Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát triển hệ thống tái sinh từ mô sẹo phục vụ chọn dòng chịu hạn ở cây đậu tương [Glycine max (L.) Merrill].

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.46 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đậu tương là loại cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hạt đậu tương có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, chứa 40% - 50%
protein, 18% -25% lipit, chứa nhiều loại axit amin cần thiết (lizin, triptophan,
metionin, xystein, lozin...) và nhiều loại vitamin (B1, B2, C, D, E, K...), là
nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc sống con người.
Cây đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn, hệ rễ có nốt sần mang vi
khuẩn cố định đạm nên cây đậu tương thường được trồng luân canh với lúa và
ngô để tăng vụ và cải tạo đất bạc màu. Với những giá trị to lớn đó mà cây đậu
tương được trồng phổ biến ở nhiều nơi từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới, từ
550 vĩ Bắc đến 550 vĩ Nam, từ vùng thấp hơn mực nước biển cho đến vùng
cao trên 2000m so với mực nước biển với diện tích khoảng hơn 74,4 triệu ha
[4], [9]. Trong đó, chúng được trồng nhiều nhất ở Mỹ, Braxin, Argentina,
Trung Quốc, Ấn Độ.
Ở Việt Nam cây đậu tương được gieo trồng ở cả 7 vùng nông nghiệp
trên cả nước. Các giống đậu tương ở nước ta hiện nay rất phong phú gồm các
giống đậu tương nhập nội, giống lai tạo, giống đậu tương đột biến và tập đoàn
các giống đậu tương địa phương. Các giống đậu tương địa phương đa dạng và
phong phú cả về kiểu hình và kiểu gen, đây là nguồn nguyên liệu để chọn tạo
giống đậu tương mới cho năng suất và chất lượng phù hợp với mục tiêu chọn
giống [9].
Tạo giống đậu tương mới có năng suất cao, kháng bệnh, chống chịu với
các điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu luôn được các nhà tạo giống quan
tâm. Bên cạch các phương pháp truyền thống, phương pháp tạo giống bằng
công nghệ sinh học đã và đang là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong
công tác chọn giống cây đậu tương với các tính trạng mong muốn. Ở Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1





Nam, tạo giống đậu tương bằng công nghệ sinh học mới đang bắt đầu được
quan tâm nghiên cứu. Một trong những công cụ quan trọng của tạo giống
bằng công nghệ sinh học là kĩ thuật chọn dòng tế bào soma, với tần suất tạo
biến di truyền ngẫu nhiên trong khoảng 10 -5- 10-8, nuôi cấy mô sẹo được xem
như là nguồn vật liệu phong phú cho việc chọn dòng tế bào có tính chống
chịu ở cây trồng (Lê Trần Bình và cs, 1997) [1] .
Vì vậy, phát triển hệ thống tái sinh là một trong các khâu quan trọng
trong việc ứng dụng công nghệ sinh học để cải tạo giống theo hướng tăng
cường khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây đậu
tương. Xuất phát từ lí do trên chúng tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ
là: Phát triển hệ thống tái sinh từ mô sẹo phục vụ chọn dòng chịu hạn ở
cây đậu tương [Glycine max (L.) Merrill].
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tạo dòng đậu tương từ mô sẹo chịu mất nước bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tối ưu khử trùng hạt sử dụng trong nuôi cấy in vitro.
- Khảo sát môi trường tạo mô sẹo phôi hạt đậu tương.
- Đánh giá khả năng chịu hạn của đậu tương bằng kỹ thuật thổi khô mô sẹo ở
các ngưỡng thổi khô khác nhau: 3, 5, 7 (giờ).
- Khảo sát môi trường tái sinh cây và tạo cây hoàn chỉnh
- Sử dụng kỹ thuật RAPD để đánh giá sự thay đổi hệ gen của các dòng đậu
tương tái sinh từ mô sẹo chịu mất nước.
- Thiết lập sơ đồ hình cây và xác định khoảng cách di truyền giữa các dòng
đậu tương nghiên cứu.
- Tuyển chọn các dòng đậu tương ưu tú để tiếp tục theo dõi, đánh giá ở các
thế hệ tiếp sau.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2




Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÂY ĐẬU TƢƠNG

1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng
Đậu tương có tên khoa học là (Glycine Max (L.) Merrill) thuộc họ đậu
(Fabaceae), họ phụ cánh bướm (Papilionoidace) có bộ NST 2n = 40, có
nguồn gốc từ Trung Quốc là loại cây trồng hàng năm không thấy xuất hiện ở
loài hoang dại. Các giống đậu tương địa phương của nước ta hiện nay được
du nhập từ Trung Quốc đã từ lâu [4].
Cây đậu tương là cây trồng cạn ngắn ngày, khó có thế tìm thấy loại cây
nào có tác dụng nhiều mặt và hiệu quả kinh tế cao như cây đậu tương. Về
thực phẩm hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao 40% - 50% protein,
18% - 25 % lipit và 20% gluxit [9]. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt
nhất trong các loại protein của thực vật, có đầy đủ và cân đối các loại axit
amin cần thiết. Lipit của đậu tương chúa tỷ lệ lớn các axit béo chưa no, có hệ
số đồng hóa lớn (98%), chỉ số iot cao (120- 137) có tác dụng phòng chống
bệnh biếu cổ cho người, đặc biệt đối với vùng trung du và miền núi. Hạt đậu
tương còn chứ nhiều khoáng và có khả năng cung cấp năng lượng khá lớn
(4.710kcal), cho nên người ta đã chế biến hạt đậu tương thành hơn 600 sản
phẩm khác nhau [9].
Đậu tương là cây trồng lấy hạt, là cây cung cấp dầu quan trọng nhất

trong các cây lấy dầu. Hiện nay qua thống kê của FAO cho thấy từ năm 1980
trở lại đây sản lượng đậu tương thế giới đã tăng lên 2 lần chủ yếu nhờ vào
tăng năng suất và diện tích. Trong vòng 20 năm qua diện tích gieo trồng tăng
nhanh, năng suất bình quân tăng khá cao 23 tạ/ha. Các nước sản xuất đậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3




tương đứng đầu thế giới: Mỹ, Brazin, Argentina và Trung Quốc chiếm
khoảng 90-95% tổng sản lượng đậu tương trên thế giới [9].
Ở Việt Nam, đậu tương được trồng trên cả 7 vùng nông nghiệp, trong
đó vùng núi phía Bắc có diện tích gieo trồng lớn nhất là 46,6%, đồng bằng
Sông Hồng 19,3%, vùng Tây Nguyên 11%, miền Đông Nam Bộ 10,2%,
đồng bằng Sông Cửu Long 8,9%, khu Bốn 2,3% và vùng Duyên hải miền
Trung 1,6% [9]. Cây đậu tương chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền
nông nghiệp nước ta, đặc biệt là ở những vùng nông thôn nghèo, kinh tế
chưa phát triển.
Tuy nhiên, việc sản xuất đậu tương ở trong nước vẫn chưa được đầu tư
cao, năng suất còn thấp, do vậy nghiên cứu cải tiến các đặc điểm nông học
của các giống địa phương và tạo giống mới có năng suất cao, thích nghi với
điều kiện sinh thái ở những vùng khác nhau bằng phương pháp truyền thống
kết hợp với hiện đại sẽ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra và đó cũng
là chiến lược quan trọng về sự phát triển cây đậu đỗ ở nước ta.
1.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của cây đậu tƣơng
Cây đậu tương là cây trồng cạn thu hạt, gồm các bộ phận chính: rễ, thân,
lá, hoa, quả và hạt. Rễ đậu tương là rễ cọc, gồm rễ cái và các rễ phụ, trên rễ có

