Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

LUẬN văn đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dâ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.34 KB, 107 trang )

LUẬN VĂN:
Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và
thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)


Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời. Nhân dân ta vừa được hưởng độc lập, tự do ít ngày thì các thế lực
đế quốc tràn vào nước ta, nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, xây dựng chính
quyền bù nhìn, đưa nước ta trở lại chế độ thuộc địa trước đây. Đáp ứng lời kêu gọi
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc đã nhất tề đứng lên bảo vệ thành
quả cách mạng với tất cả các điều kiện có trong tay.
Với quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã dùng những
thủ đoạn, âm mưu thâm độc: "Dùng người Việt trị người Việt", "lấy chiến tranh
nuôi chiến tranh". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành cuộc
kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính. Sau 9
năm kháng chiến, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh bại các thế lực
xâm lược, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giải phóng hoàn toàn miền Bắc,
từ đó tạo cơ sở cho miền Bắc đi lên xây dựng CNXH, trở thành căn cứ địa cho cả
nước, chi viện sức người, sức của cho việc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ
quốc sau này.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ giành
được thắng lợi là do Đảng đã có đường lối kháng chiến đúng đắn, trong đó có lĩnh
vực phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất, đó chính là
"Đảng ta luôn luôn nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, chống tư tưởng trông chờ và ỉ
lại viện trợ của bên ngoài, cổ vũ nhân dân ra sức xây dựng hậu phương, phát triển
kinh tế kháng chiến, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, để cung cấp cho nhu cầu
to lớn của tiền tuyến" [32, tr.498-499]; từ đó đã huy động được sức mạnh yêu


nước của cả dân tộc để chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo là cuộc chiến tranh cách mạng để bảo
vệ thành quả cách mạng, là cuộc đối đầu toàn diện tất cả các lĩnh vực với thực dân
Pháp. Vì thế, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp và
thực hiện chính sách ruộng đất đã góp phần to lớn tạo ra sức mạnh tổng hợp để


chiến thắng kẻ thù. Hiện nay, thành công của gần 20 năm đổi mới đất nước, chính
là ở chỗ Đảng đã biết chọn khâu đột phá đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, mà cụ thể là
kinh tế nông nghiệp và việc thực hiện chính sách ruộng đất đúng đắn.
Vì vậy, nghiên cứu lịch sử Đảng giai đoạn kháng chiến chống Pháp (19451954), chúng ta không thể không nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng trong
phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất. Hơn nữa, vấn đề
phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất ngày nay vẫn là
một vấn đề thời sự, có ý nghĩa thực tiễn.
Từ cơ sở nhận thức ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề
tài "Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách
ruộng đất trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)" làm đề tài luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất không
chỉ có vai trò quan trọng đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm trước đây,
mà hiện nay còn để lại nhiều giá trị về lý luận và thực tiễn cho quá trình đổi mới
đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Vì vậy, ngoài một số tác phẩm của các
đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có tính chất tổng kết cuộc kháng chiến. Vấn
đề này đã hướng sự tập trung nghiên cứu của nhiều tác giả ở các mức độ khác
nhau, được thể hiện qua hai loại tác phẩm chủ yếu sau:
Một là, những tác phẩm, bài viết của các tác giả đề cập cả chặng đường
dài lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực trong kháng chiến, có một phần nói
về xây dựng kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách
ruộng đất, tiêu biểu như: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị:

Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ
Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975), thắng lợi và bài học,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương,
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, sơ thảo tập 1 (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội,
1981. Lê Mậu Hãn (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III (1945-1954),
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. Trình Mưu (chủ biên), Lịch sử kháng chiến chống


thực dân Pháp của quân và dân Liên khu IV (1945-1954), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003...
Hai là, các tác phẩm đề cập một cách cụ thể ở các mức độ khác nhau về
quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong
kháng chiến như: Đào Văn Tập (chủ biên): 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990. Viện Kinh tế: Kinh tế Việt Nam từ Cách
mạng Tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi 1945-1954, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1966. Đặng Phong: Lịch sử kinh tế Việt Nam, 1945-2000, tập 1: 1945-1954,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000. Thế Đạt, Nền nông nghiệp Việt Nam từ sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1983, Nguyễn Sinh
Cúc: Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995. Bùi Huy
Đáp - Nguyễn Điền: Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1996. Trần Phương (chủ biên): Cách mạng ruộng đất ở Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968...
Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả trên các tạp chí, như: Văn Tạo,
"Chúng ta kế thừa di sản nào, từ bỏ di sản nào trong nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (1), 1990, tr.1-51. Văn Tạo, "Cải cách ruộng đất thành quả và sai lầm", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (2), 1993, tr.1-10...
Tổng hợp lại, các công trình nêu trên đã tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kinh tế nông nghiệp và tình hình
ruộng đất của Việt Nam có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như: đất nước
giành được độc lập, Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo chính quyền, nhân dân lao

động từ thân phận nô lệ trở thành làm chủ đất nước, truyền thống lao động cần cù
của nhân dân. Tuy vậy, điều khó khăn lớn nhất đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu và năng suất thấp kém, tình trạng chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ phong kiến.
- Kinh tế nông nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển cùng với các
ngành kinh tế khác đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Vấn đề ruộng đất
từng bước được giải quyết, đem lại quyền lợi về ruộng đất cho nông dân. Các tác giả đã
chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện, như việc phát động quần chúng triệt để
thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất trong kháng chiến.


Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và phong phú, bởi vậy còn nhiều nội
dung cụ thể các nhà khoa học chưa đề cập tới, đó là sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất
giai đoạn 1945-1954; cụ thể đó là:
- Trình bày cụ thể quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và
thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong những năm 1945-1954.
- Phân tích đi đến khẳng định những kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng
phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm
1945-1954.
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đây, tác giả thông qua bản luận
văn nhằm làm rõ sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng phát triển kinh tế nông nghiệp
và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dân Pháp giai
đoạn 1945-1954, chính là nguyện vọng được góp một phần nhỏ bé, tìm hiểu vấn
đề trên.
3. Mục đích, nhiệm vụ
* Mục đích:
Luận văn nghiên cứu nhằm dựng lại bức tranh lịch sử có căn cứ khoa học
quá trình lãnh đạo của Đảng phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách
ruộng đất trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1945-1954.
Qua đó nêu bật những đóng góp to lớn của Đảng cả về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề

đó vào trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
* Nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ bối cảnh quốc tế và trong nước chi phối đến việc giải
quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất
trong kháng chiến. Làm rõ tình hình kinh tế nông nghiệp và tình hình ruộng đất
sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Phân tích, đánh giá quá trình Đảng lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế
nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến. Từ đó nêu bật
những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta phấn đấu đạt được, góp phần thúc đẩy
cuộc kháng chiến mau chóng đi đến thắng lợi.
- Rút ra những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:


Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp
và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dân Pháp (19451954).
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng
phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất từ tháng 9-1945
đến tháng 7-1954.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, trình bày các chủ trương và
quá trình chỉ đạo của Đảng thực hiện khôi phục, phát triển kinh tế nông nghiệp và
thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến. Bằng những con số và sự kiện
điển hình để minh họa làm rõ quá trình thực hiện đường lối của Đảng góp phần
vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về phát
triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất.
* Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được thể hiện trong luận văn là các
phương pháp chuyên ngành, tác giả kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgíc. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
* Nguồn tư liệu
- Một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin.
- Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh (chủ yếu là Hồ Chí Minh toàn
tập, từ tập 4 đến tập 7).
- Các văn kiện của Đảng trong Văn kiện Đảng toàn tập: Chủ yếu từ tập 8
đến tập 15; trong đó gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông báo của các Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ 1945-1954.
- Lịch sử Đảng bộ một số tỉnh tiêu biểu.
- Công báo của Văn phòng Chính phủ: 1945-1954.


