt được
3.3. Khả năng triển khai
3.4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp

32
32
33
34
34

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.2. Đề xuất, khuyến nghị

35
35
35

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

1

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
GIẢI PHÁP


TÍCH HỢP, LIÊN MÔN
LỒNG GHÉP TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ 7
Chương 1
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Năm học mới 2015-2016, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến
khích giáo viên “dạy học tích hợp, liên môn”, là giải pháp để nâng cao hiệu
quả giáo dục trong giai đoạn tới. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29 NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. (Báo giáo dục &
Thời đại, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học
Bộ GD&ĐT).
- Tích hợp, liên môn nhằm phát triển năng lực học sinh, yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề
trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng
kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng
cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp đưa những nội dung
giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: Tích hợp giáo dục
đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới,
biển-đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi
trường, an toàn giao thông… Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung
kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học. Trường hợp nội dung
kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ
chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học
các bộ môn liên quan.
- Điều quan trọng của dạy học là nhằm phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi
phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các
hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài
trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.


BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

2

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

- Trước hết, các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp
dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học tích hợp, liên môn học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức
tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, hiểu biết tổng quát cũng như
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tế.
Đối với giáo viên: Tích hợp, liên môn có tác dụng tự bồi dưỡng, nâng cao kiến
thức và kĩ năng sư phạm, trình độ hiểu biết rộng, góp phần phát triển xã hội.
Làm thế nào để tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học bộ môn?
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
- Tìm cơ hội tích hợp, liên môn lồng ghép trong bài học của bộ môn mình giảng
dạy để trang bị cho học sinh có kiến thức liên quan giữa các môn học, giáo dục ý
thức đạo đức, tham gia tiếp cận kiến thức khoa học trong sách vở gắn với thực tế.
Từ đó trang bị cho các em có kĩ năng sống, góp phần phát triển xã hội về nhiều
lĩnh vực, có tinh thần yêu quê hương đất nước, thân thiện với môi trường sinh
thái, đem lại hạnh phúc cho mọi người.
- Làm thế nào để tích hợp, liên môn thông qua mỗi bài học kiến thức văn hóa là
điều cần thiết. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm trong đó có nhiều kiến thức
liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội, có thể thay thế một số câu hỏi để lồng
ghép tích hợp, liên môn về nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn để các em suy nghĩ, có
hành động đúng, yêu thích phấn khởi giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống mà

xã hội quan tâm.
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để
giải quyết các tình huống thực tiễn. Tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp,
khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phát triển tư duy tham gia sáng tạo
khoa học - kỹ thuật.
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống. Đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi
với hành".
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,
đánh giá chất lượng giáo dục. Thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào
công tác giáo dục.
- Muốn học sinh hứng thú trong học tập giáo viên phải tìm cơ hội tích
hợp, liên môn lồng ghép trong tiết dạy. Là một giáo viên dạy vật lý, tôi nhận
thấy bản thân phải có trách nhiệm, ngoài vấn đề truyền tải kiến thức trọng tâm
của bộ môn còn phải tìm cơ hội tích hợp, liên môn góp phần nâng cao kĩ năng
sống thúc đẩy xã hội phát triển, vì lẽ đó tôi chọn giải pháp:
Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lý 7
1.3. Mục tiêu của giải pháp:

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

3

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

- Định hướng cho học sinh biết vận dụng kiến thức của bài học trên lớp liên
kết với những vấn đề của các môn học khác các em chưa được giải thích tường

tận, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hướng dẫn
học sinh thấu hiểu giá trị của việc “học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để tự khẳng định mình” Unesco.
- Muốn đạt được ý tưởng của mục đích, giáo viên phải chuẩn bị trước tình
huống có vấn đề hoặc đưa thêm hình ảnh có nội dung liên quan cần tích hợp quá
khứ, hiện tại,… vào phần có cơ hội tích hợp tùy theo kiến thức của mỗi bài,
hướng học sinh đến những suy nghĩ và hành động cụ thể, góp phần bổ xung kỹ
năng sống, khơi gợi tinh thần yêu quê hương đất nước, có động cơ học tập đúng.
- Các em vừa nắm chắc kiến thức bộ môn vật lí của tiết học, vừa vận dụng
hiểu biết của mình giải thích có cơ sở khoa học các hiện tượng có liên quan đến
các môn học mà một số lĩnh vực trong nhà trường chưa có dịp cho học sinh tìm
hiểu. Từ đó các em yêu thích môn học và tự giác hành động có văn hóa, đồng
thời kích thích sự say mê tìm hiểu, sáng tạo khoa học – kỹ thuật, tìm hiểu các
môn văn hóa khác
1.4. Các căn cứ đề xuất giải pháp
- Trong tình hình đất nước hiện nay có nhiều vấn đề cả nước và thế giới không
thể không quan tâm: Biến đổi khí hậu thảm họa thiên tai, khủng bố của các phần
tử cực đoan, dịch bệnh, tai nạn, tranh chấp biên giới biển đảo, tệ nạn xã hội,...
- Trong lứa tuổi học đường biến đổi tâm lý về giới tính, học lệch, chưa lường
trước được tình huống nguy hiểm, sống vô cảm, lười biếng lao động, ham hưởng
thụ, thiếu kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng
học, bệnh học đường tăng cao,…
Tìm hiểu: Trước khi thực hiện giải pháp trong quá trình giảng dạy giáo viên đưa
ra một số tình huống cần tích hợp lồng ghép trong tiết dạy để thăm dò nhận thức
của học sinh.
Ví dụ:
Khi dạy bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (tr 9 vật lý 7)
Tôi đưa ra các tình huống khảo sát lớp: 7 A 1,2,3,4 nội dung câu hỏi như sau:
1/ Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực theo định luật truyền thẳng của
ánh sáng?

