Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự và việc đảm bảo nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.86 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì
dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư
tưởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong
hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nhà nước
thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình. Chính bằng hoạt động xét
xử, Tòa án giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, tôn trọng pháp luật, đấu tranh
phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Hội thẩm bằng sự tham gia của
mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân
dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt
động của Tòa án nói riêng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này em xin chọn đề:
“Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự và việc đảm bảo
nguyên tắc này” để làm bài tiểu luận của mình.

NỘI DUNG
I,Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
1, Cơ sở lý luận
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là một
trong những nguyên tắc quan trọng về tổ chức hoạt động xét xử của Tòa án, là một
nguyên tắc Hiến định được quy định ngay từ những bản Hiến Pháp đầu tiên của
Nhà nước Việt Nam – Hiến pháp năm 1946 (Điều thứ 65, với tên gọi là “phụ thẩm
nhân dân” ). Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước
của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, công dân có quyền được tham gia vào hoạt
động quản lý nhà nước và xã hội. Hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng
dân sự nói riêng là một trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, do đó, công


dân hoàn toàn có quyền được tham gia, được thể hiện tiếng nói của mình trong
công tác xét xử các vụ án dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt


Nam .Hội thẩm chính là những cá nhân được nhân dân tín nhiệm bầu ra (thông qua
Hội đồng nhân dân cùng cấp), đại diện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt
động xét xử tại các Tòa án dân sự ở khu vực của mình.
Hiện nay, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia
được quy định tương đối cụ thể :
- Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013 : “Việc xét
xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét
xử theo thủ tục rút gọn”. Theo đó, Hiến pháp 2013 quy định việc xét xử sơ
thẩm của Tòa án nhân dân phải có Hội thẩm tham gia.
- Thứ hai, Điều 4 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 quy định: “Việc xét xử
của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của Tòa án
quân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.
Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”.
- Thứ ba, Điều 11, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Việc xét xử các vụ
án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này.
Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán”.Theo đó, theo
quy định của BLTTDS Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử các vụ án
dân sự, còn đối với việc dân sự thì Hội thẩm nhân dân không tham gia.
2. Cơ sở thực tiễn
Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán”. Quy định này
tiếp tục được cụ thể hóa tại các điều luật tiếp theo của BLTTDS và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Theo đó, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự phải bao
gồm “một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân”, còn trong trường hợp đặc biệt, Hội
đồng xét xử sơ thẩm có thể bao gồm“ hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân” (Điều
63 BLTTDS). Hội thẩm được tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án; đề nghị Chánh án,
Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền; tham gia xét xử vụ án dân
sự và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;…
Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, việc xét xử các
vụ án dân sự nhất thiết phải có sự góp mặt của các Hội thẩm nhân dân theo quy định
của pháp luật, đồng thời, các Hội thẩm có quyền tương đương với Thẩm phán khi

tham gia quá trình xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền. Hội thẩm nhân dân, đúng như
tên gọi của mình, là những người có đời sống hòa nhập với cộng đồng dân cư ở địa


phương, là các cá nhân ưu tú được chọn ra từ đại diện của các giới, các ngành, các tổ
chức xã hội, nghề nghiệp,… Vì vậy, họ dễ dàng thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng
của cộng đồng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân và phong tục tập quán ở
địa phương. Do đó, Hội thẩm một mặt có thể nhìn nhận một cách khách quan đối với
các sự kiện, vụ việc dưới góc nhìn của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc
độ của một luật gia thuần túy; mặt khác, với những hiểu biết của mình, Hội thẩm có
thể bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để
từ đó, Tòa án có thể đưa ra được các phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng
tình ủng hộ. Chính vì thế, việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội
thẩm nhân dân tham gia giữ một vai trò vô cùng quan trọng, không những tạo điều
kiện cho mọi người dân tham gia vào việc thực hiện cũng như giám sát công việc của
Nhà nước, bảo đảm thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự, mà còn tạo điều kiện
cho Tòa án giải quyết đúng đắn các vụ án dân sự, đồng thời phát huy được tác
dụng giáo dục tại phiên tòa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người và cộng đồng.
Do đó, có thể khẳng định rằng, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm
nhân dân tham gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
II, Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham
gia:
Thứ nhất, Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia. Theo
BLTTDS , Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử các vụ án dân sự còn đối với việc
dân sự thì Hội thẩm nhân dân không tham gia. Điều đó là hoàn toàn phù hợp bởi tính
chất của vụ án dân sự là các tranh chấp, mâu thuẫn mang tính phức tạp hơn, quyền và
lợi ích của các đương sự ảnh hướng lớn hơn, nên sự tham gia của Hội thẩm nhân dân
là đảm bảo sự tham gia của người dân vào việc xét xử của Tòa án, tăng cường tính
công khai, minh bạch.