- Các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
- Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố viết
về lịch sử Đảng, kinh tế nông nghiệp và chính sách ruộng đất thời kỳ này.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Luận văn là chuyên khảo về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn
1945-1954 trên lĩnh vực Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và thực hiện
chính sách ruộng đất. Tác giả đã trình bày một cách tương đối hệ thống, toàn diện,
cụ thể chủ trương, đường lối của Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp và thực hiện chính sách ruộng đất trong kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược và can thiệp Mỹ.
Luận văn nêu rõ những thành tựu chính và những hạn chế, rút ra những

kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp và
thực hiện chính sách ruộng đất, từ đó góp phần thực hiện đường lối đổi mới hiện
nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế nông nghiệp
và thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm đầu cuộc kháng chiến
(1945-1950)

1.1. Tình hình nông nghiệp và ruộng đất nước ta sau cách mạng tháng
tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba
Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc
bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á đã ra đời.
Bước vào thời kỳ mới của đất nước, sản xuất nông nghiệp và tình hình
ruộng đất chịu tác động của những yếu tố sau:


Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt lớn trong
lịch sử dân tộc. Cách mạng đã đập tan sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít
Nhật hàng trăm năm, hàng nghìn năm dưới chế độ quân chủ phong kiến, đưa dân
tộc Việt Nam vào một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH, nhân
dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình.
Sự thay đổi có tính bước ngoặt vĩ đại đó đã thổi bùng niềm tin tưởng, phấn khởi vô
hạn trong các tầng lớp nhân dân cả nước, từ đó động viên họ đóng góp hết sức
mình vào công cuộc bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa Đảng ta từ một đảng hoạt động

bí mật, bất hợp pháp trở thành đảng cầm quyền. Khi đã trở thành đảng cầm quyền,
với uy tín và năng lực của mình Đảng ta có đủ các điều kiện thực hiện các biện
pháp khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện ngay các cải cách
dân chủ từng bước cho nông dân, để từ đó tạo điều kiện tác động trở lại đánh bại
các thế lực xâm lược, bảo vệ thành quả cách mạng.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, từ hàng ngàn năm nay nền kinh tế
của quốc gia và đời sống nhân dân đều xuất phát từ nông nghiệp và gắn chặt với
nông nghiệp. Từ thế kỷ X, nhân dân ta đã biết kế thừa, nâng cao và phát triển nền
văn minh nông nghiệp sông Hồng và đã đạt được nhiều thành tựu. Trong kháng
chiến chống ngoại xâm, nông nghiệp đã trở thành nền tảng của nền kinh tế. Ông
cha ta đã xây dựng được một hệ thống nông nghiệp tiểu nông lấy hộ nông dân làm
cơ sở, với cơ cấu sản xuất, với trình độ kỹ thuật sản xuất và quản lý sản xuất phù
hợp với đặc điểm tự nhiên nhiệt đới và đặc thù kinh tế xã hội; nên đã phát huy
hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt. Trong thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến, kỹ
thuật nông nghiệp Việt Nam đã đạt những đỉnh cao, không thua kém những nền
nông nghiệp tiên tiến đương thời của các nước trong khu vực (thế kỷ XV - XVII).
Riêng về kỹ thuật nông nghiệp, ông cha ta qua kinh nghiệm thực tế đã chọn lọc
được một hệ thống cây trồng, vật nuôi tốt, một hệ thống lao động thủ công cổ
truyền thích hợp, một hệ thống công nghệ sản xuất nông nghiệp tổng hợp đúc kết
thành 4 chữ: nước, phân, cần, giống, còn có giá trị ứng dụng đến ngày nay.


Những thành tựu to lớn về nhiều mặt của nông nghiệp nước ta do ông cha
ta để lại vẫn là nền móng vững chắc, là bệ phóng cho sự phát triển nền nông
nghiệp của chế độ ta từ Cách mạng Tháng Tám về sau.
Để triệt để khai thác, vơ vét nguồn tài nguyên, của cải của nước ta, thực
dân Pháp đã có chú ý đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như: Đào kênh rạch ở đồng
bằng sông Cửu Long, xây dựng một số công trình thủy lợi nhỏ ở Bắc Kỳ và Trung
Kỳ, du nhập một số giống cây trồng và gia súc mới, thành lập một số viện nghiên
cứu, mở trường Đại học Nông nghiệp Đông Dương để đào tạo một số kỹ sư nông

nghiệp. Các chính sách đầu tư của thực dân Pháp nêu trên, mặc dù không mong
muốn cho thuộc địa phát triển, nhưng phần nào nó làm chuyển biến trong sản xuất
nông nghiệp nước ta so với thời phong kiến, chúng ta có thể kế thừa và phát huy
các yếu tố tích cực để phát triển nông nghiệp sau Cách mạng Tháng Tám.
Đặc điểm nổi bật nhất sau Cách mạng Tháng Tám là một nền nông
nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh kéo dài tàn phá nghiêm trọng, nạn thôn tính
ruộng đất của thực dân, phong kiến.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX là
một xã hội phong kiến đang khủng hoảng suy tàn. Phương thức sản xuất phong kiến
đã trở nên lạc hậu và không còn tác dụng kích thích tính tích cực lao động sản xuất
của người nông dân. Điều này được thể hiện rõ qua sự bùng nổ của hàng trăm cuộc
khởi nghĩa nông dân chỉ trong một thời gian ngắn. Sau khi xâm chiếm được nước ta,
thực dân Pháp với bản chất, đặc điểm là "chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi" đã
không xóa bỏ phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi thời lạc hậu, mà vẫn tiếp tục
duy trì và tạo điều kiện cho nó phát triển, để dễ dàng khai thác thuộc địa và thu lợi
nhuận siêu ngạch cao. Mặt khác, thực dân Pháp đã du nhập hạn chế phương thức sản
xuất tư bản, cưỡng bức "theo kiểu thực dân" vào nước ta, tư bản Pháp tập trung đầu tư
vào Việt Nam ở các lĩnh vực có lợi nhất mà không có khả năng cạnh tranh với kinh tế
và công nghiệp của chính quốc.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nên người Pháp rất chú ý đến việc
khai thác, tận thu các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp. Vì thế, người dân Việt
Nam sản xuất ra lúa, gạo để xuất khẩu, nhưng dưới chế độ thuộc địa vẫn chết đói.
Thực chất của việc đầu tư về mặt kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp của thực dân
Pháp không phải nhằm để cho nông nghiệp Việt Nam phát triển, mà việc đầu tư có


tính chất "bắt buộc" đó của chính quyền thực dân nhằm vào việc khai thác thuộc
địa phục vụ cho nền kinh tế của chính quốc.
Trong nông nghiệp, thực dân Pháp chủ yếu đầu tư phát triển cây cao su,
một số đồn điền trồng lúa, chính sách đầu tư của thực dân Pháp chủ yếu với mục

