ĐỀ SỐ 2
Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này
Mục lục
Mở đầu
I. Những vấn đề lý luận về nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc
1.2 Khái niệm
1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc
II. Nội dung các qui định của pháp luật Việt Nam về nguyên tấc thẩm phán và
hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân
sự
2.1 Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập
2.1.1 khi xét xử TP và HTND độc lập với yếu tố bên ngoài.
2.1.2 Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩn nhân dân độc lập với nhau.
2.2 Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật.
2.3 Mối quan hệ giữa độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân
sự.
III. Các biện pháp bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm
nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
3.1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật
3.2 Những bất cập trong qui định của pháp luật
3.3 Một số giải pháp nhằm bảo đảm việc thực hiện nguyên tắc thẩm phán và hội
thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1
Kết bài
Chú thích: TA: Tòa án; TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao; VKS: Viện kiểm sát
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự;
TP: Thẩm phán; HTND: Hội thẩm nhân dân
Mở đầu
Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước,
phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, công tác xét xử phải khách
quan, toàn diện, tuân thủ pháp luật, đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm
nhưng cũng không xử oan người vô tội. Muốn vậy, khi xét xử, Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là một nguyên tắc hiến định
được ghi nhận trong bốn bản Hiến pháp và Điều 12 BLTTDS. Tuy nhiên trên thực
tế, không phải khi nào nguyên tắc này cũng được hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện
triệt để.
I . Những vấn đề lý luận về nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật là một trong những nguyên tắc cơ bản cấu thành nên hệ thống các nguyên tắc
cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam. Nguyên tắc này luôn được coi trọng và
được ghi nhận trong bốn bản hiến pháp của nước ta qua các thời kỳ lịch sử khác
nhau của đất nước.
1.1 Cơ sở lý luận của nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật
Thứ nhất, xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và phân công quyền lực Nhà nước ở
Việt Nam. Tiếp thu tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức bộ máy nhà nước
2
ta hiện này theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đây cũng chính là cơ sở lý luận của nguyên tắc độc lập xét xử của TA.
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà TA thực hiện. TA là cơ
quan thực hiện hoạt động tư pháp - hoạt động nhân danh công lý và dựa vào công
lý thì TA phải xét xử như một người đứng giữa, trung lập, không phụ thuộc vào
bên nào, chỉ xét xử độc lập và tuân theo pháp luật thì TA mới tồn tại đúng với bản
chất của mình là một cơ quan bảo vệ công lý.
Thứ ba, xuất phát từ chế độ dân chủ nhân nhân ở nước ta. Việc xét xử của TA có
HTND tham gia đã được hiến pháp và pháp luật qui định, đó là một trong những
nguyên tắc hể hiện rõ tư tương “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” và chế độ
dân chủ Xã hội chủ nghĩa. Pháp luật giao trọng trách cho HTND thay mặt nhân dân
tham gia xét xử, giám sát, chế ước, hạn chế tiêu cực trong hoạt động của TA, bảo
vệ công lý, bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Giúp cho việc xét xử của TA được
rõ ràng, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng được nguyện vọng
chính đáng của nhân dân.
1.2 Khái niệm
Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật thể hiện tư tưởng pháp lý khi xét xử các vụ án dân sự TP và HTND tự mình
quyết định và tự chịu trách nhiêm về bản án và quyết định của mình mà không phụ
thuộc vào quan điểm, ý kiến của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, không bị chi
phối bởi ý kiến của nhau và chỉ căn cứ và các qui định của pháp luật để xem xét và
quyết định từng vấn đề của vụ án.
1.3 Ý nghĩa của nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và
chỉ tuân theo pháp luật
3
thứ nhất, nguyên tắc TP và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nền tảng
của tư pháp trong nhà nước pháp quyền.
Thứ hai, thực hiện nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp
luật góp phần đảm bảo và nâng cao chất lương xét xử các vụ án dân sự của Tòa án.
đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò và trách nhiệm của TP và HTND trong
hoạt động xét xư các vụ án dân sự.
Thứ ba. thực hiện nguyên tắc này góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ quyền và lợi ich hợp pháp của nhân dân và ổn định các quan hệ kinh tế - xã hội
trong giao lưu dân sự.
II. Nội dung các qui định của pháp luật Việt Nam về nguyên tấc
thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong TTDS
được ghi nhận tại điều 12 BLTTDS được xác định với hai nội dung: khi xét xử TP
và HTND độc lập và khi xét xử TP và HTND chỉ tuân theo pháp luật.
2.1 Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập
2.1.1 khi xét xử TP và HTND độc lập với yếu tố bên ngoài
Theo phương diện độc lập với các yếu tố bên ngoài thì khi xét xử tp và htnd độc
lập với vks với ta các cấp, độc lập với các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân
khác. Tuy nhiên, hoạt động xét xử của TA được đặt dưới sự lãnh đạo của đảng và
sự giám sát tối cao của Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. ây là đặc
điểm của chính thể nước ra để phân biệt với các nước theo chế độc tam quyền phân
lập.
Hiện nay, theo qui định của luật tổ chức TAND thì ta cấp trên, TANDTC vừa là
cơ quan xét xử, vừa là cơ quan giám độc việc xét xử của TA cấp dưới. Tuy nhiên,
4
TA cấp trên chỉ quán lý ta cấp dưới về mặt chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức hành
chính còn TA cấp dưới vẫn có toàn quyền quyết định đối với những vụ việc thuộc
thẩm quyền của mình. Pháp luật qui định nguyên tấc TP và HTND xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật để đảm bảo cho TP và HTND thực hiện quyền tự quyết
của mình khi xét xử. Đồng thời buộc họ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân
về tính đúng đắng, hợp pháp đối với các quyết định của mình khi giải quyết vụ án.
Vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam về mặt nguyên tắc không làm ảnh
hưởng đến tính độc lập của TP và HTND. Nguyên tắc TP và HTND xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luâtj trong mối quan hệ với cấp ủy đảng thể hiện ở việc đảng
lãnh đạo chặt chẽ các cơ quan tư pháp về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cán bộ
nhưng đảng không can thiệp vào hoạt động xét xử từng vụ án cụ thể của TA.
Trong quá trình xét xử TP và HTND không chỉ độc lập với các cơ quan Nhà nước
mà còn độc lập với các bên đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sự và những người tham gia tố tụng
khác. Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất của quan hệ dân sự là dựa trên sự thỏa
thuận giữa các bên nên trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, TA luôn tôn
trọng quyền tự định đoạt của đương sự.
Ngoài ra, trong quá trình xét xử, TP và HTND còn độc lập với các cơ quan báo
chí và dư luận xã hội.
2.1.2 Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩn nhân dân độc lập với nhau
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì theo qui định tại điều 42 BLTTDS thì HTND
có quyền nghiên cứu hồ sợ trước khi mở phiên tòa để biết được nội dung cũng như
những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án. mối quan hệ giữa TP và HTND
trong giai đoạn này mang tính chất hỗ trợ nhau, nhưng vẫn phai có sự độc lập trong
nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra, đánh giá các tài liệu chứng cứ làm cơ sở cho việc
giải quyết yêu cầu của đương sự.
5