2/ Em hãy cho biết vì sao tỉ lệ học sinh mắt bị tật khúc xạ, tật cong vẹo cột
sống, tăng cao và ngày càng trẻ hóa? Làm thế nào để bản thân em không bị mắc
bệnh này?
Câu hỏi 1: Số học sinh trả lời đúng kiến thức vật lí đạt tỉ lệ 91,4%
Câu hỏi 2: Khi giáo viên chưa dạy học tích hợp, liên môn lồng ghép, số học sinh
giải thích đúng đạt tỉ lệ 15,5%

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

4

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Lớp

Số học sinh

7A1
7A2
7A3
7A4

30
29
29
28
116


Tổng cộng

Câu 1
Số lượng
Tỉ lệ
28
93,3%
26
89,6%
25
89,3%
27
96,4%
106
91,4%

Câu 2
Số lượng
Tỉ lệ
5
16,7%
4
13,8%
3
10,3%
6
21,4%
18
15,5%


Như vậy kiến thức trọng tâm một tiết học đạt 91,4% các em phần lớn nắm
được bài nhưng vận dụng tích hợp, liên môn lồng ghép vào giải thích một số
hiện tượng liên quan đến phát triển thể chất, nếu không được giáo viên chủ động
dùng kiến thức ảnh hưởng để giải thích thì học sinh đạt khoảng 15,5%.
1.5. Phương pháp thực hiện, đối tượng và phạm vi áp dụng
1.5.1. Phương pháp thực hiện:
Nội dung
Những hiện tượng gắn liền với thực tế hoặc suy luận từ bài học có thể tích
hợp, liên kết với môn học khác.
Phương pháp:
Sau khi hoàn thành xong nội dung kiến thức chuẩn của một bài học hoặc một
phần học, giáo viên đưa ra một số vấn đề củng cố kiến thức cơ bản. Đồng thời
tích hợp, liên môn lồng ghép vào trong những vấn đề liên quan đến bài học bằng
những tình huống, bằng những phương pháp khác nhau gây hứng thú bất ngờ,
kích thích sự quan sát tìm tòi phát hiện kiến thức của học sinh, từ đó học sinh
thấy yêu thích bộ môn.
Cách tiến hành:
- Giáo viên nghiên cứu từng bài tìm hiểu các yếu tố có thể liên quan với tích
hợp, liên môn.
- Lấy ví dụ gắn liền với kiến thức cần tích hợp.
- Phát huy tính dân chủ của học sinh để các em thảo luận và trình bày ý kiến
- Ghi lại nội dung cần dạy học.
1.5.2. Đối tượng
- Giáo viên vật lí
- Học sinh THCS
1.5.3. Phạm vi áp dụng
- Không giới hạn
- Trong dạy và học bộ môn vật lý THCS


BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

5

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Chương 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP
2.1. Quá trình hình thành:
- Đọc, nghiên cứu toàn bộ chương trình chọn lựa bài có cơ hội lồng ghép kiến
thức về tích hợp, liên môn trong nhiều lĩnh vực, mà trong chương trình môn học
còn bỏ ngỏ.
- Tìm trong bài chỗ nào có cơ hội có thể dẫn dắt liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến kiến thức cần tích hợp, liên quan các vấn đề khác có thể làm
cho bài học thêm phần phong phú và hấp dẫn dễ hiểu hơn.
- Đầu tư thời gian suy ngẫm tìm những dẫn chứng trong thực tế đời sống
thường ngày do tác động ảnh hưởng ý thức của con người đến các vấn đề có cơ
sở liên quan đến kiến thức bài học.
- Giáo viên phải nghiên cứu thêm kiến thức ngoài khuôn khổ sách vở, tư duy,
suy nghĩ quan sát thực tế, sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các môn khoa học khác,...
tốn nhiều thời gian chọn lựa và thiết kế bài giảng.
- Những bài học có nội dung tích hợp, liên môn đến nhiều vấn đề là không
nhiều. Giáo viên phải có sự hy sinh thời gian vượt khó tìm tòi, suy nghĩ, sáng
tạo, chắt lọc kiến thức tìm cơ hội đưa vào bài giảng về kiến thức liên quan giữa
nhiều môn học và dĩ nhiên bắt buộc giáo viên phải tự học môn học khác để đảm
bảo mức độ chính xác. Làm sao nội dung kiến thức đưa vào khéo léo tự nhiên,
cần thiết, biết liên hệ thực tế để áp dụng. Giáo viên không nên gò ép, áp đặt và