đích vơ vét thuộc địa. Chính các chính sách đầu tư của thực dân Pháp đã làm cho
nền kinh tế Việt Nam, trong đó có nông nghiệp phát triển hết sức què quặt, phiến
diện, lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp. Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng sản,
nhưng phải "mua của Pháp từ cái kim, sợi chỉ", từ chỗ lệ thuộc vào kinh tế dẫn đến
lệ thuộc vào chính trị: Chính sách đầu tư đã để lại cho Việt Nam sau gần 80 cai trị
hầu như không có gì. Mặc dù, trong sản xuất nông nghiệp thực dân Pháp đã bước
đầu thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nhưng sự đầu tư về khoa học kỹ thuật trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là hết sức hạn chế, chủ yếu nhằm mục đích bóc lột,
tước đoạt thuộc địa. Nhìn tổng thể nông nghiệp trong thời kỳ cai trị của thực dân
Pháp hết sức lạc hậu, tình trạng phổ biến vẫn là con trâu đi trước cái cày theo sau.
Nhiều nơi thậm trí người còn phải kéo cày thay trâu. Công cụ lao động thô sơ,
năng suất và sản lượng cây trồng rất thấp. Năm 1939 - năm sản xuất nông nghiệp
được mùa nhất trong thời Pháp thuộc, nhưng sản lượng thóc của miền Bắc cũng
chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn, năng suất đạt khoảng 13 tạ trên một héc ta.
Trong 80 năm thống trị nước ta, thực dân Pháp chỉ xây dựng một số công
trình thủy lợi loại nhỏ, như đắp đê và xây dựng một số hệ thống nông giang.
Nhưng đê không đủ chống lụt, trung bình cứ hai năm rưỡi là có một lần vỡ đê; gây
tai hoạ hết sức to lớn cho nhân dân. Các hệ thống nông giang chỉ tưới được hơn 1
phần 10 ruộng đất và chỉ làm giàu cho bọn địa chủ, chủ đồn điền hoặc những chủ
mỏ dùng kênh, nông giang để vận tải quặng. Chính vì vậy mà nạn lũ lụt, hạn hán
dẫn đến mất mùa xảy ra liên miên.
Nạn thôn tính ruộng đất của thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến
cùng với lối bóc lột tô tức lỗi thời, phản động trong nông nghiệp, nông thôn đã
khiến người nông dân ngày càng bị bần cùng hóa. Họ không thực sự tích cực sản
xuất và cũng không có điều kiện để đầu tư nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Trong quá trình cai trị, thực dân Pháp luôn tìm cách củng cố địa vị thống trị
và bảo đảm cho việc bóc lột, vơ vét của cải, lợi nhuận ngày công nhiều. Giai cấp
địa chủ chiếm 3% số hộ ở nông thôn lại chiếm tới 41,4% ruộng đất canh tác trong



phạm vi cả nước, thực dân Pháp chiếm 9,5%, ruộng đất công và bán công 11,9%,
ruộng đất nhà thờ 1,2%, các thành phần khác (trung nông và một ít bần nông) chỉ
có 36% ruộng đất [73, tr.17]. Nếu tính cả ruộng đất mà bọn chủ tư bản Pháp hoàn
toàn chi phối thì có đến 2/3 tổng số ruộng đất trong nước nằm trong tay chúng.
Người nông dân Việt Nam mà chủ yếu là trung nông và một số ít bần nông chỉ
chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích ruộng đất canh tác, còn số cố nông, một số bần
nông, một phần nhỏ trong tầng lớp trung nông thì không có ruộng đất, hoặc rất
thiếu ruộng đất để cày cấy. Trong khi đó về nhân khẩu thì số bần, cố nông và trung
nông nói trên chiếm trên 95% số dân trong cả nước lúc bấy giờ.
Quá trình cướp đoạt ruộng đất và bần cùng hóa nông dân tiếp tục được
diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, càng đẩy cao mâu thuẫn cơ bản
vốn có trong lòng xã hội nước ta. Mong mỏi lớn nhất của người nông dân là độc
lập dân tộc và ruộng đất, điều này đặt cho giai cấp lãnh đạo cách mạng phải đáp
ứng, giải quyết nếu muốn tập hợp được nông dân - một lực lượng cách mạng to
lớn, đông đảo.
Trong thời gian dài xâm chiếm Việt Nam nói riêng và cả Đông Dương nói
chung, thực dân Pháp đã bóc lột nhân dân bản xứ thậm tệ bằng thuế khóa nặng nề,
bằng đầu cơ giá cả, bằng độc quyền xuất nhập cảng, bằng lạm phát tiền tệ, bằng
cho vay với tỷ suất lãi cao, bằng thuê mướn nhân công rẻ mạt... Đặc biệt hình thức
bóc lột bằng chính sách mộ phu làm đồn điền ở Việt Nam và ở các thuộc địa khác
của Pháp là một hình thức mua bán nô lệ thời Trung cổ. Từ năm 1939, nước ta đã
bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Thực dân Pháp và tiếp
sau đó là phát xít Nhật đã thực hiện ở nước ta một nền "kinh tế chỉ huy". Nông
nghiệp và các ngành kinh tế khác trước đây phục vụ cho chính sách vơ vét thuộc
địa, thì lúc này phải gánh thêm nhiệm vụ phục vụ chiến tranh của "mẫu quốc".
Nhằm thực hiện chính sách vơ vét thuộc địa và dồn gánh nặng chiến tranh lên vai
nhân dân ta, chính quyền thực dân, phát xít đã không từ thủ đoạn nào như: tăng
thuế, đầu cơ, tích trữ. Đặc biệt là nạn thu mua thóc tạ của phát xít Nhật với mức
giá thấp hơn rất nhiều so với thực tế, giá cao nhất là bằng 8-9%, có khi chỉ bằng 23%, trong khi nạn đói đang hoành hành đã đẩy đời sống nhân dân ta hết sức điêu
đứng. Năm 1944, ở Bắc Bộ lúc này giá gạo đã lên tới 700-800$ Đông Dương/tạ,



