Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.81 KB, 153 trang )

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC
GIÁO TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
(Được thẩm định tại Hội đồng khoa học theo Quyết định số 170A mgày 20
tháng 5 năm 2006 của Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 –
Trung tâm Ứng dụng)
Tác giả: ThS. Ngô Thị Thái Sơn

VỚI BẠN ĐỌC
Bạn đang có trong tay một trong số 18 giáo trình và tuyển tập của bộ tài liệu
đào tạo giáo viên mầm non do tập thể giảng viên Khoa Sư phạm Mầm non
trường Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 biên soạn.
Giáo trình "Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn
học ở trường mầm non" chứa đựng không chỉ những thông tin cập nhật về cơ
sở và cách thức vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ làm
quen với văn học còn còn cả những hoạt động để giúp bạn từng bước tự
mình nắm bắt nội dung bài học.
Giáo trình gồm hai phần với tổng số 10 bài học. Mỗi bài học là một đơn
vị trọn vẹn, được bắt đầu bằng những nhục tiêu cần đạt. Bạn có thể căn cứ
những mục tiêu bài học để tự mình đánh giá kết quả học tập của bản thân
sau mỗi bài.
Mục THỰC HÀNH là hoạt động dành cho bạn. Những bài tập nhỏ sẽ
giúp bạn tích cực đồng hành cùng tác giả, từng bước đi tới nhục tiêu bài học.
Trong mục TÌM ĐỌC là những tài liệu rất cần cho bạn Hãy đừng bỏ qua
tài liệu nào trước khi chuyển qua phần sau cùng của bài.


Ở hầu hết các bài, trong mục CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP, ngoài câu hỏi
nâng cao là bài tập với yêu cầu lập dàn ý. Khi thực hiện bài tập này, bạn cố


gắng nhớ lại bài học. Thực hiện đúng, không chỉ giúp bạn nắm chắc bài học
mà còn tạo cơ hội để bạn tự rèn miện tự nhớ và nâng dần khả năng khái quát
hoá. Nếu có thể, bạn đừng ngần ngại làm cho sơ đồ thêm chi tiết.
Chúng tôi rất vui ngừng nhận được những ý kiến xây dựng của bạn.
Xin chân thành cảm ơn và chúc bạn thành công!
TÁC GIẢ

MỤC TIÊU CHUNG
Khi làm việc với tài liệu này, người học sẽ nắm được những kiến thức
và kĩ năng về phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với TPVH trong trường
MN. Cụ thể là:
1. Hiểu được vai trò của văn học và nhiệm vụ của việc cho trẻ làm quen
với TPVH và kịch ở trường MN.
2. Hiểu được những tri thức khoa học về đặc điểm cảm thụ văn hóc và
khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình làm quen với TPVH.
3. Trình bày và vận dụng được những tri thức khoa học về hình thức,
phương pháp, biện pháp tổ chức môi trường và tổ chức các dạng hoạt
động cho trẻ làm quen với TPVH ở trường MN.
4. Lựa chọn, phối hợp, lồng ghép các hoạt động thích hợp cho trẻ trong
quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn học.
5. Lập được kế hoạch tổ chức và thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ làm
quen TPVH đảm bảo tính thẩm mĩ, khích lệ và tạo điều kiện để trẻ nâng
cao khả năng cảm thụ và khả năng tham gia vào quá trình khám phá,
thể nghiệm về TPVH ở trường MN.
6. Tự trau dồi năng lực cảm thụ văn học và khả năng diễn đạt bằng ngôn
ngữ truyền cảm.


7. Có năng lực quan sát, phân tích và đánh giá trẻ trong quá trình làm
quen với TPVH. Từ đó, có thể vận dụng, đề ra kế hoạch và phương

pháp để xử lí nhằm dạt được yêu cầu kích thích tính tích cực và nâng
cao khả năng cảm thụ văn học, khả năng sử dụng ngôn ngữ văn học
trong các hoạt động (giao tiếp, kể chuyện...) cho trẻ MN.
8. Hình thành và phát triển lòng say mê, ham thích học hỏi, tìm tòi khám
phá cái mới trong học tập để nắm vững và vận dụng được các hình
thức, phương pháp, biện pháp tổ chức môi trường và quá trình cho trẻ
MN làm quen với văn học. Tin tưởng vào sự thành công của bản thân
trong học tập và nghề nghiệp.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CSGD: chăm sóc giáo dục
NXBGD: nhà xuất bản Giáo dục
MGB: mẫu giáo bé
MGN: mẫu giáo nhỡ
MGL: mẫu giáo lớn
MN: mầm non
TPVH: tác phẩm văn học
HĐC: hoạt động chung
HĐG: hoạt động góc

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Phần này gồm các bài trình bày về những vấn đề cơ sở của việc đề ra
các phương pháp và hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với TPVH ở trường
MN. Vì thế nghiên cứu các bài ở phần này, bạn sẽ:


1. Hiểu được vai trò cửa văn học và nhiệm vụ của việc cho trẻ làm
quen với TPVH ở trường MN.
2. Hiểu được những tri thức khoa học về đặc điểm cảm thụ văn học và
khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình làm quen với TPVH.

3. Trình bày được những tri thức khoa học về các phương pháp và
hình thức tổ chức cho trẻ làm quen vô TPVH ở trường MN.

Bài 1: Ý NGHĨA CỦA VĂN HỌC TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TPVH

“Chắc chắn tôi không thể nào truyền đạt lại cho được thật đầy đủ và rõ
ràng nỗi kinh ngạc của tôi lớn lao như thế nào, khi tôi cảm thấy rằng hầu như
mỗi quyển sách mở ra trước mắt tôi cánh cửa nhìn vào một thế giới lạ kì,
chưa từng biết, kể cho tôi nghe về những con người, những tình cảm, những
suy nghĩ và những mối quan hệ mà xưa nay tôi chưa từng thấy, từng hay.”
(A.M. Gorki, "Tôi đã học như thế nào?")
Văn học với sức hấp dẫn hì lạ mà A.M Gorhi nói tới trên đây sẽ
mang lại lợi ích gì cho trẻ thơ; Nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động cho
trẻ làm quen với TPVH ở trường MN là gì?
Bài này sẽ giúp bạn:
1. Trình bày và lấy được ví dụ ninh hoạ về vai trò của văn học trong sự
phát triển toàn diện của trẻ.
2. Trình bày và giải thích được các nhiệm vụ cơ bản của việc tổ chức
hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH ở trường MN.