Mặt khác, việc tham gia của Hội thẩm nhân dân giúp cho Tòa án xét xử không
chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hội thẩm nhân
dân có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động, nên họ hiểu sâu hơn
tâm tư nguyện vọng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân. Khi được cử hoặc
bầu làm Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất
của cơ quan, đơn vị mình. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, sự
am hiểu về phong tục tập quán địa phương, Hội thẩm nhân dân sẽ bổ sung cho Thẩm


phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có được một phán
quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ.
Thứ hai, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Khi xét xử vụ án,
mọi vấn đề phải được Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thảo luận và thông qua tại
phòng nghị án. Pháp luật không chỉ quy định khi xét xử Hội đồng xét xử phải có Hội
thẩm nhân dân tham gia mà còn quy định khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền
với Thẩm phán, tức là Hội thẩm nhân dân cùng Thẩm phán quyết định giải quyết mọi
vấn đề của vụ án không kể về nội dung hay thủ tục tố tụng. Mặc dù Hội thẩm không
phải là cán bộ trong biên chế Tòa án mà là người của cơ quan, tổ chức được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền bầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt
động xét xử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại ngang quyền với
Thẩm phán, từ việc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc ra quyết định
giải quyết vụ án. Đây là điều quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực sự phát huy được
vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân của mình.
Khác với BLTTDS 2011, BLTTDS năm 2015 đã tách Điều 11 thành hai khoản.
Về câu chữ, nghĩa ngữ và nội dung Điều 11 năm 2015 hầu như không có gì khác so
với BLTTDS năm 2011 mà chỉ khác về kỹ thuật lập pháp. Điều 11 BLTTDS năm
2015 rõ ràng có hai vế đọc lập nhưng có sự hỗ trợ cho nhau về mặt nội dung, bản chất
là hẳng định vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự
-


-

Việt xét xử sơ thẩm phải có Hội thẩm nhân dân tham gia ( không tham gia
hoặc thành phần Hội thẩm nhân dân không hợp lệ là vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng
Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân
ngang quyền với thẩm phán.

Khoản 2 Điều 11 BLTTDS 2015 không nói “ khi xét xử, Hội thẩm nhân dân
ngang quyền với thẩm phán như BLTTDS năm 2011 mà quy định : Khi biểu quyết về
quyết định giải quyết vụ án dân sự Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Tòa án. Quy
định như BLTTDS 2015 là đúng với thực tế đang diễn ra ở Tòa án. Nếu nói khi xét xử
Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán là vừa thừa, vừa thiếu. Bởi vì,
BLTTDS năm 2015 đã có quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể khi tiến
hành xét xử vụ án dân sự. Điều này đã được quy định trong khoản 1 Điều 11BLTTDS
namw2015, nghĩa là pháp luật quy định là việc xét xử ở sơ thẩm phải có Hội thẩm
nhân dân tham gia.


III. Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự và
việc đảm bảo nguyên tắc này
1.Chất lượng của Hội thẩm nhân dân.
Các Hội thẩm nhân dân luôn chiếm số lượng áp đảo trong Hội đồng xét xử vụ
án dân sự sơ thẩm thể hiện tính chất dân chủ trong hoạt động tố tụng dân sự ở Việt
Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng hoạt động của một bộ phận không nhỏ các
Hội thẩm lại chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xét xử trên thực tiễn cũng như yêu
cầu của nguyên tắc, do đó chưa phát huy được vai trò của mình trong việc giải quyết
các vụ án, dẫn đến nhiều trường hợp thậm chí bóp méo nguyên tắc này. Cụ thể :
Trình độ, kiến thức về pháp lý cũng như vấn đề thái độ ứng xử trong nghề
nghiệp của không ít hội thẩm còn nhiều hạn chế. Về mặt tiêu chuẩn luật định theo quy