nhưng Pháp và Nhật vẫn cưỡng bức nhân dân ta phải bán gạo với giá 25$ Đông
Dương/tạ. Trong 4 năm, từ 1941 đến 1944, tổng số gạo mà Nhật đã bắt Pháp mua
của nhân dân ta theo chế độ thu thóc tạ là 3.811.000 tấn. Một phần trong số này
chi dùng cho 80 ngàn quân Nhật tại Việt Nam, còn phần lớn được xuất khẩu sang
Nhật. Tính trong 5 năm, từ 1940 đến 1945, tổng số gạo xuất khẩu sang Nhật là
2.675.000 tấn [64, tr.107]. Phát xít Nhật đã dùng hàng trăm ngàn tấn gạo để phục
vụ cho "sáng kiến" nấu thành cồn để thay xăng chạy xe, và đốt than phục vụ cho
các nhà máy điện dùng trong chiến tranh.
Cùng với tai họa thu mua thóc tạ, người dân Việt Nam còn phải chịu một
tai họa thứ hai, đó là phải nhổ lúa trồng đay để phục vụ cho mục tiêu chiến tranh
của phát xít Nhật. Hai tai họa trên trút lên đầu người dân Việt Nam cùng một lúc.
Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói chưa từng có trong lịch sử Việt Nam
vào đầu năm 1945. Chính sách cai trị tàn bạo của Pháp - Nhật từ trước đã để lại
những hậu quả hết sức nặng nề cho sản xuất nông nghiệp và tình hình ruộng đất
sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Tình hình khó khăn của nông nghiệp nước ta sau khi Cách mạng Tháng
Tám thành công còn tăng thêm do sự tác động của tình hình kinh tế, chính trị xã
hội lúc bấy giờ. Hậu quả từ chính sách cai trị tàn bạo của Pháp - Nhật trước cách
mạng đã đẩy nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng suy sụp thảm hại, là nguyên
nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1945 đã cướp đi
sinh mạng của gần hai triệu dân (tức là 1/5 dân số miền Bắc lúc bấy giờ) và
300.000 trong tổng số 450.000 trâu bò, gây khó khăn lớn về nhân lực và sức kéo
cho sản xuất nông nghiệp. Đến tháng 8 năm 1945, nguy cơ một nạn đói thứ hai
xuất hiện, trực tiếp đe doạ khi vụ thu hoạch tháng 5, kể cả lúa lẫn hoa màu quy ra
thóc chỉ đạt 792.000 tấn, bằng 50% sản lượng trung bình hàng năm. Với sản lượng
đó, đến giữa tháng 8, số thóc dự trữ sẽ cạn kiệt, mà vụ mùa thì phải đến tháng 11
mới thu hoạch, nên người dân miền Bắc chưa biết sống bằng gì tháng 9 và tháng
10 năm 1945.

Ngay khi giành được chính quyền, nạn lụt xảy ra làm cho 9 tỉnh Bắc Bộ
vỡ đê, sau lũ lụt là hạn hán. Lụt và hạn hán đã làm tiêu tan hết số thóc giống đã
gieo trồng. Sản lượng lúa mùa trung bình của Bắc Bộ thời đó vào khoảng


1.088.000 tấn, thì vụ mùa năm 1945 chỉ còn 500.000 tấn, tức là giảm đi quá nửa.
Nước lụt đã làm ngập 350.000 ha trong tổng số 830.000 ha ở Bắc Bộ, tức là
khoảng 40% diện tích lúa mùa đã cấy ở Bắc bộ. Vụ mùa năm 1945 Bắc Bộ chỉ thu
được 500.000 tấn chỉ đủ ăn cho đến tháng 1 năm 1946, từ cuối tháng 2 năm 1946
dự trữ sẽ hết và nạn đói lại bắt đầu [64, tr.119]. Những số liệu trên cho thấy nạn
đói năm 1946 sẽ đến rất sớm và trầm trọng không kém nạn đói năm 1945, nếu như
chính quyền cách mạng không có những biện pháp khắc phục khẩn cấp. Hậu quả
từ chính sách cai trị, chiến tranh, lũ lụt, hạn hán, công nghiệp, thủ công nghiệp bị
phá sản, làm hàng vạn công nhân không có việc làm, hàng hóa khan hiếm, giá cả
tăng vọt. Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân và nông dân gặp
rất nhiều khó khăn.
Về tài chính, kho bạc của chính quyền cách mạng trống rỗng, trong kho
bạc Trung ương của Pháp chỉ còn 1.230.720 đồng bạc Đông Dương, trong đó có
tới 586.000 đồng là tiền sách. Trụ sở ngân hàng Đông Dương ta chưa chiếm được,
tiền Việt Nam chưa có. Trong khi đó tư bản Pháp tuyên bố hủy bỏ loại tiền có
mệnh giá 500 đồng. Quân Tưởng vào miền Bắc tung ra đồng Quan kim, Quốc tệ
mất giá trị buộc chúng ta phải lưu hành, khiến cho thị trường tài chính của ta thêm
rối loạn. Như vậy, do tình hình khó khăn của các lĩnh vực công nghiệp, thủ công
nghiệp, tài chính, ngân hàng sau Cách mạng ThángTám đã làm ảnh hưởng đến quá
trình khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện các chính sách ruộng
đất. Việc đầu tư về mặt kỹ thuật, công cụ lao động, vốn... bị hạn chế.
Tình hình chính trị hết sức phức tạp sau khi chính quyền được thành lập,
các tổ chức đảng phái phản động, thân Nhật, Pháp, Bảo Hoàng chỉ chờ lực lượng
Đồng Minh vào để trỗi dậy lật đổ chính quyền cách mạng. Chế độ phong kiến đã
bị lật nhào, nhưng một số quan lại địa chủ cường hào tìm mọi cách bất hợp tác với

chính quyền cách mạng.
Đặc biệt, tình hình càng trở nên phức tạp, theo hiệp ước do các nước Đồng
Minh ký tại Posdam (Đức), 20 vạn quân Tưởng đã kéo vào miền Bắc với danh
nghĩa Đồng Minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là
nhằm tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ
chính quyền nhân dân, để lập một Chính phủ phản động. Thực tế quân đội Tưởng


là một đạo quân ô hợp, cướp bóc, nhũng nhiễu và đe doạ nghiêm trọng cả kinh tế
lẫn chủ quyền độc lập của Việt Nam. Mặc dù chúng ta đang đứng trước nạn đói
ghê gớm nhưng theo yêu cầu của Tưởng (Chính phủ ta nhân nhượng với Tưởng để
bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng, có điều kiện tổ chức kháng
chiến chống Pháp ở miền Nam), Chính phủ Việt Nam mỗi tháng phải cung cấp
cho quân đội Tưởng 1vạn tấn gạo.
ở miền Nam, thực dân Anh kéo vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật từ
vĩ tuyến 16 trở vào, nhưng thực chất chúng giúp đỡ quân đội Pháp quay trở lại
xâm lược Việt Nam, trên đất nước ta lúc đó còn khoảng 6 vạn quân Nhật, lực
lượng này sẵn sàng nghe lệnh quân Anh cầm súng đánh vào lưng quân ta. Ngày
23-9-1945, được sự hỗ trợ của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Sài
Gòn, rồi sau đó đánh rộng ra các tỉnh ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, uy hiếp trực
tiếp thành quả cách mạng của nhân dân ta.
Trên lĩnh vực văn hóa, hậu quả của chính sách ngu dân, nô dịch của thực
dân Pháp đã làm cho 95% dân số Việt Nam mù chữ. Thực dân Pháp còn ra sức
khuyến khích dung dưỡng các tệ nạn xã hội cũ, làm xói mòn thuần phong mỹ tục
của dân tộc, ra sức ngăn cản các trào lưu văn hóa tiến bộ từ bên ngoài vào Việt
Nam.
Những khó khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội hết sức to lớn,
đe doạ sự sống còn của chính quyền cách mạng non trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và việc thực hiện các chính sách ruộng đất sau này.
Như vậy, tình hình nông nghiệp và ruộng đất của Việt Nam ngay sau khi

giành được độc lập là tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó nổi bật lên là những
điều kiện khó khăn bất lợi chồng chất của tình hình nông nghiệp và ruộng đất.
Những khó khăn đó là tổng hợp của nhiều nguyên nhân; có cả những nguyên nhân
từ lịch sử quá khứ trước Cách mạng Tháng Tám - một nền nông nghiệp lạc hậu
dưới chế độ thuộc địa, và cả những nguyên nhân từ các yêu cầu, đòi hỏi cấp bách
của chính quyền cách mạng non trẻ đang phải khôi phục kinh tế, ổn định đời sống
nhân dân, tích cực chuẩn bị các điều kiện để chống lại thực dân Pháp xâm lược sau
này.