Ý NGHĨA CỦA VĂN HỌC TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ


THỰC HÀNH
Từ những kiến thức về đặc điểm tâm lý của trẻ MN và kiến thức văn
học đã biết của bản thân, theo bạn, văn học có thể mang lại cho trẻ thơ
những lợi ích gì?
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ thơ Mỗi TPVH: với
nội dung lí thú cùng những hình tượng nghệ thuật trong sáng, luôn có sức lôi
cuốn sự chú ý, đem lại niềm vui thích cho trẻ nhỏ, đồng thời cũng mang lại

những tác dụng giáo dục lớn lao. Vì thế, từ lâu, văn học được xem như là một
trong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, đạo
đức và thẩm mĩ.
Văn học góp phần giáo dục nhận thức cho trẻ
Văn học là tấm gương phản ánh muôn mặt hiện thực cuộc sống. Cuộc
sống ấy bao gồm cả thế giới tự nhiên và xã hội. Những chuyện kể, truyện dân
gian, những bài thơ hiện thực vừa sức là một trong các hình thức nhận thức
thế giới của trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
Ở tuổi nhà trẻ, thông qua việc làm quen với các tác phẩm có nội dung
đơn giản, gần gũi, trẻ nhỏ sẽ được cung cấp một số kiến thức đơn giản về
thiên nhiên và sinh hoạt xã hội xung quanh, củng cố và tổng hợp những kiến
thức của các bài học khác. Từ đó, vốn hiểu biết và vốn từ của trẻ ngày càng
được phong phú và chính xác hơn. Ví dụ: trứng vịt thì nở ra vịt con ("Quả
trứng"), lửa thì ấm áp ("Thồ ngoan), trái thị thì có mùi thơm ("Quả thị"), Vịt thì
biết bên, gà thì dùng chân bới được đất ("Đôi bạn khô"), chim thì có cánh và
bay trên trái, cá thể bơi dưới tước (chim và cá), gà thì ăn thóc (thơ "Con gà")
hoa cà thì có màu tim tím, hoa huệ có màu trắng ("Hoa nở")...
Ở tuổi mẫu giáo, ý nghĩa của việc mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về văn
học ở mỗi lĩnh vực bao gồm việc trang bị một số kiến thức như sau:
Về tự nhiên:
Các tác phẩm viết về đề tài này đã thông qua các hình tượng nghệ
thuật có khi là nhỏ bé, ngộ nghĩnh, có lúc là kì ảo, bất ngờ để giúp trẻ:


+ Làm quen và có được những hiểu biết ban đầu một cách khoa học,
chính xác theo quan niệm duy vật biện chứng về các hiện tượng thiên nhiên,
về đặc điểm thời tiết và các mùa trong năm.
+ Cung cấp, củng cố, mở rộng sự hiểu biết về tên gọi, đặc điểm màu
sắc, hình dáng, đặc điểm thức ăn, môi trường sống và quá trình sinh trưởng
của các loài cây và con trong thế giới động vật và thực vật.

THỰC HÀNH
Bạn hãy kể tên các TPVH viết về đề tài thiên nhiên về súc vật và cỏ cây
có trong chương trình Chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi mà bạn biết và
xác định ý nghĩa của chúng trong việc mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về thế giới
thiên nhiên?
Về xã hội:
Thần thoại và truyền thuyết cùng các bài đồng dao dân gian, với những
những hình tượng bay bổng, kì vĩ sẽ đem lại cho trẻ sự hiểu biết về cuộc
sống lao động và đấu tranh chống thiên nhiên, chống ngoại xâm, cùng các
phong tục, tập quán của cha ông ta từ xa xưa. Truyện đồng thoại, truyện ngắn
và các bài thơ viết về đề tài sinh hoạt xã hội sẽ cung cấp những hiểu biết về
các chuẩn mực đạo đức của con người và hiện thực cuộc sống sôi động đang
diễn ra trong xã hội của chúng ta.
THỰC HÀNH
Bạn hãy thử nêu ý nghĩa của việc mở rộng sự hiểu biết cho trẻ về xã
hội qua các truyện "Thánh Gióng", "Sơn Tinh Thuỷ Tinh, "Sự tích bánh chưng
bánh dày", "Bác Gấu Đen và hai chú Thỏ", "Chú Dê Đen"... (Chương trình
CSGD từ từ 3 đến 6 tuổi)
Về ngôn ngữ và các quá trình tâm lí
Có thể nói rằng, việc cho trẻ làm quen với TPVH ở trường MN mang lại
ý nghĩa lớn lao trong việc góp phần phát triển năng lực nhận thức cho trẻ. Bởi


vì, quá trình này góp phần phát triển ngôn ngữ và phát triển các quá trình tâm
lí của trẻ.
Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu để xây dựng các hình tượng
nghệ thuật phản ánh hiện thực của cuộc sống. Trẻ nhỏ do chưa biết chữ nên
việc tiếp nhận TPVH phải thông qua người lớn. Khi nghe đọc, kể TPVH, trẻ
cần phải tưởng tượng tái tạo các hình ảnh được ngôn ngữ thể hiện, phải sắp
xếp, phân tích các hình ảnh đã tường tượng ra để hiểu và đánh giá đúng về

các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Vì thế, có thể nói rằng, quá trình
tiếp nhận, lĩnh hội giá trị của TPVH sẽ tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội phát
triển khả năng chú ý, xúc cảm tướng tượng, tư duy, trí nhớ. Trong quá trình
này, trẻ cũng được phát triển khả năng nghe, nói và phát triển vốn từ cả về số
lượng và chất lượng. Đồng thời, trẻ cũng học được nhiều mẫu câu, nhiều
cách diễn đạt súc tích, mạch lạc. Các nhà giáo dục từ lâu đã khẳng định rằng,
ngôn ngữ nghệ thuật có ảnh hướng lớn lao đến sự phát triển ngôn ngữ (bao
gồm cả phát âm, ngữ pháp và vốn từ) của trẻ.
Văn học có vai trò quan trọng trong việc góp phần mở rộng sự
hiểu biết về thế giới xung quanh, đồng thời góp phần phát triển năng lực
nhận thức cho trẻ.
Văn học góp phần giáo dục đạo đức cho trẻ
TPVH luôn mở ra trước mắt trẻ một thế giới tâm hồn phong phú, khơi
gợi và kích thích trẻ đến với những đặc tính riêng biệt của nhân cách và bước
vào thế giới nội tâm của các nhân vật. Chính trong quá trình làm quen với các
TPVH, trẻ sẽ làm quen và học cách biết đồng cảm với các nhân vật trong mỗi
tác phẩm, đồng thời, bắt đầu chú ý tới thái độ, linh cảm của những người gần
gũi xung quanh. Đây chính là cơ sở để dần hình thành những xúc cảm, tình
cảm lành mạnh ở trẻ. "Thực tế đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được giáo dục
dựa trên những tấm gương thông qua những hình tượng nhân vật văn học
điển hình, mẫu mực về tính nhân văn thì trong các câu chuyện của mình, trẻ
luôn thể hiện mình là người công bằng, hay bảo vệ những người bị xúc phạm,
yếu đuối và lên án những kẻ độc ác. "


Việc cho trẻ làm quen với văn học thường được bắt đầu bằng cách
hướng dẫn trẻ làm quen với các TPVH dân gian, như ca dao, tục ngữ, các
truyện thần thoại và cổ tích... Sau đó là những truyện ngắn, những bài thơ
phù hợp, gần gũi với trẻ. Các TPVH dân gian mang đến cho trẻ nhỏ những
bài học gì?