không quá lạm dụng về dạy học tích hợp, liên môn làm loãng kiến thức trọng
tâm của tiết học.
2.2.Nội dung của giải pháp:
2.2.1. Các chỉ dẫn cụ thể của giải pháp:
Bước 1: Chuẩn bị
- Khi soạn bài cho tiết học mới, giáo viên có thể chuẩn bị một số dẫn chứng,
hình ảnh liên quan, hoặc thí nghiệm, tình huống có thể là một mẩu chuyện lịch
sử hấp dẫn, một câu thơ, một tin tức thời sự nóng bỏng, một đoạn văn xuôi du
dương truyền cảm, một tấm gương sáng tạo khoa học - kỹ thuât,… có vấn đề
gây bất ngờ đến tình tiết cần tích hợp, kiến thức liên môn có liên quan đến nội
dung bài học.
Bước 2: Giới thiệu
- Sau khi học xong nội dung kiến thức của từng mục hoặc cả bài học. Giáo viên
giới thiệu các hình ảnh, bài tập, hoặc tình huống có thể xảy ra của kiến thức cần
tích hợp.

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

6

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, vận dụng kiến thức có liên quan
của bài học để giải thích.
Bước 3: Thảo luận tổ, nhóm
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm thảo luận xử lí tình huống và trình
bày kết quả đã thảo luận

Bước 4: Thảo luận chung cả lớp
Thảo luận chung của cả lớp và đưa ra ý kiến thống nhất chung
Bước 5: Kết luận
Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng. Từ đó học sinh tự rút ra
những chú ý hoặc bài học cần thiết để áp dụng trong kỹ năng sống, hoặc gợi mở
hướng ”sáng tạo khoa học – kỹ thuật”
Giáo viên lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, chấp hành pháp luật
phòng chống các tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sử dụng
an toàn tiết kiệm điện nước, tinh thần yêu nước bảo vệ biên cương biển đảo,
hiểu biết lịch sử, địa lý, sinh học, văn học,...
2.2.3. Mô tả cụ thể giải pháp khắc phục những hạn chế:
Dưới đây là một số ví dụ nêu ra khi dạy một số bài vật lí có cơ hội có thể tích
hợp, liên môn trong dạy và học môn vật lý lớp 7 .
Ví dụ: Bài 1.Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng (trang 4 vật lý 7 )
Nội dung cần giáo dục
Yêu cầu học sinh cần đạt được
I/ Nhận biết ánh sáng :

- Ban ngày cũng như đêm dưới địa đạo
mắt ta nhận biết được ánh sáng nhờ ánh
sáng của đèn.

Mô hình địa dạo Củ Chi
Dưới địa đạo mắt ta nhận biết dược
ánh sáng nhờ đâu? Tại sao ?

II/ Nhìn thấy một vật:

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN


Các em có dịp xuống địa đạo sẽ thấu
hiểu cuộc sống sinh hoạt, tồn tại để đấu
tranh giành lại độc lập dân tộc của cha
ông ta đổ bao nhiêu xương máu.
- Nhờ ánh sáng từ bức ảnh truyền vào
mắt ta.

7

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7
Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Đảo Gạc Ma (ảnh
trái, trên) và Đá Châu Viên (ảnh trái, dưới) chiếm đoạt
của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (ảnh: Mai
Thanh Hải). Ảnh phải: Hải đăng phi pháp của Trung
Quốc tại Đảo Châu Viên đã hoạt động, ảnh chụp ngày
9.10.2015 - Ảnh: THX

- Trên đỉnh cột hải đăng cao 50m phát ra
ánh sáng mạnh làm hoa tiêu trên biển,
mặt khác còn mang ý đồ “cột mốc” đánh
dấu hải phận của một quốc gia.
Nơi đây 6 giờ 30 phút sáng ngày 14/
3/1988. Đã nổ ra trận chiến không cân
sức, hải quân Trung Quốc đã dùng vũ khí
trên tàu chiến bắn chết 64 chiến sĩ hải
quân Việt Nam và chiếm được đảo Gạc
Mắt ta nhìn thấy bức ảnh này nhờ đâu?

Ma và đảo Châu Viên,… thuộc quần đảo
Nêu ý kiến của em về bức ảnh này?
Trường Sa nằm trong lãnh hải của Việt
Nam. Chúng đang hàng ngày xây dựng
căn cứ quân sự tối tân hiện đại (Đài Loan
đã chiếm đảo Ba Bình 1974) nằm trong
quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh
Hòa – Việt Nam.
* Mỗi người dân Việt Nam phải có trách
nhiệm suy nghĩ và hành động đúng để
giành lại gìn giữ và xây dựng phát triển,
đất nước.
III. Nguồn sáng và vật sáng:
Học sinh có thể nói ánh sáng đèn, ánh
sáng mặt trời là nguồn sáng, trang vở học
trò là vật hắt lại ánh sáng.
Nguồn sáng ở đây là ánh sáng mặt trời
chứ không phải ánh sáng đèn. Khi có máy
bay Mỹ học sinh phải vào trong hầm trú
ẩn khi ngớt tiếng bom, học sinh ra ngoài
cửa hầm tận dụng ánh sáng mặt trời ôn
bài, bom đạn tới lại chui vào hầm, ánh
sáng đèn là mục tiêu máy bay Mỹ dội
bom.
Ôn bài tại cửa hầm trú ẩn
Chiến tranh ác liệt học sinh thời chiến
- Hình ảnh này đâu là nguồn sáng?
học trong hoàn cảnh thiếu nguồn sáng,…
Đâu là vật hắt lại ánh sáng? Hãy cho
biết ý kiến của em về bức ảnh này.


BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

8

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

“ Đà Nẵng được xem là một trong
những thành phố có công suất chiếu
sáng cao, nhiều ánh sáng về đêm, rực
rỡ với ánh đèn. Tuy nhiên, theo đánh
giá của các chuyên gia trong và ngoài
nước thì thành phố đang đứng trước
nguy cơ ô nhiễm ánh sáng. “
Vậy ô nhiễm ánh sáng là gì? Tác hại
của ô nhiễm ánh sáng?

Ô nhiễm ánh sáng là việc chiếu sáng quá
mức hoặc ánh sáng nhân tạo gây khó
chịu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ánh
sáng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp
lý được coi là một dạng ô nhiễm. Và
trong một thế giới ngày càng hiện đại
hơn, dạng ô nhiễm này đang tác động đến
chúng ta một cách âm thầm, ảnh hưởng
đến con người và môi trường:

Đối với sinh hoạt của con người
Đối với hệ sinh thái
Gây ảnh hưởng tới việc quan sát thiên văn.
Gây lãng phí năng lượng.

* Đất nước còn nghèo tiết kiệm và sử
dụng điện hợp lý là ý thức của mỗi người.

Ví dụ: Bài 2. Sự truyền ánh sáng .( trang 6 vật lý 7 )
Nội dung cần giáo dục
I/ Đường truyền của ánh sáng:

- Hình ảnh đường truyền của ánh sáng

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

Yêu cầu học sinh cần đạt được
III/ Vận dụng:

Bộ đội hướng dẫn dân quân lấy đường
ngắm cơ bản khi bắn quân xâm lược ở biên
giới phía Bắc 1979 như thế nào?

9

Tác giả: Trần Thị Ngọc


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7


Nữ du kích vùng đất thép

Lấy đường ngắm cơ bản trước khi bóp
cò: đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ
mắt người ngắm qua điểm chính giữa mép
khe ngắm đến điểm chính giữa đỉnh đầu
ngắm.

Ánh sáng mặt trời chiếu qua lá cây. Chùm
sáng gồm nhiều tia sáng.
Giáo viên đọc diễn cảm câu thơ sau;
“… Những trưa tháng sáu, nước như ai
nấu chết cả cá cờ. Cua leo lên bờ mẹ em
xuống cấy!...” (Trần Đăng Khoa)
Hoặc :
“…Bầm ra ruộng cấy bầm run.
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.
Mạ non bầm cấy mấy đon.
Ruột gan bầm lại thương con bấy lần…”
(Tố Hữu)

Người mẹ cấy lúa như thế nào?

*Ngoài số lượng cây mạ và mật độ,
nông,sâu khi cấy lúa. Yêu cầu những bụi
lúa phải thẳng hàng để dễ làm cỏ bón phân.
- Như vậy người mẹ ngắm nhìn cây lúa vừa
cấy xuống che khuất những cây lúa đã cấy
trước đó.


Người thợ mộc dùng thước ngắm kiểm
tra: đầu thước đã che khuất phần sau sản
phẩm hay chưa.
Thợ mộc kiểm tra sản phẩm như thế nào?

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

10

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Chú chó đứng sau chỉ nhìn thấy một bạn
Những chú chó cảnh sát xếp hàng mình trước mặt còn các bạn khác bị che
để được chia thức ăn như thế nào?
khuất cứ thế nghiêm túc chờ đợi sẽ được
chia phần thức ăn.
Ví dụ: Bài 3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng (trang 9 vật lý 7)
Nội dung cần giáo dục
III/ Vận dụng:
Vận dụng hiểu biết trong bài học,
nêu nhận xét về những hình ảnh sau.

Yêu cầu học sinh cần đạt được
- Để vở ghi không đúng, mu bàn tay cầm
viết che ánh sáng tạo thành bóng nửa tối
khi viết, đầu nghiêng sang bên phải nhìn

chữ viết bị che khuất. Kết quả là mắc các
bệnh về mắt như: mắt bị cận, loạn, lé ;bệnh
về cột sống và xương sườn vai, cổ, biến
dạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hiện nay tỉ lệ học sinh ở nơi đô thị mắc
nhiều bệnh học đường ngày càng tăng nhất
là các trường chuyên, lớp chọn hiện tượng
này đã đến lúc báo động và đang ngày
càng trẻ hóa.