nhiều nốt sần chứa vi khuẩn Rhizobium japonicum, có khả năng cố định đạm
của không khí tạo thành đạm dễ tiêu [4]. Các công trình nghiên cứu cho thấy
những giống có khả năng cộng sinh và có đủ nốt sần thường làm cho hàm
lượng protein cao, cho nên trồng cây đậu tương có tác dụng cải tạo đất. Thân
cây đậu tương là thân thảo, ít phân cành dạng bụi, lá đậu tương là lá kép với 3
lá chét, nhưng đôi khi cũng có 4-5 lá chét. Đậu tương là cây tự thụ phấn, hoa
đậu tương nhỏ, không hương vị, có màu tím, tím nhạt hoặc trắng, hoa mọc từ
nách lá hoặc ngọn, quả đậu tương thuộc loại quả ráp, thẳng hoặc hơi cong, có
nhiều lông khi chín có màu vàng hoặc xám. Hạt đậu tương không có nội nhũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4




mà chỉ có một lớp vỏ bao quanh một phôi lớn. Hạt có hình tròn hoặc bầu dục,
tròn dài, tròn dẹt, ovan... vỏ hạt thường nhẵn và có màu vàng nhạt, vàng đậm,
xanh, nâu, đen... đa số là hạt màu vàng. Khối lượng hạt rất đa dạng dao động từ
20-400 mg/ hạt. Màu sắc rốn hạt ở các giống là khác nhau, đây là một biểu
hiện đặc trưng của giống. Cây đậu tương có 2 loại hình sinh trưởng: sinh
trưởng hữu hạn và sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng thường chia ra
nhóm chín sớm, trung bình và muộn.
Theo thời gian sinh trưởng, các nhà chọn giống đậu tương cho rằng các
giống chín rất sớm (75-90 ngày), các giống chín sớm (90-100 ngày), các
giống chín trung bình (100-110 ngày), loại chín muộn trung bình (110-120
ngày), các giống chín muộn (130-140 ngày), các giống chín rất muộn (140150 ngày) thời gian sinh trưởng là một yếu tố rất quan trọng để lựa chọn cây
trồng luân canh xen vụ. Đậu tương là cây tương đối mẫn cảm với điều kiện
ngoại cảnh. Trong tập đoàn giống đậu tương có những giống chỉ trồng vào vụ
hè, có những giống chỉ trồng vào vụ đông, có những giống trồng ở vụ xuân hè

và có những giống trồng thích hợp với vụ thu đông [9].
Các cây họ đậu nói chung, cây đậu tương nói riêng là cây có nhu cầu
về nước cao hơn các loại cây khác và thuộc nhóm cây chịu hạn kém. Đó là do
trong hạt và cây đậu tương có hàm lượng protein và lipit rất cao, để tổng hợp
1kg chất khô cần 500 – 530 kg nước, trong quá trình nảy mầm thì nhu cầu về
nước của cây đậu tương cũng khá cao 50%, trong khi đó ở ngô chỉ là 30%,
lúa là 20% [9].
Hạn là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong tự nhiên dẫn đến tình
trạng thiếu nước đặc biệt đối với thực vật. Khái niệm về hạn được dùng để chỉ
sự thiếu nước do môi trường gây nên trong suốt quá trình hay trong từng giai
đoạn làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Những cây
trồng có khả năng duy trì sự phát triển và cho năng suất tương đối ổn định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5




trong điều kiện khô hạn được gọi là cây chịu hạn. Khi nghiên cứu về đặc tính
chịu hạn của cây đậu tương về phương diện sinh lý và di truyền đã cho thấy
rằng các đặc tính này liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hóa keo của chất
nguyên sinh, đặc điểm của quá trình trao đổi chất. Tính chịu hạn của cây đậu
tương là tính trạng đa gen. Chúng thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: như
sự phát triển nhanh của bộ rễ, tính chín sớm tương đối, cũng như bản chất di
truyền của từng giống có khả năng sử dụng nước tiết kiệm trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây. Căn cứ vào đặc điểm này, đậu tương được
chia thành hai nhóm:
- Nhóm chịu được mất nước trong từng giai đoạn phát triển của cây.
- Nhóm chịu được sự thiếu nước trong tất cả các giai đoạn phát triển

của cây.
1.2. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT
TRONG CẢI TIẾN GIỐNG CÂY TRỒNG