Thần thoại, thể loại văn học ra đời sớm nhất của con người, với những
hình tượng kì vĩ, bay bổng, giàu tính thẩm mĩ, cùng các vị thần và bán thần sẽ
góp phần chắp cánh cho trí tưởng tượng và nuôi dưỡng ước mơ của trẻ.
Truyền thuyết, với những nhân vật lịch sử trong đấu tranh của dân tộc
chống giặc ngoại xâm, là một trong những phương tiện giáo dục truyền thống
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn, cảm phục của trẻ nhỏ với các
anh hùng có công trong công cuộc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.
Truyện cổ tích dân gian, với lối kết thúc có hậu cùng những nhân vật
chính diện luôn chăm chỉ lao động, giàu lòng dũng cảm, luôn bảo vệ những
người bất hạnh, nghèo khổ, và với nội dung tư tưởng sâu sắc, sẽ mang lại
cho trẻ nhỏ những bài học về lòng nhân hậu, về tình bạn chân thành, lòng
dũng cảm và sự lạc quan. Những nội dung này sẽ góp phần hình thành ở trẻ
thái độ biết chia sẻ, cảm thông, đồng tình, yêu mến cái thiện, lên án và phản
đối sự bất công.
Ca dao dân gian luôn ngợi ca lao động và cảnh đẹp của quê hương đất
nước, ngợi ca tình cảm yêu thương, gắn bó của mọi người trong gia đình và
cộng đồng sẽ mang lại cho trẻ những bài học đầu tiên, cần thiết về tình yêu
quê hương, tình yêu lao động, tình yêu cha mẹ, ông bà và những người thân.
Qua bao nhiêu thế kỉ, truyện kể và thơ ca dân gian đã khéo léo và
tình cảm giúp cho trẻ nhỏ gần gũi với vốn văn hoá cao quý của dân tộc.
THỰC HÀNH
Bạn hãy nêu một TPVH dân gian Việt Nam có thể kể cho trẻ nghe mà
bạn yêu thích. Theo bạn tác phẩn đó mang lại ý nghĩa gì về việc giáo dục đạo
đức cho trẻ nhỏ?


Các TPVH viết dành cho trẻ em mang lại ý nghĩa gì? Các bài thơ, câu
chuyện viết về đề tài sinh hoạt, về người thật việc thật, về lãnh tụ... luôn thể
hiện những mong muốn chân thành của các nhà văn, nhà thơ đối với trẻ. Họ
mong sao cho trẻ nhỏ lớn lên sẽ là những người khoẻ mạnh, có những phẩm

chất tốt đẹp của con người mới theo năm điều Bác dạy, biết yêu kính và nhớ
ơn các anh hùng và lãnh tụ của dân tộc.
Các tác phẩm viết về súc vật, cỏ cây mang lại cho trẻ những bài học về
tình yêu và thái độ biết chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên cùng súc vật, cỏ cây
trong thế giới xung quanh.
Có thể nói rằng, "...TPVH thiếu nhi giúp trẻ xác lập một thái độ đối với
các hiện tượng của cuộc đời xung quanh, đối với các hành vi của con người
và giúp cho việc giáo dục những cơ sở về đạo đức cộng sản chủ nghĩa. (V.V
Septsenko - "Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ") Cùng với ý nghĩa to lớn
trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất tốt đẹp, cần có của mỗi con
người, việc tiếp nhận TPVH còn giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp ngân vang
về âm thanh và ý nghĩa của từ, của câu trong ngôn ngữ dân tộc. Từ đó góp
phần hình thành ở trẻ tình cảm yêu mến, trân trọng và giữ gìn tiếng Việt. Vì
thế, cần giáo dục lòng yêu ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ nhỏ từ tuổi ấu thơ.
Đây chính là cơ sở giúp trẻ giữ mãi tình yêu đối với văn học nước nhà. Nhiều
nhà giáo dục MN đã nhận định rằng, tình yêu thiên nhiên vốn là khởi điểm của
lòng yêu nước, còn tình yêu tiếng mẹ đẻ sẽ có vai trò to lớn trong việc giáo
dục tình yêu Tổ quốc cho trẻ.
Bằng tiếng nói riêng của mình, văn học tác động vào trái tim giàu
tình cảm của trẻ thơ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng sâu sắc để rồi
dạy trẻ bao điều hay và lẽ phải. Đó chính là những bài học đầu tiên về
đạo đức nhưng cơ bản, cần có ở mỗi con người trong suốt cuộc đời.
Văn học góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
Văn học ảnh hưởng to lớn đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.
Trước hết, thông qua việc làm quen với các TPVH, trẻ cảm nhận được
vẻ đẹp ngân vang cả về âm thanh và ngữ nghĩa của ngôn ngữ văn học, cảm


nhận được vẻ đẹp trong các những hình tượng nghệ thuật tươi sáng, trong
những vần thơ giàu nhạc điệu và chuẩn xác, biểu cảm. Từ đó, trẻ cảm nhận

được vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên và hành vi ứng xử của con
người trong giao tiếp trong cuộc sống nói chung. Đồng thời văn học cũng giúp
trẻ nhận ra được và phê phán, tránh xa những điều chưa hay, chưa đẹp trong
tình cảm, trong cách cư xử hằng ngày của con người.
Có thể bắt gặp hàng loạt những bài thơ, câu chuyện có trong chương
trình truyện - thơ như "Hoa kết trái", "Trăng ơi... từ đâu đến", "Trăng sáng",
"Bác Gấu đen và hai chú Thỏ", "Củ cải trắng"... tạo được sức hấp dẫn và lôi
cuốn trẻ bởi những hình ảnh trong sáng, từ ngữ giàu âm thanh và nhịp điệu,
bởi những hình tượng nhân vật vừa quen thuộc vừa lạ lẫm. Và rồi từ đó, bằng
chính trái tim mình, trẻ sẽ tiếp nhận vẻ đẹp của sự phong phú về tên gọi và
màu sắc của các loại hoa trong thiên nhiên, vẻ đẹp của ánh trăng, vẻ đẹp của
lòng tết và sự vị tha, của sự quan tâm và thái độ ân cần biết chia sẻ và sẵn
sàng giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn...
Khẳng định ý nghĩa giáo dục thẩm mĩ của văn học, A.B. Zapadogiet,
nhà tâm lí học trẻ em (người Nga) đã viết: "ý nghĩa to lớn của giáo dục thẩm
mĩ hợp lí thông qua việc cho trẻ làm quen với văn học không chỉ ở chỗ nó
hình thành ở trẻ kiến thức, kĩ năng hoặc quá trình tâm lí riêng lẻ mà ở chỗ nó
thay đổi thái độ của trẻ đối với hiện thực khách quan, tác động đến sự hình
thành các động cơ hoạt động cao hơn. "
Văn học là phương tiện giao tiếp, giải trí và liệu pháp y tế
Nội dung của các TPVH được làm quen cùng nhưng cảm xúc dâng trào
về các hình tượng nhân vật trong tác phẩm có tác dụng giải toả những khó
chịu, buồn bực trước đó, đồng thời thúc đẩy trẻ có nhu cầu chia sẻ, trò
chuyện cùng cô và bạn bè. Vì thế, có thể nói rằng, văn học là phương tiện
giao tiếp, giải trí và liệu pháp y tế của trẻ.
THỰC HÀNH


Bạn hãy trao đổi và chia sẻ cách hiểu của bạn về các ý nghĩa này một
cách cụ thể với các bạn trong lớp. Lấy ví dụ minh hoạ nề các ý nghĩa đó.