1.2. ổn định đời sống nhân dân, bước đầu xây dựng kinh tế nông
nghiệp
Ngay trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên, Đảng đã nhận thức sâu sắc
đặc điểm xã hội Việt Nam, một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông
nghiệp quyết định nền tảng kinh tế quốc gia. Kinh tế nông nghiệp sau khi cách
mạng thành công có một vị trí hết sức quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và
bảo vệ chính quyền, việc ổn định khôi phục và xây dựng kinh tế nông nghiệp trở
nên cấp bách, đòi hỏi năng lực lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước cách mạng.
Chính quyền cách mạng mới thành lập đứng trước hàng loạt những khó
khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tựu chung lại là ba thứ giặc (giặc đói,
giặc dốt và giặc ngoại xâm) cần phải giải quyết. Ngay sau khi Trung ương Đảng và
Chính phủ lâm thời về thủ đô Hà Nội, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã vạch ra
những phương hướng và biện pháp đầu tiên về xây dựng chế độ mới và đối phó với
các lực lượng đế quốc và phản động tiến vào nước ta.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời ngày 3 tháng
9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó nhiệm vụ chống giặc đói được đặt lên hàng
đầu. Để chống đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị: "Chính phủ là phát động một
chiến dịch tăng gia sản xuất. Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương
thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên.

Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được
sẽ góp lại và phát cho người nghèo". Phải cần thiết xóa bỏ ngay "thuế thân, thuế
chợ, thuế đò, là một lối bóc lột vô nhân đạo. Tôi đề nghị bỏ ngay ba thứ thuế ấy"
[23, tr.2-3].
Ngày 25 tháng 11 năm 1945, BCHTW Đảng ra Chỉ thị "kháng chiến kiến
quốc". Chỉ thị đã phân tích tình hình thế giới, tình hình Việt Nam sau chiến tranh
thế giới thứ hai. Từ đó Trung ương Đảng nhận định: "...b. Cuộc cách mạng Đông
Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy
đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước chưa được hoàn toàn độc lập.


c.Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong. Giai cấp vô sản vẫn
phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là
"dân tộc trên hết. Tổ quốc trên hết".
d. Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược phải tập trung
ngọn lửa đấu tranh vào chúng" [23, tr.26].
Trên lĩnh vực kinh tế và tài chính, chúng ta chủ trương mở lại các nhà máy
của Nhật trước đây, khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào việc kinh
doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các giới công thương mở hợp tác xã,
mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà. Khuyến nông, sửa chữa đê
điều. Lập quốc gia ngân hàng, phát hành giấy bạc, định lại các ngạch thuế, lập
ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh.
Về cứu tế, Chính phủ kêu gọi lòng yêu nước thương nòi của các giới đồng
bào, lập quỹ cứu tế, lập kho thóc cứu tế, tổ chức "bữa cháo cầm hơi"... động viên
thanh niên nam, nữ tổ chức thành các đoàn "cứu đói" và các "đội quân trừ giặc
đói" để giồng giọt khai khẩn, lấy lương cho dân nghèo, hay quyên cho các quỹ cứu
tế, tổ chức việc tiếp tế mua gạo nhà giàu bán cho nhà nghèo theo hạ giá, chở gạo
từ chỗ thừa sang chỗ thiếu" [23, tr.27-28].
Như vậy, ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng Đảng và
Chính phủ đã thấy được vai trò to lớn của việc phải phục hồi kinh tế, mà trọng tâm

là kinh tế nông nghiệp, phải tổ chức các biện pháp để cứu đói nhân dân, bởi vì,
giai cấp cách mạng chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác khi đã đáp ứng được
"cái ăn" ở mức độ cần thiết cho giai cấp mình và quần chúng cách mạng.
Cách mạng tháng Tám đã làm một cuộc đổi đời thực sự cho mọi tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là hai giai cấp công nhân và nông dân, một lực lượng chiếm đa
số trong dân cư nước ta. "Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được hưởng
hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [23, tr.16]. Vì vậy, để đem
lại hạnh phúc tự do thực sự cho nhân dân và tạo ra nguồn lực, niềm tin, để từ đó
huy động tất cả lực lượng yêu nước trong nước chống lại các thế lực đế quốc đòi
hỏi Đảng và Chính phủ phải có các chủ trương, biện pháp hữu hiệu để chống nạn
đói, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất. Trước khi có thể khôi phục và
phát triển sản xuất thì biện pháp cấp bách lúc này là vận động đồng bào thực hành


tiết kiệm, phát động truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Trong
thư gửi đồng bào toàn quốc "nhường cơm sẻ áo" năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: "Từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc bộ ta đã có hai triệu người
chết đói.
Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ.
Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không
khỏi động lòng.
Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: cứ
10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để
cứu dân nghèo.
Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa
năm sau, khỏi đến nỗi chết đói" [56, tr.31].
Người chỉ rõ:
Khi có chiến tranh thì phải huy động và tổ chức tất cả lực lượng
trong nước để chống giặc. Muốn chống giặc đói cũng phải huy động và tổ
chức tất cả lực lượng của toàn quốc đồng bào... Cuộc chống nạn đói cũng

như cuộc chống ngoại xâm, ta nhất định thành công, vì đồng bào ta ai
cũng sẵn lòng hăng hái. Nhưng các bạn phụ trách các địa phương phải biết
cách tuyên truyền, biết cách giải thích cho ai nấy đều biết rõ, đều thực
hành. Các bạn phải có sáng kiến để tìm ra cách làm được việc mà không
mất lòng dân. Nhất là đối với chữ Cần, chữ Kiệm, chữ Hy Sinh, chữ Công
Bằng thì các bạn phải thực hành trước, phải làm gương cho dân chúng
theo [56, tr.93-94].
Đảng và Chính phủ đã nhận thấy rõ hậu quả to lớn của nạn đói với việc
xây dựng củng cố chính quyền cách mạng. Trong cuộc đối đầu toàn diện với thực
dân Pháp để bảo vệ thành quả cách mạng sau này, đòi hỏi chúng ta phải huy động tất
cả các nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù, trong đó có lĩnh
vực kinh tế, mà đặc biệt quan trọng là kinh tế nông nghiệp, bởi vì: "loài người ai cũng
"dĩ thực vi tiên" (nghĩa là trước cần phải ăn); nước ta thì "dĩ nông vi bản" (nghĩa là
nghề nông làm gốc). Dân muốn ăn no thì phải giồng giọt cho nhiều. Nước muốn giàu,
mạnh thì phải phát triển nông nghiệp. Hiện nay chúng ta có hai việc quan trọng nhất:


cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam. "Thực túc" thì "binh cường", cấy nhiều thì khỏi
đói" [23, tr.404-405]. Sức mạnh yêu nước của toàn dân tộc sẽ được phát huy cao
độ, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Khi đứng trước hoạ xâm lăng, giai
cấp lãnh đạo phải tin tưởng và phát huy sức mạnh đó để chiến thắng kẻ thù.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt
Minh và các đoàn thể cứu quốc tổ chức những đoàn vận động lạc quyên cứu đói.
Truyền thống đồng cam, cộng khổ, đùm bọc lẫn nhau đã được từ người đứng đầu
nhà nước, các thành viên Chính phủ, công chức, viên chức nhà nước và quần
chúng nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, tạo thành một phong trào cách mạng rộng
lớn trên cả nước. Nhiều sáng kiến trong tương trợ cứu đói như hũ gạo cứu đói,
ngày đồng tâm nhịn ăn đã được tổ chức khắp nơi.
Ngày 28 tháng 11 năm 1945, Chính phủ ra Sắc lệnh về việc thành lập một
ủy ban tối cao về cứu tế và tương tế gồm Bộ trưởng các Bộ Kinh tế, Bộ Canh nông,