1.2.1. Cơ sở khoa học của chọn dòng tế bào soma
Cơ sở khoa học đầu tiên của chọn dòng tế bào thực vật là tính toàn
năng của tế bào thực vật. Mỗi một tế bào bất kỳ lấy từ cơ thể thực vật đều là
khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Điều này đã
được các nhà khoa học chứng minh qua nhiều thí nghiệm nuôi cấy mô và tế
bào thực vật.
Cơ sở thứ hai là mô hoặc quần thể tế bào nuôi cấy bao gồm một số
lượng lớn các tế bào không đồng nhất. Vì thế quần thể tế bào nuôi cấy có thể
xem như quần thể thực vật mà ở đó cũng diễn ra những thay đổi về kiểu gen,
kiểu hình và tuổi. Khi những tế bào được tái sinh thành cây sẽ thể hiện thay
đổi ở mức độ cơ thể. Những biến đổi di truyền tự phát xảy ra trong quá trình
nuôi cấy mô tế bào được Larkin và Scowcroft (1982) gọi là ―biến di sinh
dưỡng‖ hay ―biến dị soma‖. Giải thích về sự xuất hiện biến dị soma trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6




điều kiện in vitro có rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo Skirvin và CS (1994),
sự xuất hiện biến dị soma có thể là sự rối loạn trong phân bào nguyên nhiễm
gây ra bởi các chất kích thích sinh trưởng hoặc sự có mặt của một số chất
trong môi trường nuôi cấy. Sự hình thành biến dị soma cũng có thể là do đột
biến về số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể, sự tái tổ hợp trong phân bào

nguyên nhiễm[13], sự phát huy tác dụng của các yếu tố di truyền vận động, sự
methyl hóa ADN…[1]. Các loại mô đã phân hóa tách từ cơ thể thực vật có
khả năng tái sinh trực tiếp thành cây, ngoài ra chúng có khả năng phát triển
trực tiếp từ tế bào mô sẹo (callus).
Trong các phương thức nuôi cấy phổ biến hiện nay thì nuôi cấy mô
sẹo được nghiên cứu trên nhiều đối tượng hơn cả. Mô sẹo là loại tế bào chưa
phân hóa, phân chia liên tục, có khả năng phân hóa thành phôi, chồi và cây
hoàn chỉnh. Mô sẹo được hình thành qua nuôi cấy in vitro từ các cơ quan sinh
dưỡng của thực vật. Trong môi trường chứa chất điều hòa sinh trưởng nhóm
auxin, điều kiện nuôi cấy thích hợp mô sẹo có thể hình thành và duy trì thông
qua cấy chuyển và tái sinh. Các mô sẹo sau khi xử lý bởi điều kiện cực đoan
thì khả năng sinh trưởng và tái sinh cây tăng lên rõ rệt [35]. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, cây tái sinh từ mô sẹo có những biến đổi di truyền phong phú [16].
Tuy nhiên, với mỗi loại cây nhất thiết phải nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy tối
ưu thích hợp cho việc đánh giá hoặc tái sinh cây. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
tới khả năng tái sinh của cây như nguồn gốc mô sẹo [23], mức bội thể của mô
sẹo, thành phần và nồng độ các chất kích thích sinh trưởng thực vật được bổ
sung vào môi trường nuôi cấy. Theo Lê Trần Bình và CS (1995) dưới tách
động của điều kiện cực đoan ở một mức độ và thời gian nhất định những mô
hay tế bào thường chết, những tế bào có sức sống mới sống sót và cho hiệu
quả tái sinh cao [3]. Để đạt được hiệu quả trong chọn dòng bằng nuôi cấy mô
sẹo người ta phải sử dụng các khối mô có kích thước nhỏ và đều nhau nhằm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7