định tại điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân và Điều 7 Quy chế về tổ
chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân thì ngoài các tiêu chuẩn chung thì
Hội thẩm nhân dân còn cần có kiến thức pháp lý. Tuy nhiên, nhiều Hội thẩm không
được qua đào tạo chuyên môn, không hoạt động pháp luật chuyên nghiệp do đó hiểu
biết về pháp luật có rất nhiều hạn chế. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều vị Hội thẩm
chỉ hỏi những tình tiết đơn giản, không giúp ích nhiều cho việc làm sáng tỏ bản chất
vụ án, hoặc, có những vị chỉ hỏi những câu mang tính nhắc lại, khẳng định lại khi
những thành viên khác đã hỏi. Đáng nói hơn, nhiều Hội thẩm khi tham gia giải thích
pháp luật trước Tòa án, do kiến thức chuyên môn hạn hẹp nên đã làm sai lệch bản chất
của các quy định pháp luật,…Một vấn đề quan trọng khác, đó là về mặt thái độ ứng
xử trong nghề nghiệp. Điều đáng buồn rằng, trên thực tế, vẫn tồn tại một bộ phận
không nhỏ các Hội thẩm thể hiện thái độ chưa nghiêm túc và đúng đắn, nếu không
muốn nói là vô trách nhiệm, bàng quang, dửng dưng khi tham gia vào quá trình học
tập, tập huấn nghiệp vụ, tham gia tố tụng,…
Thu nhập khi làm nhiệm vụ xét xử, Hội thẩm sẽ được hưởng một khoản phụ
cấp luật định. Theo quyết định số 41/2012/QĐ-TTG của Thủ tướng quy định về chế
độ bồi dưỡng phiên toà, thì chế độ bồi dưỡng phiên toà đối Hội thẩm trong một ngày
xét xử là 90.000 đồng (điểm d, khoản 1, Điều 2). Như vậy, có thể thấy các khoản bồi
dưỡng mà các Hội thẩm được hưởng trong một ngày xét xử là quá ít ỏi, do đó không
thể thu hút được các Hội thẩm tham gia tích cực vào hoạt động tố tụng của mình.
Tòa án không kỷ luật lao động như thăng, giáng cấp, nâng lương, trừ lương,…
mà chỉ xem xét rằng Hội thẩm đó có được tham gia ở nhiệm kỳ tiếp theo hay không,


hay có được thường xuyên tham gia xét xử hay không mà thôi. Như vậy, việc thiếu đi
những chế tài cần thiết, ảnh hưởng đến những lợi ích “sát sườn” của các Hội thẩm đã
khiến cho các vị cán bộ này mất đi động lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền
hạn mà nhân dân đã giao phó cho mình.
2. Những bất cập trong việc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự.
Nếu như các thẩm phán được xét xử các vụ án thuộc phạm vi chuyên môn của

mình tại các Tòa ( Tòa kinh tế, Tòa lao động,…), thì một Hội thẩm nhân dân lại có thể
được tham gia xét xử tất cả các loại án từ dân sự, hôn nhân, đến kinh tế, thương mại,
lao động,… Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, với trình độ, kiến thức pháp luật của
Hội thẩm nhân dân còn nhiều hạn chế như hiện nay, trong thời gian nghiên cứu hồ sơ
lại ít hơn Thẩm phán, thì Hội thẩm nhân dân khó có thể có đủ điều kiện để đánh giá
toàn diện và hiệu quả các hồ sơ để có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn về vụ
án, nhất là đối với những vụ có nhiều tình tiết phức tạp như án dân sự về tranh chấp
đất đai, thừa kế, những vụ án có nhiều đương sự tham gia,… Chính thực tế này đã ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của bản thân các Hội
thẩm, qua đó ảnh hưởng tới việc áp dụng và đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử có
Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự ở nước ta.
Hội thẩm nhân dân một vị trí khá quan trọng, đó là số lượng Hội thẩm nhân dân
bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với Thẩm phán trong thành phần của Hội đồng
xét xử sơ thẩm. Đây là một lợi thế để các Hội thẩm nhân dân thể hiện sự “ngang
quyền” đối với các thẩm phán và thực hiện việc “quyết định theo đa số” trên tinh thần
dân chủ. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, với những hạn chế cơ bản nêu
trên, thì việc trao cho các Hội thẩm quyền lực lớn như hiện nay (khi xét xử, Hội thẩm
được “ngang quyền” với Thẩm phán – những cá nhân được đào tạo pháp luật chuyên
nghiệp) là hoàn toàn chưa phù hợp. Chưa kể, trường hợp khi gặp phải những đương
sự là những người có trình độ pháp luật, bị đơn có người giám hộ, người đại diện là
các chuyên gia pháp luật, là các luật sư chuyên nghiệp trợ giúp thì với trình độ của
Hội thẩm như trên chắc chắn sẽ không đủ năng lực để “đấu” lại với họ và do đó,
không thể phát huy được vai trò của Hội thẩm trong hoạt động tố tụng dân sự. Vì vậy,
trong nhiều trường hợp, vai trò của Hội thẩm đã bị bóp méo, chỉ mang tính hình thức,
tượng trưng mà thôi.


Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính những hạn chế cơ bản nói trên đã cản
trở việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân
trong thực tiễn hoạt động tố tụng dân sự ở nước ta hiện nay, do đó chưa phát



huy được triệt để ý nghĩa và vai trò to lớn của nguyên tắc này đối với hoạt động
xét xử các vụ án dân sự ở Việt Nam.
3. Một số kiến nghị để đảm bảo nguyên tắc
Để nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia thực sự
có tính khả thi, đồng thời phát huy được ý nghĩa cũng như vai trò to lớn của nguyên
tắc đối với hoạt động tố tụng dân sự ở nước ta pháp luật nước ta cần :
Tăng cường các tiêu chuẩn lựa chọn Hội thẩm : Các Hội thẩm phải có trình độ
cử nhân Luật hoặc đã qua công tác pháp luật trong một khoảng thời gian nhất
định (từ 3 đến 5 năm chẳng hạn). Có như vậy, Hội thẩm mới thực sự có đủ khả
năng để nghiên cứu các hồ sơ vụ án và đưa ra được các quyết định đúng
đắn. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự “ngang quyền với Thẩm phán”, cũng như để
tăng cường chất lượng hoạt động của Hội thẩm trong việc xét xử các vụ án dân
sự, theo ý kiến của nhóm, pháp luật cần sửa đổi theo hướng tăng cường hơn
nữa tính độc lập của các Hội thẩm, Đoàn Hội thẩm đối với Tòa án.
• Số lượng hội thẩm trong Hội đồng xét xử : để phù hợp với tình hình thực tiễn
trong giai đoạn hiện nay, các nhà làm luật nên giảm số lượng thành viên Hội
thẩm nhân dân xuống còn ít hơn Thẩm phán, hoặc ít nhất cần quy định mỗi
phiên xét xử cần có số Thẩm phán ngang bằng với số Hội thẩm để cân bằng lực
lượng khi biểu quyết và từ đó, bổ sung cơ chế giải quyết thích hợp trong trường
hợp tỉ lệ biểu quyết là ngang nhau.
• Chính sách đãi ngộ : Đi đôi với việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ Hội thẩm nhân dân,
Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các chính sách đãi ngộ, chế độ bồi dưỡng thỏa
đáng cho các cán bộ Hội thẩm, đặc biệt là phải nâng cao mức phụ cấp cho các
Hội thẩm nhân dân, phù hợp với trách nhiệm của các Hội thẩm cũng như tình
hình kinh tế - xã hội,…Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm, các chế tài đối
với Hội thẩm trong việc thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, tránh tình trạng quy định chung chung, không cụ thể, làm mất động lực
phấn đấu của các Hội thẩm.



KẾT LUẬN
Trên đây là bài làm của em nhằm đảm bảo cho việc áp dụng nguyên tắc thực
hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia trở nên có hiệu quả hơn trong thực
tế. Hi vọng rằng, với việc áp dụng các ý kiến trên có thể đảm bảo được chất lượng của


Hội thẩm nhân dân và giúp phát huy tối đai vai trò tham gia vào các vụán dân sự của
hội thẩm nhân dân ở nước ta. 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Luật tố tụng dân sự - Đại học Luật Hà Nội
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Bình luận khoa học BLTTDS năm 2015
/>itemid=27999
5.
6.
7.
1.
2.
3.
4.



×