Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.65 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử địa phương là một bộ phận rất quan trọng của lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu lịch sử địa phương góp phần làm cho lịch sử dân tộc phong
phú hơn, sinh động hơn.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam,
có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang có vai trò, vị trí
quan trọng.Tại Tân Trào – Thủ đô Khu giải phóng đã diễn ra nhiều sự kiện
lịch sử gắn liền với vận mệnh dân tộc: Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết
định chủ trương lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và cử
ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc; Quốc dân Đại hội họp tại đìnhTân Trào
thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời do Hồ
Chí Minh làm Chủ tịch.
Suốt chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang luôn làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng:
Xây dựng, bảo vệ An toàn khu (ATK); bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung
ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận cùng nhiều bộ, ban, ngành Trung
ương; bảo vệ cơ quan đầu não của cách mạng Lào.
Tìm hiểu, nghiên cứu về “Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954)” sẽ là cơ sở dựng lại bức tranh toàn cảnh về cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, đồng
thời cũng làm nổi bật được vai trò, vị trí, những đóng góp của nhân dân
Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm
lược.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1





Nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm nhìn chiến
lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng, củng cố căn cứ địa Việt
Bắc, trong đó Tuyên Quang được coi là một trong những địa bàn thuộc trung
tâm An toàn khu Trung ương.
Với niềm tự hào người con tỉnh Tuyên Quang nơi “ nghĩa địa khổng lồ
... chôn vùi quân Pháp xâm lược”,thông qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi
muốn hiểu biết rõ hơn về lịch sử truyền thống yêu nước – cách mạng của quê
hương, đồng thời làm cơ sở cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường
phổ thông và giúp cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học sau này.
Vì những lí do trên chúng tôi quyết định chọn vấn đề:
“Tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)”

làm đề tài Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề “Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp” đã
được đề cập đến trong một số tác phẩm với các góc độ khác nhau.
Trong các tác phẩm viết về lịch sử dân tộc: Cuốn “Cuộc kháng chiến
thần thánh của nhân dân Việt Nam”- Nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội - đã trình
bày về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, trong đó đã nhắc đến
Tuyên Quang với một số trận đánh lớn; cuốn “Lịch sử kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945-1954)” của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự xuất
bản năm 1994 cũng đã trình bày khá đầy đủ về cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta trên các mặt, phong trào đấu tranh ở Tuyên Quang cũng được
nhắc tới với những chiến dịch lớn và những hoạt động nổi bật trong cuộc
kháng chiến; cuốn “Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 – 1975)”
của Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự xuất bản năm 1995 đã đề cập đến
nhiều lĩnh vực hoạt động quân sự trong cuộc kháng chiến và cũng có khá


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2




nhiều tư liệu liên quan đến đề tài; các cuốn giáo trình lịch sử Việt Nam viết về
giai đoạn 1945-1954 dù ở góc độ khác nhau song đều có đề cập đến vai trò
của Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong các tác phẩm lịch sử địa phương: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Tuyên Quang 1945-1975” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xuất bản năm
2000 đã đề cập đến vai trò của Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến chống
Pháp xâm lược, tuy nhiên cuốn sách mới chỉ đi sâu vào qúa trình xây dựng
Đảng, còn chính quyền và các tổ chức mặt trận, đoàn thể chỉ đề cập sơ lược;
cuốn “Tuyên Quang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954
“(sơ thảo) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang xuất bản năm 1994, đã
trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tuyên Quang, tuy nhiên chưa đề
cập toàn diện đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà còn
thiên về hoạt động quân sự; các cuốn lịch sử Đảng bộ các huyện, thị như thị
xã Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na
Hang cũng đã cung cấp nhiều tư liệu quý về cuộc kháng chiến chống Pháp,
song các sự kiện trên mới chỉ phản ánh cuộc chiến đấu ở từng địa phương,
chưa khái quát được diễn biến chung trên tất cả các mặt trận; cuốn “Tuyên
Quang nơi ngọn nguồn chiến thắng sông Lô” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Tuyên Quang xuất bản năm 1997 đã đề cập đến các chiến thắng Sông Lô,
Km7, Cầu Cả, Khe Lau...; cuốn “Chiến thắng sông Lô Thu – Đông 1947” của
Bộ Tư lệnh Quân khu II – Tỉnh ủy Phú Thọ xuất bản năm 1997 là tập hợp
những bài viết, hồi kí của các cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch.
Trong đó đã nêu bật đóng góp to lớn của Tuyên Quang trong chiến dịch phản

công Thu – Đông 1947 và bài hát "Trường ca Sông Lô" của cố nhạc sĩ Văn
Cao đã ra đời từ trong chiến dịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3