Cầm viết đúng cách

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

11

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Ngồi học sai

Ngồi ngay ngắn thuận chiều ánh sáng, ánh
sáng chếch từ trái sang phải (không để ánh sáng
mạnh chiếu ngược trực tiếp từ phía trước vào
mắt)

Một chiến sĩ tranh thủ đọc sách

ngay bên ụ súng trong địa đạo.

Các tật về mắt

Lớp học trong thời chiến, học sinh ngồi ngay ngắn

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

12

Tác giả: Trần Thị

Các tật về xương


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Các tật về xương

Ngày 11/8/2015 văn phòng chính
phủ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Văn hóa -Thể thao và Du lịch ban
hành: Tài liệu hướng dẫn luyện tập thể
dục buổi sáng, giữa giờ học & bài võ
thuật cổ truyền Việt Nam vào chương
trình giáo dục thể chất trong các cấp
học phổ thông. Ý kiến của em thế nào
về chương trình này ?


Người nào có tư thế đứng đúng và
đẹp?

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

Học sinh tập thể dục.
- Học sinh khỏe mạnh, học giỏi, chăm
ngoan, năng động, sáng tạo. Đất nước
được cậy trông ! Ý trí tư tưởng sáng suốt
trong một cơ thể mạnh khỏe. Được các cấp
lãnh đạo quan tâm duy trì: Dạy cho thế hệ
tương lai rèn luyện thể lực và đạo đức
cùng trí lực toàn diện là điều rất nên làm.

-Người có tư thế đứng giữa.

Trong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta
đã làm như thế nào để khi mổ, bàn tay của
Bác sĩ không che khuất vết mổ hoặc tạo
bóng tối trên chỗ mổ của bệnh nhân? Bây
giờ thì quá đơn giản với bạn rồi: người ta
thiết kế nhiều bóng đèn ở nhiều vị trí khác
nhau sẽ làm cho ánh sáng của các bóng
đèn này đan chéo nhau, khi mổ cho bệnh
nhân, bàn tay của Bác sĩ có thể tạo ra bóng

13

Tác giả: Trần Thị



Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

nửa tối đối với một ngọn đèn nào đó
nhưng không thể tạo bóng tối đối với tất cả
các bóng đèn trong phòng. Rất an toàn
đấy!

Có nhiều đèn hắt ánh sáng ở các hướng
khác nhau vào vị trí cần mổ.

Ánh sáng đèn trong phòng mổ
có gì đặc biệt?

Phòng mổ trong thời chiến không có
thuốc gây mê, gây tê,… Ánh sáng chỉ là
một chiếc đèn pin chiếu từ tay nữ y tá
đứng thứ ba từ trái sang.

Ánh sáng trong phòng phẫu thuật
thời chiến được trang bị như thế nào?
Ví dụ: Bài 4. Định luật phản xạ ánh sáng (trang 12 vật lý7)

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

14

Tác giả: Trần Thị



Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Nội dung cần giáo dục
III/ Vận dụng:
- Góc phản xạ bằng góc tới có ứng
dụng gì trong thực tế ?

Hình ảnh gì dưới đây?

Chiều ngày 23/1/2014, doanh nhân
Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu
ngầm Trường Sa lần cuối cùng để đón
tết.Trong khi chuẩn bị thử nghiệm,
một số chi tiết về hệ thống máy móc
bên trong của tàu đã được hé lộ.

Yêu cầu học sinh cần đạt được

- Dưới hầm hay dưới tàu ngầm muốn
quan sát trên mặt đất, mặt biển. Chúng ta
có thể đặt gương phẳng ở vị trí thích hợp.
Nguyên tắc của hoạt động kính tiềm
vọng (ống nhòm ngầm)
Một kính tiềm vọng đơn giản có hai
gương đặt nghiêng 450, cái nọ dưới cái
kia, ánh sáng phát ra từ vật được quan sát
chiếu vào chiếc gương trên, chiếc gương
này sẽ phản chiếu toàn bộ ánh sáng nhận

được về chiếc gương phía dưới. Kế đó
chiếc gương dưới liền làm cho ánh sáng
chuyển hướng sang đường nằm ngang
vào mắt người quan sát.
- Ông Hòa với ước mơ cháy bỏng chế
tạo chiếc tàu ngầm Made in Vietnam..
(Vì lý do Trung Quốc bất ngờ đánh
chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày
19/1/1974), và tiếp tục leo thang xâm
lược bãi san hô Gạc Ma, từ đầu năm
1988 đến tháng 14/3/1988, Trung Quốc
đã chiếm các bãi Chữ Thập, Châu Viên,
Ga Ven, Su Bi, Huy Ghơ ở quần đảo
Trường Sa, chiếm thêm đá Vành Khăn
năm 1995).
- Nội thất của tầu ngầm Trường Sa 1 bắt
buộc phải có kính tiềm vọng, trong kính
tiềm vọng gương phẳng được thay bởi
lăng kính.