Cứu tế. ủy ban này có toàn quyền hành động để nghiên cứu và thi hành những
phương pháp cần thiết để tăng gia sản xuất, tiếp tế và cứu tế cho nhân dân cả nước.
Để chống lãng phí và thất thoát lương thực, Chính phủ cấm ngặt việc xuất
khẩu lương thực với bất cứ hình thức nào. Đồng thời cấm dùng lương thực để nấu
rượu và sản xuất các loại bánh ngọt.
Để điều hòa thóc gạo giữa vùng này sang vùng khác được dễ dàng, Chính
phủ cách mạng lâm thời ra Sắc lệnh số 7-SL ngày 5 tháng 9 năm 1945 thủ tiêu các
luật lệ do Pháp, Nhật ban hành nhằm hạn chế việc vận chuyển thóc gạo trong nước,
nghiêm trị những kẻ đầu cơ, tàng trữ thóc gạo, nâng giá lương thực. Một ủy ban
đặc trách được phái vào Nam Bộ điều tra và tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc. Việc
chuyên trở gạo từ các tỉnh ở Nam Bộ và Trung Bộ ra Bắc Bộ được thực hiện khẩn
trương. "Chỉ tính 3 tháng cuối năm 1945 đã có đến 700 tấn gạo được chuyển ra
Bắc Bộ, kịp đưa đến các địa phương để cứu đói" [38, tr.29].
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, phong trào "nhường cơm, sẻ áo"
lập "hũ gạo cứu đói" đã thực sự trở thành một phong trào quần chúng bao trùm
trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn. ở Thái Bình, Ban kinh tế tỉnh đã cứu đói
cho đồng bào bị đói 301 tấn gạo, 510 tấn thóc, 50 tấn ngô.Hàng ngày có từ 500
đến 600 người tới trại Dục Anh nhận khẩu phần lương thực do chính quyền cấp


phát, hàng nghìn người đến trại tế bần ở thị xã nhận cấp khẩu phần. Chính quyền
cùng Mặt trận Việt Minh tổ chức lực lượng đi phá kho thóc của Nhật còn lại ở một
số nơi để cứu đói... Quán cơm lao động được mở ở thị xã và các xã ven thị xã để
bán cho người thiếu ăn hoặc phát không cho người đứt bữa [39, tr.153]. Tại Liên
khu IV, phong trào "nhường cơm sẻ áo", "hũ gạo cứu đói", "ngày Đồng Tâm diễn
ra sôi nổi. Thanh Hóa đã quyên góp được 1.076 tấn gạo. ở nhiều nơi, số gạo thu
được không những đã trang trải nhu cầu tại chỗ mà còn thừa để giúp đồng bào Bắc
Bộ đang gặp khó khăn (hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã giúp đồng bào Bắc bộ 477
tấn gạo. Thanh Hóa giúp các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh hàng trăm tấn gạo) [60,
tr.77].

Chính phủ đồng thời ra lệnh tịch thu các kho thóc, gạo của Pháp - Nhật tại
các thành phố lớn như Hà Nội, Sài gòn, Hải Phòng. Sau ngày 23 tháng 9 năm 1945,
khi thực dân Pháp núp sau quân đội Anh - ấn tấn công đánh chiếm Nam Bộ, chúng
ta đã kịp thời chuyển các kho thóc gạo đó về các vùng căn cứ. Nhờ vậy, khi chiến
tranh lan rộng, số thóc gạo đó được dùng để nuôi bộ đội đánh giặc và cung cấp
một phần cho các cơ quan kháng chiến. Việc tịch thu thóc gạo còn được thực hiện
ở các đồn điền của thực dân Pháp. ở Liên khu V sau khi chiến tranh lan rộng,
chúng ta cũng kịp thời phân phát thóc gạo cho nông dân và các tầng lớp nhân dân
lao động sử dụng.
Nguy cơ "giặc đói" đã được giảm dần, song để xóa bỏ hẳn nạn đói, điều
cơ bản là phải khôi phục và phát triển sản xuất. Chính phủ cách mạng đã thực hiện
các biện pháp tích cực để giúp người dân tăng gia sản xuất như, nông cụ, sức kéo,
vốn, tổ chức hàn đắp các quãng đê bị vỡ. Cho đến cuối năm 1945, cơ bản khôi
phục được đê bị vỡ ở các tỉnh. Vì thế, chỉ trong 6 tháng đầu năm 1946, mặc dù
phải đối phó với bọn phá hoại bên trong và bọn đế quốc lâm le xâm lược, chúng ta
đã vượt qua khó khăn, đắp 2.720.000m3 đất, hàn lại 17 khúc đê vỡ, huy động
3.400.000 ngày công. Chúng ta đã thắng được nạn lũ năm 1946. Từ đó vụ chiêm
và vụ mùa năm 1946 đã đủ nước tưới [75, tr.21]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, một phong trào tăng gia sản xuất rộng lớn được diễn ra trong
toàn dân, với khẩu hiệu "tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản
xuất nữa" và thực hiện khẩu hiệu "tấc đất, tấc vàng", nông dân nhiều nơi đã nhanh


chóng cấy lại lúa ở những nơi vừa bị ngập, đồng thời ra sức trồng mầu. Để tổ chức
và động viên nhân dân tăng gia sản xuất, Chính phủ đã lập ủy ban Trung ương phụ
trách vấn đề sản xuất. Tờ báo Tấc đất ra đời nhằm tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn nhân dân tăng gia sản xuất. Để giúp nông dân có thêm ruộng đất cày cấy,
Chính phủ đã cho kê khai những ruộng đất thừa rồi cho nông dân mướn gieo trồng.
Nhằm phục hồi và kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển, thu hẹp sự
bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, Đảng và Chính phủ đã đề ra một loạt các