Ngoài ra còn có các tác phẩm viết dưới dạng hồi kí, bút kí, kỉ yếu...
khắc họa khá trung thực, sinh động về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
của nhân dân Tuyên Quang.
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu hoàn
chỉnh về tỉnh Tuyên Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Tuy
nhiên, những công trình đã được công bố nói trên là nguồn tư liệu quý giá
giúp chúng tôi hoàn thành Luận văn này.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về Tuyên Quang trong kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tỉnh Tuyên Quang trong mối quan hệ với cách mạng
cả nước.
Về thời gian: Giới hạn trong thời gian 1945 – 1954. Để làm sáng tỏ yêu
cầu chủ yếu của đề tài, một số vấn đề có liên quan thuộc các thời kì trước
1945 cũng được đề cập đến trong Luận văn.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ vị trí chiến lược của Tuyên Quang trong căn cứ địa Việt Bắc.
- Dựng lại bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp (19451954) của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.

- Những đóng góp của nhân dân Tuyên Quang trong cuộc kháng chiến
thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.
- Xác định vị trí, vai trò của Tuyên Quang trong căn cứ địa Việt Bắc.
4. NGUỒN TƢ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4




4.1. Nguồn tƣ liệu:
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác
nhau:
- Các văn kiện Đảng, Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong thời kì Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân
Pháp. Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách
nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn vai trò của Tuyên Quang trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954.
- Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Khu ủy Khu 10, Tỉnh ủy Tuyên
Quang và Thị ủy Tuyên Quang, Huyện ủy các huyện Sơn Dương, Yên Sơn,
Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Bình được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia III, bộ phận Lưu trữ Thông tin; Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, Bảo tàng Tân Trào...
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch
sử Đảng bộ các huyện, thị: Thị xã Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, Yên Sơn,
Hàm Yên, Chiêm Hóa, Yên Bình.
- Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra
điền dã - nghiên cứu các trận địa cũ, các hầm hào, nhà kho, công xưởng, các

địa danh nơi ăn ở hoạt động của các cơ quan, các nhà lãnh đạo cách mạng,
các khu di tích lịch sử, các bia chiến thắng, bia di tích. Các tư liệu truyền
miệng, bút kí, hồi kí, lời kể của các vị lãnh đạo cách mạng, cán bộ lão thành
cách mạng, tướng lĩnh quân đội... cũng được chúng tôi quan tâm.
- Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch sử, các kỉ yếu
hội thảo khoa học đã được công bố.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5




Để thực hiện yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử
kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp sử
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân
tích, khảo sát điền dã... để thu thập xử lí thông tin và đảm bảo tính chính xác
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Là công trình đầu tiên trình bày hệ thống và toàn diện tỉnh Tuyên
Quang trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần giải thích một
cách khoa học, vì sao Tuyên Quang lại được Trung ương Đảng, Chính phủ,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm một trong trung tâm của An toàn khu Trung
ương.
Luận văn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ,
dùng làm tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông, bổ sung
và làm phong phú nguồn tư liệu cho lịch sử dân tộc.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn
gồm bốn chương:
Chƣơng 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống yêu nƣớc
và cách ạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyen Quang
Chƣơng 2: Quân ,dân Tuyên Quang xây dựng và củng cố chính quyền
cách mạnh - tích cực chuẩn bị chiến đấu (1947-1949)
Chƣơng 3: Quân, dân Tuyên Quang trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê
hƣơng và An toàn khu Trung ƣơng (1947-1949)
Chƣơng 4: Tuyên Quang xây dựng hậu phƣơng vững mạnh, chi viện tiền
tuyến (1949-1954)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6