Văn học không đem lại những kiến thúc cụ thể, chính xác như các
môn khoa học cơ bản. Thông qua các hình tượng nghệ thuật được xây
dựng bằng ngôn ngữ, văn học góp phần mở rộng sự hiểu biết của trẻ về
thế giới xung quanh, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, cảm
nhận cái đẹp của thiên nhiên và hành vi cư xử của con người. Đồng thời
văn học làm phong phú thêm cho biểu tượng về cuộc sống xung quanh,
phát triển khả năng tưởng tượng, tư duy, trí nhớ ngôn ngữ của trẻ, từ
đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, súc vật cỏ cây và yêu quí tiếng mẹ
đẻ.

NHIỆM VỤ CỦA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TPVH
Truyền cho trẻ cảm xúc và tình yêu văn học
Trẻ nhỏ vốn giàu cảm xúc. Văn học, do đặc trưng riêng của mình, đến
với con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng bằng con đường tình cảm, bằng
sự cảm nhận từ trái tim. Vì thế, việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với
TPVH, nhất thiết phải tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, tích cực, tự tin, phải tạo
nhiều cơ hội để trẻ bộc lộ cả cảm xúc bên trong lẫn cảm xúc bên ngoài về các
hình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm. Từ đó, người dạy văn học cần tạo
ra ở trẻ một mong muốn được nghe đọc, kể TPVH, được tham gia vào các
hoạt động nghệ thuật ở trường mẫu giáo như đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ
cho cô và các bạn nghe. Đó chính là giáo dục về tình yêu đối với văn học.
Giúp trẻ tiếp nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của TPVH
Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống. Vì thế, văn học là một trong
những hình thức nhận thức thế giới hấp dẫn của trẻ. Khi cho trẻ làm quen với
mỗi TPVH cụ thể, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các
phương pháp, biện pháp dạy học để giúp trẻ nắm bắt được các nhân vật
cùng những hành động và động cơ hành động của nhân vật được thể hiện


trong các câu chuyện, nắm bắt được hình ảnh trung tâm cùng các hình ảnh

tiêu biểu trong các bài thơ được làm quen. Thông qua văn học, giáo viên phải
giúp trẻ nhận ra những hình thức biểu đạt tinh tế, giàu hình ảnh và sống động
của câu, của từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ, góp phần mở rộng sự hiểu biết về thế
giới xung quanh, bồi dưỡng năng lực nhận thức, giáo dục những phẩm chất
đạo đức, ước mơ cao đẹp và tình cảm thẩm mĩ lành mạnh cho trẻ.
Hình thành và phát triển khả năng cảm thụ văn học cho trẻ
Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, chúng
ta cần tạo điều kiện để từng bước hình thành và rèn luyện cho trẻ nhỏ khả
năng biết rung cảm, khả năng tự cảm nhận và tự lĩnh hội cái hay, cái đẹp,
nhất là cái đẹp trong tâm hồn con người trong quá trình trẻ được nghe và tiếp
nhận tác phẩm. Nhiệm vụ này gắn liền với yêu cầu mở rộng vốn từ và kinh
nghiệm sống cho trẻ, bởi vì, sự phong phú về vốn từ và kinh nghiệm sống là
cơ sở để trẻ tưởng tượng tái tạo và tư duy trong quá trình tiếp nhận giá trị của
TPVH.
“Khi đứa trẻ tự cảm nhận được những ngôn từ thì chính những ngôn từ
đó đã giải thích cho đứa trẻ về thiên nhiên mà không cần bất kỳ lối diễn giải
nào khác. Những ngôn từ đó cũng sẽ giúp trẻ làm quen với những đặc tính về
con người, về thế giới xung quanh, về xã hội mà chúng ta đang sống, về lịch
sử cũng như về những thành quả của con người mà không một nhà lịch sử
nào có thể ghi chép được.” (K.Đ. Usinxki)
Phát triển ngôn ngữ và rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ cho
trẻ
Trong quá trình tham gia vào hoạt động làm quen với văn học, dưới sự
dẫn dắt của giáo viên, trẻ sẽ lắng nghe và thảo luận cùng cô và bạn về các
hình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm và bày tỏ nhưng suy nghĩ của bản
thân. Chính trong quá trình này, giáo viên cần chú ý hướng dẫn và hình thành
ở trẻ khả năng biết sử dụng ngôn ngữ văn học trong việc bày tỏ cảm xúc và
suy nghĩ của cá nhân một cách biểu cảm và mạch lạc, trong việc kể chuyện
về các hiện tượng, cảnh vật xung quanh.



Hình thành ở trẻ khả năng hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể
Nhiệm vụ này yêu cầu giáo viên giúp trẻ rèn luyện khả năng hoạt động
độc lập (biết tự lựa chọn các phương tiện, đồ dùng và vật liệu để thể hiện
cảm nhận của cá nhân về TPVH). Đồng thời cần hình thành ở trẻ kĩ năng phối
hợp, hợp tác trong các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm (biết thực hiện
nhiệm vụ của mình và chia sẻ khó khăn với bạn trong nhóm, biết đánh giá khả
năng thể hiện nghệ thuật của bản thân và người khác khi tham gia hoạt động
làm quen với TPVH...).
Các nhiệm vụ của việc cho trẻ làm quen với TPVH trình bày trên đây có
mối quan hệ chặt chẽ. Tạo lập cảm xúc và tình yêu văn học là nội dung của
nhiệm vụ đầu tiên, nhưng cũng là kết quả có được của việc thực hiện tết các
nhiệm vụ sau. Ngược lại; quá trình giáo dục việc tiếp nhận giá trị nội dung và
nghệ thuật của TPVH sẽ đòi hỏi và tạo ra những cơ hội cho trẻ trải nghiệm,
thực hành các kĩ năng hoạt động độc lập và phối hợp cùng cô và các bạn,
thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ..., từ đó hình thành tình yêu với văn
học.
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu và là một trong những cách
thức nhận biết thế giới hấp dẫn của trẻ thơ. Vì thế, trường MN cần phải
tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. Tuy nhiên, văn học chỉ
có thể là món ăn tinh thần và hấp dẫn trẻ khi mỗi giáo viên MN có ý thức
rằng, trẻ nhỏ không chỉ cần học thuộc những ngôn từ có trong các
TPVH, mà còn cần có cách học chúng, tin tưởng vào lời nói cua giáo
viên - người không cho dạy chúng nhiều điều hay, mà còn giúp chúng
hiểu được tác phẩm một cách dễ dàng và thoải mái.
CÂU HỎI
1. Hãy phân tích một vài TPVH dành cho trẻ MN, và chỉ ra các ý nghĩa cơ
bản của tác phẩm đó đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về các mặt
nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, phương tiện giao tiếp, giải trí và liệu
pháp y tế.



2. Hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để xác định mối quan hệ giữa
các nhiệm vụ của việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với TPVH.
3. Theo bạn, ngoài các nhiệm vụ trên đây trong tổ chức hoạt động cho trẻ
làm quen với TPVH, có cần đưa thêm nhiệm vụ nào không? Nếu có,
hãy chia sẻ cùng các bạn trong nhóm học tập của bạn.
TÌM ĐỌC
1. M.K. Bogoliupxkaia và V.V. Septsenko, "Đọc và kể chuyện văn học ở
vườn trẻ", NXB Giáo dục, 1978, trang 3 -15.
2. Nhiều tác giả, "Văn học trẻ em", NXB Kim Đồng, 1986.
3. Ngô Thị Thái Sơn (sưu tầm và giới thiệu), "Những bài viết về văn học
dành cho trẻ thơ", Trường CĐSPMGTW3, 2004 - Lưu hành nội bộ.
4. Nguyễn Thu Thuỷ, "Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ", NXB
Giáo dục, 1986, trang 5 - 13.
5. Nguyễn Ánh Tuyết, "Giáo dục mầm non - những vấn đề lí luận và thực
tiễn", Phần V, "Giáo dục thẩm mĩ", NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2004, trang 233 - 274.

Bài 2: ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TPVH
Bài này sẽ giúp bạn:
1. Trình bày được các giai đoạn của quá trình cảm thụ văn học và các yếu
tố định hướng đến khả năng cảm thụ văn học của trẻ MN.
2. Trình bày và lấy được ví dụ ninh hoạ về đặc điểm chung và những biểu
hiện cảm thụ văn học của trẻ MN.
3. Giải thích được một số nguyên tắc cơ bản cần chú ý của việc vận dụng
các phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ
làm quen với TPVH.



4. Trình bày được cơ sở, mức độ và những biểu hiện sáng tạo của trẻ
trong hoạt động làm quen với TPVH.

CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CẢM THỤ VĂN HỌC
THỰC HÀNH
Chắc chắn bạn đã từng đọc không ít các TPVH và tiếp nhận được điều
gì đó từ chính các trang viết ấy. Vậy theo bạn cảm thụ văn học là gì?
Cảm thụ văn học là gì?
Cảm thụ văn học là một hoạt động có cấu trúc tâm lí phức tạp, bao gồm
tưởng tượng, tư duy, xúc cảm và mang tính độc đáo riêng ở từng người. Từ
những góc độ khác nhau, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cảm thụ văn
học.
Ở góc độ tâm lí, cảm thụ văn học là hình ảnh tâm lí được tạo ra bởi
cảm xúc bên trong và sự rung cảm của cá nhân con người trước TPVH.
Ở góc độ giáo dục, cảm thụ văn học là sự tiếp nhận mang tính chủ
quan của cá nhân con người những tác động của TPVH.
THỰC HÀNH
Bạn hãy gạch chân cụm từ hoài toàn giống nhau trong hai cách định
nghĩa trên. Cụm từ đó có gợi cho bạn suy nghĩ gì về đặc điểm của cảm thụ
học không?
Các giai đoạn của cảm thụ văn học
Cảm thụ văn học là quá trình trọn vẹn dựa trên mến quan hệ qua lại
giữa hai yếu tố nhận thức và cảm xúc. Nghiên cứu quá trình đọc và cảm thụ
văn học của đã giả, nhiều nhà tâm lí cho rằng, quá trình này được cho làm ba
giai đoạn:
Giai đoạn tri giác trực tiếp TPVH


Đây là giai đoạn mà người lớn biết chữ sẽ trực tiếp đọc tác phẩm còn

trẻ nhỏ chưa biết chữ sẽ nghe cô giáo hoặc người lớn đọc, kể tác phẩm.
Trong giai đoạn này, người lớn cũng như trẻ nhỏ sẽ đặt mình vào vị trí
của nhân vật chính diện để dõi theo và hình dung, tái tạo ra các hình ảnh
riêng lẻ mà ngôn ngữ của tác phẩm thể hiện. Vì thế, ở giai đoạn này, tưởng
tượng giữ vai trò chủ đạo. Gắn liền với mỗi hình ảnh được tưởng tượng sẽ là
những xúc cảm tương ứng. Từ đó mà người đọc, người nghe có được những
cảm nhận chung nhất về TPVH. Các nhà tâm lí cho rằng, đây chính là giai
đoạn độc giả chuyển lời văn thành hình ảnh.
THỰC HÀNH
Theo bạn, ở giai đoạn 1, trẻ nhỏ sẽ tiếp nhận TPVH thông qua các giác
quan nào? Tại sao?
Giai đoạn hiểu TPVH
Đây là giai đoạn mà độc giả sẽ đánh giá chung về tác phẩm đã đọc
(hoặc đã nghe), suy ngẫm về chủ đề tư tưởng của tác phẩm đối với xã hội và
đối với bản thân. Vì thế, ở đây tư duy khái quát bằng hình ảnh giữ vai trò chủ
đạo. Tuy nhiên, tư duy được dựa trên cơ sở của tình cảm và ngược lại, quá
trình tư duy để thấu hiểu tác phẩm sẽ củng cố và làm phong phú hơn, sâu sắc
hơn tình cảm của độc giả.
Cùng với tri giác trực tiếp (giai đoạn 1) và sự đánh giá tác phẩm (giai
đoạn 2) là việc thấu hiểu giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ trong TPVH ở các mức
độ khác nhau. Trong giai đoạn 1, đó là sự thấu hiểu ở dạng xúc cảm trực tiếp
mang tính đạo đức thẩm mĩ (cảm xúc trước cái tết cái xấu cái đẹp) ở giai
đoạn 2, sự thấu hiểu ngôn ngữ của tác phẩm lại ở dạng suy ngẫm trên cơ sở
so sánh, phân tích, đối chiếu các sự kiện, đã tưởng tượng được ở giai đoạn
1. Để giúp trẻ tiếp nhận tốt TPVH được làm quen, ở giai đoạn này, giáo viên
cần trò chuyện với trẻ bằng một hệ thống câu hỏi có mục đích.
THỰC HÀNH


Theo báo, vì sao ở giai đoạn này để giúp trẻ tiếp nhận tôi TPVH, giáo

viên cẩn trò chuyện với trẻ bằng một hệ thống câu hỏi có mục đích? Tại sao
không để trẻ tự tiếp nhận TPVH?
Giai đoạn ảnh hưởng của TPVH đến độc giả
Ở giai đoạn này, trên cơ sở đã hiểu nội dung của tác phẩm, người đọc,
người nghe sẽ tự rút ra kết luận và sự đánh giá chung về giá trị giáo dục của
tác phẩm. Với ý nghĩa giáo dục này, những TPVH chân chính luôn tạo ra
những biến đổi nhất định trong nhân cách của người thưởng thức.
Ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng của TPVH thường được thể hiện trong các sản
phẩm của hoạt động tạo hình, trong nội dung của trò chơi và trong nội dung
câu chuyện trẻ kể lại sau khi được làm quen với TPVH...
“Trẻ mẫu giáo yêu thích chuyện kể về những điều tốt ý nghĩa và xúc
cảnh về câu chuyện không dứt ngay sau khi được nghe kể thà còn tiếp tục
xuất hiện trong các hành động kế tiếp của trẻ như kể lại truyện, chơi và vẽ.”
(A.B. Zapadogiet)
THỰC HÀNH
Hãy nêu vài ba ví dụ cho thấy anh hưởng của TPVH với hành vi của trẻ
nhỏ mà bạn biết.

ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ VĂN HỌC CỦA TRẺ MN
Đặc điểm chung
Bạn hãy đọc kì các ví dụ sau đây:

− Tại lớp cơm thường (từ 24 đến 36 tháng tuổi), bọn trẻ đang nghe cô
giáo đọc bài thơ "Con voi. Tất cả đều tỏ rõ sự thích thú, cười và đưa tay chỉ
chỉ hoặc nhịp nhịp theo nhịp câu thơ giống như cô giáo. Thậm chí có bé còn
ngả cả người ra sau thành ghế và giậm chân rất mạnh khi thấy cô giáo giậm
nhẹ hai chân khi đọc câu thơ "Hai chân sau đi sau”…


− Ở một lớp học khác, bọn trẻ (từ 3 đến 4 tuổi đang chăm chú nghe cô

giáo kể câu chuyện “Heo con học nói”. Mỗi khi cô kể tới đoạn văn được áp đi
lặp lại nhiều lần: "Heo con lại nói: "ụt ịt! ụt ịt tư là bọn thổ lại tỏ ra thích thú
nhìn nhau cười vang. Một số bé gái vừa cười vừa lắc đầu qua lại và thậm chí
là kẻo cả vạt váy đang mặc đội lên đầu".

− Bé Hà (4 tuổi) đang nghe mẹ kể chuyện “Tích Chu”. Suốt đoạn đầu
câu chuyện, bé yên lặng và chăm chú. Khi nghe tới đoạn Tích Chu hốt hoảng
gọi: "Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu, cháu sẽ lấy nước cho bà uống, bà
ơi!” thì bé kéo tay mẹ, giữ lại rồi thở dài nét mặt tỏ rõ sự lo lắng rồi hỏi cắt
ngang lời kể của mẹ: "Mẹ ơi, bà có về nhà nữa không?”…

− Tại lớp học, bọn trẻ (từ 4 đến 5 tuổi) đang chăm chú nghe cô kể
chuyện "Thỏ và Nhím. Mỗi khi cô kể tới câu nói của Nhím với Thỏ "Ta đây cơ
mà!" là chúng tỏ rõ sự vui sướng, cười và vỗ tay tán thưởng (cho dù cô giáo
luôn "tặc lưỡi" yêu cầu trẻ phải im lặng).
THỰC HÀNH
Những ví dụ trên đây có cho bạn một nhận xét gì về đặc điểm chung
trong cảm thụ văn học của trẻ MN không?
Cảm thụ văn học của trẻ MN gắn liền với sự phát triển tâm lí và có liên
quan mật thiết đến vốn từ và kinh nghiệm sống của trẻ. Vì thế, trẻ càng lớn,
khả năng cảm thụ văn học càng tốt hơn. Tuy nhiên, từ những quan sát về
biểu hiện của trẻ khi tham gia vào hoạt động làm quen với văn học, các nhà
tâm lí ghi nhận được hai đặc điểm chung là:
- Trẻ tiếp nhận TPVH một cách hồn nhiên, bộc phát, ngây thơ, không
bị ràng buộc bởi lí trí, kinh nghiệm và khuôn mẫu.
- Tưởng tượng phát triển mạnh và thường bộc lộ đồng thời cả cảm
xúc bên trong lẫn cảm xúc bên ngoài.
THỰC HÀNH



Từ những đặc điểm chung về cảm thụ văn học của trẻ trên đây, theo
bạn, giáo viên có thể yêu cầu trẻ phải ngồi im lặng để chú ý nhìn trà nghe cô
trong suốt quá trình tham gia hoạt động khám phá và tiếp nhận TPVH được
không. Những biểu hiện bên ngoài nào ở trẻ giúp nhà giáo dục xác định được
sự tích cực tiếp nhận văn học khi nghe cô đọc, kể TPVH?
Đặc điểm cảm thụ truyện của trẻ MN
Trẻ từ 24 đến 36 tháng
Bé Quốc Anh (34 tháng) đã đầy tự tin nói như sau khi trả lời câu hỏi:
"Tại sao con lại ghét con Cáo (Truyện "Đôi bạn nhỏ - chương trình GDMN từ
24 đến 36 tháng): vì con Cáo nó ăn thịt gà con và hôm trước nó còn đến nhà
con và ăn thịt con nữa đó...".
THỰC HÀNH
Hãy đọc lại câu chuyện "Đôi bạn nhỏ và theo bạn, câu trả lời của bé
Quốc Anh có đúng không? Nguyên nhân nào khiến bé Quốc Anh trả lời như
trên? Tại sao bạn nghĩ như vậy?
Dưới sự giúp đỡ của cô nhằm giúp cho trẻ nhớ, nói một câu dài và có
cảm xúc khi kể lại câu chuyện "Thỏ ngoan (Chương trình CSGD trẻ từ 24 đến
36 tháng), giáo viên kẻ một chiếc ghế bên cạnh chậu bông để làm nhà cho
Thỏ, nhà của Cáo là một chiếc thùng giấy lớn đựng ti vi được cắt một lỗ làm
cửa sổ có thể đóng mở được khi chơi, tất cả các bé đều thích làm con Cáo
gian ác không thích đóng làm Thỏ, dù Thỏ là nhân vật mà bé rất yêu thích khi
nghe cô kể chuyện.
THỰC HÀNH
Theo bạn, trong ví dụ liêu trên vì sao trẻ lại thích đóng trai Cáo? Có
phải vì trẻ thích tính cách của nhân vật hay không? Từ đó, có thể nhận xét gì
đặc điểm cảm thụ truyện của trẻ từ 24 đến 36 tháng?
Do vốn từ và kinh nghiệm sống còn rất hạn chế, trẻ 24 - 36 tháng tuổi
chưa có khả năng phân biệt được hiện thực và hiện thực được phản ánh