hạn chế sự chọn lọc không triệt để do kích thước lớn và không đồng nhất của
khối mô sẹo ban đầu.
1.2.2. Ảnh hƣởng của các chất điều hòa sinh trƣởng đến quá trình nuôi
cấy mô tế bào thực vật
Hiện nay người ta đã phát hiện thấy 5 nhóm chất kích thích sinh
trưởng ở thực vật đó là: auxin, cytokinin, ethylen, giberelin, absixic acid.
Những chất này được phân thành các nhóm dựa vào tính tương đồng về cấu
trúc và chức năng sinh lý, tuy nhiên về chức năng nhiều khi chúng có tác
động chồng chéo lẫn nhau. Còn là một số nhóm khác điều khiển từng giai
đoạn sinh trưởng nhất định. Trong nuôi cấy mô người ta thường sử dụng ba
nhóm chất điều hòa sinh trưởng là dẫn xuất của auxin, cytokinin và giberelin.
Nhóm auxin là nhóm kích thích sinh trưởng chính được các nhà sinh
lý học thực vật phát hiện và quan tâm sớm nhất. Auxin là những hoocmon
thực vật có tác dụng kích thích sinh trưởng, kéo dài tế bào và phân hóa cơ
quan, kiểu tác động của nó liên quan đến làm chuyển đổi và mềm hóa màng
tế bào. Chính chức năng này đã được người ta sử dụng và đánh giá hoạt tính
của nó, ví dụ bằng cách đo phần kéo dài lá mầm cây yến mạch trồng trong
điều kiện tối sẽ biết được hoạt tính của auxin. Nhóm auxin bao gồm các chất
sau: 2,4 Diclorophenoxyacetic acid (2,4-D), α - Naphtylacetic acid (α-NAA),
Indolacetic acid (IAA), trong đó 2,4- D dễ gây độc nhưng có tác dụng kích
thích quá trình phân chia tế bào nên thường được sử dụng nhiều nhất [16]. α NAA có tác dụng làm tăng hô hấp của tế bào và mô nuôi cấy, tăng hoạt tính
của enzym và ảnh hưởng mạnh đến quá trình trao đổi nitơ, tăng khả năng tiếp
nhận và sử dụng các chất trong môi trường, α-NAA có tác dụng tạo rễ cho
cây non mạnh hơn các auxin khác [16]
Nhóm giberelin là nhóm được phát hiện qua nghiên cứu bệnh lúa von,
nó tác động làm tế bào dãn và phân chia, làm cây lùn có thể cao được như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8





ngô lùn thành ngô cao, đậu dạng bụi thành dạng đứng. Đại diện cho nhóm
này là giberilic acid (GA3), chất này được sử dụng rộng rãi trong nông
nghiệp.
Nhóm cytokinin là nhóm chất kích thích sinh trưởng có tác dụng làm
tăng phân chia tế bào. Các cytokinin chính được dùng trong nuôi cấy mô là
kinetin và 6- benzyl aminopurin (BAP) được phát hiện trong những nghiên
cứu liên quan đến nuôi cấy mô.
Ethylen là nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển
nhưng gần đây chúng mới được coi là hoocmon thực vật. Ethylen thường
được sử dụng để làm quả chín đồng loạt ở chuối, ra hoa đồng loạt ở dứa, ảnh
hưởng đến quá trình phân bào [16].
Abscisis acid (ABA) thuộc nhóm các chất ức chế sinh trưởng, có tác
dụng làm tăng cường khả năng chống chịu của tế bào thực vật đối với điều
kiện ngoại cảnh bất lợi [16], vì vậy ABA được đưa vào môi trường tái sinh
cây và mang lại hiệu quả nhất định.
1.2.3. Hệ thống nuôi cấy để chọn dòng tế bào có khả năng chống chịu
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật chọn dòng tế bào thực vật là hiện
tượng các tế bào thực vật khi được nuôi cấy ở tế bào mô sẹo trong điều kiện
in vitro chúng thường có những biến đổi di truyền tự phát, được gọi chúng là
biến dị của tế bào soma (biến dị soma). Xử lý mô sẹo bằng các tác nhân phi
sinh học trong điều kiện phòng thí nghiệm cho phép chọn ra những dòng tế
bào thích hợp theo định hướng chọn lọc. Tuy vậy, đối với mỗi loài thực vật
người ta phải nghiên cứu trạng thái nuôi cấy thích hợp cho việc chọn dòng.
Đến nay đối với chọn dòng tế bào chịu stress ở một số loài thực vật như lúa,
lạc, đậu, ngô. . . người ta đã sử dụng một số hệ thống nuôi cấy sau đây:
Nuôi cấy mô sẹo: Mô sẹo là khối các tế bào mô mền có cấu trúc

