Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Chuyển Hóa Phụ Phế Liệu Sản Xuất Ngô Kết Hợp Với Phế Thải Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Thành Compost Tại Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.63 KB, 31 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NINH

DỰ ÁN:
CHUYỂN HÓA PHỤ PHẾ LIỆU SẢN XUẤT NGÔ KẾT HỢP VỚI PHẾ
THẢI CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM THÀNH COMPOST
TẠI QUẢNG NINH

Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh
Cơ quan thực hiện: Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh
Cơ quan phối hợp: Viện Công nghệ sinh học
Đối tượng tham gia dự án: Các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại
Thời gian thực hiện: 2016 - 2017

Quảng Ninh, tháng 4/2016


PHẦN I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Chuyển hóa phụ phế liệu sản xuất ngô kết hợp với phế thải từ
chăn nuôi gia súc gia cầm thành compost tại Quảng Ninh
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: cấp Tỉnh
4. Thời gian thực hiện: 18 tháng, từ tháng 6/2016 đến tháng 12 năm 2017.
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:

3.524,59 triệu đồng

Trong đó:
+ Vốn NSNN:


2.656.000.000 đồng;

+ Vốn đối ứng của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp: 868.590.000 đồng
6. Tổ chức chủ trì dự án:
- Tên tổ chức: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh
- Địa chỉ: Cột 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
- Điện thoại:
7. Tổ chức thực hiện dự án:
- Tên tổ chức: Trung tâm Khuyến nông – khuyến ngư Quảng Ninh
- Địa chỉ: Cột 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
- Điện thoại: 033-3838329

Fax: 033-3838598

8. Chủ nhiệm dự án:
- Họ tên: Nguyễn Bá Lâm
- Học hàm, học vị: Kỹ sư Lâm nghiệp –ThS Quản lý kinh tế
- Chức vụ: Phó Giám đốc
- Địa chỉ: Cột 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
- Email:
9. Tổ chức chuyển giao công nghệ:
- Tên cơ quan: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Địa chỉ: Số 18, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 04-38362599

Fax: 04-38363144


PHẦN II
TÍNH CẤP THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰ ÁN

1. Tính cấp thiết xây dựng dự án
Sản xuất nông nghiệp sạch, tiến tới hữu cơ, nâng cao chất lượng nông sản
nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục
tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Nông
nghiệp ngày nay dần trở thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc
gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng
24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song
rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong việc
bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường.
Với định hướng tăng trưởng xanh, Quảng Ninh lấy du lịch là xương sống cho
phát triển nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tạo sự khác biệt, mang bản sắc riêng trên
cơ sở tận dụng những tiềm năng sẵn có. Phục vụ lượng khách du lịch hàng năm
khoảng 8 triệu khách du lịch, và là nguồn cung cấp chủ yếu cho tiêu thụ tại chỗ của
người dân, nông nghiệp Quảng Ninh cần đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn, đảm
bảo các yếu tố môi trường. Song song với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với
xây dựng nông thôn mới thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô
hình phát triển bền vững là việc cần bắt đầu. Một trong những biện pháp hữu hiệu
để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng
phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân
hoá học có tác động xấu đến môi trường.
Quảng Ninh là tỉnh trọng điểm về kinh tế của Đồng bằng sông Hồng và cả
nước có nhiều tiềm năng trong tam giác kinh tế của Đồng bằng sông Hồng, nhu cầu
tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng trở nên vô cùng cấp thiết. Bài toán tái cơ cấu
ngành nông nghiệp là yêu cầu tất yếu phải giải quyết nhằm khai thác lợi thế quan
trọng và lâu dài của tỉnh. Mục tiêu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Ninh
nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững dựa trên đổi mới quan hệ sản
xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ;
chuyên môn hóa nông dân, tạo việc làm ổn định, chuyển dịch lao động ra khỏi khu
vực nông nghiệp; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi
trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Theo số liệu của Tổng cục niên giám

thống kê Trung ương, năm 2014 Quảng Ninh có 43,1 nghìn ha trồng lúa với năng
suất đạt 48,9 tạ/ha, diện tích trồng ngô là 5,9 nghìn ha với năng suất 38,1 tạ/ha.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có 403,8 nghìn gia súc và 2578 nghìn gia cầm.
Nguồn phụ phế liệu nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh rất lớn, phụ phế liệu từ
sản phẩm nông nghiệp như thân cây ngô một phần được sử dụng cho chăn nuôi đại
gia súc (khi mới thu hoạch, còn tươi, trữ nước, nhiều dinh dưỡng, còn phần lớn bị


đốt bỏ) hoặc một số phụ phế phẩm nông nghiệp sản phẩm khác sau khi khai thác thì
không được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; Lượng phân gi a súc gia cầm

vẫn được sử dụng làm phân bón sau khi có ngâm, ủ theo phương pháp truyền
thống làm ô nhiễm môi trường và có nhiều mầm bệnh từ chu kỳ sản xuất
trước có thể lây lan các dịch bệnh hại cho người, gia súc và cây trồng, giảm
sản lượng và chất lượng cây trồng và sức khỏe của người dân;
Với điều kiện tự nhiên là đất ở Quảng Ninh nghèo hữu cơ, nhiều sỏi đá
chiếm diện tích rất lớn. Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đã khảo sát sơ bộ trong
tháng 10/2015 thấy số lượng vi sinh vật có ích (phân giải lân, cố định đạm, giữ ẩm
cho đất, sinh tổng hợp các enzyme, các chất kích thích sinh trưởng cho cây...) ở các
mẫu đất đang thâm canh (trồng ngô, lúa, rau, ba kích...) rất thấp, chỉ đạt trung bình
100-101 CFU/g. Trong khi đó, các nhóm vi sinh vật này ở các mẫu đất tự nhiên của
Quảng Ninh, không chịu tác động của các hoạt động sản xuất canh tác có mật độ
cao từ 103-104 CFU/g, cho hoạt tính phân giải lân, cố định đạm tốt. Kết quả thu
được cho thấy đất trồng đã bị thoái hóa và quần xã vi sinh vật đã bị thay đổi theo
chiều hướng xấu do sử dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
và các chất kích thích sinh trưởng khác.
Xuất phát từ những thực tế về sản xuất, môi trường của Quảng Ninh, chúng tôi
định hướng tiếp cận tận dụng phụ, phế liệu từ trồng ngô đại trà (tiến tới sử dụng
phụ, phế phẩm của nông nghiệp), kết hợp với phân gia súc gia cầm, chuyển hóa
sinh khối để cung cấp phân bón hữu cơ, tiến tới hữu cơ phục vụ cho phát triển các

sản phẩm sạch, cải tạo đất một cách bền vững, đồng thời giải quyết ô nhiễm môi
trường, tăng chất lượng cuộc sống cho người lao động cũng như dân cư sống xung
quanh vùng chăn nuôi. Do vậy, việc triển khai thực hiện dự án “Chuyển hóa phụ
phế liệu sản xuất ngô kết hợp với phế thải từ chăn nuôi gia súc gia cầm thành
compost chất lượng cao phục vụ sản xuất sản phẩm sạch (tiến tới hữu cơ) trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2017” là rất cấp thiết.
2. Căn cứ pháp lý để xây dựng dự án:
- Căn cứ Nghị quyết TW 5 khoá IX về CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn;
- Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số
vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn;
- Quyết định số 182/1999/QĐ -TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 – 2010;
- Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 về việc đẩy mạnh phát triển và ứng
dụng Công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền
Công nghệ sinh học thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao;


- Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2012/QH13 ban hành ngày 18/6/2013,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014;
- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2009 quy định về hoạt động Công nghệ cao, chính sách, biện
pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động Công nghệ cao trong các ngành kinh tế - kỹ
thuật;
- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTG ngày 05/4/2004 của Thủ tướng chính phủ
về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao;
- Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ NN&PTNT
cho các loại cây trồng
- Căn cứ thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 15/11/2010 của Bộ
Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

- Căn cứ Thông tư số 26/2011/TTLT-BNN&PTNT-BKH&ĐT-HTB ngày
13/4/2011 của liên Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Kế hoạch&Đầu tư, Bộ Tài chính
"Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020";
- Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 27/10/2010 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Căn cứ hướng dẫn liên ngành số 695/HD-KHĐT-TC-NN&PTNTBXDNTM ngày 13/4/2012 của Liên ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,
Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Xây dựng Nông thôn mới về Một số nội dung và
mức chi kinh phí phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới các hình thức
tổi chức sản xuất ở nông thôn thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015;
- Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông
tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo
Nghị định số 210/2014/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ;
- Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững";
- Căn cứ vào Quyết định số 2073/QĐ- BKHCN ngày 16/08/2012 của Bộ
Khoa Học và Công Nghệ về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp


khoa học và công nghệ Trung cho các dự án uỷ quyền địa phương quản lý thuộc
chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục
vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011- 2015” bắt đầu
thực hiện 2013;
- Căn cứ công văn số 2802/UBND-NLN1 ngày 27/5/2014 về chấp thuận
phương án quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh;

- Căn cứ quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông nghiệp
tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014 - 2016;
- Căn cứ công văn số 3590/UBND-NLN1 ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh về
việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các giống cây trồng,
vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất;
- Căn cứ Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh
Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng
đến 2030;
- Căn cứ vào thông báo số 3303/TB-UBND ngày 27/11/2015 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc Thông báo Ý kiến kết luận của đồng chí Đặng Huy Hậu
phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn công tác của
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm giải quyết một số vấn đề
cấp bách trong lĩnh vực Nông nghiệp và bảo vệ môi trường


PHẦN III
TÌNH HÌNH THÂM CANH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH VÀ
CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM Ở TỈNH QUẢNG NINH
1. Tình hình thâm canh cây lúa
Tại Quảng Ninh, hàng năm toàn tỉnh gieo cấy hơn 43 nghìn ha, sản lượng đạt
trên 200.000 tấn. Là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế không cao nhưng có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực cũng như giúp ổn định
đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nông dân. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các
giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản (nếp cái hoa vàng) đã góp phần nâng cao giá
trị sản xuất lúa, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Diện tích lúa cả năm của Tỉnh giảm từ 44,3 ngàn ha năm 2010 xuống còn
43,1 ha năm 2013; giảm bình quân 0,91%/năm. Lúa được trồng chủ yếu ở thị xã
Quảng Yên, thị xã Đông Triều, huyện Hải Hà và thành phố Móng Cái; diện tích lúa

của 4 vùng này chiếm trên 62% diện tích lúa toàn tỉnh.
Cơ cấu trà, giống lúa đã có những chuyển biến tích cực, diện tích trà xuân
sớm giảm nhiều, tập trung chủ yếu trà xuân muộn (93% diện tích lúa xuân); trà mùa
sớm mùa trung tăng lên, chiếm 70% diện tích lúa mùa; giống lúa chất lượng cao
chiếm 40% diện tích; Lúa lai các loại chiếm 14%. Diện tích lúa gieo thẳng toàn tỉnh
đạt 26%.
Năng suất lúa hàng năm đều tăng, năm 2013 đạt 48,9 tạ/ha tăng 2,3 tạ/ha so
với năm 2010, tốc độ tăng trung bình 1,62%/năm. Tuy nhiên, so với các tỉnh khác
trong vùng ĐBSH, năng suất lúa Quảng Ninh thuộc hàng thấp nhất, thấp hơn so với
năng suất chung của vùng là 10,3 tạ/ ha.
Sản phẩm lúa nếp cái hoa vàng của tỉnh Quảng Ninh đã được xây dựng nhãn
hiệu tập thể. Diện tích gieo trồng hàng năm đạt gần 500 ha chủ yếu trồng tập trung
trên địa bàn thị xã Đông Triều. Sản lượng đạt gần 2.000 tấn/năm.
2. Tình hình thâm canh cây ngô
Cây ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 (sau cây lúa). Tại một số vùng
miền núi cây ngô đóng vai trò là nguồn lương thực chính trong đời sống hàng ngày
của người dân. Cây ngô là loại cây dễ trồng, vốn đầu tư không nhiều, có khả năng
thích nghi cao với các điều kiện ngoại cảnh, đồng thời có giá trị kinh tế khá cao, ổn
định và là cây thoát nghèo của nhiều nông dân tại các địa phương vùng núi. Tại
Quảng Ninh, nhu cầu sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và
các nhu cầu tiêu dùng khác ngày càng cấp thiết; Đặc biệt đối với những vùng chăn
nuôi trung tập, các trang trại và các hộ gia đình chăn nuôi với qui mô lớn, các vùng
nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng công nghiệp.


Theo thống kê nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2014
cần trên 250.000 tấn (bột ngô chiếm 100.000 - 150.000 tấn) và khoảng 12.000 tấn
cám công nghiệp nuôi thủy sản (chiếm khoảng >3.000 tấn bột ngô). Trong khi đó,
diện tích trồng ngô hàng năm toàn tỉnh chỉ đạt trên 5.800 ha, sản lượng khoảng trên
22 nghìn tấn (đáp ứng khoảng 15-20% nhu cầu). Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng

ngô cho doanh thu 40-50 triệu đồng/ha/vụ, sau khi khi trừ các khoản chi phí cho lãi
từ 6-10 triệu. Hiện nay, cây ngô đã được tỉnh, các địa phương đã và đang rất quan
tâm tới việc chuyển đổi, mở rộng diện tích trồng ngô trên những diện tích đất lúa
màu kém hiệu quả tại các huyện miền núi của Tỉnh.
3. Tình hình thâm canh các loại rau
Cây rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi
người; Rau xanh cung cấp các vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng và một số loại rau
còn có giá trị dược liệu đối với con người,... Do nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên
nhiều loại cây rau đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, giúp nông dân có thể
nâng cao thu nhập trong sản xuất để vươn lên làm giàu. Cây rau rất phong phú, đa
dạng về chủng loại. Tại Quảng Ninh, diện tích cây rau hàng năm đạt trên 9.400 ha,
sản lượng đạt trên 142.000 tấn, gồm các nhóm rau như: nhóm rau lấy thân lá, nhóm
rau lấy củ, nhóm rau lấy quả... Diện tích gieo trồng cây thực phẩm các loại tăng
bình quân khoảng 2,31%/năm. Diện tích trồng tập trung quy mô lớn tại một số địa
phương Thị xã Quảng Yên, Đông Triều, huyện Hoành Bồ…
Tuy nhiên, với sản lượng sản xuất hàng năm như hiện nay chưa đáp ứng
được nhu cầu sử dụng của địa phương, nhất là hàng năm tỉnh đón hơn 8 triệu du
khách đến tham quan du lịch. Cây rau có giá trị kinh tế cao, đầu tư ban đầu không
lớn, thời gian xoay vòng đầu tư ngắn, hiệu quả trung bình trồng 1 sào (360 m 2) rau
cho lãi khoảng 2-3 triệu đồng/vụ, nhiều loại có thể cho lãi 8-10 triệu đồng/vụ. Do
đó, hiện nay nhiều địa phương đã qui hoạch phát triển cây rau là một trong những
giải pháp để giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
4. Tình hình thâm canh các loại cây ăn quả
Cây ăn quả là là đối tượng cây trồng không thể thiếu trong cơ cấu giống cây
trồng nông nghiệp. Diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng
hơn 7.400 ha, tập trung phần lớn ở huyện Hoành Bồ và Đông Triều (chiếm 48%
tổng diện tích toàn tỉnh), tuy nhiên diện tích cây ăn quả giảm mạnh từ trên 8 ngàn
ha (năm 2010) xuống còn gần 7,4 ngàn ha năm 2013, giảm bình quân khoảng 220
ha/năm, trong đó diện tích trồng cây ăn quả của thị xã Đông Triều giảm nhiều nhất
(giảm 420 ha so với năm 2010).

Nhóm cây ăn quả chính là vải, nhãn, na (chiếm khoảng 51% diện tích), còn
lại là các cây ăn quả có múi, thanh long, chuối, xoài, ổi,.... Hiện nay nhiều địa
phương đã từng bước ứng dụng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Cam,


bưởi, Thanh long, ổi,... thay thế cho diện tích cây ăn quả hiệu quả thấp (chủ yếu
nhãn, vải thiều). Việc chuyển đổi một số giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đã
giúp cải thiện đáng kể thu nhập cho nông dân. Nhiều vườn cam, ổi, thanh long, na
dai,... đã cho doanh thu vài trăm triệu đồng/ha/năm. Do vậy, hiện nay nhiều địa
phương đã xây dựng qui hoạch và định hướng sẽ mở rộng diện tích cây ăn quả
trong thời gian tới.
5. Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm
Quy mô đàn gia súc gia cầm của tỉnh có những diễn biến khác nhau ở từng
loại sản phẩm. Năm 2014 đàn trâu đạt quy mô tổng đàn khoảng 45,5 nghìn con, đàn
bò 17,6 nghìn con; đàn lợn 340,7 nghìn con; đàn gia cầm 2,6 triệu con; đàn dê 7,6
nghìn con.
- Đàn trâu: Đàn trâu của tỉnh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng về quy
mô do ưu thế của tỉnh miền núi trung du. Tuy nhiên tốc độ giảm quy mô đàn trong
những năm gần đây là khá lớn, so với năm 2010 giảm 27%. Nuôi trâu tập trung
nhiều ở huyện Hải Hà (17% tổng đàn) và những địa phương vùng cao nơi có điều
kiện sinh thái thích hợp và điều kiện thức ăn, chăn nuôi truyền thống kết hợp sử
dụng sức kéo và lấy thịt.
- Đàn bò: Quy mô đàn liên tục giảm (giảm bình quân 1.875 con/năm). Đàn
bò sữa hiện còn 249 con (bò cái lấy sữa là 221 con); chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ
cấu đàn bò của tỉnh (khoảng hơn 1,2%). Bò được nuôi nhiều nhất ở Thị xã Quảng
Yên (23% tổng đàn).
- Đàn lợn: So với các tỉnh thuộc ĐBSH, quy mô phát triển còn nhiều hạn chế.
Tăng trưởng đàn giai đoạn 2010 – 2014 thấp (trên 1,8%/năm). Nuôi tập trung ở thị
xã Đông Triều (18% tổng đàn), thị xã Quảng Yên (14,5%), Hải Hà (13,9%), thành
phố Móng Cái (9,3%), Đầm Hà (8,5%).

- Đàn gia cầm đang có xu thế phục tổng đàn, tăng trưởng quy mô đàn trong
giai đoạn này đạt 5,36%/năm (tăng 401 nghìn con so với 2010), tập trung nhiều
nhất ở thị xã Đông Triều và thị xã Quảng Yên, chiếm 44,6% tổng đàn gia cầm toàn
tỉnh. Các địa phương khác qui mô đàn gia cầm từ 2% đến 6%.
6. Tình hình sử dụng phân bón và thuốc BVTV
Phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm sinh học…
ngư cụ và trang thiết bị nghề cá phần lớn được sản xuất tại các Tỉnh hoặc được nhập
từ Trung Quốc và tiêu thụ thông qua mạng lưới các Công ty, Doanh nghiệp, đại lý
tư nhân…tại các địa phương cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất
Dịch vụ cung ứng giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV… còn
nhiều yếu kém do thiếu chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ bên
ngoài. Việc kiểm soát chặt chẽ vật tư nông nghiệp đầu vào là yếu tố quan trọng đảm


bảo chất lượng nông sản. Tuy nhiên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn do
nhận thức của người dân và việc thực thi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ
gia đình còn rất hạn chế.
Việc quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, các
loại phân bón hóa học xảy ra tương đối phổ biến, dẫn đến làm giảm chất lượng đất.
Trình độ khoa học kỹ thuật trong canh tác, chăn nuôi còn thấp, xử lý nguồn thải còn
mang tính giản đơn… đang là những nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm môi
trường ở mức độ ngày càng cao làm hủy hoại nguồn nước, đất, ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất và sức khỏe của người lao động vùng nông thôn, là tác nhân phát sinh
nhiều bệnh, dịch nguy hiểm.



PHẦN III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1. Mục tiêu:

- Xây dựng được các mô hình ủ compost (đơn giản và dạng pilot hướng tới
công nghiệp) từ sinh khối sản xuất ngô sau khi thu hoạch kết hợp với phân gia súc
gia cầm thành phân hữu cơ;
- Xây dựng được các mô hình sử dụng compost chín trồng một số loại cây
trong sản xuất nông nghiệp để đánh giá chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hữu
cơ, đồng thời đánh giá chất lượng đất trước và sau khi sử dụng compost từ phụ phế
liệu từ sản xuất ngô;
- Sử dụng compost và các nhóm vi sinh vật chức năng được phân lập từ Quảng
Ninh để trồng ngô sạch tiến tới hữu cơ tạo ngô hạt hay thân ngô cho chăn nuôi đại gia
súc;
- Nhân rộng mô hình ủ compost, sử compost chín trồng một số loại cây và
chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có diện tích trồng,
canh tác ngô lớn, làm tiền đề để sử dụng toàn diện phụ, phế phẩm trong sản xuất
nông nghiệp phục vụ sản xuất sạch, tiến tới hữu cơ sau này.
2. Nội dung và phương pháp thực hiện
2.1 Đối tượng, địa điểm và diện tích vùng dự án
- Đối tượng nghiên cứu: 5 loại cây gồm lúa, cà gai leo, chanh đào, ngô và
rau ngắn ngày (sẽ xác định cụ thể sau).
- Địa điểm và diện tích: Mỗi loại cây thử nghiệm trên 2-3 vụ/ 1 ha, diện tích
thử nghiệm là 10-15ha.
+ Năm 2016 triển khai thực hiện sản xuất thí điểm compost tại huyện Tiên
Yên
+ Năm 2017 triển khai sử dụng compost trồng 5 loại cây và đánh giá hiệu quả
kinh tế tại Tiên Yên.
+ Các năm tiếp theo: Nhân rộng tại các huyện, thị xã và thành phố của Tỉnh
2.2 Nội dung thực hiện dự án
2.2.1. Điều tra, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, sản xuất các loại cây là đối
tượng của dự án
Thu thập tài liệu, lập phiếu, điều tra bổ sung thông tin của các địa phương
(xã) triển khai dự án:

- Điều tra bổ sung điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng dự án.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất các loại nông sản là đối tượng của dự
án: Diện tích trồng, giống, mùa vụ, các biện pháp kỹ thuật trong canh tác…


+ Đánh giá năng suất các loại nông sản đối tượng của dự án: Tổng hợp năng
suất các loại nông sản đối tượng của dự án trong các năm trước khi triển khai dự án
+ Đánh giá chỉ tiêu về sinh trưởng đặc thù cho từng loại đối tượng nông sản
+ Điều tra số lượng các phế phụ phẩm nông nghiệp từ các loại cây đối tượng của
dự án, đánh giá chất lượng (thành phần hóa học) cần xử lý trong khuôn khổ dự án;
- Điều tra, đánh giá thực trạng việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
trong canh tác các loại nông sản lựa chọn. Dự kiến phỏng vấn 30-40 hộ canh tác
từng loại nông sản.
- Tổng hợp, phân tích số liệu, viết báo cáo điều tra bổ sung điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, sản xuất nông sản vùng dự án.
2.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng đất canh tác
- Trong quá trình triển khai dự án, lấy mẫu đất vùng dự án để phân tích, đánh
giá thành phần vi sinh vật tổng và từng loại vi sinh vật có lợi và có hại trong đất. Dự
kiến lấy 5 mẫu trong/1 ha.
Các chỉ tiêu phân tích gồm: Nhóm vi sinh vật có lợi (nấm sợi, nấm men, xạ
khuẩn, vi khuẩn...) sinh tổng hợp enzyme chuyển hóa lignocellulose, phân giải lân,
cố định đạm, giữ ẩm và sinh tổng hợp các chất kích thích sinh trưởng cho cây.
- Phân tích, đánh giá thành phần đa lượng, trung lượng và vi lượng có trong
đất. Dự kiến lấy 5 mẫu/1 ha
Các chỉ tiêu phân tích bao gồm Các chỉ tiêu phân tích gồm: pH(KCl);
pH(H20); chất hữu cơ tổng số; N-P-K tổng số; P-K dễ tiêu; cation Ca 2+ và Mg2+ trao
đổi; dung tích trao đổi cation CEC; độ no bazơ; thành phần cơ giới; tỉ trọng; dung
trọng và độ xốp đất.
+ pH: Phép đo điện thế, sử dụng pH meter điện cực thuỷ tinh để đo pH của
mẫu đất. Chiết rút đất bằng nước cất và dung dịch KCl 1N theo tỉ lệ đất : dung dịch

chiết rút là 1:5.
+ Chất hữu cơ tổng số phân tích theo phương pháp oxy hoá chất hữu cơ trong
đất bằng dung dịch axit sunfocromic dư, sau đó chuẩn độ lượng dư axit
sunfocromic bằng dung dịch muối sắt II sunfat.
+ Tổng lượng cation trao đổi (CEC) được xác định sau khi bão hoà đất bằng
dung dịch amonium axetat 1N.
+ Độ no bazơ (V%): xác định tổng các cation kiềm trao đổi sau đó tính tỉ số
giữa chỉ số này với tổng các cation trao đổi.
+ Ca2+ và Mg2+ trao đổi được chiết rút khi tác động với đất bằng dung dịch
KCl 1N theo tỉ lệ 1:5. Sau đó xác định bằng phương pháp chuẩn độ Trilon B.


+ Đạm tổng số (%N): xác định theo phương pháp Kjendhal - chuyển toàn bộ
Nitơ trong đất thành muối amonium bằng cách công phá với H 2S04 đậm đặc cùng
chất xúc tác, sau đó tiến hành chưng cất để xác định hàm lượng NH 4+ khi cho muối
amon tác dụng với kiềm.
+ Photpho tổng số (%P205): sử dụng axit pecloric cùng axit sunfuric đặc để
chuyển các hợp chất chứa photpho trong đất vào dung dịch. Xác định hàm lượng
photpho trong dung dịch bằng phương pháp so màu ''xanh molypden''.
+ Photpho dễ tiêu (mg P205/100g đất): dựa trên nguyên lý hoà tan các dạng
hợp chất photpho trong đất bằng dung dịch axit sunfuric H 2S04 0,1N với tỉ lệ đất:
dung môi là 1:25. Hàm lượng photpho trong dung dịch được xác định bằng phương
pháp trắc quang với ''màu xanh molypden''.
+ Kali tổng số (%K20): sử dụng axit pecloric cùng axit sunfuric đặc công phá
mẫu đất. Kali trong dung dịch được xác định bằng phương pháp đo trên máy quang
kế ngọn lửa.
+ Kali dễ tiêu (mg K20/100g đất): xác định bằng phương pháp quang kế ngọn
lửa sau khi chiết rút kali hữu hiệu bằng dung dịch axit sunfuric H 2S04 0,1N theo tỉ lệ
đất : dung dịch là 1:25.
+ Thành phần cơ giới: mẫu được phân tán bằng dung dịch natri

hecxametaphotphat 3%, sau đó dùng dụng cụ pipet để hút lấy các cấp hạt.
+ Độ ẩm đất được xác định sau khi sấy khô mẫu ở 1050C.
+ Dung trọng đất: phương pháp ống đóng, sau đó sấy khô và xác định trọng
lượng đất khô.
+ Tỉ trọng đất: xác định bằng phương pháp picnomet.
+ Độ xốp đất: xác định trên cơ sở dung trọng và tỉ trọng đất.
2.2.3 Đánh giá thực trạng phân gia súc gia cầm
- Trong quá trình triển khai dự án, điều tra số lượng gia súc, gia cầm (trâu bò,
lợn gà…) của vùng dự án để xác định số lượng của nguồn nguyên liệu này.
- Xác định phương thức vận chuyển nguyên liệu tới khu vực ủ compost
2.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất cho ủ compost
- Lựa chọn khu vực để ủ compost phù hợp đảm bảo giao thông thuận lợi, có
chỗ chứa vật liệu, có nước, có đủ điều kiện trong bảo vệ môi trường và sức khỏe
cho người lao động,…
- Thiết kế, xây dựng khu ủ compost có thể hoạt động thuận lợi cho qui trình
ủ compost liên tục và thuận lợi trong sử dụng;
- Đầu tư để có các thiết bị cắt, nghiền, đồng nhất phân gia súc gia cầm, máy
đảo trộn, các công cụ vận chuyển vật liệu đầu vào, đầu ra, đóng bao,…