Khi tình yêu biển đảo đến cháy bỏng
Cụ thể, ông Hòa đã thay đổi hoàn ông Nguyễn Quốc Hòa gửi vào chiếc tàu
toàn hệ thống không khí tuần hoàn ngầm Made in Vietnam
BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

15

Tác giả: Trần Thị



Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

AIP và đưa vào con tàu một hệ thống
mới hiệu quả hơn, an toàn hơn và phù
hợp với những tác động trong môi
trường biển hơn. (Trong ảnh là con
tàu trước khi được cải tiến)
*Các em sẽ là thủy thủ lái tàu và làm cho
con tàu hiện đại hơn làm nên kỳ tích:
“Điện Biên Phủ trên biển” Hoàng SaTrường Sa là của Việt Nam
Ví dụ: Bài 5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (trang15 vật lý 7)
Nội dung cần giáo dục

Yêu cầu học sinh cần đạt được

III/ Vận dụng:
- Chú vịt nhìn thấy gì ?
- Chú vịt thấy bóng của nó ở dưới nước.
Đó chính là ảnh ảo tạo bởi gương
phẳng. Mặt nước yên lặng là một gương
phẳng.

- Các chiến sĩ phi công khi lái máy bay
ra biển đảo gặp nhiều khó khăn khi
quan sát bầu trời và mặt biển thấy cùng
một màu gần giống nhau. Mặt nước như
cao lên hòa lẫn với trời mây. Hiện
tượng xảy ra do mật độ không khí và
hơi nước không đều gây ảo ảnh. Mặt

biển là một gương phẳng rộng lớn. Rất
khó phân biệt đâu là biển, đâu là bầu
trời!
- Những phi công phải có kinh
nghiệm tinh thần sáng suốt bình tĩnh
tỉnh táo để dự đoán và khắc phục.
Phi công lái máy bay, bay trên biển
gặp những khó khăn gì? Cho biết suy
nghĩ của em?

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

16

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Hình vẽ thợ chế tạo gương vào
thế kỷ 15 tại Venice

Hình ảnh khắc trên tường tại các lăng
mộ có liên quan tới gương tìm thấy ở
Gương phẳng ra đời từ hơn 6000 năm
Ai Cập khoảng 4500 năm trước công trước công nguyên và đã trải qua không
nguyên.
ít thăng trầm.


Bạch Tuyết và bẩy chú lùn.

Giáo viên đọc câu thơ : “Gương kia
ngự ở trên tường, vương quốc ta ai
đẹp được dường như ta? “ và hỏi học
sinh: đó là nói đến gương nào? “gương
thần” trong truyện Bạch Tuyết và bẩy
chú lùn. Như vậy ” gương thần” trong
văn học đã được hiểu tường tận dưới
ánh sáng vật lý học.

Ví dụ: Bài 7. Gương cầu lồi (trang 20 vật lý7)
Nội dung cần giáo dục

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

Yêu cầu học sinh cần đạt được

17

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

IV/ Vận dụng:

Đường đèo ngoằn ngoèo che khuất tầm nhìn


Thời gian gần đây, nhiều trẻ em
thường ném gạch đá lên các xe khách
đi trong đêm, nay lại xuất hiện tình
trạng nhiều em ném đá lên gương,
thậm chí còn dùng rựa bổ khiến mặt
gương cầu lồi được lắp đặt ở những
khúc cua nguy hiểm, khuất tầm nhìn
nhằm giúp các phương tiện lưu thông
trên đèo Lò Xo (đoạn thuộc địa phận
tỉnh Kon Tum) bị méo, mất tác dụng.

Những điểm có gương cầu lồi bị hỏng
chính là các “điểm đen,” tiềm ẩn nguy
cơ mất an toàn giao thông đối với người
và phương tiện khi lưu thông qua đèo Lò
Xo dài gần 30km (giáp ranh giữa hai
huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam và
huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum).

Gương cầu lồi

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Đại úy Võ Trí Tài, Phòng Cảnh sát
Giao thông (Công an tỉnh Kon Tum) cho
biết đèo Lò Xo có độ dốc lớn, nhiều
khúc cua nguy hiểm, khó quan sát. Một
số gương cầu lồi hiện bị đập phá và hư
hỏng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu
thông của người và phương tiện khi qua

đèo, rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.
Theo Lái xe Trần Quốc Tuấn (Nhà xe
Tài Anh) gương cầu lồi rất cần thiết đối
với người điều khiển phương tiện giao
thông, khi qua đường cong tốc độ chậm
nếu có gương, lái xe rất dễ quan sát. Qua
khúc cua, nếu gương cầu lồi không được
đảm bảo, tài xế và phương tiện rất dễ
gặp nguy hiểm.
Bình Nguyên

Suy nghĩ của em về những sự việc *Ý thức của người dân cần được tuyên
truyền và giáo dục, phải có biện pháp
trên là gì?
cứng rắn hơn đối với những đối tượng
BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

18

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

trên, gây ra tai nạn.

Ví dụ: Bài 8. Gương cầu lõm (trang 22 vật lý 7)
Nội dung cần giáo dục
III/ Vận dụng:


Yêu cầu học sinh cần đạt được
Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ
mặt trời coi như chùm sáng song song,
cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một
điểm ở phía trước gương, tại điểm hội
tụ đó ta đặt bếp. Ánh sáng mặt trời có
nhiều nhiệt năng làm nóng vật cần
đun.
Gương lõm làm bếp không tốn nhiên
liệu góp phần bảo vệ môi trường.