trong các TPVH. Vì thế, trẻ có biểu hiện thích thú với những câu chuyện kể về
các nhân vật có nhiều hành động cụ thể (đi, chạy, nhảy...).
Khi làm quen với truyện, trẻ chủ yếu tri giác từ vựng và hành động của
các nhân vật trong truyện, chưa xác định được thời gian ở quá khứ và tương
lai. Cụ thể:
- Hiểu được nghĩa của từ, nắm bắt được tên cùng hành động chính
của các nhân vật.
- Bộc lộ cảm xúc mạnh nhưng không bền, dễ mất và đôi khi liên
tưởng quá xa.
- Cảm nhận được tính cách (hiền - dữ, ngoan - hư...) của nhân vật
dựa trên các hành động, việc làm cụ thể của nhân vật được nêu
trong truyện, thái độ, tình cảm của trẻ đối với nhân vật dễ bị thay đổi.
- Về ngôn ngữ, ở độ tuổi này, trẻ rất thích được nghe các truyện có
nhiều các từ tượng hình, tượng thanh. Vì chưa có khả năng nói và
hiểu câu dài, trí nhớ ngôn ngữ còn rất hạn chế nên trẻ chưa có khả
năng kể lại nội dung các câu chuyện đã được nghe cô kể mặc dù
câu chuyện không dài.
Đây là cuộc trò chuyện giữa cô và trẻ sau khi trẻ được nghe câu
chuyện "Thỏ ngoan" (chương trình CSGD trẻ từ 24 đến 36 tháng):
+ Con yêu ai trong câu chuyện này?
Bé A.T.:...yêu bạn Thỏ.
Bé H.V.: Con yêu Thỏ. (Mặc dù trước đó bé thực sự chỉ nghĩ đến nhân
vật bác Gấu.)
+ Con Cáo đáng yêu hay đáng ghét?
Bé T.H.:...đáng ghét.
+ Cáo đáng ghét hay đáng yêu?
Bé P.K.:... đáng yêu!


Cô hỏi lại: "Con yêu Cáo hả? Sao lại yêu Cáo?.

Bé P.K. đáp lí nhí: Con yêu Thỏ....
THỰC HÀNH
Dựa vào đặc điểm cảm thụ truyện của trẻ từ 24 đến 36 tháng trên đây,
hãy trao đổi cùng các bạn trong nhóm và thứ giải thích nguyên nhân dẫn tới
các câu trả lời của trẻ trong cuộc trò chuyện giữa cô và trẻ trên đây.
Bước qua tuổi mẫu giáo, phạm vi giao lưu của trẻ được mở rộng. Vì
thế, có thể thấy rằng, khả năng ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của trẻ cũng
trở nên phong phú hơn kéo theo tưởng tượng tái tạo khi tiếp nhận TPVH cũng
dễ dàng hơn. Về tư duy, ở trẻ mẫu giáo cũng có bước phát triển mới: chuyển
từ tư duy trực quan hành động (tư duy diễn ra trong tình huống được tri giác
một cách trực quan và được thực hiện nhờ những hành động định hướng bên
ngoài với các đối tượng) sang tư duy trực quan hình tượng (tư duy được thực
hiện nhờ những hành động định hướng bên trong với các hình ảnh). Nhờ vậy,
trẻ mẫu giáo đã có khả năng cảm thụ tốt các hình tượng nghệ thuật được xây
dựng trong các TPVH. Tuy nhiên, cảm thụ văn học ở từng độ tuổi cũng có
những được biểu hiện vội những mức độ khác nhau.
Trẻ từ 3 đến 4 tuổi
Khi nghe kể chuyện, trẻ ở độ tuổi này thường đặt mình vào vị trí của
nhân vật chính diện, tin tưởng dõi theo và chia sẻ những buồn vui của nhân
vật một cách chân thành, không có những thắc mắc trước các tình huống đặc
biệt.
− Có thể nắm bắt dễ dàng các sự kiện riêng lẻ, nhận biết được các mối
quan hệ đơn giản như quan hệ không gian (nơi xảy ra sự việc), quan hệ thời
gian (chuyện gì xảy ra trước, chuyện gì xảy ra sau) của TPVH. Tuy nhiên, khả
năng sắp xếp các chi tiết, sắp xếp các sự kiện riêng lẻ vào hệ thống để so
sánh, phân tích và hiểu sâu nội dung của truyện thì còn khó khăn.
− Về nhân vật: Trẻ dễ dàng nắm bắt được tên, hành động chính của
các nhân vật. Khi đánh giá về nhân vật trẻ thường dựa vào lời nói, việc làm



cụ thể của chính nhân vật được nêu trong tác phẩm mà chưa chú ý đến
nguyên nhân và động cơ sâu xa của hành động. Vì thế, quan hệ tình cảm của
trẻ với các nhân vật đôi khi không bền vững.
− Về ngôn ngữ: Trẻ chưa có khả năng hiểu nghĩa của các từ trừu
tượng và một số thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong các TPVH như so
sánh, ẩn dụ..., chưa có khả năng nhớ và tự kể lại trọn vẹn nội dung câu
chuyện đã được làm quen và cũng như trẻ từ 24 đến 36 tháng, trẻ ở độ tuổi
này thường trả lời không chính xác câu hỏi về tựa đề đối với những truyện có
tựa đề là tên các nhân vật trong truyện.
Trả lời câu hỏi: "Cô vừa kể truyện gì?" sau khi nghe kể truyện "Bác Gấu
Đen và hai chú Thỏ, bé T.H. (3 tuốt rưỡi): "Truyện bác Gấu; Bé A.V.: "Truyện
Thỏ Trắng; Bé P.K.: "Truyện Thỏ Nâu, Thỏ Trắng".
THỰC HÀNH
Đọc kĩ đặc điểm về cảm thụ truyện của trẻ từ 3 đến 4 tuổi, bạn hãy thử
giải thích nguyên nhân dẫn tới các câu trả lời về tựa đề truyện của trẻ trong ví
dụ trên.
Trẻ từ 4 đến 6 tuổi
Bé T. (5 tuổi) đang cùng các bạn nghe cô giáo kể truyện cổ tích "Cây
khế" (Chương trình CSGD trẻ từ 4 đến 5 tuổi nghe tới đoạn: "Hôm sau, chim
phượng hoàng bay tới cõng người em ra đảo lấy vàng" thì bé quay qua nói
với người bạn bên cạnh: "Chắc là con chim phải to lắm đấy!
THỰC HÀNH
Hãy trao đổi với người bạn cùng nhóm và thử giải thích vì sao bé T. lại
lợi với bạn như vậy khi đang nghe câu chuyện
Bé H.L. (5 tuổi rưỡi) từ trường MN trở vẽ đã "tâm sự" với mẹ như sau:
"Mẹ ơi, con không thích cô Tâm đâu vì lúc nào cô ấy cũng khóc lóc, khóc lóc
để chờ Bụt lên xin cái này các nọ!" (Nhân vật Tâm trong truyện cổ tích “Tấm
Cám” - Chương trình GDMN từ 5 đến 6 tuổi