thấp, chưa phân hóa, phân chia một cách hỗn loạn và có tính biến động di

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9




truyền cao. Mô sẹo thu được bằng nuôi cấy in vitro những cơ quan bộ phận
khác nhau của thực vật như thân, lá, rễ, hoa. . .trong môi trường chứa chất
điều hòa sinh trưởng là nhóm auxin và điều kiện nuôi cấy thích hợp. Mô
sẹo có thể duy trì trong môi trường nuôi cấy bằng cách cấy chuyển có định
kỳ, tuy nhiên trong thực nghiệm thấy rằng: i) mô sẹo qua cấy chuyển nhiều
lần có ảnh hưởng không tốt đến khả năng tái sinh cây; ii) tăng tính biến
động di truyền của mô.
Các tế bào di truyền có tính ổn định di truyền khá thấp. Nhiều tác giả
đã công bố nhận được cây tái sinh từ mô sẹo thông qua nhiều lần cấy chuyển
có sự thay đổi nhiễm sắc thể (dị bội, đa bội) và những biến đổi di truyền khác.
Vì vậy việc nhân nhanh và duy trì tính đồng nhất di truyền thông qua nuôi cấy
mô sẹo cần thận trọng đối với nhiều loại thực vật và nhất là chỉ sử dụng mô
sẹo sơ cấp để tái sinh cây hoàn chỉnh thông qua con đường tạo phôi vô tính.
Mặt khác những cây tái sinh từ mô sẹo với những biến đổi di truyền phong
phú lại có ý nghĩa trong việc chọn giống và như vậy vật liệu di truyền của cây
trở lên phong phú hơn (Lê Trần Bình và CS) [1] [2] [3], (Bùi Bảo Hoàn) [6].
Nuôi cấy tế bào huyền phù: Nuôi cấy tế bào huyền phù là nuôi cấy tế
bào đơn (single cell) hoặc cụm nhỏ tế bào (cell agregate) trong môi trường
lỏng. Các tế bào này cũng được tạo ra từ mô sẹo có nguồn gốc thân, lá, rễ,
hoa, phôi…Muốn thu được những tế bào huyền phù nhỏ, cần sàng lọc liên tục
qua các loại sàng có mắt lọc nhỏ (< 0,5 mm). Để đạt được nuôi cấy huyền phù

tương đối đều nhau cần phải sàng lọc ít nhất hàng chục lần, như vậy thời gian
cần thiết để thiết lập được môi trường nuôi cấy huyền phù ít nhất là 2-3 tháng.
Đây là điều trở ngại trong nghiên cứu với thực vật vì thời gian nuôi cấy dài
các tế bào huyền phù sẽ mất khả năng tái sinh cây. Lúc đó việc chọn dòng sẽ
gặp khó khăn để ứng dụng cho thực tiễn tạo giống. Vì vậy chỉ trong trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10




data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not

read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....



×