Tại sao gương cầu lõm có thể dùng làm bếp?

Ai cũng có thể thi đua sáng tạo khoa
học - kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời
sống.

Học tập: Một học sinh trường quê sử
dụng gương cầu lõm chế tạo “thiết bị
lọc nước biển thành nước ngọt bằng
năng lượng ánh sáng mặt trời” rất có
tính khả thi cho các chú hải quân và
những người đi dài ngày ngoài biển
BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

19

Tác giả: Trần Thị



Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7
“Thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt đảo, vì hiện nay nguồn nước ngọt tự
bằng năng lượng mặt trời” đã đạt giải 3 trong nhiên đang cạn dần do ô nhiễm hoặc
cuộc thi Sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật dành
khai thác và sử dụng bừa bãi.
cho thanh - thiếu niên và nhi đồng Thừa Thiên
Huế lần thứ VII - năm 2014.
Nhận xét của em các cuộc thi sáng tạo khoa * Những cuộc thi “sáng tạo khoa học –
học – kỹ thuật ?
kỹ thuật “này đòi hỏi sự say mê,

nghiên cứu, quan sát, sáng tạo hiểu biết
thực tế dĩ nhiên phải nung nấu ý tưởng
bền bỉ cải tiến mới có được.
* Đất nước đang cần những bàn tay
khối óc của mỗi người.

Các hệ thống năng lượng
mặt trời dạng đĩa Stirling

Các hệ thống năng lượng mặt trời dạng đĩa
Stirling tập trung sức nóng của mặt trời để
làm quay động cơ Stirling truyền động máy
phát điện. Hệ thống sản xuất năng lượng mặt
trời hiệu suất cao này cũng có thể sử dụng các
nhiên liệu khác thay vì nhiệt năng của mặt
trời, nhờ đó phát điện được cả ngày và đêm.


Ví dụ: Bài 10. Nguồn âm (trang 28 vật lý 7)
Nội dung cần giáo dục
II/Đặc điểm chung của các nguồn âm:

Chuông gió

- Gió thổi làm chuông gió chuyển
động qua lại phát ra âm.
III/Vậndụng:

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

Yêu cầu học sinh cần đạt được

Mõ trâu

- Mỗi bước đi của trâu, chiếc mõ lắc
qua lắc lại phát ra âm .
*Các vật phát ra âm đều dao dộng

20

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

- Nguồn âm là tiếng súng,tiếng người.
Những năm tháng không thể nào quên.


“TRONG MỘT CÁI HỐ KHÁ DÀI ở

- Một loạt súng nổ xả vào những
người dân vô tội của binh sĩ Hoa Kỳ ở
làng Mỹ Lai.
-Tiếng ré khóc, của những đứa trẻ,
tiếng ộc lên gục xuống của người già,
trong sự tuyệt vọng và man rợ của
người Mỹ gây nên. Đó là những nguồn
âm còn vang vọng mãi.

làng Mỹ Lai. Sáng ngày 16 tháng 3 năm
1968, người ta chất đầy xác người
xuống hố – hàng chục phụ nữ, trẻ em,
và người già cả, tất cả đều bị binh sĩ
Hoa Kỳ bắn chết. Bây giờ 47 năm sau,
đường mương dài ở làng Mỹ Lai hình
như rộng hơn, nếu tôi so với tấm hình
đăng trên báo hồi xưa. Đất sói mòn, và
thời gian đã làm cho đường rãnh lớn
hơn.”
- Vậy sáng ngày 16/3/1968 tại làng
Mỹ Lai có những nguồn âm nào?
-Nguồn âm là tiếng gầm rú điên cuồng
của máy bay các loại, nguồn âm của
bom B52 rải thảm. Nguồn âm là sự
chống trả quyết liệt của các loại vũ khí
quân và dân ta trên bầu trời Miền Bắc.


Cuộc ném bom nhằm "đưa miền Bắc trở về
thời kỳ đồ đá" của quân đội Mỹ đã tàn phá
tan hoang nhiều khu phố, làng mạc,…

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

21

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Những hố bom trên mặt đất do B52 rải thảm

Một góc phố Khâm Thiên bị máy bay B52 huỷ diệt

- Có được đất nước như ngày nay là
phải đánh đổi bằng máu, xương và
nước mắt của biết bao thế hệ. Các em
ôn để nhớ không được lãng quên. Có
trách nhiệm làm cho đất nước có những
nguồn âm có lợi hơn.
.

Ngày 13 tháng 12, do thái độ ngoan cố, lật
lọng của chính quyền Mỹ Henry Kissinger,
cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ tuyên bố
đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt

Nam.
Ngày 17 - 12, Ních xơn chính thức ra lệnh
Trong cuốn hồi ký nhan đề "Những
mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà năm tháng ở Nhà Trắng”, Henry
Nội và Hải Phòng. Chiến dịch mang tên
Kissinger, nguyên cố vấn an ninh quốc
Lainơbêchcơ II.