Chƣơng 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, TRUYỀN THỐNG
YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC
TỈNH TUYÊN QUANG
1.1 Điều kiện tự nhiên
Thời các vua Hùng, Tuyên Quang (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ
Định. Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lí, Trần, Lê Sơ, Tuyên Quang thuộc
châu Tuyên Quang, phủ Tuyên Hóa, trấn Minh Quang. Ngày 31-5-1884, thực
dân Pháp chiếm đóng Tuyên Quang. Đầu thế kỉ XX, chúng chia Tuyên Quang
thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tuyên Quang gồm 6 châu: Sơn
Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, với 194 xã.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lí

từ 21029’ đến 22042’ vĩ Bắc và 104050’ đến 105036’ kinh Đông; phía bắc giáp
tỉnh Hà Giang; phía nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía đông giáp các tỉnh Bắc Kạn
và Thái Nguyên; phía đông bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây giáp tỉnh Yên
Bái. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5820 km2, trong đó rừng núi chiếm 4/5.
Khu vực phía bắc có nhiều ngọn núi cao trên 1000m: Chàm Chu, Pia Phương,
Pia Héc, Khuổi Ma, Khuổi Phầy, Thanh Tương...thuộc các huyện Na Hang,
Chiêm Hóa, Hàm Yên. Phía nam là những dãy đồi xen kẽ núi đá có vách
đứng bao quanh, tạo thành những thung lũng hiểm trở, thuận lợi cho việc xây
dựng kho tàng, giữ gìn lực lượng, phát triển chiến tranh du kích. Trong lòng
núi có nhiều hang động, có hang chứa được hàng trăm người, khi cần thiết có
thể dùng làm kho tàng hoặc nơi trú quân.
Trong lịch sử dân tộc, Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến
lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho kinh đô
Thăng Long về phía Bắc. Tấm bia đá trên núi Thổ Sơn còn ghi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7




“An biên viễn hải ưu kim bạc
“Tuyên thành vạn cổ án Thăng Long” [43, tr. 13].
Dịch nghĩa:
Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc
Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long
Nằm trên vòng cung Ngân Sơn, Tuyên Quang có nhiều sông suối, lớn
nhất là sông Lô và sông Gâm. Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), sau khi
xuyên dọc địa phận Hà Giang, sông Lô chảy qua Tuyên Quang, xuôi về Phú
Thọ hợp với sông Hồng tại Việt Trì. Đây là đường thủy duy nhất nối Tuyên

Quang với Hà Giang, thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ.
Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Cao Bằng, Hà Giang rồi
đổ vào Na Hang, Chiêm Hóa. Bên cạnh đó có các sông nhỏ: sông Phó Đáy
(Sơn Dương), sông Năng (Na Hang), cùng hàng trăm ngòi lạch: ngòi Bắc
Nhụng, ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi Quẵng...tạo thành một mạng lưới dày
đặc. Đây cũng là nguồn thủy sinh không thể thiếu trong đời sống nhân dân
các dân tộc. Ngoài giá trị kinh tế, trong kháng chiến, sông ngòi ở Tuyên
Quang có vai trò quan trọng trên lĩnh vực quân sự và giao thông vận tải.
Địa hình Tuyên Quang đa dạng và phức tạp. Núi cao, vực sâu, rừng
rậm nối tiếp nhau tạo thành những hành lang bao bọc lấy nội địa. Nhìn tổng
thể, địa thế đó tạo cho Tuyên Quang ưu thế riêng. Về quân sự, Tuyên Quang
hội tụ các yếu tố cần thiết của một căn cứ chiến lược. Đồng thời, Tuyên
Quang có khả năng xây dựng một nền kinh tế tự cấp tự túc, đảm bảo cung cấp
một phần về hậu cần cho kháng chiến.
Tuyên Quang có hệ thống đường bộ khá phát triển: Quốc lộ 2 đi qua
địa bàn tỉnh 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang; Đường 13A (Quốc lộ 37), từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8




Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái, dài 63 km; Quốc
lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên - Sơn Dương - Thị xã Tuyên Quang, dài 91 km;
Quốc lộ 279 qua địa bàn huyện Chiêm Hoá và Na Hang, dài 96 km. Trong
kháng chiến, hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ không những đảm bảo giao thông, phục
vụ sản xuất, mà còn có tác dụng cơ động chiến đấu, chi viện chiến trường.
Ngoài ra, trong nội địa có một hệ thống giao thông đường mòn xuyên
rừng, chằng chịt, dọc ngang nối liền các huyện, xã, thôn bản với nhau. Theo

những con đường mòn ấy, từ Tuyên Quang đi lên hướng bắc đến Bắc Kạn,
Cao Bằng, hoặc tạt sang các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang), ra biên
giới Việt – Trung thuận tiện. Phía đông, vượt các dãy núi Khao Niều, Bản Lá,
Khau Nhì, núi Hồng, Khau Lán tới các huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái
Nguyên) và xuôi về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Từ Tuyên Quang
xuống phía nam dọc theo chân núi Hồng, Tam Đảo về Lập Thạch (Vĩnh
Phúc), sang Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy (Phú Thọ), xuống Sơn Tây
hoặc ngược lên Hòa Bình và về các tỉnh đồng bằng thuận lợi. Theo hướng tây,
từ Tuyên Quang có thể sang Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc dễ dàng.
Tuyên Quang là địa bàn chiến lược cơ động. Từ đây có thể thông
thương với các địa phương trong căn cứ địa Việt Bắc, với các tỉnh miền xuôi
và cả nước. Sơn Dương, Yên Sơn cùng với các huyện Định Hóa, Chợ Đồn tạo
thành thế chân kiềng với nhiều lợi thế.
Từ Sơn Dương, theo Quốc lộ 13A vượt qua đèo Khế tới Huyện Đại Từ
(Thái Nguyên), hoặc ngược lên thị xã Tuyên Quang sang Yên Bái, đi Cò Nòi
(Sơn La). Từ trung tâm huyện lị Sơn Dương, theo Quốc lộ 2C, vượt qua đèo
Khuôn Do về Lập Thạch, gặp Quốc lộ 2 ở thị xã Vĩnh Yên. Từ Sơn Dương có
thể vượt đèo De sang An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên). Đèo Khế, đèo
De, đèo Khuôn Do là những bước trường thành thiên nhiên hiểm trở, che
chắn cho huyện Sơn Dương và ATK Tân Trào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9




Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ Tây Nam của tỉnh Tuyên Quang. Phía
bắc giáp hai huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa, phía nam và đông nam giáp
huyện Sơn Dương và hai tỉnh Yên Bái, Phú Thọ. Phía đông giáp tỉnh Thái

Nguyên. Thị xã Tuyên Quang nằm trong lòng huyện Yên Sơn và có gắn bó
chặt chẽ về địa lí, hành chính, lịch sử. Với vị trí hết sức cơ động đó, từ Yên
Sơn có thể xuôi về Hà Nội, theo Quốc lộ 2 ngược lên Hà Giang, sang Thái
Nguyên và Yên Bái theo Quốc lộ 13A.
Chính điều kiện địa lí tự nhiên như vậy đã tạo thành thế “thiên hiểm”
ngăn cản sự tiến công và đóng giữ của địch, hạn chế tới mức tối đa uy lực vũ
khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của kẻ thù. Ngược lại, Tuyên Quang
lại là địa bàn có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành An toàn khu của Trung
ương. Huyện Sơn Dương, Yên Sơn với địa thế hiểm yếu, là nơi “dễ phòng
thủ, khó tấn công”. Khi bị tấn công, lực lượng cách mạng có thể chốt giữ, tổ
chức những cuộc chiến đấu chặn đánh để bảo toàn lực lượng; hoặc có thể
nhanh chóng di chuyển lực lượng, kho tàng, cơ quan ra các vùng xung quanh.
Từ Sơn Dương, Yên Sơn có thể xuất phát tiến công địch ở những nơi khác,
khi thắng có thể tiến về châu thổ sông Hồng, khi lui, lại về dựa vào địa thế
rừng núi đứng chân an toàn.
Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng
mưa trung bình lớn, độ ẩm cao. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 280C; mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16 0C, có khi xuống dưới 100C. Điều
kiện khí hậu trên là một thuận lợi cho các loại thực vật phát triển rất phong
phú. Trong kháng chiến, rừng Tuyên Quang với các loại gỗ, tre, nứa... có khả
năng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời việc xây dựng nhà ở, lán, trại
cho các cơ quan và đơn vị bộ đội đóng quân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10





data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not

read....



×