2.2.5. Xây dựng quy trình ủ compost sử dụng nguyên liệu thân ngô và phân gia súc
- Quy trình ủ compost tạm thời (hiện tại đang hoàn tất thủ tục để được cấp
bằng Sở hữu trí tuệ) sử dụng nguyên liệu là thân ngô và phân gia súc, gia cầm với
quy mô từ 20 m3 – vài trăm m3/ đống ủ. Ví dụ với quy mô 20 m3
+ Nguyên liệu đầu vào: 12 tấn (8 tấn thân ngô + 4 tấn phân trâu bò)
+ Khối lượng compost thu được: 4-5 tấn (độ ẩm 45 – 50%)
+ Chất lượng compost đạt và vượt một số chỉ tiêu theo Thông tư 41/2014/TTBNNPTNT đối với phân bón hữu cơ. Tỷ lệ C:N nằm trong khoảng 25-40:1, tốt
nhất là 30:1.
+ Quy trình ủ:
(1) Chuẩn bị bạt láng ni lông để tránh thấm nước để lót đống ủ. Có thể lát nền

đống ủ bằng xi măng nhẵm và tạo ránh thoát nước xung quanh sao cho có nước rỉ sẽ
chảy vào hố ga. Đo kích thước bạt lót và phủ đống ủ compost cẩm thận sao cho
đống ủ tránh bị mất nhiệt trong thời tiết mùa đông
(2) Nguyên liệu đầu vào: Thân ngô chặt thành các đoạn có chiều dài 2-5 cm;
Phân gia súc, gia cầm: không để vón cục.
(3) Đưa vào đống ủ: đảo trộn đều phân với thân ngô đã được băm hay cắt
ngắn hoặc trải theo lớp thân ngô – phân. Bổ sung giống vi sinh vật ở dạng bột khi
trộn các vật liệu đầu vào cho đều nhất có thể. Trong trường hợp giống vi sinh vật và
thức ăn ban đầu của chúng ở dạng dung dịch thì hòa loãng bổ sung cùng nước trong
lúc chỉnh độ ẩm của đống ủ
(4) Kiểm tra độ ẩm: Điều chỉnh ẩm của đống ủ ban đầu bằng nước đến độ ẩm
50 – 59%. Lưu ý trong quá trình ủ, cần đảo trộn những vị trí chưa được chuyển hóa,
bổ sung nước đối với các vị trí khô
(5) Kiểm tra độ thông khí: Có thể không cần thổi khí vì các ống nhựa đặt
ngang đống ủ có khoan các lỗ ở các độ cao của đống ủ khác nhau. Để đẩy nhanh tốc
độ chuyển hóa sinh khối có thể thổi khí qua hệ thống ống thông khí ống nhựa được
thiết kế phù hợp với khối lượng đống ủ bằng máy nén khí.
(6) Phủ bạt trên bề mặt đống ủ sao cho chân của đống ủ không bao giờ được
tiếp xúc với nước mưa hay nước bên ngoài xâm thực.
(7) Kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm hàng ngày (2-3 lần và có sổ nhật ký để theo
dõi rất thận trọng). Nếu nhiệt độ giữ được hơn 20 ngày từ 50-75 oC thì qui trình ủ sẽ
đạt được đa số tiêu chuẩn đối với sản phẩm cung cấp cho sản xuất hữu cơ.
(8) Thời gian ủ: từ 2,5 tháng đến 3 tháng. Compost chín là compost đã được
chuyển hóa để khi bón cây không bị xót và tỷ lệ C:N là dưới 15. Trước khi ủ C:N là
20-40:1 và tối ưu là 30:1. Compost đạt các tiêu chuẩn của phân bón hữu cơ vi sinh
vật mà qui chuẩn
(9) Kiểm tra số lượng vi sinh vật và 6 enyzme ngoại bào chính theo thời gian
(5, 10, 20 và 30 ngày và giai đoạn cuối khi compost chín). Số lượng vi sinh vật ở
giai đoạn cuối cùng khi compost chín (tỷ lệ C:N dưới 15) đạt 10 7-108 có thể cao
hơn và đa số ở dạng bào tử chứng tỏ compost có hiệu quả khi sử dụng ở đồng

ruộng.


(10) Bổ sung vi sinh vật chức năng phân lập từ Quảng Ninh với các tỷ lệ
khác nhau phù hợp với từng loại cây đối tượng dự án vào compost giai đoạn cuối.
2.2.6 Đánh giá khảo nghiệm chất lượng compost chín cho các cây trồng
- Đánh giá chỉ tiêu chất lượng của compost (hàm lượng mùn, chỉ tiêu vi sinh
vật...) theo tiêu chí của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT đối với phân bón hữu cơ.
Các mẫu phân bón hữu cơ vi sinh sẽ được gửi và phân tích chất lượng ở các phòng
thí nghiệm có chứng chỉ quốc gia về lĩnh vực này.
2.2.7. Xây dựng mô hình trình diễn các sản phẩm compost bổ sung vi sinh vật chức
năng phù hợp cho các loại cây là đối tượng của dự án theo hướng phát triển bền
vững
- Sử dụng công thức compost + vi sinh vật chức năng phù hợp để bón cho 5
ha cây trồng (1 ha lúa, 1 ha chanh đào, 1 ha cà gai leo, 1 ha ngô và 1 ha rau)
- Đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số sinh trưởng của cây, củ, quả và chất
lượng của cây, củ, quả thông qua các hoạt chất đặc hữu của chúng;
- Tính toán giá trị năng suất lý thuyết đối với từng loại cây đối tượng
- Tính toán năng suất thực tế đối với từng loại cây đối tượng
+ Đối với cây lúa, các chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi bao gồm: tốc độ tăng
trưởng chiều cao thân cây lúa, tốc độ tăng trưởng số dảnh, mức độ sâu bệnh, mức
độ trổ bông, số hạt trên bông lúa, trọng lượng hạt lúa, tỷ lệ cám/trấu/gạo, hàm lượng
tinh bột, protein...
+ Đối với cây ngô, các chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi bao gồm: tốc độ tăng
trưởng chiều cao thân cây ngô, mức độ sâu bệnh, mức độ tạo thành bắp, số hạt trên
bắp ngô, trọng lượng hạt ngô/bắp, hàm lượng đường, tinh bột...
+ Đối với cây cà gai leo, các chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi bao gồm: tốc
độ tăng trưởng chiều cao thân cây, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ đậu quả, số lá/cành, số
hoa/cành, kích thước, trọng lượng quả, hàm lượng chất khô...
+ Đối với cây chanh đào, các chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi bao gồm: tốc

độ tăng trưởng chiều cao thân cây, tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ đậu quả, số lá/cành, số
hoa/cành, kích thước, trọng lượng quả, hàm lượng chất khô...
+ Đối với cây rau, các chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi bao gồm: chất lượng
cảm quan (tươi, héo), nồng độ nitrate/nitrite, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nồng
độ kim loại nặng (Pb, Hg, Cd, Cr...), mật độ vi sinh vật gây bệnh...
2.2.8 Tập huấn quy trình cho người sản xuất theo tiêu chí canh tác bền vững
- Áp dụng quy trình tổng hợp triển khai xây dựng mô hình thâm canh: chăm
sóc, phòng chống dịch hại cho 5 đối tượng cây của dự án bao gồm: lúa, cà gai leo,
chanh đào, ngô và rau.
2.2.9 Đánh giá và tính toán hiệu quả bền vững của các mô hình.


- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các chế phẩm phân bón
hữu cơ vi sinh; lập Báo cáo kết quả, khuyến cáo các cấp quản lý triển khai, nhân
rộng sau khi dự án kết thúc. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế:
Lợi nhuận (1.000 đ) = Tổng thu – Tổng chi
(Trong đó: Tổng thu = Tổng sản lượng x giá thành sản phẩm; Tổng chi gồm các
chi phí về vật tư, công lao động).
- Chuyển giao cho địa phương các Quy trình kỹ thuật sử dụng compost vi sinh
trong canh tác 5 loại cây đối tượng của dự án, theo hướng bền vững thông qua các
Hội thảo chuyên đề, lớp huấn luyện nông dân trong đó tập huấn về kỹ thuật sản xuất
chế phẩm vi sinh (compost từ thân ngô và phế phụ phẩm từ quá trình chăn nuôi gia
súc gia cầm, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho cây trồng). Huấn luyện nông dân sử
dụng chế phẩm vi sinh này để canh tác cho 5 loại cây đối tượng của dự án. Dự kiến
dự án sẽ tập huấn cho 180 người (kỹ thuật sản xuất chế phẩm vi sinh) và tập huấn về
sử dụng chế phẩm vi sinh cho 150 người (5 lớp).
2.2.10 Tổ chức tập huấn kỹ thuật mở rộng
Tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm compost vi sinh, đồng thời kỹ thuật
trồng, thâm canh 5 loại cây đối tượng của dự án, nâng cao chất lượng nông sản chất
lượng cao người dân trong và ngoài vùng dự án. Qua đó, trang bị những kiến thức

cơ bản cho các hộ dân trong và ngoài vùng dự án, nâng cao nhận thức cho người
dân trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất các loại cây lựa chọn. Dự kiến dự án
sẽ đào tạo trên 500 lượt người trong và ngoài vùng dự án.
2.2.11 Hội thảo
Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ nhằm trao đổi kinh nghiệp canh tác 5 đối tượng
cây của dự án, và hình thức liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
3. Giải pháp thực hiện dự án
3.1. Giải pháp về công nghệ
Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
là đơn vị có kinh nghiệm chuyển giao các công nghệ ứng dụng trong dự án nhằm
xây dựng qui trình ứng dụng tổng hợp các chế phẩm công nghệ sinh học vào quá
trình canh tác một số loại cây công nghiệp để đạt được hiệu quả về lợi ích kinh tế và
lợi ích sinh thái bền vững, là vấn đề rất được quan tâm trong sản xuất nông nghiệp
hữu cơ bền vững hiện nay.
Từ những năm 2004-2006, Viện Công nghệ sinh học đã xây dựng quy trình
công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật để cải tạo đất phục vụ cho vùng chuyên
canh rau ở tỉnh Hải Dương. Đồng thời, thời gian qua Viện Công nghệ sinh học tiếp
tục tiến hành cung cấp chế phẩm vi sinh để xử lý các phế thải nông nghiệp làm phân


bón hữu cơ tại chỗ tại các địa phương Nam Định, Thanh Hoá, và Huế. Đặc biệt tại
Nam Định đã thực hiện 02 dự án xử lý rơm rạ trên đồng ruộng làm phân bón cho
cây lúa tại chỗ đã được nghiệm thu (xem phụ lục kèm theo) và xử lý rác thải sinh
hoạt tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Viện CNSH đã chuyển giao
công nghệ cho Trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ của Sở Khoa học và
Công nghệ Thừa thiên Huế sản xuất chế phẩm vi sinh sử dụng trong xử lý phế thải
nông nghiệp, rác thải sinh hoạt và bèo tây làm phân bón. Các quy trình công nghệ
đã được nghiệm thu theo quy định (xem văn bản kèm theo). Gần đây Viện cũng đã
thực hiện đề tài Phân lập và chọn lọc vi sinh vật sinh enzyme ngoại bào ở vườn
Quốc gia Bidoup - Núi Bà để tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển các chế phẩm

ứng dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp (Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam). Quy trình công nghệ sản xuất compost hiện nay đang đang
hoàn tất thủ tục để được cấp bằng Sở hữu trí tuệ.
Gần đây, trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số
chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng
phát triển bền vững tại Tây Nguyên, mã số TN3/C01 thực hiện từ năm 2011-2014,
chế phẩm vi sinh vật đa chức năng cho cây chè của Viện Công nghệ sinh học – Viện
Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, là chế phẩm bao gồm các chủng vi sinh
vật cố định đạm, phân giải lân, sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật (Azotobacter
chroococcum, Acetobacter diazotrophicus, Azospirillum lipoferum, Bacillus
megatherium và Aspergillus awamori), được phân lập từ rất nhiều vùng sinh thái và
canh tác các loại cây công nghiệp và nông nghiệp như chè, cà phê, hồ tiêu... Chế
phẩm có công dụng tăng sinh trưởng và năng suất cây, giảm bệnh cho cây, giảm
lượng phân hóa học. Chế phẩm đã được thử nghiệm lên cây chè trong điều kiện chậu
vại cho thấy, các cây ở lô thí nghiệm sinh trưởng tốt, lá đều xanh, to bản, cứng cây,
chiều cao và trọng lượng trung bình cao hơn lô đối chứng cho thấy có thể ứng dụng
vào quá trình canh tác cây chè theo hướng phát triển bền vững. Chế phẩm đã được
triển khai áp dụng vào mô hình canh tác chè theo hướng phát triển bền vững tại Bảo
Lộc – Lâm Đồng từ năm 2011-2014.
- Chế phẩm Vixura của Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam dùng để xử lý phế thải đồng ruộng tạo phân bón hữu cơ.
Thành phần của chế phẩm Vixura, gồm các chủng vi sinh vật phân giải cellulose
như Baccillus stearothemophylus, B.circulans, B.polymyxa, Streptomyces sp. số
lượng 4,6 x 108 CFU/g. Phế thải hữu cơ chè sau khi đã ủ chín, phần lớn chất hữu cơ
được chuyển hóa thành mùn. Mùn hữu cơ có thể được bổ sung khoáng vi lượng và
NPK để hoàn thiện phân bón hữu cơ bón cho cây trồng.
Tuy nhiên, để đáp ứng tốt với các yêu cầu thực tế của các vùng canh tác nông
nghiệp của mỗi địa phương, định mức chăm sóc đối với từng loại cây trồng, Viện
Công nghệ sinh học định hướng phát triển và hoàn thiện các chế phẩm phân bón