Từ ngày 18-30/12/1972, Không quân
Mỹ đã mở cuộc tập kích đường không
bằng máy bay ném bom chiến lược B52
vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành
phố lớn Miền Bắc -Việt Nam. Trong 12
ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc
B -52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến
thuật dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và
một số nơi khác hơn 100.000 tấn
bom….
- Kết quả lời tuyên bố của Henry
Kissinger là gì? Đáp trả của Việt nam
như thế nào?

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

gia dưới thời Tổng thống Mỹ Nixon,
viết: "Những lời buộc tội hành vi phi
đạo lý và lừa dối cứ bao vây lấy tôi
trong cả thời gian dài. Tính từ man rợ
là một từ được nhiều người tặng tôi

nhất".
- Hà nội - Điện Biên Phủ trên không
* Mỗi người dân Việt Nam không nên
quên những tội ác của chiến tranh, đề
cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu trong
mọi tình huống

22

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Hàng nghìn năm lịch sử còn đó:
(Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ sau)

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Nam quốc sơn hà
(Lý Thường Kiệt)

Sông núi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách Trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Lý Thường Kiệt)


“Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống
Đa đang gọi tiếp viết những bản anh
hùng ca…”
Học tập: Những chiến sĩ hải quân
trong trận chiến ở đảo Gạc Ma
14/3/1988

Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo
Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền
Tổ quốc vào ngày 14/3/1988. Ảnh tư
liệu.
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đeo quânhàm)và tập thể tàu HQ-505 anh hùng. Ảnh: Nguyễn Viết Thái.

Chúng ta không muốn chiến tranh
nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham
vọng có nhiều mưu đồ xâm lược, độc
chiếm biển Đông.

5/11/2015
Hình ảnh ngày đầu thăm Việt Nam
của Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận
Bình .
Chính phủ Việt Nam long trọng đón

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

23


Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

tiếp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngảy
5/11/2015

13/11/2015
Tàu chiến 955 Trung Quốc vây ép
tàu tiếp tế Việt Nam
(Tin tức thời sự ) - Tàu dân sự làm
nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho
công nhân các trạm hải đăng ở
quần đảo Trường Sa bị 3 tàu
Trung Quốc vây đuổi, khiêu
khích…

- Sau 7 ngày: 3 tàu Trung Quốc vây ép,
đe dọa và khiêu khích đeo bám, vây ép,
thậm chí chĩa súng đe dọa dọc hành
trình tàu dân sự Việt Nam từ trạm hải
đăng ở đảo Song Tử Tây xuống hải
đăng ở đảo Sơn Ca
- Khoảng 30 phút sau có 2 tàu cảnh sát
biển của Trung Quốc mang số hiệu
2305 và 35115 xuất hiện, một chiếc
phía trước tàu, một chiếc phía sau tàu
áp sát, ép tàu phải đổi hướng. Thời
điểm đó, tàu Hải Đăng 05 còn cách đảo

Xu Bi khoảng 12 hải lý.

Ngày 1/1/2016 và những ngày tiếp theo
Tàu bay Trung Quốc đáp trái phép xuống
đảo đá Chữ Thập thuộc Trường Sa Việt Nam

Những ngày đầu năm 2016 tàu bay
Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm
không phận Việt Nam.

Sơ đồ hoạt động bay của các tàu bay Trung
quốc sáng 8/1/2016 trong FIR Hồ Chí Minh

Ta càng nhân nhượng thì “chúng
nó” càng lấn tới.

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

24

Tác giả: Trần Thị


Tích hợp, liên môn lồng ghép trong dạy và học môn vật lí 7

Một ngày nào đó rất có thể :
Hoàng Sa, Trường Sa
Điện Biên Phủ trên biển
Ví dụ: Bài 11. Độ cao của âm (trang 31 vật lý 7)

Nội dung cần giáo dục

Yêu cầu học sinh cần đạt được

III/ Vận dụng:

Độ cao của âm có ứng dụng trong siêu - Siêu âm là âm thanh có tần số cao
âm như thế nào?
(trên 20000 Hz) mà bạn không thể
nghe thấy, nhưng có thể được phóng
ra và được phát hiện nhờ những máy
đặc biệt.

Nguyên lý siêu âm là gì?

-Trong siêu âm, đầu dò vừa phát
sóng âm vừa ghi nhận sóng dội trở
lại. Khi đầu dò được ấn vào da, nó sẽ
truyền những xung nhỏ của các sóng
âm có tần số cao không nghe được đi
vào cơ thể. Khi sóng âm dội lại từ các
nội tạng bên trong cơ thể, dịch và mô,
một microphone rất nhạy cảm của đầu
dò sẽ ghi nhận lại những thay đổi nhỏ
trong cao độ và hướng của âm.
Những tín hiệu sóng này sẽ được đo
đạc ngay lập tức và thể hiện bằng
máy vi tính bằng cách tạo ra những
hình ảnh theo thời gian thực ở màn
hình. Một hoặc nhiều khung hình sẽ

được chụp lại làm hình tĩnh.

Hình ảnh siêu âm
Trinh sát biển
*Sóng siêu âm được ứng dụng rộng
BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Ngọc

25

Tác giả: Trần Thị


×