chủ trương về việc xóa bỏ các thứ thuế hà khắc, vô lý thời Pháp thuộc. Chính phủ
đã ban hành các Sắc lệnh: Sắc lệnh số 11 ngày 7 tháng 9 năm 1945 bãi bỏ thuế
thân là thứ thuế "trái ngược với tinh thần chính thể cộng hòa dân chủ". Sắc lệnh
ngày 27 tháng 9 năm 1945 bãi bỏ thuế môn bài chính tăng dưới 50 đồng và miễn
hẳn số bách phân phụ thu đối với các hạng môn bài trên. Sắc lệnh số 15 ngày 30
tháng 1 năm 1946 bãi bỏ thuế xe tay, thuế xe đạp. Bộ Nội vụ ra Nghị định số 19
ngày 26 tháng 10 năm 1945 bãi miễn hẳn thuế điền thổ đối với những nơi bị lụt và
giảm 20% thuế này trong cả nước. Do hoàn cảnh chiến tranh, Chính phủ ra Sắc
lệnh số 65 ngày 10 tháng 5 năm 1946 đình chỉ đối với thu thuế ở Nam Bộ và Nam
Trung Bộ.
Cùng với việc bãi bỏ các thứ thuế vô lý, hà khắc, Chính phủ cách mạng
ban hành việc thu những thứ thuế cần thiết để xây dựng đất nước, thuế điền thổ
được Nhà nước thu với mức thấp có phân biệt theo các hạng ruộng đất, như ruộng
hạng nhất mỗi mẫu là 12 đồng/năm; ruộng hạng nhì là 10 đồng/năm; ruộng hạng
ba là 8 đồng/năm. Đất hạng nhì mỗi mẫu là 8 đồng/năm; đất hạng ba là 3
đồng/năm; đất hạng tư là 1 đồng/năm và đất hạng năm là 0,1 đồng/năm. Như vậy,
chế độ thuế điền thổ mới thể hiện tinh thần cách mạng là chiếu cố các tầng lớp
nhân dân lao động thường có ruộng đất xấu, các tầng lớp giàu có thì chiếm ruộng
đất tốt hơn nên phải nộp thuế cao hơn. Điều này đã tạo ra sức sống mới, kích thích
kinh tế nông nghiệp phục hồi và phát triển, tạo ra niềm hăng say phấn khởi cho
nông dân đặc biệt là tầng lớp nông dân có ít ruộng đất.
Ngày 10 tháng 4 năm 1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 48 ban hành "đảm
phụ quốc phòng" nhằm vận động nhân dân đóng góp để tham gia vào sự nghiệp
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Chính sách của Chính phủ ra đời trong bối cảnh đặc


biệt của đất nước, đã được quần chúng nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, kể cả
những người được quy định miễn đóng vẫn xung phong tình nguyện tham gia.
Trong hai năm 1945-1946, nhân dân tự nguyện đóng góp quỹ kháng chiến 60 triệu
đồng và 370 kg vàng [73, tr.21].

Hưởng ứng sáng kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Hà Nội trong hai
ngày (16 và 17-1-1946) đã quyên góp được hơn 30 vạn đồng và số bông đủ làm 50
ngàn cốt áo trấn thủ. Diêm dân Văn Lý (Nam Định) đã đóng góp hàng trăm ngàn
tấn muối cho Chính phủ để kịp thời chuyển lên Việt Bắc, chuẩn bị cho kháng
chiến lâu dài.
Thực hiện việc tổ chức sản xuất theo tinh thần cách mạng, cần phải có các
cơ quan quản lý chuyên trách trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngày 14 tháng
11 năm 1945, Chính phủ lâm thời ra quyết định thành lập Bộ canh nông để: "ngoài
việc tăng gia sản xuất cấp tốc để giải quyết nạn đói trong phạm vi tình hình hiện
thời, sẽ có nhiệm vụ sửa soạn một chương trình kiến thiết về kinh tế nông nghiệp
sau này". Bộ Canh nông là thành viên của Chính phủ, giúp Chính phủ lãnh đạo,
chỉ đạo và quản lý kinh tế nông nghiệp thông qua các ban canh nông ở khu, tỉnh,
huyện, xã để quản lý ngành dọc, bên cạnh các ủy ban hành chính các cấp tương
ứng. Bộ canh nông là cơ quan chuyên trách của Chính phủ trong việc thực hiện
đường lối xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp một cách thống nhất trong
chính thể mới, trực tiếp tại kháng chiến chống Pháp và sau này khi miền Bắc hoàn
toàn giải phóng đi lên xây dựng CNXH.
Nhằm tập hợp và phát huy sức mạnh của nông dân thực hiện đường lối
của Đảng và Nhà nước, Nhà nước coi trọng xây dựng tổ chức Nông hội - một đoàn
thể quần chúng sâu rộng của của nông dân. Tổ chức Nông hội đã được xây dựng
rộng khắp, hầu hết ở các địa phương, có hệ thống tổ chức một cách hoàn chỉnh.
Thông qua tổ chức này nông dân đã thực sự phát huy sức mạnh của mình, giúp đỡ
nhau trong quá trình sản xuất.
Về việc tổ chức sản xuất: Ngay từ năm 1945, 1946, Nhà nước đã khuyến
khích nông dân lập ra các hợp tác xã tự nguyện để giúp đỡ nhau trong quá trình
sản xuất và chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến. Hợp tác
xã thời kỳ này hoàn toàn khác với hình thức hợp tác xã sau này, đó là chỉ một hình


thức tự nguyện trên một số lĩnh vực của sản xuất như thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh,

cày bừa giúp nhau, còn ruộng nhà nào nhà nấy vẫn tự quản lý và thu hoạch.
Ngày 4 tháng 4 năm 1946, Bộ canh nông đã có thông tư khuyến khích các
địa phương xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Trong thông tư này có định
nghĩa: "Hợp tác xã nông nghiệp là những tổ chức căn bản ở thôn quê để thực hiện
chương trình chấn hưng nông nghiệp, để bành trướng và thực hiện ở thôn quê
phong trào đời sống mới", "Hợp tác xã nông nghiệp còn là một lợi khí giúp nhân
dân ta tranh đấu bằng kinh tế chống áp bức của phái tư bản ngoại quốc" [76, tr.71].
Hợp tác xã được xây dựng theo quan điểm, đường lối nêu trên nhằm phục vụ cho phát
triển kinh tế nông nghiệp và hướng nông dân xây dựng nông thôn mới, còn là một tổ
chức để tập hợp sức mạnh quần chúng nông dân bảo vệ lợi ích chính đáng của mình,
chống lại các thế lực bóc lột, áp bức.
Những chủ trương và biện pháp tích cực của Đảng và Chính phủ nhằm
giải quyết nạn đói đã đem lại hiệu quả thiết thực cho việc ổn định đời sống nhân
dân, tạo niềm tin cho nhân dân vào chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho
phục hồi sản xuất nông nghiệp, vượt qua được thời khắc lịch sử khó khăn nhất của
chính quyền cách mạng. "Mặc dù có lụt lớn, diện tích lúa năm 1946 ở Bắc bộ vẫn
đạt 890.000 ha, sản lượng lúa đạt 1.155.000 tấn (tăng 323.000 tấn so với năm
1944). Diện tích ngô năm 1946 đạt 212.850 ha, sản lượng ngô đạt 217.030 tấn,
tăng 98.020 tấn so với năm 1939. Sản lượng khoai lang tăng 174.000 tấn so với
năm 1939" [62, tr.159]. Những kết quả trên không chỉ có giá trị thiết thực về mặt
kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn. Đó chính là tính ưu việt
của nền sản xuất nông nghiệp trong chế độ mới, khả năng sản xuất của người nông
dân khi họ thực sự làm chủ vận mệnh mình. Chỉ trong một năm từ cách mạng
thành công, nạn đói khủng khiếp đã bị đẩy lùi, đó là một kỳ công của chế độ dân
chủ, của cách mạng, như khẳng định của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa trước toàn dân và thế giới.
Nguy cơ "giặc đói" đã được giảm dần, song để xóa bỏ nạn đói, điều cơ
bản là phát triển sản xuất. Điều đó càng cấp thiết hơn khi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp bùng nổ.