hữu cơ vi sinh của mình đặc thù riêng cho từng địa phương, cho từng đối tượng cây
trồng với cách tiếp cận nhân lên và bổ sung ngược lại chính các chủng vi sinh vật có
ích phân lập từ chính các mẫu đất bản địa quay trở lại hệ sinh thái ban đầu.
3.2. Giải pháp về đào tạo
- Cơ quan chủ trì dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ của dự án có đội
ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về giống, kỹ thuật canh tác các loại cây đối
tượng của dự án, kinh nghiệm xử lý và ủ compost từ các phế phụ phẩm nông nghiệp
đầy đủ điều kiện thực hiện các nội dung đào tạo của dự án.
- Hình thức đào tạo: Mở các lớp tập huấn ngắn ngày theo tiến độ dự án; kết
hợp hướng dẫn về lý thuyết với thực hành thực tế và thăm quan mô hình.
- In tài liệu, tờ rơi gửi đến người dân trong vùng dự án.
3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện
Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là Sở Nông nghiệp & PTNT có đủ năng lực
với đội ngũ cán bộ khoa học thuộc các phòng ban và Chi cục, Trung tâm trực thuộc
am hiểu về quy trình sản xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án. Các
đơn vị phối hợp của dự án là các cơ sở có mối quan hệ mật thiết với cơ quan chủ trì
dự án, do đó rất thuận lợi cho quá trình tổ chức, phối hợp thực hiện dự án. Viện hàn
lâm khoa học đơn vị chuyển giao khoa học có đội ngũ cán bộ có hàm lượng khoa
học công nghệ cao, có kinh nghiệm.... Cụ thể:
- Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Quảng Ninh:
+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu
quả nhiệm vụ.
+ Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, Phối hợp
với UBND huyện, thị xã và thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình
triển khai.
+ Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo UBND Tỉnh và các bộ, ngành
liên quan.
- Trung tâm Khuyến nông Tỉnh là đơn vị thực hiện nhiệm vụ của Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh giao.
- Viện Công nghệ sinh học là đơn vị phối hợp thực hiện.
- Phòng Nông nghiệp (Kinh tế) các địa phương nơi triển khai có trách nhiệm
phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Tỉnh để tổ chức theo dõi, hướng dẫn và đánh
giá kết quả.


- Các hộ dân, doanh nghiệp là đối tượng tham gia dự án chịu trách nhiệm thực
hiện các hạng mục đầu tư và cam kết đối ứng
* Kế hoạch thực hiện:
- Khi dự án được phê duyệt, cơ quan chủ trì dự án sẽ xây dựng và thông qua
kế hoạch cụ thể cho quá trình triển khai.
- Ký hợp đồng giữa cơ quan chủ dự án với các đơn vị thực hiện về nội dung
chi tiết để thực hiện dự án, trách nhiệm cụ thể của mỗi bên...
- Chủ dự án sẽ thành lập ban điều hành dự án gồm 3 cán bộ của cơ quan chủ
trì dự án (gồm chủ nhiệm dự án, thư ký dự án, một cán bộ kỹ thuật) phối hợp với
giám đốc, phó giám đốc kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất của các công ty, xí nghiệp
thuộc các cơ quan phối hợp để tổ chức thực hiện dự án.
- Tổ chức hệ thống cộng tác viên tại các địa phương, đơn vị phối hợp được
đào tạo, tập huấn kỹ thuật, phương pháp điều tra theo dõi các chỉ tiêu của dự án.
Các cộng tác viên sẽ là những người cập nhật thường xuyên, định kỳ các số liệu,
thông tin của dự án.
3.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nông sản từ các mô hình của dự án được các cơ sở thu mua, chế biến theo giá
thỏa thuận thông qua mô hình liên kết của dự án xây dựng. Các loại nông sản sau chế
biến sẽ do các cơ sở sản xuất tiêu thụ. Phương thức chia lợi nhuận giữa cơ quan chủ
dự án và đơn vị phối kết hợp theo tỷ lệ phù hợp.
* Dự báo nhu cầu thị trường:
Từ tình trạng mức độ mất vệ sinh an toàn thực phẩm lại cao như tình trạng
hiện nay ở Việt Nam. Nhà nước liên tục thực hiện các biện pháp như tuyên truyền

trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến kích người dân sản xuất và tiêu
thụ các sản phẩm sạch. Là một nước nông nghiệp, đầu tiên chúng ta phải ưu tiên sản
xuất các loại nông sản sạch.
Quảng Ninh với định hướng tăng trưởng xanh, lấy xương sống là phát triển
ngành du lịch lại càng cần phải đi tiên phong trong việc sản xuất tại chỗ các loại
nông sản sạch. Việc phát triển được các làng du lịch sinh thái, trồng rau an toàn sẽ
là một trong những điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến đây.
Ngoài việc giải quyết nhu cầu phục vụ du lịch của tỉnh, kết quả của dự án cũng có
thể mở rộng ra việc cung cấp các loại rau, quả, lương thực sạch cho Thủ đô và các
tỉnh khác trong cả nước.
Mặt khác, EU và các nước khác cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông, lâm sản. Các mặt hàng nông sản Việt
Nam xuất khẩu sang EU gồm cà phê, hạt tiêu, chè, rau, hoa quả, các sản phẩm từ


ngũ cốc... Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu có dấu hiệu giảm sút do vướng mắc các
quy định về chất lượng của các nước nhập khẩu, đặc biệt là việc tồn dư các chất bảo
vệ thực vật cũng như các loại vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả. Ngày 30/6/2013,
EU đã ký quyết định mở lại thị trường nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với điều kiện
Việt Nam phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chính vì vậy, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, sử dụng các chế
phẩm sinh học hữu cơ trong canh tác các loại cây lương thực, rau, hoa quả nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm an toàn là giải pháp cần thiết để lấy
lại uy tín cho các loại nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới, khôi phục các
thị trường truyền thống và phát triển ra các thị trường mới.
Công nghệ canh tác các loại lương thực, rau và cây ăn quả an toàn theo
VietGAP của dự án sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi rất cấp thiết hiện nay của các cơ sở,
các hộ sản xuất các loại nông sản trong cả nước.
* Phương án tiếp thị sản phẩm của Dự án:
Để chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm và rau an toàn cho các cơ sở

sản xuất, cơ quan chủ trì dự án sẽ tổ chức các hội nghị, thăm quan mô hình thực tế,
thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình thông
qua bài báo, video clip, tờ rơi …
Ngoài ra, cơ quan chủ trì dự án có thể tiến hành giới thiệu sản phẩm trên
các phương tiện thông tin đại chúng; tham gia các hội chợ, triển lãm...
3.5. Giải pháp về nguồn vốn
* Đóng góp vốn:
Ngoài nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ của dự án, các địa phương, đơn vị
phối hợp đều có bản cam kết sẽ đầu tư bổ sung kinh phí nhằm đáp ứng đủ vốn để
triển khai mô hình sản xuất nông sản sạch (tiến tới hữu cơ) theo đúng nội dung, qui
mô dự án đã xây dựng.
* Phương án huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tham
gia dự án:
Các đơn vị, địa phương phối hợp tham gia dự án có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ
thuật như đất canh tác, giống cây, các điều kiện chăm sóc cây, lao động...để thực hiện
dự án.
Nguồn vốn khác của dự án do các đơn vị, địa phương, hộ trồng 5 loại cây đối
tượng của dự án tham gia dự án đóng góp: 100% chi phí lao động phổ thông là nguồn
vốn huy động từ các hộ dân và cơ sở chế biến. Các hộ dân, các cơ sở còn đóng góp các
vật tư tự tạo được như phân hữu cơ, vật liệu tủ, dụng cụ sản xuất...
* Phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước:


Nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ được sử dụng để mua sắm nguyên nhiên vật
liệu, năng lượng, một số thiết bị để xây dựng mô hình sản xuất chè, chi phí phục vụ
nội dung chuyển giao công nghệ, tổ chức thực hiện và quản lý dự án. Chủ nhiệm dự
án và cơ quan chủ trì dự án cam kết thực hiện việc sử dụng kinh phí nhà nước hỗ trợ
đúng mục đích và đúng qui định hiện hành.
- Tổng kinh phí cần thiết của dự án: 3.524.590 triệu đồng
Trong đó:

+ Vốn NSNN:
+ Vốn đối ứng của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp:

2.656.000.000 đồng;
868.590.000 đồng

* Phân kỳ đầu tư: (Có phụ lục kèm theo)

* Cơ chế chính sách:
- Đối với trình diễn mô hình khuyến nông; tập huấn, đào tạo và hướng dẫn
chuyển giao quy trình sản xuất; thông tin, tuyên truyền, hội thảo: Thực hiện theo
qui định của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ và
Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài
chính - Bộ Nông nghiệp & PTNT.
- Đối với diện tích nhân rộng: Đề nghị Tỉnh cho phép vận dụng cơ chế hỗ trợ
theo qui định tại Quyết định số 2901/2014/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2014
của UBND tỉnh để hỗ trợ đối với các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi chung là
người sản xuất) tham gia thực hiện dự án.
- Các doanh nghiệp có dự án đầu tư liên kết sản xuất, thu gom, sơ chế được
hưởng chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh
Quảng Ninh theo Quyết định 1066/2015/QĐ-UBND ngày 21/4/2015 của UBND tỉnh
Quảng Ninh.
Trên cơ sở đó, đề nghị UBND Tỉnh chấp thuận các cơ chế đầu tư cụ thể đối
với từng nội dung như sau:
a) Đối với các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia Dự án:
- Hỗ trợ về vật tư để sản xuất (giống, vật tư thiết yếu, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật):
+ Đối với mô hình trình diễn: Hỗ trợ theo Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể là: Hỗ trợ 100% giống, 50% vật tư

thiết yếu, phân bón, thuốc BVTV,....
+ Đối với mô hình mở rộng: Hỗ trợ 60% chi phí mua giống, tối đa không quá
100 triệu đồng/người sản xuất/dự án đối với địa bàn các xã hoặc thôn, bản đặc biệt


khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; đối với những vùng còn lại hỗ trợ 40% chi phí
mua giống, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án, hỗ trợ 1 lần trên
diện tích chuyển đổi.
- Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm:
+ Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng trang thiết bị sản xuất compost
+ Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến tối đa không
quá 02 tỷ đồng/người sản xuất/dự án.
- Hỗ trợ 100% kinh phí mở lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ, tham quan học tập
kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.
b) Các doanh nghiệp tham gia thực hiện Dự án:
Cơ chế chính sách hỗ trợ áp dụng theo quy định tại Nghị định số
210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là:
Doanh nghiệp đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản thuộc 5 loại cây đối
tượng của dự án: Hỗ trợ không quá 60% chi phí và tổng mức hỗ trợ không quá 5 tỷ
đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị.
3.6. Phạm vi, đối tượng hỗ trợ
Phạm vi đối tượng được hỗ trợ của dự án là các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp, hợp tác xã các diện tích trồng lúa phù hợp được quy hoạch trong vùng sản
xuất lúa chất lượng cao.
4. Tiến độ thực hiện:
Thời gian thực hiện dự án từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2017.
T
T


Các nội dung,
công việc thực
hiện chủ yếu

1

2

Sản phẩm

Thời gian

phải đạt

(BĐ-KT)

Người, cơ quan
thực hiện

3

4

5

1

Xây dựng thuyết Thuyết minh dự án
minh chi tiết dự được UBND tỉnh phê
án

duyệt

04/2016

Sở NN&PTNT

2

Điều tra bổ sung Báo cáo kết quả điều

7/2016

Trung tâm Khuyến


3

4

5

điều
kiện
tự
nhiên, kinh tế xã
hội, sản xuất các
loại nông sản là
đối tượng của
vùng dự án, số
liệu về nguyên

liệu ủ compost
(thân ngô, phế
phụ phẩm từ quá
trình chăn nuôi
gia súc, gia cầm)

tra bổ sung điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã
hội, sản xuất các loại
nông sản là đối tượng
của vùng dự án, số liệu
về nguyên liệu đầu vào
của dự án (thân ngô,
phế phụ phẩm từ quá
trình chăn nuôi gia súc,
gia cầm)

Phân tích, đánh
giá thực trạng đất
canh tác các loại
cây là đối tượng
của dự án

Báo cáo kết quả phân
tích thành phần vi sinh
vật tổng, thành phần vi
sinh vật có hại, thành
phần vi sinh vật có lợi
và thành phần đa
lượng, trung lượng và

vi lượng của các mẫu
đất

7-8/2016

Viện Hàn lâm
Khoa học và Công
nghệ VN

Xây dựng cơ sở Khu vực ủ compost có
vật chất cho ủ giao thông thuận lợi,
compost
có đầy đủ điều kiện
chứa nguyên vật liệu
(đầu vào, đầu ra), trang
thiết bị cần thiết...

7-8/2016

Trung tâm Khuyến
nông Tỉnh

9-10/2016

Viện Hàn lâm
Khoa học và Công
nghệ VN

Xây dựng quy Quy trình ủ compost ở
trình ủ compost quy mô 20-100 m3/mẻ

sử dụng nguyên
liệu thân ngô và
phân gia súc, gia
cầm

nông Tỉnh


6

7

Đánh giá khảo
nghiệm
chất
lượng
compost
chín

Phiếu kiểm định chất
lượng compost theo
tiêu chuẩn về phân bón
hữu cơ được quy định
tại
Thông

41/2014/TTBNNPTNT

Xây dựng mô
hình trình diễn

các sản phẩm
compost bổ sung
vi sinh vật chức
năng phù hợp cho
các loại cây là đối
tượng của dự án
theo hướng phát
triển bền vững

05 mô hình ứng dụng
chế phẩm phân bón vi
sinh (compost kết hợp
với vi sinh vật chức
năng) cho 5 đối tượng
cây của dự án (lúa,
ngô, cà gai leo, chanh
đào, rau). Mỗi mô hình
thực hiện 2-3 vụ trên
diện tích 1 ha. Năng
suất mỗi loại cây tăng
10-20%, giá trị sản
phẩm tăng 15-30% và
hiệu quả kinh tế của
mô hình tăng trên 25%
so với ngoài mô hình.
Các loại cây có điều
kiện canh tác sử dụng
phân hữu cơ thông
thường sẽ được sử
dụng hoàn toàn bằng

phân bón hữu cơ vi
sinh. Dự kiến giảm
lượng phân bón hóa
học, thay bằng chế
phẩm của dự án từ 2535%.
- Các hộ dân tham gia
xây dựng mô hình có

12/2016

6/201610/2017

Trung tâm Khuyến
nông Tỉnh gửi mẫu
tại Tổng cục Tiêu
chuẩn đo lường
chất lượng

Trung tâm
Khuyến nông
Tỉnh và Viện Hàn
lâm Khoa học và
công nghệ Việt
Nam


×