Sau khi nghe cô kể truyện cổ tích "Tấm Cám, bé Từ.V. (5 tuổi rưỡi) đã
trả lời câu hỏi "Con yêu ai trong câu chuyện như sau: con thích cô Cám vì cô
Cám không phải làm gì thà chỉ đi chơi thôi..."
Bé A.Q. (5 tuổi) sau khi nghe kể câu chuyện "Chú Dê Đen" (Chương
trình GDMN từ 5 đến 6 tuần đã nói với cô giáo là: "Con thích Chó Sói vì Chó
Sói khoẻ mạnh, làm cho Dê Trắng phải run sợ".
THỰC HÀNH
Từ những ví dụ trên, theo bạn, có thể nói gì vẽ thái độ tình cảm của trẻ
(từ 5 đến 6 tuồn đối với các nhân vật trong các chuyện kể mà trẻ được làm
quen?
Theo bạn, nguyên nhân nào khiến trẻ ở độ tuổi này đôi khi lại thích các
nhân vật phản diện có trong các câu chuyện được làm quen?
Ở độ tuổi này, khi nghe cô kể chuyện, về cơ bản, trẻ cũng đặt mình vào
vị trí của nhân vật chính diện để dõi theo và chia sẻ tất cả những buồn vui của
nhân vật một cách chân thành nhưng đôi lúc ở trẻ còn nảy sinh những thắc
mắc trước những tình huống đặc biệt, không phù hợp với kinh nghiệm mà trẻ
đã có và cố gắng lí giải chúng theo cách "suy luận" của mình.
−Trẻ có khả năng nắm bắt được trình tự diễn biến của truyện, nắm bắt
được các sự kiện, các tình tiết quan trọng của truyện, nắm được các mối
quan hệ đa dạng hơn của TPVH (quan hệ nhân - quả, quan hệ cư xử...)
− Có khả năng nắm bắt được tính cách và mối quan hệ qua lại giữa
các nhân vật. Đặc biệt, ở độ tuổi này, trẻ còn cảm nhận được tính cách, tâm
trạng của các nhân vật qua việc nghe giọng người khác đọc hoặc kể tác
phẩm, biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với tính cách của nhân vật.
− Khi đánh giá về nhân vật, trẻ đã không chỉ dựa vào những hành động,
lời nói cùng những cư xử của chính nhân vật được nêu trong tác phẩm mà
còn chú ý đến nguyên nhân, động cơ trực tiếp và sâu xa bên trong, chú ý đến
suy nghĩ, tâm trạng và tình cảm đa dạng của nhân vật. Trẻ MGL còn có khả
năng cảm nhận được tính cách nhân vật trong các TPVH khi nghe ngữ điệu



giọng nói của nhân vật được cô giáo thể hiện khi đọc, kể. Vì thế, thái độ tình
cảm của trẻ đối với nhân vật đã bền vững hơn và không dễ bị thay đổi. Tuy
nhiên, ở độ tuổi này, thái độ tình cảm đối với nhân vật của trẻ đã tương đối
phức tạp và đôi khi không theo đúng tư tưởng chủ đề của tác phẩm bởi vì,
thái độ, tình cảm này còn được xác định dựa trên những yếu tố chủ quan
như: mong muốn và sở thích của cá nhân trẻ, kết quả tiếp thu các bài học
giáo dục trong quá trình sống ở gia đình và trường mẫu giáo...
− Trẻ có khả năng đặt mình vào vị trí của nhân vật nhưng không phải
lúc nào cũng đồng ý với cách giải quyết của nhân vật mà tự đưa ra cách giải
quyết của chính mình.
Ví dụ: tự đặt mình vào vị trí của cậu bé Tích Chu trong truyện Tích Chu
và nghĩ là nếu bé là Tích Chu bé sẽ không bỏ đi chơi xa, bé sẽ chăm sóc khi
bà bị ốm. Hoặc đặt mình vào vị trí của cô Tấm trong truyện Tấm Cám và nghĩ
là sẽ bỏ đi xem hội mà không làm theo yêu cầu của dì ghẻ là ngồi ở nhà để
nhặt thóc và gạo đã bị bà ta trộn lẫn vào nhau như nhân vật Tấm trong truyện
đã làm.
THỰC HÀNH
Từ những ví dụ trên đây, theo bạn, giáo niên nên đặt câu hỏi như thế
nào để giúp trẻ (từ 4 đến 6 tuổi tiếp nhận được những bài học giáo dục đạo
đức mà TPVH mang lại một cách sâu sắc hơn).
Để trẻ tiếp nhận được những bài học đạo đức trong TPVH một cách
sâu sắc hơn, giáo viên nên đặt câu hỏi giúp trẻ có khả năng phân biệt (bằng
kinh nghiệm) các thể loại văn học (truyện cổ tích, truyện ngắn,...); phân biệt
được các sự kiện có thực và các tình tiết được hư cấu trong TPVH; nhận biết
được từng phần khác nhau của truyện (phần mở đầu, phần nội dung chính,
phần kết thúc). Hiểu được một số thủ pháp nghệ thuật như so sánh, miêu tả...
được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm.
Hãy nghe bé T.H. (5 tuổi rưỡi) kể lại câu chuyện "Chú Dê Đen"
(Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ từ 5 đến 6 tuổi): "Vào buổi sáng thì chú



Dê Trắng vào rừng để ăn cỏ. Có một con Chó Sói hung dữ bỗng xuất hiện.
"Mày đi đâu đấy? " - Dê Trắng sợ quá nói: "Tôi đi... đi ăn cỏ." - Sói lại quát
"Tim mày thế nào? - "Ôi, tôi sợ quá! " - Ha, ha. Thế là Sói ăn thịt chú Dê
Trắng rồi! - Một lúc sau thì chú Dê Đen xuất hiện, Sói lại nói "Dê Đen đi đâu?"
- "Tôi đi tìm kẻ gây sự đây? - "Chân mày đâu? - Dê đen không sợ nói: "Chân
tao bằng đồng. " - "Tim mày thế nào? " - Dê Đen nói: "Tao sẽ cắm đôi sừng
vào bụng mày đây. Mày lại đây!". Thế là con Sói sợ quá chạy ngay vào trong
rừng.
THỰC HÀNH
Hãy đọc lại truyện "Chú Dê Đen" và nêu nhận xét của cá nhân về nội
dung câu chuyện kể lại của bé T.H. so với bản gốc trong sách. Từ câu chuyện
bé T.H. kể lại trên đây, bạn có nhận xét gì về cách dùng từ và diễn đạt của trẻ
trong cảm thụ truyện?
Trẻ ít chú ý đến các phương tiện biểu hiện của văn học như các đoạn
văn hay, cách dùng từ độc đáo... Vì thế, khi kể lại truyện, trẻ thường biến đổi
ngôn ngữ truyện bằng từ ngữ của mình, thường hay rút gọn lời kể, không chú
ý đến phần mở đầu, phần kết thúc và các điệp khúc hay của tác phẩm.

ĐẶC ĐIỂM CẢM THỤ THƠ CỦA TRẺ MN
THỰC HÀNH
Đã bao giờ bạn đọc thơ cho trẻ nghe chưa? Theo bạn thơ và truyện có
những khác nhau cơ bản nào? Yếu tố nào kích thích sự chú ý của trẻ khi
nghe đọc thơ?
Thơ khác truyện ở chỗ, thơ ngắn gọn, có nhịp và vần. Quan sát trẻ MN
khi tiếp nhận thơ, các nhà tâm lí đều có chung một nhận định là, nhìn chung
trẻ nhỏ rất nhạy cảm với vần và nhịp của thơ.
Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi



×