Nước Việt Nam cần hòa bình để kiến thiết đất nước. Vì vậy, Chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã kiên trì giải quyết mối quan hệ bang giao hòa
bình và hợp tác với Chính phủ Pháp. Việt Nam đã phải nhân nhượng với Pháp, đã
ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946. Việt Nam càng nhân nhượng
thực dân Pháp càng lấn tới, vì với mục đích muốn lập lại chế độ thuộc địa ở Việt
Nam và toàn bộ bán đảo Đông Dương bằng bất cứ giá nào. Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa vẫn kiên trì tìm cách duy trì hòa bình, tránh cuộc chiến
tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố rõ lập trường của Việt Nam khi trả lời với
báo Paris - Sài Gòn:
Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình... Chúng tôi không
muốn chiến tranh... Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không
muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh
ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Nước Pháp
có những phương tiện ghê gớm và cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt, nhưng dân
tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do. Dù
sao, tôi mong rằng chúng ta sẽ không đi tới cách giải quyết ấy. Cả nước
Pháp lẫn nước Việt Nam đều không phí sức gây một cuộc chiến tranh
khốc hại và nếu phải kiến thiết trên đồng hoang tàn thì thật là một điều tai
hại [56, tr.473].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời kêu gọi các nước Anh, Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Liên Xô và các thành viên của Liên hợp quốc, trong đó nêu rõ thiện chí hòa
bình và ý chí quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước, mong muốn Liên hợp quốc chấp nhận những yêu cầu chân chính của
Việt Nam. Người cũng đã liên tiếp gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ tướng
Pháp và cử phái viên gặp gỡ với những người cầm đầu Pháp ở Đông Dương, tìm
cách cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu. Song mọi cố gắng của Việt Nam đều vô hiệu.
Họ coi nguyện vọng hòa bình của Chính phủ Việt Nam là biểu hiện của sự yếu
kém nên họ càng lấn tới. Thực dân Pháp đã xóa bỏ tất cả các điều khoản đã ký với
chúng ta. Chúng ta buộc phải đứng lên cầm súng để bảo vệ nền độc lập dân tộc sau

lời kêu gọi "toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946.


Tư tưởng, đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch
ra từ ngày đầu của cuộc kháng chiến thể hiện tập trung trong Chỉ thị "Toàn dân
kháng chiến" của BCHTW Đảng ngày 12-12-1946, Lời kêu gọi "toàn quốc kháng
chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946 và tác phẩm "Kháng chiến
nhất định thắng lợi" của Trường Chinh năm 1947.
Khẳng định cuộc kháng chiến của nhân dân ta là kế tục sự nghiệp Cách
mạng Tháng Tám bằng phương thức chiến tranh cách mạng. Nó nhằm mục đích
đánh thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập và thống nhất. Đây là một cuộc chiến
tranh cách mạng của dân tộc, chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh tiến bộ. Cuộc
kháng chiến này vừa mang tính dân tộc giải phóng và tính dân chủ mới, là một
cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh là
chính.
Chiến tranh là cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến. Đảng chủ
trương phải xây dựng và sử dụng sức mạnh tổng hợp và toàn diện về quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để chống lại cuộc chiến tranh tổng lực của kẻ thù.
Về kinh tế, nền kinh tế nước ta vốn nghèo nàn lạc hậu do chế độ cũ để lại,
lại bị địch tăng cường phá hoại bằng mọi thủ đoạn tàn bạo, lúc này nhu cầu kháng
chiến ngày càng lớn cho nên mặt trận kinh tế cũng không kém phần gay gắt.
Đặc điểm kinh tế kháng chiến, trong đó có kinh tế nông nghiệp trước khi
bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ và toàn diện với thực dân Pháp là hết sức
khó khăn. Hầu hết những vùng kháng chiến là những vùng nghèo, rừng núi, trung
du, một số vùng đồng bằng không rộng; tương đối rộng hơn cả là Liên khu IV,
nhưng đó cũng là vùng đất nghèo khổ từ bao đời nay. Nông nghiệp nằm trong tay
nông dân với hình thức gia đình sản xuất nhỏ, kinh tế mang nặng tính tự túc tự cấp.
Về mục đích của nền kinh tế, có hai mục đích cơ bản:
- Phục vụ đời sống dân cư và đồng thời chuẩn bị cơ sở cho phát triển sau
này.

- Đảm bảo những yêu cầu cho chiến tranh về người, về của, về tiền mà
theo cách nói thời đó là nhân tài - vật lực.
Hai mục đích đó được thể hiện ngắn gọn trong tư tưởng: kháng chiến và
kiến quốc. Kiến quốc được hiểu như mục đích tự thân. Kháng chiến là mục đích


trước mắt, tức là chống xâm lược. Kháng chiến lúc này vừa là một nhu cầu sống
còn của dân tộc, vừa được hỗ trợ bởi mục đích kiến quốc. Nếu không phát triển
kinh tế mà chủ yếu là kinh tế nông nghiệp thì không thể huy động được đủ bộ đội,
dân công và các nhu yếu phẩm tối thiểu cho chiến tranh, không thực hiện được
"thực túc binh cường". Mặt khác, kháng chiến lại hỗ trợ cho kiến quốc. Đánh giặc,
ngăn cản giặc là một trong những điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế, để
dân chúng được yên ổn làm ăn và sinh sống. Điều này được thể hiện trong tác
phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh viết năm
1947: "Việc xây dựng nền kinh tế của ta phải nhằm hai nguyên tắc:
a. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
b. Tự cung, tự cấp về mọi mặt.
Về nguyên tắc thứ nhất, phải kiến thiết trong kháng chiến để phục vụ
kháng chiến. Kinh tế của ta trong kháng chiến, về hình thức là kinh tế chiến tranh,
về nội dung là dân chủ mới. Trong kinh tế kháng chiến phải đặc biệt chú trọng
phát triển nông nghiệp, vì nước ta vốn sống về nghề nông, hầu hết các nhu cầu của
nhân dân ta do nông nghiệp cung cấp...
Về nguyên tắc thứ hai, chúng ta nhận rõ rằng: nước ta là một nước nông
nghiệp, dù có mất các thành phố và bị địch phong tỏa, cũng vẫn có thể tự cung, tự
cấp được... [12, tr.41-43].
Thắng lợi ở Việt Bắc thu đông 1947 đã đưa cuộc kháng chiến của nhân
dân ta sang một thời kỳ mới, chúng ta không còn ở thế phòng ngự bị động, lực
lượng của ta đã từng bước được xây dựng lớn mạnh, buộc thực dân Pháp phải
đánh lâu dài với ta. Chúng đánh rất dữ dội vùng hậu phương kháng chiến của ta
gây phá hoại kinh tế, gây khó khăn cho ta về nhân vật lực khi chiến trường đang

mở rộng. Căn cứ vào tình hình trên, Đảng xác định nhiệm vụ cho mặt trận kinh tế
tài chính phải "phá kinh tế tài chính địch, thực hiện khẩu hiệu tăng gia sản xuất, tự
cấp tự túc, cải thiện dân sinh, tịch thu tài sản của bọn phản quốc cấp cho dân
nghèo và bộ đội" [24, tr.23-24].
Chính phủ và các đoàn thể phải khuyến khích và thực hành tăng gia sản
xuất cho hợp lý, nhằm mục đích kinh tế chung, đảm bảo nhu cầu thời chiến và
nhân dân. Phải chăm lo cung cấp những điều kiện sản xuất cho dân, như công cụ,


×