Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ôn tập hè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.62 KB, 9 trang )

Bài 1
Văn bản: Tiếng Ru
Tố Hữu
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi, yêu nớc; con chim ca, yêu trời
Con ngời muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu ngời anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một ngời- đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nớc còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu nh mẹ yêu con tháng ngày.
Mai sau con lớn, con bay
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
I. Hớng dẫn đọc và tìm hiểu chung:
* Đọc: Chậm, nhẹ nhàng, tình cảm.
1. Nhan đề của bài thơ gợi cho con suy nghĩ gì?
2. Bài thơ đợc sáng tác theo thể thơ nào? Đợc chia thành mấy khổ?
4. Trong bài có bao nhiêu câu thơ? Phân biệt dòng thơ và câu thơ?
5. Trong khổ thơ đầu, con hãy đếm số tiếng và số từ trong mỗi dòng ?
6. Từ và tiếng khác nhau nh thế nào?
7. Trong từng câu thơ, tiếng nào vần với tiếng nào?
8. Con có nhận xét gì về nhịp điệu của bài thơ?
9. Tìm từ đơn, từ ghép trong khổ thơ thứ nhất?
II. Cảm thụ:
1. Qua câu hát ru của mình, ngời mẹ muốn nhắn nhủ đứa con yêu quý


điều gì?
2. Lời nhắn nhủ ấy đợc hình dung qua những sự vật cụ thể nào?
3. Trong cuộc sống cộng đồng mỗi cá nhân đóng vai trò nh thế nào?
4. Con rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ?
III. Luyện tập:
1. Đặt câu có sử dụng từ đồng chí, măng non, chắt chiu.
2. Viết một đoạn văn ngắn (5 câu) nói lên suy nghĩ của mình sau khi học
xong bài thơ.
Bài 2
Văn bản: Đại bàng rời tổ
Phong Thu
Một sớm kia trên ngọn cây cổ thụ tận đỉnh núi cao, có chú đại bàng
non vừa rời tổ. Chú ta đứng run rẩy, các ngón chân có vuốt bấu chặt lấy
cành cây.
Nhng kìa, sao chú đại bàng chỉ đứng yên. Chú ta khẽ vơn cánh,
đụng đậy đầu ngón chân định bay lên, song chú ta thấy sợ. Ôi ! Vực sâu
quá và trời kia cao quá. Đại bàng chóng cả mặt, càng bám chặt lấy cành
cây hơn.
Mặt trời đỏ chói đã trèo lên tới đỉnh núi mà đại bàng vẫn còn nh
ngủ mơ, hai mắt lim dim. Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn
thờ quay trở về tổ. Chiếc tổ ấm đón chú thật là êm dịu. Chẳng có mây
bay trên cao, chẳng phải ngó xuống vực sâu hun hút ... Chỉ có một nỗi
buồn không hiểu tại sao mình là một chú đại bàng mà lại yếu ớt thế .
Chiều, đại bàng mẹ trở về, thấy con vẫn nằm ngủ yên trong tổ.
Những đám lông trên lng, trên cánh vẫn mợt mịn chứng tỏ nắng gió cha
lùa vào. Đại bàng mẹ kêu lên:
- Con vẫn còn ngủ ?
Đại bàng con mở choàng mắt.
- Sợ quá mẹ ạ ! Con chẳng dám bay đâu.
- Con sợ gì?

- Vực sâu, sâu, sâu là...Trời cao, cao, cao là...
Đại bàng mẹ lắc đầu:
- Vực sâu là để cho ta vợt qua. Trời cao là để cho đại bàng bay
lên.
Đại bàng con run rẩy:
- Nhng mà cánh của con còn mềm.
- 7 -
- Cứ bay lên sẽ cứng.
- Nhng mà con chóng mặt.
- Cứ nhìn thẳng sẽ quen.
Đại bàng sợ hãi định nũng nịu chờ lòng thơng của mẹ.
- Mẹ bay với con cơ. Nhờ... mẹ đỡ cho con bay.
- Không. Đại bàng không bao giờ bay bằng cánh của ngời khác dù
cánh đó là của bố mẹ mình. Nào, con yêu quý, hãy nhìn thẳng qua vực
thẳm mà bay.
Đại bàng con bắt buộc phải ra khỏi tổ. Chú ta lại đứng vào cái cành
cây mà hồi sáng chú ta co ro ở đấy.
- Bay đi con !
Đại bàng thoáng nghe tiếng mẹ bay lên. Chú ta nhắm vội mắt, dang
cánh ra. Lạ không, thân hình chú ta bỗng lợn lờ, nhẹ bỗng. Chú ta mở
mắt và giật mình. Chú ta đang rơi xuống vực. Đại bàng vội đập cánh.
Đập thật nhanh và chú ta vợt dần lên. A! Vực đang tụt xuống, và cái cây
cao lúc nãy đang tụt xuống! Đại bàng vùng vẫy mạnh hơn. Đang lúc đó
chú nghe có tiếng mẹ gọi:
- Bay đi! Bay đi con!
Đại bàng mẹ đã ở xa vẫy gọi chú.
Nắng lấp loá trên cao và toàn thân đại bàng tắm trong nắng chiều rực
nh lửa cháy. Thế là chú ta đã có đợc đôi cánh của đại bàng - đôi cánh của
chú ta.
I. Hớng dẫn đọc và tìm hiểu chung:

* Đọc: Mạch lạc, rõ ràng
Diễn cảm ở những lời đối thoại.
1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
2. Con hiểu gì về nhan đề của truyện?
3. Nhân vật chính của truyện là ai?
4. Sự việc chính của truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? ở đâu?
5. Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là
gì?
II. Cảm thụ:
1. Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng của đại bàng trong lần tập bay lần
thứ nhất? Con có nhận xét gì về đại bàng con?
2. Khi ở trong tổ ấm, đại bàng con đã làm gì?
- 7 -
Đại bàng đã trả lời ra sao trớc những câu hỏi của mẹ?
Theo con, đại bàng mẹ sẽ nghĩ gì về con của mình?
Con có nhân xét gì về thái độ của đại bàng mẹ?
3. Trong lần thứ hai, đại bàng con đã tập bay với thái độ nh thế nào?
Có thể dùng từ nào để thay thế cho từ bắt buộc?
Cuối cùng đại bàng có vợt qua đợc giây phút sợ hãi đó không? Vì sao?
Khi đại bàng đã biết bay, không gian xung quanh chú có gì thay đổi?
Nghe tiếng mẹ gọi đại bàng con có cảm nghĩ gì?
Con thích nhát hình ảnh nào trong đoạn văn này? Vì sao?
4. Từ câu chuyện tập bay của đại bàng con, con rút ra bài học gì cho bản
thân mình?
IV. Luyện tập
1. Hãy đặt tên khác cho văn bản vừa học?
2. Kể tóm tắt câu chuyện.
3. Viết lại lời đối thoại giữa hai mẹ con đại bàng.
4. Viết lại đoạn văn miêu tả cảnh đại bàng con tập bay.
5. Nhập vai đại bàng con để kể lại câu chuyện .

6. Đọc kĩ đoạn 2 của truyện và xác định các kiểu câu phân loại theo mục
đích nói:
- Câu trần thuật
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu nghi vấn
7. Tìm trong đoạn 3 của truyện các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp:
- Câu đơn
- Câu ghép
8. Xác định từ láy, từ ghép trong các câu sau:

Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn thờ quay trở về tổ. Chiếc tổ
ấm đón chú thật là êm dịu.
- 7 -
Bài 3
Văn bản: Những cậu con trai

Ba ngời đàn bà đi đến giếng lấy nớc. Trên đờng đi họ thấy một ông cụ
đang ngồi nghỉ.
Một ngời kể:
- Con trai tôi rất nhanh nhẹn, khéo léo. Việc gì nó cũng làm đợc.
Ngời thứ hai nói:
- Con trai tôi có tiếng hát hay nh tiếng chim hoạ mi. Không ai hát hay
bằng nó.
Ngời đàn bà thứ ba vẫn im lặng. Hai ngời bạn liền hỏi:
- Sao chị không nói gì về con trai của chị?
- Tôi không biết nói gì cả vì con trai tôi không có gì đặc biệt. Ngời đàn
bà thứ ba trả lời.
Ba ngời đàn bà đã lấy đầy nớc và đi về. Cụ già đi sau họ. Vì mỏi tay,
đau lng nên họ vừa di vừa nghỉ. Thỉnh thoảng nớc trong xô lại sánh ra

ngoài.
Bỗng nhiên ba cậu con trai chạy đến. Một cậu vừa đi vừa nhào lộn. Bà
mẹ ngắm cậu với đôi mắt thán phục. Một cậu hát vang- tiếng hát nh
tiếng chim hoạ mi làm ai cũng say mê. Còn cậu thứ ba đến đỡ lấy xô nớc
nặng trong tay mẹ.
Ba bà mẹ cùng hỏi cụ già:
- Tha cụ, cụ thấy các con của chúng cháu thế nào ạ?
Ông cụ trả lời:
- Chúng nó ở đâu? Tôi chỉ thấy một đứa thôi.
I. Hớng dẫn đọc và tìm hiểu chung:
* Đọc:
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
2. Nhan đề của truyện gợi cho con suy nghĩ gì?
3. Truyện có bao nhiêu nhân vật? Có thể chia nhóm các nhân vật đợc
không?
4. Sự việc chính trong truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? ở đâu?
5. Xác định bố cục của truyện?
6. Tóm tắt lại truyện bằng đoạn văn khoảng 5 câu.
II. Cảm thụ:
1. Qua cách kể của những ngời mẹ, con có cảm nhận gì về tình cảm và
tính cách của họ?
- 7 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×